Tội ác trong tù

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Nguyệt, 18 Tháng chín 2009.

  1. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Những cái chết vì 'đại bàng' trong trại giam
    Gương mặt cha mẹ nạn nhân dúm dó khi nghe các hung thủ khai hành vi giết con mình trong trại giam. Từng lời tái hiện cuộc sống nghiệt ngã chốn lao tù của những can phạm “mâm dưới” như những nhát dao cứa lòng.
    Chưa ngớt buồn phiền vì đứa con trai theo chúng bạn cướp vé số của người bán dạo và bị công an quận 9 (TP HCM) bắt, gia đình Tân bàng hoàng khi nhận được tin con chết trong trại giam giành cho tội phạm chưa thành niên vì bị các bạn tù đánh đập.
    Suốt phiên xử ngày 14/9, người cha chốc chốc lại đưa khăn quệt vội những dòng nước mắt trên gương mặt hốc hác. Kế bên, người mẹ không còn sức ngồi vững, bà gục hẳn trên vai chồng.
    [​IMG]Sau phiên xử, những "đại bàng" tuổi teen này lên xe về trại. Ảnh: Vũ Mai.
    Trước vành móng ngựa, 6 bị cáo mặt còn búng ra sữa đùn đẩy nhau. Bằng giọng rành rọt, Nguyễn Minh Nghĩa khai nhận, ngày Tân mới vào đã bị “trưởng buồng” bắt ngồi trên bồn cầu (nơi camera trại giam không quan sát được) cho những người khác thay nhau đấm đá. Đây là màn "chào phòng” được áp dụng cho người mới bị bắt giam. Sau đó, Tân được xếp vào hàng “mâm dưới” cùng với 3 người nữa và phải hầu hạ mọi nhu cầu của những người “mâm trên”.
    Sau khi “trưởng phòng” được chuyển đi trại giam khác, Nghĩa được mọi người bầu làm “đại ca” vì có “thâm niên” cao nhất. Từ đó, “mâm dưới” chỉ còn Tân và một người khác. Do phải làm quá nhiều việc (lau phòng, rửa bát, giặt đồ, đấm bóp…) nên Tân thường bị ăn đòn.
    Ngày 11/11/2008, trong phòng nhận được tờ báo viết về bộ phim “Bỗng dưng muốn khóc”, Tân khẳng định với mọi người mình đã xem phim này rồi. Tuy nhiên, khi Nghĩa hỏi về các nhân vật trong phim, Tân cứ ấp a ấp úng. Cho rằng đàn em nói dối, Nghĩa cắt người đứng canh quản giáo rồi cùng những phạm nhân còn lại kéo Tân vào nhà vệ sinh thay phiên nhau đánh vào những chỗ hiểm trên người Tân.
    Trong suốt 3 ngày, Tân bị hành hạ liên tục, thậm chí còn bị buộc dây vào chỗ kín và kéo chạy khắp phòng. Sáng 3/12, trong lúc phải “chăn kiến” (không cho kiến bò ra khỏi viên gạch, một hình phạt do Nghĩa tự nghĩ ra) thì Tân gục xuống vì kiệt sức.Được đưa đi cấp cứu nhưng do bị thương quá nặng vào các vùng hiểm nên Tân đã chết.
    Cả phòng xử xôn xao, nhiều ánh mắt ái ngại hướng về phía cha mẹ Tân đang gục vào nhau, nức nở.
    “Đã giành hết thức ăn, bắt người ta hầu hạ lại còn tra tấn dã man. Ai cho các bị cáo có quyền được đối xử với người khác như thế?”
    Vị chủ tọa đặt câu hỏi cho tất cả các bị cáo. Đáp lại, những gương mặt non choẹt đều bình thản cho rằng, đó là “luật” của phòng giam mà bất kỳ ai bước chân vào đây đều phải chấp hành. “Thấy trưởng phòng trước làm thế nào, bị cáo cứ thế làm theo nhưng không ngờ Tân chết. Bị cáo suy nghĩ chưa có tới…”, Nghĩa trả lời.
    Những lời sám hối muộn màng của các bị cáo lọt thỏm trong những tiếng thở dài của người dự khán. Nguyễn Minh Nghĩa và đồng bọn đã phải nhận từ 6 năm 3 tháng đến 15 năm tù về “cố ý gây thương tích” trong trường hợp gây hậu quả chết người.
    [​IMG]Bùi Văn Kim Trọng trước vành móng ngựa. Ảnh: Vũ Mai.
    Trước đó không lâu, cũng tại tòa án này, một vụ án tương tự được đưa ra xét xử. Tháng 5/2008, Bùi Văn Kim Trọng (19 tuổi) có hành vi "cố ý gây thương tích" nên bị tạm giam tại công an quận Bình Thạnh cùng với 24 can phạm chưa thành niên. Do đã từng “ăn cơm tù” về tội "cướp tài sản", Trọng nghiễm nhiên trở thành “nhị ca” và được liệt vào “mâm trên”, có quyền được sai bảo, bắt các can phạm khác phải phục dịch mọi nhu cầu của mình và “đại ca”.
    Ngày 26/5/2008, thấy Thanh phục vụ "trưởng buồng" không tốt, Trọng lôi người này ra đánh cảnh cáo “để làm gương cho kẻ khác”. Chiều hôm đó, do quá tức vì bị giành hết thức ăn người nhà gửi vào, lại bị đánh tơi tả nên Thanh tuyên bố sẽ tự tử bằng cách dùng khăn ướt đắp lên mặt cho đến chết. Biết việc, Trọng lôi Thanh ra đạp nạn nhân chết tại chỗ.
    Bùi Văn Kim Trọng phải lĩnh án chung thân về tội "giết người".
    Tương tự, ngày 18/9/2007, một thiếu niên khác cũng phải bỏ mạng tại buồng giam giành cho tội phạm trẻ trại giam Chí Hòa. Nguyễn Minh Giàu (18 tuổi) bị giam cứu tại đây về hành vi "cướp tài sản". Với bản tính lì lợm, dữ dằn, Giàu khiến các phạm nhân khác nể sợ. Một lần, Giàu bắt được một con thằn lằn. Y bỏ vào hộp nhựa và lúc nào cũng kè kè bên người. Buổi tối, khi vị “đại ca” ngủ, nhiệm vụ nuôi giữ con “thú cưng” này được giao cho hai đàn em là Tùng và Nhân. Do suốt ngày phải phục dịch những người “mâm trên”, cả hai người này đã ngủ quên khiến con thằn lằn chạy mất.
    Giàu bắt Tùng và Nhân ngồi xếp bằng trước cửa nhà vệ sinh rồi cứ thế đánh liên tục mặc cho các nạn nhân khóc lóc van xin.
    Chưa dừng lại, Giàu sai một phạm nhân khác lấy ớt hiểm bắt hai đàn em phải nhai sống, nuốt nước và nhả bã ra ngoài. Không chịu nổi, Tùng vùng đứng dậy liền bị Giàu đấm đá cho đến khi bất tỉnh. Được đưa đi cấp cứu, nhưng Tùng đã chết tại bệnh viện. Một năm sau, tòa tuyên Nguyễn Minh Giàu 18 năm tù về tội "giết người".
    Nạn đại bàng đánh chết người trong trại giam khiến không ít người đặt câu hỏi, đâu là trách nhiệm của những cán bộ quản giáo?
    Vũ Mai
    (VNE)
     

Chia sẻ trang này