Nguyên tắc ngắn gọn để thành đạt

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Phong -Thuỷ, 16 Tháng mười 2007.

  1. Bí quyết thành đạt thứ 1 DÁM QUYẾT ĐỊNH

    Ngày xửa ngày xưa có một con suối nhỏ chảy mon men đến gần một sa mạc hùng vĩ. Chợt nó nghe một giọng nói: "Nào, hãy bình tâm bước tiếp". Nhưng nó sọ hãi trước cảnh hoang sơ, lạ lẫm này. Nó lo lắng trước sự đổi thay. Thâm tâm nó muốn có thật nhiều nước và chảy dài cùng cuộc sống tươi đẹp nhưng bản thân nó lại chẳng muốn đổi thay dòng chảy, chẳng dám mạo hiểm.

    Giọng nói nọ lại tiếp tục vang lên: "Nếu Ngươi không dám cất bước thì chẳng bao giờ Ngươi hiểu biết mảnh đất dưới chân Ngươi. Hãy tin tưởng mọi việc rồi sẽ ổn thoả với Người trên vùng đất mới lạ này. Nào bình tâm chảy tiếp đi, suối nhỏ".

    Thế rồi suối nhỏ quyết tâm bước tiếp. Và suối nhỏ cảm thấy ngọc thể bất an. Trên sa mạc, oi ả nống nực ngày càng tăng lên, cuối cùng dòng suối nhỏ đã bốc hơi cạn kiệt. Những hạt nước li ti bay lên quần tụ lại trên cao thành những áng mây bay trên sa mạc. Những áng mây lang thang ngày qua ngày vượt qua sa mạc để đến với biển cả. Rồi mây giăng mưa trên biển lớn.

    Bây giờ thì suối nhỏ đã có một cuộc sống bội phần tươi đẹp hơn cả những giấc mơ ngày thơ ấu. Khi cưỡi sóng êm ái vượt trùng dương, suối nhỏ mỉm cười, suy ngẫm: "Ta đã nhiều lần biến đổi hình hài, nhưng chưa bao giờ ta lại hài lòng với bản thân mình như ngày hôm nay".

    Đối với nhiều người khi đưa ra một quyết định thật là nặng nề, khó khăn. Đặc biệt khi dám chấp nhận rủi ro. Khi đó thường là nỗi e ngại trước sự đổi thay, chuyển rời.

    Hoàn cảnh mới sẽ đổi thay nhiều, từ thói quen hàng ngày, nơi ăn chốn ở, đến cộng đồng bầu bạn, người thân quen.

    Tất cả đều có thể xáo trộn nhưng cái đổi thay lớn nhất là đổi thay trong bản thân bạn, tư duy của bạn.

    Chính sự đổi thay này làm nhiều người lo lắng băn khoăn. Bạn hãy tự vấn mình đi : Ta chấp nhận hoàn cảnh như ta đang có? Hay ta muốn ăn nên làm ra, ta muốn thăng tiến?

    Tăng trưởng và mọi đổi thay luôn được dẫn dắt từ một quyết định. Bạn lo lắng cho một quyết định sai lầm là chính đáng. Bạn băn khoăn khi phải rời bỏ lãnh địa thân quen an toàn để đánh đổi lấy một cái gì đó hãy còn tiềm ẩn. Nhưng bước đi này đồng nghĩa với khả năng tăng trưởng: là tiềm ẩn những vận may lớn cho bạn.
    QUYẾT ĐỊNH ĐỒNG NGHĨA VỚI ĐỊNH PHẬN

    Từ "quyết định" đã nhắc chúng ta rằng trong "quyết định" hàm chứa nội dung "định phận". Mọi quyết định luôn đi kèm theo một sự định phận. Khi quyết định là ta lựa chọn lấy một khả năng, đồng thời tách ta ra khỏi tất cả các khả năng khác.

    Người thực sự đưa ra một quyết định nghiêm túc là người ý thức được mọi khả năng khác đều đã bật đèn đỏ đối với mình.

    Ở những quyết định hệ trọng trong đời sống bao giờ chúng ta cũng phải lựa chọn giữa quá khứ và tương lai. Khi chúng ta quyết định gắn bó với mục tiêu khác, có nghĩa là chúng ta đã quyết tự tách mình với những giấc mơ, những ảo ảnh để xây đắp cho một tương lai đang định hình. Hoặc chúng ta có thể buông xuôi để có được đôi tay tự do đi tìm mục tiêu và giấc mơ khác.

    Bạn không thể đứng núi này trông núi nọ. Bạn phải tự quyết định hoặc ở lại với quá khứ an toàn của bạn hay chia tay với quá khứ để đến với tương lai với những khả năng mới và thực hiện những ước mơ của mình.

    Bạn hãy quyết định đi! Bạn muốn níu kéo lấy quá khứ ư? Hay bạn chọn lựa cơ hội cho một tương lai giàu có? Chỉ mình bạn biết được đáp án.

    Tự bạn mới biết được liệu mình có thực sự hạnh phúc với cuộc sống hiện tại hay không, hay mình cần phải thay đổi một cái gì đấy?

    Những biến động luôn khởi đầu bằng những quyết định. Mà quyết định bao giờ cũng gắn liền với định phận, với được và mất. Nó đòi hỏi lòng dũng cảm.
    AI KHÔNG DÁM QUYẾT , NGƯỜI ẤY TỰ TRÓI MÌNH

    Bạn có biết ở Phi châu người ta bắt những chú khỉ như thế nào không? Người thợ săn đặt một hòn đá cỡ bằng quả trứng gà vào một hốc cây. Chú khỉ đã sờ thấy hòn đá nọ và muốn kéo nó ra khỏi hốc. Nhưng miệng hốc cây quá bé. Tất nhiên chú khỉ có thể dễ dàng rút tay ra khỏi hốc, nếu chú bỏ hòn đá ra. Nhưng chú đã không đủ bản lĩnh để làm điều đó. Và cuối cùng người thợ săn đã bắt được chú bằng cách thong thả trùm lên người chú một chiếc bao tải.

    Phải chăng, đôi khi chúng ta bị quá khứ giam hãm, bởi một điều gì đấy hoặc một sự yên ổn chăng? Để rồi chúng ta chịu bó tay trước việc làm cho cuộc sống của mình trở nên hạnh phúc hơn. Đây là lúc mà chúng ta phải trả lời mọi câu hỏi rất cơ bản: "Bạn mong muốn đạt được điều gì trong cuộc sống của bạn?".

    Roosevelt một lần đã nói: "Tốt hơn là mạo hiểm làm một việc lớn, nâng cốc mừng đại thắng cho dù có khi sai lầm hoặc chịu mất mát thương đau. Còn hơn là đứng vào hàng ngũ những con chiên, chất phác, giản đơn, những con người ít biết đến niềm vui lẫn nỗi đau. Bởi vì họ sống trong miềm sáng tối, nơi chẳng hề có thành công và thất bại".

    Người thành đạt sống thoáng, không lùi bước trước khó khăn, biết chấp nhận rủi ro. Vì họ hiểu rằng biết hy sinh cái nhỏ sẽ được cái lớn. Sự nghèo hèn đối với hầu hết người châu âu không có nghĩa là chịu đói khát mà là phải sống những tháng ngày ngớ ngẩn, vô bổ.

    Thật là khác biệt khi người vào cuộc chơi chỉ nhằm không thua cuộc, với người lao vào cuộc chơi là để giành chiến thắng. Ai cố gắng để không thua cuộc, người đó chỉ tập trung vào chống rủi ro, tránh hiểm nguy. Người vào cuộc với ý đồ thắng cuộc, anh ta luôn tìm cơ hội để chiến thắng. Bạn nghĩ sao, trong hai con người ai là người cảm thấy hạnh phúc hơn.
    NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐƯA RA TRƯỚC ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH
    1. Nhiều người cho rằng, suốt đời phải theo đuổi một nghề.

    Việc chọn lựa nghề nghiệp ở nhiều người thường xảy ra ở tuổi niên thiếu (ngờ nghệch, vụng dại). Có khi đối với người này quyết định như vậy là tốt thì ở người khác lại không. Rồi một lúc nào đó, họ phải thay đổi quyết định. Vấn đề quan trọng là ở chỗ: Bạn có yêu mến công việc của mình không? Cuộc đời thì quá ngắn ngủi để ngày ngày chạy theo một công việc mà mình không thực sự yêu thích. Bất luận nghề gì, bạn cũng phải chấp nhận một cuộc đua tranh với những đồng nghiệp thực sự yêu mến công việc.

    2. Nhiều người nghĩ rằng: "Hạ hồi phân giải"

    Những ai không thể đưa ra quyết định, người ấy đánh mất lòng tự tin. Không kể những trường hợp "bất khả quyết". Ngay cả khi bạn không quyết định, thì chính là lúc bạn đã quyết định đấy. Bạn đã chọn lựa: tất cả vẫn như cũ. Hoặc bạn chọn phương án "bất phân thắng bại": hoà hoãn. Tình trạng này tốn phí quá nhiều công sức. Bạn luôn bị ràng buộc, ám ảnh, chẳng thể nào tự do vận động. Tuy nhiên nhiều người nói rằng: quyết muộn một tí cũng chẳng sao. Bạn hãy hình dung: mục tiêu của bạn đặt trên băng chuyền, nó luôn chuyển động và xa dần bạn. Nếu bạn trì hoãn một thời gian mới quyết định thì mục tiêu đã tuột khỏi tầm tay, thời cơ đã mất.

    3. Nhiều người lo lắng cho một quyết định "sai lầm"

    Ở đây không tồn tại khái niệm "sai lầm". Khi bạn quyết định là bạn đã chọn cho mình một con đường. Vì vậy bạn chẳng bao giờ biết được, cuộc đời mình sẽ ra sao, nếu mình lựa chọn khác đi.

    Một ví dụ: Năm nay bạn đang cân nhắc để quyết định đi nghỉ "lên rừng" hay "xuống biển". Và bạn đã chọn lựa vùng núi. Đáng tiếc ở đó mưa dầm dề suốt cả 10 ngày phép của bạn.

    Chắc mọi người đều nói rằng: "Tôi đã quyết định sai lầm". Đúng không? Chưa hẳn. Bởi vì bạn còn chưa biết, điều gì sẽ xảy ra đối với bạn khi đi biển. Biết đâu bạn bị ngộ độc thức ăn và phải nằm bẹp trên giường cho đến hết phép. Trong khi ở vùng núi có khi bạn lại làm quen được với "Người đẹp trong mơ". Trong cái rủi có cái may. Như vậy cái đánh giá ban đầu "quyết định sai lầm" không còn nặng nề nữa. Sự thật là: chúng ta chẳng bao giờ biết chính xác, liệu có tốt hơn nếu ta quyết định khác đi. Chính vì ta không biết chắc điều gì còn xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Suy đi tính lại chắc bạn tâm đắc rằng: mọi quyết định đều vẫn tốt hơn là không quyết gì cả.

    4. Nhiều người lại cho rằng họ có thể đưa ra quyết định một cách dễ dàng mà không ngại rủi ro.

    Một quyết định lý tưởng có lẽ là một quyết định khi không còn phương án thứ hai. Vì vậy mọi người có khuynh hướng chờ cho đến khi chỉ còn lại một phương án khi phương án kia đã đánh mất tính hấp dẫn của nó. Chúng ta đã ngộ nhận - vì lúc này thực ra không còn là một quyết định nữa mà cũng chẳng có sự lựa chọn nào. Chỉ khi bạn cẩn trọng cân nhắc, đánh giá cả hai phương án, thì sự lựa chọn mới có sức thuyết phục. Khi bạn đánh giá càng kỹ lưỡng phương án bị loại trừ thì phương án được chọn lựa càng có giá trị. Nếu bạn biết tự trọng, hãy sớm đưa ra các quyết định.
    LÚC ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH LÀ LÚC TA XÁC ĐỊNH SỐ PHẬN MÌNH

    Bạn hãy hình dung trong vài năm tới có một con người mới bước vào đời sống của bạn. Người ấy sẽ có chìa khoá nhà và ôtô của bạn. Anh ta sẽ sống trong ngôi nhà của bạn, ngồi chung bàn với bạn. Anh ta sử dụng mọi thứ mà bạn phải vất vả làm việc mới sắm được. Anh ta sẽ nhòm ngó vào sổ tiết kiệm của bạn và kiểm tra xem vài năm trở lại đây bạn có thực sự làm được cái gì không. Và khi bạn nhìn kỹ vào gương bạn sẽ nhận ra anh ta. Người ấy chính là bạn. Bạn đã sáng tạo ra con người ấy bằng những quyết định và những việc làm hôm nay.

    Dáng dấp con người này ra sao? Anh ta sẽ sống như thế nào? Anh ta sẽ làm gì? Bạn bè là những ai? Anh ta có là người vui tính, có sống hết mình hay không? Tất cả đều tuỳ thuộc vào những quyết định của bạn hôm nay. Những người ít có lòng tự trọng, thường hay lo giữ mình, chẳng bao giờ dám mạo hiểm điều gì. họ sống dựa dẫm, bám víu lấy những điều mà nhiều khi bản thân họ cũng chẳng thích thú gì. Nhưng điều rủi ro lớn nhất vẫn còn, đấy là trong tương lai họ phải chịu đựng một cuộc sống buồn tẻ. Vì vậy có lần một người rất thành đạt đã nói “ Tại sao bạn không dám đối mặt với hiểm nguy, bạn có ở trên cao đâu mà bạn sợ ngã”.

    Người thành đạt quan tâm tới những điều họ thực sự kỳ vọng. Họ quyết định nhanh và kiên trì phấn đấu. Ngược lại nhiều người khác quyết định rất chậm, song lại chóng vánh rời bỏ mục tiêu. Người thành đạt có khả năng quyết định nhanh vì họ biết rõ, họ mong muốn điều gì, vì họ hiểu rằng một quyết định tồi bao giờ cũng còn tốt hơn là chẳng quyết định được gì cả. Chìa khoá của khả năng quyết định nhanh chính là biết tự lượng sức mình.

    Thực hành:

    Hôm nay ta sẽ nâng cao khả năng đưa ra quyết định của mình bằng cách hạ quyết tâm tiến hành các bước sau:

    [FONT=`Times New Roman`]1. [/FONT]Rèn luyện khả năng quyết nhanh. Hãy hình dung trong mình có một “ lực quyết định”, mà mỗi khi ta đưa ra một quyết định nhanh là một lần tăng ta tăng cường nó. Có những người xem xét thực đơn hàng 15 phút để rồi chỉ đặt món mì ống Italia. Bạn hãy dự định hôm nay phải quyết định trong vòng 30 giây, món ăn và đồ uống cho mình. Dù có phải ăn những thứ mà mình cảm thấy chẳng ngon miệng chút nào cả. Đúng, mọi việc nhỏ nhặt ta phải quyết định trong vòng 30 giây.

    [FONT=`Times New Roman`]2. [/FONT]Trong mọi quyết định hãy tự hỏi; quyết như thế này đã hợp lý chưa? Và quyết định này có mang lại hạnh phúc cho ta và những người quanh ta? Cứ như vậy mà mỗi người học cách tư duy độc lập.

    [FONT=`Times New Roman`]3. [/FONT]Hãy viết ra đáp án cho những câu hỏi: Trong vòng năm năm tới ta sẽ là ai? Ta muốn làm gì? Ta muốn có gì? Tất cả mọi quyết định đều phải hướng tới những mục tiêu này. Hãy sẵn sàng gạt bỏ mọi việc mà mình thực sự chẳng thích thú. Có như vậy ta mới có đôi tay để dành cho những giấc mơ.

    4. Hãy cân nhắc, liệu còn có một quyết định nào “ khó khăn” không mà từ lâu ta không quyết được. Hãy liệt kê ra những khả năng chọn lựa. Rồi suy nghĩ đi, liệ ta có thể trao đổi với một vài chuyên gia. Nhưng trước hết phải đặt cho mình một hạn định cuối cùng bao giờ thì phải dứt điểm.
    Nguồn - Bí quyết để thành đạt

    (Lienketkinhdoanh.com)
     
  2. Ðề: Nguyên tắc ngắn gọn để thành đạt

    Bí quyết thành đạt thứ 2 LUÔN HỌC TẬP VÀ TRƯỞNG THÀNH

    Theo một truyền thuyết Ấn Độ thì ban đầu Thượng đế đã sáng tạo ra một con sò và đặt nó xuống đáy biển. Ở đấy, con sò sống âm thầm, lặng lẽ. Suốt ngày nó chẳng làm gì khác ngoài việc mở miệng ra để cho một ít nước biển chảy qua, rồi lại ngậm miệng lại. Ngày qua tháng lại đối với nó chẳng có gì khác hơn là há miệng, ngậm miệng, há miệng, ngậm miệng...

    Sau đấy Thượng đế lại sáng tạo ra chim phượng hoàng. Người cho chim tự do bay lượn và chinh phục non cao. Đối với phượng hoàng hầu như thế giới là vô biên. Tất nhiên sự tự do của phượng hoàng cũng có giá của nó. Hàng ngày nó phải vất vả săn bắt. Chẳng thể há miệng chờ sung. Khi có con, nó thường phải săn bắt suốt ngày mới kiếm đủ thức ăn. Ấy thế mà nó lại thích thú.

    Cuối cùng Thượng đế đã sáng tạo ra Con Người và trước tiên dẫn anh ta đến với nhà sò và tiếp đến với chim phượng hoàng. Rồi Người phán quyết: Ngươi hãy quyết định đi, cuộc sống nào ngươi muốn chọn lựa.

    LIÊN TỤC HỌC TẬP VÀ TRƯỞNG THÀNH

    Chúng ta có cơ hội chọn lựa giữa hai lối sống. Đời sò dành cho những ai chẳng muốn mở mang "bờ cõi". Cái giá phải trả là họ phải suốt đời: "sáng cắp ô đi tối cắp về".

    Napoleon từng nói: "Có người chết sớm vì ăn quá nhiều, kẻ khác lại chết vì uống quá nhiều, nhưng lại có người đơn giản chỉ buồn phiền mà chết vì họ chẳng biết làm gì khác".

    Người quyết định sống đời chim phượng hoàng, hẳn anh ta đã chọn con đường không mấy dễ dàng. Hầu như chỉ có một khă năng duy nhất để đi trọn con đường: ta phải lấy học tập và trưởng thành làm niềm vui cuộc sống.

    Càng học tập càng lớn mạnh ta càng cảm thấy tự do hơn. Triết lý nhân sinh: "Liên tục học tập và trưởng thành" xây dựng trên bốn nhận thức.

    1. Trưởng thành là một phần của sự di truyền nòi giống

    Nhờ đâu mà ta nhận biết được một vật gì đó đang sống? Tất cả, mọi thứ đang sống đều phải lớn lên. Nhờ vậy mà phân biệt được đá và san hô. Cái gì đó ngưng lại, không lớn lên và không biến đổi. Nó đã chết. Mục 1: Đề cập tới vấn đề "Trưởng thành" là một quy luật của cuộc sống. Vấn đề không chỉ đơn giản lớn lên, mà còn là sự tiến hoá, là sự tăng trưởng có mục tiêu. Trưởng thành để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển.

    2. Học hỏi và trưởng thành là một nhu cầu cơ bản của con người

    Khi quan sát trẻ em quanh ta, chúng ta đều phát hiện ở chúng bản năng sinh trưởng và học hỏi. Chúng luôn luôn muốn phát hiện, tìm hiểu, so sánh và nâng cao những khả năng ấy.
    Vì vậy chúng thích phiêu lưu, mạo hiểm và rất liều lĩnh. Người ta thường tự hỏi, do đâu mà trẻ nhỏ lại có đủ nghị lực để hăng say như vậy. Phải chăng con người càng có nhiều nghị lực khi họ sống để thoả mãn mọi nhu cầu của mình.

    Bạn hãy quan sát và so sánh ở người lớn, những người không còn nhu cầu học hỏi và trưởng thành nữa. Quả thực họ chỉ suy nghĩ làm thế nào sử dụng thời gian tốt nhất, nhưng hầu hết xem ra cũng chẳng mấy hạnh phúc.

    Nguyên nhân thật đơn giản, khi ta ngừng hoạt động và thôi học hành, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa và trống rỗng. Những nhu cầu không được đáp ứng lấy mất của chúng ta niềm vui sống và thui chột nghị lực chúng ta.

    3. Không có tôn giáo nào lại không hướng con người tới cái thiện

    Ở đây hãy khoan bàn tới tín ngưỡng mà hãy chú ý đến một thực tế: cac tôn giáo trên thế giới đều biểu hiện những nỗi khát khao của chúng sinh. Và họ cần được giúp đỡ để thực hiện những khát vọng ấy: những khát vọng về sự giải thoát, điều thông tuệ, về đức tin, về hoà bình, về một cuộc sống tốt đẹp và về tình yêu... Tất cả đều với điều kiện bạn hãy biến đổi mình đi. Không có tôn giáo nào lại dạy "con không được thay đổi thân xác".

    4. Đúng cho mọi ngành kinh tế và mọi loại hình công ty

    Cuộc sống không bao giờ có sự ngưng nghỉ. Một công ty đang lớn mạnh hoặc sẽ lụi tàn. Những ai tìm cách "trụ hạng", về lâu dài sẽ thất bại trong cuộc cạnh tranh. Ai hoạt động kinh tế luôn phải học tập và tăng trưởng, nếu không anh sẽ đuối sức.

    Tiến sĩ E.Deming định nghĩa về khái niệm chất lượng như sau: "Chất lượng không chỉ có nghĩa là đạt tiêu chuẩn đề ra mà trong cuộc sống sôi động phải luôn biết cách nâng cao chất lượng sản phẩm".
    Không thể có hạnh phúc nếu chúng ta chống lại quy luật cuộc sống, quy luật tiến hoá, chống lại nhu cầu của chúng ta, khát vọng của chúng ta và chống lại mọi tư duy thông tuệ về kinh tế.

    Học tập và trưởng thành là một phần của lý tưởng sống. Không có con đường nào khác.

    MỘT QUYẾT ĐỊNH THƯỜNG LẶP LẠI TRONG ĐỜI

    Cứ cho rằng tại một thời điểm nào đấy trong cuộc đời chúng ta đã quyết định hẳn hoi chọn một trong hai lối sống. Trong thực tiễn chúng ta lại luôn phải khẳng định lại điều đó.
    Chúng ta phải luôn tìm cách vượt lên chính mình, để đọc sách, để viết báo, dự hội thảo và giao tiếp với những người ta có thể học hỏi.

    Có hai nguyên nhân chính làm cho người ta ngưng học tập và tiến bộ: nguyên nhân thứ nhất cho rằng chẳng thể nào khá hơn được.Chúng ta luôn có thể học hỏi và tiến bộ thêm nữa. David Bowie nói rằng:" Tại cái ngày mà bạn nghĩ rằng: mình chẳng thể nào khá hơn được là lúc bạn bắt đầu ca hát, cho dù chỉ là những " bài ca đi cùng năm tháng".

    Nguyên nhân thứ hai là sự lãnh đạm, hờ hững. Nhiều người ngả theo chiều hướng này, vì xem ra nó có vẻ vô thưởng vô phạt. Nhưng thực ra nếu chúng ta ngừng học tập và trưởng thành thì chúng ta không tránh khỏi sự sa sút tới mức tầm thường trong lối sống, trong cách ứng xử. Thật nguy hểm khi ta chấp nhận: " Tồi một chút cũng chẳng sao"

    CẠM BẪY CỦA CHÚ ẾCH

    Điều gì xảy ra khi ta ném một chú ếch thông minh vào chậu nước nóng? Nó quyết định ngay: " ở đây khó chịu quá, ta phải chuồn thôi." Thế là chú nhảy ra. Nhưng nếu ta đặt cũng chú ếch ấy vào nồi nước lạnh và để lên bếp rồi đun nóng dần. Điều gì sẽ xảy ra. Chú ếch nằm thư giãn, cảm thấy có nóng lên thực sự, song chú nghĩ: "Nóng một chút cũng chẳng sao!". Chẳng bao lâu sau chú đã bị luộc chín.

    Về đạo đức: nhiều điều xảy ra rất từ từ trong cuộc sống. Ví dụ như việc nợ nần. Nếu một sáng khi tỉnh giấc, bạn chợt nhớ rằng mình còn món nợ 68.000USD, lúc bấy giờ bạn có thể yên tâm được không? Tất nhiên là không. Nhưng nếu như mọi việc cứ từ từ mà đến, nay nợ 9USD, ngày mai nợ 14USD, chuyện vặt!... Cứ như vậy mà ta quen dần, không quan tâm đến nó nữa. Nhưng mọi việc trên đời này đều có thể làm một con tính cộng. Đến một lúc nào đấy bạn có thể chẳng còn trốn chạy nợ nần được nữa hoặc ăn ngủ chẳng yên với nó.

    Nếu một hôm bạn biết mình tăng 30kg, chắc rằng bạn rất lo lắng. Ngược lại, chẳng hề chi, nếu tháng này ta lên một cân, tháng sau thêm một cân nữa, rồi ta lại quen đi, chẳng để ý gì đến vấn đề tăng cân nữa.

    Trường hợp cạm bẫy của chú ếch cảnh báo chúng ta chớ coi thường những điều nhỏ nhặt. Vì tất cả những điều vặt vãnh " tích tiểu thành đại" đều có thể đưa ta tới gần mục đích hoặc ngược lại dần đưa ta xa rời nó. Ở đây không có giải pháp "dung hoà". Vì vậy chúng ta phải luôn tự hỏi " Mình đang đi theo hướng nào đây?"

    SỰ SO SÁNH DÀI HƠI

    Hình như chẳng có vấn đề gì, dù hôm nay ta ăn một quả táo hoặc một thanh sôcôla, đọc một cuốn sách hay hoặc xem một vở kịch "vô thưởng vô phạt" trên tivi, dù hôm nay ta tiết kiệm được 10 USD hay đã tiêu pha mất 10 USD. Nhưng sau 10 năm ta sẽ thấy rõ sự khác biệt rõ rệt. Sôcôla, kịch "lá cải" và tiêu pha dẫn tới béo phì, tính hời hợt và sự nghèo túng. Hoa quả, sách hay và sự tiết kiệm sẽ đưa đến sức khoẻ, hiểu biết và sự sung túc.

    Chẳng ai dám kỳ vọng rằng mọi quyết định của mình đều là những quyết định thông minh. Nhưng cuộc đời lại là tổng số của tất cả những quyết định của chúng ta. Một người bố muốn được làm việc yên tĩnh, đã tìm cho cậu con một việc gì đó để cậu bận rộn chốc lát.Vì vậy, ông ta đã xé một bản đồ thế giới, tìm thấy trong một quyển tạp chí ra làm nhiều mảnh nhỏ. Rồi ông yêu cầu cậu bé lắp ghép lại chiếc bản đồ. Cậu bé quay lại chỉ sau ít phút với với tầm bản đồ được lắp ghép chính xác trước sự ngạc nhiên của ông bố.

    Người bố không sao tin được, làm thế nào mà con ông hoàn thành việc đó một cách chóng vánh như thế. Cậu bé giải thích: " Mặt sau của tấm bản đồ là bức chân dung của một người đàn ông. Nó thật là dễ lắp ghép. Con đã nghĩ rằng: nếu ông ta hoàn hảo thì thế giới tất cũng phải hoàn hảo".

    Đấy là vấn đề cốt lõi của ý tưởng "luôn học tập và trưởng thành". Chúng ta đồng ý với nhau rằng mọi quyết định của chúng ta dù lớn dù nhỏ đều xác định tương lai của chúng ta sẽ như thế nào. Nếu chúng ta tốt đẹp thì thế giới của chúng ta cũng tươi đẹp.

    HUẤN LUYỆN VIÊN PAT RILEY

    Người huấn luyện viên thành đạt nhất trong lịch sử bóng rổ nước Mỹ là Pat Riley. Các cầu thủ của ông ở Ló Angeles vào năm 1986 đã tin chắc rằng ông không thể tiến xa hơn được nữa.
    Lúc ấy ông động viên họ hãy cố gắng thêm 1% nữa thôi. Một phần trăm xem ra quá ít ỏi và buồn cười. Nhưng Riley đã làm con tính cho họ: nếu 12 cầu thủ tìm cách nâng cao năng lực của mình trong năm lĩnh vực bóng rổ thêm 1% thì toàn bộ sẽ chơi hiệu quả hơn 60%. Ông còn giải thích cho cầu thủ: có thể chỉ cần 10% cũng đủ để đạt cúp. Một phần trăm rất có thể đạt được dễ dàng hơn. Cứ như vậy các cầu thủ đã cố gắng và họ đoạt chức vô địch không mấy khó khăn. Giả sử rằng bạn quyết định cải thiện thêm 1% trong năm lĩnh vực của cuộc sống, đó là sức khỏe - mối quan hệ - tài chính - sự nhạy cảm và công việc. Nếu tháng nào bạn cũng làm như vậy thì chỉ sau một năm bạn đã biến mình thành con người hoạt động 60% hiệu quả hơn năm ngoái.

    TÁC DỤNG TƯƠNG HỖ GIỮA HỌC TẠP VÀ TRƯỞNG THÀNH

    Từ đâu mà người ta đặt ra nguyên tắc: luôn học hỏi và trưởng thành. Câu trả lời có thể làm bạn ngỡ ngàng: chúng ta cần một loại thần dược. Bí quyết của thần dược là ở chỗ nào?
    Liều thuốc thần dược này chính là môi trường quanh ta, nó tác động lên bạn thường là vô thức. Nó thúc đẩy chúng ta đưa ra các quyết định hàng ngày. Nó cũng là sách vở, cái chúng ta đọc, bài vở mà chúng ta viết và những cuộc hội thảo chúng ta tham dự.

    Trước mọi khó khăn, chúng ta cần sự giúp đỡ. Những thần tượng mà chúng ta ngưỡng mộ, noi theo nằm trong sách vở, báo chí mà ta tâm đắc, đã giúp chúng ta thấu hiểu bản thân chúng ta và cuộc sống của chúng ta, giúp chúng ta rút ra bài học từ những lầm lỡ và kiến tạo lòng tự tin. Rồi những cuộc hội thảo, toạ đàm giúp chúng ta cọ xát, giao lưu và chỉ cho ta những nẻo đường mới.

    Càng học hỏi và trưởng thành ta càng cảm thấy bức xúc phải học hỏi và trưởng thành.Nó trở thành bản chất của chúng ta từ lúc nào không hay biết. Học hỏi và trưởng thành có tác dụng tương hỗ là ở chỗ đó.

    Người thành đạt hay tò mò. Họ muốn tìm hiểu các nhân vật mà họ muốn trở thành, mà họ coi là thần tượng. Người thành đạt tận dụng lời khen ngợi lẫn ý kiến khiển trách để luôn học hỏi và trưởng thành. Qua đấy họ tìm thấy được sự ứng xử đúng đắn. Họ tiếp nhận lời khen, nhưng không tự mãn, họ lo lắng trước những lời khiển trách, nhưng không tới mức bi quan, thất vọng.
    Ai không trả lời được trong cuộc vấn đáp, thì không có cơ hội đi tiếp vào vòng trong. Cuộc sống cũng tương tự như vậy. Đối với những người thành đạt "luôn học tập và trưởng thành" có nghĩa: cứ mỗi năm họ lột xác dần con người xưa cũ của họ và tiếp cận dần tới những thần tượng của mình.

    Thực hành

    Hôm nay tôi sẽ củng cố thói quen của mình, luôn học tập và trưởng thành, bằng cách hạ quyết tâm thực hiện các bước sau đây:

    1. Dự kiến đọc ít nhất hai cuốn sách hay mỗi tháng. Dần dần tôi sẽ đọc một đến hai cuốn mỗi tuần.

    2. Tôi cân nhắc xem những hội thảo nào mình có thể tham dự.

    3. Bên cạnh ký sự thành đạt sẽ để thêm 2 tập ký sự khác:

    Một ký sự nhận thức: ở đây tôi ghi chép tất cả mọi sai lầm và những bài học rút ra từ đấy.
    Một ký sự ý tưởng: trong đó ghi lại tất cả ý tưởng của tôi.

    4. Tôi liệt kê một danh sách gồm 10 nhân vật tôi rất thích tìm hiểu để học hỏi nơi họ.

    5. Quyết tâm mỗi ngày đọc một chương trong cuốn sách này.

    Nguồn - Bí quyết để thành đạt


    (lienketkinhdoanh.com)
     

Chia sẻ trang này