Nghệ thuật tìm kiếm đối tác

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi alibaba8757, 4 Tháng tám 2006.

  1. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Chuyện tìm đối tác cùng kinh doanh cũng giống như việc kết hôn vậy, mà đã có kết hôn thì ắt có thể xảy ra chuyện ly hôn. Thậm chí việc “ly hôn” trong kinh doanh còn phổ biến hơn cả trong cuộc sống gia đình với tỷ lệ là 53%. Bởi vậy, khi có ý định hợp tác, bạn nên chuẩn bị tinh thần “5 ăn-5 thua”.

    Một cuộc khảo sát có sự tham gia của 100 công ty về cách thức phối hợp kinh doanh và ý định trong tương lai của họ đã đem lại kết quả thật bất ngờ: 61% trong số các công ty này từng thất bại khi cố gắng “kết thân” với một đối tác nào đó, thế nhưng vẫn có đến 70% công ty quyết định tìm đối tác mới trong tương lai.

    Phải chăng họ có lý do để hy vọng, hay là họ chỉ lặp lại thất bại trước đây? Cả hai khả năng đều đúng. Thứ nhất, có nhiều lý do hết sức thuyết phục khiến bạn phải tìm đối tác cùng chung vốn. Thứ hai, tại sao có nhiều hình thức để hợp tác trong kinh doanh, mà bạn lại nhất thiết phải tìm một đối tác để cùng làm ăn?

    Quan hệ đối tác cùng kinh doanh đòi hỏi mức độ tín nhiệm cao và thường dựa trên sự quen biết từ trước, nhất là quan hệ trên thương trường. Trước hết, bạn hãy “hẹn hò” với đối tác để cùng tìm hiểu và phân tích tình hình của nhau.

    Bạn có thể tiến hành một số hoạt động thăm dò dưới hình thức hợp tác làm ăn khác như chào giá cho một mặt hàng hay phối hợp tiếp thị qua lại giữa hai bên. Hãy xem những hoạt động này như một sự đầu tư trước. Nếu bạn thực sự bị thu hút bởi cá nhân hay công ty đó, bạn hãy tiếp tục quan sát thái độ, cử chỉ của đối phương. Thử cùng lắng nghe và phân tích các câu chuyện thương trường khốc liệt của họ, hay về những vụ kiện tụng hoặc những rắc rối trong tài chính mà họ đã trải qua.

    Hãy căng mọi giác quan của bạn để cảm nhận tối đa về đối phương, và một khi bạn cảm thấy đối phương ra tín hiệu “đèn xanh”, bạn hãy quyết định. Internet cũng là một nguồn tìm kiếm thông tin thú vị đấy. Bạn hãy đọc tất cả các loại thông tin được quảng bá trong website của đối tác cùng các ấn phẩm khác (nếu có), từ đó lựa chọn xem những thông tin nào phù hợp nhất, liên quan đến vấn đề bạn quan tâm nhất.

    Bạn cũng có thể tìm kiếm đối tác trong những khu vực kinh tế năng động, như Silicon Valley chẳng hạn. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp cũng rất có lợi, bởi vì bạn chẳng tốn thời gian một chút nào, mà lại rất dễ tìm một người để tiến tới “hôn nhân”.

    Tìm kiếm đối tác kinh doanh hẳn là một chiến lược mang tính nghệ thuật rất cao, nên nhớ là một nghệ thuật chứ không phải là một lĩnh vực khoa học khô khan.

    Luật sư Griffith thuộc Công ty Waller Lansden Dortch & Davis (Mỹ) có kể lại một câu chuyện rất thú vị, hy vọng bạn có thể rút ra bài học cho mình. Một ngày, có hai người đàn ông đến gặp luật sư để tư vấn về việc cùng hợp tác thành lập một công ty chung. Theo dự kiến, một người sẽ đầu tư vốn, còn người kia sẽ làm quản lý. Cả hai đều đầy ắp ý tưởng và quyết tâm, tưởng chừng như họ sẽ lập tức kiếm được hàng triệu USD từ dự án hợp tác này. Trước tiên, luật sư hỏi: “Ai sẽ nắm quyền điều hành đây?”. Người thứ nhất khẳng định đó là phần việc của mình. Người thứ hai chen vào bằng giọng khá gay gắt: “Tôi bỏ tiền ra đấy!”. Sau một hồi, hai người này lại cho rằng có thể sẽ là một người khác điều hành công việc. Luật sư lại hỏi và chỉ tay về phía người bỏ vốn: “Thế tại sao người đầu tư tiền nhiều hơn lại không có quyền điều hành nhiều hơn?”. Thế là bắt đầu một cuộc cãi vã kịch liệt. “Nhà đầu tư” khua chân múa tay trên chiếc ghế xoay làm chiếc ghế đổ kềnh xuống sàn nhà. Chuyện “kết duyên” làm ăn của hai người cũng chấm dứt ở đó, chỉ sau 30 phút đồng hồ.

    Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nguyên nhân thất bại trong việc tìm đối tác cùng kinh doanh là do các đối tác đã không ngồi lại với nhau để thảo luận mọi chuyện kỹ càng, vì thế các quyết định họ đưa ra thường hấp tấp, nóng vội. Mặc dù có những người đã dành thời gian cho đối tác còn nhiều hơn thời gian dành cho vợ, chồng mình, vậy mà họ vẫn quyết định sai lầm.

    Thế đấy, trước hết, bạn hãy hẹn gặp đối tác thường xuyên hơn và tạo ra càng nhiều thử thách càng tốt. Hai bên hãy tự phác thảo lên mọi thứ cho tương lai, tạm thời có thể không cần đến luật sư hay nhà tư vấn, và cũng đừng ngần ngại để nói lên những mối lo ngại trong thâm tâm. Bạn cũng có thể gợi ý hoặc đề nghị được gặp đối tác cũ của người hay công ty mà bạn đang quan tâm. Nếu người đó từ chối thì e rằng đây là một lời cảnh báo cho quyết định của bạn. Hơn nữa, bản thân bạn cũng đóng vai trò là một đối tác, do đó bạn hãy tham khảo ý kiến của vợ hoặc chồng và bạn bè, người thân của bạn để biết được bạn đã đủ tiêu chuẩn làm một đối tác tốt chưa. Họ sẽ nói lên điểm yếu và điểm mạnh của bạn một cách khá khách quan đấy.

    Bạn nên nhận thức đầy đủ các thuận lợi và khó khăn nếu bạn cùng kinh doanh với một đối tác. Thuận lợi lớn nhất là bạn chẳng phải mất nhiều thời gian cho các thủ tục rườm rà để đăng ký với chính quyền và tốn một khoản thuế lớn, như khi bạn định thành lập một tập đoàn hay công ty TNHH. Bất lợi lớn nhất là mọi thành viên tham gia hợp tác kinh doanh đều có chung nghĩa vụ phải thanh toán nợ nần trong giai đoạn cùng kinh doanh, kể cả các khoản nợ do toà án phán xét, ví dụ như phí tổn trong một phiên toà kiện cáo.

    Do đó, một đối tác cùng kinh doanh có nhiều điểm tương đồng với một đối tượng của cuộc hôn nhân, cả hai bên đều phải tìm hiểu kỹ càng và chỉ quyết định hợp tác khi có chỉ số tín nhiệm cao. Bạn cũng nên chuẩn bị bằng văn bản những quy định về mọi điều khoản ràng buộc, tỷ lệ chia lợi nhuận hoặc nghĩa vụ đóng góp, phân công hoạt động thường nhật và dự trù tình huống khi một thành viên đột ngột qua đời hoặc rút vốn.

    Chuyện hợp tác kinh doanh có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào mà không vì một nguyên nhân cụ thể nào cả. Và bạn đừng ngạc nhiên nhé!. Chúng tôi chỉ có thể gợi ý cho bạn 7 tín hiệu cảnh báo sớm cho mối quan hệ làm ăn sắp đổ vỡ.

    - Tín hiệu thứ nhất: có một thành viên yêu cầu tách riêng.

    - Thứ hai: công ty bạn tăng trưởng đột ngột.

    - Thứ ba: có một thành viên đòi đưa thêm vợ hoặc chồng, họ hàng vào công ty.

    - Thứ tư: với lý do đang cần tiền, một thành viên yêu cầu rút vốn.

    - Thứ năm: điều này thật kinh khủng, đối tác A tìm cách hất cẳng đối tác B.

    - Thứ sáu: đối tác B thông báo là bị tai nạn, hay đại khái là một vấn đề nào đó về sức khoẻ.

    - Tín hiệu thứ bảy: một đối tác lấy danh nghĩa tập đoàn để làm ăn riêng với một bên thứ ba.

    Nhìn chung, nghệ thuật tìm kiếm đối tác đòi hỏi bạn phải tìm hiểu đối phương, phân tích cặn kẽ mọi “được-mất” để đi đến quyết định có lợi nhất. Tiêu chí để thành công là uy tín và lòng tin. Tìm kiếm đối tác cùng kinh doanh cũng có 4 bước tuần tự giống như tìm một người bạn đời vậy, nghĩa là phải “tìm hiểu, hẹn hò, thăm dò, quyết định”.

    (Theo Bwportal)
     

Chia sẻ trang này