Phật giáo theo cảm nhận của tôi

Thảo luận trong 'Đoán Thiên cơ và Mệnh Tứ trụ - Theo Dụng thần Cải mệnh giúp tăng Ngũ phúc' bắt đầu bởi TNN, 24 Tháng tám 2009.

  1. TNN

    TNN New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    46
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi không biết dùng từ cảm nhận có đúng không? Có lẽ một ngày nào đó, tôi hiểu nhiều hơn về Phật giáo tôi sẽ dùng một từ khác thích hợp hơn chăng?:)
    Bài này tôi viết khoảng một năm trước, lúc có những thay đổi trong cuộc đời. Tôi viết như một tản văn và có thêm thắt đôi chút cho có tính văn học:D. Nhân cũng đã hơn một tháng(?) ghé qua đây, gửi lên DĐ bài viết. Tôi viết lên blog nên theo hướng tự do.

    ....
    Tôi cũng muốn giới thiệu một cuốn sách về Thiền, đó là cuốn "Hành trình nội tại" của Osho, cũng là tác giả của cuốn "ngón tay chỉ trăng".Tôi nhớ không nhầm rằng đó là một Thiền sư của Nhật. Tôi không nhớ vì sao lại mua cuốn đấy khi đi dạo hiệu sách. Cũng chẳng biết mình tìm kiếm điều gì lúc đó, thế mà cuốn sách theo tôi về và nằm trên giá sách nhà tôi. Giọng văn mạnh mẽ, lôi cuốn. NHưng hơn hết, cuốn sách là chỉ dẫn đưa ta tìm về linh hồn của mình, đâu là nguồn sống của mình. Nhờ cuốn đó, tôi đã biết nhìn nhận cuộc sống một cách sâu sắc hơn.
    Tuy nhiên, con đường để tìm đến hạnh phúc đích thực cũng chẳng khác gì con đường của các Thiền sư, là một con đường dài và phải luôn luôn tiếp tục. Thế nhưng, tôi có lúc tìm về,có lúc lại rời bỏ. Có bao giờ ta có thể thong dong giữa cuộc đời như một cuộc dao chơi không? :).

    Đây có lẽ là bài viết chính thức duy nhất của mình trong diễn đàn này, để cám ơn vì sự gặp mặt ~_rose
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng một 2010
  2. alilyla

    alilyla Guest

    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Osho không phải là một thiền sư người Nhật, Osho là một người Ấn độ rất nổi tiếng nhưng học thuyết của ông gây rất nhiều tranh cãi. Đọc Osho có thể trở về tĩnh tại nhưng cũng rất dễ trở nên điên loạn. Nghe đâu có nhiều thanh niên học theo thuyết Osho mà tận hưởng thế giới này đến cùng cực và thái quá. Osho đưa ra học thuyết về "thiền động" nghĩa là không ngồi thiền mà là thiền khi vẫn tận hưởng cuộc sống (có thể mình hiểu sai, mong lượng thứ). Bởi vì theo Osho nếu không trải nghiệm đầy đủ thì sẽ không bao giờ có sự tự bỏ, gọt tóc đi tu chỉ là chạy trốn.... thuyết của Osho rất dễ đọc dễ ngẫm và cuốn hút lòng người, Osho hầu như chỉ giảng bài chứ không viết, các cuốn sách của ông là do học trò ghi chép lại.
    Vài dòng góp cho topic của TNN thêm xôm tụ ~_rose
     
  3. tuongnguyen2007

    tuongnguyen2007 Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    11 Tháng tám 2008
    Bài viết:
    477
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Tôi chưa đọc Ông "Ô Sô" gì đó, nhưng qua vài dòng thì biết đây là con đường Phá Chấp, có lẽ thế! Căn cơ và duyên sẽ quyết cho một con đường, và nguyện quyết cho thành tựu.
    Nói cho cùng cũng là diệu dụng của Như Lai mà thôi!
     
  4. Ỷ Lan

    Ỷ Lan Guest

    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Câu truyện Thiền số 1
    KHÔNG NƯỚC KHÔNG TRĂNG - OSHO

    "Ni Cô Chiyono đã tu học nhiều năm, nhưng vẫn chưa đạt được gì cả. Một đêm, cô quãy đôi thùng xuống suối múc nước. Khi cô gánh nước trở về tu viện, cô vừa đi vừa ngắm ánh trăng soi rọi xuống mặt nước trong thùng. Bất thình lình, đòn gánh gãy đôi, giây thùng đứt và thùng nước rơi xuống. Nước đổ ào ra, bóng trăng tan biến - không còn - và Chiyono hoát nhiên giác ngộ. Cô đã viết bài thơ:

    "Bằng cách này hay cách khác, tôi đã kềm giữ đôi thùng nước,
    Mong rằng chiếc đòn gánh dòn yếu kia sẽ không gãy
    Bất chợt, giây đứt thùng văng,
    Không còn nước trong thùng, không còn trăng trong nước,
    Tay tôi rỗng không, chẳng có vật gì,
    Tâm tôi rỗng không, chẳng có vật gì".

    Giác ngộ không hẹn mà đến, thật bất ngờ, thật đột ngột. Không có sự tuần tự tiến trình tìm tới sự Giác Ngộ, bởi vì sự tuần tự thuộc về trí óc, và Giác Ngộ không phải là sản phẩm của trí óc. Giác Ngộ vượt qua hàng rào tư duy và nhận thức lô gích của trí óc. Vì thế, chúng ta không thể tiến dần về Giác Ngộ, mà đơn thuần chúng ta nhảy một bước vọt vào trong Giác Ngộ. Chúng ta không đi từng bước từng bước; không, không có những từng bước đó. Một là chúng ta đại ngộ, hai là không. Không có sự chứng đắc từng phần, từng mảnh. Chân Lý là Chân Lý hoàn toàn, là viên mãn, tròn đầy. Chứng đắc là chứng đắc toàn diện. Hãy nhớ kỹ một điều cơ bản là:" trí óc không thể nào suy lường hiểu thấu được Chân Lý. Trí óc có thể làm công việc phân tích, suy luận, cân nhắc, v.v... những gì chúng ta có thể chia chẻ ra được. Trí óc có thể hiểu tất cả những gì mà chúng ta đem ra cân đong, đo lường, tính đếm. Vì thế, nếu chúng ta nghe theo trí óc, chúng ta không bao giờ đạt tới Chân Lý viên mãn được.
    Đó chính là điều mà ni cô Chiyono đã sai lầm. Chiyono đã tu học, đã tư duy nhiều năm và đã bao năm trôi qua, cô vẫn chưa gặt hái được điều gì. Không có một sự cố gì xảy ra cho cô cả.
    Trí óc con người có thể nghiên cứu về Thượng Đế, về Giác Ngộ, về Tuyệt Đối. Nó cũng có thể lừa bịp chúng ta là tất cả mọi sự việc trên đời này đều đã được giải thích tường tận, đã cho ra một đáp số trọn vẹn rồi. Ngay cả khi chúng ta nói chúng ta đã hiểu rõ ràng tất cả "về" Thượng Đế, về Chân Lý, về Phật, về Chúa, chúng ta đã tự lừa dối mình vậy.
    Trí thức viên mãn là trí thức không phải "về" một cái gì. Khi chúng ta nói "về", thí dụ như tôi suy nghĩ "về" anh, suy nghĩ "về" cuộc đời, suy nghĩ "về" tình yêu, v.v... chúng ta đã tự đặt mình trong thế nhị nguyên đối đãi. Vì có cái này nên có cái kia, vì có anh nên có tôi, vì có đối tượng nên có người suy nghĩ; chúng ta đang xoay vòng theo một vòng tròn như con kiến bò theo miệng chén; chúng ta không bao giờ nhảy vào được bên trong vòng tròn đó. Vì thế, khi một người nào đó nói rằng:" tôi đã hiểu được chân lý, tôi đã hiểu được "Thượng Đế", hắn ta thực ra chẳng hiểu được một tí gì cả.
    Phật Tánh, Chân Lý, Thượng Đế, Chúa v.v... là trung tâm điểm; không phải là chu vi, ngoại giới, không phải là cái bên ngoài. Chúng ta phải thể nhập vào Chân Lý, chúng ta với Phật, với Chúa là một; đó là con đường duy nhất, không có con đường nào khác.
    Đó là lý do Chúa Giê Su đã nói :" Chúa là Tình Yêu - Tình Yêu viết hoa - chứ không phải là sự ái nhiễm của nam nữ. Bạn không định nghĩa được Tình Yêu, bởi vì bạn chưa hội nhập được vào tình yêu; bạn chưa là một với tình yêu. Bạn có thể là một nhà nghiên cứu, một nhà tâm lý, bạn có thể trở thành một học giả vĩ đại, nhưng bạn chưa bao giờ thể nhập vào Tình Yêu, vào Chân Lý Tuyệt Đối.
    Tình Yêu chỉ thực sự hiện diện khi bạn trở thành tình yêu. Ngay cả khi người yêu bạn biến mất đi, tình yêu vẫn còn đó, bởi vì tình yêu đơn thuần là tình yêu, không có chủ thể, không có đối tượng. Cả hai chữ "chủ thể" và "đối tượng" đều là cái bên ngoài, là đối đãi. "Có cái này nên có cái kia", "vì có anh nên tôi có mặt"; nếu còn có sự đối đãi, thì bạn đang đánh mất thực tại.
    Khi hai tình nhân đứng bên nhau, cả hai đều vắng bóng. Chỉ có Tình Yêu hiện diện, chỉ có giai điệu Tình Yêu phát ra tiết tấu. Tình Yêu có mặt khi bản ngã con người vắng bóng; Tri Thức có mặt khi đầu óc con người chứa đầy ý niệm. Tri Thức thì thuộc về bản ngã, về cái tôi, và cái tôi đó không thể nào xâm nhập được vào trung tâm điểm cả; nó chỉ là chu vi, là vòng tròn ngoại giới. Với cái Tôi đầy ắp những quan niệm, Kinh Thánh, Kinh Vệ Đà, Áo Nghĩa Thư hay Kinh Koran, bạn mãi mãi là một kẻ xa lạ.
    "Ni cô Chiyono đã tu học nhiều năm... "
    Ni cô đó đã tu học nhiều năm hay nhiều kiếp rồi. Bạn cũng đã tu học nhiều năm hay nhiều kiếp rồi. Bạn đang chạy trên một vòng tròn. Bạn tưởng rằng bạn đã tới đích, nhưng không, bạn đang di chuyển trên một vòng tròn lập đi lập lại. Vòng tròn đó, người tín đồ Ấn độ giáo gọi là "Samsara", có nghĩa là bánh xe, là vòng tròn. Bạn di chuyển, di chuyển mãi và không bao giờ tới đích cả. Bạn không bao giờ thấy được cái vòng tròn đó vì bạn chỉ biết một phần của vòng tròn đó mà thôi. Nó mãi mãi là một con đường, một con đường vô tận. Đó là những gì đã xẩy ra cho bao kiếp nhân sinh.
    "Chiyono đã tu tập và tu tập, nhưng vẫn chưa đạt được chân lý". Vì sao? Không phải vì chân lý, giác ngộ khó khăn, hóc buá, mà chính vì khi bạn nỗ lực tìm hiểu nghiên cứu chân lý, bạn đã đi lạc hướng rồi. Bạn đã đi trật đường rầy rồi. Điều đó cũng giống như khi một người nào đó muốn đi vào căn phòng lại đâm đầu vào bức tường vậy. Vào căn phòng không phải khó, nhưng phải vào qua cánh cửa, chứ không phải qua bức tường. Nhiều người, rất nhiều người, khi họ bắt đầu cuộc hành trình, họ bắt đầu bằng học hỏi, nghiên cứu, bằng kiến thức, thông tin, triết lý, hệ thống hay lý thuyết. Họ bắt đầu từ "cái... về một cái... gì đó" cho nên họ đã va mặt vào bức tường vậy.
    "Hãy là Chân Lý, hãy là Tình Yêu". Nếu bạn muốn biết Tình Yêu. Nếu bạn muốn biết Thượng Đế, hãy thiền định. Nếu bạn muốn thể nhập vào vô tận, hãy lắng lòng cầu nguyện. Phải tự chính mình là Chân Lý, là Tình Yêu; chứ không phải là người đang cầu nguyện, không phải là người đang thu góp lại những gì người khác nhả ra và nhai lại. Hãy buông bỏ tất cả chữ nghĩa, kinh điển. Chúng nó chỉ là những hàng rào, những bức tường ngăn cản bạn nhảy vọt vào Bản Thể Tuyệt Đối. Cánh cửa Chân Lý sẽ không bao giờ mở ra nếu bạn ôm đồm một mớ Kinh Thánh, Kinh Vệ Đà, Kinh Koran, v.v... cũng như ni cô Chiyono đã tu học nhiều năm nhưng vẫn chưa đạt được gì.
    Giác Ngộ là gì? Đó chính là sự tỉnh giác "Ta là Ai?. Giác Ngộ không có gì liên quan với thế giới bên ngoài. Giác Ngộ không có gì liên quan đến những gì người ta nói về nó. Những gì người ta nói đều lạc hướng hay chỉ diễn tả được một phần của Giác Ngộ. "Bạn đang có mặt tại đây, ngay phút giây này". Tại sao bạn phải đi tìm cầu nơi Kinh Thánh hay Kinh Vệ Đà? Hãy nhắm mắt lại và bạn đang ở đây, trong niềm hoan lạc thiêng liêng vô tận. Hãy nhắm mắt lại và cánh cửa đã mở. Bạn đang có mặt tại đây, ngay phút giây này. Không cần phải hỏi ai hết, không cần một tấm bản đồ chỉ dẫn. Trong thế giới nội tại, không có bản đồ, không cần có bản đồ, bỏi vì bạn không đi về một hướng vô định.
    Bạn đang có sẵn trong tâm một "nẻo về của ý".
    Thực ra, bạn cũng không di chuyển gì cả. Bạn đang ở đây; bạn là mục đích. Bạn không phải là kẻ tìm kiếm. Bạn chính là "Giác Ngộ"; bạn chính là "Giải Thoát"; bạn chính là "Chân Lý". Khi bạn chạy rong tìm kiếm cái bên ngoài, bạn là kẻ vô minh. Khi bạn quay ngược về bên trong mình, bạn chính là sự Giác Ngộ. Điều khác biệt duy nhất chính là sự chú tâm, sự quay ngược về.
    Trong Kinh Thánh, danh từ "cải hoá" rất đẹp rất hay; nhưng nhiều người vì đã hiểu sai nên đã sử dụng nó không đúng. Sự "cải hoá" không có nghĩa là thay đổi một người Ấn Độ giáo thành một tín đồ Thiên Chúa, cũng không phải biến một người Công Giáo thành một tín đồ Ấn Độ giáo. "Cải Hóa" có nghĩa là quay lại. "Cải Hóa" có nghĩa là quay về nguồn, quay về bên trong, quay về tâm linh.
    Tâm thức của bạn như một dòng sông, có thể trôi về hai phiá, bên ngoài hay bên trong; chỉ có hai phiá mà thôi, định hướng cho một dòng sông tâm thức. Nếu tâm thức bạn quay ra bên ngoài thì nó sẽ trôi qua nhiều đời, nhiều kiếp, và sẽ không bao giờ đạt tới mục đích; bởi vì mục đích chính là cội nguồn mà bạn đã quay đi, bỏ lại sau lưng. Cội nguồn đó không phải trước mặt, không phải là nơi mà bạn sẽ hướng tìm tới. Cội nguồn chính là nơi mà bạn đã quay lưng. Nếu bạn có thể quay ngược về điểm đầu tiên mà bạn đã xuất phát, bạn đã tìm thấy cội nguồn tâm linh rồi vậy.
    Đó, đó là vì sao mà Chiyono đã tu học nhiều năm mà vẫn chưa đạt được gì, bởi vì cô đã chạy về phía trước tìm chân lý.
    Còn một điều này nữa tôi muốn nói với bạn: "Đừng tìm kiếm Chân Lý trong kinh điển". Kinh điển chỉ là những xác chết, những thây mạ Đời sống là một đòng linh động, phát triển. Đi hỏi những xác chết về sự sống thì thực đáng buồn cười thay, phải không? (ghi chú của người dịch: Câu nói này có nghĩa là chúng ta không nên chấp trước vào văn tự chữ nghĩa, dù đó là kinh điển, mà hãy thực nghiệm tâm linh để thể chứng; Sự và Lý phải đi đôi, viên dung với nhau thì mới có thể đạt được giác ngộ; nếu chấp vào một bên thì sẽ rơi vào kiến chấp, sơ cứng tâm linh). Thần Krishna hay Chúa Giê Su cũng không thể giúp gì cho bạn - trừ phi chính bạn là Krishna hay Chúa Giê Sụ Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong kinh điển thì bạn đã sai lầm lớn rồi vậy. Câu trả lời sẽ không bao giờ tìm thấy đâu, bạn ạ. Đó là lý do vì sao các triết gia, các học giả cứ lẩn quẩn, loanh quanh với mớ chủ nghĩa, lý thuyết, hệ thống v.v... Họ đã lạc hướng quá xa rồi.
    Không, không có ai trả lời bạn được đâu. Đừng đi đến bất cứ ai để mong được câu trả lời về giác ngộ, giải thoát. Nếu bạn tìm đến vị đạo sư thì tất cả những gì ông ta làm là giúp bạn tìm ra chính bạn, tìm ra con người thật của bạn. Không có một vị đạo sư nào giúp bạn có câu trả lời sẵn; không có ai cho bạn cái chìa khóa đâu. Vị đạo sư chỉ giúp bạn quay về bên trong, nhìn vào bên trong bạn. Tất cả là ở đó; kho tàng là ở đó; chìa khóa là ở đó - bên trong con người bạn.
    "Chiyono quãy đôi thùng cũ đầy nước... "
    Chúng ta cũng vậy. Chúng ta cũng gánh cái đầu óc cũ kỹ đầy ắp những học thuyết, quan niệm, chủ nghĩa của chúng ta ngày nay qua ngày khác. Cái đầu óc đó đã cũ kỹ rồi, đã sơ cứng rồi, đã chết rồi.
    Các thiền sư đã nói: "Qúa khứ không truy tìm, tương lai chưa kịp đến, an trú trong hiện tại, giây phút đẹp tuyệt vời". Thực tại là đây, bạn đang có mặt tại đây - nhưng giữa bạn và thực tại là bức màn tri thức. Những gì bạn thấy, bạn thấy qua bức màn tri thức đó. Những gì bạn nghe, bạn nghe qua bức màn tri thức đó. Chúa Giê Su đã nói với các tông đồ rằng: "Nếu các người có tai để nghe, hãy nghe tạ Nếu các người có mắt để nhìn, hãy thấy ta". Nhưng chúa Giê Su đã biết là các tông đồ đã mù và đã điếc rồi vậy.
    Những gì bạn nghe qua tri thức, những gì bạn thấy qua tri thức, những gì bạn thấy qua tri thức đã bị tri thức tô mầu, thay đổi hay pha trộn. Tri thức đã đánh lừa bạn, đã đưa bạn vào vùng ảo giác, mê hồn trận.
    Chúng ta không thể nào đổi mới được với tri thức. Đừng tự lừa dối mình hay người qua lớp vỏ tri thức. Vì thế, nếu bạn muốn làm một cuộc cách mạng tư tưởng, trước hết phải nhìn lại rõ mình. Những người Cộng Sản không thể nào làm cách mạng được, vì họ không bao giờ định tâm thiền định. Chủ nghĩa Công Sản mà họ đang tôn thờ đó là sản phẩm của tri thức. Họ không tin vào bất cứ một đấng thần linh nào, họ tin vào Karl Marx hay họ tin vào Mao trạch Đông (bản sao cuối cùng của Marx); nhưng họ tin. Những người Cộng Sản hay những tín đồ Ấn Độ giáo, Công giáo và Hồi giáo thực giống nhau, bởi vì những người này đều nhắm mắt tin theo những chủ nghĩa, giáo điều hay hệ thống thiết lập trên nền tảng không vững chắc của tư duy và khái luận. Vì thế, trên thế gian này, chỉ có tôn giáo nào dám lật đổ mọi giáo điều cũ rích, hệ thống tư duy sai lạc để đưa con người quay trở về với bản thể, chân như, giác ngộ; tôn giáo đó mới thực sự làm cuộc cách mạng vĩ đại nhất; tôn giáo đó mới có thể làm một cuộc cách mạng chính xác, đúng đắn và toàn diện nhất. Một khi bạn phá vỡ được thành trì kiến chấp, giáo điều, hệ thống, buông xả được tri thức, bản ngã, thì lúc đó, bạn sẽ nhìn vạn vật vạn sự trên cõi đời này khác hơn, xuyên suốt hơn, mới mẻ hơn. Vạn vật sẽ trở nên tươi thắm, linh động. Bạn sẽ trở thành trẻ thơ trở lại. Mắt bạn ngây thơ hơn, trong sáng hơn, vô tư hơn. Bạn sẽ nhìn vạn vật không xuyên qua một bức màn che phủ nào. Cây cối xanh tươi và tiếng chim hót du dương trên cành cây kia sẽ là điệu nhạc đời muôn thưở.
    Cảm giác khinh an đó rất khác với cảm giác mê ly của những người say ma túy. Aldous Huslley (một triết gia, tiểu thuyết gia, phê bình gia, nghị luận gia người Anh) đã sai lầm khi sử dụng ma túy, tưởng rằng sẽ tìm được cảm giác khinh an thoát tục. Thế hệ trẻ bây giờ nghiện cần sa ma túy cũng vì tưởng rằng sẽ tìm được an nhiên giải thoát cho những bế tắc khủng hoảng tâm linh. Dược tánh trong cần sa á phiện là độc dược. Nó làm tê liệt trung khu não bộ, và gây ra những ảo giác mờ mịt, khoái cảm bệnh hoạn cho người sử dụng nó. Hệ thần kinh của người sử dụng ma túy không còn hoạt động nhạy bén được nữa, và dần dần nếu còn dùng ma túy nhiều thì độc tố trong người càng tăng, mức độ khoái cảm càng bị kích thích cao. Ma túy đã đẩy trí óc qua một bên và chiếm chỗ, và những gì người sử dụng ma túy thấy và cảm giác họ kinh qua đều sai lạc và bệnh hoạn.
    Tri thức con người cũng độc hại như ma túy vậy. Nó ngăn che không cho chúng ta nhìn rõ lại chính mình. Nó cũng tạo ra những ảo giác mê lầm, đưa đến bệnh Ngã - Kiến chấp cho chúng ta.
    Chỉ có Thiền Định mới có thể giết chết bịnh Ngã - Kiến chấp đó. Chỉ có Thiền Định mới là liều thuốc giải độc tố tri thức của con người. Thiền định giúp người ta khai phóng mắt trí tuệ. Thiền định có nghĩa là nhìn - nhìn sâu vào bên trong.
    Danh từ "Darshan" trong Ấn Độ giáo có nghĩa là "Nhìn" (looking at) - vì thế, tín đồ Ấn Độ giáo định nghĩa "Thiền" là "Nhìn" - nhìn sâu vào bên trong ta để tìm ra con người thật của chính mình.
    Bạn hãy thử làm một thí nghiệm nhỏ này. Bạn vào phòng, đóng cửa lại, và bắt đầu lấy giấy bút viết ra tất cả những ý tưởng nào chợt đến, chợt đi, chợt thoáng qua trong đầu óc bạn. Hãy viết tất cả, bất cứ một ý nghĩ nào vụt đến. Bạn đừng thay đổi chúng, đừng biến dạng chúng, vì bạn không cần phải đưa mảnh giấy đó cho ai xem cả. Bạn cứ viết như vậy trong vòng mười phút thôi và sau đó nhìn lại: đó là những gì bạn tư tưởng, những gì bạn suy nghĩ. Nếu bạn nhìn kỹ, thì bạn sẽ nghĩ đó là tác phẩm của một kẻ điên loạn, mắc bịnh thần kinh. Những ý tưởng lăng xăng lộn xộn, không ăn nhập vào nhau, có cái thánh thiện, có cái ghê tởm, có cái thuần lương, có cái qủy sứ, v.v... Đó, trí óc con người là thế đó, là một cái hộp số chứa đầy những bí ẩn và phức tạp, và chúng ta lại đi che dấu sự điên loạn rối ren đó đằng sau cái mặt nạ con người. Chúng ta luôn luôn ẩn nấp, che dấu, không dám lộ diện con người thật của chúng tạ Đằng sau cái bộ mặt người đó, chúng ta chỉ là một kẻ điên, một người mắc bịnh thần kinh. Nhưng tại sao chúng ta lại đánh giá "tư tưởng" quá cao như vậy? Phải chăng chúng ta đã say mê nó, đã nghiện phải nó. Tri thức là ma túy, là một chất hóa học đầu độc con người. Trong sự mê loạn đó, con người tưởng rằng có thể quên hết sự đời, buông bỏ lo âu, bổn phận trách nhiệm, hoặc trở thành một mẫu anh hùng lý tưởng nào đó. Đã ngủ quên trong mộng, con người lại chồng chất thêm những cơn mộng huyễn hoặc phù dụ Ban đêm họ đã ngủ mợ Ban ngày, họ cũng nằm mợ Những cơn mơ đó phủ vây con người và họ đắm chìm trong đó, không thể thoát ra và có lẽ họ cũng không muốn thoát ra. Con người đã tự giam hãm mình trong cái tù chật hẹp đó, để rồi thống trách bi thương, để rồi đau khổ. Nhưng, mặc dù đã biết rõ như vậy, họ cũng đã ở trong nhà tù tư tưởng đó quá lâu đến nỗi họ đâm ra quen thuộc với nó, ôm ấp nó như ôm tình nhân, cũng giống như những tên tội phạm vì ở tù quá lâu nên đâm ra sợ hãi thế giới bên ngoài, sợ hãi được trả lại tự dọ Thật mâu thuẫn và chua chát, phải không? Biết ở tù là đau khổ, là sợ hãi nhưng vẫn can tâm chịu đựng không muốn giải thoát. Cái sợ "được trả lại tự do" đó bắt nguồn từ nỗi sợ hãi phải đối diện với cái mới, trách nhiệm mới, nếp sống mới, con người mới, xã hội mới v.v... Sự lột xác toàn diện khiến người ta đâm ra sợ hãi phải đối diện, phải chui đầu ra khỏi cái vỏ sò, chui đầu ra khỏi nhà tù quen thuộc.
    Con người đã bám víu lấy tri thức như cái bóng của mình; một khi đánh mất nó đi, con người cảm thấy mất thăng bằng, không đứng vững. Krishnamurti đã nói: "Con người cảm thấy như mất thăng bằng nếu không suy nghĩ". Có lẽ con người cảm nhận là nếu không suy nghĩ thì họ sẽ làm gì bây giờ?
    Một bộ Óc bình thường có thể chứa đựng tất cả thư viện trên thế giới. Trong cái đầu bé nhỏ của bạn, có 70 triệu tế bào thần kinh, mỗi một tế bào có thể chứa đựng ít nhất là một triệu thông tin. Không có một cái máy vi tính nào có thể so sánh nổi với bộ Óc con người. Bạn mang cả một thế giới cồng kềnh trong cái đầu nhỏ bé của bạn, và lẽ dĩ nhiên, sức chuyên chở có hạn, ngày nào đó bộ Óc bị quá tải sẽ nổ tung ra, văng hết.
    Ni cô Chiyono đã tu học, đã tu học nhiều năm. Cô đã cố chế đầy thêm nước vào thùng cũng như cô đã cố nhồi nhét tri thức vào đầu óc cô, và vừa quẩy đôi thùng đầy nước, Chiyono vừa ngắm ánh trăng phản chiếu xuống mặt nước trong thùng. Đó không phải là chuyện lạ. Không phải chỉ riêng Chiyono mà chúng ta đây cũng vậy. Chúng ta không bao giờ nhìn mặt trăng. Chúng ta luôn nhìn cái bóng của mặt trăng phản chiếu xuống nước, phản chiếu trong tư tưởng, trong đầu óc chúng ta.
    Danh từ Ấn Độ "Maya" có nghĩa là "Ảo Giác". Tất cả những gì ta thấy, ta nghe đều là ảo giác; có nghĩa là chúng ta chỉ thấy bóng của mặt trăng chứ không phải là mặt trăng thật. Những gì chúng ta thấy, chúng ta nghe; chúng ta thấy nghe qua sự phản chiếu. Mắt chúng ta phản chiếu, tai chúng ta phản chiếu. Tất cả giác quan, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, đều là những cái gương phản chiếu sự vật, đưa đến sự sai lầm, ảo giác.
    Chân Lý không bao giờ xảy ra khi chúng ta chỉ biết nhìn cái bóng phản chiếu trong gương; Chân Lý chỉ đến khi tấm gương bị đập nát đi, thùng nước vỡ đi, nước không còn, sự phản chiếu biến mất.
    Giác Ngộ đến thật đột ngột, bất thình lình. Giác Ngộ có thể ví như một tai nạn xảy đến đột ngột. Chúng ta không thể đoán trước tai nạn sẽ xảy ra lúc nào. Nếu chúng ta có thể biết chắc tai nạn sẽ xảy ra, thì đó là sự sắp đặt, không phải là tai họa. Giác ngộ cũng vậy. Chúng ta không thể sắp đặt chờ đón giác ngộ sẽ đến thế này thế kia. Không, không bao giờ có chuyện như thế cả. Đột nhiên, chúng ta tỉnh thức; đột nhiên, chúng ta giác ngộ. Thế thôi. Khi Bồ Tát Sĩ đạt Ta chứng đắc quả Phật, có phải ngài vẫn là con người cũ không? Không, con người cũ không thể chứng đắc. Con người cũ đã hoàn toàn chết đi, thành con người mới, một con người hoàn toàn mới. Thái tử Sĩ đạt Ta, người đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, từ bỏ vợ đẹp con thơ, không còn nữa. Cái "Tự Ngã" của thái tử Sĩ đạt Ta không còn nữa. Cái "Tri Thức" của Sĩ đạt Ta không còn nữa. Con người cũ đã chết, cái thùng nước cũ đã vỡ. Bây giờ, là hoàn toàn một con người mới, một cái tên mới, chúng ta gọi Ngài một cái tên mới - Đức Phật - Bậc Giác Ngộ. Cái tên cũ "Sĩ đạt Ta" không còn thuộc về người này nữa.
    Nhưng hãy cẩn thận coi chừng! Khi tôi ví dụ giác ngộ cũng giống như một tai họa bất ngờ, tôi không có ý nói là bạn không nên làm gì cả. Đó không phải là ý nghĩa xác thực của lời tôi nói. Nếu bạn ngồi yên không làm gì cả, lẽ dĩ nhiên tai nạn không xảy ra, giác ngộ không xảy ra. Ví dụ tai nạn chỉ xảy ra cho những người chạy xe nhanh quá hay ẩu quá; cũng vậy giác ngộ chỉ xảy ra cho những người công phu tinh tấn nhất. Nhưng điểm khác biệt là thế này: cái hành động chạy xe nhanh không phải là cái Nhân của tai nạn mà đó là cái Duyên đưa đến tai nạn; công phu tham thiền miên mật không phải là cái Nhân của giác ngộ. Vì thế, Đức Phật không thể nói khi nào giác ngộ sẽ đến với bạn. Có nhiều người đến hỏi tôi như vậy, và tôi trả lời họ "sắp tới rồi". Câu trả lời đó chẳng có ý nghĩa gì; "sắp tới" có thể sẽ là phút tới, có thể sẽ là ngày mai, có thể sẽ xảy ra trong nhiều kiếp sau, vô hạn. Bạn không thể đoán trước được. Bạn cứ việc làm, cứ việc tham thiền, cứ việc tu học. Đừng mong cầu, đừng ngóng đợi, đừng trông chờ. Cái gì đến sẽ đến. Bạn cứ an nhiên sẵn sàng trong tỉnh thức đón nhận cái gì đến với bạn. Vì nếu bạn không ở trong tư thế sẵn sàng, nếu bạn mơ ngủ thì có thể điều kỳ diệu sẽ tới và vụt tới, mất dấu. Ngay cả khi bạn sẵn sàng, bạn vẫn phải chờ đón. Bạn không thể bắt buộc giác ngộ phải xảy ra, bạn cũng không thể mong giác ngộ tới. Nếu bạn có thể bắt buộc, thì tôn giáo sẽ chẳng khác gì một môn khoa học. Đó là điểm khác nhau cơ bản giữa tôn giáo và khoa học. Khoa học có thể tạo ra những phản ứng hóa học, những kết quả vì nó tùy thuộc vào nguyên nhân. Khoa học có thể tạo ra sự vật vì nó tìm ra được cái nhân, ví dụ như: nếu bạn đun sôi nước lên 100 độ thì nước bốc hơi. Bạn biết chắc chắn rằng khi nước đun sôi tới 100 độ thì nước tự nhiên sẽ bốc hơi hay nếu bạn pha trộn hai nguyên tử oxy và hydro thì bạn sẽ tạo ra nước (H20). Bạn có thể tạo ra những phản ứng hóa học bạn muốn. Khoa học là môn học nghiên cứu tìm ra nguyên nhân vạn vật.
    Tôn giáo thì khác, cơ bản rất khác, và tôn giáo không bao giờ trở thành một môn khoa học theo nghĩa đơn thuần của danh từ "khoa học", bởi vì tôn giáo đi tìm cái không cùng, cái không nhân, tôn giáo đi tìm sự Chuyển Hóa Tuyệt Đối.
    Bạn có thể hỏi ngược lại tôi rằng :"Nếu giác ngộ xảy ra đột ngột, không biết trước được lúc nào giống như tai nạn xảy đến đột ngột như lời ông nói thì cần gì phải thiền? cần gì phải tham cứu? Cứ đơn giản ngồi chờ nó tới!" Không, sự chờ đợi của bạn không phải là sự chờ đợi biếng lười như vậy. Sự chờ đợi của bạn phải là sự chờ đợi tích cực, tươi mát, sống động. Bạn không nên ngồi chờ thụ động như một xác chết được; luôn luôn bạn chờ đợi trong tỉnh thức, trong chánh niệm, sống động và tươi thắm. Chỉ có trong trạng thái hồn nhiên tỉnh thức đó, điều kỳ diệu nhiệm mầu sẽ xảy ra cho bạn. Có bao giờ bạn quan sát cuộc đời và nhận xét rằng vạn sự vạn vật trên thế gian này đều vô thường, không chắc chắn, duy chỉ có cái chết chắc chắn sẽ đến với tất cả chúng sanh hữu tình không? Tất cả sự sự vật vật đều vô thường, không chắc thật! Tình yêu cũng vậy, không có cái tình yêu bất tử. Chỉ có một điều chắc chắn: đó là cái Chết, và sự chắc chắn thuộc về cái Chết, không phải thuộc về sự sống đâu, bạn ạ. Nếu bạn đang đi tìm Sự Sống Vĩnh Cửu, hãy sống cởi mở, an nhiên, bình dị ngay từ phút giây tỉnh thức này.
    Tôi muốn kể cho bạn nghe về ni cô Chyonọ Trước khi xuất gia, Chiyono là một giai nhân tuyệt sắc. Sắc đẹp diễm lệ của cô quyến rũ đến nỗi khi cô muốn đi tu, đến nơi nào cô cũng bị từ chối vì các đại sư e ngại sắc đẹp của cô sẽ làm các vị sư khác đắm nhiễm mê saỵ Cuối cùng, Chiyono quyết định táo bạo là đốt phỏng gương mặt cô thành sẹo để không một ai mơ tưởng nữa. Từ đó, Chiyono sống yên trong một tu viện. Cô đã tinh tấn chiến đấu không ngừng với bản thân. Cô đã tu học tham thiền 10 năm, 20 năm, 30 năm, 40 năm liên tục không mệt mỏi, và đột ngột, một đêm kia, "kẻ lạ mặt" mà Chiyono đã cố công tìm kiếm đến gõ cửa nhà cô.
    "Bất thình lình, giây thừng đứt, thùng nước rơi,
    Nước đổ ào ra, bóng trăng biến mất - và Chiyono hoát nhiên đại ngộ".
    Chiyono đang ngắm bóng trăng - bóng trăng thật đẹp, vì chúng phản chiếu cái Đẹp Tuyệt Đối. Thế gian này cũng rất đẹp vì nó là cái bóng phản chiếu Thượng Đế, phản chiếu cái Đẹp Thiêng Liêng. Ngoài thế gian, chúng ta không thể nào tìm ra cái Đẹp Tuyệt Đối. Những người đi tìm cái Đẹp Tuyệt Đối hay Chân Lý không bao giờ nhầm lẫn cái Thật và cái bóng phản chiếu. Anh ta không phủ nhận cái bóng, không chối bỏ nó, nhưng anh ta không đắm nhiễm nó, không nhầm lẫn nó với cái Thật. Anh ta mượn nó để tìm đến cái Thật, tìm thấy cái Thật.
    "Chiyono ngắm bóng trăng phản chiếu trong thùng nước. Bỗng nhiên, giây đứt, thùng rơi, bóng trăng biến mất".
    Chiyono ngước mắt nhìn lên trời - vành trăng tròn thực sự đang ở trên cao. Hoát nhiên Chiyono trực nhận rằng tất cả những gì cô ta thấy nghe đều là ảo ảnh, sai lầm - vì cô ta thấy nghe qua tri thức.
    Nhưng, hãy coi chừng. Đừng đi theo Chiyonọ Chiyono không phải là bạn. Bạn không phải là Chiyonọ Cái hoát nhiên đốn ngộ đó sẽ không xảy ra cho bạn đâu. Chiyono là Chiyono; bạn là bạn. Mục tiêu giải thoát vẫn là một, nhưng không có phương cách nào giống phương cách nào; không có sự đốn ngộ nào giống với sự đốn ngộ nào. Không ai có thể là Chiyono thứ hai được. Thế giới không bao giờ lập lại. Chiyono chỉ sanh ra một lần, và không bao giờ có một Chiyono nữa. Bạn không thể lập lại hay bắt chước, vì bạn không phải là Chiyonọ Mỗi người tu tập một pháp môn; mỗi người tự thân chứng lấy một cách.
    Ngay hình tượng Đức Phật cũng vậy. Bạn có thể ngồi kiết già thiền định như Đức Phật, dưới cội cây Bồ đề, y như Phật đã ngồi, mà thậm chí có thể bạn ngồi hay hơn Phật nữa kìa, nhưng mãi mãi bạn không bao giờ trở thành một Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thứ hai. (bạn có thể thành Đức Phật X, Đức Phật Y... nhưng không thể là Phật Thích Ca Mâu Ni).
    Sự kiện Đức Phật Thích Ca ngồi dưới cội cây bồ đề là một sự kiện ngẫu nhiên. Nếu Phật không ngồi ở đó mà đi thiền hành hoặc ngồi ở cội cây khác thì Phật vẫn đạt ngộ như thường. Chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên Đức Phật đến dưới cội cây bồ đề và thiền định. Hình tướng không quan trọng; cây bồ đề không phải là nguyên nhân giác ngộ, cái dáng ngồi kiết già không phải là nguyên nhân giác ngộ - đó chẳng qua chỉ là những duyên đưa đẩy đến sự giác ngộ của Phật Thích Ca.
    Đừng bao giờ mù quáng chạy theo bắt chước một ai, dù người đó là Đức Phật. Không phải bạn ngồi kiết già như Phật mà bạn mà bạn có thể thành Phật. Thực sự là chúng ta nên tu tập theo những lời dạy của Phật nhưng chúng ta vẫn phải tự mình chứng đạt, tự mình tìm ra tự tánh chân thật tự xưa của mình. Mỗi người chứng nghiệm một cách. Đức Phật, Lão Tử, Mahavira, Krishna hay Zarathustra - không có ai gánh nước như Chiyono mà giác ngộ. Trước và sau Đức Phật Thích Ca, không có ai ngồi dưới cây bồ đề mà giác ngộ.
    Vì thế, đừng đóng khung trong lề thói, trong kinh điển, v.v... Hãy tỉnh thức và suy nghiệm! Đó là con đường duy nhất để thực hành, để chứng đạt. Tỉnh thức trong từng sát na, tỉnh thức trong từng hành động, ý nghĩ.
    "Bất thình lình giây thừng đứt,
    Không còn nước, không còn trăng trong nước,
    Tay tôi rỗng không, chẳng có vật gì,
    Tâm tôi rỗng không, chẳng có vật gì".
    Đó chính là những gì mà Đức Phật chứng ngộ; đó chính là định nghĩa một vị Phật là gì.
    "Không - vạn vật giai không".
    "Không" không có nghĩa là không có gì, phủ định. "Không" có nghĩa là "Có" - "Có" có nghĩa là "Không". "Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc" (Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc, Sắc tức là Không, Không tức là Sắc)... (Bát Nhã Tâm Kinh)
    "Không" trong tay có nghĩa là suối nguồn giác ngộ trong taỵ Vạn vật giai không, không có cái tướng của ta, không có cái tướng của người, không có tướng chúng sanh, không có tướng lãnh thọ của chúng sanh (Kinh Kim Cang).
    Và một khi bốn tướng đó đều là Không thì bạn chạm tới bộ mặt thật của Thiền rồi vậy.
    Và Chiyono đã tìm ra: "Không Nước - Không Trăng"
    "Tay tôi rỗng không
    Tâm tôi rỗng không... "
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng chín 2009
  5. alilyla

    alilyla Guest

    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Trưởng thành - trách nhiệm là chính mình
    OSHO

    Tình yêu có thể có ba chiều hướng. Một là chiều hướng phụ thuộc. Đó là điều xảy ra cho đại đa số mọi người. Chồng phụ thuộc vào vợ, vợ phụ thuộc vào chồng; họ khai thác lẫn nhau, họ chi phối lẫn nhau, họ sở hữu lẫn nhau, họ biến nhau thành món hàng hóa. Chín mươi chín phần trăm trường hợp, đó là điều đang xảy ra trên thế giới này. Đó là lí do tại sao tình yêu, điều có thể mở cửa thiên đường, chỉ mở ra cửa địa ngục.

    Khả năng thứ hai là tình yêu giữa những người độc lập. Điều đó nữa cũng thỉnh thoảng mới xảy ra. Nhưng điều đó nữa cũng đem tới khốn khổ, bởi vì có xung đột thường xuyên. Không việc điều chỉnh nào là có thể; cả hai đều độc lập thế và không ai sẵn sàng thỏa hiệp, điều chỉnh với người kia.
    Nhà thơ, nghệ sĩ, nhà tư tưởng, nhà khoa học, những người sống trong một loại độc lập nào đó, ít nhất trong tâm trí họ, đều là những người không thể sống cùng được; họ là những người lập dị nếu sống cùng. Họ cho người khác tự do, nhưng tự do của họ có vẻ như dửng dưng hơn là giống tự do, cứ dường như họ chẳng quan tâm, cứ dường như chẳng thành vấn đề gì với họ cả. Họ để cho người khác có không gian riêng của mình. Mối quan hệ dường như là ở bề ngoài; họ sợ đi sâu hơn vào lẫn nhau, bởi vì họ bị gắn bó với tự do của mình nhiều hơn là với tình yêu, và họ không muốn thỏa hiệp.

    Và khả năng thứ ba là của sự tương lập. Điều đó xảy ra rất hiếm hoi, nhưng bất kì khi nào nó xảy ra thì một phần của thiên đường lại rớt xuống đất. Hai người, không độc lập cũng không phụ thuộc nhưng trong sự đồng bộ vô cùng, cứ dường như thở cho nhau, một linh hồn trong hai thân thể – bất kì khi nào điều đó xảy ra, tình yêu đã xảy ra. Chỉ gọi được điều này là tình yêu thôi. Hai chiều hướng kia không thực sự là tình yêu, chúng chỉ là sự sắp đặt – xã hội, tâm lí, sinh học, nhưng là những sắp đặt......
     
  6. tuongnguyen2007

    tuongnguyen2007 Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    11 Tháng tám 2008
    Bài viết:
    477
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Viết chi mà dài vậy, chân lý đơn giản hơn nhiều - tặng một bài thơ:

    Áo bông tôi cởi
    Quẩy lên vai trần
    Mùa thay áo đổi!
    Tác giả: quên rồi
     
  7. TNN

    TNN New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    46
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Mình sẽ đọc bài mà Ỷ Lan gửi lại sau.

    Mình sẽ kiểm tra lại thông tin OSho là người nước nào, nhưng điều đó cũng không quan trọng lắm đâu nhỉ? Có thể ngay với cả với Osho cũng thế. Đấy là tôi nghĩ thế.
    Mình đã đọc cuốn "hành trình nội tại" của Osho và ngạc nhiên là sao lại có người trở thành điên loạn từ bài học của ông. Điên loạn vì sao nhỉ? Vì xung đột giữa tiềm thức của ta và ý thức của ta, là mâu thuẫn và căng thẳng ngay trong chính đầu óc của mình. Chúng ta chỉ điên loạn khi đặt nặng cuộc sống của mình lên đầu óc. Thử nghĩ xem, mỗi lần ta căng thẳng, là chúng ta đau đầu, mọi sự điên loạn là vì ta dùng cái đầu của mình quá nhiều.Thiền nghĩa là làm lắng đọng mọi tư tưởng, mọi khái niệm, nghĩa là cũng bỏ luôn mọi sự so sánh và cố chấp. Bằng cách đó, ta sẽ nhận được sự bình lặng, và theo ông, đi dần tới linh hồn của mình. Có nhiều điều để nói từ cuốn sách này, tạm thế đã.

    Ông có thêm cuốn sách "ngón tay chỉ trăng", "Thiền là gì" nữa. Không thể nói rằng ông chỉ thuyết mà không viết sách.
    Còn việc Thiền trong cuộc sống. Tôi nhớ câu thơ thế này

    Lần theo dấu vết cỏ non đi
    Nghe tiếng hoa rơi gọi trở về

    Thế nên mới tự hỏi rằng có thể thong dong giữa cuộc đời hay không?
    Tạm thế đã, đang viết thì mất nét.
     
  8. alilyla

    alilyla Guest

    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Khi đã ngộ ra chân lý thì rất đơn giản, còn ALL đầu óc mơ màng chưa biết giác ngộ thế nào nên cảm thấy chân lý quả là phức tạp ~_angrygun
    :-D ~_rose
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng tám 2009
  9. alilyla

    alilyla Guest

    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    "Osho không phải là nhà văn, Osho không viết sách, Osho chỉ nói những bài nói ngẫu hứng, những bài nói xuất phát từ chiều sâu tâm thức của mình cho những người bạn gần gũi. Những bài nói đó được ghi lại và in thành sách, nay có nhiều hơn 650 đầu sách. Mỗi năm có trên 2,5 triệu cuốn sách và băng của Osho được bán trên toàn thế giới. Số lượng sách dịch hàng năm là 2000 cuốn trong 43 ngôn ngữ trên thế giới. Lời của Osho đi sâu vào đông đảo quần chúng chính vì nó đề cập tới những vấn đề mà con người hiện đại đang trăn trở trên con đường phát triển tâm thức của mình trong xã hội ngày nay. Lời của Osho hướng dẫn cho mọi người đi thẳng vào chính bản thân mình, tìm hiểu ý nghĩa đích thực của sự phát triển tâm linh là phát triển và hoàn thiện chính bản thân mình, sống có ý thức, thoát khỏi mọi chi phối của vô ý thức."

    Trích lời dịch cuốn "Từ thuốc tới thiền - Osho"
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng tám 2009
  10. tuongnguyen2007

    tuongnguyen2007 Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    11 Tháng tám 2008
    Bài viết:
    477
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Cảm ơn Ali mama nhé! Nhưng mà cho đọc sách của mình quý hơn! Cứ viết cảm nhận như TNT hay là TNN gì đó, có Công là có Án nên gọi là Công Án.
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng tám 2009
  11. alilyla

    alilyla Guest

    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Hi hi, không viết thì không ai biết mình dốt :">
    Ali măm măm biết rõ kiếp này mình chưa giác ngộ được phập pháp nên chấp nhận mình với tham sân si trọn vẹn và cuồng nhiệt :-D
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng tám 2009
  12. tuongnguyen2007

    tuongnguyen2007 Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    11 Tháng tám 2008
    Bài viết:
    477
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Nói thật với bạn: càng dốt càng mau ngộ. Thông minh và hồ nghi luôn song hành đó. Mà bạn nào dốt nhỉ nếu chưa nói là thông minh!
     
  13. alilyla

    alilyla Guest

    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Cảm ơn anh TN đã khích lệ. ALL đã trải qua nhiều hạnh phúc thơ ngây và u sầu toan tính, cũng biết rằng càng phán xét cuộc đời thì tâm càng vẩn đục. Sao ta tự cho mình quyền phán xét, khen chê người khác? Nhưng hỉ nộ vẫn luôn song hành bên cái tôi quá lớn và hẹp hòi. Đôi khi ALL đi ngang qua một ngôi chùa nào đó và tình cờ gặp 1 vị sự nét mặt nhẹ bẫng như tầng mây, sự thanh thoát đến kì lạ mà ALL muốn có nhưng không thể nào chạm tới. Hay là số mệnh? Số mệnh bắt ta phải dằn vặt trước khi bước vào giác ngộ, có thể ta bắt kịp nó trong kiếp này, có thể ta phải tiếp tục con đường trong kiếp khác.
    Lẽ nào chỉ có tình yêu mới mang ta đến hạnh phúc thực sự. Phải chăng người hạnh phúc là người biết yêu không biết hận. (TNN ^^) lẽ nào ta không thể dạo bước giữa đời như một cuộc dạo chơi, cuộc sống mấy mươi năm chỉ là khoảnh khắc so với sự tồn tại vĩnh hằng của vũ trụ.

    Đành mượn lời Trịnh Công Sơn vậy:

    Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ
    Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du
    Em đi qua chuyến đò ối a con trăng còn trẻ
    Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già

    Em đi qua chuyến đò ôi a trăng nay đã già
    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra
    Em đi qua chuyến đò lắng nghe con sông nằm kể
    Trăng ơi trăng rất tệ mày đi nhớ chóng về

    Em đi qua chốn này ối a vui như ngày hội
    Tôi xin làm quán đợi, buồn chân em ghé chơi
    Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội
    Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài

    Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội
    Cây chưa thu bóng dài mà tôi thu bóng tôi
    Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội
    Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời

    *****Biết đâu nguồn cội*****
     
  14. vodanhtieutot

    vodanhtieutot New Member

    Tham gia ngày:
    13 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    235
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    chị đọc "The Tibetan Book Of Living And Dying" và hành trình về PD chưa? Em thấy đọc xong 2 quyển đó thấy mình hiểu ra phần nào=D>
     
  15. buicaymat

    buicaymat New Member

    Tham gia ngày:
    31 Tháng tám 2009
    Bài viết:
    50
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Kì thực trước đây mình đọc Osho khá nhiều, tình cờ gặp cuốn "Trưởng thành - trách nhiệm là chính mình" trong một hiệu sách Đinh Lễ, lúc đó mình cảm giác như khám phá ra một miền đất mới, hay chính là như tâm mình được khai sáng thêm một vùng mới. Những gì Osho viết rất dễ hiểu, hình dung như cuộc sống trông thế nào thì cuộc sống trong sách của Osho trông y như vậy. Nhưng mình không trải nghiệm được con đường giác ngộ như Osho mong chúng ta giác ngộ, nó trải qua thâm sân si đầy đủ trước khi trở thành "Phật", điều này vừa gần gũi vừa xa với với "Phật" truyền thống. Osho có quan niệm về dục rất khác biệt, vì thế nhiều người phản đối ông kịch liệt. Mình nghĩ là một người nổi tiếng vẫn luôn có tiếng xấu tiếng tốt bao quanh, bất kì ai còn như vậy huống chi một nhà thuyết giáo. Sau này mình đọc Kiristnamurti cảm thấy có chiều sâu hơn nhiều nhưng hiểu được ông thì rất khó. Kristnamurti được xem là "phật sống", ông viết cuốn "đối diện cuộc đời" gồm nhiều mẩu chuyện đối thoại với nhiều hoàn cảnh sống khác nhau.
    Thế giới là vô biên, cuộc sống vô hình không chỉ phát triển theo không gian mà còn thay đổi không ngừng theo thời gian. Chỉ tiếc rằng cuộc sống mỗi người chỉ trong vòng trăm năm nên ta bị giới hạn trong vòng quay nhỏ bé của chính mình.
     
  16. Ỷ Lan

    Ỷ Lan Guest

    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Câu truyện Thiền số 2
    TRANH LUẬN TÌM MỘT CHỖ TRỌ QUA ĐÊM

    Theo truyền thống Thiền Nhật Bản ngày xưa, những tăng sĩ đi vân du khắp nơi, nếu muốn ngủ trọ qua đêm ở một ngôi chùa hay tịnh xá nào, đều phải thắng cuộc tranh luận tay đôi với vị sư thường trụ ở đó. Nếu không thắng được,vị du tăng đó phải đi, không được phép ở lại, dù chỉ có một đêm.

    Câu truyện xảy ra tại một ngôi cổ tự phía bắc Nhật Bản. Trụ trì ngôi chùa đó là hai anh em một nhà sư. Người anh rất thông thái, biện luận vô cùng thiện xảo, còn người em lại ngớ ngẩn, lù khù và còn chột một mắt.

    Một đêm nọ, có một vị du tăng đi ngang qua, muốn xin vào nghỉ tạm qua đêm. Nhà sư anh, quá mệt mỏi vì đã học hành suốt ngày, nên sai nhà sư em ra tiếp khách và tranh luận với vị du tăng theo truyền thống. Trước khi nhà sư em đi ra ngoài, Sư anh dặn dò:

    "Này, đệ đòi hỏi là phải tranh luận trong im lặng đó nhé. Đừng có nói, kẻo đấu không lại người ta đó."

    "Huynh yên tâm đi, để đó cho em!"

    Độ một thời gian ngắn sau, vị du tăng xin gặp nhà Sư anh, vái chào và xin ra đi. Ông ta đã bị khuất phục và hết sức tán thán tài hùng biện của nhà Sư em.

    Nhà Sư anh nói:

    "Trước khi đi, xin Ngài thuật lại cho tôi nghe cuộc tranh luận thế nào?"

    "Rất hay, tuyệt, vị du tăng trả lời, này nhé, trước hết tôi giơ một ngón tay lên ý tượng trưng Đức Phật. Sư đệ của ngài đưa 2 ngón tay lên có nghĩa là Đức Phật và Phật pháp. Tôi lại đưa 3 ngón tay lên có ý nói Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) số một. Sư đệ thông minh của ngài đưa nắm tay lên dứ vào mặt tôi có ý nói là cả 3 (Tam Bảo) đều qui về một. Một là tất cả, tất cả là một. Tuyệt, tuyệt, sâu xa, sâu xa, Đại Thừa, lý rốt ráo đại thừa đấy. Tôi cam lòng bái phục."

    Vị du tăng ra đi, rất hể hả như đã học được một điều gì tuyệt diệu.

    Lát sau, nhà sư em vào gặp anh, dáng điệu còn có vẻ bực bội vô cùng.

    Vị Sư anh nói:

    "Ta biết là đệ đã thắng cuộc tranh luận này."

    "Thắng cái gì, cái tên du tăng đó thật là thô lỗ hết sức, nếu đệ không nhớ lời sư huynh dặn bảo là phải cố gắng nhẫn nại, nhã nhặn và lễ độ với khách thì em đã cho hắn một bài học thích đáng rồi."

    "Sao, đệ thuật lại cho ta nghe sự việc như thế nào?"

    "Này nhé, khi hắn ta vừa thấy em, hắn liền đưa một ngón tay lên có ý chế diễu em chột hết một mắt; em cố dằn cơn giận, đưa 2 ngón tay lên khen là hắn có phước, đầy đủ 2 con mắt. Thế mà hắn lại có ý trêu ngươi em nữa chứ, hắn đưa 3 ngón tay lên, có ý nói là em và hắn ta, hai người nhưng chỉ có 3 con mắt thôi. Em bực quá, dơ nắm tay đấm lên dứ vào mặt hắn có ý cho hắn biết là "Này, vừa phải thôi nghen, lộn xộn là ăn đấm đó." Hắn chột dạ, có vẻ ngán nên vái chào rút lui có trật tự. Thiệt là tăng sĩ gì mà thô lỗ hết sức!"

    Nhà Sư anh trợn mắt, lắc đầu và ôm bụng lăn ra cười ngất.

    "Ha ha ha! Ha ha ha!"



    Qua câu chuyện vui trên, ta thấy tất cả những cuộc tranh luận thực ra đều sai lệch, kệch cỡm, bởi vì không một ai có thể đạt tới chân lý qua tranh luận cả. Những vị tăng sĩ Nhật Bản tranh cãi nhau, hơn thua nhau chỉ để khoa trương tự ngã và cái giải thắng là "ngủ trọ qua đêm". Chỉ có một đêm ngủ trọ thôi mà người ta hăng hái, hùng hổ tranh chấp với nhau. Nhưng đó là truyền thống và người ta nhắm mắt tuân theo truyền thống. Hàng ngàn năm qua, tại bất cứ một thiền viện Nhật nào, nếu bạn muốn ngủ trọ qua đêm, bạn phải thắng cuộc - và sau đêm đó, sáng mai, bạn lại khăn gói ra đi - nhưng nhiều người đã tự lừa dối mình rằng đã đạt tới chân lý, giác ngộ qua cuộc tranh luận. Họ lấy sự hơn thua trong cuộc tranh luận đó làm cái mốc đo tri thức và mức độ tu tập của họ.

    Không, hoàn toàn không. Chân lý làm sao hiển hiện ra khi đầu óc bạn chứa đầy tư tưởng phải đánh gục đối phương, phải thắng cuộc tranh luận để chứng tỏ sở trường sở đắc của mình. Một khi bạn tìm cách làm sao để thắng đối phương, bạn đã là một kẻ bạo lực, dù là bạo lực tư tưởng.

    Tranh luận là bạo lực. Bạn có thể giết hoặc bị giết qua phương cách đó, bạn không thể sống còn, và sự thực cũng bị giết chết qua phương cách đó. Quả thực, bạn không đi tìm sự thực, bạn đi tìm chiến thắng dưới bất cứ hình thức nào. Khi chiến thắng là mục đích, Chân lý phải hy sinh. Khi Chân lý là mục đích, chiến thắng hay vinh quang phải dẹp bỏ - và chân lý phải là mục đích, không phải là chiến thắng bởi vì nếu chiến thắng là mục đích thì bạn là một chính trị gia rồi, không phải là một người tôn giáo. Bạn là một kẻ bạo hành, đang tìm cách thống trị đàn áp người khác. Bạn cũng chẳng khác gì những kẻ đi gieo rắc chiến tranh; một là ta chết, hai là đối phương phải chết. Dù dưới dạng đấu tranh tư tưởng, thì cơ bản vẫn là tranh đấu.

    Chân lý không bao giờ trở thành một sự thống trị cả; Chân lý không bao giờ hủy diệt một cái gì. Chân lý đưa đến "Tình Thương, Xả Kỷ, Khiêm Tốn" chứ không đưa đến thất bại, vinh nhục hay bẽ bàng.

    Những người đi tìm Chân lý thực sự sẽ không chấp nhận hình thức đấu tranh. Họ không bao giờ mong muốn chiến thắng vinh quang phải thuộc về họ, chứ không thuộc về người khác. Trong chân lý, con người gặp nhau và trở thành một. Không có người chiến thắng, không có kẻ thất bại. Trong chân lý, không có một ai bị đánh ngã. Trong chân lý, chân lý là người thắng và chúng ta là người thua cuộc, mất mát. Mất cái gì? Thua cái gì? Mất cái "tự ngã nhỏ hẹp, ích kỷ, mê mờ." Thua sự "Thương Yêu Chân Thật". Nhưng nếu trong cuộc tranh luận, tôi là tôi, anh là anh, không có một nhịp cầu thông cảm bắc ngang.

    Làm sao bạn có thể hiểu biết và thương yêu người khác khi bạn đang chống đối họ?

    "Hiểu Biết" và "Thương Yêu" cần có sự đồng cảm, cần sự chia xẻ với nhau. Hiểu Biết có nghĩa là chịu lắng nghe người khác, tôn trọng ý kiến của họ, và chỉ khi nào bạn lắng nghe tư tưởng người khác, bạn sẽ nghe được âm thanh của gió, của chim, của vạn vật vũ trụ. Vì thế, khi bạn đang bàn thảo một vấn đề gì, đang lý luận một vấn đề gì, bạn thực sự không có khả năng lắng nghe người khác, bạn chỉ giả vờ nghe nhưng thực ra không thể nghe trọn vẹn những gì người khác nói, vì sao? Vì lúc đó, đầu óc bạn đang quay cuồng làm việc để đấu trả lại người khác, khi kẻ đó ngưng nói là bạn nhẩy tới tấn công ngay. Bạn đã chuẩn bị và sẵn sàng ăn miếng trả miếng với họ.

    Đúng vậy, bất cứ một cuộc tranh luận nào cũng không bao giờ mang lại một sự thông cảm đoàn kết. Càng tranh cãi, bạn càng đi xa dần chân lý. Bạn đã bị chia cắt làm đôi. Đó là lý do mà các triết gia, các luận sư không thể nào đạt tới chân lý hoàn toàn. Họ chỉ chạm tới những mạnh vỏ rời rạc của chân lý.

    Ngày xưa, Chúa Giê Su đã đi du thuyết khắp nơi, nhưng tất cả những người trọn vẹn đi theo Chúa lại là những người rất bình thường, tầm thường, không có đến một người trí thức, không có đến một người học giả nào. Không phải vì thời đó không có các nhà bác học trí thức, mà trái lại, các vị học giả lừng danh thời đó không chấp nhận đường lối giáo hóa của Chúa. Họ phản ứng dữ dội, họ muốn giết Chúa. Vì sao? Vì Chúa rao giảng Tình Thương, rao giảng Hòa Bình. Chúa nói về Đức Tin trong sáng, về Tình Yêu Nhân Loại; Chúa dạy con người làm cách nào nối kết hai trái tim lại với nhau để chung sống hạnh phúc. Những gì Chúa rao giảng đã đi ngược lại truyền thống xã hội thời đó. Các nhà học giả cảm thấy khó chịu bất mãn, vì sao? Vì họ quen sống trong đấu tranh, trong tư tưởng thắng bại, trong hào quang hãnh diện phỉnh phờ lường gạt tâm thức họ. Tự ái bản ngã được vuốt ve mỗi khi họ tranh luận và thắng đối phương. Vì thế, không làm sao họ chấp nhận được những lời giảng của Chúa, và để bảo vệ "cái tôi" của họ, những kẻ học thức đó đã liên kết tìm cách giết Chúa - và họ đã tìm được kẻ phản bội, Judas.

    Những môn đồ của Chúa đều là những người bình thường; họ là những người thợ làm giầy, thợ săn, câu cá, đốn củi, cô thợ may, chị làm bếp, v.v... Chỉ có Judas là kẻ có học, một kẻ thông minh. Và kẻ thông minh học thức đó đã phản bội, đã bán rẻ Chúa với giá 30 đồng bạc. Chúa biết là nếu có phản đồ thì chỉ có Judas, vì sao? Vì trái tim chỉ có thể bị phản bội bởi đầu óc. Chỉ có Lý Trí phản bội Tình Thương mà thôi.

    Đó là điểm thứ hai tôi muốn nói với bạn, muốn nhắc cho bạn nhớ trước khi tôi đi vào câu truyện là qua bức màn lô gích, qua mạng lưới tri thức, qua tranh luận, bạn đã trở thành một kẻ xa lạ với mọi người; nhịp cầu thông cảm giữa con người và con người đã gẫy. Làm sao bạn có thể đạt tới Chân Lý khi bạn không thể hiểu người khác, khi đầu óc bạn chứa đầy tư tưởng đấu tranh, bạo lực? Chính cái tư tưởng bạo hành đó đã hại bạn rồi vậy.

    Vì thế những cuộc tranh luận đều phù phiếm; chúng không hướng dẫn bạn đi về đâu cả. Ngay cả khi bạn đã thắng và kết thúc cuộc tranh biện thì kết quả thắng cuộc đó cũng chỉ là gượng ép mà thôi. Bạn có thể bịt miệng người khác, làm cho đối phương im tiếng, không thể tranh cãi gì được thêm nửa ngày hôm nay, nhưng chưa chắc kẻ đó đã chịu thua, chịu khuất phục hoàn toàn. Trong thâm tâm, hắn ta sẽ nghĩ thầm rằng: "Ngày hôm nay ta tạm thua ngươi, nhưng một ngày nào đó, ta sẽ đánh bại ngươi." Hắn bị đánh bại ngày hôm nay nhưng không phải là sẽ bị thua mãi mãi. Tuy nhiên, có hai việc khác nhau là nếu bạn thắng đối phương bằng trái tim thì người đó sẽ chịu thua trong hoan hỷ, an lạc và cảm phục (nên nhớ "Cảm Phục" khác nghĩa với "Khuất phục"). Người đó hoan hỷ trong vinh quang của bạn; người đó chia xẻ với bạn sự hãnh diện sung sướng; vì đó không phải là chiến thắng trong tranh đấu, không phải bạn chiến thắng ai mà chân lý thắng; cả hai chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng đều cùng san sẻ khúc khải hoàn ca Chân Lý. Không có người thắng kẻ bại. Biên giới đã xóa mất, nhịp cầu đã bắc ngang, bạn và tôi tuy hai mà một, tuy một mà hai.

    Vì thế, một vị đạo sư, không bao giờ tranh biện với ai cả. Nếu thỉnh thoảng, vị đạo sư ấy tỏ vẻ như tranh luận với bạn, thì chớ tưởng lầm nhé - ông ta chẳng qua chỉ là đang chơi chữ với bạn đó thôi! Ông ta đang thử bạn đó. Nếu bạn nóng mặt, phản ứng liền, sợ bị thua thì bạn tự biến mình thành nạn nhân của trò chơi chữ của ông ta rồi vậy.

    Có nhiều vị thiền sư tỏ ra thích biện luận. Rất khó mà đánh bại được họ, cũng không thể chơi chữ lại họ - nhưng thực ra, các vị thiền sư đó chỉ mượn trò chơi chữ đó để giúp bạn hâm nóng lại tâm thức, giúp bạn tỉnh cơn mê, giúp bạn rút chân ra khỏi vùng lầy chữ nghĩa.

    Junnaid, một người Sufi, một thời học đạo với Sư Phụ, và vị thầy đó rất ư là kỳ quặc, chuyên môn nói ngược lại những gì người khác nói, thí dụ như bạn nói "ban ngày" thì ông ta nói "ban đêm", mặc dù trong lúc đó đang là ban ngày. Tuy nhiên, Junnaid không màng cải chính lại lời Sư Phụ. Junnaid chỉ giản dị, bình thản cúi đầu trả lời: "Dạ vâng, Sư Phụ, đó là ban đêm."

    Một ngày kia, Sư Phụ Junnaid gọi Junnaid lại và bảo:

    "Này Junnaid, ngươi đã thắng. Ta không thể châm ngòi một cuộc tranh luận nào với ngươi. Đức tin của ngươi thật sâu chắc, không lay động, kiên cố. Và bây giờ, ta có thể bắt đầu thuyết giảng chân lý cho ngươi, vì ngươi đã sẵn sàng tiếp nhận."

    Một khi con tim nói lên tiếng nói chân thật của nó, bạn đã có đầy đủ khả năng lắng nghe và tiếp nhận Sự Thật Tuyệt Đối.

    Tôi lại kể cho bạn nghe một câu truyện nữa:

    "Ngày kia tại một tiểu quốc nọ, vị Tể Tướng đương triều đột nhiên bị bạo bệnh và từ trần. Vị Tể Tướng này rất tài ba lỗi lạc, khó ai sánh bằng. Cả vương quốc bàng hoàng và lo lắng. Nhà Vua truyền lệnh phải tìm gấp cho bằng được một người tài giỏi khác để trám vào chỗ trống của quan Tể Tướng cho kịp xử lý mọi công vụ quốc gia.

    Lịnh ban truyền ra, mọi người từ các quan đến thần dân đều đỏ mắt tìm kiếm khắp nơi. Không có một hang cùng ngõ hẻm nào bị bỏ sót, và cuối cùng họ kiếm được ba người để trình kiến nhà Vua.

    Người thứ nhất là một nhà tân toán học, một khoa học gia lỗi lạc nhất nước. Ông ta có thể giải đáp tất cả các bài toán hóc búa nhất trong nháy mắt, chia chẽ ngọn ngành các phương trình hệ thống khoa học tân kỳ mà khó có người nào hiểu thấu được.

    Người thứ hai là một nhà triết học xuất chúng. Ông ta có thể bẻ gẫy mọi luận thuyết, giải đáp những vấn đề siêu hình của thế gian không một chút khó nhọc nào. Ông là người lỗi lạc nhất trong số các triết gia đương thời. Từng lời nói, câu văn của ông được mọi người khen thưởng và trân trọng cất giữ như một báu vật thiêng liêng. Ồ, Tạo Hóa còn được các triết gia vẽ vời ra huống chi những chuyện khác. Họ ngụy tạo ra Thượng Đế, họ tạo ra ngày mặc khải, họ tạo ra đủ thứ hệ thống, lý thuyết - nhưng suy cho cùng, tất cả chỉ là bánh vẽ, họ chẳng có gì trong tay họ cả. Họ là những người thợ sắp chữ rất tài tình khéo léo, kỹ xảo; họ là những người chơi trò chơi chữ vô cùng độc đáo, đến nỗi chúng ta có cảm tưởng là mọi điều họ nói đều căn bản, chắc chắn - nhưng thực tế là những lâu đài xây trên cát mà thôi.

    Người thứ ba là một người tôn giáo, một người có đầy đủ đức tin, sùng bái và dâng hiến.

    Ba người được tuyển chọn này tượng trưng cho ba góc độ tư tưởng và tri thức.

    Nhà bác học quan tâm đến những thử nghiệm, nghiên cứu, phân tích. Tất cả mọi vấn đề phải được ông ta nghiên cứu tường tận, nếu không, ông không chấp thuận. Sự thật theo ông là sự thực đã được kiểm chứng.

    Vị triết gia là người tư duy lô gích. Nhà triết học làm việc bằng đầu óc, chứ không phải trong phòng thử nghiệm. Bộ não của các triết gia chính là phòng thí nghiệm.

    Người tôn giáo thì không nhìn cuộc đời như một bài toán hay một vấn đề cần phải mổ xẻ, phân tích hay lập luận. Đối với nhà tôn giáo, cuộc đời không phải là một bài toán hay vấn đề; cuộc đời không có gì và cũng không cần phải giải quyết; chỉ giản dị thôi, cuộc đời là để "sống, sống thực thụ và thể nghiệm" trong đó.

    Theo quan điểm tôn giáo, cuộc đời không phải là một vật thể. Khi bạn thử nghiệm một vật gì, bạn hoàn toàn khác với vật đó, bạn là người làm công cuộc thử nghiệm, và đối tượng của bạn là vật được thử nghiệm. Nhưng khi bạn sống với cuộc đời, hòa mình nhập thể vào cuộc đời, bạn là một với nó. Thế cho nên, nhà tôn giáo đã nói: "Trừ phi bạn phải hòa nhập làm một với cuộc đời, bạn mới có thể hiểu ý nghĩa cuộc sống, nếu không, bạn sẽ không bao giờ biết được sống là gì?"

    Ba người đó được dẫn đến trình diện nhà Vua. Ngài nói:

    "Được rồi, các người cứ tự nhiên nghỉ ngơi 3 ngày và đến ngày thứ 4 sẽ là ngày thử thách, chỉ một cuộc thi mà thôi. Ai thắng sẽ được chọn phong làm Tể Tướng, cận thần của ta vì kẻ đó thông minh tài trí nhất."

    Ba người họ lui ra và bắt đầu suy nghĩ làm việc theo cách riêng của họ. Ba ngày thôi quả là không đủ đâu vào đâu cả! Nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu những phát minh thử nghiệm mới để sau ba ngày sẽ trình lên Đức Vua. Ai mà biết nhà Vua sẽ chọn thử nghiệm nào, vì thế ông ta không tài nào ngủ được, và cũng nhất quyết không lãng phí thời gian cho ngủ nghỉ. Nếu ông ta thắng, ông ta có cả một cuộc đời để ngủ, tội gì mà ngủ lúc này? Ông ta không ngủ, không ăn vì nhiều việc phải làm quá trước ngày thi đấu.

    Vị triết gia nhà ta cũng thế; ông ta ngồi trầm tư mặc tưởng đến nhiều vấn đề. Ông ta cũng không ăn, không ngủ, đi đi lại lại, ngồi đứng không yên. Bao nhiêu vấn đề trên trời dưới đất gì gì đều được bác triết gia nhà ta lôi ra mổ xẻ, nghiền ngẫm, phân tích hết.

    Chỉ có nhà tôn giáo là an nhiên tự tại. Đến giờ ăn, ông ta ăn uống thoải mái. Đến lúc ngủ, ông ta đánh một giấc an lành. Khi cần cầu nguyện tụng kinh hay tham thiền, ông ta đều thực hành cẩn mật, đàng hoàng, nghiêm túc. Ông ta thảnh thơi dạo chơi, ngắm hoa lá, trời mây, và cám ơn trời đất đã ân sủng che chở cho ông; vì đối với một người tôn giáo, không cần nghĩ tới tương lai và cũng chẳng có cuộc thi cuối cùng. Từng giây phút hiện tại là cuộc thử thách, ta phải đối diện nó, chứ không phải sửa soạn chờ đón thử thách ở tương lai.

    Thấy như thế, nhà khoa học và vị triết gia lên tiếng: "Này, người làm gì thế? Chỉ biết ăn, ngủ, cầu nguyện thôi sao? Phí thì giờ vô ích, hãy lo tìm phương pháp giải quyết vấn đề đi chớ, sau này có cầu nguyện bao lâu mà chẳng được."

    Nhà tôn giáo chỉ cười, không trả lời; ông ta không phải là hạng người thích tranh cãi.

    Ngày thứ ba chầm chậm trôi qua. Ngày thứ tư đến. Ba thí sinh được mời đến trình diện. Nhưng nhà khoa học không còn đủ sức đứng vững nữa. Ông ta mệt quá, hai mắt cứ díu lại, không mở ra nổi, hai chân rã rời, bước không vững. Còn nhà triết học lỗi lạc kia thì mơ mơ màng màng ở đâu đâu. Ông ta không mệt lắm nhưng đầu óc như lãng đãng phiêu bồng chốn nào, không tập trung được. Cái đầu như mớ bòng bong, rối tung mù mịt lên, câu hỏi này chồng lên câu hỏi kia, vấn đề kia chẳng biết nguyên nhân kết quả ở đâu, thế nào. Đã mấy lần ông ta muốn tháo lui vì cảm thấy không chắc ăn, bối rối hẳn lên, nhưng nhà khoa học khuyến khích: "Ấy, ta cứ thử xem, có sao đâu; nếu thắng, càng tốt, còn lỡ bị thua, cũng chẳng sao, nhưng dẹp bộ mặt đưa đám của đằng ấy đi chớ, cứ mạnh dạn lên."

    Duy chỉ có nhà tôn giáo là bước tới vui vẻ, thoải mái, an nhiên. Ông ta ca hát, tiến bước vững chãi trước nhà Vua.

    Nhà Vua là một người túc trí đa mưu. Ông đã sắp xếp một cuộc thi tài trí cho ba thí sinh. Vua sai người dẫn ba thí sinh vào một căn phòng, khóa lại. Ổ khóa căn phòng đó là một cái ổ khóa số đậc biệt, không có chìa - và người nào mở được cánh cửa thì thắng cuộc.

    Nhà khoa học bắt đầu loay hoay tìm và viết ra hàng trăm bài toán để mở khóa; ông triết gia thì nhắm mắt lại tư duy: "Chà, vấn đề này hóc búa thật, chẳng phải chơi đâu, con số nào là con số mở khóa đây," vv và vv...

    Nhà tôn giáo thì tự nhiên như không. Ông ta chẳng màng đến nhìn cái ổ khóa, cũng chẳng bóp đầu bức tóc suy tư gì cả. Ông đâu phải nhà toán học nên chẳng biết toán mà làm, cũng không phải là triết gia để tìm hiểu phân chia. Ông chỉ ngồi yên, cầu nguyện, hát lên một bài vinh danh Thượng Đế và đứng lên đi.

    Thời gian trôi qua. Một lát sau, nhà Vua bước vào phòng:

    "Ô hay, hai người còn ở đây à? Người thứ ba đã đi ra ngoài từ lâu rồi."

    "Nhưng sao hắn ta ra khỏi đây được? Cửa khóa mà..." Hai nhà toán học và triết gia ngạc nhiên, lắp bắp hỏi.

    "Nhưng cửa đâu có khóa," nhà Vua tủm tỉm cười hóm hỉnh trả lời.

    Nhà toán học vùng chạy ra túm lấy áo nhà tôn giáo gặn hỏi. Ông này từ tốn trả lời:

    "Tôi chỉ ngồi yên và lắng lòng cầu nguyện. Chợt tôi nghe một tiếng nói vang lên trong tôi: "Người đúng là một thằng khờ. Hãy đi đi và sẽ thấy. Cửa không có khóa." Tôi đứng lên đi về phía cửa và quả thực, cửa không có khóa."

    Cuộc đời không phải là một bài toán đố. Nếu bạn tìm cách để giải đáp bài toán thì bạn đã đánh mất cuộc đời rồi vậy. Cánh cửa cuộc đời luôn mở rộng, không bao giờ khóa lại. Nếu cánh cửa bị khóa chốt thì nhà khoa học đã tìm ra đáp số rồi. Nếu cánh cửa bị khóa chốt thì những nhà triết học cũng lập ra hệ thống nào đó để mở cửa ra rồi. Nhưng cánh cửa cuộc đời không hề bị gài chốt, vì thế chỉ có Niềm Tin mới có thể đẩy cánh cửa ra mà thôi.

    "Có anh em một nhà sư trụ trì một ngôi chùa phía bắc nước Nhật. Nhà sư anh rất thông thái, nhưng nhà sư em thì lại ngớ ngẩn, còn chột hết một mắt..."

    Để hình thành một ngôi chùa, đền tháp, hay thánh đường, v.v... người ta cần đến hai hạng người: một hạng thông thái và một loại ngớ ngẩn. Hạng thông thái làm tu sĩ để dẫn dắt sai khiến đám ngớ ngẩn đi theo họ. Nếu trên đời này không có đám người ngớ ngẩn thì cần gì có tu sĩ, cần gì xây đền tháp, thánh đường? Và nếu hạng tu sĩ thông thái kia biến mất đi thì sẽ không còn những tu viện nữa. Một tự viện, đền tháp, chùa chiền hay thánh đường luôn cần có hai bộ mặt để tồn tại. Vì thế, bạn không thể nào tìm thấy Phật hay Chúa nơi thánh đường hay chùa tháp đâu, bởi vì Phật hay Chúa không bao giờ hiện hữu ở những nơi có hai bộ mặt đối đãi.

    Những ngôi tu viện, đền tháp hay thánh đường là những phát minh của bọn người thông thái tạo ra để khuynh loát lừa bịp những kẻ lù khù, ngớ ngẩn, dễ tin. Tu sĩ là những người khôn khéo tinh ma nhất; họ tạo ra nhiều giáo điều, hệ thống tín ngưỡng, cấm kỵ để hù dọa tín đồ; họ sử dụng những danh từ ngôn ngữ khó hiểu để loè những kẻ ít học ngây thơ; họ đưa ra những chương trình dự án có vẻ như bảo vệ săn sóc đời sống tâm linh con người nhưng thực ra là lợi dụng vơ vét tiền bạc của tín đồ vào túi họ. Họ là những kẻ thống trị nguy hiểm nhất, và những tín đồ tội nghiệp kia là bọn người bị sai sử lợi dụng; tuy nhiên, với chiếc áo thầy tu, với hàng rào kinh điển, tín điều, bạn không thể nào chạm đến chéo áo của mấy lão thầy tu này được đâu. Bạn khó lòng lật tẩy họ được vì chính những tín đồ ngây thơ mù quáng lại là người bênh vực bảo vệ mấy thầy tu nầy*. (nếu bạn là một thầy tu chân chính thì sợ quái gì những lời châm chích này, phải không?)

    Nên nhớ kỹ điều này: Đức Phật không bao giờ sử dụng những ngôn từ khó hiểu. Ngôn ngữ Ngài dùng để thuyết pháp hóa độ là ngôn ngữ Pàli (một ngôn ngữ bình dân của Ấn) để cho tất cả mọi tầng lớp chúng sanh đều có thể hiểu được. Phật nói rất giản dị, trong sáng; đưa ra những thí dụ dễ hiểu, dễ thâm nhập, thực tiễn trong đời sống hàng ngày của con người. Ngài gạt bỏ những hình thức cầu kỳ, những ngôn từ lập dị, những phương thức rườm rà, để mọi người trở về với bản thể chân tâm, với vũ trụ hàm linh thật mau chóng, xác thực và đúng đắn. Chúa Giê Su cũng vậy, Ngài cũng dùng những hình ảnh ví dụ đơn giản, dễ hiểu. Chúa không bao giờ dùng bất cứ một biệt ngữ tôn giáo nào. Mahavira, một đạo sư của Ấn, khi giảng pháp cho tín đồ, cũng nói bằng ngôn ngữ bình dân, thông thường.

    Đức Phật và Mahavira không bao giờ sử dụng ngôn ngữ Sanskrist, vì Sanskrist là ngôn ngữ của giáo sĩ Bà la môn. Sanskrist là ngôn ngữ khó hiểu nhất, cổ xưa nhất của Ấn. Nghĩa chính của Sanskrist là "đánh bóng lại, trau chuốt lại". Bọn giáo sĩ đã cố ý sử dụng ngôn ngữ khó hiểu, cầu kỳ đó để loè những kẻ ít học; vì nếu bạn không hiểu thì bạn mới thán phục những người thông thái, hiểu biết hơn bạn chứ! Một khi bạn không hiểu, bạn sẽ cho là những ý nghĩ, những vấn đề các giáo sĩ đưa ra sâu xa, mầu nhiệm, linh thiêng, người thường không tài nào thấu triệt được - và từ sự thán phục đó, bạn dễ dàng thần tượng hóa và thần thánh hóa những "tu sĩ thông thái bác học" đó. Trái lại, Đức Phật, một Đại Đạo Sư của trời người, một đấng giáo chủ của một tôn giáo rộng lớn khắp thế giới, một Đại Thánh Nhân, lại sử dụng ngôn ngữ bình dân của Ấn (ngôn ngữ Pàli). Và Mahavira, một đạo sư nổi tiếng của Ấn, thì dùng ngôn ngữ Prakrit, một hình thức ngôn ngữ còn phôi thai của Sanskrit, không có văn phạm rắc rối, không có từ vựng nhiều.

    Tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện vui:

    "Ngày kia, Mulla Nasruddin đi khám bịnh. Ông Bác Sĩ viết toa thuốc bằng tiếng La Tinh và Hy Lạp. Ông ta viết tháu đến độ Mulla đọc không được một chữ nào cả (Bác Sĩ nào cũng vậy!)

    Mulla hỏi Bác Sĩ:

    "Này Bác Sĩ, thôi thẳng thắn với nhau đi. Ông cứ nói bệnh của tôi, đừng viết chữ La Tinh hay Hy Lạp gì cả, đọc chẳng được một chữ nào."

    "Nếu ông khăng khăng muốn biết, thì tôi nói cho ông rõ là ông chẳng có bịnh gì cả; ông chỉ có bịnh lười mà thôi" bác sĩ điềm nhiên trả lời.

    Mulla nói:

    "Được rồi, cám ơn. Thôi, bây giờ ông viết toa thuốc lại bằng tiếng La Tinh hay Hy Lạp gì gì cũng được, để tôi đưa cho gia đình tôi xem."

    Qua câu chuyện vui trên, ta thấy những bọn thông thái luôn tìm cách lừa phỉnh mọi người. Đó cũng là lý do bọn này phản bội, quay lưng làm ngơ hay chống trái lại Đức Phật, Chúa hay Mahavira. Nếu bọn giáo sĩ này cũng dùng những phương pháp giảng dạy dễ hiểu, bình dị và sống trung thực chân chánh như các Thánh Nhân thì họ đâu còn chỗ đứng nữa. Họ đâu còn được người khác tôn sùng ve vuốt nữa? Bọn giáo sĩ tự cho mình là người có đủ khả năng hiểu được ngôn ngữ của Thượng Đế; mình là người duy nhất làm gạch nối giữa con người và Thượng Đế. "Này, anh muốn gì? Muốn cầu xin hay than thở với Thượng Đế hả? Có ta đây, ta sẽ nói tiếng Sanskrist với Ngài, ta sẽ phúc trình lên Thượng Đế những gì anh mong muốn, và anh phải "biết điều" đấy nhé. Chỉ có mình ta giúp anh được thôi; chỉ có mình ta nói tiếng Sanskrist; Thượng Đế chỉ hiểu Sanskrist mà thôi!" (và lẽ dĩ nhiên, "biết điều" có nghĩa là phải trả tiền đấy, nhiều hay ít tùy theo lời cầu xin của bạn dài hay ngắn nữa đấy.)

    "Có hai anh em nhà sư nọ trụ trì một ngôi chùa ở phía bắc Nhật Bản. Nhà sư anh rất thông thái, còn nhà sư em thì lại ngớ ngẩn lù khù còn chột một mắt nữa..."



    Cái hình ảnh "một mắt" trong câu truyện biểu trưng cho cái gì nhỉ? Có phải chăng là những kẻ dễ tin, ngây thơ thì luôn luôn chỉ có một hướng, một bộ mặt mà thôi. Họ không bao giờ do dự, đắn đo, suy tư, thắc mắc hay nghi kỵ. Đối với bất cứ một vấn đề gì, những kẻ tài trí thông minh luôn luôn chia chẽ, phân tích, mổ xẻ nghiên cứu. Trong thâm tâm những hạng người nầy, luôn luôn có sự dằng co, mâu thuẫn, xâu xé nhau. Cái nào sai? Cái nào phải? Cái nào có lợi, cái nào không?

    Những kẻ thông thái có học là những kẻ có hai bộ mặt - hai mắt. Và khi ta nhìn kỹ những kẻ ngây thơ lù khù kia, ta lại thấy họ thánh thiện, trong sáng hơn bọn bác học thông thái nhiều. Cái nét trong sáng, giản dị, hồn nhiên đó toát ra từ tấm lòng chân thật thẳng thắn không đắn đo nghi kỵ. Còn hạng tài trí lịch lãm kia thì đã mất sự thánh thiện đó tự lâu rồi.

    Họ là người đứng giữa trí tuệ và vô minh. Họ tưởng là họ tài trí hơn người, song thực ra, họ lại là những kẻ ngu xuẩn và thua thiệt nhiều nhất. Vì thế, đầu óc bọn thông thái bác học luôn bị căng thẳng, không bao giờ được thư giãn an lạc.

    Thánh Francis ngày xưa thường bị chế diễu là một thằng khờ, "một tên khờ của Chúa". Song, nếu được là thằng khờ của Chúa còn diễm phúc hơn là cái tiếng bác học của thế nhân. Vì sao? Vì cái "Ngã" kệch cỡm, cái "Ngã" ích kỷ, đáng ghét của Francis không còn nữa, và Thánh Francis được phong Thánh vì đã diệt trừ được cái " tôi" hợm hĩnh đó.

    "Tên Khờ của Chúa!" Nếu bạn đã đọc những tác phẩm văn học lớn của Dostoevsky, bạn sẽ hiểu hàm nghĩa của các chữ "Tên Khờ của Chúa". Hầu hết trong các tác phẩm Dostoevsky đều có một nhân vật mang dáng dấp một "thằng khờ của Chúa". Trong tác phẩm "Những Anh Em Nhà Karamazov", tên khờ của Chúa có mặt. Tên khờ đó rất ngây thơ, bạn có thể khuynh loát lừa bịp hắn. Ngay cả khi bạn lừa bịp hắn, hắn vẫn tin bạn như thường. Tuy nhiên, bạn phải nhớ kỹ điều này: "Bạn có thể hủy diệt con người hắn nhưng bạn không thể hủy diệt Niềm Tin của hắn - đó chính là Nét Đẹp Tuyệt Đối Nhân Bản."

    Riêng bạn, bạn sẽ phản ứng ra sao khi có kẻ lừa bịp bạn? Nếu bạn bị kẻ nào đó lừa dối một lần, bạn có thể đâm ra nghi ngờ tất cả mọi người. Cũng như con chim bị tên bắn một lần, nó sợ cả giây cung và bụi rậm. Nếu bạn bị lừa dối hai lần, ba lần, bạn sẽ hoàn toàn tuyệt vọng, mất hẳn niềm tin vào nhân loại.

    "Một ngày kia, có một du tăng đi ngang qua chùa, muốn xin vào ngủ trọ. Nhà sư anh quá mệt do học hành..."

    Những người thông thái luôn luôn mệt mỏi bởi chữ nghĩa. Những người lao động cũng mệt vì công việc nặng nhọc nhưng xong việc rồi, họ cảm thấy thoải mái, khoẻ khoắn hơn - còn một khi bạn làm việc với chữ nghĩa - những thứ chữ nghĩa rỗng tuếch - bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi. Dòng sống luôn chảy về phía trước, dòng sống luôn linh động, tươi trẻ, tràn đầy sinh lực. Nếu bạn làm việc trong vườn, tiếp xúc với cỏ cây hoa lá, bạn sẽ đón nhận thêm luồng sinh lực mới, bạn không mất gì cả. Bạn đi tản bộ dọc theo con đường xanh mát, bạn hấp thụ thêm tinh khí trời đất, bạn đang sống từng phút giây; nhưng nếu bạn đóng cửa phòng, gầm đầu vào chữ nghĩa, suy nghĩ và suy nghĩ; dòng sống đã ngưng chảy, đã chết, và bạn chẳng còn gì ngoài sự lao nhọc tinh thần. Một người thông thái luôn mệt mỏi. Một tên khờ luôn tươi trẻ, một thánh nhân cũng luôn tươi trẻ. Tên khờ và vị thánh nhân thật có nhiều đặc tánh giống nhau.

    "Nhà sư anh nói với sư đệ hãy ra ngoài tranh luận với vị sư khách, nhưng dặn dò sư đệ là phải tranh luận trong im lặng..."

    Vì sao? Vì sư huynh biết chắc rằng sư đệ mình là người ít học, không biết nói gì, vì thế phải tranh luận bằng cử chỉ trong im lặng để không ai có thể đoán biết được ý nghĩ. Đo dó, im lặng là vàng; nếu bạn là một kẻ ngốc, nên im lặng - nhưng nếu bạn là bậc Thánh, bạn cũng nên im lặng luôn.

    Một người "Trí Tuệ" sẽ im lặng vì hắn ta biết rằng sẽ không thể diễn tả sự hiểu biết bằng ngôn ngữ. Kẻ ngu cũng im lặng vì nếu lỡ nói ra điều gì sẽ bị chê cười ngay. Kẻ ngu có thể lừa bịp mọi người bằng cách im lặng, nhưng nếu hắn há miệng ra thì sẽ bị lật tẩy ngay. Nhà sư Anh biết sư đệ mình ngớ ngẩn nên đã dặn phải đòi tranh luận trong im lặng để không bị người khác biết cái tẩy ngu dốt của mình. Do đó, vị du tăng thông thái kia đã bị đánh bại phải đi nơi khác vì đã lọt vào cái bẫy của nhà sư Anh.

    Những người thông thái bác học đều mắc phải cái bịnh hay nói - nói rất nhiều để phô trương cái giỏi cái hay của mình; cho nên khi không được nói; họ không biết xoay sở thế nào? Đột nhiên, tất cả những năng kỹ sở trường đó của họ biến mất. Trong im lặng, họ trở thành những con cừu, con dê ngớ ngẩn, ngờ nghệch; ngớ ngẩn hơn cả những kẻ ngu thực sự. Ngay cả kẻ ngốc cũng có thể đánh bại họ. Họ đã bị tách ra khỏi cái thế giới chuyên môn của mình nên đâm ra lúng túng, khó xử. Thực tế, thật khó khăn cho một người học thức phải giữ im lặng, không được nói gì cả. Vị du tăng kia cũng vậy, ông ta phải đi tìm chỗ trọ khác, phải tìm một nhà sư chịu tranh luận qua ngôn ngữ, qua học thức.

    Những động tác, cử chỉ của chúng ta rất sống động. Khi chúng ta đưa tay lên hay ngó ngoáy cái đầu, cả con người chúng ta cử động theo đó. Khi chúng ta nhìn một người hay một vật nào, cả con người chúng ta chú mục đến đối tượng đó. Khi chúng ta bước đi, chúng ta bước đi với cả thân người chứ không phải chỉ có đôi chân di động. Nhưng đầu óc thì khác, nó có thể hoạt động liên tục khi chúng ta ngồi yên hay nằm ngủ. Vì thế, nếu chúng ta muốn tìm hiểu một người nào, đừng nghe những gì hắn nói mà hãy nhìn kỹ những hành động của hắn: cách hắn ta vào phòng thế nào, đóng cửa thế nào, ngồi ra sao, đi đứng, ăn uống, nhìn ngó, v.v thế nào. Có nghĩa là chúng ta hãy quan sát mọi hành động của hắn. Những cử chỉ của hắn sẽ nói rõ cho chúng ta biết bản chất của hắn, tư cách của hắn. Qua đó, chúng ta biết rõ sự thật con người của hắn không bị tô mầu hay phủ lên lớp vỏ tri thức nào.

    Tôi đã thử nhiều người qua phương thức đó. Tôi nhìn hành động của họ chứ không quan tâm đến những lời họ nói. Những người đó có thể cúi đầu xuống chạm chân tôi để tỏ lòng kính ngưỡng, nhưng cả con người họ toát ra cái mùi Bản Ngã to lớn đậm nét vô cùng, vì thế cái cử chỉ cúi đầu chạm trán đó rõ thật vô dụng, giả trá. Những con người đó cố dấu cái bản ngã của họ nhưng rõ ràng họ đang tự lừa dối mình, lừa dối người. Họ không có sự thành thật nên không làm rung cảm được ai cả.

    Soren Kierkegaard từng nói: "Trước kia, khi tôi bước vào nhà thờ, tôi hay nói lắm. Tôi luôn nói chuyện với người này, hay than thở cầu xin việc nọ việc kia. Nhưng rồi, tôi cảm thấy thật khờ khạo làm sao khi cứ lê thê dài dòng than vắn thở dài nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất với Thượng Đế. Con người có cố tật là thích nói nhiều về mình hơn là lắng nghe người khác nói, cho nên khi đến với Chúa, với Thượng Đế, con người cũng đem cái tật xấu đó ra mà kể lể, hắn không cho Chúa có một cơ hội nói chuyện với hắn; cho nên khi có dịp ta đứng trước Chúa, tốt hơn hết là ta nên lắng nghe Chúa nói."

    Và Kierkegaard không kể lể nữa, rồi dần dần ông ta không cầu nguyện nữa. Ông ta chỉ vào thánh đường, ngồi yên lặng, ngồi thật yên lặng; nhưng trong sự Tuyệt Đối Im Lặng kia, Tiếng Nói Nội Tâm bắt đầu lên tiếng.

    Khi bạn thực sự quay về lắng nghe "Tiếng Nói Nội Tâm", bạn sẽ đi vào một thế giới hoàn toàn khác lạ cái thế giới mà bạn đang sống.

    Kierkegaard không còn đi nhà thờ nữa. Có người đã hỏi: "Sao ông không đi lễ nữa vậy?" Kierkegaard đã trả lời: "Bây giờ tôi đã hiểu nhà thờ là gì; nó có nghĩa là Im Lặng và Lắng Nghe. Và khi tôi đã làm được hai việc đó rồi, nhà thờ đối với tôi không còn cần thiết nữa. Tôi có thể im lặng và lắng nghe bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Những nơi cầu nguyện luôn đông người quá, họ đến để phô trương bề ngoài, đến để tán dóc, gặp gỡ nhau hơn là cầu nguyện. Họ làm phiền, quấy rầy tôi quá. Vì thế, tốt hơn hết là hãy ngồi dưới gốc cây, dưới bầu trời, độc thoại và lắng nghe."

    Thượng Đế có mặt khắp mọi nơi, không phải chỉ ở tại thánh đường hay đền thờ. Một khi tâm hồn chúng ta an tĩnh, không lăng xăng vọng động thì Thượng Đế và chúng ta đã gặp nhau rồi vậy; không cần phải đến nhà thờ thấy tượng Chúa hay vào chùa thấy tượng Phật mới là gặp Phật, gặp Chúa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng thấu triệt được điều đó; cái "Tự Ngã" rườm rà đã che dần đi nét hồn nhiên thánh thiện của tâm hồn chúng ta. Để rồi từ đó, chúng ta luôn suy diễn hành động lời nói người khác qua sự ức đoán của mình; nếu lệch lạc sai lầm ít thì dẫn đến nghi kỵ, mất đoàn kết, không hòa hợp; nếu sai lệch nhiều thì đưa đến xung đột va chạm nhau từ người và người rồi đến đoàn thể, xã hội, quốc gia; cũng như vị du tăng và nhà sư chột mắt đã suy diễn cử chỉ của đối phương qua trình độ tư duy và óc tưởng tượng của mình. Vị du tăng đưa một ngón tay lên có ý nói tượng trưng cho Đức Phật, nhưng nhà sư chột mắt lại nghĩ là người kia đang chế diễu sự khuyết tật của mình. Ông ta đưa hai ngón tay lên tỏ vẻ lịch sự khen vị du tăng còn đủ hai mắt, nhưng vị du tăng với trình độ Phật pháp cao lại cho là hai ngón tay tượng trưng cho Đức Phật và Phật pháp... và cứ thế mà hai người suy đoán qua lại.

    Khi ta nhìn một đóa hoa, tại sao ta không nhìn trực diện vào đóa hoa để thấy nụ hoa, sắc hoa, mà ta lại lan man suy diễn "Ồ, đóa hoa này đẹp như một người con gái xuân trinh", hay nhìn trăng tròn, ta lại tưởng tượng thấy giống như gương mặt sáng rỡ của người yêu... Đóa hoa là đóa hoa. Mặt trăng là mặt trăng. Ngón tay là ngón tay. Đóa hoa không phải là người đẹp. Mặt trăng không tình như người yêu, và ngón tay không phải là Đức Phật.

    Không có ai tượng trưng cho ai và cũng không có vật gì tượng trưng cho một người nào đó. Mỗi người là hình ảnh của chính mình. Không có ai là bản sao của ai cả. Khi bạn nói ngón tay tượng trưng cho Đức Phật thì Phật là bản chính, còn ngón tay là bản sao của Phật rồi. Đức Phật không chấp nhận cái hiểu sai lệch đó và tôi, tôi cũng không đồng ý tư kiến đó của bạn.

    Để tôi kể cho bạn nghe một câu truyện: "Ngày kia, có một người đàn ông tìm tới Bayazid, một đạo sĩ Sifi và hỏi ông ta một câu hỏi. Bayazid trả lời: "Hãy về đi và một năm sau ông hãy trở lại, bởi vì lúc này đây, ông đang bị bịnh. Tâm hồn ông, đầu óc ông như là một mớ bòng bong rối mù lên và tôi không thể trình bày diễn giải gì cho ông nghe được cả. Ông sẽ không lãnh hội gì đâu với đầu óc hổ lốn như vậy. Vì thế, hãy về đi và tập ngồi yên lặng, tĩnh tâm, thư thái. Một năm sau, hãy trở lại tìm tôi; lúc đó nếu tôi thấy ông có thể nghe tôi nói, tôi sẽ nói - nếu không, ông hãy đi tìm người khác."

    Người đàn ông đó nghe lời, ra về và tập thực hành theo lời dạy của Bayazid - nhưng rồi, anh ta cũng không trở lại tìm Bayazid nữa.

    Có người thắc mắc nên hỏi: "Sao anh không tìm Bayazid? Anh ta trả lời: "Bây giờ tôi không cần tìm hỏi Bayazid nữa; tôi đã hiểu những gì Bayazid nói."

    Đó là một nghịch lý, phải không? Chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng khi nội tâm chúng ta chưa vững vàng thì dù chúng ta có chạy rong cố tìm kiếm hay cầu xin, van lạy thì chúng ta cũng không thấu triệt được gì; nhưng một khi chúng ta đã vững chắc sẵn sàng, nội tâm đã an tĩnh thì dù chúng ta không hỏi, không cầu thì câu trả lời đã an bày sẵn rồi vậy.

    Buồn thay! Hầu hết chúng ta đều không có khả năng sống trong hiện tại. Chỉ có chư Phật mới có khả năng sống trong hiện tại và an trú trong chánh niệm. Không có một ai hay rất ít, rất ít người có khả năng đó. Chúng ta hay quay về truy tìm quá khứ, mở rộng tương lai và bỏ quên hiện tại. Vì thế, chúng ta đã đánh mất mình mà không hay không biết.

    ... "Hắn đưa 3 ngón tay lên có ý nói là đệ và hắn, hai người có 3 mắt. Lúc này đệ bực quá, không lịch sự nổi nữa nên giơ nắm đấm lên đe dọa "nè, nếu lộn xộn nữa thì ta sẽ đấm vỡ mặt đó." Hắn sợ quá, bỏ đi luôn."

    "Nhà sư Anh phá lên cười."

    Cái cười của nhà sư Anh có thể là nụ cười giác ngộ. Cái cười đó có thể là sự chuyển hóa, là một sự thức tỉnh sâu xa mầu nhiệm.

    Nhà sư Anh đã thấy cả hai phía rằng vị du tăng đó không hề có ý nghĩ gì đối với sư đệ mình, và sư đệ dốt đặc cán mai của mình cũng không tài nào hiểu nổi những gì sư du tăng kia ngụ ý. Cả hai người là hai con đường ngược chiều, mỗi kẻ một hướng. Họ không bao giờ gặp nhau cả. Nhà sư Anh cười vì đã thấy rõ tâm thức con người hoạt động mạnh mẽ cỡ nào, nó có thể lèo lái con người hướng thượng hay hướng hạ, có thể thành bậc Thánh, vĩ nhân hay thành một tên cùng đinh hèn hạ, một tên đạo đức giả, đội lốt; có thể sống đúng đắn hay trái phạm đều do nó cả.

    "Tâm là chủ. Tất cả đều do Tâm tạo."

    Nhà sư Anh cười.

    Nụ cười giác ngộ, nụ cười trọn vẹn.

    Giây thừng đứt, thùng nước rơi.

    Không còn nước trong thùng.

    Không còn trăng trong nước.

    "Tay ta rỗng không, chẳng có vật gì.

    Tâm ta rỗng không, chẳng có vật gì."
     
  17. TNN

    TNN New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    46
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Dạo này mình ít đọc lắm. Nhưng mình nghĩ rằng, mình sẽ không so sánh giữa Osho hay Phật giáo truyền thống, giữa Hoa nghiêm Tông hay Tịnh độ tông, luật tông hay bất cứ tông phái nào. Điều mình biết đó là mình có một cuộc đời. Có lẽ, khi mình sống, gặp những đau khổ, thất bại hay kể cả vinh quang mình sẽ hiểu nhiều hơn nỗi khổ của người khác và có những suy nghĩ về những gì mình đã học và đã đọc. Rồi có thể, một lúc nào đó, mình chợt nhận ra những ý nghĩ thực sự của đạo Phật, hoặc sẽ Ngộ.
    Mình không cố tạo ra mình là người hiểu biết hay tốt đẹp, quả đó là điều mình suy nghĩ.
    Đọc Osho, mình hiểu nó khi đặt vào cuộc đời mình và cuộc sống xung quanh, đọc Phật giáo cũng vậy. Người ta có nhiều con đường để đi mà, cũng không phải mình không từng có những nghi ngờ.
    Một lần, ngày ấy mình trong giai đoạn chuyển công việc, nói chung cũng căng thẳng, tiền nhà, tiền điện tiền nước rồi mấy thứ linh tinh nữa. Cũng không định kể khổ đâu. Cũng tại mình cả mà. Mình sang nhà bạn ở Gia Lâm, nghe bố mẹ bạn bảo mình gầy đi thì cũng thấy tủi thân lắm. Về lúc đó đã trời tối, đứng đợi xe cạnh những dãy nhà cao tầng. Nơi mình đứng, tiệm ảnh cưới và cả khách sạn, nhà nghỉ sáng đèn, vừa hứa hẹn hp lứa đôi vừa hứa hẹn sự phản bội. Lòng vừa buồn bã vừa chán nản,lại gặp du côn.
    Tất nhiên, cũng chẳng làm gì được mình nhưng một nỗi uất ức trào lên. Liệu có thể tha thứ để sống tốt hơn hay không như lời Phật dạy? Đôi khi, tha thứ là một điều rất khó! Đêm đó, mơ thấy ác mộng X(.
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng mười 2009
  18. buicaymat

    buicaymat New Member

    Tham gia ngày:
    31 Tháng tám 2009
    Bài viết:
    50
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Tình huống nguy nan nhỉ, mình chưa từng gặp, có lẽ TNN nên thận trọng hơn về sau ~_rose. Với mình thì có tội đền tội không thể tha thứ mà không có lý do chính đáng, tha thứ như vậy là một cách dung túng cho tội lỗi, chỉ e rằng phật pháp không thể cảm hóa được những kẻ không biết hối cải mà còn khiến tạo ra 1 vỏ bọc mới cho tội ác mới. Mình tin vào sự tốt đẹp của con người nhờ xã hội tốt đẹp hơn, nhưng xã hội lại là điều gì đó vượt quá tầm một người ~_angrygun
     
  19. TNN

    TNN New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    46
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Cám ơn buicaymat, cũng chẳng nguy nan đâu, nhưng vì cảm giác lúc đó khiến mình có những suy nghĩ như thế. Giông như bình thường ngắm trăng thì không sao, một ngày nào bỗng nhìn trăng soi đáy nước mà nhận ra sự vô thường. Tất nhiên, để có một ngày nào đó, trong tâm người ta đã phải trải qua những sự biến đổi.

    Osho nói rằng, nếu một người ăn mày đứng xin trước cổng nhà thờ một chút ân huệ, nơi người ta không bố thí cho ông một chút thức ăn nào nhưng ông vẫn đứng đó với niềm tin và can đảm, thì một ngày, ông sẽ nhận về một điều lớn lao hơn cả cơm ăn áo mặc, vầng hào quang của sự thanh thản sẽ tỏa ra trên khuôn mặt và vầng trán. Nếu ta sống trong hiểm nguy và sự can đảm, ta sẽ chạm tới cái sâu xa của linh hồn. Đó là vì sao, tôi nhớ đến người thuyền trưởng lái con tàu trong bão, với vốn sống và tâm hồn sâu sắc khiến tôi xúc động. Đó là lý do vì sao tình đồng chí trong chiến tranh lại cao đẹp và gắn bó như thế.

    Osho không sai, Phật giáo truyền thống không sai, chỉ là "ngón tay chỉ trăng" để mỗi người tự tìm con đường cho mình.
    Thực ra, tôi thấy mình nhiều tội lỗi lắm:cool:, nhưng cứ viết những điều mình nghĩ thôi!
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng mười 2009
  20. buicaymat

    buicaymat New Member

    Tham gia ngày:
    31 Tháng tám 2009
    Bài viết:
    50
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phật giáo theo cảm nhận của tôi

    Osho có một câu mà mình luôn nghĩ tới "chân lý của người khác không bao giờ là chân lý của mình", thực vậy, mình chưa thấy ai có thể bị khuất phục thật sự bằng lý lẽ cho đến khi họ tự nghiền ngẫm và nhận ra chân lý. Luật pháp chỉ răn đe bên ngoài thôi, trong tâm người phạm tội liệu có lay chuyển? Có nhiều người đến khi đã bị cả xã hội lên án mà còn cảm thấy mình vẫn đúng, không sai. Và phải chăng ý Osho là rằng không có 1 chân lý duy nhất, không có một tôn giáo duy nhất, không có một tín điều duy nhất. TNN ơi ai cũng mắc sai lầm, mình biết nhiều nhà sư không tu thật sự, nhiều người không gọt tóc mà tu ngay tại gia. Osho cũng là một tôn giáo, và chính ông ấy cũng khuyên người khác không "tín điều" ông mà chỉ tự khám phá chân lý cho mình. Có thể đứng trước 1 tình huống nguy nan TNN sẽ trở nên vững vàng hơn, đối mặt với nó cũng tốt hơn, nhưng trong tình cảnh bắt buộc thôi, nên mình khuyên TNN cẩn thận hơn lần sau là tránh tình cảnh đó đi. Mình cũng từng có vài lần mạo hiểm đi chơi giữa rừng núi hoang vu cùng một cô bạn, lúc đó cũng nhiều tưởng tượng lắm những chẳng hiểu sao cảm giác phấn khích nhiều hơn. Sau đó mình bị gia đình mắng, và bơm vào đầu đủ nỗi sợ hãi đến nỗi lần sau có đi mình sẽ rủ thêm vài bạn bè nữa cho "đông vui' :-D.
    Mình vẫn hi vọng TNN bỏ quá cho mình "chuyện cũ" nhé :-bd
     

Chia sẻ trang này