Trong mỗi cuộc thi Hoa hậu Việt Nam nói riêng và các cuộc thi người đẹp nói chung, có hàng nghìn các cô gái trẻ tham dự. Nhìn lướt qua, thì cô nào cũng đẹp, cũng chân dài. Vậy mà số người bị loại rất nhiều. "Tại sao tôi bị đánh trượt? Tại sao tôi đo ở nhà như thế mà đến đây lại khác", các thí sinh luôn có những thắc mắc như thế. "Thâm nhập" vào hậu trường các cuộc thi người đẹp, người mẫu, gặp gỡ các chuyên gia "đo đạc" chân dài để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên. Tiến sĩ nhân trắc học Thẩm Hoàng Điệp là một cái tên rất quen thuộc với công chúng trong các cuộc thi sắc đẹp cũng như thi người mẫu trong Nam ngoài Bắc. Trò chuyện với tiến sĩ Điệp, mới biết hóa ra nhiều người không thể hiểu thế nào là một cái chân thẳng chính bởi vì không tư duy về nó dưới góc độ khoa học nhân trắc. Thanh Hằng - người mẫu có đôi chân dài nhất. Tại một cuộc thi siêu mẫu, bà huấn luyện viên (HLV) kiêm Giám đốc một Nhà văn hóa đưa đoàn 5 thí sinh ra Hà Nội. 5 thí sinh này đều là những người mẫu có tên tuổi, danh hiệu. Khi "đo" xem chân thẳng có thẳng không, thì 3 người chân đều không đạt vì hai đùi không khít nhau. Bà HLV nổi xung lên, bảo đề nghị xem lại cách đo này vì "tôi là HLV, tôi phải tập luyện thí sinh để đánh vát cái đùi đi cho thon lại, khe hở giữa hai đùi giãn ra, bây giờ lại chấm đùi phải khít mới là chân thẳng thì không được. Nếu chị lấy chân thẳng theo tiêu chuẩn ấy thì lấy ông đạp xích lô ấy". TS Điệp không tranh luận gì bởi vì theo tiêu chuẩn thì hai đùi phải khít mới đẹp, vì đó là một tiêu chuẩn của chân thẳng. Nó không liên quan đến việc đùi thon hay không thon. Thế giới đưa ra chuẩn của chân thẳng là phải có 5 điểm chạm: Khi đứng trong tư thế 2 bàn chân khép vào nhau thì giữa hai đùi phải là đường kẻ chỉ, bắp chân, mắt cá chân phải chạm, khớp ngón cái phải chạm... Cứ đạt những cái chuẩn đó thì được coi là chân thẳng, đẹp. Chân đẹp phải thẳng, và dài (đương nhiên), chỉ có điều cái thẳng và dài đó thuộc về khoa học nhân trắc, do đó đôi khi nó không giống như cách quan niệm thông thường của ta. Chẳng hạn chân dài. Đó không phải là số đo tuyệt đối. Chuyện "đôi chân dài nhất Việt Nam" của người mẫu Thanh Hằng (khoảng 1,1m) từng trở nên nổi tiếng sau bộ phim Những cô gái chân dài. Song dưới góc độ nhân trắc học, đôi chân dài đó chưa hẳn đã được coi là dài. Tại sao vậy? Thật ra chân dài là một tỉ lệ, chứ không phải là một số đo cụ thể. Thế giới có đưa ra chuẩn, có công thức để tính: Lấy chiều cao đứng, chia cho chiều cao ngồi nhân với 100. Chỉ số trên sẽ vào khoảng 70-100. Các người mẫu Việt Nam (chỉ số chân dài thường vào khoảng 88-92), so với thế giới thì vào loại từ trung bình cho tới hơi dài. Ngoài tỉ lệ như trên, chân dài phải đi đôi với mông cong, bắp chân cao, thuôn, chắc... Chân phải dài, eo phải nhỏ, vòng 1 và 3 phải là "mâm cao, cỗ đầy" mới đạt điểm cao. Điều đó ai cũng biết. Nhưng tất cả đều chưa đủ. Nhiều người, kể cả các thí sinh cũng không hiểu điều này, nên rất hay thắc mắc, tại sao các số đo công bố trên sân khấu là tương đương nhau, mà cô này lại được điểm cao hơn cô kia và ngược lại. Trò chuyện với các bác sĩ chuyên "cân, đo" người đẹp mới biết, thật ra, khi công bố hình thể thì họ chỉ đọc mấy thông số đó, nhưng khi chấm thì họ chấm mười mấy loại số đo khác nhau. Mười mấy số đo trên là rất quan trọng trong việc thí sinh có được vào vòng dự thi hay không. Rồi lại phải chấm đến tương quan các số đo đó. Ngoài ra còn đo đến các chỉ số rộng vai, rộng hông, dày ngực, dày bụng, dày hông... Và có lẽ, ít người biết nữa, là còn phải chấm cả dáng đẹp. Thế nào là dáng đẹp? Theo một chuyên gia nhân trắc học thì dáng chuẩn phải xét ở các tư thế nhìn. Chẳng hạn, nhìn từ đằng trước phải có trục thẳng đứng từ đỉnh đầu, mũi, mỏm cằm xuống hõm ức, mũi ức xuống rốn, xương mu, chạy dọc giữa hai đùi, qua khớp gối, qua bắp chân xuống mắt cá trong... Đến đây thì tất cả chúng ta đều hiểu rằng, dưới "thấu kính" nhân trắc học, vẻ đẹp sống động của các cô thí sinh được "soi" bằng cả một rừng những con số, những công thức. Lệch chuẩn ở chi tiết nào là mất điểm ở đó. Cũng chính vì áp lực này, mà các thí sinh đi thi cũng có các tiểu xảo để gian lận khi đo. Để có con số ảo về vòng eo, các cô thường nhịn ăn trong những ngày sắp đo. Đến khi đo eo, các cô hít hơi, hóp bụng vào, đến khi cô đo ngực thì ưỡn người, dồn hơi để căng ngực ra. Tiểu xảo này có thể gian lận được một vài cm (mà mỗi cm đều là vàng) nếu tổ đo không có kinh nghiệm. Vì khi vào đo, các cô phải nuy gần 100% (được mặc một cái quần con), cho nên tổ đo phải biết quan sát tư thế của các cô mà phán đoán trò gian lận này (ví dụ quan sát tư thế của các xương sườn). Một bác sĩ chuyên đo cho cuộc thi Hoa hậu Việt Nam tiết lộ: "Tôi thường dùng "mẹo" là vỗ nhẹ vào người các cô hoặc vờ hỏi chuyện. Cô nào nín hơi, hóp bụng là bị "xì" ra ngay". Trò chuyện với các chuyên gia "đo đạc" người đẹp, người mẫu, mới biết rằng, ngoài việc chống gian lận họ còn phải chịu áp lực vì những chuyện thắc mắc và kiện tụng về số đo. Đa số các thí sinh đều tự đo trước khi thi, nhưng không ai chấp nhận số đo ấy, vì thường đo sai. Ví dụ, đo rộng hông phải từ mào chậu bên này sang mào chậu bên kia... Nếu không là bác sĩ chuyên về giải phẫu thì không thể "sờ" được các "cữ" ấy trên người các cô mà đặt thước đo. Tại một cuộc thi khỏe đẹp thời trang, có một đoàn miền Nam ra còn giận dỗi định bỏ về, họ tuyên bố rằng, chắc là do tổ đo là người Hà Nội nên các số đo của các thí sinh đoàn Hà Nội rất cao, còn đoàn của họ thì ngược lại. Chỉ đến khi được giải thích cặn kẽ cách đo "chuẩn" như trên thì đoàn mới "thông". Nhiều người luôn đồn thổi rằng trong phòng đo các thí sinh lên một phân xuống một phân... chắc nhiều tiền lắm. Đó chỉ là đồn thổi. Tổ đo nhiều khi cũng bị áp lực từ trên xuống. Giữa khi cuộc thi Hoa hậu biển ở Nha Trang đang diễn ra tưng bừng mà các chuyên gia đo đạc vẫn nhận được những cú điện đề nghị xem lại số đo của thí sinh này, thí sinh kia, với lý do "sao chiều cao lại thấp thế, ở nhà đã đo rồi cơ mà"... Có cuộc thi, giữa giờ giải lao, phải mời thí sinh đến đo lại với sự có mặt của tất cả Hội đồng giám khảo. Đo xong, bác sĩ đo không đọc kết quả mà mời ngẫu nhiên một thành viên giám khảo đọc cho khách quan. (Theo Thể Thao Văn Hóa) ( ngoisao.net)
Ðề: Nhân trắc học trong thi hoa hậu Hoa hậu VN 2006 : Hứa hẹn hiện đại, nhiều kỷ lục... Cập nhật lúc 21h32" , ngày 08/08/2006 Họp báo Hoa hậu VN Sáng 8/8, cuộc họp báo Hoa hậu VN diễn ra tại Hà Nội. Trưởng ban tổ chức cuộc thi, Nhà thơ Dương Kỳ Anh cùng nhà tài trợ đã cung cấp những thông tin thú vị quanh Cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam 2006. - Các Hoa hậu Thân thiện, Hoa hậu Biển, Hoa hậu Thể thao, Hoa hậu Ảnh có đương nhiên nằm trong Top 10 người đẹp nhất của cuộc thi không? Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Có thể có mà cũng có thể không. Mỗi người đoạt giải ở những lĩnh vực khác nhau. Hy vọng họ đều lọt Top 10 nhưng không nhất thiết phải như vậy. - Với tinh thần đổi mới trong lần thi này, liệu cách thức đo đạc chỉ số của thí sinh có gì mới, Ban tổ chức sẽ sử dụng hệ thống nhân trắc học theo tiêu chuẩn thế giới hay Việt Nam? Trong thành phần thí sinh thấy có đủ các dân tộc, có cả Việt kiều... Vậy có sự cơ cấu vùng miền? Ban tổ chức không có ý định cơ cấu vùng miền, dân tộc hay gì khác- Đẹp là Đẹp thôi. Nhân trắc học có tiêu chuẩn chung của thế giới nhưng BGK Hoa hậu VN có tiêu chuẩn riêng của VN. Ví dụ trên thế giới, chỉ số vẻ đẹp hình thể được đánh giá ngang với gương mặt, nhưng cuộc thi Hoa hậu VN, điểm gương mặt có cao hơn một chút xuất phát từ truyền thống và quan niệm của người Việt Nam. - BTC thông báo hình thức tổ chức cuộc thi năm nay gần với thế giới, thế nhưng trên thế giới các thí sinh đoạt giải phụ đương nhiên nằm trong Top 10? Như chúng tôi đã nói, có thể như vậy mà cũng có thể không. Hình thức tổ chức gần với mô hình của thế giới, nhưng chúng tôi không áp dụng một cách máy móc, nếu làm y hệt thì hoá ra đây là cuộc thi Hoa hậu thế giới chứ không phải VN? - Chủ đề Hoa hậu năm nay là Thân thiện, vậy có thỏa đáng hay không khi Hoa hậu Thân thiện cũng chỉ được xếp ngang bằng Hoa hậu Thể thao, Hoa hậu Biển...? Còn hoạt động nào khác trong cuộc thi chứng tỏ sự thân thiện? Các thí sinh chung kết Hoa hậu VN 2004 Hoa hậu Thân thiện cũng chỉ là một danh hiệu phụ như các danh hiệu phụ khác. Năm nay, sẽ không chỉ có danh hiệu Hoa hậu Thân thiện mà mọi hoạt động khác như: trang trí sân khấu, chương trình ca nhạc, câu hỏi ứng xử, đặc biệt các chương trình giao lưu trong và sau cuộc thi đều hướng về chủ đề này. Các thí sinh sẽ tham gia bỏ phiếu bình chọn Hoa hậu Thân thiện. - Tại sao không có giải Hoa hậu Trí tuệ? Hoa hậu trí tuệ chính là Hoa hậu VN, cô ấy sẽ phải vượt qua phần thi ứng xử, là người ứng xử hay. - Cách thức bầu chọn các giải phụ? Ban tổ chức cùng BGK sẽ chấm các giải phụ. Ví dụ: thí sinh thi Hoa hậu Biển sẽ chèo thuyền thúng ra đảo, nhảy sóng, đứng hát trước biển, phát biểu cảm xúc về biển..v..v.. Còn Hoa hậu Thể thao chơi bóng nước, chạy, tạo hình trước biển... thể hiện sự nhanh nhẹn, vẻ đẹp khỏe mạnh, hài hòa. Hoa hậu Thân thiện được chấm dưới góc độ họ có chân thật không, thân thiện thật không, có "diễn" không... - Hoa hậu thế giới thường có thi tài năng, còn Hoa hậu VN? Nhà tài trợ Shiseido liệu có định chọn một gương mặt Shiseido riêng của mình? Chữ tài năng nghe hơi... to. Chúng tôi chỉ chấm khả năng, năng khiếu, và sẽ chấm chung trong cả quá trình. Tài năng là chuyện rất khó, người bình thường mà có tài đã hiếm huống hồ người đẹp. ( Vnmedia)
Ðề: Nhân trắc học trong thi hoa hậu Muốn có cơ hội thắng cao hơn, ngoài hình dạng xinh đẹp, hoa hậu tương lai cần có ấn đường sáng rộng, mắt sáng, khí sắc trong những ngày thi được vượng sáng. Dùng nước hoa, dùng mầu sắc quần áo có Dụng Thần, đeo bông tai (earings)....và trước đó vài năm, vài tháng nên làm nhiều việc thiện, volunteer works trong cộng đồng, nếu được báo chí ủng hộ thì càng dễ thắng. Hoa Hậu Hoa Thịnh Đốn khi trước cũng dùng chiêu này, trong ngày thi hoa hậu, báo chí Vùng Hoa Thịnh Đốn để hình đẹp của cô ta ngay trên trang bìa và phát hành Free cho bà con trước khi cuộc thi bắt đầu. Vì vậy tên họ của cô ta được nhiều người biết tới even before cuôc thi bắt đầu.