Quản lý thời gian, dễ hay khó?

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi alibaba8757, 19 Tháng tám 2006.

  1. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Làm việc có kế hoạch giúp bạn không bị chồng chéo công việc. Ảnh:phương Nguyên

    Chúng ta đều có 24 tiếng mỗi ngày. Sử dụng thời gian như thế nào mà cùng lứa tuổi, người thì nhận được học bổng tiến sĩ từ 7 trường đại học danh tiếng của Mỹ, người thì ì ạch mãi chưa hoàn thành tấm bằng kỹ sư? Người cùng lúc vừa quản lý công ty riêng mà vẫn có thời gian giải trí; người thì lúc nào cũng "đầu bù tóc rối" vì công việc, không có cả thời gian dành cho "sự nghiệp yêu đương"...


    Bài học của những người thất bại

    "Mua đắt, bán rẻ"

    Nhìn bạn bè cùng tuổi với mình đã ra trường được 1, 2 năm đều ổn định công việc, có người còn mở công ty riêng, trong khi mình vẫn đang loay hoay trả nợ các môn thi rớt, tấm bằng kỹ sư đáng lẽ chỉ mất 5 năm giờ thành 7 năm, V. Nguyên, sinh viên (SV) Trường ĐH Xây dựng Hà Nội (HN) không khỏi ngậm ngùi. Vốn là một SV chăm chỉ, thông minh, chỉ vì tính toán sai trong thương vụ "mua bán thời gian" mà giờ đây cậu phải chịu "lỗ" thê thảm cả về thời gian và tiền bạc.

    Cuối năm thứ 4, sẵn vốn kiến thức về tin học, Nguyên bắt đầu đi làm thêm ở vị trí hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng tại một công ty tin học khá có tiếng. Mục đích ban đầu rất hợp lý: làm thêm để tích lũy kinh nghiệm thực tế, tạo mối quan hệ và thêm chút tiền tiêu. Với khoản tiền nhận được 500.000đ/tháng, công việc của Nguyên là buổi tối trực tổng đài trả lời cho khách hàng về những trục trặc họ gặp phải khi sử dụng máy vi tính, nếu khách yêu cầu đến tận nhà thì phải phóng xe máy tới luôn. Những hôm nhiều việc, phải đi xa, cậu về nhà với bộ mặt bơ phờ, và hậu quả là buổi học sáng hôm sau Nguyên đi trễ vài tiết. Cứ thế, công việc đáng lẽ chỉ là làm thêm, lại lấn vào thời gian học lúc nào không hay. Hết khóa, cậu không đủ điều kiện để làm bài tốt nghiệp. Thế là đành ngậm ngùi nhìn bạn bè ra trường, đi làm, còn cậu thì vẫn hì hục "trả nợ" các môn còn thiếu.

    Nguyên rầu rĩ tính toán: "Tiền làm thêm 1 năm được 6 triệu đồng, đổi lại mình ra trường chậm 1 năm. Bạn bè tốt nghiệp "đúng hẹn", đi làm 1 năm lương bình quân 3 triệu/tháng thì cũng được 36 triệu đồng. Tính ra mình... "lỗ" tới 30 triệu (!), và còn nhiều thứ vô hình khác nữa...". Cậu kết luận: “"Lỗ" là do mình trả giá rẻ, tức là dành ít thời gian và công sức cho thứ quan trọng hơn, trong khi đó lại mua đắt thứ ít quan trọng!”.

    "Bệnh" trì hoãn

    Nghe cô bạn tên Linh thông báo: "Tớ đã hoàn thành khóa thạc sĩ ở Thụy Điển, giờ về lại Hà Nội làm việc rồi!", P.Lan (quận Cầu Giấy, Hà Nội) giật mình nhận ra mới đó mà đã 2 năm. Hồi mới tốt nghiệp đại học năm 2004, 2 đứa cùng ôm ấp giấc mơ du học. Đã chuẩn bị sẵn vốn ngoại ngữ, Linh đi học ngay năm đó. Còn Lan thì tặc lưỡi: Đằng nào năm nay mình cũng chưa đi được, thôi thì cứ chơi vài tháng hè đã rồi bắt tay vào học. Rồi Lan đi làm, công việc mới bận bịu, cứ nghĩ rằng khi nào đỡ bận sẽ đi học ngoại ngữ tiếp. "Để sang tháng sau!", "Để hết dịp này đã!"... Điệp khúc cứ thế lặp lại. Thoắt cái đã 2 năm, ước mơ du học dù luôn thường trực ở cô gái trẻ nhưng vẫn dừng lại ở mức... mơ ước mà thôi! Không biết phút "giật mình" khi nghe Linh thông báo có giúp cô bạn hay trì hoãn này có động lực để bắt tay ngay vào những việc cần làm hay không.

    Nhiều bạn trẻ có thói quen "nước đến chân mới nhảy", tặc lưỡi: Cứ để đó, còn lâu mới đến "deadline" (hạn cuối)! Thế là công việc dồn đống lại, đến gần hạn cuối mới bắt tay vào làm thì không còn đủ thời gian, đành làm quấy quá cho xong hoặc tệ hơn là không thể hoàn thành đúng hẹn. Cứ nhìn cánh sinh viên, nhiều bạn cũng phờ phạc vì mất ngủ trước khi vào phòng thi thì rõ tình trạng "chơi dài, học dồn" chẳng phải hiếm hoi. Có những sinh viên cả mấy đêm trước ngày thi thức trắng để "nhồi bài", đến khi thi thật thì chỉ đủ sức gục xuống bàn mà... ngủ. Cũng vì cái tính này mà L.Phương, SV Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HN) suýt không ra trường đúng hẹn. Số là cuối khóa, sau khi kết thúc kỳ thực tập tại một tờ báo, Phương cần xin ý kiến nhận xét của anh phóng viên trực tiếp hướng dẫn mình vào cuốn sổ thực tập. Đến gần sát ngày phải nộp sổ thực tập cho trường, lò dò lên tòa soạn thì hay tin anh phóng viên đó đi công tác Thái Lan 1 tuần. Thế là mếu máo lên trường xin khất, xin nộp muộn. Cũng may các thầy thương tình "gia hạn" thêm cho vài ngày. Thật là một cú hú hồn!

    Quản lý thời gian, chuyện của mỗi ngày, chuyện của mọi người, vậy mà những "lỗi cơ bản" này vẫn được số đông "hồn nhiên" lặp lại.

    Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM:

    [​IMG]

    Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn

    Hai cách giải trí không lãng phí thời gian

    Nếu nói sử dụng quỹ thời gian mỗi ngày sao cho hợp lý thì rộng lắm. Tôi xin chia sẻ với bạn trẻ cách giải trí cho khỏi lãng phí thời gian mà thôi. Dạng giải trí thứ nhất là mỗi người nên có một giờ giấc giải trí ổn định hằng ngày, hằng tuần để thoải mái sau một ngày học hành, làm việc căng thẳng. Các bạn trẻ đừng nên phí quá nhiều thời gian để bù khú ở quán cà phê. Đó không phải là hình thức giải trí tích cực vì nếu cứ như vậy sẽ tạo ra thói quen không hay. Bạn trẻ nên chọn nhiều hình thức giải trí để thoải mái nhất, sao cho hợp với quỹ thời gian cũng như sở thích của mình nhất. Dạng thứ hai là làm việc thật tốt và tự cho phép mình nghỉ phép dài ngày để thật sự thoải mái và có thể tích lũy năng lượng và quay lại công việc một cách tích cực hơn, năng động hơn.

    Trí Quang (ghi)

    V.B (thực hiện)
     

Chia sẻ trang này