Mang thai đôi- dấu hiệu và lưu ý

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi Bảo Trâm, 11 Tháng năm 2009.

  1. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Để biết được phôi thai trong bụng mẹ có phải là song thai hay không bạn cần lưu ý những dấu hiệu dưới đây để có phương pháp chăm sóc mẹ và bé kỹ lưỡng hơn.

    Nguyên nhân đa thai ở phụ nữ
    Tuổi tác: Lý do làm gia tăng khả năng mang đa thai thường xảy ra với những phụ nữ sinh con muộn. Phụ nữ trên ba mươi lăm tuổi thì tỷ lệ sinh đôi tưang, và tỉ lệ này sẽ cao hơn nếu như bạn trên năm mươi tuổi. Vì vậy, khả năng sinh đôi khi bạn ở độ tuổi hai mươi lăm sẽ thấp hơn một nửa khi bạn sau độ tuổi ba mươi lăm.
    Công nghệ trợ giúp sinh nở: Các loại thuốc kích thích rụng trứng (thuốc tránh thai) lẫn kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đều làm tăng khả năng sinh đôi. Theo nghiên cứu cho thấy, những người dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sẽ có khả năng đậu song thai nhiều hơn.
    Di truyền: Nếu mẹ hoặc bà bạn đã sinh đôi, thì khả năng mang song thai của bạn sẽ cao hơn những phụ nữ bình thường. Yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định số lượng thai nhi.
    [​IMG]
    Những dấu hiệu mang thai đôi
    1. Cảm giác mách bảo: Đừng xem thường trực giác hoặc các giấc mơ. Người phụ nữ thường có linh cảm rất tốt. Một số phụ nữ sinh đôi (hoặc sinh đa thai) nói rằng họ có thể cảm nhận mình mang đa thai ngay từ những tháng đầu tiên.
    2. Buồn nôn hoặc ốm nghén nhiều hơn: Nếu bạn mang đa thai, lượng hCG trong cơ thể gia tăng. HCG là một loại hormone sinh ra bởi quá trình rụng trứng và bởi lông tơ màng đệm. Lượng hormone này rất cần thiết để duy trì sự sống của bào thai cho đến khi nhau thai phát triển. Lượng hCG cao sẽ khiến bạn ốm nghén nhiều hơn thông thường.
    3. Những dấu hiệu mang thai thông thường biểu hiện rõ nét hơn: Nhiều phụ nữ mang thai (không phải tất cả) có những triệu chứng rõ nét hơn của sự mang thai đơn vị hàm lượng lớn hormone trong cơ thể được sản sinh nhiều hơn. Bạn có thể cảm nhận ngực mềm và rất nhạy cảm, đi tiểu thường xuyên, lúc nào cung thấy đói và mệt mỏi. Từ tháng thứ tư trở đi, thỉnh thoảng bạn thấy khó thở, phù chân tay, tăng cân nhanh, bụng to, thai đạp nhiều. Bên cạnh đó, hiện tượng thiếu máu hay hàm lượng sắt thấp còn phổ biến đối với những phụ nữ mang đa thai.
    4. Tăng cân nhanh trong ba tháng đầu: Tốc độ tăng cân trung bình trong ba tháng đầu cao hơn có thể là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bạn mang đa thai. Nếu bạn ăn tốt, điều đó không đáng lo. Tờ Tạp chí nghiên cứu về sản phụ và phụ khoa (Mỹ) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hiện tượng tăng cân sớm trong trường hợp đa thai. Tăng cân trong sáu tháng đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của trẻ khi sinh nở.
    5. Đo kích thước thai: Tại buổi khám đầu tiên, bác sĩ có thể bảo với bạn rằng tử cung quá to so với ngày tuổi. Nếu chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng cho thấy thời gian nghén là tám tuần thì cảm giác này ở tử cung có thể kéo dài từ mười đến mười hai tuần. Khi đó, bạn cần đi siêu âm để kiểm tra sức khoẻ. Khi mang thai, nếu là đa thai, chiều cao tử cung sẽ lớn hơn so với tuổi thai. Chiều cao trung bình của thai đơn chỉ đạt 38 đến 40 cm (đo từ xương mu) trong khi đó chiều cao tử cung đối với trường hợp đa thai có thể cao đến 48 cm.
    6. Mức AFP (Alpha Fetoprotein) tăng cao: Lượng AFP là một lượng protein do các thai nhi giải phóng ra khi chúng lớn lên, và lượng này được tìm thấy trong máu của các bà mẹ. Lượng AFP có thể được dùng để xác định bạn mang thai đa hay đơn, (mức này còn được dùng để đánh giá các lý do khác như sự khuyết tật của ống thần kinh). Thông thường, phương pháp xét nghiệm máu đơn giản có thể tiến hành từ mười sáu đến mười tám tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Việc thử AFP có thể phát hiện được khả năng sinh đôi với tỷ lệ 50%.
    7. Lượng HCG tăng khá nhanh: Có thể phát hiện ra hàm lượng hCG trong máu hoặc trong nước tiểu của thai phụ. Thông thường, trong quá trình mang thai đơn, nồng độ hCG trong máu tăng nhanh trong những tuần đầu, cứ hai đến ba ngày thì tăng gấp đôi. Còn đối với phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai, hàm lượng hCG sẽ tăng cao hơn.
    8. Nghe thấy hai nhịp tim của thai nhi: Bác sĩ sản khoa của bạn có thể nghe thấy hai nhịp tim khác nhau khi thai nhi khoảng mười hai tuần tuổi. Đến hai mươi tám tuần tuổi, bác sĩ có thể phân biệt được đầu và các bộ phận nhỏ khác của thai nhi.
    9. Siêu âm dương tính: Nếu bạn tin rằng bạn mang thai đôi, bạn có thể tiến hành siêu âm trong giai đoạn sớm của thai kỳ.Với kỹ thuật siêu âm, hoặc bác sĩ sản khoa có thể nhìn thấy hai túi thai, hai phôi thai và hai nhịp tim đập riêng biệt sau kỳ kinh cuối khoảng sáu tuần. Nhiều bác sĩ còn chẩn đoán bạn mang song thai chỉ sau năm tuần kể từ kỳ kinh cuối - khi thai phụ vừa mới trễ kinh khoảng một tuần.
    Theo Mỹ thuật
    (thugian.com.vn)

     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng năm 2009
  2. lover123

    lover123 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2009
    Bài viết:
    13
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mang thai đôi- dấu hiệu và lưu ý

    Cần gì phải quan sát dấu hiệu. Siêu âm là xong ngay. Ngoại trừ bạn ở miệt rừng núi. Mà ở rừng rú thì...làm gì đọc được bài này.
     
  3. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mang thai đôi- dấu hiệu và lưu ý

    Bạn muốn có song thai?

    [​IMG]
    Theo thống kê, cứ 100 phụ nữ mang thai thì có đến 2 người mang thai đôi. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh đôi, sinh ba, thậm chí sinh tư, sinh năm gia tăng đáng kể.



    Vậy những yếu tố nào quyết định sự hình thành thai đôi?

    Nguyên nhân hình thành thai đôi

    Gen di truyền:

    Nếu trong gia đình bạn hoặc chồng bạn đã từng có tiền sử sinh đôi thì khả năng bạn sinh đôi sẽ cao hơn hẳn so với người khác. Tỷ lệ này sẽ còn tăng hơn nữa khi bạn được thừa hưởng gen di truyền từ chính mẹ bạn. [​IMG]

    Tuổi của mẹ:


    Khi bạn từ 35 tuổi trở lên, khả năng bạn sinh đôi sẽ cao hơn hẳn khi bạn mới 25 tuổi. Đặc biệt, từ 50 tuổi trở lên, bạn lại càng có nhiều khả năng đẻ sinh đôi, sinh ba.

    Giải thích hiện tượng trên, các nhà khoa học cho rằng đó là do việc rụng trứng ở cơ thể người mẹ không được đều đặn như trước, dẫn đến việc tích tụ các hormone kích thích trứng rụng qua nhiều chu kỳ để rồi giải phóng đồng thời ở chu kỳ kế tiếp, gây nên hiện tượng rụng trứng ồ ạt.

    Tác động của y học:

    Những phụ nữ đang trong thời kỳ điều trị vô sinh hoặc đang chờ thụ tinh nhân tạo cũng có khả năng sinh đôi, sinh ba rất cao.

    Nguyên nhân là do việc uống quá liều các hormone kích thích sinh sản trong khi điều trị dẫn đến việc nhiều trứng cùng rụng một lúc. Lúc đó, bác sĩ có thể “bỏ bớt” những trứng này đi hoặc để lại tùy theo yêu cầu của người mẹ. Thực tế đã có những người phụ nữ sinh tới 6, 7 bé cùng lúc.

    Sự hình thành thai đôi

    Sinh đôi cùng trứng:

    1/3 các cặp sinh đôi là cùng trứng. Một trứng rụng và được thụ tinh bởi một tinh trùng như bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình phân chia tế bào của phôi xảy ra sự đột biến (ngẫu nhiên) gây tách thành 2 thai.

    Tùy theo trứng tách ra chậm hay nhanh, thông thường 2 thai cùng chia xẻ một lá nhau. Nếu phôi phân chia sớm, 2 thai sẽ nằm trong 2 buồng ối khác nhau, ngược lại sẽ cùng chung một buồng ối. Trường hợp đặc biệt, khi phôi tách ra quá muộn sẽ có nguy cơ 2 thai bị dính liền.

    Sinh đôi cùng trứng luôn luôn là cùng giới tính, cùng bộ mã di truyền và có ngoại hình giống hệt nhau.

    Sinh đôi khác trứng:

    Chiếm 2/3 tỷ lệ các cặp sinh đôi. Cơ thể người mẹ có 2 trứng rụng và được thụ tinh bởi 2 tinh trùng khác nhau. 2 tinh trùng này có thể đến từ 2 lần giao hợp khác nhau (do đó, có những trường hợp sinh đôi cùng mẹ khác bố). Mỗi thai nhi có một lá nhau riêng nhưng những lá nhau này có thể gắn kết với nhau.

    Một nửa số sinh đôi khác trứng là 1 trai 1 gái, còn 1 nửa kia là 2 trai hoặc 2 gái. Sinh đôi khác trứng thường có tính di truyền về phía người mẹ, không loại trừ trường hợp do ảnh hưởng tuổi tác hay do số lần có thai của người mẹ…

    Sinh đôi khác trứng có bộ mã di truyền khác nhau và ngoại hình không hoàn toàn giống nhau (chỉ như anh chị em ruột trong gia đình).
    (thugian.com.vn)
     
  4. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mang thai đôi- dấu hiệu và lưu ý

    6 thắc mắc khi mang song thai
    Siêu âm (khoảng tuần thứ 6) là biện pháp để biết bạn mang thai đôi hay không. Cũng có trường hợp, siêu âm chỉ phát hiện được một thai. Một thai còn lại sẽ được nhận diện sau đó.
    1. 'Tôi có nên ăn nhiều hơn những người mẹ mang đơn thai khác?'

    Bạn chỉ nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng. Điều này có lợi cho sức khỏe bản thân và sự phát triển toàn diện của hai bé trong bụng.

    Việc ăn nhiều hoặc tiêu thụ khối lượng dinh dưỡng gấp đôi nhóm thai phụ bình thường là không cần thiết.
    2. 'Cân nặng trung bình của mẹ khi mang đôi thai?'

    Nếu mang song thai, cân nặng trung bình của bạn tăng khoảng 16-20kg suốt thai kỳ. Bạn có thể đạt mức tăng cân 0,7kg/tuần, trong quý II và quý III.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa.

    3. 'Tôi có cần dùng viên vitamin bổ sung?'

    Trong 12 tuần lễ đầu tiên, bạn có thể sử dụng 400mg axit folic mỗi ngày (theo chỉ định của bác sĩ). Ngoài ra, bạn cũng nên dùng thêm viên sắt để ngăn ngừa chứng thiếu máu – một chứng bệnh rất dễ gặp khi mang đôi thai.

    Cách đơn giản nhất là bạn sử dụng nhiều thực phẩm chứa sắt trong thực đơn hàng ngày. Bác sĩ sẽ là người quyết định trực tiếp liều lượng và cách dùng viên sắt cho thai phụ.
    Với việc dùng viên bổ sung vitamin khác, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận.
    4. 'Tôi có tăng nguy cơ sảy thai?'

    Nguy cơ sảy thai với người mẹ mangthai đôi cao hơn (đặc biệt trong quý I). Một số trường hợp, thai phụ có thể bị mất một bé (còn lại một bé).
    5. Những nguy cơ khác khi mang đôi thai là gì?

    - Cảm giác nôn và buồn nôn có thể tăng do hormone gia tăng; hàm lượng HCG cũng tăng khiến tình trạng nghén nhiều hơn.
    - Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mức hormone progesterone cao cũng có thể làm bạn xuất hiện tình trạng thở dốc, khó thở.
    - Bạn cũng dễ bị táo bón hoặc phù chân hơn.
    - Chuyển dạ sớm: Khoảng 50% số người mẹ mang song thai có dấu hiệu chuyển dạ trước tuần thứ 37.

    - Tỷ lệ người mẹ mang song thai mắc chứng cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ là 30% trong khi ở người mẹ bình thường con số này chưa tới 10%.
    - Chứng tiền sản giật với thai phụ bình thường là khoảng 7%. Nhưng với người mẹ mang thai đôi, con số này có thể gấp 3 (lên tới 21%).

    - Nguy cơ đứt nhau thai: Là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi chuyển dạ. Triệu chứng này sẽ tăng lên ở nhóm thai phụ mang thai đôi có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, nghiện thuốc lá hoặc lạm dụng rượu…

    - Nhóm người mẹ mang song thai cũng dễ phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, điều này sẽ được hạn chế nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân và các bé.

    6. 'Có lưu ý gì đặc biệt cho người mẹ mang thai đôi?'

    - Bạn nên học cách cân bằng tâm lý. Việc mang 2 em bé khiến không ít người mẹ căng thẳng (vì khó khăn khi chăm nuôi hoặc cho rằng mình sẽ đau nhiều hơn trong quá trình chuyển dạ…)

    Để giảm thiểu lo lắng, bạn nên tìm đọc những tài liệu về thai đôi. Phần lớn người mẹ mang song thai đều phải sinh mổ nhưng cũng có một số trường hợp sinh thường.

    - Khi các bé ngày một lớn, bạn sẽ cảm thấy mệt nên cần nghỉ nhiều hơn. Bạn có thể tăng cân nhiều hơn nhóm thai phụ bình thường khác.

    - Nên hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ dấu hiệu trục trặc nào trong thai kỳ.

    Theo Mẹ và bé
    (giadinh.net)
     
  5. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mang thai đôi- dấu hiệu và lưu ý

    Sự khác biệt khi mang song thai
    Ở độ tuổi 30-40, bạn dễ mang song thai hơn so với giai đoạn 20 tuổi. Nguyên nhân là vì, ngoài 30 tuổi, chu kỳ rụng trứng của bạn có thể bị biến động.

    Bạn có thể tham khảo thêm thông tin dành cho người mẹ mang song thai, từ Webmd.

    Cần bổ sung axit folic

    Nhu cầu axit folic của người mẹ mang song thai cao hơn so với nhóm người mẹ mang đơn thai. Thai phụ cần tăng cường axit folic để giảm thiểu tình trạng dị tật thai nhi.

    Người mẹ mang song thai thường tăng cân nhiều hơn nhóm người mẹ mang đơn thai

    Khi mang song thai, cân nặng của bạn phụ thuộc vào hai bào thai, hai nhau thai và nước ối (thường là nhiều hơn). Bạn cũng cần thêm kalo để đủ dưỡng chất cho hai bào thai phát triển khỏe mạnh.

    [​IMG]

    Những nguy cơ sức khỏe khi mang song thai

    Cơn nghén buổi sáng sẽ nghiêm trọng hơn: Người mẹ mang song thai có lượng hormone thai nghén tăng cao hơn so với nhóm người mẹ mang đơn thai. Do đó, người mẹ mang song thai thường bị nghén buổi sáng hoặc những cơn nghén khác trong ngày (quý I) cao hơn.

    Ra máu là dấu hiệu thường thấy khi bạn mang song thai: Quý I của thai kỳ, ra máu có thể cảnh báo nguy cơ sảy thai – tình trạng dễ phải đối mặt nếu bạn mang song thai hoặc đa thai.

    Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cứ mang song thai là dễ bị ra máu. Nếu ra máu có tần suất liên tục; bạn bị chuột rút hoặc các dấu hiệu bất thường nào khác, bạn nên nhanh chóng đi khám.

    Người mẹ mang song thai dễ mắc chứng tiểu đường hơn: Nhóm người mẹ mắc chứng tiểu đường thai kỳ có thể sẽ chuyển hóa thành tiểu đường loại 2 sau sinh.

    Người mẹ mang song thai dễ mắc chứng tiền sản giật hơn: Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên chứng tiền sản giật nhưng họ cho biết, chứng bệnh này xuất hiện thường xuyên hơn ở nhóm người mẹ mang song thai. Tiền sản giật được phát hiện qua các dấu hiệu như huyết áp cao, tình trạng protein trong nước tiểu; phù chân, tay.

    Người mẹ mang song thai dễ phải mổ đẻ hơn: Nguyên nhân vì khi chuyển dạ, hai bé dễ tạo thành thế “khóa nòng”, khiến cho việc sinh thường khó khăn.

    Người mẹ mang song thai dễ bị chuyển dạ sớm: Nguy cơ này cũng khiến hai bé song sinh dễ bị nhẹ cân hoặc mắc các rắc rối về sức khỏe khác.

    Thời điểm xuất hiện thai máy sẽ không chậm hơn

    Nhìn chung, nếu bạn mang song thai, dấu hiệu thai máy bắt đầu xuất hiện vào khoảng tuần thứ 18 đến 20 (trùng thời điểm thai máy với nhóm người mẹ mang đơn thai).

    Việc phát hiện thai máy còn phụ thuộc vào kinh nghiệm thai nghén của người mẹ. Nếu bạn đã từng mang thai, bạn có thể nhận biết tương đối chính xác thời điểm thai máy. Nếu bạn mang thai lần đầu, bạn dễ bị nhầm lẫn giữa dấu hiệu thai máy và các chuyển động của ruột (hay dạ dày).

    Theo mevabe.net
    (forum.bacsi.com)
     

Chia sẻ trang này