Tác dụng phụ của thuốc giảm đau

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi cabachlong, 3/7/09.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20/7/06
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    TTO - Đau là triệu chứng thường hay gặp ở người bệnh. Vì vậy, thuốc giảm đau là loại thuốc được dùng thường xuyên và phổ biến nhất.
    Có nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau, trong đó có thuốc giảm đau mạnh nhưng lại có tác dụng gây nghiện hoặc có thuốc dùng lâu dài sẽ gây tác dụng phụ nặng nề là làm viêm loét dạ dày tá tràng. Để giúp việc sử dụng thuốc giảm đau hợp lý, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề ra 3 bậc thang dùng thuốc giảm đau như sau.
    Bậc 1 là khi đau nhẹ và vừa ta nên dùng thuốc giảm đau thông thường mua không cần có toa của bác sĩ là Paracetamol hoặc thuốc nằm trong nhóm có tên gọi chung là thuốc chống viêm không steroid (viết tắt là NSAID, gồm có: aspirin, ibuprofen, diclofenac...). Nếu dùng thuốc giảm đau bậc 1 là Paracetamol hay aspirin không cải thiện có nghĩa người bệnh bị đau ở bậc cao hơn tức đau nặng ở bậc 2 hoặc đau dữ dội như đau ung thư là đau bậc 3. Lúc này phải dùng đến thuốc giảm đau loại gây nghiện có nguồn gốc thuốc phiện với loại trung bình như codein hoặc loại mạnh như morphin. Thuốc giảm đau bậc 2 và 3 có tính chất gây nghiện bắt buộc phải để cho bác sĩ điều trị chỉ định, tức là chỉ được dùng khi có đơn thuốc được ghi bởi bác sĩ.
    Riêng thuốc giảm đau bậc 1 là Paracetamol và các thuốc NSAID (trong đó có aspirin) là loại được hay dùng nhất vì mua ở nhà thuốc dễ dàng không cần đến toa của bác sĩ. Chính vì thuốc giảm đau bậc 1 có thể mua dễ dàng, sử dụng rộng rãi và dùng ngày càng tăng liều đã đưa đến tỷ lệ tai biến do thuốc này ngày càng tăng ở nhiều nước trên thế giới. Sự tự ý sử dụng thuốc và không biết được các tác dụng phụ tiềm tàng, không biết được sự khác nhau giữa các thuốc giảm đau thường làm cho người bệnh lơ là trong lựa chọn thuốc, dùng bất cứ thuốc gì mà họ tự cho là thích hợp, dùng trong thời gian rất dài và thế là bị các tai biến trầm trọng.
    Nhiều người đã biết rằng dùng thuốc Paracetamol để giảm đau là an toàn hơn aspirin hoặc các thuốc NSAID khác ở chỗ Paracetamol không gây hại dạ dày, tức không gây viêm loét dạ dày - tá tràng. Gần đây, nhiều chuyên gia quốc tế trong nhiều thông báo khác nhau đã nhấn mạnh đến sự lưu ý đặc biệt đến nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc giảm đau đối với 2 nhóm người: Nhóm người bị hen suyễn và nhóm người có vấn đề về tim mạch.
    Trước hết, đối với người bị hen suyễn hoặc người có cơ địa dễ bị dị ứng nên lưu ý không nên dùng thuốc aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác. Bởi vì loại thuốc giảm đau này có thể gây co thắt phế quản. Làm khởi phát cơn hen, làm triệu chứng hen suyễn nặng thêm đến mức có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hội chứng bị lên cơn hen suyễn do dùng thuốc aspirin hay nói chung do dùng thuốc NSAID được gọi là hội chứng AIA (viết tắt của Aspirin Induced Asthma). Ở Pháp, có đến 25% bệnh nhân hen phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện, làm thông khí đường thở do bị hội chứng AIA. Trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân bị hen suyễn ngày một gia tăng, và các bệnh nhân này có lúc phải dùng thuốc giảm đau để trị bệnh. Do hội chứng AIA khó lường trước được, cho nên người có tiền sử bị dị ứng nên thận trọng tránh dùng aspirin hoặc thuốc NSAID nào khác, ngoại trừ được bác sĩ chỉ định thuốc vì sự cần thiết, để tránh lên cơn hen.
    Thứ đến, những người đang có bệnh lý về tim mạch phải hết sức thận trọng trong lựa chọn thuốc giảm đau. Nên tránh dùng các thuốc NSAID nói chung (ngoại trừ aspirin liều thấp có tác dụng ngừa huyết khối có thể được bác sĩ tim mạch chỉ định dùng để ngừa đau thắt ngực, ngừa nhồi máu cơ tim). Nếu tự ý dùng thuốc NSAID có thể làm tăng nguy cơ suy tim ở người cao tuổi đang dùng thuốc lợi tiểu để trị bệnh tăng huyết áp. Hoặc thuốc aspirin có thể làm tăng huyết áp ở người đang mắc bệnh cao huyết áp.
    Cần ghi nhận thêm về trường hợp đau do viêm xương khớp. Viêm xương khớp hay còn gọi thoái hóa khớp là một loại bệnh viêm khớp thường hay gặp ở người cao tuổi. Khi bị đau do viêm, trong đó có viêm xương khớp, nhiều người thường nghĩ ngay đến việc dùng thuốc NSAID. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, thuốc NSAID luôn có nguy cơ gây tác dụng phụ, đặc biệt đối với người cao tuổi. Theo hướng dẫn mới trong điều trị đau do viêm xương khớp được đề nghị bởi Hiệp hội Điều trị bệnh thấp khớp của châu Âu và Hiệp hội Điều trị đau Hoa Kỳ, trong trường hợp bị bệnh viêm xương khớp từ nhẹ-đến-vừa, Paracetamol là thuốc được lựa chọn dùng thử đầu tiên vì thuốc không gây ra một số tác dụng phụ thường thấy khi dùng thuốc giảm đau khác ví dụ như bị rối loạn dạ dày và nguy hiểm hơn là các vấn đề về tim mạch. Nếu Paracetamol tỏ ra có hiệu quả sẽ được tiếp tục dùng lâu dài. Nếu Paracetamol tỏ ra kém hiệu quả sẽ được phối hợp dùng thêm thuốc NSAID hoặc thay thế hẳn bằng thuốc NSAID. Đương nhiên khi dùng thuốc NSAID, bác sĩ điều trị sẽ có sự chọn lựa thuốc thích hợp hoặc chỉ định biện pháp phòng chống tác dụng phụ do thuốc NSAID gây nên.
    Riêng thuốc Paracetamol, tuy an toàn hơn aspirin trong một số trường hợp, ta vẫn phải lưu ý độc tính của nó đối với gan. Người ta ghi nhận đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc Paracetamol dẫn đến hoại tử tế bào gan, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc ở người có chức năng gan hoạt động kém: Paracetamol gây nhiễm độc gan là do dùng quá liều. Vì vậy, nên lưu ý:
    - Không được dùng Paracetamol để tự điều trị cảm sốt, giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ con, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.
    - Đối với người lớn, liều thông thường không nên quá 3g/ngày (mỗi lần chỉ nên dùng 500mg-1000mg, một ngày không quá 3 lần). Riêng người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan đã kém. Ở nước ngoài, người ta ghi nhận người cao tuổi dễ bị ngộ độc, do dùng quá liều Paracetamol chỉ vì tự ý dùng nhiều thuốc với tên biệt dược khác nhau, nhưng thực chất chứa cùng một hoạt chất là Paracetamol mà bản thân người đó không biết.
    - Người uống rượu nhiều không nên dùng bừa bãi Paracetamol, đặc biệt không nên uống thuốc với mục đích “ngừa nhức đầu, để uống rượu không say” (cũng giống như một số người trước khi uống rượu thường uống vài viên aspirin để tăng “đô”, nhưng tăng “đô” đâu không thấy, chỉ làm hại dạ dày, có nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa!). Paracetamol và rượu đều có hại cho gan, do đó nếu kết hợp sẽ làm tăng độ nguy hại lên nhiều lần.
    Tóm lại, những điều trình bày ở trên cho thấy, việc chọn và dùng thuốc giảm đau không phải là việc đơn giản, hời hợt mà đòi hỏi phải có sự thận trọng đúng mức. Đối với người sử dụng thuốc khi cần giảm đau chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 và nên chọn Paracetamol là thuốc dùng đầu tiên, dùng đúng liều và không dùng kéo dài.
    Nếu tình trạng đau không cải thiện hoặc cải thiện, sau đó lại tái phát, ta nên đến cơ sở điều trị để được bác sĩ khám, xác định nguyên nhân và giúp chọn loại thuốc giảm đau thích hợp. Không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào mà mình không rõ hoặc dùng loại thuốc giảm đau bậc cao hơn, bậc 2 hoặc bậc 3, có thể bị nghiện thuốc và tai biến nguy hiểm.
    Ở đây xin được nói thêm về dạng thuốc băng dán giảm đau. Đây là dạng thuốc là miếng băng dán dùng dán lên da và có hai loại. Loại băng dán chỉ cho tác dụng tại chỗ tức là dán lên da, dược chất giảm đau (như thuốc chống viêm không steroid ketoprofen hoặc methyl salicylat) thấm vào da làm giảm đau chống viêm tại chỗ hơn. Có loại thứ hai, dù là miếng băng dán, khi dán lên da dược chất sẽ thấm xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu và cho tác dụng giảm đau toàn thân. Hiện nay người bị đau dữ dội như đau ung thư có thể dùng băng dán Durogesie (chứa dược chất gây nghiệm fentanyl) để giảm đau và bắt buộc phải dán đúng cách theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị đau do ung thư.
    NGUYỄN HỮU ĐỨC
    (maxreading.com)
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20/7/06
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tác dụng phụ của thuốc giảm đau

    Vài lưu ý về thuốc giảm đauSGGP:: Cập nhật ngày 30/04/2007 lúc 00:23'(GMT+7)[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đau là một cảm giác vô cùng khó chịu mà ai cũng đã từng trải qua. Tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau, hầu như tất cả chúng ta đều muốn tìm cách chấm dứt cơn đau càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, tác dụng giảm đau bao giờ cũng đi kèm với một số tác dụng phụ và việc lạm dụng thuốc giảm đau sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường cho sức khỏe.
    [​IMG]
    Một ca ngộ độc rượu đang được điều trị. Ảnh: NG.TR.
    Với sự tiến bộ của y dược học, thuốc đã trở thành một cứu cánh, phương tiện giảm đau rất hữu hiệu. Có thể nói, các thuốc giảm đau đã thực sự làm một cuộc cách mạng trong điều trị, ngoài việc làm cho cuộc sống bệnh tật trở nên bớt đau khổ, dễ chấp nhận hơn, nó còn đóng vai trò trị liệu thực sự.

    Tuy nhiên, tác dụng giảm đau bao giờ cũng đi kèm với một số tác dụng phụ. Có thể liệt kê tác dụng phụ của thuốc giảm đau theo hai nhóm lớn như sau:

    Để điều trị các cơn đau nội tạng như đau ung thư, sỏi thận, sỏi mật, hậu phẫu : sử dụng các thuốc giảm đau gây nghiện loại opi, riêng rẽ hay kết hợp với các thuốc giảm đau ngoại biên, thuốc kháng động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần để giảm đau. Các thuốc opi có thể gây tử vong nếu quá liều, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và được quản lý nghiêm ngặt theo quy chế thuốc gây nghiện. Chúng có các tác dụng phụ là gây nghiện, gây ngủ, suy hô hấp, gây nôn, táo bón, bí tiểu.

    Thuốc giảm đau không gây nghiện : làm giảm các cơn đau nguồn gốc ngoại biên như nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau do chấn thương, đau xương, cơ .… Nhóm này bao gồm : Thuốc giảm đau thuần túy với hoạt chất Floctafenin và thuốc giảm đau hạ sốt (Paracetamol, Antipyrin, Metamizol): Paracetamol là lựa chọn hàng đầu đối với sốt và đau với liều không vượt quá 3g/ngày cho người lớn và 80mg/kg cho trẻ em. Tuy ít tác dụng phụ nhưng lưu ý nếu dùng quá liều (trên 8-10g) sẽ gây tổn thương gan nặng, nguy cơ này càng cao đối với người nghiện rượu.

    Thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm : nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) với các hoạt chất như Aspirin, Indometacin, Diclofenac, Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Tenoxicam, Meloxicam, Naproxen, Nimesulid… Ngoài tác dụng giảm đau trong điều trị nhức đầu, đau răng sau phẫu thuật, tác dụng kháng viêm được lợi dụng để điều trị các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) trong viêm thấp khớp, viêm xương-khớp, viêm gân, viêm sau phẫu thuật, bệnh gout …

    Nhìn chung các thuốc này đều có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa : đau thượng vị, loét dạ dày-tá tràng, được khắc phục bằng cách uống thuốc khi no hoặc dùng dạng thuốc chỉ tan ở ruột. Thuốc không dùng được cho người bị dị ứng với Aspirin, loét dạ dày-tá tràng, suy gan thận cấp, hen phế quản, 3 tháng cuối thai kỳ, người có khuynh hướng dễ chảy máu hay đang dùng thuốc chống đông máu.

    Trong nhóm này, Aspirin khá phổ biến với liều trung bình (300-2.400mg/ngày) có tác dụng giảm đau hạ sốt và liều cao (2.400-4.000 mg/ngày) có tác dụng kháng viêm. Cần lưu ý không nên dùng Aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi do nguy cơ hội chứng Reye có thể gây tử vong (có thể thay bằng Paracetamol).

    Càng ngày việc sử dụng thuốc giảm đau càng trở nên phổ biến, cũng chính vì vậy mà nó đang bị lạm dụng. Ngoài các tác dụng phụ có hại của từng loại thuốc, nguy hiểm không kém là thói quen ỷ lại vào thuốc, lơ là việc điều trị căn nguyên bệnh.

    Nếu chỉ chú ý giảm đau, các triệu chứng bệnh lý có thể bị che lấp, bỏ qua, gây nhầm lẫn hoặc chậm trễ trong chẩn đoán bệnh, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nguyên tắc là một thuốc giảm đau không được dùng quá 10 ngày và thuốc hạ sốt không dùng quá 3 ngày nếu vẫn tiếp tục sốt trên 39,50 C, phải tìm căn nguyên bệnh để điều trị cho đúng. Trong mọi trường hợp, để bảo đảm sử dụng thuốc giảm đau hiệu quả, an toàn, bệnh nhân phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của dược sĩ.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]PGS.TS. Phạm Khánh Phong Lan
    Giảng viên Khoa Dược - Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh[/FONT]​

    (sggp.org.vn)
     

Chia sẻ trang này