Phòng Và Chữa Bệnh Trĩ Bằng Thuốc Nam

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi alibaba8757, 27 Tháng bảy 2006.

  1. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]


    Trĩ là một bệnh khá phổ biến, khoảng 25% dân số mắc bệnh này, cả người lớn và trẻ em. Bệnh gây đau, khó chịu khi đi cầu và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh thường có những đợt cấp và mãn tính do giãn quá mức tĩnh mạch hậu môn, trực tràng bởi những rối loạn vận mạch hay những rối loạn cơ học.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Đến nay khoa học chưa tìm thấy nguyên nhân gây bệnh. Người ta chỉ thấy có những yếu tố thuận lợi gây nên bệnh trĩ.

    Những người bị táo bón kinh niên, rặn nhiều khi đi cầu. Viêm đại tràng mãn tính. Ăn nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều cà phê, rượu, trà đặc…

    Những người có acid uric máu tăng, cholesterol tăng, có áp lực xoang bụng tăng thường xuyên như người khuân vác, đạp xích lô, thợ hồ, ho nhiều…

    Những người làm việc ngồi nhiều, đứng lâu như làm việc văn phòng, thợ máy, bán hàng.

    Những người bị u bướu tiểu khung, thai nhiều tháng, ung thư trực tràng, xơ gan.

    Triệu chứng biểu hiện

    Do đau ở hậu môn nên bệnh nhân thường hay xấu hổ, chỉ khi nào đau nhiều, viêm nặng mới đi chữa.

    Chảy máu khi đi cầu là triệu chứng chính của bệnh trĩ. Lúc đầu chỉ vài tia máu nhỏ dính vào phân, càng về sau, cứ đi cầu là có máu chảy từng giọt, máu có màu đỏ tươi, lượng máu thấm vào trong phân, nên thấy chảy máu ít, nhưng lại rất nhiều. Lâu ngày sẽ gây thiếu máu, choáng, mắt mờ, sức yếu.

    Bệnh nhân ít thấy đau, chỉ khi nào có tắc mạch hay búi trĩ sa ra ngoài bị tắc nghẽn, nhiễm trùng làm sưng ngứa hậu môn, rĩ nước thì mới đau, khó chịu. Nhiều trường hợp búi trĩ lòi ra ngoài (sa con trê), khi đi cầu xong phải nhét lại, lâu ngày búi trĩ bị chai, giãn cơ không còn vào được nữa.

    Biến chứng thường gặp

    Bệnh trĩ có thể gây biến chứng như nhiễm trùng trĩ, nghẽn mạch (cục máu đông trong búi trĩ), sa và nghẽn các búi trĩ, dò hậu môn (mạch lươn). Bệnh càng kéo dài, càng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Phân loại và mức độ

    Căn cứ vào vị trí các búi trĩ, lấy đường răng lược ở hậu môn (cách lổ hậu môn chừng 1,5cm) làm chuẩn, người ta chia ra làm 3 loại trĩ.

    Trĩ nội: Nằm trên đường răng lược, có niêm mạc che phủ.

    Trĩ ngoại: nằm dưới đường răng lược, phía ngoài hậu môn.

    Trĩ hỗn hợp: Búi trĩ nằm cả trong và ngoài đường răng lược hậu môn.

    Căn cứ vào mức độ sa lồi ra bên ngoài của búi trĩ, người ta chia làm 3 độ: Độ I, độ II, độ III.

    Phương pháp chữa trị

    Hiện nay cả Đông và Tây y đều có nhiều phương pháp chữa trị bệnh trĩ như: Phẫu thuật búi trĩ, cột thắt búi trĩ (chỉ định 5-10% số bệnh nhân), dùng thuốc điều trị nội khoa.

    Đông y thường dùng thạch tín thoa hay chích vào búi trĩ cho hoại tử, gọi là khô trĩ pháp. Đây là phương pháp cũng mang lại một số kết quả, song thường để lại di chứng làm hẹp hậu môn và do các thầy lang pha chế liều lượng nhiều ít không đồng nhất dễ dẫn đến hoại tử búi trĩ quá mạnh gây tai biến, chảy máu ào ạt và đau đớn.

    Bài thuốc Nam sau đây có tác dụng làm co tĩnh mạch hậu môn, chống viêm, chống táo bón, cải thiện vi tuần hoàn tĩnh mạch làm cho búi trĩ tự hết trong vòng 20 ngày trở lại.

    Bài thuốc

    Xác quả mướp già (khô, đốt cháy tồn tính) 5g.

    Bông mào gà (khô, đốt cháy tồn tính) 5g.

    Rau diếp cá tươi (ngư tinh thảo) 1 nắm.

    Lá dây miếng bát tươi 1 nắm. Ngày dùng một thang. Uống từ 5-10 thang.

    Nếu búi trĩ bị nhiễm trùng chảy nước. Nấu nước kim ngân hoa 10g, vỏ núc nát 15g, bồ công anh 10g, rửa búi trĩ hàng ngày.

    Nếu có đau lưng, đau trằn dạ dưới, dùng bài “bổ trung ích khí”, hợp với bài thuốc Nam trên: Đảng sâm 15g, đương quy 10g, sài hồ 10g, trần bì 10g, huỳnh kỳ 15g, bạch truật 10g, thăng ma 10g, cam thảo 10g, xác mướp già (khô, đốt cháy tồn tính) 5g, lá dây miếng bát tươi 1 nắm, rau diếp cá tươi 1 nắm. Sắc uống ngày một thang, từ 5 đến 10 thang.

    Trong thời gian uống thuốc không được dùng cà phê, rượu, ăn những thức ăn cay nóng. Nên làm việc nhẹ.

    Theo suc khoe & doisong
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng bảy 2006

Chia sẻ trang này