Những câu chuyện về THIỀN

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Phuocduyen, 18 Tháng mười hai 2007.

  1. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    1- Kỳ hình dị dạng

    Có một tín đồ hỏi thiền sư Mặc Tiên : “Vợ tôi tính keo kiệt, bủn xỉn, không chịu bỏ ra dù một đồng để làm việc tốt. Vậy ngài có thể mở lòng từ bi đến nhà tôi khai thị cho cô ấy, được không ?”

    Sư Mặc Tiên đồng ý.

    Khi sư đến, vợ người tín đồ ra đón, nhưng không có lấy một tách trà. Sư Mặc Tiên bèn nắm lấy một bàn tay lại, nói với chị ta : “ Cô nhìn tay của ta xem. Nếu ngày nào cũng như vậy, thì cô nghĩ sao? ”

    Vợ người tín đồ : “Nếu ngày nào cũng nắm lấy như vậy, tất sẽ sinh bệnh và trở nên kỳ hình dị dạng thôi !”

    Sư lại duỗi thẳng bàn tay ra, hỏi : “ Vậy giả như ngày nào cũng như thế này thì sao? ”

    Vợ người tín đồ : “Như thế cũng là dị dạng !”

    Sư Mặc Tiên : “Cô nói không sai, như vậy đều là kỳ hình dị dạng. Nếu chỉ biết ki bo, không biết bố thí, là dị dạng. Nhưng nếu chỉ biết hoang phí, không lo dành dụm thì cũng là dị dạng. Cho nên phải biết sử dụng tiền bạc của cải cho đúng, có vào có ra mới là hợp lý”

    Người ta nói :

    Trên thế gian, có người qúa hà tiện, có người lại qúa xa xỉ. Đó đều không phải là nghĩa trung đạo của nhà Phật. Người hà tiện phải biết kết duyên với hỉ xả, đó là nhân tạo ra qủa tài qủa lộc, không gieo trồng thì làm sao có gặt hái? Ta nên biết điều hòa giữa quan niệm kinh tế và cách xử sự giữa người với người. Đó là ẩn dụ trong cái nắm tay của thiền sư Mặc Tiên.

    (Theo Chan Gushi)
     
  2. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    2- Nhặt từng chiếc lá

    Thiền sư Đỉnh Châu cùng một sa di đi ngang qua sân chùa. Bỗng một cơn gió ào tới, lá trên cây rụng xuống ào ào. Sư cúi xuống nhặt từng chiếc lá bỏ vào trong túi. Sa di thấy vậy bèn hỏi : “ Thiền sư không phải nhặt đâu, mỗi buổi sáng chúng ta đều sẽ quét dọn mà !”

    Sư Đỉnh Châu điềm nhiên : “ Không thể nói vậy được, chẳng lẽ quét dọn thì chắc sạch hết được sao ? Ta năng nhặt từng chiếc thế này, sẽ khiến cho mặt đất thêm sạch sẽ “.

    Sa di : “ Nhưng lá rụng nhiều như vậy, ông nhặt đằng trước, nó lại rụng đằng sau, vậy nhặt bao giờ cho hết “.

    Đỉnh Châu : “Lá không chỉ rụng trên mặt đất mà lá còn rụng trong tâm chúng ta. Ta nhặt lá rụng trong lòng ta hẳn có lúc sẽ sạch”

    Ngày xưa, khi Phật Đà còn tại thế, có một đệ tử tên là Chu Lợi Bàn Đà Gia rất đần độn. Anh ta đọc một bài kệ được câu sau thì đã quên câu trước. Phật hỏi biết làm gì, anh ta nói biết quét sân. Phật bèn bảo anh ta khi quét sân hãy niệm câu “Phất trần tảo cấu” (quét bụi quét bặm) . Anh ta làm theo như vậy, một thời gian lâu và nghĩ bụng : Bụi bẩn bên ngòai thì dùng chổi mà quét, vậy còn bụi bẩn trong lòng thì phải dùng cái gì mà quét ?

    Nghĩ được như vậy, là Chu Lợi Bàn Đà Gia đã bắt đầu trở nên thông minh rồi vậy.

    Người ta nói : Thiền Sư Đỉnh Châu nhặt lá rụng chính là nhặt những vọng tưởng và phiền não trong tâm. Khắp sông núi bao la có biết bao nhiêu là lá rụng, làm sao có thể nhặt hết ? Nhưng lá rụng trong tâm thì nhặt được một chiếc lá, là bớt đi một chiếc. Chỉ cần Thiền giả an tâm thì lập tức thấy tất cả đại thiên thế giới. Và chỉ cần tâm an tĩnh thì ai ai cũng có thể nhặt hết được những chiếc lá rụng trong lòng mình.

    (Theo Chan Gushi)
     
  3. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    3- Tất cả đều là Thiền

    Có một du tăng nghe tiếng Thiền phong của sư Vô Tướng cao diệu, muốn tìm đến tranh biện Thiền Pháp. Nhưng gặp khi sư Vô Tướng vắng nhà, chỉ có sa di theo hầu ra tiếp :

    – “Sư phụ vắng nhà, có chuyện chi tôi có thể tùy ứng thay người”

    Du tăng :”Ngươi hãy còn qúa nhỏ, không được”.

    Sa di :”Tuổi tuy nhỏ chứ trí tuệ không nhỏ à”

    Du tăng nghe vậy, bèn dùng ngón tay vẽ một vòng tròn nhỏ, chỉ về phía trước. Sa di dang hai tay vạch một vòng tròn lớn. Du tăng giơ một ngón tay, Sa di giơ năm ngón tay. Du tăng giơ ba ngón tay ra, Sa di chỉ tay vào mắt.

    Du tăng kính sợ quỳ xuống lạy ba lạy, quay đầu bỏ đi. Vừa đi vừa nghĩ :Ta dùng tay vẽ một vòng tròn nhỏ chỉ về phía trước, ý hỏi Sa di kia rằng : Trí lực của người được bao lớn ? Sa di dang tay vẽ một vòng lớn, ý trả lời : Rộng lớn như đại dương. Ta lai giơ tay chỉ tới, ý hỏi tự thân anh ta như thế nào ? Anh ta giơ năm ngón tay, ý trả lời : Thọ trì ngũ giới. Ta lại giơ ba ngón tay, ý hỏi : Tam giới ra sao ? Anh ta chỉ vào mắt, ý trả lời tam giới đều trong mắt.

    Một Sa di thị giả mà cao minh như vậy, thì không biết hạnh duệ thiền sư Vô Tướng còn uyên thâm đến bậc nào nữa. Nghĩ lại, ta bỏ đi là thượng sách !

    Sau đó, sư Vô Tướng trở về. Sa di thuật lại chuyện và nói :

    – “Thưa sư phụ, không biết tại sao vị du tăng ấy lại biết trước đây còn làm nghề bán bánh. Ông ta vẽ một vòng tròn nhỏ, ý hỏi : Bánh nhà ngươi to cỡ nào ? Con dang hai tay, ý trả lời :Có to lớn gì đâu !.. Ông ta chỉ tay, ý hỏi : Một cái giá mấy ngàn? Con giơ năm ngón tay, ý trả lời : Năm ngàn. Ông ta lại giơ ba ngón tay, ý hỏi : Vậy Ba ngàn có được không? Con chỉ tay vào mắt, ý trả lời : Không được, ông không phân biệt được bánh ngon, bánh dở à !. Không ngờ, ông ta lại bỏ đi”.

    Sư Vô Tướng nghe rồi, nói : “Tất cả đều là Pháp, Tất cả đều là Thiền ! Này, Sa di, người có hiểu không?”

    Sa di ngơ ngẩn, đứng lặng.

    Người ta nói :

    Phật pháp xem trọng cơ duyên. Mà Thiền, chính là cơ duyên. Nếu hiểu được như vậy, thời không lúc nào là không Thiền, không chỗ nào là không Thiền, không người nào là không Thiền, không chuyện gì là không Thiền. Còn nếu không hiểu, thời nói năng huyên thiên không can hệ gì đến Thiền. Trong lịch sử Thiền, có thuyết trà của sư Triệu Châu, thuyết bánh của sư Vân Môn, đó đều là Thiền cả. Tục ngữ có câu “Người nói vô tâm, người nghe hữu ý”, cho nên sư Vô Tướng nói tất cả đều là Pháp, tất cả đều là Thiền vậy.

    (Theo Chan Gushi)
     
  4. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    4-Cái đuôi

    Chuyện kể về một cô công chúa bị đau nhẹ ở mắt nhưng cô lại cảm thấy rất nặng. Là con vua, khá được nuông chìêu, hư nết nên cô nàng cứ khóc mãi. Cô ta khăng khăng từ chối mọi cách chữa trị bằng thuốc men và đưa tay sờ hòai vào chỗ đau trên con mắt. Cứ thế, con mắt càng ngày càng nặng thêm. Rút cuộc nhà vua tuyên thưởng lớn cho ai bất kỳ ai chữa lành bệnh con gái mình. Ít lâu sau có một kẻ xưng là danh y đến ra mắt, tuy rằng thật sự ông ta chưa từng làm lương y ngày nào.

    Ông ta tuyên bố có thể chữa lành hẳn bệnh và được đưa vào phòng công chúa. Sau khi khám xong, ông la lên :

    “Chà, tiếc qúa đi thôi !”

    – Công chúa hỏi : “Chuyện gì vậy ?”

    – Ông lương y nói :”Mắt của cô nương chẳng có gì nặng lắm nhưng có chuyện khác rất nghiêm trọng”

    – Công chú hốt hỏang hỏi : “Chuyện gì mà nghiêm trọng đến thế ?”

    – Ông lương y ngập ngừng rồi bảo :”Nguy dữ lắm. Tôi không dám nói cho cô biết được đâu”. Công chúa năn nỉ đến mấy ông ta cũng không chịu cho hay, bảo rằng ông không thể nói nếu không được phép của nhà vui.

    Khi nhà vua đến, ông lương y vẫn dùng dằng chưa muốn tiết lộ điều ông đã khám phá ra. Cuối cùng nhà vua truyền lệnh :

    “Bệnh gì hảy nói đi. Bất cứ bệnh gì, nhà ngươi cũng phải nói cho trẩm biết !”

    – Cuối ông lương y thưa : “Nội trong vài ngày nữa thì con mắt sẽ lành thôi - điều đó chẳng ngại. Vấn đề quan trọng là công chúa sẽ mọc một cái đuôi và nó sẽ dài ra ít nhất cũng đến chín sải. Có thể nó sẽ bắt đầu ló ra rất nhanh. Nếu công chúa phát hiện được ngay lúc nó mới chớm thì hạ thần mói có thể chặn không cho nó mọc”.

    Nghe tin ấy, mọi người đều hết sức lo âu. Còn cô công chúa thì làm gì đây ?. Cô nàng ngày đêm nằm suốt trên giường, dồn hết sức chú ý để phát hiện cái đuôi lúc nào có thể xuất hiện. Thế là sau vài hôm, con mắt của cô ta hết đau.

    Câu chuyện này cho thấy cách phản ứng của chúng ta thường có trước các sự việc. Chúng ta tập trung chú ý vào vấn đề nhỏ bé của mình, khiến nó trở thành trung tâm, bắt mọi chuyện khác xoay quanh nó. Bấy lâu nay chúng ta đã lặp đi lặp lại như thế nhiều lần, hết đời này qua đời khác. Chúng ta nghĩ :” Các ước vọng của tôi, lợi ích của tôi, sở thích của tôi là chuyện trước tiên !” Bao lâu chúng ta còn vận hành trên căn bản đó thì chúng ta sẽ không thay đổi được gì cả. Bị cuốn theo đà thúc đẩy của tham ái và kỳ thị, chúng ta sẽ lặn lội trong cõi luân hồi không tìm thấy lối ra. Khi nào tham đắm và sân hận vẫn được xem là những nguồn năng sống, cuốn lăn chúng ta đi theo thì thân tâm chúng ta không thể nào được an lạc.

    (Theo Báo Giác ngộ)
     
  5. ThanhThanh

    ThanhThanh New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    256
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    TT xin ki'nh cha`o ba'c PD. Xin ki'nh ba'c cho TT đu*o*.c ho.c hoi? the^m nhie^`u ba`i/ đie^`u kha'c nu*a~ a.
    Ki'nh,
    TT
     
  6. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    5-Diệu dụng của Thiền

    Trên đường hoằng pháp, một hôm Thiền sư Tiên Nhai gặp đôi vợ chồng nọ đang cãi nhau dữ dội.

    Người vợ : “ Chồng chiếc gì mày, thực không đáng là đàn ông !”

    Người chồng : “ Mày còn chửi nữa, ông đánh bỏ mẹ bây giờ !”

    Người vợ : “ Bà cứ chửi đấy, cái đồ không đáng làm đàn ông !”

    Lúc đó, sư Tiên Nhai bèn hô lớn : “ Mọi người nhanh nhanh đến đây mà xem này ! Xem chọi trâu phải mua vé, xem đá dế hay đá gà cũng phải mua vé; còn bây giờ xem người đánh người miễn phí đây, mời mọi người mau mau đến xem !’

    Trong khi đó, đôi vợ chồng nọ vẫn tiếp tục chửi bới nhau dữ dội.

    Người chồng : “ Mày còn há họng nói một câu bảo ông không phải là đàn ông nữa, ông giết chết !”

    Người vợ :” Giết đi ! Giết đi ! Bà cứ nói : “ Mày không phải là đàn ông !”

    Sư Tiên Nhai : “ Hay qúa, sắp có người bị giết rồi, mau mau đến xem nào !”

    Một người đi đường chạy đến nói : “Ông thầy chùa kia la lối om sòm cái gì vậy ? Vợ chồng người ta cãi nhau. Mắc mớ gì đến ông mà ông xía vô ?”

    Sư Tiên nhai : “ Sao lại không mắc mớ gì đến thầy chùa ta ? Chú không nghe họ sắp giết nhau à ? Có người chết, đám ma nào mà lại không phải mời thầy chùa ta đến tụng kinh và đưa phong bì … ?

    Người đi đường : “ Có lý gớm nhỉ ? Vì phong bì mà ông mong người ta giết người !”

    Sư Tiên Nhai : ” Không mong giết người cũng được, vậy bây giờ ta đi thuyết pháp đây !”

    Từ lúc sư Tiên Nhai và người đi đường lớn tiếng với nhau, hai vợ chồng nọ đã ngưng cuộc chửi bới, cùng chạy đến nghe xem ông thầy chùa và người đi đường cãi nhau chuyện gì.

    Sư Tiên Nhai nói rồi, quay sang đôi vợ chồng nọ nói : “ Băng giá dù lạnh và dày đến mấy cũng sẽ tan chảy khi ánh sáng mặt trời xuất hiện. Cơm canh có lạnh, nhen chút lửa hâm lại sẽ nóng. Vợ chồng sống ở với nhau la do duyên nợ, thì người này phải như ánh mặt trời, như ngọn lửa sưởi ấm của người kia. Ta hy vọng hai vợ chồng các con sẽ mãi yêu thương nhau !”

    Sư nói rồi đi tiếp. Đôi vợ chồng nọ đứng ngượng ngùng nhìn theo.

    Người ta nói :

    Đứng trước tình hình căng thẳng và khó xử trên, sư Tiên Nhai đã nhanh trí thu hút sự chú ý của đôi vợ chồng đang cãi nhau kia bằng cách tạo ra một cuộc “cãi vã kỳ lạ” khác giữa mình với người đi đường. Chính vì vậy, mâu thuẫn cực độ giữa hai vợ chồng nọ đã được hóa giải thật tự nhiên và nhẹ nhàng. Đó là chỗ diệu dụng, một nghệ thuật ứng biến trong Thiền Môn của các thiền giả.
    (Theo Chan Gushi)
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng một 2008
  7. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    6- Chuột Trắng Chuột Đen

    Có người đàn ông nọ đang đi rong chơi trong rừng, chợt thấy một con hổ đói gầm lên và lao về phía mình. Anh ta kinh hỏang vội vàng cố sức bỏ chạy. Lão hổ cứ đuổi riết không tha, bức người đàn ông đến cùng đường. Đứng trước vực thẳm, người đàn ông nghĩ bụng : “Nếu để con hổ kia vồ được, thời ta chết chẳng tòan thây, chi bằng nhảy xuống vực là hơn, không chừng còn cơ may sống sót”. Thế là người đàn ông nhắm mắt nhảy xuống vực. May mắn là anh ta mắc vào một cành mơ trĩu qủa vươn ra chênh vênh trên vách đá.

    Đang vui mừng hớn hở, người đàn ông bỗng nghe tiếng rống kinh khủng ở đâu vọng đến. Nhìn xuống đất, anh ta muốn rụng tim khi thấy một con tử to lớn đang ngẩng đầu nhìn mình. Anh ta nghĩ : “Sư Tử cũng hung dữ chẳng khác gì Hổ, rơi vào miệng nó thì chỉ có chết”. Đang khi ấy, người đàn ông lại nghe tiếng “rột rẹt, rột rẹt”. Nhìn kỹ phía gốc cành, anh ta hỏang sợ khi thấy hai con chuột, một trằng một đen, đang nhăn nanh gậm cành mơ !. Người đàn ông nghĩ : “Bị chuột gậm gãy cành mơ té chết con hơn bị Sư Tử xẻ thịt”. Sau khi lấy lại bình tĩnh, người đàn ông cảm thấy đói bụng, bèn hái vài qủa mơ đang chín mọng bên cạnh mình và ăn ngon lành.

    Anh ta cảm thấy cả đời mình chưa từng được ăn thứ gì ngon như những qủa mơ này. Lần đến một cành chạc ba, người đàn ông lại nghĩ :”Sớm muộn gì cũng chết, chi bằng trước khi theo ông bà, ta cứ ngũ một giấc cho ngon lành cái đã”. Thế là anh ta thiếp đi trên cành cây. Lúc tỉnh lại, người đàn ông chẳng thấy Chuột Trắng, Chuột Đen, Hổ, Sư Tử đâu nữa. Anh ta bèn thận trọng lựa thế, men theo cành cây bám vào vách núi và từ từ xuống đến mặt đất an tòan.

    Thì ra, khi người đàn ông ngủ, lão Hổ trên đỉnh núi đói qúa chịu không nổi, bèn gầm lên một tiếng, lao xuống vực. Hai con Chuột nghe tiếng Hổ gầm kinh sợ bỏ chạy. Lão Hổ lao xuống vực quần nhau với Sư Tử, cuối cùng cả hai thọ thương rồi bỏ chạy mỗi con một nơi.

    Người ta nói :

    Khi con người sinh ra, là bắt đầu của khổ nạn, tựa như con Hổ đói kia cứ tuy đuổi chúng ta. Và cái chết luôn chực chờ chúng ta như con con Sư Tử nọ. Ngày rồi lại đêm (thời gian) không ngừng bào mòn cái thân giả tạm của chúng ta, giống như hai con Chuột Trắng và Chuột Đen không ngừng gặm nhấm cành mơ đó. Một ngày kia, chúng ta sẽ phải rơi vào miệng Sư Tử. Đã biết sinh mệnh con người mong manh như vậy, thì chỉ có con đường duy nhất là hãy yên tâm hửơng những trái ngọt ngay bên mình, hãy yên tâm ngủ say, hãy bớt ham muốn và sống giản dị đơn sơ như tấm lòng trẻ thơ. Như vậy, chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc thực sự ở trong cuộc đời này.

    (Theo Chan Gushi)
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng hai 2008
  8. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    7- Vượt Qua Sinh Tử

    Có một học tăng tên Đạo Tự, tuy đã dốc lòng tu trì nhưng vẫn không thể nào chứng ngộ cho đặng. Đạo Tự buồn lòng quyết chí đi xa. Lúc lâm hành, đến pháp đường chào sư phụ Quảng Ngữ.

    Đạo Tự :” Con đã phụ lòng sư phụ, mười năm quy y với sư phụ mà đến nay con vẫn không hiểu gì về Thiền ! Rõ ràng là con không có duyên với cội Thiền nơi đây. Vậy con xin từ biệt thầy, vân du đến nơi khác”

    Sư Quảng Ngữ rất ngạc nhiên hỏi : “Ô, tại sao không ngộ lại phải đi ? Chẳng lẽ đến nơi khác thì có thể ngộ sao ?”

    Đạo Tự thành thực : ”Trừ khi ăn và ngủ ra, thời gian còn lại mỗi ngày con đều gắng công tu trì, nhưng không kết qủa gì. Trong khi đó các huynh đệ con đều có sở ngộ. Giờ đây, từ đáy lòng con đã sinh mầm chán nản, con muốn đến một nơi nào đó, để khổ tu”

    Sư Quảng Ngữ bèn khai thị : “Ngộ, là một thứ thể hiện bản tính bên trong, cơ bản là không thể hình dung được, cũng không thể truyền đạt cho người khác được, lại càng không thể nôn nóng học cho nhanh mà được. Người khác có cảnh giới trình độ của người ta, nó cùng với đường Thiền của con là hai sự khác nhau, tại sao phải trộn lẫn làm một ?”

    Đạo Tự : “Nhưng con so với các huynh đệ như chim sẻ so với đại bàng, con lấy làm hổ thẹn lắm !”

    Sư Quảng Ngữ làm như không hiểu hỏi : “Thế nào là lớn, thế nào là nhỏ ?”

    Đạo Tự :” Đại bàng cất cánh thì có thể vượt qua mấy trăm dặm, còn con chỉ quanh quẩn mấy thước trên cành cây ngọn cỏ mà thôi”

    Sư Quảng Ngữ : “Đại bàng cất cánh có thể bay qua hàng trăm dặm, vậy nó đã bay qua sinh tử chưa ?

    Người ta nói :

    So sánh, phân bì là nguồn gốc của phiền não, như vậy làm sao có thể muợn Thiền mà ngộ Đạo cho được. Đại bàng có thể vượt qua hàng trăm dặm, nhưng không thể vượt qua biển sinh tử. Đem đại bàng so với chim sẻ cũng như so nhanh với chậm, song Thiền lại là thứ đi ra từ trong tự tính bình đẳng. Bởi vậy, ngày nào Đạo Tự loại trừ được tâm phân biệt, so sánh mà trở về với tự tính bình đẳng thì lúc đó mới có sở ngộ.

    (Theo Chan Gushi)
     
  9. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    8- Sức hấp dẫn mạnh nhất

    Có một cô gái nọ, không những rất giàu có và có quyền thế mà còn vô cùng xinh đẹp. Nhưng cô ta lại luôn luôn cô đơn, sầu não vì không có ai tri kỷ để tâm sự. Bởi vậy, cô bèn tìm đến sư Vô Đức để hỏi làm sao mới có thể hấp dẫn được người khác đến với mình.

    Sư Vô Đức nói : “Lúc nào và nơi đâu cô cũng có thể kết giao được với mọi người, phải có tấm lòng nhân từ như Phật, nói một chút Thiền thọai, nghe một chút Thiền âm, làm một số Thiền sự, dụng một ít Thiền tâm. Như vậy cô sẽ trở thành người hấp dẫn”.
    Cô gái lại hỏi : “Thế nào là nói một chút Thiên thọai ?”

    Sư Vô Đức :”Thiền thọai, chính là những lời vui vẻ, những lời chân thật, những lời khiêm tốn, những lời giúp ích cho người khác”.

    Cô gái :”Vậy thế nào gọi là một chút Thiền âm ?”

    Sư Vô Đức :”Thiền âm chính là biến tất cả những lời nói hằng ngày thành những lời nói tế nhị, biến những lời nói nhục mạ thành những lời nhân từ, biến tất cả những lời chê bai thành những lời giúp đỡ, không để ý đến những tiếng khóc lóc ồn ào, không để ý những lời thô thiển khó nghe. Đó chính là Thiến âm”.

    Cô gái :”Còn làm một số Thiền sự là như thế nào ?”

    Sư Vô Đức :”Thiền sự chính là việc bố thí, là việc từ thiện, là việc phục vụ cứu giúp người khác”.

    Cô gái :”Như thế nào thì gọi là dụng một ý Thiền tâm”.

    Sư Vô Đức :”Thiền tâm chính là xem tâm ta và người như nhau, xem tâm người trên và kẻ dưới như nhau, là tâm bao dung tất cả, là tâm phổ lợi cho tất cả”.

    Cô gái đa tạ sư Vô Đức trở về. Từ đó cô không còn kiêu ngạo với người khác, không còn khoe giàu với người khác, không còn khoe đẹp với người khác mà trở nên khiêm nhường với mọi người, quan tâm đến người khác. Không lâu sau, cô trở thành “người phụ nữ quyến rũ nhất” vùng.

    Người ta nói :

    Thiền không phải là lý luận, mà Thiền là cuộc sống. Cuộc sống có Thiền, là có phép mầu vô bờ bến. Người có Thiền, gặp ai cũng sẽ được người đó trọng, đến đâu sẽ được nơi đó qúy. Có Thiền, tiền đồ của con người cũng sẽ thênh thang rộng rãi hơn.

    (Theo Chan Gushi)
     
  10. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    9- Phật tại Tâm

    Có một tín đồ Phật giáo ngoan đạo nọ gặp việc nan giải, bèn đến chùa cầu xin Quan Âm “cứu khổ cứu nạn” cho mình. Khi vào chùa, anh ta thấy một người đang đứng trước tượng Quan Âm khấn vái. Lạ một điều là người đó giống hệt như tượng Quan Âm kia.


    Tín đồ bèn hỏi : “ Người có phải là Quan Âm không ?

    Người nọ đáp : “Phải”

    Tín đồ : “ Vậy sao Người còn khấn vái cầu xin cho chính mình ? “

    Người nọ cười :”Vì ta gặp việc nan giải, nhưng ta biết cầu xin người khác không bằng cầu xin chính bản thân mình“

    Người ta nói :

    Khi gặp những thất bại trong công việc, hay những điều buồn khổ trong cuộc sống, chúng ta thường cầu viện, dựa dẫm vào những thế lực siêu nhiên hoặc người khác. Mà chúng ta không hay rằng không ai hiểu mình bằng mình, không ai giúp mình bằng mình giúp mình. Nếu tự tin và cố gắng hết sức, thì chúng ta sẽ vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách. Nếu người nào làm được điều đó, tức là đã trở thành Phật của chính mình.
    (Theo Chan Gushi)
     
  11. Julien VO

    Julien VO New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng ba 2008
    Bài viết:
    79
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    Ca'c ca^u chuye^.n tha^.t hay !
     
  12. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    10- Tâm và Tính

    Có một học tăng tìm Quốc sư Huệ Trung tham bái, hỏi :


    – “Thiền là một tên gọi khác của tâm, mà Tâm lại là Chân Như Thực Tính, nó không nhiều hơn ở Phật và cũng không ít hơn ở phàm nhân. Các tổ sư của Thiền Tông lại đổi tên gọi Tâm ấy thành ra Tính. Vây xin hỏi thiền sư : Tâm và Tính khác nhau như thế nào ?”

    Sư Huệ Trung :”Lúc mê thì chúng có khác nhau (hữu sai biệt), lúc ngộ thì chúng không khác nhau (vô sai biệt) “.

    Học tăng lại hỏi : “ Kinh viết : Phật tính là vĩnh cửu (thường), Tâm là không vĩnh cửu (vô thường) - Như vậy, sao ông lại nói là không khác nhau !?”

    Sư Huệ Trung : ”Người chỉ dựa vào lời mà không dựa vào nghĩa. Ví dụ như khi trời lạnh thì nước đóng thành băng, khi trời nóng thì băng tan ra thành nước; khi mê thì kết Tính thành Tâm, khi ngộ thì dung Tâm thành Tính. Tâm và Tính vốn là một, bởi vì có mê có ngộ cho nên mới có khác nhau là vậy”

    Người ta nói :

    Trong giáo lý nhà Phật, Tâm – Tính có rất nhiều tên gọi khác nhau, như Bản Lai Diện Mục, Pháp Thân, Thực Tướng, Tự Tính, Chân Như, Bản Thể, Chân Tâm, Bát Nhã, Thiền v.v…. Đó đều là những phương pháp, tên gọi khác nhau trong nhận thức của người tu hành về một cái duy nhất là Bản Tính của con người. Mê và Ngộ tuy có sai biệt, song Bản Tính thì lại vô sai biệt. Chẳng hạn như cũng chỉ một thứ duy nhất là Vàng, nhưng từ nó người này có thể tạo ra Hoa tai, người kia tạo ra Nhẫn đeo, người nọ lại tạo ra Vòng tay v.v… Mà thực ra tất cả những hình thức, tên gọi ấy đều từ một thứ duy nhất là kim lọai Vàng mà ra. Tâm và Tính cũng như vậy, tuy chúng có tên gọi khác nhau, nhưng thực chất đều chỉ một thứ duy nhất là Bản Thể của con người.

    (Theo Chan Gushi)
     
  13. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    11- Bỏ xuống !

    Khi Phật còn tại thế, có một vị Bà la môn tên Hắc Chỉ hai tay mang hai chiếc bình hoa đến ra mắt.

    Phật thấy vậy bèn nói : “ Bỏ xuống !”

    Hắc Chỉ đặt chiếc bình bên tay trái xuống.

    Phật lại nói : “ Bỏ xuống !”

    Hắc Chỉ ngạc nhiên nói : “Có hai chiếc bình hoa, tôi đã bỏ hết, chỉ còn hai tay không, đâu còn gì để bỏ xuống nữa. Xin hỏi ngài bảo tôi bỏ cái gì ?”

    Phật nói : “ Ta hòan tòan không bảo ngươi bỏ hai chiếc bình hoa kia xuống. Cái ta bảo ngươi bỏ xuống là bỏ cái lòng tự đắc, cái tâm kiêu ngạo, là lục trần lục thức của ngươi kia. Khi ngươi buông bỏ tất cả những thứ ấy xuống, lúc ấy ngươi mới giải thóat khỏi xiềng xích sinh tử”

    Người ta nói :

    “ Bỏ xuống” nghe đơn giản là vậy, nhưng thực sự là chuyện hết sức khó khăn của con người. Người có công danh thì có thể bỏ công danh không ? Người có tiền bạc thì có thể bỏ tiền bạc không ? Người có ái tình thì có thể bỏ ái tình không ? Người có sự nghiệp thì có thể bỏ sự nghiệp không?

    Gánh nặng trên vai con người, áp lực trong lòng con người nào có khác gì hai bình hoa của Hắc Chỉ ?. Đó là nguồn gốc khiến cuộc sống con người phiền não, đau khổ. Vậy, muốn được thanh thản nhẹ nhàng, hãy quẳng những gánh lo ấy đi ! Hãy biết “Bỏ xuống” để được hạnh phúc.
    (Theo Chan Gushi)
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng tư 2008
  14. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    12- An trú nơi đâu ?

    Thời Đường, sư Đan Hà trên đường đến bái kiến sư Mã Tổ, gặp ông lão đi cùng một đứa bé. Sư Đan Hà thấy ông lão có tướng mạo phi phàm, bèn hỏi : “Xin hỏi, ông ở đâu ?”

    Ông lão chỉ lên trời, chỉ xuống đất rồi trả lời :”Trên là trời, dưới là đất”. Ý nói trong vũ trụ này đều là nhà của mình.

    Sư Đan Hà lại hỏi tiếp : “Nếu trời sụp đất lở thì làm sao?”. Ý nói nếu vũ trụ bị tiêu diệt thì làm thế nào.

    Ông lão hét lên : “Trời xanh ! Trời xanh !”. Ý nói vũ trụ cũng nằm trong quy luật : Thành - Trụ - Họai – Không.

    Đứa bé đứng bên cạnh bấy giờ mới “Xụyt” một tiếng. Ý nói nơi an trú của tự tính là bất sinh bất diệt.

    Sư Đan Hà khen ngợi không thôi : “Thật là cha nào con nấy !”

    Người ta nói :

    Trú tức là Ở , vậy người ta phải ở nơi đâu ? Pháp sư Từ Hàng nói :”Chỉ cần tâm tự giác an tĩnh, thì nơi nào cũng tốt”; khắp vũ trụ đều là nhà.

    Nhưng người ta thường trú trong thanh sắc lợi danh, mà thanh sắc lợi danh là những thứ biến đổi luôn luôn. Vậy thì làm sao có thể xem đó là nơi ở yên lành ?

    Nếu ai có thể định được tâm, không bị chìm đắm trong ngũ dục lục trần, lúc nào cũng an nhiên tự tại, thì còn lo chi chuyện trời long đất lở (tức là những biến thiên, thay đổi của mọi sự vật hiện tượng) !

    (Theo Chan Gushi)
     
  15. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    13- Đó chính là Thiền !

    Vương Điền là một thầy thuốc giỏi, nhưng vẫn có nhiều người bệnh chết trên tay ông. Bởi vậy, ông luôn cảm thấy sợ hãi vì cái bóng của thần chết. Một lần, trên đường đi khám bệnh, Vương Điền gặp một du tăng, bèn hỏi : “ Thiền là cái gì ?”

    Du tăng trả lời :”Ta cũng không biết phải nói thế nào với ông, nhưng có một điều chắc chắn là, sau khi biết Thiền là gì rồi, ông sẽ không sợ chết nữa”.

    Được sự chỉ dẫn của du tăng, Vương Điền tìm đến Thiền sư Nam Ấn, nói rõ nỗi sợ hãi ám ảnh của mình và xin khai thị.

    Sư Nam Ấn nói :” Thiền không khó học. Bản thân ông là một thày thuốc thì nên tận tâm vì bệnh nhân của ông, đó chính là Thiền! “

    Vương Điền không rõ chỉ ý của sư Nam Ấn, nên quay lại hỏi ba lần. Mà lần nào cũng nhận được câu nói :” Một thầy thuốc không nên phí thời gian ở nơi chùa chiền, mau quay về chăm sóc bệnh nhân đi !” của sư Nam Ấn.

    Vương Điền nghĩ bụng: “Khai thị như như vậy thì làm sao có thể tiêu trừ được sự sợ hãi cái chết?”. Vì vậy, trong lần tham bái thứ tư, Vương Điền nói : “Có một vị du tăng từng nói với tôi rằng học được Thiền sẽ không còn sợ cái chết. Mà mỗi lần đến đây hỏi, ngài lại cứ bảo tôi cần phải quan tâm chăm sóc bệnh nhân. Đương nhiên là tôi rất rõ việc đó, nhưng nếu nói đó là Thiền, thì tôi bất tất phải quay lại thỉnh giáo ngài làm gì !”

    Sư Nam Ấn mỉm cười vỗ vai Vương Điền nói : “Có lẽ là ta nghiêm khắc với ống qúa rồi, vậy ta cho ông một công án để ông tham cứu thử nhé !”

    Sư Nam Ấn cho Vương Điền tham cứu thọai đầu “Triệu Châu vô”. Sau hai năm nghiền ngẫm về một chữ “vô”, Vương Điền trình bày những kiến giải của mình với sư Nam Ấn. Sư Nam Ấn nghe rồi nói : “Vẫn chưa vào được Thiền cảnh”

    Vương Điền lại chuyên tâm nhất trí suy tư hơn một năm nữa, cuối cùng tự thấy tâm nhẹ nhàng, sáng rõ, cái khó của thọai đầu dần dần biến mất, “vô” đã trở thanh chân lý. Vương Điền quan tâm chăm sóc bệnh nhân mà không biết tới sự quan tâm chăm sóc đó nữa. Ông đã thóat khỏi ám ảnh về sinh tử .

    Khi Vương Điến đến gặp, sư Nam Ấn cười nói :”Từ vong ngã đến vô ngã, đó chính là biểu hiện của Thiền tâm”

    Người ta nói :

    Vương Điền là thầy thuốc, nên thường xuyên tiếp xúc với cảnh sinh-lão-bệnh-tử, do vậy, ông sinh ra sợ cái chết. Sư Nam Ấn bảo Vương Điền tận tâm vì bệnh nhân, chính là một hình thức tham Thiền, bởi vậy một người vứt bỏ trách nhiệm và tình thương thì làm sao có thể nhập thiền ?

    Khi Vương Điền thấu suốt được công án chữ “vô” , thì ông đã đạt đến cảnh giới đi từ hữu tâm đến vô tâm, từ hữu ngã đến vô ngã, từ hữu sinh đến vô sinh. Như vậy là đã vào được cảnh giới của THIỀN, và không còn ám ảnh sợ hãi về cái chết nữa.

    (Theo Chan Gushi)
     
  16. Julien VO

    Julien VO New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng ba 2008
    Bài viết:
    79
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    Câu chuyện " Đó chính là Thiền " thật hay và có ý nghĩa !
     
  17. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    14- Tài và bất tài !?

    Một hôm Trang Tử cùng học trò đi chơi ở trong núi. Thấy một cây to, cành lá rườm rà, có người đốn gỗ, chống búa đứng ở bên, mà không chặt.

    Trang Tử hỏi: Sao không chặt cây này thế ?

    - Người đốn gỗ đáp: Cây này tuy thế mà gỗ xấu không dùng được việc.

    Trang Tử nói: Cây này chỉ vì không ra gì mà sống lâu được mãi.

    Ra khỏi núi, Trang Tử vào chơi nhà một người quen. Chủ nhà vui mừng, bảo đầy tớ đem chim Nhạn làm thịt.

    Trang Tử hỏi: Một con gáy được, một con không gáy thì làm thịt con nào ?

    - Chủ bảo: Làm con không gáy.

    Hôm sau, học trò hỏi Trang Tử rằng:

    * Cái cây ở núi vì bất tài mà sống lâu, con Nhạn ở nhà chủ vì bất tài mà phải giết chết. Giá như tiên sinh thì xử vào địa vị nào?

    - Trang Tử cười, rồi nói: Ta xử vào trong cái khoảng tài và bất tài. Như vậy, thì tránh khỏi tai nạn, song chưa phải kế vẹn toàn. Chỉ những bậc đạo đức cao xa, không quản khen chê, lúc như rồng, lúc như rắn, không hẳn rõ ra tài hay bất tài, lúc lên, lúc xuống, chỉ cốt lấy đức hóa làm mực, siêu việt cả muôn vật, tuy là người mà lại khác người... Những bậc như thế, thì còn gì lụy đến thân được! Còn thói đời thường tình nào có thế? Hợp với người, thì có lúc lìa; làm nên việc, thì có người chê; ngay thẳng thì bị đ è nén; tôn trọng thì bị chê bai, thì có kẻ phá; giỏi thì có kẻ ghen; không ra gì thì thiên hạ khinh bỉ... Nhân tình như thế, làm thế nào được? Thương ôi ! Các ngươi nên ghi lấy: "Chỉ có đạo đức mới khỏi lụy mà thôi."

    Lời bàn : Tài cũng khổ : quân tử đa nạn, tài liền với tai. Bất tài cũng khổ : khôn sống dại mái, dại để người ăn. Vậy con người ta phải làm thế nào, cho ở vào cái khoảng giữa tài và bất tài, thì mới gọi là khôn khéo, nghĩa là thông minh thánh trí mà như ngu thì mới sinh tồn được. Tuy vậy, vẫn chưa bằng người có đạo đức, nghĩa là người chỉ lấy một cái bụng ăn ở theo thiên lương mà ra ngoài vòng được cái tài, bao bọc được hết cả thiên hạ mà không gì lụy đến tâm thân. Thế mới hay: chữ “tâm” kia mới thực là thu liễm được cái tài mà bổ cứu được cái bất tài vậy.

    (Theo Cổ Học Tinh Hoa của Nguyễn Văn Ngọc)
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng năm 2008
  18. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    15- Gương sáng ngàn năm

    Sau khi Mã Tổ sáng lập tu viện (Tòng Lâm), Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải nối tiếp lập ra hệ thống các quy tắc trong tu viện (thanh quy). Chủ trương cuộc sống “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (Ngày nào không làm, ngày đó không ăn) của sư Bách Trượng từng gặp nhiều khó khăn, bị chỉ trích vì trái với quy củ, giới luật trước đây của người tu hành Phật Giáo, thậm chí có người còn cho sư là kẻ ngoại đạo.

    Sở dĩ sư có hiệu Bách Trượng vì sư trụ trì ở tu viện trên núi Bách Trượng. Mỗi ngày, ngoài việc hướng dẫn tăng chúng tu tập, thì bản thân Bách Trượng cũng cuốc đất trồng rau, gánh nước, chặt củi, lao động thực thụ, và những việc lặt vặt thường nhật, sư cũng tự thân làm lấy, không phiền đến người khác.

    Năm qua tháng lại. Bách Trượng giá yếu, nhưng mỗi ngày sư vẫn theo chúng tăng đi chặt củi trồng rau, bởi cuộc sống nông Thiền là cuộc sống tự cung tự cấp. Các đệ tử thấy sư Bách Trượng già yếu, không muốn sư phụ phải lao động nặng nhọc nên xin sư ở nhà, nhưng Bách Trượng vẫn kiên quyết : “Ta đã mang thân làm người; cuộc sống nhân sinh nếu không tự mình lao động, chẳng lẽ để trở thành phế nhân sao ?”.

    Các đệ tử khuyên mãi không được, đành đem đòn gánh (để gánh củi) và cuốc giấu đi, không để cho sư phụ làm.

    Hôm đó, đến bữa, Bách Trượng không ăn. Chúng đệ tử hỏi vì sao, sư trả lời :” Đả không làm, thì có thể được ăn sao ?”

    Các đệ tử không biết làm sao, đành trả nông cụ lại cho sư phụ. Bách Trượng lại tiếp tục sinh hoạt như thường. Tinh thần “Ngày nào không làm, ngày đó không ăn” của sư Bách Trượng từ đó đã trở thành tấm gương sáng cho bao người.

    Người ta nói :

    Có người cho rằng tham Thiền không những phải giũ sạch trần duyên, mà thậm chí cũng không cần phải làm lụng gì, chỉ tập trung vào việc tọa Thiền. Không làm việc, rời xa cuộc sống như vậy có phải mới thực sự là Thiền không ? Bách Trượng không những chủ trương Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực, mà còn hô hào :” Chặt củi, gánh nước … không gì là không Thiền”. Lời kêu gọi ấy đã vang vọng hơn ngàn năm, và sẽ còn vang vọng đến muôn đời sau.

    (Theo Chan Gushi-KTNN)
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng năm 2008
  19. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    16-Nhân & Trí

    Thầy trò Khổng Tử trên đường vân du, một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học trò hiền của Khổng Tử) hỏi:

    - Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?

    Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:​

    - Thưa thầy! Người nhân là người biết thương người, còn người trí là người biết hiểu người.​

    Khổng Tử khen hay rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:​

    - Thưa thầy! Người nhân là người biết thương mình, người trí là người tự biết mình.​

    Khổng Tử chịu quá! Ông tiếp tục gọi người học trò thứ ba là Tử Lộ vào và hỏi giống y như câu hỏi hai người học trò trước. Tử Lộ ngẫm nghĩ một lúc rôi thưa:​

    - Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình, còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình!​

    Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngữa mặt khen rằng:​

    - Bất ngờ thay!​

    (Theo Thuật xử thế người xưa của Ngô Nguyên Phi)

    BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

    Cả ba người học trò hiền ưu tú Tử Cống, Tăng Tử và Tử Lộ đều cùng học với thầy Khổng Phu Tử. Vậy mà khi thầy đưa ra đề tài nhân và trí thì ba người lại có ba câu trả lời với quan điểm khác biệt nhau. Tuy ba đáp án hoàn toàn khác nhau nhưng đều được thầy khen hay, đây quả là một điều bất ngờ thú vị!

    Khổng Tử đưa ra câu hỏi về nhân và trí là tình thương và sự hiểu biết. Cả ba câu trả lời của ba người học trò cộng lại sẽ cho một đáp án đầy đủ nhất: Biết thương người, thương ta; hiểu người, hiểu ta và biết làm cho người ta thương mình, hiểu mình. Suy luận ra chúng ta thấy không khác gì sự hiểu biết lớn và tình thương lớn, tức đại trí đại bi hay bi trí dũng mà những người con Phật luôn luôn hướng đến và chứng đạt.

    Trên bước đường tu tập, những hành xử trong cuộc sống không ngừng đổi thay, hành trang chúng ta mang theo là đạo lý làm người, bao gồm cái mà Khổng Tử gọi là nhân và trí hay như Thế Tôn gọi là đại trí và đại bi. Như một dòng sông có lúc từ trên cao đổ ào ào xuống vực sâu, có lúc trườn mình len lách qua hẻm núi, có lúc thênh thang lặng lờ trôi giữa bình nguyên… thiên hình vạn trạng. Với mỗi hoàn cảnh đều có một cách hành xử phù hợp. Núi dựng bạt ngàn dòng sông không thể không uốn mình lượn theo thế núi. Bình nguyên phẳng lặng thì sông kia không cớ gì phải cuốn xoáy, gầm gào. Con người cũng thế! Có lúc ta vì người và người vì ta; có lúc ta vì ta và người vì người; theo hoàn cảnh mà hành sự, như thế mới không có lỗi.

    Qua câu hỏi nhân và trí của Khổng Tử, Ngũ Tử Tư ở nước Ngô (người cùng thời với Khổng Tử) nói: Không thương mình làm sao thương được người ngoài? Không thương người làm sao người thương ta? Nhân và trí ít nhiều gì vốn đã có sẵn trong mỗi người, chỉ sử dụng có hợp lúc không thôi! Do đó bất kỳ viêc gì đúng hay sai, công hay tội chúng ta khó mà đem chủ quan ra để phán xét được. Bởi việc hành xử của tha nhân còn tùy thuộc hoàn cảnh của họ lúc đó.

    Câu chuyện trên đây cho ta một bài học thâm thúy về thuật xử thế. Dùng cái bất biến để ứng với cái vạn biến. Ba câu trả lời của ba vị học trò hiền danh tiếng của Khổng Tử tuy khác nhau nhưng bản chất vẫn bất biến thuần khiết nhân và trí một màu trong suốt dù cuộc đời lên thác xuống ghềnh muôn vàn biến động. Người con Phật cũng thế! "Dĩ bất biến ứng vạn biến" để cho suối nguồn từ bi trong ta tuôn chảy vào dòng đời rộng hẹp tùy duyên tự độ, độ tha cho đến ngày công viên quả mãn.
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng sáu 2008
  20. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    17- Tật trời sinh

    Thiền sư Bàn Khuê thuyết pháp không những rõ ràng dễ hiểu, mà trước khi kết thúc ông thường để cho người nghe hỏi tất cả những điều còn nghi hoặc, thắc mắc và sư trả lời luôn tại chỗ. Bởi vậy, tín đồ phương xa đến bái kiến rất đông.

    Ngày nọ, có một tín đồ đến nói : “Tôi trời sinh tật tính nóng nảy, vậy không biết phải sửa đổi thế nào ?”

    Sư Bàn Khuê :” Cái gì Trời sinh ? Người đem nó ra đây cho ta xem thử, ta sẽ giúp ngươi sửa đổi nó” .

    Tín đồ :”Không ! Bây giờ thì không có, nhưng khi đụng chuyện thì nó mới nhảy ra”

    Sư Bàn Khuê :”Nếu bây giờ không có, mà nó chỉ xuất hiện khi nào gặp chuyện, vậy thì lúc ngươi tranh chấp với người khác cũng chính là lúc ngươi tạo ra nó. Thế mà người lại đổ tội ấy cho Trời sinh là sao?”

    Người ta nói :

    Mọi vật trên thế gian này đều hình thành từ Duyên, không có cái gì do “Trời sinh”, mà chính bởi tự tâm ta tạo nên. Bản tính con người bao gồm cả thiện và ác, cho nên mới nói : “ Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” ( Tâm sinh tất mọi pháp đều sinh, tâm diệt thì mọi pháp cũng không còn). Vậy chỉ cần người ta hiểu được điều đó và có chí định, thì không tất xấu nào là không thể sửa đổi được.

    (Theo Chan Gushi )
     

Chia sẻ trang này