NNC Dương Thị Năng

Thảo luận trong 'Ngoại cảm' bắt đầu bởi cabachlong, 24 Tháng bảy 2007.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Lại nói về “Đồng Năng” - tức trường hợp Nhà Ngọai cảm Dương Thị Năng


    “Cô ơi! Cô thương chúng con từ xa lặn lội về. Xin cô giúp chúng con…”. Bà Dương Thị Năng cao giọng: “Đã bảo là không làm, cô mệt rồi…”. Đôi vợ chồng kia đến từ xã Đồng Bẩm (Đồng Hỷ) lại van nài: “Cô cứu nhân độ thế, cô làm ơn làm phúc”... Cuối cùng bà Dương Thị Năng cũng mủi lòng: “Xin cô điều gì?”. Con chỉ đổi sổ thôi- Đôi vợ chồng kia trả lời. Thế thì vào đây... Thấy vậy, mọi người chen nhau vào nhà, ngồi xụp xuống đất, theo thứ tự xếp hàng đôi, đối diện với bà Năng. Cuộc hành nghề bắt đầu…

    Sự trở lại của “Đồng Năng"

    Sáng ngày 16 tháng giêng, chúng tôi có mặt tại nhà riêng bà Dương Thị Năng, khi đó có khoảng 20 người, phần lớn là phụ nữ đang tụ tập ở sân. Từ trong nhà bước ra, bà Năng gióng một câu: “Mệt quá, hôm qua xem cho các đệ tử mãi đến khuya...”. Thấy cô xuất hiện, đám đông người liền đổ xô đến vây xung quanh. Chúng tôi hỏi nhỏ một phụ nữ bên cạnh về “lịch làm việc” trong ngày của cô Năng thì nhận được câu trả lời: Hôm nay cô không xem. Về đi! Tuy vậy, chúng tôi vẫn cố nán lại để tìm hiểu thêm. Khoảng 10 giờ trưa, đôi vợ chồng đến từ xã Đồng Bẩm (Đồng Hỷ) đến van nài mãi mới được “cô” ban phước.

    Đôi vợ chồng kia đọc rõ họ, tên, địa chỉ của mình. Bà Năng vừa nghe, vừa đọc theo. Mới đầu, tiếng đọc ra rất khó nghe, càng về sau tiếng nghe rõ dần nhưng vẫn lơ lớ, có phần giống với giọng nói của người miền Trung (Nghệ An, Thanh Hoá). Sau mỗi lần đọc đến tên người thân của mình, đôi vợ chồng kia lại đặt lên bàn trước mặt những tờ tiền có mệnh giá lúc thì 500 đồng, 1.000 đồng rồi 10.000 đồng… Tổng cộng khoảng 30.000 đồng cho lần đổi sổ.

    Làm xong việc đổi sổ cho vợ chồng kia, bà Năng dừng lại, nhìn xuống đất, nói: “Thôi! Không làm nữa, để hôm khác”. Nói xong, bà đứng dậy, lên xe ô tô riêng ra khỏi nhà. Những người đến xem cố nài nhưng bà đã từ chối và họ đành quay ra Quốc lộ 37 đón xe ô tô khách đi về. Chúng tôi cố gắng tiếp cận đôi vợ chồng kia. Được biết đó là anh T., chị H., họ đã theo cô đồng Năng được hơn 5 năm nay. Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu năm là hai vợ chồng lại xuống nhờ “cô” đổi sổ (hay còn gọi là giải hạn). Chị Hương nói: “Hôm nọ xuống nhờ cô Năng gọi vong, vong hiện về bảo năm nay anh nhà chị và một số người thân trong nhà có hạn nặng, vì thế phải đổi sổ. May quá, hôm nay cô lại giúp vợ chồng mình. Chắc các em lần đầu đến đây. Thế thì lâu lắm, có khi phải đợi hàng tháng mới xem được. Thôi! Về đi, hôm khác lại đến mà xin cô”.
    Ngày 19 tháng giêng, ngày mà các đệ tử của cô đồng thường gọi là ngày “Thiên đình khao vong” hay ngày “Mở cửa thiên đình”, có khoảng 400 đệ tử tụ tập tại nhà. Trong số đó, phần lớn đi bằng xe máy, một số đi bằng ô tô, xe đạp. Xe máy các đệ tử phải đem gửi nhà hàng xóm, sát với nhà “cô đồng Năng. Các đệ tử của “cô” phần lớn ở các tỉnh: Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên… Họ gồm đủ các thành phần nông dân, công nhân, tư thương và cả trí thức. Họ đến từ sáng sớm, xếp theo hàng đôi, lần lượt đi vào nhà đặt lễ.

    Bên trong nhà có hai người đàn ông đứng hướng dẫn các đệ tử đặt lễ và cũng là đứng bảo vệ đống phong bì do các đệ tử dâng lên. Một phụ nữ nông dân đã đứng tuổi người ở Hiệp Hòa (Bắc Giang) vỗ vào vai tôi, bảo: Thế không dâng lễ à? Ra đây cô hướng dẫn cho: Nếu nhà có vong (người đã quá cố) thì dâng lễ đen (tiền) cho từng vong. Nếu chưa soi thấy vong thì chỉ dâng: Thiên đình, dâng thổ công và táo quân. Có thì dâng nhiều, không có thì dâng ít. Như cô đây này, mỗi vong 5 nghìn đồng, thiên đình, thổ công, táo quân thì 10 nghìn đồng. Phải ghi rõ vào giấy, tên, tuổi, địa chỉ và dâng cho ai bao nhiêu tiền, rồi cho vào phong bì.

    Kết thúc việc dâng lễ, các đệ tử kéo nhau vào mâm cỗ. Mỗi mâm 10 người. Chúng tôi ngồi cùng mâm có mấy chị ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng. Tất cả chưa ai được ăn mà phải cầu. Chị ngồi sát chúng tôi lẩm bẩm: “Hôm nay ngày thiên đình khao vong, con mời các vong trong gia chung cùng về hiến hưởng. Vong ăn trước, con ăn sau”. Cứ thế, ở tất cả các mâm cỗ trong nhà, ngoài sân mọi người đều lẩm bẩm cầu khấn điều gì đó, rồi mới ăn uống, chúc tụng nhau.

    Mở lại hồ sơ Dương Thị Năng

    Trong tay Đại uý Dương Hoài Phương, Công an huyện Phú Bình là tập hồ sơ về bà Dương Thị Năng. Anh là người hiểu và nắm rất rõ về con người này. Anh cho biết: Bà Dương Thị Năng sinh tháng 6 năm 1964, ở xóm Cổ Dạ, xã Bảo Lý (Phú Bình) là con thứ 3 trong gia đình có 7 anh, chị em; trình độ văn hóa 6/10. Sau khi nghỉ học, Dương Thị Năng ở nhà làm ruộng. Năm 1983, Dương Thị Năng lập gia đình riêng tại xóm Thuần Phát, xã Điềm Thuỵ (Phú Bình) trong điều kiện kinh tế khó khăn. Tháng 12 năm 1994, sau khi ốm dậy, bà Năng có biểu hiện rất lạ, tự xưng là “Tiên từ trên trời xuống trần gian để cứu nhân độ thế”.

    Bà Năng nhận mình là người có khả năng đặc biệt “soi vong, gọi hồn” những người đã chết, nhất là chết trẻ. Từ đó đã thu hút một số người tin theo và đến nhờ cô... ban ơn. Và cái tên Đồng Năng xuất hiện từ đó. Thời gian hành nghề biểu hiện mê tín dị đoan của Đồng Năng thường vào những ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng. Riêng những ngày đầu năm, có rất đông người tụ tập đến để “xem bói”. Ngoài ra, lợi dụng sự cả tin của một số người bà Đồng Năng còn dùng nước lã, rễ, thân cây để chữa bệnh…(!?) Việc làm này đã gây mất ổn định về an ninh trật tự ở địa phương.

    Ngày 14-2-2001, Chủ tịch UBND huyện Phú Bình đã ra Quyết định số 68/QĐ-UB về việc cấm hoạt động mê tín dị đoan trên địa bàn huyện đối với bà Dương Thị Năng, đồng thời thành lập đoàn công tác gồm các ban, ngành, cơ quan chức năng của huyện và giao cho UBND xã Điềm Thuỵ chịu trách nhiệm tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân và gia đình bà Dương Thị Năng chấp hành theo các quy định của Nhà nước cũng như của địa phương về nếp sống văn hóa.

    Ngày 21-2-2001, Công an huyện Phú Bình đã ra lệnh khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện hành nghề tại nhà bà Dương Thị Năng. Ngày 23-2-2001, UBND xã Điềm Thuỵ ra quyết định xử phạt hành chính theo Nghị định 49 ngày 15-8-1996 của Chính phủ về hành vi mê tín dị đoan đối với bà Dương Thị Năng, đồng thời yêu cầu gia đình cam kết không hành nghề mê tín dị đoan. Sau thời gian đó, mặc dù không hoạt động công khai, Đồng Năng vẫn lén lút hành nghề mê tín dị đoan, buộc UBND xã Điềm Thuỵ lập hồ sơ cải tạo tại xã đối với bà theo Quyết định số 01/QĐ-UB ngày 15-3-2001.

    Ngày 12-5-2002, Công an xã Điềm Thuỵ phát hiện đã lập biên bản bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang đối với bà Dương Thị Năng đang hành nghề mê tín dị đoan. Khi lập biên bản, bà Năng và gia đình gây cản trở, không ký biên bản. Công an huyện đã tiến hành thu thập tài liệu, lập hồ sơ để đưa bà vào cơ sở giáo dục. Song, hồ sơ chưa kịp hoàn tất thì bà Dương Thị Năng có Thông báo số 3609/CV-LH, ngày 9-6-2003 của ba cơ quan: Liên hiệp Khoa học công nghệ Tin học ứng dụng (UIA), Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), Trung tâm bảo trợ VHKT truyền thống về việc nghiên cứu các khả năng của Dương Thị Năng. Khi ấy, bà Dương Thị Năng nghiễm nhiên trở thành đối tượng để nghiên cứu và không phải thực thi những quyết định của chính quyền địa phương và cơ quan công an.

    Trong quá trình là đối tượng nghiên cứu, việc hành nghề mê tín dị đoan của bà Dương Thị Năng đã lắng xuống. Kết quả khảo nghiệm của ba cơ quan nói trên, mà trực tiếp là đề tài do Kiến trúc sư Vũ Thế Khanh, Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) làm chủ nhiệm lại chưa khẳng định rõ bà Dương Thị Năng là người có khả năng ngoại cảm và đề tài còn đề nghị tiếp tục được đầu tư nghiên cứu làm rõ thêm. Hơn thế nữa, tập tài liệu nghiên cứu về trường hợp bà Dương Thị Năng còn đóng dấu “mật”, tức là chưa thể công bố. Thế nhưng, đã có rất nhiều người tung tin bà Dương Thị Năng được Nhà nước “công nhận” là nhà ngoại cảm, vì thế đã đổ xô đến nhờ “soi vong, gọi hồn, giải hạn, bốc thuốc trị bệnh, tìm mộ thất lạc…”. Và “hiện tượng” Đồng Năng lại một lần nữa rộ lên.

    Ý kiến của các cơ quan chức năng

    Qua sự việc trên, Báo Thái Nguyên đã có cuộc làm việc với các cơ quan chức năng, huyện Phú Bình. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: “Năm 2001, do hành nghề mê tín dị đoan, bà Dương Thị Năng đã bị chính quyền địa phương xử phạt hành chính và lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục. Tháng 12-2005, theo báo cáo của cơ quan chức năng và dư luận quần chúng nhân dân, thì bà Dương Thị Năng có dấu hiệu tiếp tục hành nghề mê tín dị đoan. Trước thực trạng trên, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã giao cho UBND huyện chỉ đạo các ngành liên quan và UBND xã Điềm Thuỵ kiểm tra, xác minh sự việc. Theo đó, huyện đã tổ chức các cuộc họp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn, giao cho Công an huyện tiếp tục điều tra làm rõ sự việc…”.

    Về vấn đề này, ông Triệu Văn Doanh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá-Thông tin cho biết: Nếu bà Dương Thị Năng có khả năng đặc biệt trong việc tìm mộ mất tích thì chỉ được hoạt động trong cơ quan khoa học mà bà cộng tác làm thành viên, nghiêm cấm lợi dụng khả năng của mình để hoạt động mê tín dị đoan. Nếu bà Năng có khả năng chữa bệnh bằng năng lượng tâm thức thì phải được cơ quan Nhà nước, cơ quan chuyên môn cho phép, vì đây là lĩnh vực hoạt động liên quan đến sinh mạng con người. Đối với ba cơ quan khoa học nghiên cứu về bà Dương Thị Năng, Sở Văn hoá-Thông tin đề nghị xem xét lại kết quả khảo nghiệm, vì có nhiều tình tiết không thuyết phục, phóng đại về đặc điểm, tính cách và khả năng đặc biệt của bà Năng.

    Trả lời Báo Thái Nguyên về quan điểm của ngành đối với trường hợp nói trên, ông Nguyễn Xuân Thuỷ, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết: Để tránh việc bà Dương Thị Năng lợi dụng ý kiến của các cơ quan khoa học hành nghề mê tín, Công an tỉnh thấy cần phải sớm có kết luận cụ thể về khả năng thực tế của bà Năng. Khi có kết luận cụ thể của các cơ quan nghiên cứu khoa học, Công an tỉnh sẽ có biện pháp quản lý theo chức năng.

    Theo chúng tôi, việc bà Dương Thị Năng được mời làm đối tượng nghiên cứu của một số cơ quan khoa học thực tế cũng chưa có kết quả chính thức về khả năng ngoại cảm, tìm mộ liệt sỹ thất lạc và tác động trị liệu bằng phương pháp năng lượng tâm thức của bà Năng. Vì thế, việc hành nghề chữa bệnh, tìm mộ thất lạc là chưa đúng với quy định của Nhà nước; việc tụ tập đông người, khao vong, đổi sổ (cúng giải hạn), soi vong, gọi hồn là hoạt động mê tín dị đoan cần được ngăn chặn kịp thời.

    Thái Nguyên điện tử (nhóm phóng viên)
    (Thegioibua ngai.com)
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: NNC Dương Thị Năng

    Tìm mộ thất lạc và tác động trị liệu bằng phương pháp Năng lượng Tâm thức

    Các cơ quan chủ trì: 1. Liên hiệp Khoa học UIA 2. Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công An 3. Trung tâm Bảo trợ Văn hóa Kỹ thuật Truyền thống Thời gian thực hiện: Giai đoạn: 06/2003 – 06/2005 Đối tượng nghiên cứu: Chị Dương Thị Điềm - Điềm Thụy – Phú Bình – Thái Nguyên


    ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
    CHƯƠNG TRÌNH KHẢO NGHIỆM KHOA HỌC
    TÌM MỘ THẤT LẠC VÀ TÁC ĐỘNG TRỊ LIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC
    (NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU)

    Ban Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu:

    Họ và tên Học hàm, học vị,
    chuyên môn Cơ quan
    1 Vũ Thế Khanh KTS Chủ nhiệm đề tài Tổng Giám Đốc Liên hiệp Khoa học UIA - Giảng viên Đại học Kiến Trúc
    2 Ngô Đức Quý Tiến sĩ Luật – Phó Chủ nhiệm đề tài Viện trưởng Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công An
    3 Phan Đăng Nhật Giáo sư - Tiến sĩ – Phó Chủ nhiệm đề tài Nguyên Viện trưởng Viện VHDG – Giám đốc TT Bảo trợ Văn hóa KTTT
    4 Phạm Hồng Kỳ Tiến sĩ Phó TGĐ Liên hiệp UIA - Giảng viên trường ĐH Kiến Trúc
    5 Trần Đức Đĩnh Tiến sĩ Pháp Y Trưởng phòng Pháp Y - Viện Khoa học Hình sự
    6 Trần Công Lý Kỹ sư Phó Giám đốc – TT Bảo trợ Văn hóa KTTT


    ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:

    1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước:
    Từ hàng nghìn năm trước đây, trên thế giới đã có những tài liệu ghi chép lại những sự kiện về khả năng đặc biệt của con người. Những hiện tượng này được miêu tả phần nhiều mang màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo như trong Kinh Thánh của đạo Thiên Chúa, trong kinh Koran, trong Kinh Phật… hoặc trong các truyền thuyết lịch sử mang tính huyền thoại.
    Từ thế kỷ 18 trở lại đây, nhiều nước trên thế giới đã lập những tổ chức khoa học để tìm hiểu, nghiên cứu về khả năng đặc biệt của con người mang tính hàn lâm (như ở Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Malaixia…). Liên Xô, Mỹ đã nghiên cứu ứng dụng các khả năng ngoại cảm trong khoa học vũ trụ; Ấn Độ, Trung Quốc đã ứng dụng khả năng đặc dị vào khoa học dự báo, ngoại giao…
    Thế giới đã có hàng ngàn cuốn sách nói về các khả năng ngoại cảm, các công năng đặc biệt, nhiều công trình khoa học không chỉ mô tả định tính, mà còn tiến tới định lượng một số dạng trường năng lượng sinh học.

    2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
    · Năm 1992-1993, UBND Thị xã Ninh Bình chủ trì việc tìm mộ 13 liệt sỹ tại chùa Non Nước – Ninh Bình bằng khả năng Ngoại cảm.
    · Năm 1994 UBND huyện Uống Bí chủ trì việc tìm mộ 5 liệt sỹ tại Uông Bí - Quảng Ninh bằng khả năng ngoại cảm.
    · Ngày 26/06/1995, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Trịnh Tố Tâm đã ký công văn số 2708/LĐTBXH-CV: đồng ý tìm Mộ Liệt sỹ của Tioểu đoàn Phủ Thông bằng ngoại cảm…
    · Ngày 03/05/1995, Liên hiệp UIA thành lập Ban Nghiên cứu về khả năng đặc biệt của con người theo quyết định số 3595/QĐLH.
    · Ngày 27/07/1996 ba cơ quan đã ký Hợp đồng liên kết nghiên cứu khoa học để tìm kiếm thông tin về mộ Liệt sỹ mất tích bằng ngoại cảm, gồm:
    ­ Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam
    ­ Liên hiệp Khoa học UIA
    ­ Báo Cựu chiến binh Việt Nam
    Thông qua hợp đồng liên kết này, đã tìm được hàng ngàn thông tin về mộ các Liệt sỹ bị mất tích, kết quả đã được thông báo trên mục đi tìm đồng đội của báo Cựu chiến binh.
    · Năm 1996, Liên hiệp UIA, Viện Khoa học Hình sự - Bộ Nội vụ và 33 cơ quan đồng tổ chức Chương trình hiệp thương tìm lại Nam Cao có sự tham gia của 7 nhà ngoại cảm. Kết quả kiểm định đã được Viện Khoa học Hình sự công bố 01/1998.
    · Tháng 12/1996, Liên hiệp Khoa học UIA đã tổ chức thực nghiệm tại chỗ về khả năng tìm mộ từ xa của anh Nguyễn Văn Liên (với sự chứng kiến của 200 nhà Khoa học tại Kim Liên – Hà Nội).
    · Tháng 07/1997 Liên hiệp Khoa học UIA phối hợp với 10 cơ quan tổ chức Hội nghị giao lưu thông tin về các liệt sỹ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, đã tiến hành trắc nghiệm tại chỗ về khả năng tìm mộ từ xa bằng khả năng ngoại cảm với sự chứng kiến của 500 đại biểu dự hội nghị.
    · Thực hiện ý kiến chỉ đạo Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh được nêu tại công văn số 4027/KGVX ngày 13 tháng 08 năm 1997. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường cho phép ba cơ quan (Viện Khoa học Hình sự, Liên hiệp Khoa học UIA, Trung tâm Bảo trợ Văn hóa Kỹ thuật Truyền thống) được triển khai “chương trình khảo nghiệm khả năng đặc biệt của ông Nguyễn Văn Liên trong việc tìm mộ liệt sỹ từ xa”.
    · Ngày 21/08/1997 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường có công văn số 1960/QLKH giao cho 3 cơ quan triển khai đề tài nghiên cứu.
    · Ngày 03/09/1997, dưới sự chủ trì của Bộ Nội Vụ, ba cơ quan đã họp để thông qua đề cương nghiên cứu trình Bộ Công nghệ và Môi trường.
    · Ngày 09/10/1997 Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường có công văn số 2366/QLKH giao cho Viện Khoa học Hình sự làm chủ nhiệm đề tài, hai cơ quan đồng tham gia là Liên hiệp UIA và Trung tâm Bảo trợ Văn hóa Kỹ thuật Truyền thống.
    · Đến ngày 02/1998, hoàn thành công việc giai đoạn 1, đã lập hồ sơ báo cáo Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan.
    · Ngày 12/03/1998 Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường đã có công văn báo cáo Chính phủ về kết quả thẩm định đề tài như sau:
    * Khả năng tìm mộ liệt sỹ là có thật.
    * Tỷ lệ tìm thấy mộ trong đợt trắc nghiệm là tương đối cao (khoảng 70%) số vụ
    * Trong mỗi vụ, trung bình 40-45 thông tin, tỷ lệ thông tin đúng trong từng vụ khoảng 70-80%
    · Ngày 17/04/1998 Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã nghe các cơ quan báo cáo kết quả khảo nghiệm giai đoạn 1:
    Chương trình được đánh giá cao: Kết quả khảo nghiệm là hoàn toàn khách quan, khoa học và nghiêm túc. Từ đó đã phát hiện được một dạng khả năng đặc biệt của con người tìm mộ từ xa.
    * Ngày 05/04/1998 Thủ tướng Phan Văn Khải nghe báo cáo và Thủ tướng đã có ý kiến:
    “Hoan nghênh Bộ KHCNMT và các cơ quan tiến hành khảo nghiệm nghiêm túc. Kết quả khảo nghiệm đáng chú ý. Hoan nghênh cố gắng tích cực của nhà ngoại cảm trong tham gia khảo nghiệm và đã tìm giúp được hài cốt nhiều liệt sỹ và thân nhân các gia đình. Ủy nhiệm cho Bộ trưởng Bộ KHCNMT có thư khen ba cơ quan và anh Nguyễn Văn Liên, kèm theo có quà thưởng”.
    Đồng ý cho tiến hành khảo nghiệm giai đoạn 2: để thêm số liệu thống kê, có thể xét nghiệm AND một vài trường hợp có thêm căn cứ khoa học cho kết luận.

    3. Mục tiêu của chương trình nghiên cứu khảo nghiệm về khả năng đặc biệt phục vụ cho việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ.
    A. Căn cứ nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ KHCN & MT và của LHH:
    * Công văn 4027/KGVX ngày 13/08/1997 của Văn phòng Chính phủ thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh.
    * Công văn số 1960/QLKH ngày 21/08/1997 của Bộ KHCNMT
    * Công văn số 356/VPCP-KG ngày 28/12/1998 của Văn phòng Chính phủ
    * Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm trong cuộc họp ngày 06/07/2000, ngày 10/08/2000 và ngày 22/08/2000 tại VPCP.
    * Căn cứ quyết định số 1028/LHH-QĐ ngày 06/10/2000 của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp Các Hội KHKT Việt Nam.
    * Căn cứ công văn số 3609/CV-LH của 3 cơ quan về việc đề nghị nghiên cứu khả năng của chị Dương Thị Năng.
    B. Mục tiêu về mặt khoa học:
    * Từ kết quả đã được khẳng định khi nghiên cứu về khả năng đặc biệt của các giai đoạn trước đây, tiếp tục khảo nghiệm khả năng của chị Dương Thị Năng trong điều kiện riêng biệt, độc lập.
    * Về chuyên môn: Xác định quy trình tiếp nhận thông tin của chị Dương Thị Năng và một số người có năng lực đồng dạng.
    * Về nội dung thẩm định:
    ­ Xác định khả năng cung cấp thông tin trong công việc tìm mộ Liệt sỹ.
    ­ Xác định khả năng tác động tâm thể đối với một số bệnh lý, cai nghiện.
    ­ Xác định khả năng cung cấp thông tin trong công tác hình sự.
    ­ Xác định khả năng dự báo.

    4. Nội dung nghiên cứu:
    a. Xác định độ tin cậy của thông tin theo đối tượng cần tìm kiếm.
    b. Trắc nghiệm một số ca bệnh được tác động bởi Năng lượng Tâm thức.
    c. Đánh giá sự ảnh hưởng của Năng lượng Tâm thức trong đời sống văn hóa cộng đồng.

    5. Ý nghĩa về Kinh tế - Xã hội:
    · Phân biệt các hiện tượng ngoại cảm với các hành vi lợi dụng danh nghĩa ngoại cảm để hành nghề mê tín dị đoan.
    · Phục vụ công tác tìm kiếm thông tin về hài cốt của các liệt sỹ bị thất lạc qua các cuộc chiến tranh vệ quốc, góp phần trả lại tên tuổi cho các ngôi mộ Liệt sỹ còn khuyết danh; Hỗ trợ việc tìm kiếm và xác minh thông tin về các liệt sỹ làm công tác đặc biệt nhưng chưa được biết đến hoặc chưa được ghi công.
    · Có thể cung cấp một số thông tin cho công tác điều tra hình sự.

    6. Mô tả phương pháp nghiên cứu:
    · Quan trắc: truy cập dữ liệu thông tin với khối lượng thống kê đủ lớn.
    · Tìm kiếm các nhân chứng, vật chứng, bằng chứng điển hình, cá biệt, đáng tin cậy: (Các biểu theo dõi khảo nghiệm, băng ghi âm lời hướng dẫn của nhà ngoại cảm, sơ đồ do nhà ngoại cảm vẽ, bản xác nhận của các gia đình, các cơ quan, các địa phương nơi xảy ra sự kiện)
    · Xác minh, giám định một số ca điển hình theo phương pháp khoa học.
    · Phân tích, xử lý số liệu thống kê, đánh giá độ tin cậy của các sự kiện theo lý thuyết xác xuất.
    6.2 – Lập hệ thống biểu mẩu quan trắc, lưu trữ thông tin
    · Phiếu điều tra đầu vào: (cho 210 ca trắc nghiệm)
    · Băng ghi âm (ghi thông tin do nhà ngoại cảm cung cấp)
    · Băng ghi hình trong quá trình đi tìm (trong điều kiện cho phép)
    · Ảnh tư liệu (trong điều kiện cho phép)
    · Các hồ sơ giám định hình sự (trong điều kiện cho phép)
    · Các nhân chứng, vật chứng, bằng chứng (điển hình)
    6.3 – Công tác quản lý:
    · Về tổ chức: Chuyên môn hóa một số công đoạn khảo nghiệm (trong điều kiện có thể)
    · Quản lý nhân sự: bố trí nơi làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính để đảm bảo các quyền lợi chính trị trước mắt cũng như lâu dài cho những người làm công tác ngoại cảm, tạo được trạng thái tâm lý thoải mái, yên tâm công tác.
    · Tạo môi trường thích hợp cho hoạt động ngoại cảm
    · Hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của hủ tục xã hội, loại bỏ các động thái gây mê tín dị đoan.
    · Loại bỏ các tình huống gây nhiễu thông tin
    · Phát huy lợi thế về chuyên môn của Viên Kho học Hình sự, phối hợp với các lực lượng an ninh đãm bảo sự an toàn cho những trắc nghiệm đặc biệt mang tính hình sự (đảm bảo bí mật trong quá trình xử lý thông tin)

    7. Dạng sản phẩm, kết quả tạo ra:
    · Đánh giá kết quả thẩm định tìm mộ liệt sỹ bị thất lạc
    · Đánh giá khả năng ứng dụng Năng lượng Tâm thức trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần bài trừ các tệ nạn xã hội.

    8. Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm:
    · Phiếu điều tra đầu vào
    · Băng ghi âm (ghi thông tin do nhà ngoại cảm cung cấp)
    · Băng ghi hình trong quá trình đi tìm (trong điều kiện cho phép)
    · Ảnh tư liệu (trong điều kiện cho phép)
    · Các hồ sơ giám định hình sự (trong điều kiện cho phép)
    · Các nhân chứng, vật chứng, bằng chứng (điển hình)

    KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM BƯỚC ĐẦU

    Sơ lược về cá nhân chị Dương Thị Năng:
    ­ Chị Dương Thị Năng sinh năm 1964, trú quán tại thôn Thuần Pháp, xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
    ­ Trình độ văn hóa: đang học chương trình cấp 2 phổ thông
    ­ Nghề nghiệp: sản xuất nông nghiệp
    ­ Tính cách: là một phụ nữ nhanh nhẹn, tháo vát, đảm đang, giỏi kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi, thẳng thắn, tốt bụng, tích cực tham gia các phong trào từ thiện.
    ­ Từ năm 1993, chị bị bệnh hiểm nghèo, tinh thần ở trạng thái bất bình thường. Sau khi thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo, chị thấy tự nhiên xuất hiện năng lượng ngoại tâm thức, trong trạng thái gần như xuất thần, chị có thể cung cấp thông tin giao tiếp với cõi giới vô hình. Các thông tin này rất đa dạng, có thể quay về quá khứ, hoặc có thể dự báo về tương lai gần, có thể mô tả nguyên nhân của một số bệnh lý thuộc dạng tâm thể. Có thể mô tả về vị trí địa lý của ngôi mộ mất tích, có thể diễn tả trạng thái thần thức của người đã chết.
    ­ Trạng thái xuất thần này xảy ra nhanh,tự nhiên, không theo nghi thức tôn giáo nào, không thắp hương, không lập bàn thờ, không dùng vàng mã…
    ­ Sau khi kết thúc trạng thái xuất thần này, chị Năng hầu như không biết, không nhớ về nội dung thông tin mà mình đã cung cấp.

    Quy trình tiếp nhận thông tin:
    Ban tổ chức cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực nghiệm làm việc trong môi trường tâm linh lành mạnh, không gây trở ngại về mặt tâm lý, không làm thay đổi trạng thái làm việc tự nhiên của các đối tượng tham gia trắc nghiệm.
    Thân nhân liệt sỹ (hoặc thân nhân người có mộ mất tích), những người cùng tham gia trong chu trình khảo nghiệm.

    Vào phòng khảo nghiệm:
    Theo thứ tự, người nào đến trước thì ngồi xếp hàng trước, không phân biệt gìa trẻ, địa vị công tác, mối quan hệ xã hội.
    Khi được ngồi lên ghế đối diện với chị Dương Thị Năng, tín hiệu ngoại tâm thức thông báo sẵn sàng đối thoại thì mới đặt câu hỏi xin gặp người thân đã quá cố và bắt đầu cuộc giao tiếp. Ngoài ra, còn có thể đặt câu hỏi về các sự kiện, hoặc đặt câu hỏi về việc chữa bệnh, gia sự…

    Báo cáo kết quả thông tin cho ban Tổ chức:
    Sau khi đã “đối thoại” với dạng năng lượng tâm thức (giống như đang nói chuyện với người thân của mình) – dù đúng hay sai - những người nhận thông tin vẫn phải trực tiếp ghi kết quả nhận xét vào các mẫu trắc nghiệm. Các phiếu trắc nghiệm do các gia đình ký tên và phải có sự xác nhận của cơ quan, hoặc chính quyền địa phương.

    Thẩm tra lại kết quả:
    Sau khi nhận được phiếu ghi kết quả các gia đình, ban tổ chức tiến hành thống kê, phân tích và xác minh lại các thông tin nếuy thấy nội dung báo cáo chưa đủ độ tin cậy hoặc thông tin chưa cụ thể.

    MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

    1. Đặc điểm thông tin theo phương pháp của chị Dương Thị Năng:
    ­ Chỉ khi ở trạng thái xuất thần chị năng mới có khả năng cung cấp thông tin. Để tạo trạng thái này, chỉ cần ngồi vào ghế đã định vị sẵn, mắt nhắm, không cần thắp hương, không yêu cầu, không lễ bái.
    ­ Khi có tín hiệu có thể giao tiếp thông tin, chị Năng ở trạng thái không tự chủ, hình như có sự điều khiển của lực lượng thần thức ngoại lai: từ giọng nói, củ chỉ đều biến đổi theo thần thức mà đối tượng cần giao tiếp (ngôn ngữ theo từng địa phương khác nhau, theo lứa tuổi khác nhau, theo trạng thái sức khoẻ khác nhau, thậm chí có trường hợp nói tiếng nước ngoài…).
    ­ Người muốn tìm thông tin chỉ cần ngồi đối diện với chị Dương Thị Năng, chỉ cần nói muốn gặp ai, tìm mộ người nào, chữa bệnh cho ai, hoặc muốn tìm hiểu sự kiện gì đều được trả lời trực tiếp.
    ­ Miêu tả địa hình, địa vật nơi có mộ thất lạc tương đối chi tiết, cụ thể; nhiều trường hợp còn miêu tả mối quan hệ riêng tư của người đã chết đối với đồng đội hoặc với người thân đang sống.
    ­ Nhiều trường hợp miêu tả nguyên nhân gây ra bệnh lý và cách giải quyết căn bệnh theo hướng kết hợp các bài thuốc dân gian với yếu tố tâm thể.

    2. Số lượng quan trắc:
    ­ Số hồ sơ đăng ký: trên 950 hồ sơ
    ­ Ban trổ chức chọn 315 ca để khảo nghiệm. Các ca này vừa đảm bảo tính ngẫu nhiên, lại vừa đảm bảo tính điển hình theo nhóm khảo sát:

    Nội dung khảo nghiệm Số lượng Số ca báo cáo lại Kết quả
    - Tìm mộ thất lạc 115 64 51
    Trong đó:
    *Mộ Liệt sỹ 65 34 29
    *Mộ Nhân dân 50 30 22
    - Chữa bệnh 75 40 35
    - Xem gia sự 120 55 47
    - Trắc nghiệm đặc biệt 5 3 3


    Từ số liệu quan trắc ta thấy:
    Tuy đã nhận phiếu điều tra, nhưng những người nhận phiếu có thể vì nhiều lý do mà không quay trở lại để trả kết quả cho ban tổ chức (vì ngại đường xa, hoặc không đi tìm, hoặc tìm chưa thấy, hoặc bệnh chưa khỏi, hoặc vì những lý do tế nhị trong gia sự).
    Tuy nhiên, do các yếu tố tâm lý và môi trường tâm linh khác nhau nên không phải mọi trường hợp đều có thể cho thông tin chính xác.
    Trong trường hợp tìm thấy mộ, không phải mọi thông tin đều đúng. Trong những trường hợp không tìm thấy mộ, hoặc không phải mọi thông tin đều sai. Thậm chí có trường hợp không tìm thấy hài cốt, nhưng hầu hết các thông tin khác đều đúng.
    Trong trường hợp bị căng thẳng, bức xúc về tâm lý, hoặc vì sức khỏe kém… thì việc giao tiếp thông tin thường cho kết quả không chuẩn xác.

    KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU

    Qua thời gian theo dõi, nghiên cứu, kiểm chứng khả năng của chị Dương Thị Năng (06/2003 – 06/2005), với số lượng thống kê và quan trắc 315 ca, Ban chủ nhiệm chương trình khảo nghiệm có những đánh giá bước đầu như sau:
    · Trong một trạng thái bất thường của chị Dương Thị Năng (trạng thái xuất thần), có một dạng năng lượng đặc biệt (dạng Năng lượng ngoại tâm thức) đã được kích hoạt và giao thoa với trường năng lượng đặc biệt, trường năng lượng này có thể trợ giúp giải mã thông tin trong một số lĩnh vực mà khoa học hiện tại chử thể lý giải thấu đáo.
    · Có thể cung cấp thông tin về các ngôi mộ liệt sỹ (hoặc mộ nhân dân) bị thất lạc. Nhờ sự cung cấp thông tin này một số mộ liệt sỹ và mộ nhân dân bị thất lạc đã tìm thấy, trong đó có một số cán bộ Cách mạng làm nhiệm vụ đặc biệt (mà trước đây chưa được biết đến) thì nay đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Liệt sỹ.
    · Trong một số trường hợp, dạng năng lương tâm thức nàycó thể cung cấp thông tin hữu ích cho công tác hình sự, (trên thực tế đã giúp ích cho việc điều tra một số vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng).

    Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

    Qua số liệu thống kê đủ lớn, vượt qua xác xuất ngẫu nhiên, với những bằng chứng thực tế, đã khẳng định dùng năng lượng ngoại tâm thức để tìm mộ từ xa (thông qua căn thức của chị Dương Thị Năng) là có thật. Đây là hiện tượng rất nhạy cảm, cần được đầu tư nghiên cứu nghiêm túc, khách quan. Đó là những tài nguyên trí tuệ đặc biệt; nếu được định hướng tốt và có giải pháp khai thác hợp lý thì sẽ là nguồn lợi ích cho đất nước (có thể phục vụ cho khoa học dự báo như: dự báo mvề thời tiết, dự báo về sự kiện xã hội, dự báo về tài nguyên, dự báo về tìm mộ Liệt sỹ, dự báo trong khoa học hình sự…).
    Những thông tin về kết quả tìm mộ Liệt sỹ thất lạc tuy chưa được cập nhật đầy đủ; Nhưng đây là dấu hiệu tích cực ban đầu khích lệ rất lớn đối với nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn.
    Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói về liệt sỹ những dòng cảm động: “Lòng chúng ta luôn luôn trăn trở vì còn biết bao nấm mồ chiến sỹ vô danh, bao chiến sỹ đã hy sinh mà đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt. Anh linh của các Liệt sỹ dời đời bất diệt”. Nhiều cha mẹ sống không yên lòng, nhiều người con người em mong mỏi được thắp hương trên bia mộ cha anh. Sự trăn trở kéo dài gần nửa thế kỷ hoặc hơn nữa đã trở thành vô vọng. Nay bổng nhiên các nhà ngoại cảm có thể góp phần hướng dẫn tìm được hài cốt người thân – đó là nét dẹp nhân văn cao cả.
    Từ một số ca trắc nghiệm cai nghiện đã có kết quả ban đầu, có thể định hướng ứng dụng phương pháp này vào việc làm lành mạnh hóa xã hội, bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.
    Các số liệu trên đây chỉ là kết quả bước đầu. Đề nghị các cơ quan hữu quan, các cơ quan quảnn lý về khoa học, về văn hóa xã hội… quan tâm đầu tư, định hướng để khai thác, phát huy những mặt tích cực của hiện tượng ngoại cảm đặc biệt đồng thời lược bỏ những động thái chưa phù hợp, góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu bản sắc dân tộc.
    BAN TỔ CHỨC
    CHƯƠNG TRÌNH KHẢO NGHIỆM KHOA HỌC


    Liên Hiệp Khoa học UIA
    ( Thegioibuangai.com)
     

Chia sẻ trang này