Lịch sử chiêm tinh Tây phương

Thảo luận trong 'Đoán Thiên cơ và Mệnh Tứ trụ - Theo Dụng thần Cải mệnh giúp tăng Ngũ phúc' bắt đầu bởi cabachlong, 27 Tháng bảy 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Chiêm tinh phương Tây và vấn đề suy ngẫm

    Nguyễn Chu Phác 09:11' PM - Thứ tư, 15/02/2006


    [​IMG]


    Thông tin liên quan:
    Sự thật về thuật phong thủy? [19/07/2006]
    Tôi đã gặp… ma! [16/02/2006]
    Vì sao mê tín dị đoan vẫn tồn tại và phát triển? [23/11/2005]
    Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm [22/11/2005]
    Tử vi: Khoa học hay mê tín [11/11/2005]


    Theo từ điển Bách khoa toàn thư Liên xô(cũ) chiêm tinh được coi như môn khoa học nhận thức về những mối quan hệ qua lại giữa vũ trụ thiên nhiên và con người "là thuyết về mối quan hệ dường như tồn tại giữa các vị trí của các vì sao trên trời và các sự kiện lịch sử, số mệnh con người và của các dân tộc". Theo từ điền Bách khoa Việt Nam, chiêm tinh học xuất hiện từ thời cổ đại, phổ biến rộng rãi ở thời trung đại. Trường Đại học đầu tiên có khoa chiêm tinh học là trường Đại học Cracốp (Ba Lan - 1364). Pháp có viện chiêm tinh Nanies... lúc đầu chỉ có 3 ngành chiêm tinh học thời khắc: tìm hiểu sự may rủi của một công việc trong một thời điểm, một địa điểm cụ thể, chiêm tinh học Tư Pháp: Tìm hiểu tính tình con người, chiêm tinh học toàn cầu: tìm hiểu các sự kiện lớn trên thế giới.

    Từ thế kỷ thứ XVI, nhà tiên tri lừng danh của Pháp tên là Michel de Notre - Dame năm 1555 cho ra cuốn sách Nostradamus - Niên giám chiêm tinh học các thế kỷ viết dưới dạng thơ tứ tuyệt. Cũng thế kỷ XVI, nhà thiên văn học - bác học, chiêm tinh học Đức J.Kepler ( 157 1 - 1630) đã phát hiện quy luật vận động của các hành tinh, rồi trên cơ sở đó lập bản đồ sao. Sau này, Nhà toán học Ý, Cardim (Thế kỷ XVIII) và một số nhà khoa học đương đại lại đưa ra những giả thuyết về tác động của các loại "Sóng siêu vật chất" từ vũ trụ tới...

    Nhiều báo chí đã nói, thủ lĩnh của nhiều nước đã sử dụng các nhà chiêm tinh để giúp việc hoặc thường xuyên hỏi ý kiến nhà chiêm tinh những vấn đề gây cấn, như F.Roosevelt, Truman, George Bush, Ronald Reagan, Churchile, Adohph Hitler... Nhiều nhà hoạt động chính trị lớn ở nước Ý đã nuôi nhà chiêm tinh riêng. Các nhà chiêm tinh nổi tiếng như bà Joan Quygly, Jean Dixon, Dorothy Ellison (Mỹ) Ester Barbal1a, Giữa Kiofft (Ý), Rudoff Bosle (Đức), P.Globa (Nga)... là những người thường được các vị Tổng thống hoặc các Nhà hoạt động chính trị lớn hỏi ý kiến. Ở Nêpan có hội Panchaga Niruaiak Samitê (Hội 5 vị thông qua quyết định)... ở CHLB Đức, Bertold Beiz, ông trùm Công-xoóc-nom lớn dùng một nhà chiêm tinh nổi tiếng làm chuyên gia đặc biệt. Ông trùm báo chí Springer nuôi nhà chiêm tinh Hans Gemcher. Bà Renata Sidor ở Hamburg (Đức) chuyên "đoán" cho các nhà doanh nghiệp.

    Chiêm tinh đã nổi rộ ở một số nước phát triển, tháng 6/1979 tại thành phố Cattolica (Ý) đã diễn ra Hội nghị quốc tế của các nhà chuyên gia về chiêm tinh học, cận tâm lý học và UFO (chữ tắt tiếng Anh - các vật thề bay chưa xác định được). Đến năm 1983, tại Thủ đô Paris đã diễn ra hội nghị chuyên đề quốc tế của 70 nhà chiêm tinh và thuật bói toán nổi tiếng. Theo tờ báo Diễn đàn thông tin quốc tế (Mỹ) tại Hội nghị này, các diễn giả đã bàn về các vấn đề nóng hồi như: Thần giao cách cảm, viễn di sinh học, cận tâm lý, tái hiện và cũng trao đổi về UFO.

    Chủ toạ hội nghị là pháp sư nổi tiếng Joseph Dessuart... Qua một số tình hình trên, chúng ta thấy khi các nhà bói toán, chiêm tinh rơi vào tay các thủ lĩnh hoặc các nhà hoạt động chính trị có cỡ thì việc dùng họ vào các việc tình báo và các lợi ích khác ngày càng nhiều. Báo văn học (Liên xô cũ), số ra ngày 22/6/1982, đăng lại tin của tuần báo Pháp Figaro Magaziune dưới đầu đề: "Tổng động viên các nhà bói toán", nội dung như sau: "Ngũ giác đài" hiện sử dụng 34 nhà tiên tri và bói toán để xác định những gì đang diễn ra tại các căn cứ quân sự của Liên xô. Chiến dịch này mang tên "Tinh thần mạnh hơn vật chất". Chỉ huy chiến dịch này do Trung tá John Alexander. Ông ta vừa qua nước Anh để tìm thêm các nhà tiên tri và bói toán mới.

    Ông Giô Macmôningon đã 17 năm làm nghề gián điệp ngoại cảm tuyên bố. Các nhà ngoại cảm có đóng góp vào việc xác định nơi ẩn náu của những người Mỹ mất tích trong cuộc khủng hoảng con tin ở Iran 1979. Họ miêu tả chính xác nội thất và quang cảnh bên ngoài toà nhà những người Mỹ ở, thậm chí trang phục của bọn bắt cóc. Mỹ đã sử dụng một số nhà ngoại cảm từ xa theo dõi nhà lãnh đạo LiBi - Cadaphi trước khi Mỹ ném bom LiBi năm 1986 nhằm mục đích tiêu diệt lãnh tụ nước này, tìm cách phát hiện chất plutôni ở Bắc Triều Tiên năm 1994 và giúp đỡ các tổ chức đấu tranh chống ma túy…

    Về mặt chi phi tiền bạc cho việc bói toán cũng làm cho- người ta phải suy nghĩ. Cách đây chừng 20 năm, mỗi năm người dân nước Mỹ chi cho bói toán tới 73 tỷ đôla. Theo tờ Paris - Match, cho biết số tiền người dân Pháp trả cho chiêm tinh bói toán nhiều hơn cả số tiền Nhà nước đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học. Hàng năm ở Pháp các nhà kinh doanh về chiêm tinh học và các nhà hành nghệ các thuật bói toán khác thu về khoảng 60 triệu Phrăng. Ở Ý xem bói 5 phút mất 100.000 lia...

    Ở nước ta, chưa có điều kiện và chưa thể thống kê được số người hành nghề bói toán thu tiền, nhưng lớn hơn và tốn kém hơn là cúng lễ giải hạn. Và cũng chưa thể thống kê được sự tốn kém của người dân chi vào việc đi xem bói và cúng lễ giải hạn. Tuy nhiên cũng có người chi phí vào việc trên hàng chục triệu đồng mà vẫn không đem lại kết quả gì, ấy là chưa nói đến số người loè bịp, hù doạ để lấy tiền người đau khổ một cách không thương tiếc.

    Vậy, chứng ta chỉ cần suy nghĩ một cách đơn giản: Nếu ai đó, gây ra biết bao nhiêu điều ác, làm hại không biết bao nhiêu người, rồi đi xem bói, đi cúng lễ cầu tài, cầu lộc, cầu bình an vô sự lại được thánh, thần phù hộ "vạn sự như ý" hay sao? Người có nhiều tiền cúng lễ càng to thì được thánh phù hộ càng nhiều hơn người nghèo hay sao? Chắc chắn không có thánh, thần nào như vậy cả! Đành rằng, có vận hạn, có bệnh thì phải đi vái tứ phương, nhưng dân ta thường nói "ở hiền gặp lành" có phúc thì gặp thày gặp thuốc.

    Sách cổ nhân có dạy: "Thần hưởng lòng thành, có lòng thành mới cảm được thần. Thần cảm mình thì được không lấy lễ lạt mà xin được. Thần không vì lễ hậu mà giáng phúc, không vì lễ bạc mà ra tai. Tất cả chỉ có thể dựa vào phúc đức mà thôi".

    Điều này có lẽ cổ nhân cũng khuyên răn cả việc sử sự trên đời nữa.

    ( chungta.com)
     
  2. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lịch sử chiêm tinh Tây phương

    Lịch sử cũng như nội dung của khoa Chiêm tinh phương tây phức tạp hơn những gì cũng ta biết về nó.

    Sau đây, tôi dịch tóm tắt một chút về Lịch sử Chiêm tinh Phương tây, nhưng vì thời gian không có nhiều, vả lại kiến thức về Chiêm tinh không nhiều, nên có thể sai sót, đặc biệt là các tên riêng. Nếu ai đó đọc cảm thấy tôi dịch sai, thì xin quý vị chỉnh lại giúp. Tôi xin cám ơn trước.

    Guided by the Light of Ishtar: The Birth of Western Anstrology

    (from The Complete Astrological, Handbook for the twenty-first Centery, Understanding and Combining the wisdom of Chinese, Tibetan, Vedic, Arabian, Judiac, and Western Astrology by Anistatia R Miller, RMAFA, and Jared M. Brown, pages 19 -26)

    Sự khai sinh Chiêm Tinh học Phương Tây:

    Chiêm Tinh học Phương tây ngày nay bắt nguồn từ những nền văn minh xuất hiện giữa các con sông ở khu vực Trung Cận Đông và Châu Á (Mespotamian), nơi mà những lời tiên tri được tập hợp và phân loại bởi người Chaldeans vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Người ta cho rằng, vào thời tiền sử, các thánh thần truyền những thông điệp cho con người thông qua các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, các sao chổi hay là sao mai. Kết quả là các nhà lãnh đạo xã hội, các nhà quân sự trở thành các nhà tiên tri vì họ có thể đoán trước các cuộc chiến hay các quyết định chính trị.

    Hàng trăm năm sau, các tập tục này đã trở thành những luật lệ của vương triều Babylon, và chúng được viết thành văn dưới dạng các hình tam giác vào khoảng 2000 năm sau (1000 trưcớc công nguyên) với nhan đề Enuma Anu Enlil (Thời đại thánh thần Anu và Enlil). Nhiều bản của những tác phẩm có giá trị này được chép tay hàng thế kỷ và được truyền từ vùng Cận Đông sang đến những nơi được xem như là cái nôi của văn minh phương Tây như Hy lạp, Ai Cập hay Macedonia. Trong mỗi phiên bản, các lời tiên tri được sắp xếp thành 4 nhóm, đại diện cho 4 vị thánh thần và các biểu hiện vật lý của các ngài: Sin (mặt trăng), Shamash (mặt trời), Adad (thời tiết), và Ishtar (Sao Kim).

    Vào khoản 500 năm trước Công nguyên, Enuma Anu Enlil được dịch sang tiếng Ai cập, Hy lạp, và Sanskrit (Tiếng Phạn - một trong những tiếng Ấn độ), và được truyền bá trong suốt quá trình phát triển của vương triều Achaemenia, rồi bắt đầu được quy định thành văn ở khu vực Bắc Phi và vùng Cận Đông vào khoảng năm 559 đến 330 trước công nguyên. Sau đó, nói được luật hóa dưới triều Greo - Macedonia (Alexander Đại đế sáng lập), bao gồm luôn cả Ai Cập.

    Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, Chiêm tinh học phương Tây bắt nguồn từ thung lũng sông Nil của Ai Cập. Nhà khoa học người Anh, Isaac Newton viết trong cuốn sách Niên đại học (khảo lược về thời gian? - Chronology) của mình rằng "Nechepos, hay Nicepos, Vua của Sais (King of Sais) được sự giúp đở của Petosiris, một tu sĩ của Ai Cập đã khám phá ra Chiêm tinh học, đặt căn bản của nó trên cơ sở các đặc trưng của các hành tinh, và các đặc tính của nam giới hay nữ giới mà nó tác động; và ở giai đoạn đầu sự thống trị của Nabonassar, vua của Babylon, về cái được gọi là thời gian của người Ethiopia, dưới thời Sason do người Ai cập thống trị... Trong Diodorus:' họ nói rằng, Chaldean ở Babylon,thuộc địa của người Ai Cập, trở thành nổi tiếng về chiêm tinh vì do các tu sĩ Ai Cập truyền dạy". Theo Newton, những tập hợp các sự kiện lịch sử này cho thấy nguồn gốc của chiêm tinh xuất phát từ Ai cập (điều này trái với sách các lời tiên tri thánh thần) từ năm 772 trước công nguyên và sau đó truyền qua Babylon vào năm 747 trước công nguyên.

    (còn tiếp)
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng tám 2006
  3. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lịch sử chiêm tinh Tây phương

    Vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, một vị tu sĩ người Chalde (Chaldean priest) có tên là Berosus đã giới thiệu Chiêm tinh cho người Hy Lạp khi ông ta ở trên đảo Cos (thuộc Hy Lạp). Thời điểm chín muồi cho việc giới thiệu một vấn đề mới này xảy ra cùng thời với mong muốn của người Grece (Grecian) trong việc tìm ra những huyền bí của khoa học. Những vấn đề này là một dạng của chiêm tinh đã được người Chalde tổng hợp khá chính xác nhờ vào khả năng về toán học và hình học của người Hy Lạp. Khái niệm chiêm tinh được phân chia thành 12 bộ phận (houses of horoscope), 12 ký hiệu (zodiac signs) và 4 phương vị hay 4 góc (Ascendant, Descendant, Midheaven, and Nadir). Người ta phát triển một dãy số gồm 7 số (trung điểm) làm cầu nối giữa các mối quan hệ của Ascendant với các vùng khác trên biểu đồ 7 điểm (seven Lots). Mỗi vùng được xem là sự tác động thứ cấp của mỗi hành tinh hay là một giờ. Ví dụ, vùng may mắn (Lot of Fortune) biểu hiện một điểm giữa Asendant với mặt trăng. Tương tự, các vùng: Những vấn đề cơ bản, ái tình,...(Lot of nessecity, eros,...) được tính toán bằng một công thức hình học.

    Alexandia là thành phố trung tâm toàn thể tri thức của Ai Cập. Theo luật lệ của người Macedonia vào khoảng năm 330 trước công nguyên, thành phố này trở thành thủ đô trí tuệ của thế giới. Vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, kiến thức chiêm tinh phong phú của Ai Cập được tập hợp và được xuất bản trong cuốn sách thứ 2 trong các công trình của nhà chiêm tinh, địa lý Ai Cập tên là Claudius Plolemy, với tên Tetrabiblos. Cuốn sách này, cùng với tác phẩm trước đó - Centiloqium, trở thành nền tảng cho khoa Chiêm tinh phương Tây hiện đại. Trong những tác phẩm này, Ptolemy tập hợp tất cả các tri thức về các lời tiên tri của người Babylon, bao gồm một phần của Enuma Anu Enlil. Ông đã kết hợp với những quan sát khoa học do người Ai cập và người Chaldea hơn là trích dẫn các học thuyết và phương pháp của chính ông. Nội dung của các tác phẩm này dựa trên tư tưởng triết học của những người tu hạnh nhẫn nhục ở Hy lạp, là hệ thống triết học nói lên mối quan hệ giữa vũ trụ với loài người như là một dạng sự hoà hợp của vũ trụ, nơi cung cấp cho chiêm tinh phương Tây một hệ -thống -điểm khác -biệt nhiều hơn mức cần thiết để chia tách nó từ tiên tri hay phép thuật.
     
  4. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lịch sử chiêm tinh Tây phương

    Tôi mở ngoặc ở đây một chút khi dịch tóm tắt tiếp về lịch sử khoa chiêm tinh phương Tây.

    Theo một số tài liệu để lại, hiện nay trên thế giới có 6 trường phái chiêm tinh lớn là Ấn độ, Trung Hoa, Tây Tạng, Ả Rập (cả Ai Cập), Do Thái và Phương Tây. Sáu trường phái này được chia tạm thành 2 nhánh: nhánh dựa vào mặt trăng và nhánh dựa vào mặt trời. Trường phái dựa cơ bản trên mặt trăng bao gồm Ấn Độ, Trung Hoa, và Tây Tạng. Ba trường phái còn lại dựa vào mặt trời (Ả Rập, Do Thái, và Phương Tây).


    Trường phái dựa vào mặt trăng có 2 nhánh chính là Chiêm Tinh của Ấn Độ và Trung Hoa. Chiêm Tinh của Tây Tạng là sự kết hợp của 2 nhánh này trên cơ sở văn hóa của mình. Chiêm tinh học Trung hoa thì khá quen thuộc với tất cả chúng ta. Còn Chiêm tinh học Ấn Độ thì ít được biết hơn ở Việt Nam.

    Nếu bạn nào đọc tác phẩm Hành trình về Phương Đông, ((Life and Teaching of the Masters of the Far East) (1935), nguyên tác của giáo sư Blair T.Spalding, Đại học Oxford, do Nguyên Phong chuyển ngữ), chắc hẳn các bạn rất thích thú khi đọc chương 3, Khoa học thực nghiệm và khoa học Chiêm Tinh bí truyền (Bạn nào chưa đọc thì có thể tìm thấy tác phẩm này do bạn Zodiac đang post lên tại mục Các vấn đề tâm linh). Hình ảnh nhà chiêm tinh Sudeih Bab có thể đoán được quá khứ, tương lai, nghiệp báo không những của con người mà còn cả xã hội đã thu hút chúng ta trong việc nghiên cứu về chiêm tinh, và muốn biết sơ lược về Chiêm tinh học Ấn Độ như thế nào.

    Thực ra, chiêm tinh học Ấn độ khá phức tạp, và có nguồn gốc lâu đời. Chúng được kết tập trong bộ kinh Vệ Đà (Veda) khoảng 3100 năm trước công nguyên và được viết thành văn một cách hoàn chỉnh và xuất bản khoảng 1500 năm trước công nguyên. Nó được kết tập trong 4 bộ kinh Vệ Đà: Rig Veda, Yajur Veda, Sama Veda, và Atharva Veda.


    Ngoài những bộ phận dự đoán thông thường như mệnh của đương số, tài bạch, quan lộc,..., Chiêm tinh học Ấn Độ còn dự đoán cả quá khứ và tương lai theo Luật Luân Hồi và Nghiệp Báo. Một phần đặc sắc này được Tây Tạng tiếp thu và cùng với Chiêm tinh học Trung Hoa để hình thành nên môn Chiêm Tinh học Tây Tạng.

    Về mặt tính toán, Chiêm tinh học Ấn độ rất gần với truyền thống Chiêm Tinh học Ả Rập và Do Thái.

    Còn trường phái chiêm tinh dựa chủ yếu vào mặt trời thì phần lớn đều xuất phát từ khu vực Babylon, Ai cập (sông Nil), và khu vực Cận Đông. Sau đó, nó phát triển thành chiêm tinh Ả rập (cơ bản của trường phái này), Chiêm tinh của người Do Thái (khoảng sau công nguyên) và Chiêm tinh Phương Tây. Tuy cùng xuất xứ nhưng các nhánh Chiêm tinh này vẫn có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, chúng cùng giống nhau ở chổ vận dụng khá nhiều nguyên lý của Toán học và Thiên Văn học để xác định số mệnh của con người.

    Sáu trường phái này nếu phân chia tiếp thì có thể chia ra thành 3 nguồn gốc xuất xứ: Ấn Độ, Vùng Cận Đông, và Trung Hoa. Đặc sắc của chiêm tinh Trung hoa là có rất nhiều nhánh (từ bói dịch, tử vi, tử bình,....), của Chiêm tinh Ấn Độ thì có thể xem xét đến tiền kiếp và hậu kiếp, còn Chiêm tinh vùng Cận Đông thì dựa nhiều trên tác động của mặt trời, tính toán khá chính xác các vị trí Thiên văn (điểm này cũng gần giống với chiêm tinh học Ấn Độ.
     
  5. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lịch sử chiêm tinh Tây phương

    Không ngờ bói toán trên thế giới nhiều chi nhánh phương pháp như vậy. Đúng là càng học càng thấy mình không biết gì .
     
  6. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lịch sử chiêm tinh Tây phương

    Các tác phẩm của Ptolemy chủ yếu dựa vào các kiến thức của các nhà triết học và khoa học Hy Lạp, ứng dụng cả những thuyết liên quan đến chiêm tinh, nhạc lý và y học trong toán học thuần tuý của Pythagora, thuyết địa tâm của Plato, quan niệm của Aristotle về sự liên hệ giữa vụ trụ và trái đất, và tài liệu về 1081 vị sao cố định trong tài liệu của Hipparchus (vào khoảng năm 140 trước công nguyên)

    (Chà, chiêm tinh cổ đại Ai cập thật là phát triển, cách đây hơn 2000 năm mà đã khám phá đến 1081 vị sao cố định thì thật là vĩ đại).

    Trong tác phẩm Tetrabiblos, Ptolemy cũng áp dụng sự dịch chuyển tương quan của Cung May mắn trong chiêm tinh của người Hy lạp (Greek Lot of Forture), cái mà ông ta gọi là Pars Fortuna. Điều này thể hiện rằng sự phát triển của môn chiêm tinh là sự kết hợp những tri thức vĩ đại nhất của người Ả Rập và văn minh Châu Âu trong khoảng 300 năm.

    Kiến thức về môn Chiêm tinh được Ptolemy truyền bá đã phát triển rực rỡ gần 4 thế kỷ tại thủ đô nói tiếng Hy lạp của triều đại Byzantine là Constantiople. Tập sách Catalogue Codicum Astrologorum Graecorum gồm 12 bộ là một ví dụ cơ bản trong nguồn tài liệu quan trọng và phong phú được xuất bản tại vùng Cận Đông. Vào khoảng năm 500 sau công nguyên, nhà chiêm tinh Rhetorius của triều đại Byzantine giới thiệu sự tương tác trong lý thuyết 4 yếu tố hài hước của Hippocate (sanguine, choleric, phlegmatic, và melancholic- lạc quan, nóng giận, điềm tĩnh, và u uất) và lý thuyết tứ hành (4 yếu tố) của Ptolemy (nước, không khí, đất và lửa). Hệ thống của ông chia các cung thành nhóm gồm 3 sao là vùng thuộc không khí (Gemini, Libra, và Aquarius), vùng lửa (Leo, Aries, và Sagittarius), vùng đất (Tarus, Vigo, và Capricorn) và vùng nước (Cancer, Scorpio, và Pisces).

    Vào năm 529 sau công nguyên, những tri thức chiêm tinh đã bị cấm khi vị vua của Byzantine là Justinian đóng cửa Viện Hàn lâm tại Athens và cấm việc thực hành hay nghiên cứu chiêm tinh trong đế quốc Byzantine bởi vì những mối liên hệ trước đây của nó với ý thức thờ bụt thần. Vua Justinian không phải là người đầu tiên tấn công vào môn chiêm tinh. Được thiết lập vào năm 325, Hội đồng Ecumenical của Nicea đã cấm việc xem chiêm tinh do sự sùng đạo của người Cơ Đốc công giáo (Catholic Christians). Và vào năm 357, Hoàng đế Constantie nhóm bắtcác nhà chiêm tinh cùng với các nhà đoán mộng, phù thủy, và các nhà bói toán khác, rồi đóng dấu lên mặt họ như là người theo tà giáo và lang thang vô gia cư dưới vương triều của ông.
     
  7. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lịch sử chiêm tinh Tây phương

    Trong suốt thế kỷ thứ 4, nhà triết học Cơ đốc giáo, thánh Augustine tố cáo nặng nề chiêm tinh học trong những bài viết của ông, cho dù ông ta đã thừa nhận trong tác phẩm Confessions (xuất bản năm 397) rằng ông ta đã tự nghiên cứu chiêm tinh trước khi ông quay về với Chúa, và ông ta cũng tin rằng "những cơ thể ở vị trí thấp hơn được di chuyển bởi những thiên thể ở vị trí cao hơn (trời)". Thánh Augustine cũng chỉ trích nặng nề những từ ngữ được dùng bởi các nhà bói toán, những người mà họ tuyên bố là họ có thể đoán trước số mệnh của con người bởi vì nó được viết trên những vì sao. Việc chỉ trích là do ông ta cho rằng những tuyên bố này đã chối bỏ những giáo điều về ý nguyện tự do của Cơ Đốc giáo; và hơn nữa, chúng tố cáo việc Chúa tạo dựng những thiên thần đã tạo những đặc trưng mang tính chất nam giới trong xã hội loài người (vấn đề này là sự chống đối niềm tin Cơ Đốc). Nhà triết học này cũng tấn công cả vào bản chất của các mối liên hệ của khoa chiêm tinh bằng cách nghi vấn về sự ảnh hưởng của thời gian, nơi chốn, và ngày tháng của số mệnh một con người, và bằng việc sử dụng một ví dụ về số mệnh đối lập trong câu chuyện anh em sinh đôi Jacob và Esau trong Thánh kinh. Và ông ta viện dẫn rằng Vì sao của thành phố Bethlehem (là thành phố nơi Chúa sinh ra, gần Jerusalem) không ảnh hưởng đến việc giáng thế của Thiên chúa. Không những thế sự giáng thế của Chúa đã tác động đến vị sao để hướng dẫn cho 3 vị vua mang (Magi) lễ vật đến Bethlehem dâng cho Chúa hài đồng giáng sinh.

    Làn sóng sùng đạo Cơ Đốc giáo đã chống lại việc nghiên cứu chiêm tinh tại Byzantium. Vào năm 409, hoàng đế Theodosius yêu cầu hoặc là các nhà chiêm tinh đốt sách của họ trước sự chứng kiến của các giám mục là hoặc bị thích lên mặt rồi đày đi biệt xứ. Và vào năm 425, hoàng đế Valentinian đày một số nhà chiêm tinh nổi tiếng đi biệt xứ như những người theo tà đạo. Vào thế kỷ tiếp theo, sắc lệnh của vua Justinian và sự gia tăng việc sử dụng tiếng Latin thay cho tiếng Hy lạp trong các lĩnh vực học thuật đã làm hạn chế việc nghiên cứu Chiêm tinh của miền tây Constantinople cho đến thế kỷ thứ 11 và 12. Tuy nhiên, những mãnh vụn của khoa chiêm tinh vẫn sống sót trong những Thời Kỳ Đen Tối này dưới dạng các tư liệu của môn khoa học Thiên văn.
     
  8. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lịch sử chiêm tinh Tây phương

    Việc dịch tác phẩm Tetrabiblos suốt thế kỷ 12 đã thúc đẩy sự phục hưng việc nghiên cứu khoa Chiêm tinh trong cộng đồng trí thức đang lớn mạnh của Âu Châu. Kết quả là Chiêm tinh học - trong cái vỏ bọc của môn thiên văn - đã được đưa vào chương trình của đại học Oxford (Oxford University) ngay khi trường này thành lập (1294), cho dù những loại chiêm tinh dùng để đoán phản ứng của con người hàng ngày (predictive astrology) hay dự đoán về hành vi của một cộng đồng hay một con người trần tục (judicial or mundane astrology) đã đi ngược lại quan điểm của hiệu trưởng nhà trường, ngài Robert Grosseteste. Lý do là ông này cho rằng những lời khuyên răn của các trường phái chiêm tinh này đã bác bỏ sức mạnh của Thượng đế. Tuy vậy, ông ta vẫn đánh giá cao những đóng góp và ứng dụng của Chiêm tinh trong nhiều lĩnh vực như Y khoa, Giả kim thuật, và Khí tượng học.

    Cộng đồng tri thức của cả 2 tôn giáo Hồi Giáo và Cơ Đốc công giáo ở Âu châu giường như ủng hộ những khía cạnh khoa học và kỹ thuật của môn Chiêm tinh. Trong suốt thế kỷ 13, nhà lý thuyết Albertus Maganus khuyến khích sinh viên đọc những tác phẩm Tetrabiblos và Almagest của Ptolemy. Ông ta cũng ủng hộ quan niệm các hành tinh tác động đến các sự kiện trên trái đất. Tuy nhiên, cũng giống như người đi trước, thánh Augustine, ông ta từ chối quan niệm về việc các hành tinh tác động lên nghị lực của con người. Tuy nhiên, người học trò xuất sắc nhất của Albertus, thánh Thomas Aquinas, đưa ra quan điểm hoàn toàn trái ngược. Trong bài phát biểu thảo luận, Aumma Theologica, Aquinas viết trong Câu hỏi số 9, Bài thứ 5, rằng những hành tinh ảnh hưởng gián tiếp lên những đặc trưng của con người: "yếu tố trung tâm của loài người do thị dục huyễn ngã điều khiển, cái mà những người khôn ngoan thường một mình chống lại. Hậu quả là trong những vấn đề trung tâm của các dự đoán về hành động con người được tập hợp từ việc quan sát các hành tinh trên trời, những thị dục này được thực hiện. Tuy nhiên, giống như Ptolemy nói, người khôn ngoan thường kiểm soát các vị sao bằng cách chống lại các thị dục này, họ chống lại lòng mong muốn của họ, cái mong muốn tự do này và loại hết sự phụ thuộc của sự dịch chuyển của các thiên thể và các ảnh hưởng của các hành tinh đối với họ".
     
  9. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lịch sử chiêm tinh Tây phương

    Trong cùng thế kỷ (13), một học giả người Anh, nhà khoa học Roger Bacon khuyến khích việc sử dụng Chiêm tinh y học (medical astrology- khoa học này do Hippocrates vào thời Hy Lạp cổ đại giới thiệu. Môn này nghiên cứu lá số tử vi của người bệnh trong việc khám và chữa trị bệnh tật), và ủng hộ việc dùng toán học của nhà chiêm tinh đương thời, Campanus. Trường đại học Bologna đưa ra chương trình 4 năm về chiêm tinh bắt buộc cho tất cả các sinh viên ngành y khoa (một giáo sư nổi tiếng nhất của trường là nhà chiêm tinh Guido Bonatti, người đã dịch rất nhiều tác phẩm của những nhà chiêm tinh người Ả Rập).

    Những gia đình quý tộc của Âu châu thường thuê các nhà chiêm tinh xem cho mình như những gia đình ở Ai Cập, Hy Lap, Ý, Achaemenian, Ấn Độ, và Trung Quốc. Chẳng hạn, Frederick II, người Sicily đã thuê nhà chiêm tinh Michael Scot. Lý thú hơn là mối quan hệ xảy ra trong suốt thời kỳ Crusade Thứ 3 giữa vua Richard I của Anh quốc và nhà lý thuyết, nhà chiêm tinh Joachim de Fiore (Giocchino da Fiore) của người Sicily.

    Là viện trưởng sáng lập tu viện Cistercian tại Corazzo, Sicily, Joachim thành lập dòng tu San Giovanni tại thành phố Fiore, Italia sau khi ông ta không còn làm quản lý và sống cuộc đời tu hành vào năm 1191. Thời gian này cùng khoảng thời gian mà de Fiore gặp vị vua có trái tim sư tử, Richard, khi nhà vua đến miền đất thánh (Holy Land). Nhà chiêm tinh này đoán được sự thất bại của Saracen, vị lãnh đạo của người Saladin dưới tay của vua Richard, và sau đó nhà vua này được chú ý cao độ tại Đức.

    Joachim cũng nổi tiếng trong việc dự đoán sự có mặt của 2 dòng tu Dominicans và Franciscans. Sau khi chết, ông bị tố cáo vì những bài viết cũng như những lời tiên tri của ông. Tuy nhiên, gần 70 năm sau khi chết, ông lại được đề cao khi 2 dòng tu khất sĩ mà ông đoán trở thành hiện thực.

    Tuy nhiên, các nhà thờ Công giáo vẫn cho khoa học này là khoa học "chợ đen" (black), và các nhà chiêm tinh dự đoán chẳng hạn như Cecco d'Ascoli bị Tòa án dị giáo (Inquisition) tù đày ngược đãi và bị thiêu sống trên cọc trong suốt đầu những năm 1300. Tuy nhiên, những tác phẩm chiêm tinh của Ptolemy được các nhà vật lý, triết học, thiên văn học, cổ điển học nghiên cứu trong các trường đại học từ Đức cho đến Italia, và từ Áo - Hung cho đến Anh quốc. Trong suốt những năm 1400, dưới sự lãnh đạo của gia đình có quyền thế Medici, Marsilio Ficino dịch các tác phẩm của Plato và nghiên cứu sâu những ảnh hưởng của các hành tinh đối với sức khỏe con người. Người học trò của ông, Pico della Mirandola bảo vệ niềm tin của thầy mình về Chiêm tinh học Y khoa và tố cáo Chiêm tinh học dự đoán và Chiêm tinh học suy xét như là sự sai lầm tạp nham của khoa học trong cuốn sách của ông, Adversus Astrologiam Divinatricem. Một nhà chiêm tinh khác do gia đình Medici ủng hộ tài chính là Nostradamus, người cố vấn cho Catherine de Medici và chồng bà là vua Henry II của Pháp. Ông ta trở thành nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất nhờ những vần thơ tiên tri, CENTURIES, cũng như những cuốn sách của ông về Chiêm tinh học Y khoa.
     

Chia sẻ trang này