Ngũ Hành của Dụng Thần và Kỵ Thần

Thảo luận trong 'Kiến thức về Tứ trụ (Tử Bình)-Tài là nguồn sống, a' bắt đầu bởi HoangThienMinh, 29 Tháng bảy 2006.

  1. HoangThienMinh

    HoangThienMinh Ban Cố Vấn

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    380
    Điểm thành tích:
    0
    Xem Tử Bình, điều quan trọng nhất là tìm đúng được Dụng Thần, Hỉ Thần, Vệ Thần và Kỵ Thần. Sau khi tìm được Dụng Thần ...Kỵ Thần thì phải biết áp dụng vào trong đời sống để mệnh vận được tốt đẹp hơn.
    Sau đây là phần ngũ hành của Dụng Thần và Kỵ Thần:


    Dụng Thần hành KIM:

    Nghĩa khí, công bằng/justice, fair, cứng rắn, kỷ luật, cương quyết....; mầu trắng, silver, gold và tất cả kim loại, hình tròn, chùa, sư, hướng Tây, Tây Bắc, chữ Canh và Tân, giờ Thân và Dậu....những ngành nghề thuộc hành Kim, tiệm kim hoàn, tài chánh....

    Dụng Thần hành THỦY:

    Trí tuệ, mưu lược, khiêm tốn, flexible...; mầu black and blue, nước, ao hồ sông biển..., hình uốn lượn, hướng Bắc, chữ Nhâm và Quý, giờ Hợi và Tí....những ngành nghề du lịch, di động, hàng nước, communication....


    Dụng Thần hành MỘC:

    Nhân ái, Vui vẻ, rộng lượng, dễ tha thứ, bố thí...; mầu green, cây cỏ, vải, sách báo, gỗ, hình chữ nhật, cao thẳng, hướng Đông và Đông Nam, chữ Giáp và Ất, giờ Dần và Mão....những ngành nghề lâm sản, furniture (gỗ), florist, nhà sách, báo, vườn trẻ, bệnh viện, dệt, nhà may quần áo....


    Dụng Thần hành HỎA:

    Lễ độ, nhiệt tình, ấm áp, ngoại giao...; mầu hồng, đỏ, lửa, heat, mặt trời, hình tam giác, hướng Nam, chữ Bính và Đinh, giờ Tỵ và Ngọ....,những ngành nghề thuộc hành hỏa như đầu bếp, tiệm bán đèn/lights, quang học, nhiệt năng, thuốc nổ, vật liệu điện....


    Dụng Thần hành THỔ:

    Tín nhiệm, giữ lời hứa, đứng đắn, trầm tĩnh, trust....; mầu nâu, đất đá, sành sứ, hình vuông, trung tâm/center, giờ Thìn Tuất Sửu Mùi....; những ngành nghề địa ốc, khoáng vật, đất đá, gạch ngói, xi măng, đồ gốm, xây dựng...



    _______________________________________________________________

    Kỵ Thần hành KIM: quá cứng rắn, quá cương, không chịu tha thứ....

    Kỵ Thần hành THỦY: quỷ quyệt, mưu mô....

    Kỵ Thần hành MỘC: ủy mị, thiếu cương quyết....

    Kỵ Thần hành HỎA: nóng nảy, hiếu thắng, dễ nổi nóng bực mình khó chịu....

    Kỵ Thần hành THỔ: chậm chạp, stubborn, không chịu thay đổi.....

    Tất cả mầu sắc, phương hướng, ngành nghề thì vẫn giống như trong phần Dụng Thần.

    All the best >>>>>>>>
     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng ba 2011
  2. Admin

    Admin Administrator

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    86
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Ngũ Hành của Dụng Thần và Kỵ Thần

    Xin tiếp lời anh Hoàng Thiện Minh....

    . Hỉ dụng thần và những điều quan yếu

    Phép xem tử bình việc mấu chốt là phải tìm ra được dụng thần cho đương số.
    Vậy dụng thần là gì?
    Dụng trong chữ Sử dụng, dụng thần có nghĩa nôm na là: yếu tố được sử dụng để số mệnh được tốt hơn. Yếu tố này thể hiện dưới dạng ngũ hành và can chi, trong khoa tử bình.
    Như vậy, dụng thần có thể là một trong các hành Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ, có thể là một trong các can từ Giáp đến Quý, hay là một trong các chi từ Tí đến Hợi.

    Dụng thần là cái có tác dụng lớn nhất, cần thiết nhất trong tứ trụ. Khác với vệ thần, kỵ thần, hỉ thần, dụng thần có sức cứu giải và ảnh hưởng đặc biệt. Nếu không tìm nổi dụng thần, thì một là số xấu, buộc phải chấp nhận thiệt thòi, hai là rất khó dự đoán đúng vận hạn cuộc đời .
    Dụng thần không nhất thiết là hành yếu nhất trong tứ trụ, không nhất thiết là hành sinh cho thân, nói tóm lại không có dụng thần theo kiểu sản xuất công nghiệp, mà đòi hỏi sự tinh tế và chắc chắn trong tay nghề của người giải số.
    Nguyên tắc của dụng thần thông thường là :
    - Phát huy cách cục tốt trong trụ
    - Chế giải cách cục xấu
    - Điều hoà âm dương ngũ hành của trụ.

    Một lá số gặp được dụng thần, thì mức cao nhất là phú quý, mức thấp hơn thì cuộc đời được thuận lợi vui vẻ, ít nhất thì cũng có thể giảm đi nhiều tai hoạ.
    Dụng thần có thể nằm ngay trong tứ trụ, có thể không có trong tứ trụ. Khi không có trong trụ thì ta tìm dụng thần trong tên goị, trong đại vận, trong nghề nghiệp, trong tuổi của người thân, trong môi trường và phong thuỷ. Cuối cùng thì trong tuổi của bạn bè, đối tác.
    Dụng thần biến hoá tuỳ theo cách cục của từng trụ. Ví như điểm xấu của trụ là thân nhược, thì dụng thần phải là can chi hay hành làm cho thân vượng.
    Nếu thân đang quá vượng, thì dụng thần là can chi hay hành làm cho thân nhược bớt đi.
    Tuy nhiên dụng thần không nên phá mất quý khí, có những trường hợp hành vượng đang là quý khí, thì chọn dụng thần phải khéo léo để điều hoà mà không khiến cho thui chột.
    Dụng thần có phân định giữa ngũ hành và can chi, ví dụ nếu hành hoả là dụng thần thì không có nghĩa là Bính Đinh Tỵ Ngọ đều dùng được, bởi lẽ can chi còn có quan hệ xung hợp, hợp hoá làm cho ngũ hành bị thay đổi. Điều này hết sức quan trọng, không được phép lơ là khi chấm số.

    Hỉ thần đứng sau dụng thần, hoàn toàn không phải hành sinh cho dụng thần như một số người nói, mà là hành hay can chi có lợi cho tứ trụ, nhưng vai trò không lớn, không thực sự cần thiết như dụng thần. Cũng như trong đời, mình cần thức ăn nước uống, đó là dụng, còn đồ trang sức, cái nhà đẹp... là hỉ thần vậy.
    Vệ thần khá dễ hiểu, là thần bảo vệ: cái gì yếu quá trong trụ thì cần có bảo vệ, vì nếu quá yếu sẽ tượng trưng cho bệnh tật, hoặc trong thân nhân có người yếu kém, hoặc trong vận số có tiềm ẩn tai hoạ. Vệ thần dùng để bảo vệ trong trường hợp này. Khái niệm vệ thần PC nghe lần đầu từ Sư huynh HTM, thấy cũng có ý nghĩa rất nên xem xét.

    Kỵ thần ngược với dụng thần, là yếu tố mà đụng vào thì xui, đương số cần tránh. Chỉ cần hiểu sơ sơ vậy là được. Kỵ thần sử dụng để tránh các tuổi, các ngành nghề,phương vị, năm tháng... tương ứng nhằm giảm thiểu rủi ro. "


    Dụng thần thường sẽ là:
    - Can chi trợ cho thân, khi thân nhược.
    - Can chi hoá giải sự xung khắc giữa các can chi trong trụ.
    - Can chi có lực nhất trong trụ và thể hiện sự giàu sang phú quý.

    Hỉ thần thường là:
    - can chi đem lại giàu sang phú quý.
    - Can chi tương trợ dụng thần mà không ảnh hưởng hoá hợp hay sinh hoá ra kỵ thần.
    ( Phượng Các)
     
  3. Admin

    Admin Administrator

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    86
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Ngũ Hành của Dụng Thần và Kỵ Thần

    Ngũ hành và can chi

    Trích từ bài giảng của Lớp Nhân Trắc K1.

    1. Ngũ hành
    Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ

    Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim
    Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
    2. Thứ tự can chi

    Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
    Tí Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi


    3. Âm dương ngũ hành của can, chi

    Can dương: Giáp Bính Mậu Canh Nhâm

    Can âm: Ất Đinh Kỉ Tân Quý

    Chi dương: Tí Dần Thìn Ngọ Thân Tuất

    Chi âm: Sửu Mão Tị Mùi Dậu Hợi

    Ngũ hành của thiên can: Giáp Ất thuộc hành Mộc, Bính Đinh thuộc hành Hỏa, Mậu Kỉ thuộc hành Thổ, Canh Tân thuộc hành Kim, Nhâm Qúy thuộc hành Thủy

    Ngũ hành của địa chi: Dần Mão thuộc hành Mộc, Tị Ngọ thuộc hành Hỏa, Thân Dậu thuộc hành Kim, Tí Hợi thuộc hành Thủy, Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc hành Thổ


    ===========
    Ngũ hành Hóa, Lục Hợp và Tam Hợp - Lục xung
    1/ Ngũ Hành Hợp Hóa
    Giáp với Kỷ hợp hóa Thổ, Ất với Canh hợp hóa Kim, Bính với Tân hợp hóa Thủy, Đinh với Nhâm hợp hóa Mộc, Mậu với Quý hợp hóa Hỏa.

    2/ Lục Hợp Ngũ Hành
    Dần hợp Hợi thuộc Mộc, Mão hợp Tuất thuộc Hỏa, Thìn hợp Dậu thuộc Kim, Tí hợp Sửu, Ngọ hợp Mùi thuộc Thổ,
    3/Tam Hợp Ngũ Hành.
    Thân Tí Thìn hợp Thủy cục, Hợi Mão Mùi hợp Mộc cục, Dần Ngọ Tuất hợp Hỏa cục, Tỵ Dậu Sửu hợp Kim cục.
    Gốc từ Sinh Vượng Mộ vòng Tràng sanh mà ra.

    4/ Ngũ Hành Lục Xung (sát)
    Can và Chi thứ tự 7 vị xung nhau. Từ Giáp đến Canh là 7, từ Tí đến Ngọ cũng là 7 nên lấy 7 vị làm xung.

    Can chi
    Xung phá hàng can:
    - Giáp xung canh,
    - Ất xung tân,
    - Bính xung nhâm,
    - Đinh xung quí.
    (mậu kỷ không xung).

    Do thuộc tính âm dương khác nhau, khi phối thiên can với ngũ hành, hàm nghĩa được biểu thị cũng khác nhau: giáp mộc thuộc dương tính , là gỗ lớn; ất mộc thuộc âm tính, là cỏ hoa; Bính hỏa thuộc dương, là mặt trời; đinh hỏa thuộc âm, là lửa đèn; mậu thổ thuộc dương, là đất lớn; kỷ thổ thuộc âm là ruộng vườn; canh kim thuộc dương, là sắt; tân kim thuộc âm, là châu ngọc; nhâm thủy thuộc dương, là nước biển; quý thủy thuộc âm, là hạt sương, mưa móc.


    Giáp và ất đại biểu cho mùa xuân, bính và đinh đại biểu cho mùa hạ, canh và tân đại biểu cho mùa thu, nhâm và quý đại biểu cho mùa đông, mậu và kỷ đại biểu cho bốn mùa. Địa chi dần, mão, thìn đại biểu cho mùa xuân; tỵ, ngọ, mùi đại biểu cho mùa hạ; thân, dậu, tuất, đại biểu cho mùa thu; hợi, tý, sửu đại biểu cho mùa đông; thìn, tuất, sửu, mùi đều tàng thổ, đại biểu cho bốn mùa.



    =========
    Phương vị của Thiên Can:Giáp, Ất thuộc phương Đông
    Bính, Đinh thuộc phương Nam
    Mậu, Kỷ thuộc Trung ương
    Canh, Tân thuộc phương Tây Bắc
    Nhâm, Quý thuộc phương Bắc
    -------------------------------
    Phương vị của Địa chi:
    Mão - Đông
    Ngọ - Nam
    Dậu - Tây
    Tý - Bắc
    Thìn, Tỵ - Đông Nam
    Mùi, Thân - Tây Nam
    Tuất, Hợi - Tây Bắc
    Sửu, Dần - Đông Bắc
     
  4. spring

    spring New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng một 2007
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ngũ Hành của Dụng Thần và Kỵ Thần

    Tôi muốn hỏi: Tu Bình có trước hay tử vị có trước? và vì sao lại xuất hiện 2 môn nghiên cứu đó? Có phải cả 2 môn đó đều từ Kinh Dịch mà ra? Có phải Tử vi là căn cứ theo thiên văn ? có bạn nào biết thì trả lời giùm tôi. Xin cảm ơn
     
  5. spring

    spring New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng một 2007
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ngũ Hành của Dụng Thần và Kỵ Thần

    có nhiều bạn muốn hỏi Nhân trắc học xem: có thể giải hạn được không? và giải hạn như thế nào? có nhiều phương pháp giải hạn không? và đạt được bao nhiêu phần?. Ví dụ: xem tử bình hoặc tử vi thấy có hạn đi tù chẳng hạn thì giải hạn như thế nào? Với tử bình thì làm thế nào để khắc chế kị thần? với tử vi thì làm thế nào để khắc chế bộ sao hung đó? tôi không thấy có sách nào nói về vấn đề này cả. Mong chỉ giáo
     
  6. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ngũ Hành của Dụng Thần và Kỵ Thần

    Xin trả lời câu hỏi thứ hai của bạn về giải hạn.
    Theo thiển ý của tôi, giải hạn là một trong những mục đích quan trọng khi người ta nghiên cứu tử vi hay tử bình.
    Cách giải hạn thông thường sẽ là:
    - Hành động theo những gì phù hợp với cơ duyên, năng lực của mình để hạn chế rủi ro: đây là phòng tránh hạn trước khi nó xảy ra. Giả dụ: người dễ bị nhiễm lạnh thì không nên sinh sống ở vùng nhiệt độ thấp, người có số chết đuối nên thận trọng khi qua sông qua đò.
    Người ít có khiếu lãnh đạo không nên nhận trọng trách quá sức.
    - Trong tử vi tử bình đều có ám chỉ các khuynh hướng mà không phải là 100%. Vì nó chỉ là khuynh hướng nên có thể điều chỉnh nó theo con đường có lợi nhất. Ví dụ một người hay cãi cọ nếu đi làm luật sư thì lại dễ phát triển, còn nếu anh ta làm một người bán hàng thì sẽ khó lòng chiều khách.
    Đây cũng là một cách giải hạn
    Sao Tấu thư chỉ về cái miệng, cũng chỉ về văn thư. Có thể dùng ngay ý nghĩa cái miệng để thế chỗ ý nghĩa văn thư hay ngược lại. Ví dụ, sao thất sát vốn chỉ sát sinh, khắc chế người khác, nhưng nếu đi theo quân đội thì sẽ bớt đi tính hung bạo, mà lại có nghĩa là một quân nhân kiên cường, có kỷ luật...
    Đôi lúc người ta chấp nhận một cái hại này để khỏi chịu một cái hạn khác, như là chịu mất tiền để khỏi bị đau ốm, làm từ thiện ( cho đi) khi thấy hạn mình kiểu gì cũng mất tiền. Cách giải hạn này rất phổ thông
    - Tìm xem trong tai họa đâu là đường ra, đâu là quý nhân. Khi có nạn xảy ra cứ đường ấy mà chạy

    Tai họa có thể tránh được trên nguyên tắc của sự hiểu biết: biết người biết ta, biết hoàn cảnh, và một cái tâm cộng với sự nỗ lực. Gieo nhân nào gặt quả nấy, không phải là lý thuyết suông của tử vi mà hoàn toàn mang tính thực tiễn và tính khoa học.
    Câu hỏi của bạn rất hay. Mong nhận được thêm các góp ý của các bậc tiền bối.
     
  7. spring

    spring New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng một 2007
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ngũ Hành của Dụng Thần và Kỵ Thần

    tôi muốn hỏi: khi xét vượng suy ở mệnh và vận thì địa chi là quan trọng nhất có đúng ko? Tôi ko tin vào các sách vở đang bày bán trên thị trường.Ví dụ: ngày đinh sinh tháng dần thì là suy hay vượng?Tự thân ngày là Đinh Hợi thì đinh cũng bị suy phải ko? nếu bị suy khi tới vận Tỵ, Ngọ thì sẽ tốt hay tới vận Bính Đinh Giáp ất thì tốt? Còn trong tử vi khi xét thì có xét mệnh ko? Ví dụ mệnh kim cung mệnh tại DẦn hoặc cục Thuỷ thì sự ảnh hưởng của nó đến đâu? Tôi muốn biết về kinh nghiệm thực tế . Trong Tử vi cũng như Tử bình thì đâu là yếu tố Thiên, Địa và Nhân - Còn hoàn cảnh sống thì thuộc về đâu ở lá số??? Theo Nhân trắc học thì độ chính xác là bao nhiêu phần trăm? có phải các thầy thường "phủ một bức màn bí mật và huyền bí" lên trên đó phải ko? tôi thấy ghi 600.000đ cho một lá số thì đắt hay rẻ? có đáng đồng tiền ko?
     
  8. spring

    spring New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng một 2007
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ngũ Hành của Dụng Thần và Kỵ Thần

    Nhờ Nhân trắc học giải thích giùm:
    Nam - Sinh ngày 8-2-1964 Dương lịch lúc 22g10 tối
    Tức Năm Giáp Thìn tháng Bính Dần Ngày Đinh Hợi giờ Tân Hợi trong tử bình
    tôi chọn dụng thần là Tỵ Ngọ, Bính Đinh là đúng hay sai? Dần và Hợi trong mệnh có hợp hay không? khi nào thì sẽ không hợp nữa? Năm Tuất xung thìn thì như thế nào?
    tôi biết người này vận Kỷ Tỵ khá tốt đẹp 92-98 công việc học tập thi đỗ đều may mắn
    98-99 lập gia đình, sinh con... nói chung là vận tốt
    Vậy nhờ các anh chị xem giúp xem tôi chọn như vậy có đúng không? xin chỉ giáo.
    Còn một thắc mắc khác nhờ giải đáp:
    theo kinh nghiệm thì trong tử bình thì chi quan trọng hơn có đúng không?
    có chỗ nào cho biết là mệnh sẽ vô chính diệu như trong tử vi không? vì người này làm theo tử vi là mệnh vô chính diệu?
     
  9. caimenh

    caimenh New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ngũ Hành của Dụng Thần và Kỵ Thần

    Vận mệnh của con người không chỉ xem ngày sinh mà còn ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác: như gia trạch, phuc đức tổ tiên cũng như cách tạo phúc cua bản thân người đó.
     
  10. NicholasChan

    NicholasChan New Member

    Tham gia ngày:
    15 Tháng một 2007
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ngũ Hành của Dụng Thần và Kỵ Thần

    cháu sinh giờ Mão , 26-9-1985 âm lịch .Kính xin các bác xác định Dụng thần , Hỷ Thần , vệ thần , kị thần cho cháu và phối hợp thế nào cho tốt nhất . cảm ơn các bác
     
  11. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Ðề: Ngũ Hành của Dụng Thần và Kỵ Thần

    Mặc định Ðề: Ngũ Hành của Dụng Thần và Kỵ Thần
    Nhờ Nhân trắc học giải thích giùm:
    Nam - Sinh ngày 8-2-1964 Dương lịch lúc 22g10 tối
    Tức Năm Giáp Thìn tháng Bính Dần Ngày Đinh Hợi giờ Tân Hợi trong tử bình
    tôi chọn dụng thần là Tỵ Ngọ, Bính Đinh là đúng hay sai? Dần và Hợi trong mệnh có hợp hay không? khi nào thì sẽ không hợp nữa? Năm Tuất xung thìn thì như thế nào?
    tôi biết người này vận Kỷ Tỵ khá tốt đẹp 92-98 công việc học tập thi đỗ đều may mắn
    98-99 lập gia đình, sinh con... nói chung là vận tốt
    Vậy nhờ các anh chị xem giúp xem tôi chọn như vậy có đúng không? xin chỉ giáo.
    Còn một thắc mắc khác nhờ giải đáp:
    theo kinh nghiệm thì trong tử bình thì chi quan trọng hơn có đúng không?
    có chỗ nào cho biết là mệnh sẽ vô chính diệu như trong tử vi không? vì người này làm theo tử vi là mệnh vô chính diệu?

    Xin chào bác.
    Hôm nay dạo qua chủ đề thấy các thành viên trao đổi về chủ đề em cũng ham mê. Theo em thì dụng thần của bác là Tân kim Tài tinh làm dụng thần, bởi lẽ:
    Dinh hoả trụ ngày tuy ở đất tử, nhưng có Bính hoả can tháng trường sinh giúp đỡ, chi tháng dần mộc lắm quyền sinh cho Can tháng rất mạnh >>> Thân đinh hoả được chợ giúp mạnh mẽ. Can năm Giáp mộc ấn tinh cũng lâm quan vượng địa trợ giúp thân.
    Còn chi ngày giờ Hợi thuỷ khắc Hoả nhưng ở đất suy, nhưng dần hợi hoá mộc sinh hoả thân mình. Thiên tài Tân kim không vượng lên khó mà sinh quan để sát thân. hơn nữa nguyên mệnh có Quan ấn thuỷ mộc tương sinh, mà ấn vượng quan suy cho lên thuỷ bị chuyển hoá, mà tài tinh không vượng nên không sợ sinh quan quá mức để khắc chế thân.
    Tóm lại: mệnh này thân vượng nhờ ấn kiêu tỷ kiếp cường vượng, quan ấn tương sinh hỗ trợ đắc lực cho thân, nguyên mệnh có tài tinh là có dụng thần, mệnh này thuộc mệnh tốt. Tài tinh làm giảm khí thế của thân vượng, khi thuận vận phần nào khắc chế ấn tinh tạo thế cân bằng cho tứ trụ.(Nguyên mệnh nếu tài tinh là Canh kim thì sẽ giúp tứ trụ cân bằng hơn, vì cùng khí sinh-khắc mạnh hơn)
    mệnh này có thương quan thìn thổ có thể sinh tài, nhưng vì chính ấn vượng khắc chế nên nguồn khí sinh tài khó như mong muốn(thực thương sinh tài). Nhưng dù sao cũng là mệnh nhiều người muốn có.
    Người này hành vận thuận chiều, có phúc.

    Trên đây có đôi lời tham kiến không biết các chuyên gia thấy thế nào, mong nhận hồi âm để cùng học hỏi.
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng tám 2010

Chia sẻ trang này