Tâm thận bất giao- yếu cái không nên yếu

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Vanhoaphuongdong, 18 Tháng tám 2007.

  1. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Tâm thận bất giao trong y học cổ truyền chính là các bệnh lý thường được gọi dưới các tên: bất lực, liệt dương, yếu sinh lý, lãnh cảm, cảm giác sợ hoặc rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, xuất tinh sớm, kém ham muốn của y học hiện đại.

    Theo Đông y, các chứng bệnh trên có các tên gọi như bất dục, thận âm hư, âm hư dương cang, âm nuy, tâm thận bất giao, tảo tiết..., tùy chứng bệnh mà có các biểu hiện và cách chữa trị.

    Bất dục: Đó là tình trạng nam giới thiểu năng sinh dục, cũng có thể do bộ phận sinh dục kém phát triển hoặc thiếu hụt (có một tinh hoàn, hoặc một tinh hoàn teo) nhưng cũng có thể do thận khí kém, sinh khí hư lạnh gây nên.

    Thận âm hư: Người bệnh thường đau lưng, mỏi gối, ù tai, đau đầu, choáng váng hay quên, miệng khô, di tinh, rêu lưỡi ít, mạch tế.

    Thận dương hư: Biểu hiện đau lưng, mỏi gối, người luôn mệt mỏi, sợ lạnh, cơ bắp mềm kém lực, dương vật kém khả năng cương, hay đái rắt, hoạt tinh, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch trầm nhược.

    Âm hư dương cang: Người bệnh có biểu hiện: gò má đỏ, nóng từng cơn, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, gầy sút, mất ngủ, cảm giác phiền toái, dễ cáu giận, luôn thèm muốn tình dục, di tinh, chất lưỡi khô đỏ, mạch nhanh.

    Âm dạng: Là loại bệnh mà bộ phận sinh dục nữ bị ngứa, đau chảy nước, có khi có mụn.

    Âm nuy, hay dương sự bất khởi: Nguyên nhân do tình dục quá độ, hoặc thủ dâm gây tổn thương tinh khí, làm mệnh môn hỏa suy hoặc do lo nghĩ nhiều, u uất tinh thần, tổn thương đến tâm tỳ. Hoặc do ở trạng thái sợ hãi kéo dài cũng gây tổn thương thận khí.

    Biểu hiện: Âm hành không cương cứng được, mệt, đau lưng, chóng mặt, dễ sợ, đa nghi, ngủ không yên.

    Bạch dâm: Là chứng bệnh mà trong âm đạo bài tiết nhiều chất trắng dính, hay nam giới hoạt tinh - tinh dịch thường dính ở quy đầu, toàn thân mệt mỏi bơ phờ.

    Bạch tự phong: Bình thường âm đạo phụ nữ vẫn tiết ít dịch nhờn trong, không mùi, nhất là khi gần ngày rụng trứng. Khi bị bệnh, âm đạo tiết dịch nhày nhiều, trắng dài như sợi dây, có thể có mùi hôi gây khó chịu, người mệt mỏi, da mặt vàng, chân tay lạnh, dễ tiêu chảy, chóng mặt hoa mắt, ngại giao hợp, tức ngực khó chịu.

    Thận khí hư: Biểu hiện mặt trắng bệch, đau lưng mỏi gối, tai ù nghe kém, tiểu nhiều và trong, tiểu không tự chủ hay són ra quần, xuất tinh sớm, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng.

    Cương trùng: Là tình trạng dương vật vô cớ cương cứng kéo dài, không mềm, tự tiết dịch nhiều, môi và miệng khô.

    Thận dương hư: Hay còn gọi dương khí hư. Người bệnh có biểu hiện: Chân tay lạnh, sợ lạnh, mỏi lưng, tiểu đêm, liệt dương, hoạt tinh. Bệnh càng nặng người càng mệt mỏi, ủy mị, lạnh cột sống, tiêu lỏng sống phân, thường tiêu lỏng về buổi sáng (ngũ canh tả). Phụ nữ rối loạn kinh, kinh loãng, ít, ăn ngủ kém, sợ quan hệ tình dục.

    Tảo tiết: Là chỉ loại người tinh dễ xuất, xuất tinh sớm, thường kèm mệt mỏi, ngại công việc, buồn chán.

    Các dạng bệnh trên cần chú ý đề phòng bệnh khi chưa mắc, còn khi đã mắc thì cần đi khám để chữa trị sớm, nếu để quá nặng sẽ rất khó chữa.

    Đối với dạng bệnh trên cần chú ý "sinh hoạt điều độ" và giữ vệ sinh nhất là khi phụ nữ bị hành kinh, vệ sinh trong quan hệ, khi giao hợp cần chuẩn bị đầy đủ mọi yếu tố, đặc biệt yếu tố tinh thần thật thoải mái tránh căng thẳng sợ sệt hay vội vã, quá căng thẳng, lo sợ rất dễ bị liệt dương.

    Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc điển hình

    Bài 1: Bạch long hoàn chữa âm suy: Lộc giác giao 8g, lộc giác sương 8g, bá tử nhân 10g, thỏ ty tử 10g, thục địa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Bài 2: Đại bổ nguyên tiễn chữa liệt dương (dương bất khởi sự): nhân sâm 10g, hoài sơn 16g, thục địa 16g, câu kỷ 12g, đương quy 12g, sơn thù 8g, đỗ trọng 12g, chích thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Bài 3: Tả quy ẩm chữa thận dương hư: thục địa 16g, hoài sơn 12g, sơn thù 8g, lộc giác giao 10g, đỗ trọng 16g, kỷ tử 12g, đương quy 12g, thỏ ty tử 10g, phụ tử chế 6g, nhục quế 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Bài 4: Bách bổ giao tinh hoàn chữa di mộng tinh, hoạt tinh: ba kích 12g, ngưu tất 10g, thục địa 16g, bá tử nhân 10g, nhục thung dung 8g, trạch tả 8g, viễn chí bỏ lõi 6g, đỗ trọng 16g, phục thần 8g, hoài sơn 16g, sơn thù 8g, xích thạch chi 6g, ngũ vị tử 8g, thạch cao 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Bài 5: Bảo nguyên hoàn chữa âm hư, liệt dương, di tinh (nam), bạch đới, tai ù, đau lưng (nữ): phục linh 8g, mẫu lệ 10g, sơn thù 8g, khiếm thực 12g, phúc bồn tử 12g, thỏ ty tử 12g, liên tu 8g, sa uyển tật lê 8g, toan táo nhân 8g, long cốt 10g, sơn dược 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Bài 6: Bổ thận cường thận phiến chữa thận hư, đau lưng, váng đầu ù tai, hoa mắt, dễ sợ hãi, di tinh, liệt dương: cẩu tích 20g, kim anh 12g, kim yên tử 10g, thỏ ty tử 10g, dâm dương hoắc 10g, nữ trinh tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Bài 7: Cứu tử hồi xuân thang (thiên gia diệu phương): bổ thận cố tinh, chữa liệt dương, hoạt tinh, xuất tinh sớm: câu kỷ tử 12g, phá cố chỉ 8g, cửu thái tử 8g, thục địa 12g, phúc bồn tử 12g, dâm dương hoắc 8g, hạt sen 16g, ngũ vị tử 8g, hoài sơn 16g, thỏ ty tử 8g, kim anh tử 10g, xà sàng tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
    Bài 8: Diệu hương tán chữa hồi hộp, lo sợ, bổ thận cố tinh, di mộng tinh: nhân sâm 12g, thần xa 1g, cát cánh 8g, phục linh 8g, viễn chí 6g, hoàng kỳ 12g, phục thần 10g, xạ hương 0,5g, mộc hương 8g, hoài sơn 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Chú ý: Bệnh nhân cần được thầy thuốc chuyên khoa khám để gia giảm và cho liều lượng thích hợp, vì dùng sai thuốc bệnh có thể tăng chứ không giảm.

    Tóm lại: Khi cuộc sống khá hơn mọi người cần mạnh dạn hơn, nếu mắc căn bệnh khó nói hãy đến thầy thuốc để khám tìm cách giải quyết, đừng để kéo dài bệnh lý càng trầm trọng, càng khó điều trị. Từ “cái nọ xọ cái kia”, sinh tiêu cực buồn chán từ đó có thể sinh bệnh khác và hậu quả khác.

    ( SKDS)
     

Chia sẻ trang này