Nhau tiền đạo có nguy hiểm không

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi Nguyệt, 25 Tháng sáu 2009.

  1. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Xin chào bác sĩ. Tôi hiện có thai được 16 tuần, đi siêu âm có kết quả sau: “Rau bám mặt trước. Mép bánh rau bám sát lỗ trong Cổ tử cung.” Vậy có phải tôi bị rau tiền đạo không? và nếu phải xin bác sĩ cho biết rau tiền đạo có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không? Rất mong bác sĩ trả lời sớm cho tôi. Xin cảm ơn.

    Trả lời:
    Tử cung được chia ra phần thân, eo và cổ tử cung. Phần eo khi có thai và bắt đầu chuyển dạ sẽ kéo dài và trở thành đoạn dưới tử cung. Tử cung lúc không có thai chỉ to khoảng bằng nắm tay, bản thân người phụ nữ không thể sờ được tử cung qua thành bụng. Khi có thai, tử cung sẽ gia tăng khối lượng dần dần theo tuổi thai. Bánh nhau thông thường nằm ở phía trên phần thân tử cung (đáy tử cung). Khi bánh nhau nằm ở phần eo thì gọi là nhau bám thấp. Khi bánh nhau chiếm một phần hay toàn bộ cổ tử cung thì gọi là nhau tiền đạo, tức là nhau nằm trước thai, trên đường thai sẽ thoát ra ngoài khi sanh. Cổ tử cung được đóng lại suốt thai kỳ, sẽ bắt đầu mở ra khi vào chuyển dạ và mở tối đa để thai có thể thoát ra ngoài. Như vậy, khi có nhau tiền đạo, lúc cổ tử cung mở cũng là lúc bánh nhau bị lộ ra ngoài và sẽ có chảy máu ồ ạt trước khi thai thoát ra ngoài. Tình trạng chảy máu có thể làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe mẹ và con, thường phải mổ cấp cứu để cứu mẹ và con. Do đó, tại bệnh viện, những bệnh nhân có nhau tiền đạo thường phải được theo dõi đặc biệt sát sao, được hẹn nhập viện sớm trước khi có cơn đau chuyển dạ.
    Trong những tháng giữa của thai kỳ, bánh nhau có thể bám thấp phía dưới; nhưng sau đó, cùng với sự phát triển của thai và của tử cung, vị trí bánh nhau có thể thay đổi. Trong trường hợp của bạn, không nên quá lo lắng, bạn nên theo dõi qua siêu âm thêm vài lần nữa để xem vị trí bánh nhau có thay đổi hay không. Cẩn thận hơn, bạn nên đi khám ngay mỗi khi có cơn đau bụng hay có tình trạng xuất huyết dù rất ít.

    Vị trí nhau bình thường, ở đáy tử cung


    Hình ảnh nhau tiền đạo, bao gồm theo thứ tự là nhau tiền đạo bán trung tâm (che một phần cổ tử cung), nhau tiền đạo trung tâm (che toàn bộ cổ tử cung) và nhau bám mép cổ tử cung.

    ThS. BS. Đặng Lê Dung Hạnh
    BV. Hùng Vương
    ( webtretho_ bebiyeudau)
    Khi em mang bầu được 16 tuần thì bị đau bụng ra máu. Đi khám bác sĩ bảo rau bám thấp, che kín cổ tử cung. Em đã nghỉ việc nằm tĩnh dưỡng ở nhà, ăn nghỉ tại giường. Nhưng đến khi thai được 20 tuần thì vẫn không giữ được. Giờ em mới đi làm trở lại. Song nghĩ lại chuyện đó vẫn thấy buồn. Có lẽ cũng 1 phần tại mang thai lần đầu nên nhiều vấn đề chưa có kinh nghiệm.
    Em nghĩ nếu chị nào khi đi khám bác sĩ chẩn đoán là rau tiền đạo hoặc rau bám thấp thì nên cẩn trọng, tốt nhất là hạn chế vận động để giữ gìn cho cả mẹ và bé.
    (webtretho- ngố)
    TTO - Em có thai 23 tuần, có đi khám định kỳ và được chỉ định: nhau bám thấp, như vậy, có ảnh hưởng tới em bé và sức khỏe của em không? Khắc phục tình trạng này bằng cách nào? Theo bác sĩ em cần phải theo dõi, nhưng bao lâu thì em đi kiểm tra một lần?

    Đây là lần có thai đầu tiên của em sau hơn 3 năm khó khăn chữa trị (em bị cường máu nên noãn bị kìm hãm không phóng được). Em lo lắm. (Phan Thị Thúy Mai)

    Trả lời của phòng mạch online:

    - Nhau bám thấp là một dạng của nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo là tình trạng không bám ở đáy tử cung mà một phần hay toàn thể bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung.

    Nhau tiền đạo có các dạng :

    - Nhau bám thấp

    - Nhau bám mép

    - Nhau tiền đạo bán trung tâm

    - Nhau tiền đạo trung tâm

    Nguyên nhân chính xác chưa rõ. Người ta cho rằng khi sự tuần hoàn dinh dưỡng của niêm mạc vùng đáy tử cung bị giảm sút, nhau sẽ trải rộng diện tích bám để bù trừ tình trạng thiếu hụt này, vì vậy bánh nhau tràn xuống đoạn dưới tử cung.

    Nguy cơ của nhau tiền đạo là xuất huyết âm đạo, có thể rất nặng gây choáng mất máu và tử vong ở mẹ. Thai sẽ có nguy cơ non tháng nếu tình trạng xuất huyết âm đạo trầm trọng xảy ra, cần phải mổ lấy thai để cứu mẹ (tỉ lệ non tháng 30-40%).

    Đối với trường hợp của chị, thai 23 tuần ghi nhận là nhau bám thấp thì sẽ được siêu âm xác định lại vị trí bánh nhau vào 3 tháng cuối khi mà đoạn dưới tử cung thành lập. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu báo động, vì vậy chị nên đi khám thai định kỳ ( trung bình 3-4 tuần), hạn chế công việc nặng, tránh giao hợp, và nhất là khi có dấu hiệu ra huyết âm đạo phải nhanh chóng đi tới bệnh viện chuyên khoa gần nhất để được khám và điều trị.

    Th.s, BS NGUYỄN HỒNG HOA

    (Webtretho- Aurola)
    Nhau tiền đạo và vết mổ lấy thai cũ
    PGS.TS. Vũ Thị Nhung
    Nhau là cơ quan trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và con, bảo đảm cho sự nuôi dưỡng bào thai, bảo vệ cho thai nhi tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, các độc tố, miễn dịch giữa mẹ và thai nhi, giúp thai có thể ghép vào cơ thể mẹ để phát triển.
    [​IMG]


    Bình thường thì nhau bám ở đáy tử cung và sau khi sổ thai, tử cung co nhỏ lại làm nhau tróc ra dần dần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý, nhau không nằm ở vị trí bình thường nữa và cũng không tróc một cách tự nhiên, kết quả là sẽ dẫn đến những tai biến trong sản khoa đó là trường hợp nhau tiền đạo (NTĐ), nhau cài răng lược (NCRL) là những bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. NTĐ là tình trạng nhau không bám ở vùng đáy tử cung như thông thường, mà một phần hay toàn bộ bánh nhau bám vào ở đoạn eo tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trong 3 tháng cuối của thai kỳ và là nguyên nhân gây băng huyết nặng sau sinh.
    Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan mật thiết giữa số lần mổ lấy thai và bệnh lý NTĐ: nguy cơ NTĐ trên những tử cung không có vết mổ lấy thai là 0,26% nhưng tỷ lệ này có thể tăng đến 10% nếu có mổ lấy thai. Ngoài ra, có một tình trạng bệnh lý nhau đáng quan tâm đi kèm theo NTĐ có thể làm hậu quả nặng thêm - đó là NCRL – bánh nhau không chỉ nằm ở vị trí bất lợi cho cuộc sinh mà còn nguy hiểm ở chỗ sau khi sổ thai xong thì nhau không tróc tự nhiên, bám rất chắc vào cơ tử cung, thậm chí xuyên thủng cả tử cung để xâm lấn vào cơ quan lân cận như bàng quang. NCRL dễ xảy ra khi bệnh nhân có vết mổ lấy thai của lần có thai trước. Tần suất xuất hiện NCRL tăng theo số lần mổ lấy thai. Một nghiên cứu ở Mexico từ năm 1989 - 1994 với 32.556 trường hợp sinh thì có 210 trường hợp NTĐ (tỷ lệ 0,64%) trong đó sản phụ có mổ lấy thai chiếm 44,2% (93/210) và có 27,9% (26/93) NTĐ cài răng lược. Trong khi đó, NTĐ cài răng lược chỉ xảy ra 9,4% trong nhóm sản phụ không có vết mổ cũ. Đối với sản phụ có một lần mổ lấy thai, tần suất NTĐ kèm NCRL là 21,1%. Nếu có 2 lần mổ lấy thai thì tỷ lệ này lên đến 47,6%.
    Một nghiên cứu khác ở Los Angeles, Hoa Kỳ từ 1/1985 - 12/1994 trên 155.670 ca sinh, 9,3% bà mẹ có NTĐ kèm NCRL. Tần suất này là 0,004% trong số những sản phụ không có NTĐ. Nhóm sản phụ có vết mổ cũ thì 29% bị NCRL và NCRL chỉ là 6,5% nếu sản phụ không có vết mổ cũ. Tóm lại, NCRL tăng khi sản phụ bị NTĐ và có mổ lấy thai, tỷ lệ NCRL tăng theo số lần mổ lấy thai. Đây là điều rất đáng quan tâm vì hiện nay tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng, có nơi lên đến 60-70% hoặc hơn nữa. Với những tiến bộ trong y học về kỹ thuật mổ lấy thai, gây mê, kháng sinh vấn đề mổ lấy thai tương đối an toàn, thuận lợi hơn trước nên số trường hợp muốn có thai lại sau 2 lần mổ lấy thai không phải là ít. Vì vậy, nguy cơ NTĐ và NCRL sẽ tăng lên, hai bệnh lý này góp phần làm tăng tai biến sản khoa và tử vong mẹ.
    Tại Bệnh viện Hùng Vương, TP. HCM trong tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2008 có 3 trường hợp NTĐ cài răng lược trên vết mổ lấy thai 2 lần, cả 3 trường hợp này dù đã được chuẩn bị tiền phẫu chu đáo, kíp mổ được chọn lựa những phẫu thuật viên giỏi, nhưng vẫn không thể khống chế tốt hơn về lượng máu mất. Trung bình mỗi ca sản phụ bị mất hơn 5 lít máu và phải truyền mỗi người gần 20 đơn vị máu, vì nhau chọc thủng tử cung xâm nhập vào thành bàng quang nên cầm máu rất khó. Tất cả những trường hợp này đều phải cắt tử cung ở người còn trẻ. Có trường hợp tổn thương bàng quang nặng dẫn đến dò bàng quang sau mổ.
    Với những hậu quả nặng nề do NCRL trên vết mổ lấy thai như đã trình bày trên, điều tốt nhất là phòng ngừa không để tình huống này xảy ra. Muốn như vậy, các bác sĩ sản khoa phải chặt chẽ trong những chỉ định mổ lấy thai lần đầu. Các chị em nếu đã có sinh mổ một lần thì chỉ nên sinh tối đa 2 lần dù trai hay gái vì khả năng mổ sinh lần hai rất cao, không nên đánh đổi tính mạng của mình với ham muốn có thêm đứa con thứ ba vì nguy cơ NTĐ, NCRL có thể xảy ra


    (suckhoedoisong.vn)
     
  2. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nhau tiền đạo có nguy hiểm không

    Rau tiền đạo là một trong những nguyên nhân đẻ khó do phần phụ của thai và cũng là một trong những cấp cứu chảy máu trong 3 tháng cuối của thai kì.
    Hiện tượng này xảy ra khi rau không bám không đúng vị trí, bám một phần hay toàn bộ rau vào phần dưới tử cung, do đó thường gây chảy máu trong 3 tháng cuối của thời kì thai nghén, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, làm cho ngôi thai bình chỉnh không tốt gây ra đẻ khó.





    Phân loại:
    Rau bám thấp: phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung, chỉ có 1 phần nhỏ bám vào đoạn dưới tử cung. Loại này ít có biểu hiện ra ngoài, ít gây chảy máu và thường gây vỡ ối sớm. Từ mép bánh rau đến chỗ rách màng ối để thai ra nhỏ hơn 10cm.
    Rau bám bên: phần lớn bánh rau bám vào đoạn dưới nhưng bờ của bánh rau chưa tới lỗ trong cổ tử cung, loại này chảy máu nhẹ lai rai trong quá trình có thai. Từ mép bánh rau đến chỗ rách màng ối để thai ra nhỏ hơn 10cm.
    Rau bám mép: Còn gọi là rau bám bờ, bờ của bánh rau đã tới cổ tử cung, loại này chảy máu nhiều. Khi chuyển dạ cổ tử cung mở có thể sờ thấy mép bánh rau.
    Rau tiền đạo bán trung tâm: khi cổ tử cung mở hết, một phần rau che lỗ cổ tử cung, còn sờ thấy màng ối và sờ thấy múi rau chảy máu rất nhiều cản trở đường thai ra.
    Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: bánh rau che kín toàn bộ lỗ tử cung, loại này chảy máu dữ dội, cần phẫu thuật kể cả phải bỏ con để cứu tính mạng của mẹ.
    Nguyên nhân:
    - Do nạo phá thai nhiều lần
    - Do sinh nhiều lần.
    - Do viêm niêm mạc tử cung, nhất là vùng rau bám làm cho rau phải bám xuống đoạn dưới hoặc trải rộng để lấy máu nuôi thai.
    - Hay gặp ở những người thai sinh đôi, sinh ba do bánh rau to nên phải bám xuống đoạn dưới.
    - Tử cung có vết sẹo mổ cũ .
    Biểu hiện:
    Ra máu đỏ ở âm đạo trong 3 tháng cuối của thời kì thai nghén với 5 tính chất bất thường:
    - Ra máu đột ngột, không rõ nguyên nhân, không có cơn đau tử cung.
    - Ra máu đỏ, loãng có thể có máu cục, thường ra ban đêm và lượng máu có thể nhiều hay ít.
    - Lượng máu ra lúc đầu rất nhiều sau đó giảm dần.
    Sau một lần chảy máu:
    - Máu lại cầm tự nhiên mặc dù không được điều trị.
    - Sau khoảng 10-15 ngày lại tiếp tục chảy máu, chảy máu tái phát tăng dần, nhịp độ chảy máu càng mau khi càng gần đến ngày chuyển dạ. Đây là triệu chứng quan trọng bởi vì đoạn dưới tử cung được thành lập từ tháng thứ 8, thứ 9, đoạn dưới phát triển mà rau không có khả năng giãn theo nên làm cho một phần bánh rau bong ra gây chảy máu.
    Như đã nhấn mạnh từ các bài viết trước, để phòng tránh các tai biến trong sản khoa tốt nhất bạn nên đăng kí theo dõi khám thai tại một cơ sở y tế trong suốt thai kì của mình. Hay ít nhất cũng phải đi khám thai ít nhất 3 tháng 1 lần để phát hiện và xử trí kịp thời các tai biến rất nguy hiểm trong quá trình mang thai.


    Nguồn : BS. Phan Hồng Anh

    http://www.ytecongcong.com/index.php?page=news&op=readNews&id=31&title=RAU-TIa%BB%80N-Ae%90a%BA%A0O
     

Chia sẻ trang này