Nhũ hoa- từ vẻ đẹp giới tính đến thiên chức làm mẹ

Thảo luận trong 'Tâm sinh lý' bắt đầu bởi Phong -Thuỷ, 10 Tháng mười một 2007.

  1. Nhũ hoa - Từ vẻ đẹp giới tính đến thiên chức làm mẹ
    BS. Vũ Hướng Văn
    (Cập nhật: 9/11/2007)


    Với phụ nữ, vú phô bày vẻ đẹp giới tính, là cơ quan bài tiết sữa để nuôi con, phụ nữ nào cũng cần phải có. Cơ quan đặc biệt này đã từng được ca ngợi bằng một mỹ từ “nhũ hoa” - có nghĩa là hoa của sữa. Nhũ hoa đẹp là có kích cỡ trung bình cân đối với thân mình, không quá lép, không quá to và săn chắc.
    Nhũ hoa có cấu tạo như thế nào?
    [​IMG]Bình thường từ tuổi dậy thì, dưới tác động của các chất nội tiết (hormon) của buồng trứng, đôi nhũ hoa bắt đầu phát triển to dần lên. Nhũ hoa có cấu tạo khá đặc biệt. Khu tạo quầng vú (chân ngực) là các búi cơ nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau. Còn thành phần chính của vú là các tuyến vú bao gồm các nang tuyến tập hợp lại thành thùy theo dạng chùm và chúng quyết định hình dáng bầu vú. Các ống dẫn sữa thì đi từ các nang tuyến tập hợp lại vào các ống dẫn lớn hơn để rồi tập trung thành khoảng hơn chục ống góp mở ra ở đầu vú. Xen kẽ vào các nang tuyến và ống dẫn là các mô mỡ và các mô liên kết khác, kể cả các sợi đàn hồi và các cơ trơn bao quanh nang tuyến để co bóp giúp sữa bài tiết khi con bú. Vú mềm hay chắc phần lớn phụ thuộc vào các loại mô có tính chất đệm này.
    Bộ ngực đẹp
    Bộ ngực đẹp là tuyệt tác mà thiên nhiên trao tặng riêng cho người phụ nữ. Thi sĩ Hồ Xuân Hương đã từng mô tả vẻ đẹp này trong bài thơ Thiếu nữ ngủ ngày: “...Yếm đào trễ xuống dưới nương long/ Hai gò bồng đảo sương còn ngậm...”. Trong hội họa và điêu khắc, bộ ngực của Thần Vệ nữ vẫn được coi là một chuẩn mực về thẩm mỹ với số đo vòng ngực (đo qua chỗ lớn nhất) là 94cm, so với số đo lý tưởng theo quan điểm hiện đại là 90-94cm. Bầu vú đẹp là vú có hình chũm cau, vú hình bán cầu (nửa quả cam) cũng được coi là đẹp. Vú đẹp là vú có kích thước trung bình, săn chắc không nhẽo, không chảy sệ.
    Mỗi lần chửa đẻ bầu vú lại phải cương to, vài ngày sau khi sinh con, bầu vú người mẹ thường có khối lượng chứa được khoảng 250ml sữa cố định trong bầu vú để tiết sữa nuôi con. Bởi vậy nếu sinh đẻ nhiều vú phải căng giãn nhiều lần, khi vú không còn tiết sữa nữa sẽ trở nên mềm nhẽo, da bao bọc bên ngoài thì thừa rộng, nhưng các mô trong vú lại giảm tính đàn hồi, mất trương lực, nên hai bầu vú dễ chảy dài thõng xuống - trong nhân dân gọi là “vú quả mướp”, ca dao thì mô tả tính cường điệu “Giã gạo vú chấm đầu chày/ Xay thóc cả ngày được một đấu ba”.
    Khi nhũ hoa tiết sữa
    Estrogen của buồng trứng trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt tác động làm phát triển ống dẫn sữa. Còn progesteron của buồng trứng ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt (từ khi trứng rụng đến lúc thấy kinh) tác động thì làm phát triển các nang tuyến vú. Bởi vậy khi đang hành kinh vú thường mềm, sau đó cương dần nhưng không rõ rệt, chỉ đến cuối chu kỳ kinh (lúc sắp thấy kinh) thì vú mới căng tức, nắn thấy nổi rõ các thùy tuyến vú.
    Khi có thai, các hormon của buồng trứng và sau đó là của rau thai tiếp tục làm vú phát triển to thêm nhưng không làm cho vú bài tiết sữa, mà cần phải có kích nhũ tố (prolactin). Kích nhũ tố là một hormon của thùy trước tuyến yên có từ tháng thứ 8 sau khi có thai, dưới sự hiệp đồng chuẩn bị của estrogen và progesterol; prolactin tác dụng đến tuyến vú làm bài tiết sữa. Nếu đứa trẻ bú nhiều thì vú sẽ tạo nhiều sữa. Khi trẻ mút vú, những xung động được truyền từ đầu vú qua vùng dưới đồi đến tuyến yên kích thích thùy sau tuyến yên tiết ra oxytoxin và thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin. Prolactin kích thích sự tạo sữa, oxytoxin thì tác động vào các tế bào cơ trơn bao quanh nang sữa làm co cơ đẩy sữa từ nang sữa ra ống dẫn sữa xuống đầu vú để trẻ bú. Đó còn gọi là phản xạ xuống sữa hay là phản xạ phun sữa.
    Sữa mẹ là một dịch thể sinh học tự nhiên, một loại chất dinh dưỡng hoàn chỉnh nhất đối với đứa trẻ trong những tháng đầu tiên của cuộc đời. Nếu người mẹ cho con bú thường xuyên, bú đúng cách thì mỗi ngày có thể tạo được lượng sữa 800-1.000ml. Ngoài những chất dinh dưỡng tuyệt hảo mà nhiều sách báo đã viết, nhiều người đã hiểu, trong sữa mẹ còn chứa các globulin miễn dịch chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn gây bệnh đường ruột và một số bệnh do virut. Tiếp đó là lysozyme (một loại enzym) cũng có tác dụng hiệp đồng phá hủy một số vi khuẩn gây bệnh và phòng ngừa một số bệnh do virut, có tác dụng bảo vệ đứa trẻ.
    Chăm sóc ngực
    Để có bộ ngực nở nang đầy đặn, căng đầy sức sống, ngay từ tuổi dậy thì cần chú ý ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn, nếu có điều kiện thì tập thể dục thẩm mỹ, chơi một vài môn thể thao, bơi lội sẽ cho hiệu quả tốt. Ngoài ra nên có những giao tiếp bạn bè, hội họp, liên hoan, khiêu vũ... vì yếu tố lạc quan tập thể, lao động, vui chơi sẽ mang lại một thể lực dồi dào, làm cho lồng ngực nở nang, đôi vú cân đối và săn chắc.
    Nên dùng áo lót ngực (su chiêng) ngay từ khi vú bắt đầu phát triển. Áo lót là vật để nâng đỡ giữ cho vú không bị chảy sệ do tư thế đứng và ngồi khi ta lao động. Đồng thời nó cũng là vật giúp tạo hình vú, làm gọn bộ vú to, hạn chế vú chảy sệ... Tuy nhiên, không mang áo lót ngực quá chật ép chặt hai vú làm giảm lưu thông tuần hoàn máu nuôi dưỡng. Ngược lại nếu áo lót ngực quá rộng sẽ không giữ được vú làm cho vú sệ xuống do sức nặng của chính nó. Áo lót ngực phải giữ vú ở vị trí tự nhiên, không ép lại hoặc đưa ra xa vì như vậy sẽ làm giãn dây chằng vú, làm sệ vú. Khi đi ngủ thì không cần mặc áo lót ngực nữa.
    (SKDS)
     
  2. yudnoT

    yudnoT New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2010
    Bài viết:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhũ hoa- từ vẻ đẹp giới tính đến thiên chức làm mẹ

    thắc mắc chính đáng của mình là hình minh họa của bài này đâu rồi bạn :cool:
     

Chia sẻ trang này