1. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Chúng ta học tiếp sang bài kệ khác



    Tinh cần không phóng dật
    Tỉnh thức giữa lầm mê
    Người trí như tuấn mã
    Bỏ sau con ngựa hèn





    Xuất phát từ câu chuyện như thế này :




    Có hai người huynh đệ cùng xuất gia , cùng đến với Phật để nhận
    pháp tu , rồi họ mới đi về một trú xứ riêng để tu tập





    Nơi này gần một ngôi rừng vắng


    Thật ra mà nói , xứ ấn độ thời đó , hay nói chung những người
    xuất gia ở thời đại nào chăng nữa , cũng đều vất vả cả.


    Ngày ấn độ thì nắng nóng , đêm xuống thì rất lạnh

    Muỗi nhiều , thức ăn đi khất thực thì phải đi xa mới có


    Đời sống vất vả như vậy thì trong hai huynh đệ
    có một người rất tinh cần ,ngoài các thời giờ dành cho cho
    các nghĩ lễ ,các việc người xuất gia nào cũng phải làm
    thì người này dành trọn thời gian cho thiền định


    Người huynh đệ còn lại thì không làm như thế , ông bỏ thời gian
    mình có , tuy không phải là tất cả ,vào những chuyện vụn vặt
    hàng ngày
    Đêm xuống thì đốt lửa ,gọi mấy người bạn nữa cùng đến
    để nói chuyện phiếm
    Rồi thì thấy huynh đệ của mình tinh tấn như thế thì ông bắt đầu
    nói xỏ xiên , nói những điều không bằng lòng ra



    Thời gian cứ thế trôi đi

    Mọi chuyện cứ thế trôi đi

    Người tình cần thì ngày một tinh cần hơn

    Người lười biếng thì ngày một lười biếng hơn trong tu tập


    Trong một lần , Phật có đi ngang qua xứ đó

    Hai người biết chuyện ,mới đến đảnh lễ Phật

    Phật mới hỏi :

    Hai ông tu tập ở đây ra sao?

    Người hay lười biếng thì nhanh miệng nói trước :

    Bạch Phật , ở đây con tu tập rất tinh tấn

    Nghe xong , Phật nghiêm mặt trách liền

    Ông đã lười biếng ,bỏ phí thời gian , lại không biết
    quý trọng người bạn đạo của mình

    Rồi Phật quay sang người kia và nói :

    Người này mới là con ta

    Người này mới là con tuấn mã vượt qua bao nhiêu thử thách

    để phi tới đích , bỏ lại đằng sau con ngựa hèn yếu


    Người này mới xứng đáng trao truyền pháp của ta


    Sau đó , Phật mới nói bài kệ ở trên để ca ngợi vị tỳ kheo tinh cần

    tỉnh thức giữa lầm mê



    Bài kệ thì ngắn , câu chuyện cũng ngắn nhưng ý tứ thì mạnh mẽ
    và quyết liệt

    Ở đây , Phật dùng hình ảnh 1 con tuấn mã để ám chỉ đến
    những người tu tập tinh cần siêng năng

    Tinh cần giữa phóng giật
    Tỉnh thức giữa lầm mê

    Nghĩa là gì?


    Nghĩa là ám chỉ những con người sống giữa một tập thể ,
    một xã hội không có đạo đức ,lúc nào cũng chỉ nghĩ đến
    ăn chơi trác táng mà vị này không bị nhiễm ô

    Trái lại càng tinh cần ,càng chăm chỉ tu tập hơn


    Những người tỉnh thức như vậy được gọi là người trí


    Không phải thấy một người hay nói ,nói giỏi , mà nhận xét
    người này có trí tuệ được

    Trong Phật pháp , thước đo để đánh giá một người có trí tuệ
    hay không là so sánh xem thời gian người đó sử dụng
    như thế nào?

    Nếu trong một ngày , ta có một đến hai tiếng rảnh rỗi mà
    chẳng biết làm việc gì hay chẳng có việc gì để làm thì
    có nghĩa là ta không phải là người trí

    Lúc đó phải , lạy Phật xin sám hối liền

    Một người trí lúc nào cũng có việc để làm , mà toàn những việc
    giúp đời giúp đạo giúp chúng sinh

    Chứ không hề có thời gian rảnh rỗi nhiều.



    Có thời gian mà không biết làm gì cả thì không phải con Phật



    Trong đời sống , người trí làm việc gì cũng suy ngẫm chi li
    và rất đúng đắn

    Một người mà làm việc còn sai việc này sai việc kia thì
    không được gọi là người trí


    Từ đây ta có thể so sanh với Đức Phật sẽ thấy Ngài thấy
    tối tôn tối thắng

    Chúng sinh gọi Ngài là Bậc Đại TRí , Đại Giác ,thầy của Trời người
    bởi lẽ trong vô lượng kiếp , làm việc gì Ngài cũng suy xét rất kĩ
    và đúng từng cen ti mét một



    Thông thường , chúng ta khi đến với đạo thì hầu như ai cũng
    thích nói ,thích được giảng giải đạo lý cả

    Vì sao?


    Vì đạo lý cho ta nguồn cảm hứng bất tận

    Đạo lý mở ra cho ta bao điều mới mẻ ,mà rất đúng đắn
    vì vậy ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác

    Biết được rồi ,tự nhiên ta muốn nói cho người khác được biết

    đây là tâm lý rất bình thường

    Nhưng

    Đừng nghĩ rằng khi ta nói được nhiều nói được hay là có nghĩa rằng
    ta là người trí

    Đừng vội vàng nhận định như vậy


    Bởi vì trí tuệ theo định nghĩa của Phật được so sánh ở trong
    đời sống hàng ngày ,trong việc ngồi thiền ,trong việc lạy Phật

    chứ không hề ở việc ta nói hay ,ta nói giỏi


    Sự tỉnh thức khác với sự tỉnh giác

    Sau này ,nhiều người vì không hiểu nên hay dùng sai đi

    Tỉnh giác là một trạng thái của thiền định

    Người tu thiền , sau một thời gian ,trong tâm họ xuất hiện
    một sự tỉnh giác , lúc nào lòng họ cũng thanh thản ,thảnh thơi
    vọng tưởng chỉ cần khởi lên đã bị họ phát hiện ngay

    Đó gọi là tránh niệm tỉnh giác

    Muốn có được tỉnh giác này cũng phải mất hơi lâu

    Khi có được tỉnh giác này rồi ,cố gắng tinh tấn tu tập
    giữ gìn sự tỉnh giác này ( chưa cần nói đến chứng đạo hay chưa )
    Chỉ cần có được sự tỉnh giác này ,tu tập để nó theo ta đến khi
    chết đi cũng được an ổn rồi


    Còn tỉnh thức hay thức tỉnh thì nó lại mang một cái nghĩa khác

    Phần nhiều mang tính triết lí , chứ không phải thiền định

    Nghĩa là giữa thế gian đang quay cuồng này
    Ta vẫn giữa được sự tỉnh thức ,vẫn nhận biết điều nào là đúng là sai
    điều nào nên làm không nên làm

    Sự tỉnh thức ở đây thuộc về lý trí


    Ví dụ nếu có 1 người bạn gửi mình 1 số tiền lớn nhờ mình giữ hộ
    rồi họ đi mất
    10 năm sau vẫn chưa hề có tin tức gì

    Bất ngờ trong tâm mình khởi lên ý nghĩ có thể họ đã chết
    hay là mình cứ dùng số tiền đó


    THì nếu mà mình có ý nghĩ như vậy là mình phạm sai lầm

    Nếu đúng lúc đó mình nhận ra rằng ý nghĩ này là sai là bất thiện
    thì tức là mình đang có sự tỉnh thức

    Vậy trong tình huống này ,như thế nào mới là đúng?

    Hoặc là tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi , nếu mình chết rồi thì con mình
    tiếp tục giữ số tiền đó để chờ người kia quay lại sẽ trả

    Hoặc là nếu ta nghi ngờ người đó đã chết ,thì ta phải dùng số tiền
    này làm phước thật nhiều rồi hồi hướng công đức cho người đó

    Nhân quả công bằng ,ta không việc gì phải lo người kia có nhân
    được phước hay không ,ta cứ đúng nhân quả mà làm


    Thì nghĩ như vậy mới gọi là không phạm sai lầm


    Tại sao người có trí tuệ lại siêng năng ,tinh cần?


    Vì sao?


    Có phải vì không có việc để ta làm không?
    Không có việc để ta siêng năng không?

    Không
    Từ nay cho đến lúc thành Phật , có hàng tỷ tỷ việc ta cần phải làm
    ta cần phải giúp người này người kia

    Chẳng qua là do ta không chịu động não suy nghĩ mà thôi


    Vì vậy ,nếu 1 ngày với 24 tiếng trôi đi mà có 1 tiếng ta không
    có việc gì phải làm thì phải xét lại mình ngay


    Vì không biết chuyện gì để làm nên ta sinh ra lười biếng

    Người có trí tuệ thì biết có nhiều chuyện để làm và làm việc

    Vì làm việc nhiều nên người trí tuệ thường siêng năng là vậy

    Chứ nếu ta thấy một người cũng giỏi đi ,cũng làm được 1 số việc đi
    nhưng người đó lười biếng thì ta biết người này không có trí tuệ
     
  2. Trần Tiến Nam

    Trần Tiến Nam New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2009
    Bài viết:
    456
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Người xứng đáng

    Bác giả bảo ngọc chuyên post lên diễn đàn những bài học đối nhân xử thế,cách sống đẹp để làm người :-D .
    Bác viết những bài này thì chắc chắn nhân cách và lối sống của bác rất hoàn hảo nhỉ???:)) =D>
     
  3. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Người xứng đáng

    Trong thời đại ngày nay , rất khó để tìm được 1 người
    Thập toàn thập mỹ về nhân cách và lối sống .

    Tuy nhiên , sự hoàn thiện chính luôn là mục tiêu để
    chúng ta theo đuổi , phải không nào ?
     

Chia sẻ trang này