1. ammay_ngu

    ammay_ngu Guest

    Nỗi Bất Hạnh của Cửa Phật

    Tới lúc chết rồi mà vẫn cho là bí mật, bí mật, bí mật... Mật đến chỗ rơi vào địa ngục vẫn còn mật.



    Tôi vừa nói cho quý-vị nghe công án của gốc cây đó, quý-vị không tin cũng chẳng sao. Bây giờ chúng ta thảo luận đến vấn đề sau đây, tuyệt đối không thể không tin được.

    Tại sao con người phải học Phật-pháp? Ðộng cơ tối thượng không ngoài ý muốn "ly khổ đắc lạc, liễu sinh thoát tử." Song chẳng may nhiều người có chí thoát đường mê nhưng lại đi vào đường mê.

    Theo Phật-giáo vì muốn thoát luân hồi nhưng bởi chẳng cẩn thận nên rất dễ rớt vào mê hồn trận. Nếu không biết khéo dùng trạch-pháp-nhãn, sáng suốt mà lựa Pháp, thì dễ bị những thứ tà tri tà kiến làm mê hoặc, rồi đi làm những việc không nên làm.

    Thí dụ như muốn ly khổ đắc lạc, song lỡ xẩy chân rơi vào cửa địa ngục. Lại còn những chuyện tệ hại hơn nữa, tức là trong Phật-giáo Mật-tông có kẻ dạy phương pháp gọi là Song Tu Pháp. Họ nói chỉ cần niệm thần chú gì gì đó, trai, gái cùng nhau tu pháp "Hoan Hỷ Thiền." Còn nói đó là pháp cao nhất, không những thỏa mãn được lòng dâm dục, mà còn có thể tức khắc thành Phật. Song, thành Phật đâu phải dễ dàng như vậy! Nếu không cắt đứt lòng dâm dục, mà thành Phật, thì rất là vô lý. Trong thiên hạ không có đạo lý nào như vậy cả.

    Ðời nay, đa số con người đều tham tu cho mau cho chóng, thích đi đường tắt. Hễ nghe nói có phương pháp huyền diệu thì liền bị mê hoặc, rồi rớt vào lưới ma, tới lúc chết rồi mà vẫn cho là bí mật, bí mật, bí mật... mật đến chỗ rơi vào địa ngục vẫn còn mật.



    Kiếp Sau Muốn Làm "Liên-Thể-Anh"

    Ðồng tính luyến ái là trái ngược lại với đạo lý trời đất; hoàn toàn sai với luân thường.



    Ý kiến tôi vừa phát biểu không phải thái quá hay nguyền rủa ai đâu. Trong Phật-giáo thật sự có những hành vi bại hoại tổn đức như vậy. Do đó Phật-giáo mới không hưng thịnh được.

    Chuyện nầy mình sẽ không bàn tới nữa, song còn vấn đề nghiêm trọng hơn, nó liên quan đến toàn nhân loại, không thể không đề cập tới. Ðó là chuyện đồng tính luyến ái càng ngày càng nhiều. Cũng như ở Nữu Ước (New York) và Cựu Kim Sơn (San Francisco) có tới hơn mười vạn kẻ đồng tính luyến ái. Thậm chí có nhiều nhà chức trách công khai nhận rằng mình là đồng tính luyến ái và tán thành chuyện này; lại còn hô hào xã hội chấp nhận sự kết hôn giữa những kẻ đồng tính luyến ái ấy. Chúng ta phải biết rằng đồng tính luyến ái là trái ngược lại lý tự nhiên, ngược lại với luân thường đạo lý. Trào lưu nầy là do yêu ma quỷ quái khơi động; như châm dầu vào lửa, khiến con người sớm đọa địa ngục.

    Vừa rồi tôi nói tới sự yêu đương ngu si của nam nữ, họ thề rằng: "Tại thiên, nguyện tác tỷ dực điểu. Tại địa, nguyện vi liên lý chi." Nghĩa là trên trời thì nguyện làm đôi uyên ương. Dưới đất thì nguyện làm cây liền cành. Trai gái kết hôn là chuyện thông thường, nên cổ nhân có câu: "Nam nữ chi sự nhân chi đại luân" nghĩa rằng chuyện nam nữ là chuyện luân thường của loài người. Nếu mình muốn đi thuận với con đường sinh tử thì mình kết hôn, sinh con, điều đó chẳng đi ngược lại với trời đất. Song nếu mình đồng tính luyến ái là trái ngược lại với đạo lý trời đất; hoàn toàn sai với luân thường. Quả báo là mình sẽ sinh ra làm liên-thể-anh, hai đứa trẻ sinh ra tay chân dính liền nhau. Hiện tại trên thế giới xuất hiện rất nhiều đứa trẻ như vậy. Trong tương lai không xa sẽ còn xuất hiện nhiều thú vật thân thể dính liền như thế. Bởi vì những người nầy đã làm chuyện yêu quái, những chuyện thấp hèn, hạ tiện, cho nên sẽ đọa làm súc vật.

    Do đó nếu quý-vị chưa học Phật, nên ở ngoài đời không giữ qui củ, làm bừa bãi, thì không có gì lạ. Còn nếu quý-vị học Phật rồi, thì cần phải hiểu sâu xa đạo lý nhân quả, đừng phạm tội lỗi. Phải hết sức cẩn thận, thật cẩn thận.

    Hòa Thượng Tuyên Hóa
     
  2. ammay_ngu

    ammay_ngu Guest

    Ðề: NỖI BẤT HẠNH CỦA CỬA PHẬT

    Thượng Ðức Bất Ðức, Hạ Ðức Chấp Ðức



    Cổ đức nói: "Thượng đức bất đức, hạ đức chấp đức, chấp trước chi đức, bất minh đạo đức." Nay xin giải nghĩa như sau:

    Thượng đức bất đức: Thực hành đạo Bồ-tát, nhưng không chấp vào hình tích gì, làm việc thiện nhưng không ghi lại hình tích của hành động thiện. "Vi thiện tu đức," là chuyện tự nhiên, là bổn phận của mình, do đó không có gì làm cho mình thêm kiêu ngạo, thêm tự mãn. Không nên nói rằng: "Tôi làm điều phước đức, tôi làm điều thiện, tôi làm những việc hay," và ngay những ý nghĩ như vậy cũng không nên có nữa.

    Người ta nói: "Thiện, mà muốn cho người ta thấy thì chẳng phải là chân thiện; ác mà muốn cho người ta không biết, là điều đại ác." Kẻ chân chánh thực hành Bồ-tát đạo thì làm việc gì cũng như không làm, hết thẩy mọi thứ đều không chấp trước. Bất cứ làm công đức gì, không có tâm chấp, không thừa nhận một công đức nào và đối với mọi người không hề có tâm kiêu ngạo hay tự mãn. Ðó là nghĩa của "thượng đức bất đức."

    Người có trí huệ chân chánh, không nhận mình là người có trí huệ. Người có đạo đức chân chánh không thừa nhận mình có đạo đức. Người có học vấn chân chánh, không có tâm kiêu ngạo, không coi thường kẻ khác. Người tu trì một cách chân chánh, không sanh tâm tự mãn, tự mình tuyên truyền cho mình.

    Hạ đức chấp đức: Một số phàm phu tục tử, làm được chút ích công đức đã cho là nhiều, đi đâu cũng quảng cáo việc mình làm, nào tôi làm điều thiện này, tôi làm công đức kia, đi đâu cũng nêu ra để lừa dối người, hy vọng người khác sẽ quý trọng mình.

    Kẻ thượng đức, tuy làm công đức nhưng không chấp trước công đức. Kẻ hạ đức, tuy làm chút ít công đức lại chấp vào công đức, tới đâu cũng thừa dịp để tuyên truyền, nào tôi tạo nên cái chùa này, nào xây cái tháp kia, in kinh này, thuyết pháp như thế kia, tóm lại, nói hoài không hết công đức. Ðó là tác phong của kẻ hạ đức chấp đức.

    Chấp trước chi đức: Nghĩa là chấp trước những việc, đại khái như: tôi bắc cái cầu trên sông này, tôi lát con đường kia v.v.

    Bất minh đạo đức: Như trên là không có công đức. Người nào có những ý nghĩ như vậy tức là không thấu hiểu nghĩa thật của đạo đức.

    Tự mình tuyên truyền cho mình, tự mình mừng cho mình, đây chính là vọng tâm tác quái. Có câu nói: "Chúng sanh không có chân tâm, vì có vọng tâm," vọng tâm chính là vọng tưởng. Một niệm động, thí dụ như niệm về sát sanh nổi lên, hay có một ý nghĩ về trộm cướp chẳng hạn, tức là vọng tưởng. Ðộng một niệm về dâm, về nói dối, về uống rượu, đều là vọng tưởng cả. Nói chung động niệm nổi lên là vọng tưởng. Vọng tưởng là chướng ngại đối với kẻ tu hành. Làm sao để vọng tưởng không nổi lên? Phải tham thiền, tụng kinh trì chú, tinh thần tập trung, trong tâm không có hai niệm, đó chính là cách canh giữ vọng niệm.

    Hòa Thượng Tuyên Hóa
     
  3. ammay_ngu

    ammay_ngu Guest

    Ðề: NỖI BẤT HẠNH CỦA CỬA PHẬT



    Hồi Quang Phản Chiếu

    Hòa Thượng Tuyên Hóa

    Trích Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca Thiển Thích

     

     

    Trời đất phú cho ta thân thể, tánh linh, là muốn chúng ta xử dụng một cách chánh đáng, chớ không bảo chúng ta lạm dụng để làm những chuyện phi pháp. Người học Phật là phải hồi quang phản chiếu, ngày ngày xét mình xem mình đã cư xử ra sao, có làm cái gì để tranh dành danh lợi, có tranh đua cho nổi bật, có tranh quyền đoạt lợi hay không? Nếu quả có điều đó thì thật không xứng đáng là tín đồ Phật giáo; tín đồ Phật giáo là phải khiêm cung, chẳng tranh, chẳng tham, chẳng cầu, chẳng tự tư, chẳng tự lợi, không nói dối, và nếu theo đúng được sáu tông chỉ lớn này, lúc đó mới có thể gọi là tín đồ chân chánh, ý nghiệp mới gọi là thanh tịnh.

    Khẩu thì có bốn nghiệp: nói thêu dệt, nói không thật, nói lời ác, nói lưỡi hai chiều.

    Nói lời thêu dệt thì đại khái như kể những chuyện trai gái dâm ô, khiến mọi người tưởng đến những chuyện xấu; hoặc giả nhằm kể những điều tổn hại danh dự của Phật giáo, khiến người khác có ấn tượng xấu về Phật giáo, chẳng hạn như nói theo kiểu này: "Quí vị thấy đó! Hắn tu học mấy năm rồi mà thái độ còn hung hăng như vậy, học Phật cái gì!" Chúng ta ngày ngày tu học Phật pháp, nếu chẳng chịu một phen dụng công phu, chính là có lỗi với Phật pháp, nên phải tự mình trách cứ chính mình, phải trị cho được cái tâm cống cao ngã mạn của mình, cũng như lòng ghen ghét đố kỵ, các loại chứng tật đó. Trong Phật giáo, đây là những chướng ngại rất lớn, giam hãm người tu không vượt được ra ngoài tam giới. Bởi vậy ba nghiệp thân, khẩu, ý là trọng yếu vô cùng.

    Nói không thật, hay vọng ngữ, là điều mọi người dễ phạm phải. Nhiều khi nói không đúng sự thật, nói lời dối ngụy mà vô tình không hay biết.

    Nói lời ác, là dùng lời thô lỗ mắng người khác, chọn những câu thật tục tĩu khó nghe, hay những lời độc địa, như vậy gọi là ác khẩu.

    Nói lưỡi hai chiều, cũng như kẻ mang hai bộ mặt, trước mặt ông A thì nói xấu ông B, trước mặt ông B thì nói xấu ông A, gây mâu thuẫn giữa hai người, làm cho họ xích mích với nhau như nước với lửa, trong khi ấy mình thì đứng ở ngoài bàng quan xem hai bên kình địch nhau, nghêu cò tranh chấp cho ngư ông thủ lợi.

    Hòa Thượng Tuyên Hóa
     

Chia sẻ trang này