Tổng hợp về dấu hiệu chuyển dạ

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi cabachlong, 31 Tháng mười 2009.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    (Eva.vn) - Nếu dịch âm đạo tiết ra dày, có màu đỏ nhiều hơn là chất nhầy màu trắng thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng nhập viện.

    window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);}Những dấu hiệu cho thấy cuộc "vượt cạn" đã đến gần, tổng hợp từ Askdsear:
    1. Cảm giác thai ‘tụt’ xuống (sa bụng):

    Khoảng thời gian cuối thai kỳ, những cú đá của bé xuất hiện nhiều ở bụng trên. Nhiều người mẹ chia sẻ, nếu quan sát bụng bầu từ phía bên trên, họ không thấy rốn nữa (giai đoạn trước, khi bé còn nằm ở bụng trên thì rối sẽ căng và như bị lồi ra). Tình trạng sa bụng có thể diễn ra trong khoảng 2-4 tuần trước ngày chuyển dạ thật.

    Nhóm phụ nữ sinh con lần 2 không cảm nhận được rõ ràng giai đoạn bé bị “rơi” xuống, trừ thời điểm chuyển dạ. Nguyên nhân là vì các cơ vùng xương chậu của mẹ đã bị giãn mạnh nên cảm giác “tụt” xuống của bé khá mơ hồ.

    2. Tiểu rắt:

    Lúc đó, đầu của bé nằm rất gần bàng quang của mẹ, khiến tần suất đi tiểu của mẹ tăng lên.

    [​IMG]
    Tình trạng sa bụng có thể diễn ra trong khoảng 2-4 tuần trước ngày chuyển dạ thật.


    3. Đau lưng dưới:

    Các cơn đau lưng dưới và xương chậu nhiều hơn, do dây chằng ở xương chậu và tử cung bị căng ra.

    4. Cơn co Braxton Hick (chuyển dạ giả) mạnh hơn:

    Những cơn chuyển dạ giả ngày một dồn dập hơn nhưng sẽ dịu đi khi bạn thay đổi vị trí hoặc bắt đầu đi bộ. Nhiều lúc, bạn có cảm giác cơn đau bụng mạnh mẽ như sắp đến giờ sinh nhưng thực tế, có thể phải mất 1-2 tuần nữa, dấu hiệu chuyển dạ mới thực sự xảy đến.

    5. Tiêu chảy:

    Hormone trong thai kỳ có khả năng làm thay đổi chức năng của ruột. Kết quả, bạn có thể bị đau bụng lâm râm, đi tiêu nhiều hơn và đi tiêu phân lỏng. Nhiều thai phụ còn cảm thấy buồn nôn và nôn trong giai đoạn này.

    6. Tăng tiết dịch âm đạo:

    Dịch âm đạo có màu trắng đục, giống như lòng trắng trứng gà hoặc có chất nhầy màu hồng.

    [​IMG]
    Nếu vỡ ối trước khi có các dấu hiệu chuyển dạ khác thì cuộc “vượt cạn” có thể diễn ra trong ít phút hoặc vài giờ đồng hồ tới


    7. Ra máu:

    Dịch âm đạo tiết ra nhiều và thay đổi, từ loãng, quánh như keo dán giấy trở thành dày hơn, có thể lẫn máu đỏ. Khi cổ tử cung mỏng đi, những mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị vỡ. Vì thế, bạn có thể nhìn thấy những vệt máu màu đỏ hoặc nâu đỏ có lẫn trong dịch nhầy. Nếu dịch âm đạo có màu đỏ nhiều hơn là chất nhầy trắng, giống như dấu hiệu kinh nguyệt hoặc ra nhiều máu đỏ tươi, bạn nên nhập viện sớm. Thông thường, nếu xuất hiện dấu hiệu ra máu thì cơn chuyển dạ sẽ tới trong vòng 3-4 ngày nhưng cũng có trường hợp là 1-2 tuần.

    8. Vỡ ối:

    Khoảng 1/10 thai phụ bị vỡ ốm sớm. Nếu vỡ ối trước khi có các dấu hiệu chuyển dạ khác thì cuộc “vượt cạn” có thể diễn ra trong ít phút hoặc vài giờ đồng hồ tới. Một số trường hợp, mẹ vỡ ốm sớm trước khi sinh gần một ngày.

    Theo M&B
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tổng hợp về dấu hiệu chuyển dạ

    Những dấu hiệu mà bạn cần lưu ý



    Giai đoạn đầu của cơn chuyển dạ có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày, do vậy điều đầu tiên bạn cần nhớ là không nên lo sợ khi nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ. Khi bạn thấy một hoặc nhiều hiện tượng dưới đây, bạn đã bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ:

    • Cảm giác bị co thắt, giống như các cơn đau bụng khi có kinh
    • Cảm thấy sưng phù, táo bón hay hơi đau ở dạ dày
    • Bị tiêu chảy hay nôn mửa
    • Ra nước đầu ối
    • Vỡ nước ối
    Co thắt tử cung mạnh



    (http://www.dumexvietnam.com/pregnancy/article/how_will_i_know_i_am_in_labour

    )
    huyển dạ là một tiến trình sinh đẻ tự nhiên. Việc sinh nở là công việc nặng nề và bạn cũng biết rằng mức độ đau rất khác nhau ở mỗi người.[​IMG]


    Những kỹ thuật luyện thở và thư giãn đã được hướng dẫn tại các lớp học tiền sản sẽ hữu dụng trong lúc này. Đừng lo lắng nếu bé không sinh ra vào đúng thời gian đã dự kiến. Bé có thể chào đời trước hoặc sau hai tuần so với ngày dự sinh. Bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn nếu bạn đã tự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc hiểu rõ những gì đang xảy ra với bạn và biết chính xác điều mình đang trông đợi là bí quyết để bạn dễ dàng vượt qua.

    Ba giai đoạn của quá trình chuyển dạ:

    Giai đoạn 1


    - Nước đầu ối: Là dịch nhầy lẫn máu chảy ra từ âm đạo. Đây là cái nút nhầy đóng kín cổ tử cung.

    - Sự tràn dịch của bao ối: Đây là lúc mà bao ối của thai nhi đang nằm bị vỡ. Dịch ối có thể tuôn ra một cách thình lình hoặc thông thường chỉ là vài giọt nước rỉ ra, màu sắc có thể là màu trắng đục (như nước gạo) hoặc có dính chút máu. Nếu màu hơi vàng hoặc hơi xanh, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn.

    - Sự co thắt tử cung: Những cơn co thắt có chu kỳ gây giãn nở cổ tử cung, ban đầu là những cơn đau nhẹ nhàng, ngắn và không thường xuyên. Chúng mang tính chu kỳ, đạt đến mức độ tối đa rồi giảm dần. Một vài phụ nữ bị ói mửa trước khi bắt đầu co thắt tử cung và chuyển dạ. Đến cuối giai đoạn thứ nhất của quá trình chuyển dạ, các cơn co thắt trở nên dữ dội hơn, thường xuyên hơn và với cường độ mạnh hơn. Những cơn cuối cùng kéo dài hơn (khoảng một phút) và thường xuyên hơn (cứ mỗi 5 phút hoặc hơn), đạt đến đỉnh điểm một cách nhanh chóng và từ từ giảm xuống. Cuối giai đoạn thứ nhất, bạn có thể cảm thấy buồn nôn. Đừng lo lắng nếu bạn bị nôn mửa, nó có thể sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

    - Bạn nên làm gì? Nếu nước đầu ối xuất hiện, hoặc bạn phát hiện có nước chay lan xuống ống chân, hãy đến bệnh viện ngay. Trong trường hợp các cơn đau cách đều 20 - 30 phút, giống như những cơn đau chuyển dạ và không phải là các cơn co thắt Braxton-Hick nhẹ nhàng và không đều, thường xảy ra trong các tuần cuối của thai kỳ, bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

    - Giai đoạn chuyển tiếp: Trước khi quá trình chuyển dạ thực sự bắt đầu, có một giai đoạn chuyển tiếp, khi các cơn đau cách đều 3 - 4 phút. Các cơn đau nhanh chóng đạt đến cao độ và một số phụ nữ suy sụp do bị choáng váng. Tuy nhiên, giai đoạn này nói chung tương đối ngắn.

    Giai đoạn 2


    - Khi cổ tử cung giãn nở hoàn toàn (10cm) để em bé tụt xuống vùng đáy xương chậu, giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ bắt đầu. Trong giai đoạn này, mỗi cơn co kéo dài khoảng 2 phút và cuối cùng khoảng 30 giây cho một cơn. Toàn bộ giai đoạn 2 của quá trình chuyển dạ thường diễn ra trong khoảng một tiếng đồng hồ cho lần sinh nở thứ nhất và dưới 30 phút cho những lần sinh nở tiếp theo.

    - Bạn nên làm gì? Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ theo dõi quá trình sinh nở. Hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ khi rặn đẻ để giảm nguy cơ bị rách âm đạo.

    Giai đoạn 3


    Đây là giai đoạn kể từ lúc bé được sinh ra đến khi nhau thai tự bong khỏi tử cung và được đẩy ra ngoài



    Shine (ST)

    http://mum.carehub.vn/mang-thai/mang-thai/5385-nhung-dau-hieu-chuyen-da.html)
    ấu hiệu cảnh báo quá trình chuyển dạ
    07 / 05 / 2009 01:46:00 PM ​
    Các chuyên gia cho rằng, không có cách nào dự đoán chính xác thời điểm chuyển dạ ở thai phụ. Những dấu hiệu sau có khả năng cảnh báo quá trình chuyển dạ sớm hơn một vài ngày hoặc một vài tuần.
    Thai có cảm giác tụt xuống

    Lúc này, bạn có cảm giác nặng nề hơn ở khung xương chậu; đồng thời, áp lực của thai lên lồng ngực cũng giảm đi đáng kể. Do vậy, những cơn thở của bạn dễ dàng hơn.

    Nhiều cơn co Braxton Hicks hơn

    Nếu những cơn co Braxton Hicks xuất hiện thường xuyên, liên tục hơn thì có thể bạn sắp phải đối mặt với cơn chuyển dạ thật. Dấu hiệu này cho thấy, cổ tử cung đã “chín muồi” và là bước đệm cho quá trình chuyển dạ thực sự. Một số thai phụ cũng xuất hiện triệu chứng chuột rút, ra máu trùng với thời điểm này.

    Thỉnh thoảng, khi quá trình chuyển dạ thực sự sắp đến gần, cơn co Braxton Hicks trở nên hơi đau và kéo dài thường xuyên hơn, khoảng 10-20 phút một lần (khiến bạn thắc mắc liệu có phải cơn chuyển dạ thật đã tới?). Tuy nhiên, những con co này thường kéo dài không lâu, kém dồn dập và thường bị đứt quãng. Cho nên, nó còn được gọi là cơn chuyển dạ giả.
    [​IMG]
    Cổ tử cung bắt đầu ‘chín’

    Vài tuần hoặc vài ngày trước khi chuyển dạ thực sự, những con co Braxton Hicks có tác dụng khiến cổ tử cung mềm, mỏng và mở rộng đôi chút. Càng gần ngày sinh, cổ tử cung càng có dấu hiệu biến đổi.

    Khí hư hoặc có dấu hiệu ra máu

    Khoảng thời gian cuối thai kỳ, từng lượng khí hư dày hơn sẽ xuất hiện. Nếu cổ tử cung bắt đầu mở rộng thì bạn càng gần ngày sinh nở hơn. Màu sắc của khí hư thường là nâu, hồng hoặc đỏ như màu máu. Chuyện quan hệ vợ chồng hoặc những tác động khác vào âm đạo có thể khiến tình trạng khí hư hoặc ra máu thay đổi nghiêm trọng hơn (thậm chí quá trình chuyển dạ thật cũng không thấy xuất hiện trong những ngày sau đó).

    Vỡ túi nước ối

    Khi túi nước ối bị vỡ, nước ối sẽ chảy tràn qua âm đạo. Thời điểm này, bạn nên nhanh chóng nhập viện để các bác sĩ hỗ trợ quá trình sinh nở.

    Phần lớn thai phụ thấy xuất hiện những cơn co thông thường trước khi bị vỡ nước ối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước ối lại bị vỡ trước. Nếu điều này xảy ra, quá trình chuyển dạ thật đã tới rất gần.
    Dấu hiệu chuyển dạ thực sự

    Như đã nói ở trên, không có thời điểm chính xác để nhận biết cơn chuyển dạ thực sự. Giai đoạn đầu của chuyển dạcó thể bị nhầm lẫn với những cơn co Braxton (xuất hiện trước cơn chuyển dạ thật vài tuần).

    Một số dấu hiệu nhận biết cơn chuyển dạ thật: Những cơn co tử cung trở nên dài, mạnh mẽ và gần nhau hơn. Những cơn co có thể xuất hiện khoảng 10 phút mỗi lần nhưng chúng không có dấu hiệu ngừng hoặc dễ chịu hơn sau đó. Tiếp đến, bạn cũng xuất hiện cảm giác bị đau cùng lúc với những cơn co tử cung.

    Đôi khi, có thể bạn chuyển dạ mà không có dấu hiệu co tử cung hoặc bị đau. Trường hợp này, bạn bị ra máu hoặc vỡ nước ối. Nói chung, dấu hiệu chuyển dạ thật cũng khác nhau với từng thai phụ.

    Dấu hiệu bạn nên nhập viện

    - Nghi ngờ vỡ nước ối: Bạn nên nhập viện nếu âm đạo tiết nước vàng, nâu.

    - Không cảm nhận được thai máy hoặc bạn nhận thấy, tần suất thai máy giảm đi một cách khó hiểu.

    - Bạn xuất hiện dấu hiệu ra máu; bạn bị đau bụng liên tục hoặc bị sốt.

    - Bạn bắt đầu có những cơn co tử cung trước tuần thứ 37, đi kèm những dấu hiệu mà bạn phỏng đoán là có khả năng chuyển dạ sớm.

    - Bạn liên tục bị đau đầu, thay đổi thị giác, đau bụng dưới, bụng bị sưng phồng hoặc những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị mắc chứng tiền sản giật.

    Ngọc Huê (Theo Babycenter)
    (mevabe)​

     

Chia sẻ trang này