những điều mầu nhiệm khi niệm DH Quan Thế Âm

Thảo luận trong 'CẢI MỆNH NHIỆM MẦU: Tu là sửa chính Mình - Không yêu cầu người khác sửa đổi theo mình' bắt đầu bởi wonbin88, 17 Tháng tám 2008.

  1. wonbin88

    wonbin88 New Member

    Tham gia ngày:
    13 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    77
    Điểm thành tích:
    0
    Linh Ứng Quan Thế Âm
    Kính chào các Bạn,

    xin gởi đến các Bạn bài "những mẫu chuyện linh ứng Quan Thế Âm Bồ Tát" của chính tác giả Thích Tịnh Từ đã tự thân chứng nghiệm sự mầu nhiệm của Đức Quan Âm Bồ Tát.

    Bằng tấm lòng thương yêu chúng sanh đang trầm lân trong cõi luân hồi, Ngài đã thệ nguyện " Ngài Nào Chúng Sanh Còn Đau Khổ, Ngày Ấy Ta Chưa Thành Phật".

    Khi biết được hạnh nguyện cứu độ chúng sanh thân tâm tôi cực kỳ kích động, muốn học theo một phần nào hạnh thương yêu của Ngài, hạnh lắng nghe để giúp đỡ người bớt khổ, tu học theo để tu tâm sửa tánh cho tốt hơn.


    http://www.mediafire.com/?hlm0n4dq1io

    Hồi mới lên 6,7 tuổi, tôi và anh tôi cứ mỗi buổi trưa cuốituần hay trốn mẹ ra sông để tắm. Một hôm gặp mùa mưa tháng tám, nước lớn từ trên nguồn tuôn về quá mạnh khiến con đê trong làng bị vỡ, nơi khúc sông cạn bỗng dưng nước ngập, xoáy sâu và chảy xiết. Cả hai anh em tôi đều bị cuốn theo dòng nước và vì sức yếu nên hai anh em chúng tôi không sao gượng nổi để vào bờ. Lúc bấy giờ tôi chỉ kịp nghe tiếng anh tôi nhắc: “ em ơi! đừng sợ, niệm Phật Quán Âm đi.”, rồi anh tôi mất dạng. Tôi cũng chìm ngập trong biển nước xoáy. Nhờ lời nhắc niệm Phật Quán Âm của anh tôi, nên trong ý thức của tôi lúc đó rất bình tĩnh, sáng suốt và tôi nói thầm trong miệng: “Phật Quán Âm ơi! cứu con với! con mệt lắm rồi…” tôi cứ lẩm bẩm trong miệng hoài như thế không biết bao nhiêu lần, cho đến khi không còn biết gì nữa. Tôi đã bị chết trôi? Không, tôi đã được đức Quán Thế Âm Bồ Tát cứu sống đến bây giờ. Năm nay tôi đã 57 tuổi, kể ra tôi cũng thọ mạng đấy chứ.
    Trong cơn mê man của một giấc ngủ dài, tôi nghe tiếng một ông lão gọi bên tai tôi: “Này con, thức dậy để đi tìm anh con vể nhà. Mẹ, ba con, ông bà nội của con đang nóng lòng chờ hai anh em con về ăn cơm trưa đó.” Qua tiếng gọi, tôi đã tỉnh ngủ. Khi thức dậy, tôi thấy mình đang nằm trên một cồn cát trắng, sát bên cạnh một vùng nước mênh mông. Nhìn quanh bốn phía chẳng thấy nhà cửa, chẳng thấy bóng dạng người qua lại. Nhìn vào thân thể, tôi bỗng thẹn thùng vì thấy mình trần trục, không có quần áo gì cả. Nhìn vào ngực, tôi bắt gặp cái tượng đức Quán Thế Âm
    Bồ Tát nhỏ mạ vàng mà mẹ tôi đã đeo trong cổ cho tôi ngay hồi tôi mới sinh được vài tháng. Tôi mĩm cười, cầm cái tượng vân vê trên tay, rồi nói: “Phật Quán Âm ơi! Anh của con đâu rổi? Nếu anh của con mà bị nước cuốn trôi thì mẹ , ba, ông bà nội, ông bà ngoại của con khóc đó. Con cũng không chịu mất đi anh của con đâu. Phật Quán Âm ơi! chỉ cho con biết anh của con đang ở đâu để con tới dẫn anh con về nhà kẻo mẹ lo. Mẹ thương hai anh em con lắm đó.”

    Vừa réo gọi Phật Quan Âm vài tiếng, tôi ngẩng đầu nhìn ra phía sóng nước trùng khơi, tôi thấy một con đò nhỏ đang chạy thoăn thoắt đi về phía tôi. Tôi reo lên mừng rỡ, chờ đợi và nhảy ra con nước ôm lấy anh tôi khi con đò vừa đến. Anh tôi đã đến trên một con đò nhỏ với ông lão. “Ồ, Anh ơi! chiếc đò và ông lão đi đâu mất rồi? Sau phút chốc, tôi ôm anh tôi mừng, tủi tủi; tôi quay lại thì không thấy chiếc đò và ông lão đâu nữa. Anh tôi cũng ngạc nhiên như tôi, cả hai anh em trố mắt tìm kiếm. Nhưng, giữa cánh đồng con nước mênh mông, vẫn im lìm không một bong thuyền đò qua lại. Ông lão chèo đò biến dạng, chiếc đò cũng không còn.
    Anh tôi thuật lại rằng khi cơn nước đẩy, anh tôi không nhìn thấy tôi đâu cả, nên anh tôi la lớn bảo tôi niệm Phật Bà Quán Âm để được Phật Bà giúp đỡ. Anh tôi biết mình sắp chết đuối và nhớ lời mẹ dặn là khi gặp tai nạn thì niệm Phật Bà Quán Âm. Lúc đó, anh tôi tin là có Phật Bà và nghĩ là Phật Bà rất linh thiêng, nên anh tôi không có lo sợ. Anh tôi nhắm mắt và thầm niệm: NAM MÔ ÐẠI TỪ ÐẠI BI CỨU KHỔ CỨU NẠN LINH ỨNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. Anh tôi niệm tên của Phật Bà ước chừng được mười lần thì anh tôi chẳng còn hay biết gì cả. Khi tỉnh dậy, anh thấy mình đang nằm trên chiếc giường tre với bộ áo quần xanh mới, bên cạnh bếp lửa đang nấu nồi cháo trắng sôi sùng sục. Trong nhà chỉ có một mình ông lão tuổi chừng bảy mươi, tướng mạo rất đẹp, miệng luôn cười như Phật Di Lạc. Ông lão lấy cháo trộn với đường cát cho anh tôi ăn một tô lớn rồi ông khen anh tôi ngoan, giỏi, còn nhỏ mà biết tin Phật Bà Quán Âm. Anh tôi hỏi: “Bác có biết Phật Bà ở đâu không?” Ông lão cười và chỉ vào trái tim của anh tôi. Ý ông lão nói là Phật Bà ở trong tâm của anh tôi. Ăn cháo xong, ông lão nói với anh tôi là đi tìm tôi và sẽ đưa cả hai anh em về nhà. Anh tôi ngồi trên chiếc đò nhỏ và ông lão đưa anh tôi tới đây gặp tôi.
    Tôi bảo anh tôi: “Như vậy ông lão đó chính là đức Quán Thế Âm Bồ Tát mà anh em mình thường nghĩ và niệm bấy lâu nay.”
    Anh tôi gật đầu thốt lên: “ừ hơ, ờ hơ, anh có cảm giác là ông lão này là lùng lắm, không phải là một người thường…” Mặt trời chiếu lên cao, anh tôi cởi chiếc áo đang bận trùm lên mình tôi. Hai anh em tôi dắt nhau về nhà một cách bình an.
    Chuyện này xảy ra tại thôn Phường Sắn là một thôn nhỏ tại làng Long Hưng, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, nơi tôi ra đời và lớn lên.
    Nguyễn Năng Diêu, anh hai tôi ghi lại chuyện này trong nhật ký của người. Tôi cung kính chép lại nơi đây để cống hiến đến quý thân hữu xa gần và mong bạn đọc cho anh tôi một lời cầu nguyện. Anh tôi đã qua đời năm 1961 vì chiến tranh và bom đạn vô tình.
    NGUYÊN QUANG
    http://www.quangduc.com/BoTat/23linhcam.html
     
  2. tuyenhoa1985

    tuyenhoa1985 New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    40
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: những điều mầu nhiệm khi niệm DH Quan Thế Âm

    Niệm Quán Âm Khi Khẩn Cấp
     ​
    Hôm nay tôi xin truyền cho quý vị một yếu quyết. Ðó là yếu quyết để áp dụng trong giờ phút thật khẩn cấp. Gặp những trường hợp đó chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng hốt hoảng, chuyện sống chết hãy tạm gác qua bên, một lòng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì chắc chắn sự hiểm nguy sẽ hóa thành tốt lành, thoát khỏi ách nạn.
    Trong giây phút khẩn trương, chúng ta hãy nghĩ rằng: "Ðàng nào cũng chết, vậy trước khi chết ta hãy dốc lòng niệm Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, biết đâu đó là niềm hy vọng." Hành động như thế, tức là từ hiểm nguy mà gặp may mắn.
    Như đi máy bay, gặp lúc trên không máy bay gặp nạn, sắp bị rớt. Ngay lúc đó chúng ta hãy niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Vì rằng Ngài Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát chuyên cứu khổ cứu nạn, một vị Bồ-tát có cầu có ứng, nếu chẳng niệm danh hiệu Ngài, thì sanh mạng của chúng ta vô cùng nguy ngập, không còn hy vọng gì nữa. Lúc đó chúng ta đem hết lòng thành niệm, cảm ứng tới đức từ bi của Ngài, thì toàn thể sanh mạng trên máy bay được cứu vớt. Vào thất Quán Âm chúng ta cũng phải khởi lên những ý tưởng như vậy để hạ công phu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.
    Chúng ta lại tưởng tượng khi đi xe lửa, và giả thử ngay khi biết xe lửa trật đường rầy, tức là trong khoảng thời gian đường tơ kẽ tóc đó, nếu chúng ta không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, toàn thể hành khách trên chuyến xe đó đều gặp nạn tử vong. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là phát ra lời kêu cứu, Bồ-tát nghe được tiếng kêu thì dầu có cách xa cả vạn ngàn sông núi, Ngài cũng tới ngay, tiếp cứu chúng ta ra khỏi khổ nạn, linh nghiệm vô cùng.
    Lại tưởng tượng chúng ta đi tàu trên biển, chẳng may gặp cảnh tàu sắp đắm, cái nguy cơ gửi thân trong bụng cá. Trong phút nguy cấp ta niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tới phút chót cũng niệm, tới giây chót cũng niệm. Nếu được như vậy, nhất định là hung hóa cát.
    Lại giả thử ta ngồi trên xe hơi đang chạy nhanh trên đường, hốt nhiên xe không thể làm chủ được nữa, bay qua lề đường bên bờ vực sâu, vách dựng thẳng đứng. Xe hơi mà rớt xuống đáy vực thì là hết đời, xương tan thịt nát. Ngay lúc đó nếu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, với tất cả lòng thành khẩn, xe hơi sẽ đáp xuống an toàn, kinh hoàng nhưng không nguy hiểm. Ðây chính là sự cảm ứng của pháp niệm Quán Âm.
    Trong giờ phút khẩn cấp hiểm nghèo, niệm được một câu Quán Thế Âm Bồ Tát thì bằng cả trăm vạn câu niệm trong lúc bình thường. Tại sao vậy? Bởi trong lúc không có gì nguy hiểm, lời mình niệm chưa đủ tha thiết, lòng mình chưa đủ thành khẩn. Cho nên, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, ta phải hết lòng kiền thành, hết lòng chân thực, thì cảm ứng đó mới thật là không thể nghĩ bàn.
    Vừa rồi tôi có nói với Quả Khiêm rằng: "Ngày nay ở tại Vạn Phật Thành này con có niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì hãy tưởng tượng như khi ở trên thuyền (vượt biên) mà thành tâm khẩn niệm, tất sẽ có cảm ứng. Hồi đó, trong lúc gió lớn sóng to, nguy hiểm vạn phần như vậy, nếu không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì đâu còn hy vọng có ngày nay. Có niệm Quán Âm mới có phần hy vọng, hoặc giả được cứu vớt, cho nên đã hết lòng khẩn niệm thì cuối cùng tai nạn sẽ vượt qua, gió im sóng lặng, đến được bến bờ. Bây giờ con niệm Quán Âm còn để thì giờ để nghỉ ngơi, ấy là vì nay không còn ở trong cảnh ngộ nguy hiểm như trước." Sự thực thì:
    Một ngày qua đi, mạng cũng giảm theo,
    Như cá thiếu nước, có gì mà vui!
    Ðại chúng!
    Phải lo tinh tấn, cứu lấy cho mình.
    Nghĩ tới vô thường, chớ đừng phóng dật!"
    Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tùy nơi tùy lúc mà niệm, nói một cách khác, đi, đứng, nằm, ngồi, đều niệm được cả. Miệng niệm hay tâm niệm, công đức cũng ngang nhau, đừng khởi tâm phân biệt, lúc nào cũng tùy duyên. Phải nhớ rằng chờ tới lúc mạng chung mới niệm thì đã quá muộn, không còn cơ hội nữa. Vì vậy mới có câu: "Nghĩ tới vô thường, chớ đừng phóng dật."
     

Chia sẻ trang này