Quyền tự do cơ bản nhất là tự do rời bỏ

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Rubixinh, 30 Tháng tư 2013.

  1. Rubixinh

    Rubixinh New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng tám 2012
    Bài viết:
    368
    Điểm thành tích:
    0
    [size=medium]Tham khảo
    The Most Basic Freedom Is Freedom to Quit
    Schools will become moral institutions only when children are free to quit.
    Published on April 29, 2013 by Peter Gray in Freedom to Learn


    Chúng ta thích nghĩ về những quyền con người theo những ngôn ngữ khẳng định, do đó chúng ta thường xuyên nói về những quyền của chúng ta tiến tới những điều chúng ta muốn: quyền bầu cử, tự do ngôn luận và lựa chọn con đường đạt được hạnh phúc. Quan điểm của tôi ở đây, đó là quyền cơ bản nhất - quyền làm cho tất cả các quyền khác khả thi - là quyền bỏ đi.

    Từ bỏ thường có ý nghĩa xấu trong tâm trí chúng ta. Chúng ta từ bé đã nghe những điều như "Những người từ bỏ không bao giờ chiến thắng, những người chiến thắng không bao giờ từ bỏ." Chúng ta được mong đợi là kiên trì theo đuổi, bất kể sự việc đang khó khăn như thế nào. Tôi thì thích sự thay đổi này hơn mà tôi từng nghe được ở đâu đó: "Những người từ bỏ không bao giờ chiến thắng, những người chiến thắng không bao giờ từ bỏ, nhưng những người không bao giờ chiến thắng và không bao giờ từ bỏ là những kẻ ngốc."

    Nếu chúng ta di chuyển tâm trí ra khỏi tình trạng sa lầy của sự cạnh tranh (quả thật, chúng ta không thể thắng những trận tennis bằng cách từ bỏ) và nghĩ về những mục tiêu rộng lớn hơn của cuộc sống - những mục tiêu sinh tồn, tránh bị thương, tìm kiếm hạnh phúc và sống theo những giá trị cá nhân của chúng ta giữa những người chúng ta tôn trọng và người tôn trọng chúng ta - thì khi đó chúng ta nhìn thấy sự tự do để từ bỏ là quan trọng đối với tất cả những mục tiêu đó. Điều tôi đang nói ở đây là sự tự do rời bỏ khỏi những người và những tình huống có hại cho hạnh phúc và sự thoả mãn của chúng ta.

    Tự do bỏ đi là 1 nền tảng của hoà bình, bình đẳng và dân chủ trong cộng đồng người nguyên thuỷ săn bắt-hái lượm.

    Tôi đã bắt đầu suy nghĩ về giá trị quan trọng của sự tự do rời bỏ cách đây vài năm khi tôi bắt đầu nghiên cứu về những xã hội bầy người săn bắt-hái lượm. Những xã hội đó, thiếu cảnh sát, nhà tù hoặc bất kì phương tiện nào để cưỡng bức mọi người tuân theo những quy tắc, tuy nhiên vẫn sống có trật tự và hòa bình 1 cách phi thường. Những giá trị nguyên tắc của họ là bình đẳng (không ai được xem là tốt hơn hoặc có giá trị hơn người khác và không có ông chủ hoặc những thủ lĩnh), chia sẻ (thức ăn và những đồ dùng được chia sẻ bằng nhau cho các thành viên), và tự chủ (mọi người ở mọi độ tuổi được tự do đưa ra những quyết định của họ). Tại sao những người mạnh hơn không bóc lột hoặc bắt những người yếu hơn làm nô lệ? Điều gì thúc đẩy con người quan tâm người khác, ngay cả khi họ không có quan hệ?

    Có nhiều câu trả lời hợp lí cho những câu hỏi đó, phụ thuộc vào mức độ của lời giải thích mà chúng ta đang tìm kiếm; nhưng câu trả lời cơ bản, tôi nghĩ, nằm ở sự tự do rời bỏ. Như các nhà nhân loại học đã liên tục chỉ ra, những cộng đồng săn bắt-hái lượm có tính thay đổi cao. Không chỉ toàn bộ nhóm người thường di chuyển từ nơi này sang nơi khác, mà các cá nhân và các gia đình cũng di chuyển từ cộng đồng này sang cộng đồng khác. Vì những người săn bắt-hái lượm không sở hữu đất đai và không sở hữu nhiều tài sản cá nhân nên họ có thể dễ dàng mang theo, và vì tất cả bọn họ đều có bạn bè và họ hàng ở những cộng đồng khác nên họ luôn có sự tự do để rời đi. Những người cảm thấy bị áp bức trong cộng động hiện tại của họ và thấy không có cách nào để vượt qua sự áp bức đó, có thể thu gom đồ đạc của họ và bỏ đi, hoặc là tham gia vào cộng đồng khác hoặc là bắt đầu cộng đồng của họ với 1 nhóm những người bạn.

    Những người săn bắt-hái lượm, giống như tất cả mọi người ở mọi nơi, phụ thuộc vào người khác để tồn tại. Không ai có thể tồn tại 1 mình, ít nhất là không quá lâu. Nhưng trong 1 thế giới nơi mà con người có thể dễ dàng bỏ đi, thì bạn phải đối xử tốt với người khác nếu không họ sẽ bỏ bạn. Bạn không thể buộc họ làm việc cho bạn vì nếu bạn cố làm vậy, họ sẽ bỏ đi. Bạn không thể lừa dối họ, hoặc bắt nạt họ, hoặc bôi nhọ họ - ít nhất là không quá lâu – vì nếu bạn làm vậy họ sẽ bỏ đi. Nếu bạn muốn 1 cộng đồng cố kết, mọi người đều muốn điều đó vì đó là con đường tốt nhất để sinh tồn, bạn phải nhìn sự việc từ quan điểm của những thành viên ở cộng đồng khác và cố làm vừa lòng họ; bạn phải thỏa hiệp với họ khi bạn bất đồng, và bạn phải chia sẻ đồ ăn của bạn với họ vào những ngày bạn gặp may trong săn bắt và họ thì không.

    Những người săn bắt-hái lượm nổi tiếng về việc đưa ra những quyết định dựa trên sự đồng lòng. Họ phải nói ra mọi điều và đạt đến sự nhất trí chung trước khi bắt tay vào hành động làm ảnh hưởng đến toàn cộng đồng. Sự đồng lòng có nghĩa là gì ở trường hợp này? Nó có nghĩa là mọi người sẵn sàng đi theo quyết định; họ có thể không hoàn toàn nhất trí, nhưng họ sẽ không bỏ cộng đồng vì nó. Vì vậy, đối với 1 cộng đồng săn bắt-hái lượm, ra quyết định dân chủ không nảy sinh từ 1 số triết lý đạo đức cao, mà nó nảy sinh từ sự cần thiết. Để tồn tại và phát triển, bạn cần 1 cộng đồng cố kết; và để đạt được điều đó, bạn cần đưa ra những quyết định không làm tổn thương quá nhiều đến người khác để họ sẽ rời bỏ.

    Sự tự do bỏ đi là 1 nền tảng của dân chủ và những quyền con người ở những quốc gia hiện đại.

    Ví dụ, ở Triều Tiên, chính phủ đối xử hung bạo với những người không thể rời bỏ. Khi con người có thể rời bỏ, chính phủ phải tìm cách làm thế nào để làm mọi người muốn ở lại.

    Sự tự do bỏ đi là 1 nền tảng cho sự hòa hợp trong hôn nhân.

    Nguyên tắc rời bỏ không chỉ áp dụng ở mức độ toàn cộng đồng và quốc gia mà còn ở mức độ gia đình. Nhiều nghiên cứu tiết lộ về những mối tương quan tiêu cực rõ ràng giữa bạo lực gia đình và sự tự do ly dị. Đánh vợ hiếm có ở những cộng đồng săn bắt-hái lượm so với những cộng đồng nông nghiệp. Lý do chính, 1 lần nữa, là sự tự do rời bỏ. 1 phụ nữ săn bắt-hái lượm có thể và sẽ bỏ 1 người chồng bắt nạt cô. Việc ly dị là dễ dàng và khá thường xuyên ở những cộng đồng săn bắt-hái lượm. 1 phụ nữ có thể quay về với cộng đồng của bố mẹ cô hoặc chuyển đến cộng đồng khác nơi mà cô có những người bạn và họ hàng, và điều đó tự động chấm dứt cuộc hôn nhân. Nếu cô có con và chúng muốn đi với cô, chúng sẽ đi. Vì mọi người trong cộng đồng chia sẻ thức ăn, và vì phụ nữ tìm thức ăn tốt như đàn ông, 1 phụ nữ không phụ thuộc về kinh tế vào chồng cô.

    Do đó, nếu bạn là đàn ông trong 1 cộng đồng săn bắt- hái lượm và không muốn mất vợ, bạn phải đối xử tốt với cô ấy. Điều đó không quá đúng trong những xã hội chủ yếu làm nông, vì trong những xã hội đó đàn ông sở hữu đất đai, vì vậy nếu phụ nữ bỏ chồng họ sẽ không có phương tiện để nuôi sống bản thân. Để tồn tại, phụ nữ trong những xã hội đó thường cố gắng chịu đựng nhiều nhất có thể với người chồng hung ác của họ.

    Trong những xã hội hiện đại, quyền tự do pháp luật và kinh tế để ly dị là lực lượng chính để chống lại bạo lực gia đình. Khi ly dị là bất hợp pháp, việc đánh vợ là phổ biến. Khi ly dị là hợp pháp nhưng vẫn không khả thi về tài chính đối với hầu hết phụ nữ, việc đánh vợ vẫn tiếp tục. Đánh vợ chỉ giảm khi phụ nữ có cả quyền tự do pháp luật và tài chính để bỏ chồng. 1 ví dụ gần đây về hiệu ứng này được chứng minh ở Tây Ban Nha. Năm 2005, 1 sự thay đổi trong luật Tây Ban Nha làm việc ly dị dễ dàng hơn trước đây, và tỷ lệ bạo lực gia đình với phụ nữ giảm xuống đáng kể. Nó không chỉ giảm xuống vì những vụ ly dị có thực mà còn vì đàn ông không muốn mất vợ đã bắt đầu đối xử với vợ tử tế hơn.

    Có thời kì mà những câu chuyện và bài hát ca ngợi người phụ nữ “mắc kẹt với người đàn ông của cô”, bất kể anh ta tệ như thế nào. Nhưng sự thật là, đàn ông trở nên tốt hơn khi những bà vợ có thể bỏ chồng hơn là họ ở trong những hoàn cảnh phải sống với chồng bất kể điều gì.

    Tự do rời bỏ phân biệt người lao động với nô lệ

    Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng ở nơi làm việc. Nếu bạn không thể bỏ công việc của bạn vì bạn bị sở hữu bởi ông chủ của bạn hoặc vì điều kiện kinh tế ngăn không cho bạn rời bỏ, thì khi đó ông chủ của bạn có thể bóc lột và đối xử tàn tệ với bạn. Nếu bạn có thể bỏ đi thì khi đó ông chủ phải đối xử tốt với bạn nếu ông ta muốn giữ lại bạn. Khả năng pháp luật và kinh tế để từ bỏ là sức mạnh có xu hướng làm cho mối quan hệ ông chủ và nhân viên bình đẳng.

    Ở trường học, trẻ em không được tự do rời bỏ vậy những hậu quả là gì?

    Nhìn chung, trẻ em là đối tượng bị đối xử tàn ác nhất, không chỉ vì chúng nhỏ bé và yếu đuối mà vì chúng không có những quyền tự do rời bỏ giống như người lớn. Các nhà nhân loại học nói với tôi là điều này không quá đúng ở những nền văn hóa săn bắt-hái lượm, vì trẻ em ở đó, ở 1 mức độ đáng kể, có thể rời bỏ nhiều như những người trưởng thành. Những trẻ bị bố mẹ đối xử không tử tế có thể bỏ đến 1 nơi khác với những người lớn khác sẽ đối xử tử tế với chúng. Thậm chí chúng có thể chuyển đến 1 cộng đồng khác. Những người săn bắt-hái lượm không có quan điểm cho rằng bố mẹ sở hữu con cái. Hầu hết mọi người đều thích trẻ em và toàn cộng đồng chia sẻ việc chăm sóc mỗi đứa trẻ; do đó trẻ em không phải là 1 gánh nặng. Nhưng điều đó không quá đúng trong xã hội chúng ta và bạo lực gia đình chống lại trẻ em là 1 vấn đề nghiêm trọng và đang tiếp diễn.

    Nhưng bây giờ tôi muốn quay lại với sự bạo lực mà chúng ta làm với trẻ em bằng cách buộc chúng đến trường. Khi giáo dục ở nhà trường là sự ép buộc thì theo định nghĩa, trường học là nhà tù. 1 nhà tù là 1 nơi mà 1 người bị buộc ở đó và với những người chúng không được tự do lựa chọn những hoạt động, những không gian. Trẻ không thể bỏ trường học, và ở trường, trẻ không thể rời bỏ khỏi những giáo viên xấu, bị ép làm những bài tập vô nghĩa hoặc những bạn học độc ác. Đối với 1 số trẻ, cách duy nhất để rời bỏ là tự tử.

    Những vấn đề bắt nạt ở trường học và những vấn đề khác như sự không hạnh phúc, sự chán học của học sinh nói chung, và không ai tìm ra 1 cách đề giải quyết những vấn đề đó cho đến khi chúng ta cho phép trẻ có sự tự do rời bỏ.

    Khi trẻ thực sự được tự do rời bỏ khỏi trường học, thì khi đó trường học sẽ phải trở thành những nơi thân thiện với trẻ để tồn tại. Giống như tất cả chúng ta, trẻ em thích học nhưng chúng ghét bị ép buộc, quản lí quá mức và liên tục bị đánh giá, phê bình. Chúng thích học theo cách của chúng, không phải theo cách người khác ép buộc chúng.

    Nguồn: PsychologyToday
     

Chia sẻ trang này