Nhân trắc học trong hôn nhân

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi dcba, 21 Tháng chín 2006.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Khách hàng và thị trường

    ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu 21 CHƯƠNG 2
    HÔN NHÂN
    Trong cuộc điều tra mẫu biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình hàng năm có hai câu hỏi dùng để thu thập thông tin về tình trạng hôn nhân của những người từ 13 tuổi trở lên: (i) Tình trạng hôn nhân hiện tại của một người và (ii) tháng năm xảy ra sự kiện đó. Tuy nhiên, do tỷ trọng người kết hôn dưới 15 tuổi không đáng kể, nên số liệu trình bày ở chương này chỉ liên quan đối với những người từ 15 tuổi trở lên.
    Theo quy định của cuộc điều tra, một người được xem là “có vợ” (hoặc “có chồng”), nếu người đó được pháp luật hoặc phong tục tập quán thừa nhận là có vợ hoặc có chồng, hoặc sống với người khác giới như vợ chồng. Tình trạng hôn nhân của một người có thể thuộc hai nhóm sau: đã từng kết hôn, tức là đã từng kết hôn ít nhất một lần; và chưa từng kết hôn. Nhóm đầu bao gồm những người: hiện đang có vợ/chồng, goá (người mà vợ hoặc chồng đã chết, nhưng chưa tái kết hôn), ly hôn (người đã ly hôn theo pháp luật, nhưng chưa tái kết hôn) hoặc ly thân (người đã kết hôn, nhưng hiện tại không cùng sống với vợ hoặc chồng như vợ chồng). Còn nhóm sau chỉ bao gồm những người chưa từng kết hôn bao giờ.
    2.1. Xu hướng kết hôn
    Phân bố phần trăm dân số 15 tuổi theo tình trạng hôn nhân tại thời điểm điều tra, nhóm tuổi và giới tính được trình bày trong Biểu 2.1. So với năm 2004, tỷ trọng dân số 15 tuổi trở lên hiện đang có vợ hoặc có chồng không thay đổi. Cụ thể, 64% nam giới hiện đang có vợ và 61% phụ nữ hiện đang có chồng. Nhìn chung, kết hôn ở nước ta là khá phổ biến, nhất là với nam giới. Ở nhóm tuổi 50-54, 99% nam đã từng kết hôn, còn với nữ giới gần 7% nữ độ tuổi này chưa từng kết hôn.
    Nữ có xu hướng kết hôn sớm hơn nam. Trong khi chưa đến 2 trên 100 nam giới đã từng kết hôn ở tuổi 15-19, tỷ trọng tương ứng của nữ ở nhóm tuổi đó là 6%. Ở nhóm tuổi 20-24, phần trăm đã từng kết hôn của nữ cao gấp hơn 2 lần của nam (42% so với 20%). Dưới tuổi 35, tỷ trọng chưa từng kết hôn của nữ thấp hơn của nam. Ngược lại, sau tuổi 35, tỷ trọng chưa kết hôn của nữ cao hơn của nam (Hình 2.1).
    Đối với độ tuổi 15-49, tỷ trọng hiện đang có vợ là 57%, còn tỷ trọng đang có chồng là 62%.
    ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu 22
    Hôn nhân ở nước ta còn có đặc thù là, tỷ trọng hiện đang có chồng giảm dần ngay sau tuổi 40 còn đối với nam giới, tỷ lệ hiện đang có vợ chỉ giảm sau tuổi 55. Đối với tất cả các nhóm tuổi, tỷ trọng goá của nữ cao gấp 5 lần con số đó của nam (11 so với 2%). Với cả nam và nữ, tỷ trọng goá của nhóm 5 tuổi sau lớn hơn hai lần so với của nhóm tuổi nhỏ hơn liền kề.
    BIỂU 2.1: PHÂN BỐ PHẦN TRĂM TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN CỦA DÂN SỐ TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN THEO NHÓM TUỔI VÀ GIỚI TÍNH, VIỆT NAM 2005

    (Hinh ve 1)
    [​IMG]



    ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu 23
    Có sự khác biệt về xu hướng kết hôn giữa thành thị và nông thôn. Với dân số 15 tuổi trở lên, tỷ trọng chưa từng có vợ hoặc có chồng của thành thị cao hơn của nông thôn (32% so với 29%). Ngược lại, tỷ trọng hiện đang có vợ có chồng của nông thôn cao hơn của thành thị (65% so với 61%). Tỷ trọng goá của nông thôn cao gần gấp 2 lần của thành thị (11% so với 6%). Mặc dù tỷ lệ ly hôn thấp, nhưng không có gì ngạc nhiên là con số đó của thành thị cao gấp hai lần của nông thôn. Ở nước ta ly hôn làm cho người phụ nữ bị thiệt thòi nhiều hơn so với nam giới, nhất là về kinh tế. Người bị ly hôn thường được coi như là không tốt, nhất là với nữ. Vì vậy, thông thường là khi ly hôn người phụ nữ cần phải cân nhắc rất kỹ lưỡng hơn nam giới. Do người phụ nữ ở thành thị có tính độc lập về kinh tế cao hơn so với phụ nữ ở nông thôn, nên phụ nữ thành thị dễ chấp nhận ly hôn hơn.
    Hình 2.1. Phân bố phần trăm chưa vợ, chưa chồng theo nhóm tuổi và giới tính, Việt Nam 2005
    02040608010015-1920-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+ PhÇn tr¨mNamN÷
    Cũng như các năm trước đây, tỷ trọng ly thân là không đáng kể và không có khác biệt theo thành thị và nông thôn. Con số đó là dưới 1% đối với cả nam và nữ.
    Số liệu của Biểu 2.2 cho thấy, trong những năm qua tỷ trọng đã từng kết hôn ở độ tuổi trẻ (15-19 và 20-24) có xu hướng giảm nhẹ với cả nam và nữ. Còn tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM) tăng, song mức tăng của nam cao hơn của nữ. Điều đó kéo theo sự khác biệt giữa SMAM của nam và nữ có tăng. So với năm 1999, vào năm 2005 SMAM của nam tăng 1,4 năm, còn SMAM của nữ tăng 0,7 năm.
    ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu 24
    Tỷ trọng đã từng kết hôn ở nhóm tuổi 45-49 cho biết mức chưa kết hôn liên quan đến tái sản xuất dân số và mức độ phổ biến của hôn nhân. Trong những năm qua tỷ trọng này khá ổn định, với nam ở mức 98% còn với nữ là 93%.
    BIỂU 2.2 TUỔI KẾT HÔN TRUNG BÌNH LẦN ĐẦU, TỶ TRỌNG ĐÃ TỪNG KẾT HÔN CỦA CÁC NHÓM TUỔI 15-19, 20-24 VÀ 45-49 CHIA THEO GIỚI TÍNH, VÀ CHÊNH LỆCH SMAM, VIỆT NAM, 1999-2005

    (hinh ve 2)
    [​IMG]
    2.2 Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của vùng và tỉnh
    Tuổi kết hôn trung bình lần đầu và chênh lệch giữa nam và nữ của các vùng và tỉnh được trình bày trong Biểu 04/PL. Cũng như các năm trước đây, Đông Nam bộ là vùng có tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM) cao nhất so với các vùng khác trong cả nước, tiếp sau là của Duyên hải Nam Trung bộ. SMAM thấp nhất là thuộc Tây Bắc, tiếp sau là Đông Bắc, là những vùng có tỷ trọng cao dân số thuộc các dân tộc ít người sinh sống. Số liệu cho thấy, với cấp vùng ở đâu có SMAM của nam cao thì ở đó SMAM của nữ cũng cao. Có sự khác biệt về tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo nơi cư trú. Như có thể dự đoán, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của thành thị cao hơn của nông thôn. SMAM của nam thành thị cao hơn của nam nông thôn là 2,6 năm. Sự khác biệt đó của nữ là hai năm.
    Đối với cấp tỉnh, SMAM của nam cao nhất thuộc về Đà Nẵng, tiếp sau là của các tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế. SMAM của nam thấp nhất là của Lai Châu, tiếp đến Hà Giang và Sơn La. Với nữ, tuổi kết hôn trung bình lần
    ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu 25
    đầu cao nhất và thấp nhất cũng thuộc các tỉnh, thành phố đã nêu trên nhưng với trật tự khác đi chút ít. Kết quả trên gợi ý rằng, dân số ở những tỉnh có mức đô thị hoá cao hơn hoặc sản xuất công nghiệp phát triển hơn thường kết hôn muộn hơn; và ngược lại, dân số ở những tỉnh có mức đô thị hoá kém hơn hoặc sản xuất công nghiệp kém phát triển hơn thường kết hôn sớm hơn.
    Sự chênh lệch của SMAM giữa nam và nữ cũng rất đa dạng. Mức chênh lệch lớn nhất - của các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Trị, cao hơn hai lần mức chênh lệch thấp nhất - của các tỉnh Sóc Trăng, Hà Giang, Lạng Sơn và Cà Mau (gần 5 năm so với gần 2 năm).
    2.3 Một số tỷ suất hôn nhân
    Đối với hôn nhân, người ta thường tính các số đo: (i) Tỷ suất kết hôn (hay còn gọi là tỷ suất kết hôn thô) là số đám cưới trên một nghìn dân vào một năm nào đó và (ii) Tỷ suất ly hôn (hay còn gọi là tỷ suất ly hôn thô) là số vụ ly hôn trên một nghìn dân.
    Cuộc điều tra mẫu điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình hàng năm không thu thập thông tin về số đám cưới và số vụ ly hôn mà chỉ thu thập thông tin về năm xảy ra sự kiện dẫn đến tình trạng hôn nhân hiện tại. Thông tin nói trên được thu thập cho cả nam và nữ. Nếu coi một nửa số người báo cáo kết hôn (ly hôn) vào năm nào đó là số đám cưới (vụ ly hôn), ta có thể tính được các tỷ suất hết hôn đề cập ở trên. Một số tỷ suất hôn nhân của năm 2003 và 2004 được trình bày ở Biểu 2.3. Số liệu cho thấy, tỷ suất kết hôn thô của năm 2004 giảm chút ít so với của năm 2003. Tỷ suất ly hôn thô khá thấp, chỉ có 2 vụ ly hôn trong 10.000 dân.
    BIỂU 2.3: TỶ SUẤT KẾT HÔN THÔ VÀ TỶ SUẤT LY HÔN THÔ CỦA NĂM 2003 VÀ 2004, VIỆT NAM 2005

    (Hinh ve 3)
    [​IMG]

    ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu 26
    2.4. Kết hôn ở tuổi 15-19
    Số liệu của các cuộc Tổng điều tra dân số 1999, cũng như của các cuộc điều tra mẫu cho thấy có hiện tượng kết hôn ở tuổi vị thành niên. Biểu 2.5 đưa ra phần trăm kết hôn ở các độ tuổi từ 15 đến 19 và tuổi kết hôn trung bình lần đầu của vị thành niên.
    Trên phạm vi cả nước, cũng như năm 2004 tỷ trọng kết hôn ở nhóm tuổi 15-19 là dưới 2% đối với nam và 6% đối với nữ. Tỷ trọng kết hôn vị thành niên của nông thôn cao gấp hai lần so với của thành thị. Vào tuổi 18, một trong mười phụ nữ nông thôn đã từng kết hôn, con số đó vào tuổi 19 cao gấp đôi - đạt 20%. Các con số tương ứng của phụ nữ sống ở thành thị là 5 và 10%.
    Mức kết hôn của dân số tuổi 15-19 cũng có khác biệt khá rõ theo vùng. Tỷ trọng đã từng kết hôn của cả nam và nữ ở Tây Bắc là cao nhất, tiếp sau là Đông Bắc. Điều đáng quan tâm là, cứ 10 nam ở tuổi 19 của Tây Bắc thì có gần hai người đã từng kết hôn (17%) và tỷ trọng đó của nữ cùng độ tuổi 19 cao gấp đôi - đạt 33%. Các con số tương ứng của Tây Bắc vào năm 2004 là 22 và 36%. Hai vùng Tây Bắc và Đông Bắc là nơi cư trú của nhiều dân tộc ít người, kinh tế phát triển kém hơn so với các vùng khác trong cả nước, điều đó có thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức kết hôn ở tuổi vị thành niên cao nói trên.
    BIỂU 2.4: PHẦN TRĂM ĐÃ TỪNG KẾT HÔN CỦA DÂN SỐ TUỔI 15-19 Ở TỪNG ĐỘ TUỔI CHIA THEO VÙNG, NƠI CƯ TRÚ VÀ GIỚI TÍNH, VIỆT NAM 2005

    (hinh ve 4)
    [​IMG]

    ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu 27
    Tỷ trọng đã từng kết hôn ở tuổi 15-19 thấp nhất là ở Đồng bằng sông Hồng đối với nam (dưới 1%) và ở Bắc Trung bộ đối với nữ (4%).
    Tỷ trọng kết hôn và tuổi kết hôn trung bình lần đầu của vị thành niên chia theo tỉnh được trình bày ở Biểu 05/PL. Số liệu cho thấy, không có hiện tượng kết hôn ở tuổi vị thành niên của nam ở tỉnh Hà Tĩnh và vị thành niên nữ ở tỉnh Hà Tĩnh có tuổi kết hôn trung bình lần đầu cao nhất so với các tỉnh khác trong phạm vi cả nước (19,4 năm).
    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng chín 2006

Chia sẻ trang này