minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

Thảo luận trong 'Kiến thức về Tứ trụ (Tử Bình)-Tài là nguồn sống, a' bắt đầu bởi phokhong, 19 Tháng tư 2008.

  1. Dương Tiễn

    Dương Tiễn New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng mười hai 2006
    Bài viết:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    Con đây là bản tôi đã chuyển từ bản PDF sang WORD, anh phokhong hoặc ai cần thiết thì tải về ghi chú rồi share cho mọi người !

    tu binh chan thuyen_1-20.zip - 0.68MB
     
  2. phokhong

    phokhong New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    cám ơn hảo ý của bạn. nếu bạn muốn vẽ thì cứ vẽ Table theo hình minh họa trong trang này. tôi cũng chưa rành lắm mà cũng không có thì giờ để vẽ nữa, nên chọn cách làm qua trung gian cho mau mà người xem cũng dễ hiểu.
    thôi chào bạn
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng sáu 2008
  3. COHON

    COHON New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng sáu 2008
    Bài viết:
    80
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    COHON tải xuống nhưng không worked!!

    Thanh O trầm hiếu chiêm nguyên trứ

    Dân quốc O từ nhạc ngô bình chú






    [​IMG]Mục lục
    方重審序

    Phương trọng thẩm tự
    徐樂吾自序

    Từ nhạc ngô tự tự
    《子平真詮》原序

    " Tử bình chân thuyên " nguyên tự
    凡例

    Phàm lệ
    一.論十干十二支

    Nhất - luận thập can thập nhị chi
    附干支方位卦圖
    Xin xét lại.
    Cám ơn.
     
  4. Dương Tiễn

    Dương Tiễn New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng mười hai 2006
    Bài viết:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    @ CoHon: bạn phải cài font tiếng Hoa (Airial Unicode US, PingMinhLU, v.v...) thì mới đọc được !

    Bạn gỉai nén bị loi hay ko làm việc là sao ? :-D
     
  5. phokhong

    phokhong New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    Nguyên văn bởi Dương Tiễn [​IMG]
    Con đây là bản tôi đã chuyển từ bản PDF sang WORD, anh phokhong hoặc ai cần thiết thì tải về ghi chú rồi share cho mọi người !

    Cám ơn hảo ý của ban, file tôi đã tìm được chương trình chuyển sang word rồi, bản ấy có nhiều chỗ sai tôi đang làm lại từ đầu. còn về vẽ bảng thì không cần thiết nữa vì tôi đã có cách làm cho nó hiển thị để minh họa cho dễ hiểu thôi. nếu các bạn thích thì copy về máy, còn hình thì tự vẽ lại hay tìm chương trình chụp lại cho mau. thôi xin chào bạn
     
  6. phokhong

    phokhong New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    8- LUẬN DỤNG THẦN
    ( Bàn về Dụng Thần )​
    Dụng thần của bát tự, chuyên tìm ở Nguyệt lệnh, tức là lấy can ngày phối cùng Địa chi của ( tháng) Nguyệt lệnh, do sanh khắc bất đồng mà định ra cách cục.
    Tài Quan Ấn Thực, là Dụng thần lành khéo thuận theo để mà dùng nó;
    Sát Thương Kiếp Nhận, là dụng thần không phải là lành mà nghịch mới dùng nó .
    Đáng thuận mà được thuận, đáng nghịch mà gặp nghịch, phối hợp thì nên, đều là quý cách.
    Dụng thần là tìm trong bát tự xem có thần nào dùng được.
    Thần có: Tài, Quan, Thực, Ấn, Thiên Tài Thiên Quan, Thiên Ấn, Thương Quan, Kiếp Nhận vậy. Xem kỹ lẽ vượng nhược hỷ kỵ trong bát tự, hoặc giúp đỡ (phò trợ) hoặc ức chế. tức lấy thần phò trợ hay ức chế để mà dùng gọi là Dụng thần. cũng là then chốt của bát tự vậy
    Chọn dụng thần sai thì đoán mệnh sai, nên nói đoán mệnh lấy dụng thần là quan trọng nhất.
    cách chọn dụng thần, trước tiên tìm thần ở Nguyệt lệnh nếu như khí ở Nguyệt lệnh đang vượng.
    Như không thể lấy được Dụng thần ở Nguyệt lệnh, thì mới tìm tới các can chi trong năm ngày giờ làm Dụng thần.
    Cách tìm dụng thần tuy khác nhau, mà mấu chốt là ở chỗ có được nguyệt lệnh không.
    Thí dụ như Nguyệt lệnh Lộc Kiếp Ấn thụ, Nhật nguyên thịnh vượng, thì không thể dùng kiếp Ấn, thì phải tìm thần khắc hay tiết khí làm dụng thần, tuy dụng thần không ở Nguyệt lệnh, nhưng mấu chốt để tìm thì lại ở Nguyệt lệnh.
    Nếu tứ trụ nhiều thần khắc tiết, Nhật Nguyên chuyển thành nhược, thì Kiếp Ấn ở Nguyệt lệnh, vẫn có thể dùng.
    Sách có câu Dụng thần chuyên tìm ở Nguyệt lệnh, lấy Nhật Nguyên so với địa chi của Nguyệt lệnh, xem kỹ vượng suy cường nhược mà định dụng thần vậy.
    cách chọn dụng thần tuy bất nhất, tóm lại, có thể chia làm 5 Loại sau:
    1-PHÒ TRỢ HAY ỨC CHẾ.
    Nhật Nguyên cường thì Ức chế, Nhật Nguyên nhược thì phò trợ, đó là lấy phò trợ hay ức làm dụng thần vậy.
    Thần của (tại ) Nguyệt lệnh quá cường thì ức chế “ thần đó “, ( khắc chế, dùng Quan Sát ) quá nhược thì phò trợ ( dùng Ấn hay Tỷ Kiếp ), lấy phò hay ức Nguyệt lệnh làm dụng thần vậy.
    2-BỆNH DƯỢC.
    a- Lấy phò làm hỉ: , thì thần phò trợ bị thương tổn là bệnh ( Thần Phò trợ bị khắc thương ). ( là Nhật Nguyên yếu, nên dùng Ấn Tỷ phò trợ làm Dụng thần. Nếu thần phò trợ là Ấn Tỷ bị khắc Thương tổn tức là bệnh ).
    b- Lấy ức làm hỉ: thì khắc mất ức thần là bệnh. Trừ bỏ thần bệnh ấy, tức là thuốc chữa. Như vậy gọi là chọn dụng thần chữa bệnh. ( Nhật Nguyên đã vượng lấy Ức chế Nhật Nguyên vượng làm Dụng thần. Nếu Thần ức chế Nhật Nguyên Vượng lại bị thần khác ( Thực, Thương ) khắc chế tức là bệnh )
    Tóm lại Dụng thần bị khắc chế tức là Bệnh.
    3- ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU.
    kim Thủy sanh vào mùa Đông, Mộc Hỏa sanh vào mùa hạ , khí hậu quá lạnh hay quá (nóng) khô ráo, khô hạn ), lấy điều hòa khí hậu là điều cần gấp. đấy là lấy điều hậu làm dụng thần vậy.
    ( xem thêm chương 14 Luận Dụng thần phối khí hậu đắc thất Ở trên ). Và xem thêm
    PHỤ LUẬN “TỨ THỜI NGŨ HÀNH NGHI KỴ “ ( Tiết lục cùng thông bửu giám )
    ( Phụ luận NGŨ HÀNH tốt xấu của bốn mùa ) ở chương trước..

    4-CHUYÊN VƯỢNG.
    khí thế của Tứ Trụ thiên lệch ( nghiêng ) cả về 1 hướng không thể đảo ngược được, chỉ còn cách thuận theo khí thế ấy làm Dụng, hoặc tòng theo hoặc hóa, các cách cục chuyên vượng về 1 hướng đều như vậy. ( thí dụ tứ trụ toàn là Thương Thực nên gọi là Tòng nhi cách theo con mà đi không thể dùng Ấn, dùng Ấn tức là Nghịch, là tai họa. các cách khác cũng thế như Tòng sát, tòng Tài , Tòng vượng v.v…)
    5-THÔNG QUAN. P 119
    2 thần tranh nhau ( đối đầu ), mạnh yếu như nhau, không thể phân hơn thua, ( bất phân thắng bại ) nên lấy điều hòa cả hai bên làm điều tốt đẹp, vì vậy lấy thông quan làm dụng thần vậy. ( Thí dụ Tài Ấn tranh nhau lất Quan làm thần thông Quan vì Tài sanh Quan, Quan sẽ sinh Ấn đấy là điều tốt đẹp, số được như vậy thì rất quý ).
    cách chọn dụng thần đều không ngoài 5 loại trên, đều theo Nguyệt lệnh mà suy định ra.
    Đến như gọi là thiện ác chẳng liên quan gì đến cát hung. Kiêu Thương Thất Sát ( là Hỷ thần ) mà có lợi cho ta cũng đều là cát thần.
    Chánh Quan Tài Ấn mà là Kỵ thần thì cũng là ác vật, không thể chấp nhất mà luận, do ở chỗ ở có phối hợp được nên hay không mà thôi.
    vì dụng thần trọng yếu như vậy, nên phàm ngũ hành nghi kỵ, can chi tính tình, đến sanh vượng tử tuyệt hội hợp, cách giải cứu hình xung, trong lúc lấy Dụng thần phải nên chú ý, tuy chỉ là lý luận, nhưng là căn bản, người học nên chú ý kỹ.
    I-PHÙ ỨC.
    1-LẤY PHÒ HAY ỨC CHẾ NHẬT NGUYÊN LÀM DỤNG THẦN.
    Phò có 2 loại; Ấn Sanh hoặc Kiếp trợ Nhật Nguyên.
    Ức cũng có 2 loại: Quan Sát Khắc Nhật Nguyên , Thực Thương tiết khí Nhật Nguyên.
    Thí dụ 1: Bộ trưởng ngoại giao Ngũ Triêu Xu
    1- [​IMG]
    Tài vượng thân nhược,
    Nguyệt lệnh Kỷ Thổ Quan tinh Lộ ra Tài Quan cả hai đều vượng mà thân nhược,
    nên dụng Ấn mà không dụng Quan,
    Lấy Ấn phò trợ Nhật Nguyên làm Dụng thần.

    Thí dụ 2: Thái Kiết Dân Tiên Sinh
    2- [​IMG]

    Qúy Thủy Quan tinh trong sửu lộ lên,
    Thêm Tý Thân hội Thành Thủy cục trợ giúp (Chánh Quan, Quý), thủy vượng ( Quý Thủy Trường Sinh tại Mão, Quan Đới tại Sửu ) Hỏa ( Nhật Nguyên ) nhược. ( Bính Tuyệt tại Thân ).
    Dùng Kiếp giúp thân làm dụng thần.

    Thí dụ 3: Bộ Trưởng giao thông Chu Gia Hoa
    3- [​IMG]

    Nhật Nguyên quá vượng, (Nguyệt lệnh Đế Vượng và thêm 1 Đế vượng tại năm và Lộc tại giờ.Bản khí tại địa chi và Thiên Can , nhiều Tỷ Kiếp thêm Ấn )
    lấy Quý thủy ( Sát ) trên trụ năm ức chế Nhật Nguyên làm dụng thần.
    Đến vận Quan Sát đại phát.

    Thí dụ 4: Bộ Trưởng tài Chánh Vương Khắc Mẫn
    4- [​IMG]

    Cũng là Nhật Nguyên quá vượng, ( Nhận Trường Sinh và được Tam Hợp Thủy cục Thân Tý Thìn Trợ Nhật Nguyên )
    Ất mộc dư khí trong Thìn lộ ra Can ( giờ Thương) tiết bớt Nhật Nguyên cho đẹp làm dụng thần, cũng ý là ức chế bớt vậy.

    II-PHÒ TRỢ HAY ỨC CHẾ THẦN CỦA NGUYỆT LỆNH LÀM DỤNG THẦN.

    Thí dụ 1: Chủ tịch chánh phủ Quốc Dân Lâm Sâm.
    5-[​IMG]

    Dần Mão Thìn khí đông phương ( Mộc phương ) hội đủ thêm lộ lên Giáp.
    Ấn tinh quá vượng ( Ấn tại Nguyệt lệnh lộ lên thiên can có gốc tại Nguyệt lệnh Dần ) , Lấy Tài tổn Ấn làm dụng thần.
    ( Nguyệt lệnh Tử, Nhật Nguyên Bệnh là Nhật Nguyên yếu.
    Nhưng Lộ lên Giáp có gốc tại Dần là Lộc. Dần Mão Thìn là hội Mộc phương Mộc là Ấn phương, nên Nhật Nguyên chuyển lại thành cường ).
    ( Thí dụ này trong chương Luận Hình xung hội Hợp giải pháp thì lấy giờ Dậu xin chép lại để tham khảo:
    “ may giờ Dậu xung Mão. ( nên Mộc Phương bị phá mà không thành Mộc phương ) Tổnchổ dư , bớt chỗ thái quá , vừa đủ thành tốt.
    hoặc là giờ mậu Thân, thì dù là giờ Thân hay Dậu ,thì dụng thần đều là lấy tài tổn ấn.
    riêng mượn ví dụ này để làm rõ cái lý Hình Xung hội hợp mà thôi”.

    Thí dụ 2: Viện Trưởng Hành Chánh Đàm Duyên.
    6- [​IMG]

    Nguyệt lệnh (Kỷ) Thất Sát lộ lên Thiên Can,
    lấy Thực Thần chế Sát làm dụng thần.
    Cũng là lấy dụng thần ức chế cái mạnh thái quá.
    Thí dụ 3: Lý Quân ở Hợp Phì.
    7- [​IMG]

    Bính hỏa sinh tháng 6 Mùi, còn chút dư khí nóng của mùa Hạ,
    Giờ gặp Dần Mộc,
    Tý thủy Quan tinh sanh Ấn,
    Nhật Nguyên nhược mà chẳng nhược.
    Nguyệt lệnh Kỷ thổ lộ ra Thương Quan, bát tự có 4 thổ quá nặng, tiết khí Nhật Nguyên thái quá, lấy Tài tiết khí Thương làm Dụng thần.
    “ Số này không được Nguyệt lệnh, không đươc Nhật Nguyên, chỉ có Ấn có gốc Lộc tại Dần, và Nguồn của Ấn là Quan (Quý) tàng tại Tý, có gốc Lộc tại Tý.
    Nhưng Địa chi bản khí và Thiên Can Thương tại Nguyệt lệnh lộ lên Thiên Can và Thực tại Năm, thêm Thực Thương tại bản khí nữa thì cuối cùng cũng chẳng làm cho thân vượng được. nên cuối cùng vẫn phải Dùng Tài để tiết khí Thương, hay là dùng Tài để hóa Thương”.
    Cũng là ức chế thần quá mạnh có hại cho Nhật Nguyên.
    Thí dụ 4: Tổng Trưởng gia thông Tăng Dục Tuyển.
    8- [​IMG]
    Nhật Nguyên Kỷ thổ thông căn Nguyệt lệnh,
    Ất Mộc ( Sát) trên trụ năm nhược, ( không cần phải dùng Thực chế Sát vì Sát cũng nhược vì không có gốc nên cũng không mạnh )
    Nên lấy dụng thần phò trợ cái quá nhược.
    Số này cho thấy: được Nguyệt lệnh, mà Nhật Nguyên chỉ có 1 Quan Đới.
    Nhưng Thiên can và địa chi bản khí có 3 thần Sát Tài Thực lộ trên Thiên Can và địa chi có 1 thần Thiên Tài làm cho Nhật Nguyên suy yếu. và có 2 Tỷ tại bản khí phò trợ Nhật Nguyên.
    Cho thấy nhiều thần làm suy yếu là Thực Thương Tài Quan Sát nhiều hơn thần sinh phò là Ấn Tỷ cũng làm cho Nhật Nguyên yếu. điều này cho thấy 10 thần cũng tạo thành 1 lực làm cho Nhật Nguyên cường hay nhược.
    Thí dụ 5: Thủ Tướng Chu Tự Tề.
    9- [​IMG]

    Kỷ ( Sát ) trên trụ năm bị Ất ( Thương ) khắc, ( nếu không bị Thương khắc là cục Sát Nhận )
    Tỵ gặp Hợi ( sát năm Tỵ bị tháng Hợi xung ) xung, bỏ không dùng,
    Thân vượng khí hàn. ( vì được Nguyệt lệnh Lộc và Nhật Nguyên Nhận, vì Nhật Nguyên vượng nên phải chọn thần ức chế làm dụng thần. Sát lộ lên lại vượng ở Tỵ là Đế vượng, nhưng Sát lại bị Thương Quan tại Giờ khắc nên không dùng được )
    Tỵ hỏa trụ giờ nhược ( Tài Bính có Lộc tại Tỵ đâu có nhược ),
    lấy Thương Quan sanh Tài làm dụng thần.
    ( chỗ này lấy Thương để tiết khí Nhật Nguyên vượng thành cục Thương Quan Sinh Tài ).
    Cũng là lấy dụng thần phò trợ cái nhược.

    II-BỆNH DƯỢC

    Thí dụ 1: Lý Quân ở Hợp Phì ( Thí dụ này ở trên II- Phò trợ hay ức chế Thần của Nguyệt lệnh làm Dụng thần cũng có thí dụ của Lý Quân ở Hợp Phì nhưng Tài[8 trụ lại khác )

    10- [​IMG]

    Nguyệt lệnh Thiên Tài đương lệnh,
    Tỷ Kiếp ( Lộ lên ) tranh Tài là bệnh,
    lấy Giáp Mộc Quan tinh chế Kiếp làm dụng thần, lấy khắc chế Kiếp để bảo vệ Tài vậy.
    ( chú ý trụ này kiêm lấy Bính Hỏa trong Tỵ. Tháng 11 Tý khí hàn, được Hỏa sưởi ấm thì phát vinh hoa, tức là ý điều hòa khí hậu vậy).
    ( trụ này không vượng lấy Bính để Điều hầu là đúng, có Kiếp tranh Tài là phá cách, nhưng may có Quan chế Kiếp bảo vệ Tài là Tốt. Trong thí dụ này nói về Bệnh tức là Kiếp tranh Tài, Dược chính là Quan , nhưng cái chính vẫn là Điều Hậu.)

    Thí dụ 2: Lưu Trừng Như.
    11- [​IMG]

    Nguyệt lệnh Tài vượng sanh Quan.
    Kỷ Thổ Thực thần khắc Nhâm Quan là bệnh,
    Lấy Giáp Mộc (Ấn) để loại ( Khử ) Thực Thần.
    ( ở đây không luận vương hay nhược chỉ chú trọng cái bệnh trong nguyên cục. Nguyệt lệnh Tài vượng thành cục Tài Vượng sanh Quan, nhưng Quan bị Thực chế thành phá cục là bệnh, dùng Dược là Ấn cứu Thực. Dùng Ấn cũng hợp lý vì Nhật Nguyên nhược).

    III-ĐIỀU HẦU.

    Thí dụ 1: “ Tốn Thanh Vương” Tương Ỷ.
    12- [​IMG]

    Kim hàn thủy lạnh, thổ kết thành băng,
    Lấy Ngọ ở trụ giờ làm dụng thần, cũng là ý điều hòa khí hậu.
    “ Trụ này cũng nhược, chỉ lấy Dụng thần Điều Hậu làm chính”.
    Thí dụ 2: Trương Thối Hán
    13- [​IMG]

    Tuy Kỷ Thổ Quan tinh lộ lên Thiên Can.
    Nhưng nếu không có Đinh Hỏa ( Tài ) tàngtrong Ngọ,thì Quan tinh vô dụng,
    cũng là ý Điều Hậu.
    ( Trụ này thì Nhật Nguyên quá vượng cũng không luận, chỉ chú trọng thần Điều Hậu ).
    Bệnh dược làm dụng Thần, như nguyên cục không có thần chữa bệnh, thì nên đợi vận bù đắp chỗ thiếu (khiếm khuyết) đó, thì mới phát triển được,
    cũng là Điều Hậu vậy. cách cục chuyển biến không riêng gì ví dụ này.

    IV-CHUYÊN VƯỢNG.
    Thí dụ 1: Tổng trưởng ngoại giao Ngũ Đình Phương.
    14- [​IMG]

    Đinh Nhâm Dần Hợi Mão Mùi, khí thiên ( nghiêng về ) Mộc ( Sát ) , tòng theo thế Mộc vượng làm dụng thần. là cách Tòng Sát.

    Thí dụ 2: Thích Dương Tri Phủ thời tiền nhà Thanh.
    15- [​IMG]

    Tuy Quý Thủy lộ lên Thất Sát, nhờ có Mão Mộc Ấn hóa Sát,
    cũng nên thuận theo thế vượng.

    Thí dụ 3: Chấp chánh Đoàn Kỳ Nhuyên.
    16- [​IMG]

    Mùa Xuân Mộc thành cục, ( Hợi Mão Mùi thành Mộc cục )
    Tứ trụ không có kim, là cách Khúc Trực Nhân thọ.

    Thí dụ 4: Tôn Nhạc

    17-[​IMG]

    Đinh Nhâm tương hợp, Tháng Mão giờ Dần, Hóa khí thành cách,
    Hóa thần mừng hành vượng địa. vượng đến chỗ cực điểm ( Cực vượng ), cũng mừng được tiết khí bớt.
    Là cách Đinh Nhâm hóa Mộc.
    V-THÔNG QUAN. “ Qua ải “
    Thí dụ 1: Giang Vạn Bình.
    18- [​IMG]

    Hỏa Kim đấu nhau, lấy Thổ ( Thực ) thông quan là phú cách, không có Thổ tất không thể dụng Kim ( Tài ) vậy.
    ( Trong cục nhiều Tài có Tỷ Kiếp lộ lên tranh Tài là Tỳ Kiếp và Tài đánh nhau nên lấy Thực ở giữa Thông Quan sinh Tài )

    Thí dụ 2: Lục Kiến Chương
    19-[​IMG]

    Kim Mộc đấu nhau, lấy Thủy ( Ấn ) thông quan,
    Lấy Sát Ấn tương sanh ( Ấn Hóa Sát ) làm Dụng thần.

    Pháp thông quan cực kỳ ( rất ) quan trọng, như nguyên cục không có thần thông quan, thì nên gặp vận là Thần Thông Quan để bù đắp chỗ thiếu đó thì mới có thể phát triển (phú quý).
    Dụng thần là như thế, mà có hỉ thần và kỵ thần, cũng nên gặp đất vận thông quan, điều hóa khí xung đột thành tốt.
    Như Tài Ấn đều thanh ( trong sạch ), gặp vận Quan Sát là tốt đẹp ( nghĩa là Tài khắc Ấn, lấy Quan Sát để thông quan )
    Tháng Kiếp dùng Tài cách, ( nghĩa là Kiếp khắc Tài, thì Kiếp sanh Thương Thực, Thương Thực sanh Tài để thông quan thì Tỷ KIếp không khắc Tài nữa ) gặp vận Thực Thương là tốt đẹp. tức là ý Thông quan vậy.
    Như thế khéo thuận dụng nó thì, Tài mừng gặp được Thực Thần tương sanh, Tài sanh Quan để hộ Tài.
    Quan mừng lộ lên Tài để tương sanh, sanh Ấn để bảo vệ Quan,
    Ấn Mừng Quan Sát tương sanh, Kiếp Tài ( cướp Tài, khắc Tài ) để bảo vệ Ấn.
    Thực mừng thân vượng để tương sanh ( Thân vượng thì sinh Thực để tiết khí thân vượng ), sanh Tài để bảo vệ Thực.
    Như nghịch dụng thì, Thất Sát mừng có Thực thần chế phục, kỵ Tài Ấn tư phò.
    ( Thất Sát chỉ có mừng được Thực chế, hoặc gặp Nhận để chế Nhận. nếu gặp Tài sinh và Ấn thì Sát sẽ bị tiết khí hay còn gọi là Ấn Hóa Sát làm biến mất cái khí của Thất Sát là phá cách. Sát gặp Ấn thành hiền mất hết uy quyền, cũng không thể giàu lớn như cỡ Tỷ phú được )
    Thương Quan mừng Ấn đeo được chế phục ( Thương Quan cần gặp Ấn chế phục ), sanh Tài để hóa Thương ( Thương là nguồn của Tài, Tài có nguồn là giàu có, trong cục có Thương sinh Tài là cách giàu, có Tài mà không có Thương thì về già hết tiền là hết luôn, khó khăn khốn khổ, có Tài mà không có Thương thì tiền của không giữ được, làm ít mà tiêu nhiều, tiền bạc theo “gió mây bay” )
    Dương nhận mừng được Quan Sát để chế phục, kỵ không có Quan Sát.
    Tháng Kiếp mừng có thấu Quan chế phục, ( cách sát Nhận thường có Kiếp như số của vua Càn Long xem lại chương Luận Hình xung hội hợp )
    Lợi dụng Tài thấu (lộ) Thực để hóa Kiếp. ( chỗ này ý là dùng Thực để Thông Quan vì Tháng Kiếp hay Nguyệt lệnh là Kiếp, lộ lên Tài thì Kiếp Tài tranh Tài, hay Kiếp Tài đánh nhau, dùng Thực để Tiết khí Kiếp, hay Kiếp sinh Thực, Thực sinh Tài, đó là cách Thông Quan vậy ).
    Đó là cách dùng thuận nghịch vậy.
    Tài mừng gặp Thực Thần tương sanh,
    ví như Giáp lấy Kỷ Thổ làm Tài, lấy Bính làm Thực Thần.
    Tài lấy Thực Thần làm gốc,
    20- [​IMG]

    Tài Kỷ Thổ mừng gặp Bính hỏa (Thực Thần ) tương sanh vậy.
    Sanh Quan để hộ Tài như:
    Giáp lấy Ất làm Tỷ Kiếp, Canh Tân làm Quan Sát, hiềm vì có Tỷ Kiếp thì tranh ( cướp ) Tài tinh;
    21- [​IMG]
    Tài sanh Quan Sát mà Quan Sát có thể khắc chế Tỷ Kiếp,
    đó là sanh Quan tức để hộ Tài vậy.

    Quan hỉ thấu Tài để tương sanh
    Như Giáp lấy Tân làm Quan, lấy kỷ Thổ làm Tài, Quan lấy Tài làm gốc, Tân mừng gặp Kỷ Thổ tương sanh vậy.
    22- [​IMG]

    Sanh Ấn để hộ Quan như:
    Giáp lấy Nhâm Quý làm Ấn, Canh Tân làm Quan, Quan sanh Ấn; Đinh Hỏa là Thương,
    Đinh Hỏa khắc chế Quan tinh, mừng có Nhâm Quý Ấn chế Thương để hộ Quan, nên nói sanh Ấn Để hộ Quan vậy.
    ( ví dụ này sai đáng lẽ là Ất lấy Nhâm làm Ấn , Canh làm Sát, Sát sanh Ấn, Bính là Thương – Giáp lấy Quý làm Ấn, Tân làm Quan, Đinh làm Thương )
    23- [​IMG]

    Ấn mừng gặp Quan Sát tương sanh, Kiếp Tài hộ Ấn,
    Giáp lấy Nhâm Quý làm Ấn, Mậu Kỷ làm Tài,
    Kỵ gặp Tài phá Ấn, có Tỷ Kiếp tranh Tài tức vì thế hộ Ấn vậy.

    24- [​IMG]

    Thực Thần do ta sanh ra, mừng thân vượng tương sanh.
    sanh Tài để hộ Thực là:
    ví dụ như Giáp lấy Bính Hỏa làm Thực, Kỷ Thổ làm Tài, Nhâm Quý làm Ấn,
    26- [​IMG]

    Thực Thần kỵ bị Ấn chế, có Tài phá Ấn, tức là hộ Thực vậy ( bên trên lấy Giáp làm thí dụ mà suy rộng ra).
    Tài Quan Ấn lấy phối hợp âm dương theo chiều thuận, Thực Thần lấy đồng tính tương sanh theo chiều thuận, theo đường chánh mà phò trợ hay ức chế, đấy là khéo thuận dụng vậy.
    Thất Sát tức là, khắc mà cùng tính ( như dương kim khắc dương Mộc, Âm kim khắc Âm Mộc), tính cường bạo hại thân đều có rất nên được chế phục.
    Tài có thể tiết Thực để sanh Sát, ( Thực sanh Tài, Tài sinh Sát )
    Ấn có thể chế Thực để bảo vệ Sát, nên nói Sát kỵ Tài Ấn tư phò là vậy. bên trên đã nói rồi “
    Thương Quan tức là, tương sanh mà khác tính,
    Nhật nguyên nhược, mừng có Ấn chế phục Thương Quan, (vừa chế mà vừa sinh trợ Nhật Nguyên nhược )
    Nhật Nguyên cường, mừng có Thương Quan sanh Tài, Tài có thể tiết bớt khí của Thương Quan, Tiết Thương tức là hóa Thương vậy.
    Dương nhận mừng gặp Quan Sát:
    là như, Nhật Nguyên quá vượng, chỉ có đối với 5 can dương, nên gọi là Dương Nhận.
    Cực vượng không có ức chế, thì vượng đến cực điểm thì sẽ vời cái tổn hại đến, nên nói mừng gặp Quan Sát chế phục. (Nhận cần phải có Sát chế phục )
    Nguyệt ( Tháng ) Kiếp là, Nguyệt lệnh Lộc Kiếp, khí Nhật Nguyên được thời lệnh, tối hỉ ( mừng nhất ) là Quan vượng. ( chỗ này thì Nguyệt lệnh là Lộc thì Nhật Nguyên đã vượng, có Kiếp thì càng thêm vượng. tối hỷ là có Quan vượng để ức chế, nếu đã có Quan thì lại phải có Tài vượng sanh mới tốt ).

    - Nếu dùng Tài, thì nên lấy Thực Thương làm chuyển hóa, lấy (Thực hóa Kiếp) Kiếp sanh Thực, Thực chuyển sang sanh Tài.
    do Nhật Nguyên đã vượng nên dùng Thực, để tiết khí cái vượng, Thực thần sẽ sinh Tài )
    - Dùng Sát thì thân Sát đều ngừng lại, nên dùng Thực chế. ( chỗ này thì Nhật Nguyên vượng, có Sát chế là tốt, nhưng Sát vượng phải có Thực chế mới tốt )
    Các phép ấy đều là lấy thần phò trợ hay ức chế (tháng) Nguyệt lệnh làm dụng, giúp cái chẳng thiện ( Sát ) nên phải nghịch dụng nó vậy.
    Đời nay chẳng biết chú trọng ở Đề cương ( Nguyệt lệnh, từ này cụ Lâm Thế Đức hay dùng ). rồi sau đó lấy Can chi tứ trụ, xem Hỷ Kỵ quy về Nguyệt lệnh, thậm chí thấy Chánh Quan đeo Ấn (có Quan với Ấn ), thì là Quan Ấn song toàn, và Ấn Thụ dùng Quan cũng luận như vậy.
    - Thấy Tài lộ Thực thần, chẳng cho là Tài gặp Thực sanh, mà cho là Thực Thần sanh Tài, và lại luận như Thực Thần sanh Tài;
    - Thấy Thiên Ấn lộ Thực, chẳng cho là cái hay đẹp của Thực tiết khí thân vượng, mà cho là Kiêu đoạt Thực, nên dùng Tài chế, và lại đi luận như Thực Thần gặp Kiêu.
    - Thấy Sát gặp Thực chế mà lại lộ Ấn thì, chẳng cho là khử Thực hộ ( bảo vệ ) Sát, mà cho là Sát Ấn tương sanh, và lại đi luận như Ấn thụ gặp Sát.
    - lại còn có Sát cách gặp Nhận, chẳng cho là Nhận giúp thân chế Sát, mà cho là lấy Thất Sát chế Nhận, và lại đi luận như Dương Nhận lộ Sát. Đó đều do chẳng biết Nguyệt lệnh mà luận bậy vậy.
    - Chánh Quan bội Ấn ( đeo Ân ) tức là, Nguyệt lệnh Chánh Quan, hoặc dùng Ấn hóa Quan, hoặc thấy Thực Thương cản trở Quan nên phải lấy Ấn chế Thực Thương để hộ Quan vậy.
    - Ấn thụ dùng Quan tức là, Nguyệt lệnh Ấn thụ, Nhật Nguyên nhờ Ấn sanh mà vượng, can Lộ lên Quan, mà Quan có Tài sanh, là Quan thanh ( trong ) Ấn chánh, Quan Ấn song toàn, tuy đều là Quan Ấn, nhưng đeo Ấn thì kỵ Tài phá Ấn.
    - Ấn thụ dùng Quan là mừng gặp Tài sanh Quan, nhưng cách dùng dứt khóat không giống nhau.
    - Tài lộ Thực tức là, Nguyệt lệnh là Tài, thêm can thấu Thực Thần, nhờ đó mà hóa Kiếp hộ Tài. ( Tài sợ Kiếp tranh, lộ lên Thực thần thì sẽ tiết khí Kiếp bảo vệ Tài “ Kiếp sẽ tham sinh quên khắc Tài” ).
    - Thực Thần sanh Tài tức là, Nguyệt lệnh là Thực Thần, gặp Tài thì khí của Thực Thần lưu thông ( Nguyệt lệnh Thực Thần thì ThựcThần sinh Tài ), kị gặp Kiếp.
    - Thiên Ấn thấu Thực tức là, Nguyệt lệnh Thiên Ấn sanh Nhật Nguyên, có Thực Thần tiết thân làm đẹp, ( Nhật Nguyên gặp Ấn sanh thì vượng, mừng có Thực Thần tiết khí ) kỵ gặp Tài tinh.
    - Thực Thần gặp Kiêu tức là, Nguyệt lệnh Thực Thần, địa chi gặp Kiêu, là Kiêu Thần đoạt Thực, nên dùng Tài chế Kiêu để (hộ) bảo vệ Thực.
    - Sát gặp Thực chế mà Ấn lộ là, Nguyệt lệnh gặp Sát, địa chi có Thực Thần ( khắc) chế thái quá, lộ lên Ấn thì khứ Thực (hộ) bảo vệ Sát.
    - Ấn thụ gặp Sát tức là, Nguyệt lệnh Ấn thụ mà gặp Ấn khinh ( nhược), mừng gặp Sát để sanh Ấn, là Sát Ấn tương sanh.
    - Sát cách gặp Nhận tức là, Nguyệt lệnh Thất Sát, Nhật Nguyên tất suy, ngày gặp Nhận, lấy Nhận giúp thân để chống lại Sát vậy.

    27- [​IMG]

    - Dương Nhận lộ Sát tức là, Nguyệt lệnh Dương Nhận, thì Nhật Nguyên tất vượng, lấy Thất Sát để chế Nhận, là Sát Nhận cách vậy.

    28- [​IMG]

    Thảy đều do chưa từng hiểu rõ Nguyệt lệnh, nên lộn ngôi chủ khách, tuy sai 1 ly, mà đi 1 dặm vậy.
    Nay đã nói về nghi kỵ ( nên và kỵ ) nên xem xét kỹ lưỡng ngày chủ vượng hay suy, chớ nên câu chấp.
    Cũng có khi Nguyệt lệnh không có Dụng thần thì làm sao?
    Như ngày Mộc sanh tháng Dần Mão, Ngày và tháng giống nhau, bản thân ( Mộc) ( tức là Nguyệt lệnh là Lộc hay Nhận nên Nhật Nguyên vượng ) chẳng thể làm dụng thần, tất xem tứ trụ có Tài Quan Sát Thực lộ lên Can hay hội chi không, lấy làm Dụng thần.
    Nhưng cuối cùng Đều lấy Nguyệt lệnh làm chủ, rồi sau đó mới tìm dụng thần, là cách Kiến Lộc tháng Kiếp, không phải là Dụng thần mà tức là Dụng thần vậy.
    - Cách Kiến Lộc tháng Kiếp, không hẳn là thân vượng, ( vượng chưa hẳn là hay ) vì:
    - Nếu vượng thì mừng có khắc ( Quan, Sát ) hay tiết khí ( Thương, Thực ), lấy Tài Quan Sát Thực làm Dụng thần.
    - Nếu nhược thì mừng được phò trợ, tức lấy Ấn Kiếp làm dụng thần.
    Như vậy dụng thần tuy không có ở Nguyệt lệnh, nhưng cái quan trọng nhất chọn dụng thần, thì vẫn ở Nguyệt lệnh,
    Đó gọi là xem khí Nguyệt lệnh đương vượng nắm quyền hành trước tiên, rồi mới phối thêm các thần khác vậy.
     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng bảy 2008
  7. phokhong

    phokhong New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    Về Nhật Nguyên cường hay nhược trong sách này nói chưa kỹ, mà mỗi người có cách lấy khác nhau. Hôm nay chúng ta tham khảo thêm về vấn đề này được trích từ bài viết của cụ “ Lâm Thế Đức “ tác giả cuốn Tử Bình Nhập Môn đăng trên giai phẩm KHHB trước năm 1975
    VẤN ĐỀ NHẬT NGUYÊN MẠNH HAY YẾU
    Đề cang là một chỗ trọng yếu nhất, suy hay vượng đều do đó mà định đoạt. thí dụ: Kiến Lộc cách, Nhận, Ấn bản chất đã vượng sẵn, coi giờ sinh có giúp thêm hay không, năm và ngày có xích ( rút ) bớt hay trợ giúp thêm hay không, lấy đa số mà suy luận.
    Trường sinh, Quan Đới, Lâm Quan ( Lộc ), Đế vượng ( Nhận ) là cường.
    Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt là rất yếu.
    Thí dụ 1: Phiến Ấn ( Thiên Ấn cách ).
    [​IMG]

    Ngày Giáp Mộc sinh tháng Hợi, Đề cang là Trường Sinh địa
    Giờ là Thân Tuyệt địa.
    Ngày Dần là Lộc địa
    Năm Tàiỵ là bệnh địa.
    Đề cang ( Nguyệt lệnh ) có vượng khí, tuy gặp giờ Tuyệt cũng không sao, vì trong Thân có Ẩn Nhâm hành Thủy sinh Mộc nên Nhật Nguyên cường mạnh.
    Dụng thần nên lấy chữ Mậu (Th Tài ) ẩn trong Dần để chế ngự Thủy ( Ấn ) quá nhiều. Nhưng chẳng may Dần Thân xung nên Dụng thần không kiện toàn là mộc số kết quả không được tốt.
    Thí dụ 2: Thất Sát cách
    [​IMG]

    Đề Cang ( Nguyệt lệnh ) tháng Thân Tuyệt địa,
    Ngày Tuất Dưỡng địa
    Giờ Dần gặp Lộc
    Năm gặp Bệnh.
    Đó là Đề Cang ( Nguyệt lệnh ) yếu, tuy giờ sinh có Lộc, bị tháng Thân xung, nên gọi là Nhật Nguyên yếu.
    Phải dùng Thủy ( Ấn ) ở Thiên Can của năm sinh làm Dụng thần, rút khí của Kim ( Sát ) sinh Giáp Mộc ( Nhật Nguyên ), cũng gọi là Sát Ấn tương sinh cách, suốt đời bình hòa.
    Thí dụ 3: Kiến Lộc cách.
    [​IMG]

    Nhật Nguyên Giáp ( Mộc ),
    Sinh tháng Dần ngộ Lộc, đó là Nhật Nguyên vượng thịnh,
    Lại thêm 1 chữ Tý Thủy ( Ấn ) hàng Địa chi năm sinh
    Còn ngày Dần cũng là Lộc,
    Như vậy Nhật Nguyên Giáp ( Mộc ) quá vượng thịnh.
    Quá vượng thì nên chế tài bớt đi.
    Có giờ Ngọ là Tử, Ngọ là Hỏa, Ngày Giáp ( Mộc ) sinh Hỏa thì sức khí của Mộc bớt đi, có bớt thì mới có sự quân bình,
    Cho nên lấy Dụng thần là hành Hỏa.
    (trụ này là của “cụ” Trần Việt Sơn báo Giai Phẩm KHHB. )

    Trong cục Nhật Nguyên mạnh hay yếu hoàn toàn lấy địa chi làm gốc mà suy ra.
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng bảy 2008
  8. phokhong

    phokhong New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    TÌM KIẾM DỤNG THẦN

    Để tiện cho việc nghiên cứu về Dụng thần, tôi Xin trích 1 số trang trong cuốn Tử Bình Nhập Môn trang 55-56 nói về Dụng thần để quý vị tiện tham khảo”
    Nhật Nguyên có mạnh, có yếu, CÁCH CỤC có thành, có bại, có thái quá, có bất cập.
    Nhưng bây giờ có 1 chữ trợ giúp cho CÁCH CỤC thành công hay cứu giải khi CÁCH CỤC bị phá hoại
    Chế ngự thái quá, cứu vớt bật cập hay giúp cho Nhật Nguyên quá yếu hay chế bớt quá mạnh, thì chữ nầy gọi là DỤNG THẦN.
    Số mệnh chỉ nhờ có 1 chữ DỤNG THẦN, cũng như phân biệt CÁCH CỤC là thể xác, DỤNG THẦN là linh hồn vậy. Nhưng
    - DỤNG THẦN mạnh thì thành công lớn,
    - DỤNG THẦN yếu thì thành công nhỏ
    Nếu không có DỤNG THẦN là HẠ CÁCH
    Luận số mệnh thiên ngôn vạn ngữ, chỉ là luận DỤNG THẦN mà thôi, thật nên cẩn thận và chú ý.
    -DỤNG THẦN mạnh, nhưng cũng nhờ Đại vận giúp mới thấy chỗ hay, thì phú quý lập tức thực hiện. nếu trái lại, Đại vận chế phá DỤNG THẦN, thì thất bại phá sản cũng lập tức gặp phải. cho nên DỤNG THẦN đi đôi với Đại hạn và lưu niên, nếu so sánh may rủi họa phúc sẽ thấy ngay.
    ( phần tiếp theo cách tìm DỤNG THẦN xin tham khảo “ Tử Bình Nhập Môn trang 50”

    NHU YẾU CỦA DỤNG THẦN
    • Có thế, có sức mạnh (như Giáp Mộc làm DỤNG THẦN thích ở mùa xuân).
    • có trợ giúp (như DỤNG THẦN là Giáp Mộc, có Ất Mộc hoặc Quý Thủy trợ giúp)
    • CAN nên đắc khí, có Căn ( như DỤNG THẦN là Giáp Mộc, Địa chi có Dần Mão).
    • DỤNG THẦN ở Thiên Can, không nên bị khắc chế hoặc bị hợp đi (như DỤNG THẦN Giáp không có Canh khắc hay bị Kỷ hợp).
    • DỤNG THẦN tại Địa chi đượv Thiên Can sinh trợ ( như DỤNG THẦN là Tỵ Hỏa được Giáp Mộc sinh hay có Bính Hỏa trợ giúp).
    • DỤNG THẦN tại Địa chi không gặp phải HÌNH XUNG HẠI HỢP (như DỤNG THẦN là Tỵ Hỏa không gặp Hợi xung, Dần Hình, Thân Hợp).
    • DỤNG THẦN đã gặp phải xung khặc Hại, mà được Thần khác cứu giúp giải trừ (như Giáp Mộc DỤNG THẦN bị Canh khắc, nhờ có Ất mộc cũng lộ trên Can Hợp chữ Canh, thì Canh sẽ không khắc Giáp nữa. Nếu có Ất mà có Bính, thì Bính Hỏa khắc Canh để cứu Giáp Mộc. Nếu ở Địa chi, DỤNG THẦN, chữ Tỵ bị Hợi xung, nhờ có Mão Hợp Hợi giải trừ cho Hợi xung Tỵ).
    Tóm lại là DỤNG THẦN không nên bị Hình Xung khắc Hại, Hợp thì mới tốt.

    KHU BIỆT CỦA DỤNG THẦN
    (sự khác biệt của Dụng thần)
    • KIỆN TOÀN. DỤNG THẦN không bị KHẮC HỢP HÌNH XUNG, nên gọi là KIỆN TOÀN, phú quý vĩnh cửu.
    • TƯỚNG THẦN. DỤNG THẦN có sức lực yếu, có 1 chữ khác tương trợ,
    DỤNG THẦN bị HÌNH XUNG PHÁ HẠI, có 1 chữ khác cứu giải. chữ Trợ hay cứu giải đó gọi là TƯỚNG THẦN hay HỶ THẦN.
    Tại mệnh cục TƯỚNG THẦN cũng rất quan trọng, thường đi đôi với DỤNG THẦN.
    3- CÁCH CỤC TƯƠNG KIÊM. Như Tài cách, DỤNG THẦN là TÀI, thì cách cục kiêm DỤNG THẦN, cho nên ảnh hưởng càng mạnh, tốt thì phát trên Tỷ phú, còn phá hại DỤNG THẦN thì lập tức phá sản hết sạch.
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng bảy 2008
  9. phokhong

    phokhong New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    Những thí dụ về học tập đoán số. (được viết lại cho phù hợp cho người mới học để dễ nghiên cứu)

    1- Chánh Quan cách: số mệnh Thừa Tướng đời Minh
    [​IMG]

    Ngày Ất sinh tháng Thân, Bản khí Canh Kim Chánh Quan, thêm ẤN, TÀI
    Mùa Thu Ất Mộc điêu linh, héo khô, QUAN TINH đương thịnh (Quan Canh có Lộc tại Thân), TÀI cũng có Trường Sinh (tại giờ Dần) , ấy gọi là Tài Quan quá vượng.
    ẤT MỘC nhờ có NHÂM THỦY Chánh Ấn, sinh cho Nhật Nguyên, lại nhờ có GIÁP KIẾP gặp LỘC tại Dần (có gốc)
    DỤNG THẦN là ẤN, hỷ thần là KIẾP (Trụ này nhìn qua là biết Nhật Nguyên nhược)
    Ấy là 1 cục Quan Ấn tương sinh chi cách.
    -Hạn QUÝ DẬU , Quý giúp Nhâm Ấn (Dụng thần), Dậu sinh Nhâm là tốt.
    -Hạn GIÁP TUẤT giúp cho Giáp Kiếp (hỷ thần) là tốt, vận Tuất là Thổ khắc Nhâm Ấn (Dụng thần) thì không tốt, nhưng nhờ có Giáp phá Thổ cứu vãn lại, là 1 vận trung bình.
    -Hạn Ất Hợi, (Dụng thần) Nhâm Ấn gặp Lộc tại Đại Vận Hợi ( Hợi là Lộc của Nhâm), nhưng gặp phải Tứ xung (nguyên cục là DẦN, THÂN,TỴ) có sự nguy hiểm chết đi sống lại.
    -Hạn BÍNH TÝ , TÝ là Nhận của (Dụng thần) Nhâm Ấn, NHÂM THÙY cường mạnh, làm Thừa Tướng, Ấy là 1 vận giúp cho Dụng thần.
    -Hạn ĐINH SỬU, ĐINH hợp NHÂM (Dụng thần) là Dụng thần bị bó buộc, là hạn xấu, mất chức. Sửu hợp TỴ, thành Kim cục (Quan cục) sinh Dụng thần, phục chức
    -Hạn MẬU DẦN, MẬU THỔ -phá NHÂM DỤNG THẦN, DẦN xung CHÁNH QUAN THÂN KIM, thất lộc (chết) trong hạn nầy.

    2- Số Mệnh của ông Tham Chính đời Minh.
    [​IMG]

    - Ngày Mậu Thổ sinh tháng Tý, nhâm lộ lên là Phiến Ấn (Thiên Ấn) cách.
    - Mùa đông Thủy vượng, (ngày) Mậu gặp Nguyệt lệnh Thai địa là yếu đuối, nhờ có chữ NGỌ là ẤN sinh MẬU, chẳng may TÝ, NGỌ tương xung, NGỌ HỎA (Ấn) bị THỦY (Tài) khắc.
    - Nên lấy ẤT MỘC QUAN TINH làm Dụng thần, ấy là TÀI QUAN CÁCH, Thủ quý không thủ phú.
    (trong trụ này Nhật Nguyên nhược đáng lẽ lấy Ấn bản khí của Ngọ hay Ấn tàng trong Ngọ làm Dụng thần, nhưng bị Tý Nguyệt lệnh xung không làm Dụng thần được, nên phải Dùng Quan (là Nguyên thần của Ấn) sinh Ấn nhược để Ấn mạnh lên làm Dụng thần. Ất Quan có gốc Lộc tại Mão là Quan vượng nên nói thủ Quý không thủ phú. )
    ĐẠI HẠN
    -Hạn QUÝ SỬU, THỦY sinh Dụng thần Ất Quan là tốt.
    -Hạn GIÁP DẦN, CAN GIÁP là THẤT SÁT của MẬU, HỖN LOẠN CHO QUAN TINH ấy là Hạn xấu (Dụng thần Quan gặp Hạn Sát là hỗn tạp là xấu).
    -CHI DẦN hợp với NGỌ lại xung chữ THÂN, có sự biến hóa, nhưng dù sao cũng là có HỎA Ấn (Đại hạn Dần ngày Ngọ hợp thành bán Hỏa cục) giúp cho (sinh) MẬU THỔ, nên được trung bình.
    -Hạn ẤT MÃO, QUAN đắc LỘC, làm quan chứ Tham Chánh, ấy là 1 hạn khá lắm.
    -Hạn BÍNH THÌN, ĐINH TỴ,MẬU NGỌ có HỎA (Ấn) giúp cho Nhật Nguyên Mậu, 30 năm liên tiếp vận tốt, cób thọ đài và hưởng phú quý.
    Qua thí dụ này cho thấy Hạn có Can hoặc chi trợ giúp cho Dụng thần là tốt, nếu Nhật Nguyên nhược mà được hạn giúp cho Nhật Nguyên thì hạn cũng tốt.

    3-
    [​IMG]

    -Ngày Tân Kim sinh tháng Tuất, lộ lên chữ Mậu, ấy là Chánh Quan cách.
    -Tháng 9 Tuất Thổ vượng (Nguyệt lệnh Ấn vượng), Ngày có Lộc, (Thiên Can Bính) Quan tinh Hỏa sinh Ấn Mậu Thổ, ấy là Nhật Nguyên mạnh còn thêm Ấn sinh là thái quá.
    -Nhờ có chữ Tý là Thực Thần rút bớt kim khí (Tân). DỤNG THẦN là THỰC gọi là CHÁNH ẤN DỤNG THỰC CÁCH, phú quý song toàn.
    -Hạn KỶ HỢI, KỶ ở trên không khắc TÝ, HỢI lại giúp cho TÝ (Dụng thần Thực) là vận tốt.
    -Hạn CANH TÝ, Canh Kim sinh Thủy (Dụng thần) khá lắm.
    -Hạn TÂN SỬU, Tân Kim sinh THỦY Dụng thần, Sửu – Tuất tương hình, THỔ động là hạn xấu.
    -Hạn NHÂM DẦN, Nhâm Thủy sinh Mộc (Giáp) là Tàiphá Ấn (trên can có nhiều Ấn) nên Ấn MẬU THỔ không sinh KIM (NHẬT NGUYÊN) là hạn tốt.
    -Hạn QUÝ MÃO, QUÝ Thủy giúp cho Tý (Dụng thần) là tốt, MÃO xung ngày DẬU là khắc Thê trong hạn này.
    -Hạn GIÁP THÌN, Giáp là TÀI phá Ấn là tốt, THÌN xung TUẤT, THỔ động thất lộc.

    4- Số mệnh của ông Đề Đốc.

    [​IMG]

    -Ngày KỶ sinh tháng Dậu, là THỔ KIM THỰC THẦN CÁCH, giờ Ất Hợi là Sát: Nhật Nguyên yếu đuối, lại bị Thực Tiết khí, bị Sát khắc chế, rất nguy khốn, nguyên cục không có hành Hỏa (Ấn) và hành Thổ (Tỷ), nhờ Bát tự toàn Âm, nên khắc chế không mạnh lắm, cho nên lúc ấu thời cha mẹ mất sớm, làm con nuôi họ khác. (tóm lại đặc điểm của trụ này là Nhật Nguyên yếu có 2 thần lộ lên là Thực thần và Sát càng làm cho Nhật Nguyên yếu thêm. Thực Thần ở đây chỉ là cứu thần cại Nhật Nguyên yếu bị Sát khắc chế thôi)
    -Hạn KỶ MÙI: kỷ Tỷ giúp cho Nhật Nguyên mạnh dạn. (vì Nhật Nguyên yếu nên hạn cần Tỷ, Kiếp trợ giúp và Ấn sinh)
    - Hạn MẬU NGỌ Mậu (là Tỷ) Ngọ (là Ấn) giúp cho Nhật Nguyên khắc chế Thực thần, rút khí Thất Sát (Sát Ất Mộc sinh Ngọ Ấn) lập nên chiến công (cục trong trụ này là Thực Thần chế Sát, nhưng ngặt nỗi Nhật Nguyên yếu nên Thực thần chế Sát phải chờ Vận giúp là Ngọ Ấn sinh trợ Nhật nguyên vượng lên nên cách Thực thần chế Sát mới hữu dụng).
    -Hạn ĐINH TỴ: huy hoàng rực rỡ, vì Đinh Hỏa là Ấn, Nhật Nguyên yếu có Ấn sinh thật là tốt đẹp.
    -Chi TỴ xung chi giờ là HỢI có sự nguy hiểm.
    -Hạn BÍNH THÌN: BÍNH hợp TÂN can tháng, THÌN hợp DẬU, làm nên Đề Đốc công danh hiển hách.
    -Hạn ẤT MÃO: SÁT tinh vượng (Sát Ất gặp han Mão là Lộc của Sát nên là Sát Vượng), Thực thần cũng vượng, (Thực thần là Tân, Dậu là Lộc của Tân Thực, nên Thực cũng vượng)Kim Mộc tương khắc, làm cho Kỷ Thổ lở ra Thất Lộc (chết).
    Số nầy Nguyên cục không được tốt lắm, nhờ vận giúp cho NHẬT NGUYÊN, THỰC THẦN CHẾ SÁT, làm nên võ tướng.
     
  10. phokhong

    phokhong New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    CÁCH LUẬN ĐOÁN TỬ BÌNH
    -Trước hết lấy hàng Can của Ngày làm mệnh chủ, tức là Nhật Nguyên.
    -Lấy Địa chi của tháng sinh làm đề cang Đề là nhắc lên, cang là cang lãnh. Hay là (Nguyệt lệnh).
    -Lấy giờ sinh thu góp lại, tổng quát cho toàn cục, chi phối ngũ hành, coi trong cục hành nào nhiều, có hại cho bản mệnh hay có lợi cho bản mệnh, giờ sinh có quyền chế ngự hay có trợ giúp. Phân tách cho thật chặt chẽ định ra cho một chữ Dụng thần. lấy Dụng thần đó so sánh với đại vận, lưu niên coi có lợi hay có hại Dụng thần thì được biết ngay việc tốt hay xấu, ứng nghiệm phân minh và rõ rệt.
    -Khoa Tử Bình lấy chi Nguyệt và chi giờ làm trọng.

    1- PHIẾN ẤN CÁCH (Thiên Ấn)​
    [​IMG]

    LUẬN GIẢI:
    Nhật Nguyên là Nhâm Dương Thủy, sinh năm Hợi là Lộc Địa
    Tháng Thân là Đề cang (Nguyệt lệnh) có Trường Sinh được vượng khí,
    Ngày Thân cũng là Trường Sinh.
    Giờ Thìn là Mộ địa.
    Nhật Nguyên có Lộc có Trường Sinh là cường mạnh quá mức (thái quá)
    Vương nên khắc bớt hay xích chiết (tiết khí) đi.
    Có chữ Giáp thuộc Dương Mộc an tại can giờ và chữ Thìn là Mộ Địa của Nhâm.
    Mệnh cục Mộc rút Thủy, Thổ ngự Thủy hay dung nạp Thủy tại Khố (kho), Nguyên cục chuyển thành ôn hòa,
    Lấy chữ Giáp làm Dụng thần ( Ấn cách Dụng Thực Thần).
    Chữ Giáp tại giờ sinh, chi phối ngũ hành được điều hòa là một chỗ rất tốt, cho nên có nhiều tuổi thọ và được nhiều con quý hiển.
    Từ trung niên đến lão niên hạn gặp Thìn (Sát), Mão (Thương) Dần (Thực), Mộc vượng (Thương Thực vượng) nên phú quý hiển hách.
    (Nhật Nguyên quá vượng nên gặp vận khắc (Quan Sát) hay tiết khí (Thương Thực)Nhật Nguyên vượng là tốt và ở trường hợp này Dụng thần thường là Thương Thực)

    2- PHIẾN ẤN CÁCH (Thiên Ấn)​
    [​IMG]

    Giống số trước chỉ khác giờ.
    Nước mạnh mà không có chữ nào xích ngự,
    Giờ can Bính bị khắc, chi Ngọ bị xung (Tý Ngọ xung) Thủy Hỏa bất tương dung là giờ sinh xấu.
    Cho nên Nguyên cục giống như luồng nước hồng thủy chảy mạnh, ruộng đất có thể ngập lụt, là mộc số xấu xa.
    -tính tình của người này rất vô lễ, hoạnh hành xài phí vô độ, khuynh gia bại sản.
    đến hạn Thân Tý Thìn hội đủ Thủy cục lấp tắt hành Hỏa là (giờ) Bính Ngọ, không có thần nào cứu giải bị đâm chết một cách thê thảm.
    -vì giờ sinh thuộc phần quy nạp mà không có Thổ (Quan, Sát) hay Mộc (Thương, Thực), sánh với số trước một tốt một xấu, nên giờ sinh thật quan trọng.
    -Kinh rằng”Thời chân mệnh bất giả” nghĩa là giờ sinh đúng thì mệnh không thể sai được.
    -Năm Sinh là cung Tổ phụ,
    -Tháng Sinh là cung Phụ mẫu và anh em.
    -Can Ngày là bản mệnh, chi là Thê hay Phu
    -Giờ là cung con cái. Cũng là một vị trí quy nạp, thường ứng cho trung niên và tuổi già.
    -Trong Can hay Chi của Năm sinh có một chữ là Dụng thần, tức là khi ấu thiếu thời được hưởng ấm phúc của ông bà.
    -Có Dụng thần trong tháng sinh, tức là khi thanh thiếu được hưởng ấm phúc của cha mẹ hay anh cả
    -Chi ngày làm Dụng thần, tự tay sáng tạo sự nghiệp và được vợ tốt giúp đỡ, Nữ mệnh được chồng hiền.
    -Giờ sinh có Dụng thần, khi tuổi trung niên được hưởng phú quý, con cái hiển đạt.
    -Có thể chia Năm sinh từ 1-15 tuổi cộng là 15 năm.
    -Tháng sinh từ 15-30 tuổi
    -Ngày sinh từ 30-45 tuổi
    -Giờ sinh từ 45-60 tuổi,.
    Coi Dụng thần ở hàng nào thì biết ngay phát ở tuổi nào, nhưng cũng nên so lại với Đại hạn làm cho xác thật hơn.
    [​IMG]
     
  11. jickerman

    jickerman New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    80
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    Cháu cảm ơn bác phokhong đã sưu tập những tài liệu quý giá cho bọn cháu tìm hiểu, bác ơi cháu có một băn khoăn về tứ trụ của mình rất mong được bác giúp đỡ ạ. Tứ trụ của cháu " Bính Dần_ Canh Tý_ Quý Sửu_ Nhâm Tý" theo cháu tìm hiểu có hai cách chọn dụng thần : cách thứ nhất lấy bính hỏa (Tài) làm dụng thần điều và cách thứ hai lấy Mậu (Quan) trong chi dần làm dụng thần thông quan. Bác có thể giúp cháu xem chọn dụng thần nào thì tốt hơn không ạ! Cháu cám ơn bác nhiều ạ!!! Mong bác tiếp tục viết bài cháu không dám làm phiền nữa ạ !!!
     
  12. phokhong

    phokhong New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    Trụ này là Kiến Lộc cách, Nhật Nguyên vượng, thêm Ấn lộ lên Thiên Can sinh trợ, Ấn là Kỵ thần, gặp Tài Hỏa là Thần Điều Hậu lại hợp lý, đâu cần phải Thông Quan, nếu Nhật Nguyên nhược mới cần Thông Quan. Tài vượng có nguồn lại vượng, thành cục Thương sinh Tài sau này sẽ giàu lắm, vậy là tốt rồi.
     
    Last edited by a moderator: 31 Tháng bảy 2008
  13. jickerman

    jickerman New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    80
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    Cháu cảm ơn bác Phokhong đã giúp cháu giải đáp thắc mắc trong lòng bấy lâu nay. Chúc bác luôn mạnh khỏe và có nhiều bài viết hay hơn nữa ạ !!!
     
  14. VoPhong

    VoPhong Hội Viên

    Tham gia ngày:
    13 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    962
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    Đề nghị không ai viết thêm bài để tránh loãng chủ đề của bác phokhong~_bighug~_bighug~_bighug
     
  15. phokhong

    phokhong New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    TÌM DỤNG THẦN
    1-MỆNH CỤC LẤY ẤN LÀM DỤNG THẦN
    Là người hiền từ trung hậu có phúc, công việc thành công là nhờ người khác giúp đỡ, bản mệnh an hưởng, ít có lao tâm lao lực, nhưng phát đạt không lớn lắm.
    1- [​IMG]

    -Mệnh chủ (Nhật Nguyên) Quý thuộc Âm thủy, Đề cang tháng (Nguyệt lệnh) và ngày Thai địa, năm bại địa (Mộc Dục).
    -Nhật Nguyên vô khí là yếu. Dụng thần lấy chữ Tân (Ấn) thuộc Âm Kim có Lộc tại Dậu Dụng thần rất mạnh.
    -Quý Thủy sinh tháng Hỏa là Chánh Tài cách,
    -Năm Giáp Dần Thương Quan có Lộc tại Dần, Mộc (Thương) Hỏa (Tài) tương sinh, đó là Thương Quan sinh Tài cách, Dụng thần là Ấn (Tân).
    -Hạn Thân Dậu (Ấn) giúp cho Dụng thần vinh hiển phú quý suốt đời an hưởng.

    2-TÀI LÀM DỤNG THẦN
    A- Mệnh cục lấy Tài làm Dụng thần,Nguyên cục không có Quan tinh.
    Mệnh cục lấy Tài làm Dụng thần là người thông minh, thành thật, tay trắng làm nên sự nghiệp.
    - Nếu nguyên cục kém Quan tinh, thì kinh doanh buôn bán tốt hơn.
    - Nếu có Quan tinh thì công danh được hiển hách gọi là Tài Quan song mỹ.
    2- [​IMG]

    Nhật Nguyên Nhâm Dương Thủy, tháng Mộ, giờ Đế vượng, năm Trường sinh.
    Tuy tháng Thai địa là yếu,
    Nhờ có Trường Sinh và Đế vượng.
    Lại có Nhâm là Tỷ và Canh là Ấn trợ giúp.
    Nhật Nguyên chuyển lại cường mạnh.
    Tháng Bính Ngọ Tài tinh cũng mạnh nên lấy Tài làm Dụng thần.
    Rất tiếc không có hành Mộc (Thương Thực) cho nên Tài vào tay này sang tay kia, ít được súc tích, nhờ nguồn gốc của Tài mạnh, suốt đời không túng thiếu, là một số thương mại.

    B- Mệnh cục lấy Tài tinh làm Dụng thần, gặp Quan tinh:
    3- [​IMG]

    Nhật Nguyên chữ Canh, Dương Kim, sinh tháng Mão, Đề cang (Nguyệt lệnh) Tài vượng, Thai địa cũng được chuyển lại vượng thịnh.
    Dụng thần là chữ Mão Tài tinh,
    Quan tinh chữ Đinh tại can năm, tuy bị Thương Quý khắc, nhờ hành Mộc (Tài) đương quyền rút hết Quý Thủy (Thương) sinh lại Đinh Hỏa (Quan), Tài Quan song mỹ

    3-QUAN TINH LÀM DỤNG THẦN

    Mệnh cục lấy Quan tinh làm Dụng thần thuộc về văn chức, người quân tử trung chánh, xử sự phân minh, liêm khiết, giữ chức vụ thuộc về văn, cuộc đời thăng bằng, không được quý hiển lắm và cũng không giàu có.
    Nhưng nếu có Tài tinh đắc địa, đó là Tài Quan song mỹ, có chức tước cao và giàu có.
    Kỵ có Quan Sát lẫn lộn trong nguyên cục.
    Thí dụ: Mệnh cục lấy Quan tinh làm Dụng thần, không có Tài tinh.
    4 [​IMG]


    Ngày Giáp Mộc sinh tháng Dậu Quan tinh đương quyền,
    Đề cang (Nguyệt lệnh) Thai Địa
    Ngày Lộc, giờ Quan Đới
    Nhật Nguyên cường mạnh, nên lấy Quan chế Nhật Nguyên làm Dụng thần
    Địa chi Tam hợp Tỵ Dậu Sửu (Kim cục) Quan cục
    Người trung chánh hòa nhã, Quân tử chi mệnh.
    Nguyên cục Tài yếu, nên không giàu có, nhưng địa vị khá cao.

    4-QUAN TINH VÀ TÀI TINH
    Thí dụ: Mệnh cục lấy Quan tinh làm Dụng thần, có Tài tinh đi liền với Quan tinh.
    5 [​IMG]

    Ngày Đinh thuộc Âm Hỏa, sinh tháng Hợi, Quan tinh Đương quyền có Tài tinh là Tân thuộc Âm Kim, nên gọi là Phiến Tài (Thiên Tài).
    Đinh Hỏa sinh tháng Hợi, Đề cang (Nguyệt lệnh) Thai địa
    Năm Bại địa (Mộc Dục), Ngày Bệnh, giờ Suy
    Nhật Nguyên yếu, nên lấy Giáp Mộc Chánh Ấn làm Dụng thần.
    Vì Quan Ấn tương sinh (Quan sinh Ấn Dụng thần) nên Dụng thần mạnh,
    lại gặp Trường Sinh (Giáp Trường Sinh tại (Tháng) Hợi,) Tài Quan Ấn tam Kỳ chi mệnh, hiển hách phi thường.

    5-SÁT LÀM DỤNG THẦN
    Mệnh cục lấy Sát làm Dụng thần
    Nhật Nguyên là Nhận cách nên được gọi là Sát Nhận tương hiển, quý tỷ vương hầu (quý như vương hầu).
    Phần đông thuộc về võ nghiệp, tính ngay thẳng cương nghị, thường muốn nắm giữ đầu mối hay có tham vọng làm lãnh tụ.
    Nếu Nhật Nguyên không được cường mạnh,nguyên cục có Ấn thì chuyển thành một cục Sát Ấn tương sinh, con người chuyển lại trung hậu, có đức độ liêm khiết, tuy là võ nghiệp mà nắm chức vụ về dân sự, chức vụ cao mà thanh bần.
    Nếu nguyên cục Sát Nhận đều mạnh, kháng địch với nhau, đi hạn gặp Ấn, thì chấp chưởng quyền oai, là một lãnh tụ nước nhà.
    Nếu chẳng may đi hạn gặp Sát, thì có lập chiến công lớn mà chết nơi chiến trường.
    Hay đi hạn mà gặp NHẬN thì chết vì bệnh hoạn.
    Cho nên kinh nói rằng: “Sát vượng tái hành Sát Địa, tất tử ư đao kiếm chi hạ. NHẬN vượng phục hành nhận địa tất tử ư dược thạch chi gian”
    Trong bát cách, Thất Sát là cách dữ nhất, nếu đắc thời thì oai quyền nhất đẳng, thất thời thì chết mộc cách thê thảm.
    Thí dụ: mệnh cục lấy Sát làm Dụng thần, Nhât Nguyên có Nhận Sát tương hiển.
    6 [​IMG]

    Mệnh chủ Giáp Mộc, sinh tháng Thân Canh Kim Nguyên thần lộ lên, đó là Thất Sát cách.
    Lại có thêm Tài tinh là Mậu Thổ sinh Sát. Thất Sát đương quyền.
    Giáp mộc nhờ có Nhận địa chữ Mão làm gốc khách địch Thất Sát, ấy là Sát Nhận tương hiển.
    Dụng thần tại chữ Đinh là Thương Quan, Nguyên cục gọi là Thương Quan giá Sát, quý hiển nhất thời, võ nghiệp quyền oai.
    (Dụng thần lấy theo cục chế Sát. Lấy Thương chế Sát gọi là Thương Quan giá Sát)
    Số nầy nếu không có chữ Đinh (Thương), nên lấy chữ Nhâm (Ấn) ẩn trong Thân làm Dụng thần, ấy gọi là Sát Ấn tương sinh, thành tựu không bằng chữ Đinh, nhưng suốt đời an hưởng.
    Dụng thần là (Thương), thì khổ cực lao lực.

    6-THỰC THẦN LÀM DỤNG THẦN

    Mệnh cục lấy Thực thần làm Dụng thần là người thông minh trung hậu, ôn hòa học giỏi, thường là Văn Sĩ, Bác Sĩ.
    Nếu đi đôi với Tài tinh là Đại Thương gia.
    Gặp Thất Sát mà Nhật Nguyên mạnh thì văn võ kiêm toàn, nắm quyền lớn.
    Trong 8 cách thì Thực thần là mộc cách thuần túy, có thọ, có phúc./
    Kinh nói rằng: “Thực Thần đắc địa thắng ư Tài Quan
    Thí dụ: mệnh cục lấy Thực Thần làm Dụng thần.
    7 [​IMG]

    Ngày Mậu Thổ, sinh tháng Thân, chữ Canh lộ lên Thiên Can là Thực Thần cách.
    Nhật Nguyên tuy sinh tháng Thân là Bệnh địa, nhờ ngày Quan Đới và giờ có Lộc, Nhật Nguyên vượng thịnh, lấy chữ Canh Thực Thần làm Dụng thần.
    Thực Thần sinh Tài tinh chữ Quý Thủy, giàu có suốt đời, kinh doanh đại xí nghiệp (Đại công Ty).
    Là người rất trung hậu, có phúc, thân thể khỏe mạnh và có thọ.

    7-THƯƠNG QUAN LÀM DỤNG THẦN
    Mệnh cục lấy Thương Quan làm Dụng thần là người ỷ tài tự đắc, hiếu thắng rất thông minh.
    Nguyên cục không gặp phải Tài Tinh là người xảo trá, nhiều mưu kế, thường hại người mà sau cùng cũng nghèo túng.
    Nếu đi đôi với Tài Tinh phát đạt mộc cách nhanh chóng, làm giàu to, nhưng thâm tâm ích kỷ không rộng lượng.
    Nếu Nhật Nguyên cường mạnh mà lại đi đôi với Thất Sát là võ tướng hiếu sát phạt (thích sát phạt), tàn nhẫn, có ngày chết mộc cách thê thảm.
    -Nguyên cục có Chánh Quan, ấy là Thương Quan ngộ Quan. Suốt đời mắc nhiều thị phi, thường vướng vào tù ngục. Nên có Tài tinh mới tránh được chỗ xấu.
    -Kinh rằng “Thương Quan kiến Quan họa vi bá đoan”
    Thí dụ: mệnh cụ lấy Thương Quan làm Dụng thần.
    8 [​IMG]
    Nguyên cục chữ Nhâm Dương Thủy, Sinh tháng Mão, chữ Ất lộ lên là Thương Quan cách.
    Nhật Nguyên sinh Tháng mão Tử Địa,
    Nhờ có nhiều Nhận và gốc Lộc,
    Lại thên Ấn, Kiếp, cho nên ngày mệnh chủ quá cường mạnh.
    Nên lấy chữ Ất Thương Quan làm Dụng thần.
    Ngũ hành thiếu hành Hỏa (Tài) không có Tài Tinh,
    Là người thông minh phi phàm, văn chương xuất chúng, có tài năng xuất sắc.
    Thiếu hành Hỏa, nguyên cục thấp ướt, suốt đời nghèo túng, đó là sinh bất phùng thời.
    Nếu Dương mệnh (Nữ mệnh) (đi hạn Tỵ Ngọ Mùi Hỏa Đắc địa thì chắc hiển đạt.
    Nay là Âm mệnh (Nam mệnh) vận đi nghịch Thủy Địa, Kim địa nên không phát quý.

    8-TỶ LÀM DỤNG THẦN
    Mệnh cục lấy Tỷ làm Dụng thần, là người ít có chí lớn, chung thân bình
    Hòa.
    Nếu Nguyên cục Tài Tinh mạnh, vận hạn gặp Tỷ hay Kiếp giúp cho Nhật Nguyên thì cũng có một thời huy hoàng, giàu có, qua hạn rồi trở lại bình thường.
    -Mệnh cục lấy Kiếp làm Dụng thần, là người ích kỷ, không có chí lớn, thương lo những việc trước mặt, không lo xa.
    -Nếu Nguyên cục có Tài Tinh mạnh mà đi hạn gặp Tỷ Kiếp, làm giàu dễ dàng, nhưng hạn tốt qua rồi, cũng trở lại như cũ.
    Thí dụ: mệnh cục lấy Tỷ Kiếp làm Dụng thần.
    9 [​IMG]

    Tháng Ngọ Hỏa đương quyền, có 2 Tuất (Tài) và 1 Giáp (Thực), Mộc Thực) Hỏa (Tài) thịnh vượng.
    Ngày mệnh chủ chữ Nhâm,
    sinh tháng Ngọ Đề cang (Nguyệt lệnh) Thai địa
    giờ Mộ Địa
    tuy có 2 Quan Đới cũng coi là yếu,
    phải nhờ chữ Nhâm là Tỷ, chữ Quý ẩn tàng trong Thìn là Kiếp làm Dụng thần.
    Ấn tinh chữ Canh thuộc Kim bị Ngọ Hỏa khắc không làm được Dụng thần.
    Tài Tinh mạnh, Dụng thần Tỷ Kiếp là số bình thường, không được làm giàu lớn, suốt đời có lên có xuống bất ổn định.
    Trong Nguyên cục vấn đề tìm kiếm Dụng thần là lấy một chữ làm trọng, có cục lấy Dụng thần tại Địa chi.
    - Dụng thần tại Thiên Can phát dễ mà cũng chóng bại, đi hạn gặp trợ giúp thì phát ngay.
    Như Dụng thần là Giáp Mộc, nếu hạn gặp Giáp Ất, Nhâm Quý, Dần Mão, thì lập tức phát đạt.
    Trái lại gặp phải Canh Thân Tân Dậu thì bại rụi.
    Gặp Mậu kỷ, Bính đinh thì cũng bị tốn sức làm cho bịnh hoạn và hao tài.
    -Nếu Dụng thần ở Địa chi, tuy phát trễ mà lại lâu bền, hưởng phúc nồng hậu.
    -Thí dụ Dụng thần là Giáp Ẩn tại Dần, hạn gặp Giáp Ất, lập tức phát đạt, gặp Hợi lục hợp thì qua 1 năm rồi mới phát.
    -Ngoài chữ Thân xung Dụng thần là Hạn xấu, kỳ dư đều là Bình hòa.
    -Cho nên có câu phú rằng: “ kiết thần hiển lộ, dị khởi tranh đoạt chi phong” nghĩa là Dụng thần hiển lộ trên Thiên Can, dễ bị khắc chế mà dẫn ra sự tranh đoạt và hình khắc vậy.
    Cân nhắc trong Nguyên cục coi hành nào nhiều và vượng, hành nào yếu và suy, nên thuộc lòng vòng Trường Sinh, đừng xem thường nó mà trong khi luận số bị thiếu căn bản trong việc tìm kiếm Dụng thần.
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng tám 2008
  16. phokhong

    phokhong New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    Hôm nay tôi post tiếp bài viết của cụ Lâm Thế Đức được đăng trên “Giai phẩm KHHB” năm 1975 để quý vị tham khảo.


    PHÂN BIỆT SỐ CAO THẤP
    Coi số Mệnh chỉ cần biết cách cục là gì, thành tựu lớn hay nhỏ, địa vị cao hay thấp, muốn phân biệt được vậy, chúng ta phải liệt kê thành một điều cụ thể, điều này chắc chắn là khó khăn. Vì mỗi mệnh cục có nhiều điểm dị đồng, lắm khi sai biệt một trời một vực. những bí quyết giúp cho chúng ta hiểu là coi dụng thần, nói cho ta biết phú quý hay bần tiện. mỗi mệnh cục chỉ có một chữ Dụng thần, một chữ tương thần ( Hỷ thần ) kỳ dư là Kỵ thần hoặc nhàn thần.
    kỵ thần tức là Hung thần phá rối ở trong nguyên cục, phá hại Dụng thần, là kẻ địch của bản mệnh. Nhàn thần là những chữ không có tác dụng, không có lợi hay không có hại cho bản mệnh.
    Trong nguyên cục có:
    -Dụng thần mạnh, đắc thời hay đắc thế, có căn bản thì số mệnh này thành tựu cao, phú quý sang giàu vĩnh cửu, ít bại.
    -Dụng thần yếu, thiếu căn bản, thành tựu khó khăn là người bình thường.
    -Nguyên cục lại có Kỵ thần mạnh hơn Dụng thần sự may hay đi liền với rủi, lên xuống thăng giáng thất thường.
    Làm sao biết Dụng thần đắc thế hay mạnh và có căn bản hay thất thế yếu ớt, hoặc bị Kỵ thần phá rối. sau đây chúng tôi có thể lập thành những lá số cụ thể để quý vị dễ hiểu, dễ phân biệt và lĩnh hội nhiều hơn.
    Nhưng trước khi coi số nên biết qua điều này. Coi số mệnh, Nhật nguyên suy hay vượng. Dụng thần đối với Nhật nguyên có tình nghĩa hay không. Lý luận phân vân, chi tiết phức tạp. Nhưng quý vị đã đọc và hiểu qua quyển TỬ BÌNH NHẬP MÔN. những bài sau đây là phần thâm nhập, với những thí dụ và phân chia những cách cục qua những bài phú, chú giải tường tận, mở rộng đề tài cho dễ hiểu hơn.
    Thí dụ 1: Chánh quan cách.
    [​IMG]

    Nhật nguyên chữ Bính, Dương hỏa, sinh tháng Tý, lộ lên chữ Qúy tại can năm, ấy là Chánh Quan cách.
    Bản mệnh sinh năm Dậu là Tử địa
    Tháng Tý là Thai
    Giờ Mùi là suy.
    Nhật nguyên không đắc thời. Vì Nhật nguyên Bính hoả sinh tháng Tý là Thủy vượng, nên gọi là Nhật nguyên yếu.
    Được Phiến Ấn là tháng Giáp dương mộc sinh cho Bính hỏa. Ấy là Chánh Quan cách, Dụng thần tại Ấn.
    (ở đây, tại sao chọn dụng thần là Giáp phiến Ấn mà không chọn Ất Chánh Ấn: vì Ất tuy là Chánh Ấn, nhưng Ất vượng ở Dần còn Giáp tại Dần là Lâm Quan Lộc mạnh hơn Đế vượng. Giáp Ấn còn có Quý ở kế bên sinh nên Ấn có nguồn là Ấn mạnh )
    Tra xét Ḍụng thần Giáp có Lộc lâm Quan tại Dần, lại có Qúy thuỷ sinh. Nên Dụng thần khá cường mạnh, nên căn bản vững chắc.
    Như vậy, Nhật nguyên, Dụng thần cách cục đều có căn bản, đó là một số mệnh khá tốt rồi, thành tựu chắc là phi phàm. Nhưng chẳng may vận hạn không tốt, vì tuổi trung niên.
    -Hạn tại Tân Dậu bắt đầu là hành kim bước qua Canh Thân cũng là hành kim khắc Dụng thần.
    -Hạn Kỷ Mùi Hành thổ, Mậu ngọ Hỏa, Thổ (vì Kỷ Mậu là Tài khắc dụng thần Ấn. Ngọ hỏa là Thương làm tiết khí dụng thần)
    -Không gặp Hành Mộc là Giáp, Ất, Dần, Mão, Nhâm Qúy hành thủy gíup cho Dụng thần là vận xấu. ( vì Giáp Ất, Dần, Mão là hành mộc là Ấn trợ cho Dụng thần và Nhâm Qúy hành Thủy là Quan sinh Ấn Dụng thần Mộc. )
    -Nhờ mệnh cục chặt chẽ, tuy gặp vận xấu cũng được bình yên, nhưng không được phú qúy. Nhưng nếu Dụng thần không có căn bản chắc bị yểu chiết hay có đại họa.
    Số này: Dụng thần là Mộc,
    -Hỷ thần hay Tương thần là Thủy Ấn
    -Kỵ thần là Kim Tài vì Kim khắc Mộc là Tài khắc Ấn.
    -Nhàn thần là Thổ phân biệt cũng dễ dàng.
    Kỵ thần Kim khắc Mộc, nhờ có hỷ thần Thủy đứng ở giữa cứu vãn. Nếu không có tương thần hay hỷ thần thì số mệnh nguy rồi.

    Thí dụ 2: Cũng là Chánh Quan cách.
    [​IMG]

    Nhật nguyên chữ Bính, Dương Hỏa.
    Sinh tháng Hợi, Hợi tàng can Giáp Nhâm, lộ lên không có Giáp, không có Nhâm, nhưng có Quý hành thuỷ nên chọ Quý thay cho Nhâm là Chánh Quan Cách.
    - Tháng Hợi là Tuyệt địa
    - Năm và giờ chữ Thân là Bệnh địa.
    Nhật nguyên yếu, nhờ có ngày Ngọ vượng địa, Nhật nguyên nhờ đó nuôi thân.
    Mùa đông thủy vượng, thêm 2 chi Thân hành kim sinh thủy (là Tài sinh Quan khắc Nhật nguyên ) làm cho Nhật nguyên Bính hành hỏa ở chốn thủy gần bị tắt, nên gọi là Nhật nguyên yếu, Nhật nguyên lấy Ấn chữ Giáp Ấn tại ngày Hợi rút thủy sinh Hoả Bính Nhật nguyên, nên gọi là Chánh Quan cách.
    - Dụng thần Là Ấn, cũng y như số trước.
    Nguyên cục có Nhật nguyên vượng địa là có căn bản. Cách cục Qúy thủy Chánh Quan cũng được vượng, Nhận là có căn bản. Nhưng dụng thần yếu vì núp dưới chữ Hợi. Bị năm Thân hại (Thân Hợi Hại) Kim khắc Mộc Dụng thần (Thân (bản khí) là Tài kỵ thần khắc Ấn Dụng thần Mộc)
    Là Dụng thần không kiện toàn.
    -Kỵ thần là Tài, Thân hành kim.
    -Nhàn thần là Mậu hành thổ, hợp với chữ Qúy hành làm cho Quan tinh bị thương. Nguyên cục chỉ nhờ có một chữ Giáp là Ấn là cứu tinh. Kỳ dư những chữ khác không giúp trợ mà còn phá rối, nên gọi là thành tựu không lớn, may mắn thay là hạn gặp Giáp Ất Dần Mão (là Ấn) trợ giúp cho Dụng thần. Chữ Giáp cũng có thời gian khỏe và có tiếng.
    So sánh:
    số thí dụ 1, Mệnh và Dụng thần mạnh là số tốt, nhưng hạn xấu nên không được hiển hách.
    Số thí dụ 2: Dụng thần yếu là số bình thường, nhờ hạn tốt giúp cho Dụng thần được thành công ở khoảng trung niên.
    Cho nên sách rằng: Mệnh tốt bất như hạn tốt, thật là chí lý vậy.
    Nhưng mệnh và Dụng thần tốt, tuy có hạn xấu không được hiển đạt như bình sinh khi có hoạn nạn. Trái lại, mệnh xấu không được hiển đạt, nhưng bình sinh ít có hoạn nạn. Trái lại mệnh xấu, Dụng thần yếu tuy có bhạn tốt sẽ được hiển hách một thời gian, qua hạn rồi thì cũng trở lại như cũ, lên voi xuống chó, bực tức bần thần lo âu.
    Chúng tôi nêu ra 2 thí dụ kể trên quý vị tự so sánh tỉ mỉ thì cũng lãnh hội được phần nào.
    Bất cứ cách cục gì nên coi Dụng thần có đắc thế hay không, rồi phân chia số cao thấp, cũng sẽ được một khái niệm rõ ràng.
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng tám 2008
  17. jickerman

    jickerman New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    80
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    @Bác Phokhong: Theo các sách tử bình thì DỤNG THẦN ở Thiên Can, không nên bị khắc chế hoặc bị hợp đi (như DỤNG THẦN Giáp không có Canh khắc hay bị Kỷ hợp). Nhưng trong những trường hợp kim Thủy sanh vào mùa Đông, Mộc Hỏa sanh vào mùa hạ , khí hậu quá lạnh hay quá nóng ), thì cái tượng tương sinh tương khắc có còn tồn tại không ạ. Giả dụ như tứ trụ khí thế hàn lạnh mùa đông thì lấy Bính Đinh hỏa làm dụng nhưng thiên can lại lộ Kiếp tài là Nhâm Quý thì sẽ phải xét ra sao ạ. Rất mong bác có thể giải đáp cho cháu về trường hợp này không ạ !!! Cháu xin chân thành cảm ơn !!!
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng tám 2008
  18. phokhong

    phokhong New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    Điều Hầu đâu phải là “ Kim bài miễn tội “ đâu. Đã ở trong ngũ hành làm sao thoát khỏi sinh khắc chế hóa..
    Bính Đinh hỏa làm dụng nhưng thiên can lại lộ Kình Dương (Kiếp tài) là Nhâm Quý thì sẽ phải xét ra sao? Hãy xem lại chương luận Dụng thần nhân thành đắc bại, nhân bại đắc thành đã nói rõ rồi. Tài ở năm Kiếp ở giờ không thể vượt qua Ấn mà Khắc Tài được.
    Tài gặp Kiếp thì trong trụ cần phải có Thương Thực rút khí Kiếp sinh Tài Dụng thần hay có Quan, Sát chế Kiếp bảo vệ Tài.
    Nhưng dù sao đi nữa nó cũng cho thấy:
    Tài gặp Kiếp Kiếp là gì? Kiếp là cướp. Kiếp rất vượng ở đất Nhận. điều này cho thấy bạn là người hào phóng trọng nghĩa khinh tài, thường hay hao tán tiền bạc, tiền của khó giữ được. Kiếp gặp nhiều nhận nữa. Tài đến cung Thê Sửu là Dưỡng địa không vượng, lại tàng Thất Sát tại cung Thê e rằng hôn nhân khó toàn vẹn.
     
    Last edited by a moderator: 17 Tháng tám 2008
  19. jickerman

    jickerman New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    80
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    Cháu cảm ơn bác Phokhong đã xem cho cháu ! Đúng là về chi vợ mà lộ thất sát thì cuộc sống tình cảm sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng bác cho cháu hỏi nếu có thực thương chế sát thì cái khó khăn có đỡ hơn không ạ. Và cách hóa giải thất sát có thể dùng các phương pháp khác như chọn tuổi cưới ngày cưới và tuổi người hôn phối không ạ !!!Cháu xin kính bác một tách trà nóng ~_coffee !!! :-D
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng tám 2008
  20. phokhong

    phokhong New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: minh họa thêm TBCT bình chú chương 13&14

    Chế Sát có đỡ hay không thì không biết, nhưng cái họa hôn nhân thì tiềm ẩn trong đó. Hãy làm hết sức mình để giữ gìn nó, nếu còn không được nữa là do trời thì đành chịu thôi. Để bảo tòan nó thì có lẽ bạn phải chịu nhiều đau khổ đấy. Tốt nhất hãy cho người bạn đời biết để “chồng giận thì vợ bớt lời, cơm xôi bớt lửa có đời nào khê”
    Cách hóa giải mà bạn hỏi thuộc về tính cách chẳng nhằm nhò gì đâu. có cặp hợp tuổi mà vẫn bất hòa, ly hôn như thường. có người Thiên hợp Địa hợp sách nói là vợ chồng có tình nghĩa thế mà sự thật lại ngược lại đấy.
    Tôi đang bận viết tiếp về đề tài đang dang dở. Bài sắp tới chắc cũng rất quan trọng. phải cần nhiều thời gian mới viết xong. Nếu bạn nào có thắc mắc thì hãy qua trang giải đoán nhờ các vị bên đó giải đáp hộ nhé. mong bạn thông cảm.
     

Chia sẻ trang này