PHÁP TƯỚNG (Ý NGHĨA TƯỢNG) ĐỨC QUÁN THẾ ÂM THIÊN THỦ THIÊN NHÃN

Thảo luận trong 'CẢI MỆNH NHIỆM MẦU: Tu là sửa chính Mình - Không yêu cầu người khác sửa đổi theo mình' bắt đầu bởi tutru, 14 Tháng năm 2018.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    PHÁP TƯỚNG ĐỨC QUÁN THẾ ÂM THIÊN THỦ THIÊN NHÃN
    PHÁP TƯỚNG ĐỨC QUÁN THẾ ÂM THIÊN THỦ THIÊN NHÃN

    [​IMG]

    Khi thực hành thiền định về Bản tôn Phật Quan Âm, hành giả phải hiểu rõ các thứ lớp ý nghĩa của Bản tôn: bên ngoài là sắc thân Đức Quan Âm, bên trong chính là tình yêu thương vô điều kiện, lòng bi mẫn vô biên, và ý nghĩa bí mật của Ngài chính là Tự tính Phật hay còn gọi là Đại Thủ Ấn.

    Đức Quan Âm Thập Nhất Diện - Thiên Thủ Thiên Nhãn là hiện thân khía cạnh phương tiện thiện xảo của lòng đại từ đại bi.

    Đức Quan Âm Tự Tại vì lòng từ bi phát khởi bi nguyện muốn cứu độ chúng sinh thoát khỏi vô minh mê vọng, không phải chịu khổ trong ba đường ác. Đức Phật Di Đà phóng quang gia trì khiến Đức Quan Âm hóa hiện mười một đầu, đầu trên cùng là Đức Phật Di Đà, và pháp tướng Đức Quan Âm có nghìn mắt nghìn tay để có thêm phương tiện tức tốc cứu độ chúng sinh. Thân Ngài sắc trắng, có 11 đầu, với một đầu hiện tướng uy mãnh.

    Đức Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn đứng trên tòa sen trong tư thế chữ nhất, nêu biểu sự hợp nhất của lòng từ bi và trí tuệ. Phần hạ y của Đức Quan Âm tượng trưng cho bản tính Phật còn ẩn tàng trong mỗi chúng sinh. Các trang sức, tua lụa tượng trưng cho các công hạnh giác ngộ của Ngài, rất uyển chuyển linh hoạt trong các cõi. Phần đầu của tua lụa luôn hướng lên, thể hiện chiến thắng trước tham sân si. Nửa thân dưới có các trang sức và y áo nêu biểu cho việc đem tất cả năng lượng ái dục vào con đường tu tập giác ngộ bởi vì tất cả những năng lượng tiêu cực không bị chối bỏ mà chuyển hóa thành đại từ đại bi, trí tuệ và những công hạnh tự lợi lợi tha hóa độ chúng sinh. Nửa thân trên của Đức Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn tượng trưng cho tâm Phật đã được chứng ngộ hoàn toàn, không bị vô minh tăm tối che chướng. Các trang sức nêu biểu cho các công hạnh Ba la mật.

    [​IMG]

    Đức Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn có ba lớp tay: Lớp trong cùng gồm tám tay tượng trưng cho Pháp thân, lớp ở giữa có 42 tay tượng trưng cho Báo thân, lớp tay ngoài cùng tượng trưng cho Hóa thân. Các tay của Đức Quan Am tượng trưng cho phương tiện, trên mỗi lòng bàn tay có một con mắt tượng trưng cho trí tuệ. Hình tượng con mắt trong lòng bàn tay hàm ý sự hợp nhất của phương tiện và trí tuệ Phật. Tám cánh tay ở lớp trong cùng tượng trưng hoa sen tám cánh, đồng thời tương ứng với tứ trí (Đại viên cảnh trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tính trí, Thành sở tác trí) và tứ đức (từ, bi, hỷ, xả).

    Hai cánh tay trong cùng của Đức Quan Âm đang trì giữ ngọc báu Mani. Ngọc Mani là biểu tượng của sự viên mãn tâm nguyện thế gian và xuất thế gian. Ở ý nghĩa sâu sắc hơn thì hình tượng viên ngọc báu Mani nêu biểu sự phong phú về tâm Bồ đề. Hình ảnh bàn tay trì giữ ngọc Mani chính là biểu tượng của sự hợp nhất giữa lòng từ bi vô lượng và trí tuệ siêu việt của Phật.

    Ý nghĩa nêu biểu của các cánh tay còn lại là như sau:

    Cánh tay cầm chuỗi tràng anh lạc nêu biểu lòng từ bi, sự thanh tịnh và việc lần chuỗi tràng chính là sự cứu độ liên tục, không ngừng nghỉ của Ngài.

    Cánh tay cầm Pháp luân nêu biểu việc Ngài mang giáo pháp của Đức Phật ban trải và cứu độ khắp nơi - chuyển bánh xe pháp vô ngại của Đức Quan Âm (là tượng trưng cho các lần chuyển bánh xe Pháp của Đức Phật vì lợi lạc của hết thảy chúng sinh).

    Cánh tay chỉ xuống là biểu tượng cho Vô úy thí: Đức Quan Âm ban gia trì cho chúng sinh vượt qua sự sợ hãi, vượt qua mọi khổ đau phiền não, bởi vì chúng sinh từ lúc sinh ra đã bị ám ảnh bởi rất nhiều nỗi sợ hãi (nỗi sợ hãi bao trùm từ lúc sinh ra cho tới lúc chết đi: Sợ đói, nghèo, bất hạnh, không danh vọng...) chính vì thế Đức Phật Quan Âm hiện cánh tay thí vô úy để cứu khổ, ban cho chúng sinh những viên mãn tâm nguyện thế gian.

    Cánh tay cầm hoa sen tượng trưng cho Bồ đề tâm thanh tịnh, phẩm hạnh giác ngộ của chư Phật, cũng như hoa sen mọc từ bùn mà không nhiễm nhơ, nêu biểu cho bản nguyện của Đức Quan Âm nhập thế, cứu khổ chúng sinh mà không bị chi phối bởi những khổ đau nhiễm ô nơi luân hồi.

    Cánh tay cầm cung tên là hình tượng xạ thủ giương cung. Mắt, cung, đích trên cùng một đường tượng trưng cho sự rõ ràng, hợp nhất của căn, đạo, quả (có nghĩa là, hợp nhất của mục đích, con đường tu tập, và sự thành tựu). Bàn tay của Đức Phật Quan Âm cầm cung tên tượng trưng cho sự nhất tâm điều phục tất cả mọi vọng tưởng, giải thoát khỏi luân hồi, đánh bại tứ ma (tử ma, ngũ ấm ma, phiền não ma, thiên ma).

    Phần đầu của Đức Quan Âm (nêu biểu 11 quả vị giác ngộ) gồm năm tầng, tượng trưng cho Ngũ Trí Phật; đầu trên cùng là biểu tượng của Pháp thân (Đức Phật A Di Đà) nêu biểu cho Chính đẳng chính giác; tiếp đến là Báo thân (Đức Kim Cương Thủ trong hiện tướng phẫn nộ chính là Đức Phật Bất Không Thành Tựu ở phương Bắc), ba tầng dưới (gồm chín đầu còn lại) là biểu tượng của Hóa thân. Ba khuôn mặt ở giữa nêu biểu cho Đại viên cảnh trí là Đức Phật A Súc Bệ ở phương Đông. Vì thấy chúng sinh làm việc thiện mà Ngài sinh tâm an lạc, đại từ đại bi, nên ba mặt này có hiện tướng từ bi. Ba mặt bên trái nêu biểu sự hàng phục ngã ái - phẩm chất Bình đẳng tính trí của Đức Phật Bảo Sinh ở phương Nam. Ba mặt này vì thấy chúng sinh làm ác mà thị hiện uy mãnh để hàng phục chuyển hóa những loại cương cường khó độ. Ba khuôn mặt bên phải nêu biểu năng lực thuyết pháp của Diệu quan sát trí của Đức Phật A Di Đà ở phương Tây.

    Đức Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn mang trên mình các sức trang hoàng, tương ứng với Ngũ Bộ Phật và Ngũ Trí.
    Khuyên tai tương ứng với Đức Phật A Di Đà, nêu biểu Diệu quan sát trí;
    Vòng cổ tương ứng với Đức Phật Bảo Sinh, nêu biểu Bình đẳng tính trí;
    Các vòng tay tương ứng với Đức Phật Tỳ Lư Giá Na, nêu biểu Pháp giới thể tính trí;
    Đai lưng Phật tương ứng với Đức Phật Bất Không Thành Tựu, nêu biểu Thành sở tác trí;
    Mũ miện tương ứng Đức Phật A Súc Bệ, nêu biểu Đại viên cảnh trí;
    Ba lọn tóc của Đức Quan Âm nêu biểu năng lực Bi - Trí - Dũng, đồng thời tượng trưng cho tam bình đẳng (Phật, chúng sinh và tâm đều bình đẳng không sai khác).
    Đức Quan Âm khoác tấm da nai, tượng trưng cho bi nguyện đồng sự của Ngài, đi vào lục đạo luân hồi, đồng cam cộng khổ với chúng sinh.

    ~ Trích từ ấn phẩm Đức Phật Quan Âm - Thần lực Đại bi gia trì, Drukpa Việt Nam biên soạn, XB 03/2017.
    Nguồn: Xem tại đây
     

Chia sẻ trang này