Tướng vô sinh

Thảo luận trong 'Kiến thức Nhân Tướng Học-Âm Dương, Ngũ Hành' bắt đầu bởi cabachlong, 25 Tháng chín 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Phương pháp điều trị vô sinh mới, giá rẻ ở Việt Nam


    Khoa học công nghệ ngày càng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản - Ảnh: Hữu Oai

    Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM) cũng vừa ứng dụng kỹ thuật nuôi trứng non thành trứng trưởng thành đem lại cơ hội làm mẹ cho phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang không dùng thuốc kích thích buồng trứng.

    Thạc sĩ Trần Danh Cường - Phó khoa Phụ 1 (Bệnh viện Phụ sản T.Ư) - cho biết, khoảng 20% số bệnh nhân đến khám bệnh về phụ khoa và vấn đề sinh sản bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

    Trứng nhỏ, hậu quả lớn

    Trên trang web Trẻ thơ (webtretho.com) có một góc dành cho những người phụ nữ trẻ tâm sự, hỏi han nhau về bệnh tật, thu hút được sự tham gia của nhiều chị em. Đáng chú ý là PCOS là căn bệnh được rất nhiều bạn gái đang trong độ tuổi sinh đẻ đề cập đến. Họ đều chung hoàn cảnh là chưa thể có con dù lấy chồng đã khá lâu mà nguyên nhân do bị hội chứng nói trên.

    Bác sĩ Hồ Mạnh Tường - Trưởng khoa Hiếm muộn (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ) - cho biết đây là một trong những rối loạn nội tiết thường gặp nhất ở phụ nữ trong tuổi sinh sản. Các phụ nữ có PCOS bị vô sinh chủ yếu do không phóng noãn, hay còn gọi là không rụng trứng. Các nang trứng không to lên được đến kích thước để thụ thai nên không thể rụng, không vỡ được, nằm dưới lớp vỏ dày của buồng trứng.

    Biểu hiện ban đầu của bệnh thường thấy là kinh nguyệt không đều, số lượng máu kinh ít và thất thường. Ngoài ra người bị bệnh PCOS sẽ có nồng độ nội tiết nam trong cơ thể tăng lên.

    Điều này khiến lông phát triển ở những vị trí giống nam giới như mọc ria mép, lông mày rậm, lông chân nhiều, lông bụng nhiều nhưng bệnh không ảnh hưởng đến nhu cầu hoạt động “chăn gối” của phái đẹp.


    Ngoài các triệu chứng như hiếm muộn, kinh nguyệt không đều, tăng nội tiết tố nam…, PCOS còn liên quan đến các nguy cơ sức khỏe lâu dài như tiểu đường, ung thư nội mạc tử cung, bệnh tim mạch.

    Cơ hội làm mẹ cho phụ nữ bị PCOS

    Ngày 18-9 vừa qua, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ vừa triển khai Kỹ thuật trưởng thành trứng non trong ống nghiệm (IVM) nhằm nuôi cấy và trưởng thành các trứng non mà không sử dụng biện pháp dùng thuốc kích thích trứng như phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) thông thường cho những trường hợp đầu tiên.

    Theo bác sĩ Tường, kỹ thuật IVM phù hợp với những bệnh nhân hiếm muộn do PCOS, nhưng điều trị thuốc kích thích buồng trứng, đốt điện không thành công. Đặc biệt, kỹ thuật này giúp những bệnh nhân bị PCOS kèm theo một số bệnh lý khác dẫn tới vô sinh phải tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm (như tắc vòi trứng, tinh trùng chồng ít, yếu...).

    Kỹ thuật chọc hút trứng non phức tạp hơn kỹ thuật chọc hút trứng trong TTTON thông thường. Để thực hiện chọc hút trứng non từ những nang noãn rất nhỏ cần phải chuẩn bị nhiều khâu liên quan cũng như thuần thục về kỹ thuật.

    Môi trường nuôi cấy trứng non là môi trường rất đặc biệt, chứa nhiều loại nội tiết tố và huyết thanh chiết xuất từ máu của chính người phụ nữ đó. Sau 1 ngày nuôi trong ống nghiệm, trứng non sẽ phát triển thành trứng đủ tiêu chuẩn thụ thai. Trứng sau khi nuôi thành công sẽ được tiến hành TTTON với tinh trùng của người chồng bệnh nhân bằng phương pháp ICSI (chỉ cần 1 tinh trùng để thụ tinh cho 1 trứng).

    Bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan - Phó Trưởng Khoa Hiếm muộn, cho biết đây là một kỹ thuật điều trị nhiều tiềm năng, nhất là ở những bệnh nhân có PCOS. Mặc dù tỉ lệ làm tổ của phôi và tỉ lệ thai lâm sàng của IVM không cao như TTTON cổ điển (có dùng thuốc kích thích buồng trứng), nhưng IVM có nhiều ưu điểm cho các bệnh nhân PCOS vì nhóm bệnh nhân này rất nhạy cảm với thuốc FSH và có nguy cơ quá kích buồng trứng cao.

    Hiện nay, do IVM là một kỹ thuật tương đối phức tạp, phối hợp nhiều kỹ thuật lâm sàng và labo, chỉ có các trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn trên thế giới mới thực hiện thành công kỹ thuật này với tỷ lệ thai lâm sàng của IVM ở bệnh nhân PCOS là 20-30%.

    Với những tiến bộ gần đây về kỹ thuật, một số báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ có thai có thể lên đến hơn 40%. IVM có thể là một chọn lựa điều trị thay thế cho TTTON cổ điển có dùng thuốc kích thích buồng trứng ở những bệnh nhân PCOS không kích thích buồng trứng.

    Phương pháp này hứa hẹn là một chọn lựa thay thế cho phương pháp TTTON để điều trị vô sinh cho bệnh nhân PCOS do tránh được nguy cơ quá kích buồng trứng, đơn giản hóa qui trình điều trị ở những bệnh nhân này đồng thời giảm thời gian điều trị và thời gian theo dõi bệnh nhân.

    Bác sĩ Tường hy vọng với kỹ thuật này trong tương lai không xa có thể tiến hành phân lập trứng non từ mô buồng trứng và trữ lạnh trứng non cho những bệnh nhân ung thư cần hóa trị hay xạ trị. Trên thế giới hiện ước tính đã có hơn 400 em bé ra đời từ kỹ thuật IVM. Đến nay chưa có báo cáo nào ghi nhận có sự gia tăng tỷ lệ bất thường hay rối loạn phát triển ở các trẻ này.

    Chi phí giảm còn 1/3

    Được biết, chi phí TTTON cho bệnh nhân nuôi trứng non thành trứng trưởng thành trong ống nghiệm chỉ bằng khoảng 1/3 so với 1 ca thụ tinh trong ống nghiệm cho bệnh nhân sử dụng phương pháp kích thích buồng trứng bằng thuốc.

    Bác sĩ Tường lý giải: “Trong TTTON ở Việt Nam hiện nay, tiền thuốc kích thích buồng trứng chiếm khoảng 60-70% tổng chi phí 1 ca thụ tinh trong ống nghiệm. Với phương pháp IVM, bệnh nhân chỉ phải tiêm một số loại thuốc với chi phí vài triệu đồng”.

    Như vậy, với chi phí thực hiện 1 lần TTTON có kích thích buồng trứng như hiện nay, bệnh nhân có thể thực hiện 2-3 lần IVM-TTTON, nhưng tiện lợi hơn, ít tốn thời gian và ít biến chứng hơn.

    Ngoài ra, đây có thể là lựa chọn cho những cặp vợ chồng khó khăn về tài chính, không đủ chi phí để thực hiện TTTON cổ điển có kích thích buồng trứng.




    Theo Tiền Phong
     
  2. tien_ua

    tien_ua New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tướng vô sinh

    có bị nhầm bài ko nhỉ...
     

Chia sẻ trang này