Ngôi đền thờ chuột "chẳng giống ai" ở ấn độ

Thảo luận trong 'CẢI MỆNH NHIỆM MẦU: Tu là sửa chính Mình - Không yêu cầu người khác sửa đổi theo mình' bắt đầu bởi DieuHoa, 16 Tháng sáu 2008.

  1. DieuHoa

    DieuHoa New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng sáu 2008
    Bài viết:
    10
    Điểm thành tích:
    0
    Last update was 06-15-2008

    [​IMG]

    Bên trong ngôi đền, chuột chạy nhốn nháo, lông chuột trải đầy trên nền đá hoa cương. Hàng nghìn con chuột thản nhiên dùng bữa với người và chạy qua chạy lại dưới chân họ.

    Có thể ở đâu đó người ta coi nơi này là ác mộng nhưng đối với những người dân thành phố Deshnoke nhỏ bé ở phía bắc Ấn Độ này thì ngôi đền Karni Mata là một nơi vô cùng linh thiêng.

    Công trình kiến trúc này nằm tách biệt với đền Hindu. Cửa ra vào và sàn nhà được trang trí bằng những ô đá hoa cương hết sức cầu kì. Ngoài ra vàng và bạc cũng là hai chất liệu chủ yếu để tô điểm cho ngôi đền.

    [​IMG]

    Nhưng điểm độc đáo nhất trong nội thất của ngôi đền đó là sự hiện diện của 20.000 “vị chủ nhân tí hon” - những chú chuột màu nâu bé xíu. Người dân địa phương gọi chúng là Kabbas tức là loài vật thiêng và hàng ngày có rất nhiều người lặn lội từ xa đến để bày tỏ lòng tôn kính với chúng.

    Ngôi đền được đặt theo tên Karni Mata, một nữ chúa ở thế kỉ 14. Theo truyền thuyết, bà chính là hiện thân của thần Durga - vị thần sức mạnh và chiến thắng. Câu chuyện bắt đầu khi một đứa trẻ, con của một thành viên trong thị tộc của bà chết. Theo lời Yama - vị thần chết chóc, cách duy nhất khiến thằng bé sống lại đó là để nó đầu thai làm chuột. Vậy là Karni Mata đã kí một giao kèo với Yama rằng tất cả các thành viên đã chết trong thị tộc của bà sẽ sống kiếp chuột cho đến khi họ được đầu thai làm người.

    Người Hồi giáo tin rằng cái chết vừa là sự kết thúc vừa là khởi đầu của một con người. Đây được gọi là vòng luân hồi do vậy mà chuột ở đây được đối xử như những người trong hoàng tộc.

    Giáo sư Gautam Ghosh một nhà nhân chủng học chuyên nghiên cứu về Châu Á đến từ đại học Pennsylvania, Philadelphia nhấn mạnh thêm về sự độc đáo của ngôi đền thờ chuột hiếm thấy này: “Ở Ấn Độ cũng như ở các nước phương Tây chuột không được tôn sùng như ở đây”.

    Ông còn cho biết ngôi đền này có liên quan đến một gia đình hoàng tộc thống trị vùng Bikaner - một thành phố ở gần đó. Gia tộc này muốn quyền lực của mình phải lớn hơn nữa nên đã cầu xin các vị thần linh giúp đỡ: “Ở Ấn Độ các vị vua hùng mạnh luôn phải được thần thánh bảo vệ”, giáo sư Ghoshnhấn mạnh. Đó là lí do người ta thành lập ngôi đền Karni Mata.

    Ngôi đền thu hút rất nhiều người Hồi giáo trên khắp đất nước đến cầu mong may mắn và cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với những du khách hiếu kì trên khắp thế giới.

    [​IMG]

    Khách thăm quan và những người mộ đạo không được phép đi giày vào trong đền. Họ cho rằng việc những chú chuột quấn quýt dưới chân mình là một điềm may.

    Ăn thức ăn và uống nước chuột đã dùng rồi cũng là một điều cực kì may mắn. Nhưng may mắn hơn cả đó là việc nhìn thấy chú chuột màu trắng. Thường thì điều này rất hiếm khi xảy ra vì trong số hơn 20.000 chú chuột thì chỉ có 4 hay 5 con chuột trắng. Chúng được coi là những vị thần đặc biệt, là hiện thân của nữ chúa Karni Mata và dòng họ của bà.

    Không giống những nơi khác trên thế giới loài chuột bị coi là kẻ thù không đội trời chung với con người, tại ngôi đền này người ta sùng bái chuột. Nếu ai đó vô tình giẫm phải một con chuột và làm nó chết, anh ta phải mua một con chuột bằng vàng hoặc bạc sau đó đặt vào trong ngôi đền để chuộc tội.

    Đối với loài vật chuyên gieo rắc bệnh tật như chuột thì đây quả là một điều kì lạ. Nhưng trong suốt thời gian ngôi đền tồn tại, người ta chưa từng thấy một trường hợp nào mắc các bệnh truyền nhiễm từ chuột trong số những người từng đến thăm nơi này.


    Nga Đỗ
    Theo Getwonder



     
  2. tuyenhoa1985

    tuyenhoa1985 New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    40
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ngôi đền thờ chuột "chẳng giống ai" ở ấn độ

    - Nếu quý vị có thể không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối, thì đó chính là Chánh Pháp đang trụ thế vậy!
    - Nếu quý vị không buông xả được ái dục, thì dầu cho quý vị xuất gia tám vạn bốn ngàn đại kiếp, quý vị cũng chỉ phí thời gian trong Đạo Phật và tạo nghiệp chướng với mỗi bữa ăn mình thọ dụng.
    - "Đạo có sẵn ngay đó, đừng tìm cầu đâu xa." Nhưng người ta luôn luôn tìm con đường tắt; họ chạy loanh quanh tìm "mật pháp" để tu hành.
    - Phật Pháp chưa diệt, Tăng tự diệt,
    Đạo đức cần tu, chẳng ai tu,
    Thành thật chân chánh, bị chế diễu,
    Gian ngoa xảo trá, được tán dương.
    Thế giới Ngũ Trựơc híếm thanh tịnh,
    Chúng sanh say Ba Độc chẳng tỉnh,
    Ân cần nhắn nhủ Tăng Ni trẻ:
    Chấn hưng Phật Giáo cậy Tỳ Kheo!
     

Chia sẻ trang này