Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Thảo luận trong 'Trao đổi kiến thức về Tử Vi' bắt đầu bởi Trietlokv, 22 Tháng tám 2009.

  1. Trietlokv

    Trietlokv New Member

    Tham gia ngày:
    1 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Cố nhac sỹ TCS thực tế là người của công chúng nên việc n/c nghiệm lý ls của Ông sẽ góp phần định hướng chung cho học thuât tv.
    Ngày tháng năm sinh : hai tám tháng hai DL năm kỷ mão ,giờ Tỵ theo một nguồn tin tin cậy.
    Nhiều người dùng ls giờ thìn .Nhưng đa số chưa phải đã đúng !nhất là trong trường hợp cụ thể này .
    Với các đặc trưng :Nhạc sỹ của nhạc tình Buồn xương khúc hư kỵ và nhạc phản chiến văn khúc tuế phá tuần câu hút Duơng Lương hóa khoa Nổi tiếng lưu truyền mai sau Lưu niên văn tinh ,thiên quan.
    Còn ls giờ thìn thì Mệnh chẳng có gi ngoài văn xuơng hội chiếu ,ko thể hiện tài năng viết ra những tình khúc buồn kỳ ảo lãng mạn được.

    Xin nhờ các bạn dán hộ ls giờ tỵ giúp .
    Và mòi các bạn cùng nghiệm lý các sự kiện
     
  2. Trietlokv

    Trietlokv New Member

    Tham gia ngày:
    1 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Ls giờ Tỵ :
    [​IMG]
     
  3. Trietlokv

    Trietlokv New Member

    Tham gia ngày:
    1 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Những sự kiện đáng chú ý trong kiếp người của nhạc sỹ tài hoa :
    sinh ra tại Đắc Lắc
    1943 ,5t , theo cha mẹ về tp huế ở.
    1955,17t ,cha bị tai nạn qua đời ,tang môn lưu nhập mệnh ,một sự tổn thất lớn về tinh thần.
    1957,19t , bị tai nạn do tập võ với em trai,phụ tử NÔ tuơng hại mệnh .Mệnh VCD chỉ có thiên hình đấm đá không lại được với em trai Vũ Tướng ,đành chịu bị thương và từ bỏ võ ,đi theo văn nghiệp là hợp số định .
    1958,20t, sáng tác ca khúc Ướt Mi tại sài gòn .Điều này rõ ràng bác bỏ tin đồn rằng ,em trai đánh Nhạc sỹ trọng thương hai năm nằm liệt giường .
    Thiên khốc thái dương tại cung di nguyên gốc cho ta thấy Giọt nước Mắt lộ rõ trên guơng mặt người đối thoại mỗi khi TCS đi ra ngoài .Giọt lệ thứ hai ,thiên hư là định mệnh của TCS ,là giọt lệ đồng cảm với mọi người ,với cô ca sỹ trẻ đang nước mắt hoen mi khi ca bài Giọt Lệ Thu của Nguyễn Thế Phong ,theo yêu cầu của chàng Trịnh trẻ tuổi....
    Không kìm nổi lòng mình ,chàng Trịnh đã cất lên:

    Ngoài hiên mưa rơi rơi
    lòng ai như chơi vơi
    Người ơi nước mắt hoen mi rồi

    Đúng là năm Mậu tuất ,chuyến đi sài gòn gặp cảnh nước mắt rơi ,rơi tại cung huynh đệ mã khốc khách .hoàn cảnh tiểu hạn này tác động mạnh tới anh chàng đa sầu đa cảm VCD văn khúc thiên hư hóa kỵ ,nay gặp cơ kỵ tức một cảnh ngộ kỳ lạ,một cuộc kỳ ngộ với cô ca sỹ nhiều nước mắt ko giấu giếm .Thế là Nhạc sỹ xuất thần viết nên ca khúc Ướt mi nhiều nước mắt ,nỗi buồn ,đươc coi là ca khúc đầu tiên đánh dấu sự nghiệp tân nhạc lẫy lừng với khoảng sáu trăm bài !

    Sau khúc mở đầu tả cảnh tả lòng mình lòng người ,chàng trai bỗng trở nên già dặn như một Thiên phủ từng trải ,có lời khuyên cô gái trẻ còn trinh trắng (liêm trinh)

    Đừng khóc trong đêm mưa
    Đừng than trong câu ca .

    Ôi !chàng trai đã nói rất thật như trải lòng mình với cô gái.Thiên hư là lời than ,tiếng vãn,còn văn khúc là câu ca,bài hát ;Tuần triệt nữa là "đừng than trong câu ca ".Câu này là lời trái tim ,là lời của mệnh mà ra.
    Nếu mệnh không có khúc hư tuần thì hoàn cảnh sẽ nói với đ/s như vậy ,chứ đ/s ko thể nói như vậy với cô gái được.Riêng tại diểm này ,chỉ có giờ tỵ ,theo cảm nhận cá nhân ,là đúng ls của TCS.
    Tiếp theo ta thấy một TCS xuất thần với câu ca :

    Buồn ơi trong đêm thâu
    Ôm ấp giùm ta nhé !

    Đây là lời của văn khúc hư kỵ kỳ ảo ví mình như nỗi Buồn của cô gái và mượn hành động ôm ấp của thiên phủ đối với cô gái Liêm trinh
    để nói lòng tác giả mong muốn chia sẻ buồn vui cùng cô gái .Cụ thể hơn ,tác giả tiết lộ ,sự mong muốn :tình cảm của mình sưởi ấm những giấc mơ của cô gái:

    Tình ta đêm về có ấm
    Từng cơn mơ em chưa

    Vậy trước hoàn cảnh một cô gái trẻ liêm trinh ,tác giả ví mình là thiên phủ muốn cận kề ôm ấp khuyên bảo sưởi ấm tâm hồn cô gái .Dường như TCS đã mô tả đại vận liêm phủ dưới dạng thơ văn kỳ lạ của mình vậy.

    Bài sau: Diễm xưa ,mối tình đầu của TCS??
     
  4. Ỷ Lan

    Ỷ Lan Guest

    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Khích lệ anh Trietlokv cái xem nào :-D ~_rose

    Diễm Xưa

    Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
    Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
    Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
    Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu

    Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
    Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
    Trên bước chân em âm thầm lá đổ
    Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa

    Chiều nay còn mưa sao em không lại
    Nhớ mãi trong cơn đau vùi
    Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau
    Bước chân em xin về mau

    Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
    Làm sao em nhớ những vết chim di
    xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
    Để người phiêu lãng quên mình lãng du

    Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
    Làm sao em biết bia đá không đau
    Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
    Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.
     
  5. tuongnguyen2007

    tuongnguyen2007 Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    11 Tháng tám 2008
    Bài viết:
    477
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Không có ý phá rối hoặc chọc phá gì vào topic này, nhưng có một điều băn khoăn liệu đây có phải là giờ sinh của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn? Cô Trịnh Vĩnh Trinh trong nhiều lần khẳng định với người viết - và lần gần đây nhất là giỗ của Nhạc sĩ, thì Ông sinh giờ Thìn (thuật lại theo trí nhớ là Mẹ nhạc sĩ đã nói giờ sinh đó qua trí nhớ của Cô Trinh). Riêng cá nhân Nhạc sĩ cũng không khẳng định mình sinh giờ nào!.
    Ngay cả chi tiết Ông luyện Judo đến đai đen cũng hư ảo nốt (đây là tác giả xác nhận).
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng tám 2009
  6. Trietlokv

    Trietlokv New Member

    Tham gia ngày:
    1 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Chào các bạn !
    Hôm nay tôi xin tiếp tục nghiệm lý với bài DIỄM XƯA.Và tôi sẽ trả lời các bạn có ý kiến khác ,sau khi đã nghiệm lý toàn bộ những vấn đề lớn đã được công khai thông tin.
     
  7. thanhmai

    thanhmai New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng năm 2008
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Thanh mai xin trích dẫn cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sỹ lên để theo dõi và bình luận xem các sự kiện có chính xác ngày giờ sinh hay không

    Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 19391 tháng 4 năm 2001) là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và ngay cả của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ dù không chuyên.
    Cuộc đời Trịnh Công Sơn trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, chế độ cũng như giai đoạn sáng tác. Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông sinh tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao-hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột), tỉnh Đắk Lắk. Ông lớn lên tại Huế, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm (khoa Triết học)(1962-1964) tại Qui Nhơn. Sau đó ông trốn lính, vào Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng và làm nghề dạy học.
    Ông bắt đầu viết nhạc năm 1958. Tác phẩm đầu tiên của ông là Ướt mi, được xuất bản năm 1959. Từ đó tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền miền Nam đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông[1]. Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối lập, cũng không tán thành việc ông gọi Chiến tranh Việt Nam là "nội chiến" trong bài Gia tài của mẹ[2], vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay.
    Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhậttiếng Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con.
    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968.
    Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và ông đã phải sống 4 năm trong trại cải tạo[3]. Nhưng cũng có những nguồn tin theo tác giả Bùi Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ không hề có cải tạo[4]. Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán ở tại Việt Nam hay bị một ít người ngấm ngầm tẩy chay ở hải ngoại.
    Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.
    Ngoài âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như thơ, vănhội họa.
    Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ [5] [6]. Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến” [7] [8]. Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam[9]. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân[10]. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.
    Ông bị bệnh gan, thậntiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minhbệnh tiểu đường.
    Suốt đời, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với ai, và cũng chưa chính thức công nhận con.
    Sự nghiệp sáng tác

    Nhạc tình

    Bìa CD nhạc tuyển Trịnh Công Sơn, làm vào thập niên 1970
    Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người...
    Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ... Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng...
    Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực.
    Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là "người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ".
    Nhạc phản chiến

    Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến, sau này tài tử hơn và để tránh nhầm lẫn với những ca khúc phản chiến của tác giả khác, người ta gọi là Ca khúc da vàng.
    Theo Bửu Chỉ[4], Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trờiPhụ khúc Da Vàng.
    Nhạc phản chiến của họ Trịnh phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca chân tình thống thiết, trở nên những bài hát rất cảm động nhưng không hề yếu đuối, bỉ mị. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp[cần dẫn nguồn].
    Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn được cho là có vai trò không nhỏ trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Cũng vì loại nhạc này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này.
    Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát của ông vẫn còn bị cấm trình diễn tại Việt Nam, dù rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài Chính chúng ta phải nói hòa bình, Hát trên những xác người, Ta đi dựng cờ, Ta quyết phải sống)
    Nhạc khác

    Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương: Chiều trên quê hương tôi, viết cho trẻ em: Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, và cả những bài có thể xếp vào loại nhạc đỏ: Huyền thoại mẹ, Em ở nông trường em ra biên giới, Nối vòng tay lớn. Trong đó những bản viết cho thiếu nhi nổi tiếng hơn cả.
     
  8. Trietlokv

    Trietlokv New Member

    Tham gia ngày:
    1 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Trước tiên xin cám ơn bạn Ỷ Lan đã chép bài DX lên hộ .
    ....
    Nhớ lại Năm Mậu tuất ,trong chuyến đi sài gòn ,Tác giả đã kỳ ngộ cô ca sỹ trẻ Thanh Thúy và viết nên ca khúc Ướt Mi nổi tiếng ,được coi là ca khúc khởi đầu sự nghiệp sáng tác tân nhạc của mình.Bằng Tử vi ,ta đã thấy trong bài hát ấy ,TCS đã thể hiện mình như một Văn khúc Hư kỵ Gặp một Đào hoa sướt mướt .TCS đã vỗ về an ủi như một Thiên phủ đối với một Liêm trinh em nhỏ .

    Còn năm Canh tý này ,ngay tại nơi đang sinh sống ,tại mệnh ,trên bản đồ TV của Nhạc sỹ cho ta thấy ,Một Đào Hoa thiên Hỷ ,ấy là nàng Bích Diễm thướt tha kiều diễm đã xâm chiếm trái tim,tâm hồn nhạc sỹ rồi....

    Chiều chiều tại cung Đoài tây trên ls có chàng nhạc sỹ Văn khúc ngồi chờ đợi (lực sỹ kình dương) bóng đào hoa tới ngang qua nhà sau khi tan học.Xin nhớ Chỉ năm canh tý mới vậy thôi .
    Nhưng Mỗi phút giây đợi chờ tưởng như dài hàng thế kỷ ấy ,làm nhạc sỹ như hóa thành Bia đá Cự cơ văn xương lưu niên văn tinh .Kẻ đợi chờ luôn dõi theo bóng dáng cảm thấy đôi mắt thêm sâu ,thêm quầng ,như làm mòn gót đào hoa (Mệnh kình lực Gặp đào hỷ) và đã nhiều khi nàng cùng chàng ngồi tâm sự bên sông,bất chợt ngẩng lên bầu trời bắt gặp hàng đàn chim di cư (đó là hoàn cảnh đại tiểu hạn tại cung Tuất có Phủ liêm gặp Long Phượng khách ).Quả là tình yêu nhạc sỹ dành cho Diễm thật nhiều và đầy ắp kỷ niệm .
    Vậy mà nàng từ chối !rời xa chàng vội vã như trốn chạy .Còn Chàng vẫn như chưa tin đó là sự thật.Chàng vẫn đợi vẫn chờ cho đến mùa mưa thu để viết nên nỗi lòng mình gửi tặng DIỄM XƯA như các bạn đã thấy ở trên.

    TCS trải tấm lòng mình trong cảnh Trời Mưa ,mưa bay bay,mưa thu ứng trong TV là gì ?Đây là một hạn chế của TV?
    Tôi nhờ sự hỗ trợ của môn BTHL để khám phá điều này :

    Với tứ trụ Kỷ mão/Bính dần /Bính Thân /Quý Tỵ

    Theo BTHL,quẻ tiên thiên : Thủy Thiên Nhu !!!Vói hào chủ mệnh là hào thượng .
    Vậy trong cấu trúc quẻ BTHL của TCS luôn có thủy trên trời !Đó chính là Hóa Kỵ trong tử vi .!
    Do đó các cảnh nước, mây ,mưa ,trời mưa ,tuyết sương ,bầu trời luôn là đặc trưng trong thơ, ca khúc của TCS. Mặc dù quẻ Tốn có trong hậu thiên của TCS ,nhưng ta hầu như không thấy Gió ,(hay sấm chớp ­,quẻ chấn) trong thơ ca TCS.Đây là tính chất bao trùm thơ ca nhạc TCS,mà bài DIỄM XƯA là tiêu biểu với cảnh nền là TRỜI MƯA thiên thủy .Và thông quẻ là thủy thiên NHU là cảnh đợi chờ ngóng trông với tượng thiên nhiên mưa bay...Mưa bay trên Phượng các Thiên Phủ là
    Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ ...

    Còn lại,mời các bạn cảm hứng tiếp nhé .~_rose

    Bài sau Hạ Trắng với cảm xúc
    "áo xưa dù nhàu ,
    vẫn xin bạc đầu ,
    gọi mãi tên nhau ..."~_rose~_rose
     
  9. Trietlokv

    Trietlokv New Member

    Tham gia ngày:
    1 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Sang năm Tân Sửu ,TCS 23t ,là năm cuối của
    Đại hạn tại cung Phụ có Liêm Phủ.
    Tiểu hạn tại cung Phúc có thái âm .
    TCS thú nhận bị ám ảnh bởi Mối tình keo sơn của cha mẹ người bạn vừa qua đời(thái dương thiên lương gặp lưu tang môn hóa quyền xung chiếu mệnh) vào mùa hạ oi nồng .Kết hợp với giấc Mơ hoa cũng vừa trải qua trong cơn bệnh, TCS nhà nhạc sỹ Văn khúc năm nay thật sự xuất thần nhờ gặp Thiên quan Hóa khoa ,đã viết nên Ca khúc Hạ TRắng với tiếng gọi kỳ lạ ,thần kỳ: GỌI NẮNG
    Văn khúc hóa khoa đã làm nên phong cách đặc biệt của Hạ Trắng và thiên khốc văn xương hóa kỵ là tiếng kêu,tiếng gọi kỳ lạ trong bài này .Đó là Gọi nắng !

    Gọi nắng !
    Trên vai em gày đường xa áo bay
    Nắng qua mắt buồn lòng hoa bướm say
    Lối em đi về trời không có mây
    Đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy

    Gọi nắng!
    Cho cơn mê chiều nhiều hoa trắng bay
    Cho tay em dài gày thêm nắng mai
    Bước chân em về nào anh có hay
    Gọi em cho nắng chết trên sông dài

    Thôi xin ơn đời trong cơn mê này gọi mùa thu tới
    Tôi đưa em về chân em bước nhẹ trời buồn gió cao
    Đời xin có nhau dù cho mãi sau nắng không gọi sầu
    Áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau

    Gọi nắng!
    Cho tóc em cài loài hoa nắng rơi
    Nắng đưa em về miền cao gió bay
    Áo em bây giờ mờ xa nẻo mây
    Gọi tên em mãi suốt cơn mê này.

    GỌI NẮNG như tiếng gọi của người cha còn sống với người mẹ mới khuất ,là tiếng gọi của tình yêu ,là lời hứa chung thủy sắt son của người còn sống trong cơn mê cuộc đời này với người vợ đã mờ xa vào cõi vĩnh hằng .Thật cao cả và đáng kính trọng !!
    Nhưng ,Đời là bến mê ,là cơn mê nên sự cười thì ít mà khóc than thì nhiều .Và than khóc bằng các ca khúc kỳ lạ thần sầu như TCS thì ít ai làm được.
    Mệnh tại Dậu Mão là đất tu đất kỳ lạ .Riêng TCS mệnh VCD tại dậu ,đất cực lạc về tinh thần đã giúp nhạc sỹ viết nên nhiều ca khúc với những hinh tượng mờ ảo tràn ngập( Hình Kỵ Tuần) ,nhưng chứa đựng triết lý tôn giáo sâu xa và các đạo lý nhân văn cao cả,lay động hàng triệu con tim.

    Năm tân sửu ,ngoại cảnh tác động mạnh mẽ đến TCS thái duong hóa quyền xung chiếu và bài Hạ trắng đề cao tình vợ chồng son sắt đã gây ấn tượng mạnh về nội dung cũng như hình thức .Tuy nhiên Năm này ,TCS còn có viết nhiều bài ,trong đó có bài TUỔI ĐÁ BUỒN khá nổi bật .Bài này thuộc thể loại Nhạc Tình Buồn đặc trưng mệnh quẻ của TCS với mây ,mưa,buồn tình,lãng du:(VCD hóa kỵ)
    Tuổi đá buồn(Cơ tang tuế lưu)
    Trời còn làm mưa ,mưa bay mênh mang
    .............
    Trời còn làm mây ,mây trôi lang thang
    ............

    Ôi !người viết lang thang chút đây .Ngồi to bích này thế thui ...:-D
     
  10. Trietlokv

    Trietlokv New Member

    Tham gia ngày:
    1 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Cám ơn bạn Thanhmai ,tôi xin nghiệm lý cuộc đời và sự nghiệp TCS theo ls giờ tỵ như sau:
     
  11. thanhmai

    thanhmai New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng năm 2008
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Ủng hộ bác " Xong chậu" một tý
    Vinh dự

    Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con"[13] (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc Ngủ Đi Con trở thành 1 hit ở Nhật Bản[14].
    Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng"
    Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"
    Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"
    Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường", "Ta đã thấy gì hôm nay"
    Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions)
    Mệnh Văn khúc, Xương, thiên quan Lưu niên văn tinh nên nhận được rất nhiều giải thưởng để đời
    Ca sĩ thể hiện

    Tên tuổi gắn liền với những bài hát nhạc Trịnh Công Sơn là Khánh Ly, Khánh Ly đã thể hiện hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn và được cho là thành công nhất. Nhưng Khánh Ly không phải người đầu tiên hát nhạc này, trước đó đã có Thanh Thúy, Hà Thanh giới thiệu những sáng tác đầu tay của Trịnh Công Sơn ra công chúng.
    Ngoài ra, nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn, tuy ít, cũng rất thành công như Thái Thanh, Lệ Thu, Lan Ngọc. Giọng nam thì có Tuấn Ngọc được Trịnh Công Sơn đánh giá rất cao khi hát nhạc của ông.
    Việt Nam sau 1975 cũng có những người hát nhạc Trịnh Công Sơn như Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh theo phong cách mới và được một số khán giả đón nhận.[15][16]
    Nô cung Vũ, Tướng, Thiếu âm, Thiên Hỷ, Hữu Bật, Long đức nên các ca sỹ thể hiện nhạc của ông cũng rất thành công và bạn bè chơi cũng hết lòng
    Đời sống tình cảm

    Sau 1975, đã có hai lần ông định lập gia đình. Lần đầu vào năm 1983, với một thiếu phụ tên là C.N.N., sinh năm 1944. Từ quận 18, Paris, bà C.N.N . đã bay về Việt Nam trong dự định sẽ tổ chức đám cưới với ông, nhưng rồi sau đó đám cưới ấy lại vĩnh viễn không được tổ chức. Lần thứ hai, ông định cưới một cô gái thua ông 30 tuổi, là Vân Anh Á hậu báo Tiền Phong năm 1990
    Những năm cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê lớn nhất, TCS gần như dành hết cho ca sĩ Hồng Nhung mà theo ông là "Một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai!"... Với Hồng Nhung, tâm hồn Trịnh gần như trẻ lại, khiến bước chân ông trở nên bối rối, ngập ngừng với buổi hẹn ban đầu.
    Ca sĩ Hồng Nhung kể lại tình cảm của cô dành cho Trịnh Công Sơn và của Trịnh dành cho cô lần đầu gặp mặt: "Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn run vì anh quá... già!
    Hoàng Anh, một người bạn gái khác của Trịnh nói về tình yêu đối với ông: "Hiện tôi vẫn để ảnh tưởng nhớ Trịnh Công Sơn trong phòng ngủ, nhưng chồng tôi không bao giờ thắc mắc, mà luôn tôn trọng thế giới riêng của tôi"
    Tình yêu của Trịnh dành cho nhiều phụ nữ trẻ, đẹp và nổi tiếng, họ yêu ông say đắm, khi ông mất có người còn xin gia đình cho được để tang ông, nhưng ông không sống khăng khít với một phụ nữ nào Tài năng của ông luôn liên tục thăng hoa, ngoài âm nhạc ông còn đóng phim, hội họa Nhưng ông nhìn nhận cuộc đời và giành tình cảm cho đời một cách rất giản đơn với không hề tham vọng, ông nói một cách thản nhiên về cuộc đời: Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống.
    Thê thiếp Vô Chính diệu Long trì, phượng các, Kình dương, hoa cái, thai Vượng, Riêu y ân quang thiên quý, tấu thơ nên ông không có vợ, nhưng ông có những mối tình đẹp và lãng mạn với những phụ nữ nổi tiếng không những ở Việt Nam mà ở cả ngoại quốc. Mối tình đầu của ông là với ca sĩ Khánh Ly, rồi sau đó với một cô gái Nhật Bản làm luận án tiến sĩ về âm nhạc Trịnh Công Sơn, mối tình thứ ba của ông là với ca sĩ Hồng Nhung. và mối tình thứ tư của ông là với VA..., khi ông mất VA là một trong số các người thân ở bên cạnh ông
     
  12. Trietlokv

    Trietlokv New Member

    Tham gia ngày:
    1 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Cám ơn bạn thanhmai ,mai xanh mai vàng đã viết sáng tỏ hơn .
    Bạn mai vàng thích bài nào của TCS nhất nhỉ ?
    Liệu có phải bài HOA VÀNG MẤY ĐỘ ?
    Năm 1981 TCS sáng tác bài này trong tâm trạng "mót lấy vợ "rùi chăng?bởi Tiểu hạn trúng cung Thê mừ .Nhưng Ông là người ko bình thường ,người kỳ lạ Hóa kỵ,như đám mây trôi chẳng biết đâu là bến bờ . Nên ông ko lấy ai cả,còn người thường thì lấy rồi .Ông chỉ dừng ở yêu ,rung động hồn thơ để cho ra ca khúc ấy :

    Em đến bên đời hoa vàng một đóa
    Một thoáng hương bay bên trời phố hạ
    Nào có ai hay ta gặp tình cờ
    Như là cơn gió em còn cứ mãi bay đi

    Em đến bên đời hoa vàng rực rỡ
    Nào dễ chóng phai trong lòng nỗi nhớ
    Ngày tháng trôi qua cơn đau mịt mù

    Xin cho bốn mùa đất trời lặng gió
    Đường trần em đi hoa vàng mấy độ
    Những đường cỏ lá từng giọt sương thu
    yêu em thật thà:)):)):))~_rose~_rose~_rose
     
  13. thanhmai

    thanhmai New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng năm 2008
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    [FONT=&quot]Cảm ơn bạn, viết nốt những dòng vội vàng
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Hóa kỵ là áng mây, là gịọt mực trong nhạc của Trịnh Công sơn, Linh Tinh, hỏa Tinh xung chiếu nhị hợp các Văn Tinh có thêm chất mạnh mẽ lời nói đanh thép, không ẻo la nói ví von như một nhà văn chính là : "Trong Văn Thơ cũng cần phải có thép." Kình Đà Hỏa Linh chính là cái chất thép của Xương Khúc vậy, gặp được nó thì Văn CHương mới đanh thép, mới thuyết phục được công chúng mà không mất đi tính lãng mạng trữ tình trong âm nhạc của ông. TM thích hơn cả là bài này, mời anh chị em cùng hát ca khúc:[/FONT]
    [FONT=&quot]Rừng núi dang tay nối lại biển xa
    Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
    Mặt đất bao la, anh em ta về
    Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
    Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam

    Cờ nối gió đêm vui nối ngày
    Giòng máu nối con tim đồng loại
    Dựng tình người trong ngày mới
    Thành phố nối thôn xa vời vợi
    Người chết nối linh thiêng vào đời
    Và nụ cười nối trên môi.

    Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
    Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi
    Vượt thác cheo leo, tay ta vượt đèo
    Từ quê nghèo lên phố lớn nắm tay nối liền
    Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh[/FONT]

    :-D~_rose
     
  14. Trietlokv

    Trietlokv New Member

    Tham gia ngày:
    1 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Bạn thích bài này ư ?Bạn có hoài bão lớn nhỉ .=D>

    Năm Mậu thân ,Cả miền nam sôi động bởi cuộc tổng tấn công và nổi dậy .Khí thế Cm đã truyền sang người nhạc sỹ có tư tưởng Đợi chờ nay như được gặp lại anh em ta ,lòng cởi mở ,nối vòng tay luôn Và bài Nối vòng tay lớn ra đời ,đánh một dấu son "lạ" trong sự nghiệp sáng tác của mình.

    Năm này thuộc,quẻ Nhu ,đại vận hào tam :
    Bản thân đã đi tới gần hiểm trở,phải tự giữ mình
    MKHC:quen thói ngang ngạnh,thân đi vào hiểm trở,chẳng nghe lời nới thẳng,tin miệng nói xằng,nên bị lao đao ở nơi chông gai rậm rạp
    (sự kiện năm 65 nhận xét cuộc chiến là Nội chiến ứng với ý lao đao này của đại vận)

    Lưu niên tiểu vận năm 68:
    quẻ lôi thiên đại tráng ,hào thượng chủ mênh:
    Hết thời Tráng rồi mà còn tráng thì ko lợi gì
    MKHC:Chí tráng tài nhược,chẳng lượng nên hay chăng,dễ gặp nguy hiểm.


    Vậy năm 68 ,Tuy đã qua thời điểm hùng tráng của cuộc nổi dậy ,nhưng nhạc sỹ vẫn còn tráng chí sáng tác bài Nối vòng tay lớn ,nên gặp nguy .Chính quyền sg cấm .Nhưng trong cái nguy lại có cái may,hết vận nguy,hào tam ,hào tứ, đến vận may hào ngũ quẻ NHU(đợi ở nơi rượi thịt,yến tiệc ,hưởng phúc an vui)

    Đúng là nhìn vào các tác phẩm định mệnh của nhạc sỹ văn sỹ ta thấy chân dung tư tưởng của họ .Và cần xét đ/s cùng lúc bằng cả tử vi và các môn khác ,ít nhất là song kiếm hợp bích mới thấy rõ Chân rung đương số được .Hèn chi khi xưa cụ Bala dùng song kiếm Tử vi ,Dịch tung hoành giang hồ bắc nam !!
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng tám 2009
  15. thanhmai

    thanhmai New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng năm 2008
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    =D>=D>=D>~_rose~_rose~_rose
     
  16. hoacai01

    hoacai01 New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    13
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Nhạc sĩ TCS tài năng và danh tiếng cấp quốc gia (lan rộng ra ngoại quốc).

    Tính tình của ông hiền hòa, thương mến nhân sinh. Không thể ôm Hình Kỵ Tuế Phá (nội tâm ngang dọc) và Kình Dương được. Lá số giờ Thìn mô tả ông là mẫu người Long Đức Thiếu Âm chấp nhận thua thiệt, với sự sáng láng của bộ Cơ Lương hiền triết (hiện rõ trong các ca khúc), Tả Hữu (tài ba thực thụ, nhân hậu) cùng Âm Đồng Cự Nhật đã làm ông rạng danh.

    Quẻ Bát Tự Hà Lạc cho giờ Thìn mô tả ông là 1 người nổi tiếng, danh càng ngày càng nổi, còn giờ Tỵ là người không ra cái gì cả !

    Hãy nhìn vào các sao chánh trong mệnh và thân thì rõ.

    Chúng ta đừng làm người yêu nhạc TCS buồn lòng vì có người nặn ra 1 lá số sai lạc giờ sinh của ông chớ !
     
  17. Trietlokv

    Trietlokv New Member

    Tham gia ngày:
    1 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Xin chào bác hoacai:
    Bác hoa cái cho rằng nhạc sỹ TCS có ls giờ thìn thì thật là uổng danh đệ nhất kv tvls quá xá !!!
    Nếu giờ thìn ,mệnh tại tuất VCD và bộ cơ lương tại cung di ,là của người ngoài ,chỉ là mượn mà thôi.Với long đức thiếu âm bệnh phù là thế thua thiệt nhưng nhị hợp Thái tuế thì đây là hình ảnh một anh công chức tầm thường thôi ,hữu bật đâu phải là tài là may mà là tay chân của kẻ khác.

    Thiên quan tại Dậu của ls giờ Tỵ mới đích thị là tài là may ,thêm LNVT mới chính là văn tài được lưu truyền lại .Cụ thể hơn là gì ? chính các ca khúc của ông ( văn khúc ) được công chúng lưu truyền .
    Các ca khúc ông sáng tác thể loại gì ?? Đó là nhạc tình buồn rơi lệ ,là tiếng than thở của những cuộc tình dang dở (Thiên hư) ,và nhạc phản chiến tuế phá ,hình kỵ .
    Còn mệnh Long đức,nhị hợp thái tuế thì có nói hay viết chỉ là ca ngợi chế độ ấy mà thôi.Đâu dám viết nhạc Phản chiến .
    Mà Ls giờ thìn ,Mệnh ko có Văn khúc ,thiên quan ,LNVT thì ko thể viết gì đáng nghe cả ,cùng lắm hay cự cãi (cự duơng quan lộc) và đôi khi học ,bắt chước ít lý luận của người ngoài thôi.

    Còn quẻ BTHL của hai giờ thế nào ?
    Giờ thìn là quẻ Địa phong thăng
    Giờ tỵ là quẻ Thủy thiên Nhu

    Các Quẻ đơn của quẻ BTHL là các tín hiệu thiên nhiên thể hiện con người ông và thể hiện trong văn ,ca khúc của ông.Nhà báo Xuân Cang trong sách "tám chữ hà lạc và quỹ đạo đời người " của mình đã kết luận như trên ,sau khi phân tích hơn chục ví dụ cụ thể bát tự của các nhà văn quen biết.
    Áp dụng đối với TCS,ta thấy ,các tác phẩm âm nhạc có giá trị nhất của ông đều toát lên hai hình tượng chính là Nước :nước mắt ,mưa ,mây, sương ...và trời : ân trên ,trời ,
    Đó là tượng của quẻ đơn Khảm ,càn của quẻ kép Thủy thiên Nhu,giờ tỵ .
    Còn giờ Thìn,quẻ Thăng với các tín hiệu Gió và đất không đáng kể,ko đóng vai trò chủ đạo trong các ca khúc chính của TCS .

    Về ý nghĩa quẻ :Quẻ nhu có nghĩa Chờ ,đợi ,do dự ...đích thị là đ/s như kẻ ngồi ngóng trông các cơn mưa trong bài ca Diễm xưa nổi tiếng ,chứ không thể là quẻ Thăng =tiến lên ,tiến ,chẳng chờ như vậy đâu.

    Có lẽ tôi viết vậy đã quá rõ ràng để các quý vị nhận biết đâu là ls của nhạc sỹ .
    Tôi ko có hy vọng thuyết phục ai bởi sự học ,nền tảng tử vi của mỗi chúng ta khác nhau ,thậm chí khác nhau xa ,nên tốt nhất ai ở nhà nấy mà giữ quan điểm của riêng mình .
    Chào thân ái .
     
  18. hoacai01

    hoacai01 New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    13
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Sau khi xem xét và suy nghĩ kỹ lưỡng. Nhạc sĩ TCS đúng là sinh vào giờ Tị.

    Giai thoại bên lề, TCS từng bỏ chạy trước đêm tân hôn vì
    - Kình Dương gặp Song Hao nên bộ phận teo héo như trái ớt hiểm.
    Có thể đây là tin đồn nhãm, dù sao đăng lên để ghi chép và nghiệm lý nếu có thể được.
     
  19. Trietlokv

    Trietlokv New Member

    Tham gia ngày:
    1 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    56
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Thật ko ngờ Lão ND còn minh mẫn và dũng cảm công nhận ls giờ tỵ của nhạc sỹ TCS .Thật đáng khâm phục Lão !
    Hơn thế ,hôm nay ta còn thấy chiêu lạ của Lão : Kình dương gặp song hao nên bộ phận teo héo như trái ớt hiềm.
    Tuy nhiên mọi người cần nghiệm lý thêm điều này hay Lão có hồ sơ đã nghiệm lý thì cho bà con biết để học hỏi thêm.

    Chúc all vui vẻ.
     
  20. langbam

    langbam New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng sáu 2009
    Bài viết:
    423
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ls giờ Tỵ của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Bác này nhẫn tâm quá, ai lại đi xúc phạm cả cái "pín" của người đã chết như thế :)) TCS thật là chết không nhắm mắt.
     

Chia sẻ trang này