Tại sao bàn thờ Thần Tài thường được đặt nơi xó nhà?

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi BichVan, 9 Tháng mười 2008.

  1. BichVan

    BichVan Hội viên Hoa Mai

    Tham gia ngày:
    11 Tháng một 2008
    Bài viết:
    51
    Điểm thành tích:
    0
    Người Trung Quốc tin rằng Thần Tài là vị thần mang tài lộc lại cho gia đình nên người ta tin thờ cúng vái. Nhất là những nhà làm ăn buôn bán thì mỗi khi có việc gì gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Người Việt ta cũng theo lệ đó mà thờ vị thần này.

    Bàn thờ Thần Tài không được thiết lập trên cao như bàn thờ gia tiên mà thường được đặt ở những nơi xó xỉnh góc nhà hoặc hàng hiên, bàn thờ cũng không cần to tát mà thường chỉ là một chiếc khám nhỏ sơn son thếp vàng, hoặc có khi chỉ là một thùng gỗ có dán giấy đỏ.

    Sở dĩ người ta thờ Thần Tài ở xó xỉnh là theo một sự tích. Theo sự tích này, Thần Tài là một nữ thần chứ không phải là một nam thần với hàng râu ria mà người đời sau thường mô tả mỗi khi nói tới Thần Tài gõ cửa một nhà nào trong các dịp tài lộc may mắn.

    Điển kể lại rằng:

    Ngày xưa có một người lái buôn tên là Âu Minh, khi đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt. Âu Minh đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm đã giàu to. Về sau nhân một hôm ngày Tết, Âu Minh đánh Như Nguyệt. Sợ hãi, Như Nguyệt chui vào đống rác rồi biến mất. Từ đó nhà Âu Minh sa sút dần, chẳng mấy lúc nghèo kiết.

    Người ta bảo Như Nguyệt là Thần Tài và lập bàn thờ để thờ Như Nguyệt, bàn thờ được đặt trong góc nhà vì người ta tin rằng Thần Tài thường trú ngụ ở đó. Từ đó, ngày Tết ta có tục kiêng hót rác trong ngày đầu năm vì sợ hót mất Thần Tài ẩn trong đống rác đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt tiến tới được suốt quanh năm.
     

Chia sẻ trang này