Tội phạm học với cuộc sống đời thường

Thảo luận trong 'Tâm sinh lý' bắt đầu bởi cabachlong, 30 Tháng mười hai 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Khoa học hành vi trong môn tội phạm học
    Thứ tư, 27/12/2006, 16:11 GMT+7
    Gần như mỗi ngày khi giở một tờ báo hay với tay bật tivi, người ta đều thấy một vụ giết người ở đâu đó, một vụ cướp giật trắng trợn hay một vụ cưỡng dâm... Có một điểm rất quan trọng ít ai để ý đến: hầu hết các vụ phạm tội đều do đàn ông gây ra. Người ta đặt ra vấn đề rằng phải chăng có một mối liên hệ giữa nam tính và tội ác?

    [​IMG]

    Giáo huấn tù nhân giúp hạn chế tái phạm tội.


    Tính lập dị - Chi tiết vàng

    “Tính lập dị (của tội phạm) là một trong những mấu chốt quan trọng nhất để phát hiện kẻ thủ ác” - Conan Doyle từng xác định như vậy, qua lời nói của nhân vật Sherlock Holmes - “Loại tội phạm càng phổ biến và không có điểm đặc biệt thì càng khó phát hiện”. Nói cách khác, càng có nhiều thông tin về hành vi tội phạm, chúng ta càng dễ phân tích và điều tra vụ án.

    Lực lượng cảnh sát từng đối mặt với vụ án tương tự vào giữa thập niên 1950. Hồi đó, New York bị chấn động bởi các vụ đánh bom của một gã được mệnh danh “Kẻ đánh bom điên loạn”, từng gây ra hơn 30 vụ đánh bom trong 15 năm. Trong số các mục tiêu bị đánh sập, có vài công trình công cộng lớn như Trung tâm Grand và Đài phát thanh Pennsylvania.

    Bất lực, cuối cùng cảnh sát phải nhờ sự trợ giúp của tiến sĩ phân tâm học nổi tiếng James A. Brussel. Sau khi xem tất cả ảnh chụp hiện trường bị đánh bom và những bức thư tên tội phạm gửi đến vài tờ báo, Brussel đi đến một số kết luận: tên tội phạm bị rối loạn thần kinh, thù ghét bố mình nhưng được mẹ cưng chiều và sống ở nơi nào đó thuộc Connecticut. Brussel hướng dẫn cảnh sát nên tập trung theo dõi một gã có tầm vóc trung bình, độ tuổi trung niên, nguyên quán nước ngoài, theo đạo Thiên chúa, độc thân, sống với một người anh hay chị. Khi bị phát hiện, có thể hắn đang vận một áo veston hai túi, có cài nút. Phương pháp Brussel áp dụng thường được biết dưới cái tên quy nạp - tức quan sát hiện tượng, phân tích yếu tố chính của vụ án rồi rút ra kết luận tổng quát.

    Đặc tính tâm lý - Chìa khóa vạn năng

    Đối với bọn tội phạm chuyên nghiệp, thông thường chúng không có mặc cảm phạm tội khi thực hiện vụ án. Nhưng cũng có một số lại cảm thấy rất bất an sau khi thủ ác. Tâm lý đó thể hiện trong cách giết nạn nhân, mà nếu phát hiện được sẽ rất có ích trong quá trình điều tra tội phạm. Một trong những vụ án minh họa điều này là vụ giết bé Mary Frances Stoner 12 tuổi. Hôm đó, bé Mary bỗng mất tích khi ra khỏi chiếc xe buýt nhà trường đỗ gần ngôi nhà em ở Rome (bang Georgia). Thi thể Mary được một đôi tình nhân phát hiện trong khu rừng cách nhà em khoảng hơn 15km, với cái áo khoác vàng phủ lên mặt. Sọ Mary bị đập vỡ bằng một hòn đá.

    Với bản tường trình của cảnh sát địa phương, FBI đưa ra vài yếu tố chính. Hung thủ đã dễ dàng dụ bé Mary đến chiếc xe của hắn rồi tóm em vào xe. Xác Mary được tìm thấy trong khu rừng xa cho thấy hung thủ quen thuộc địa hình khu vực. Cái áo khoác phủ lên mặt Mary nói lên một điều rất rõ: chính hung thủ cũng cảm thấy ghê tởm hành động dã man của mình. Cũng với lý do đó, hung thủ đã lẩn trốn đến một nơi nào đó, với nỗi mặc cảm phải nghe những người xung quanh nói về tội ác mà hắn gây ra. Từ kinh nghiệm của mình, FBI cung cấp thêm một số chi tiết giá trị, nhằm giúp điều tra dễ dàng hơn: Hung thủ từng có tiền án, gặp rắc rối trong hôn nhân, sử dụng xe màu sậm - đen hay xanh dương - và chăm sóc xe rất kỹ.


    Nền văn hóa súng đạn tại Mỹ - một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tội phạm gia tăng.

    Sau khi nghe FBI tường trình, một cảnh sát cho biết anh đã thả một tên tình nghi rất phù hợp với chi tiết miêu tả. Hắn tên Darrell Gene Devier, 24 tuổi, da trắng, từng ly dị hai lần, dùng chiếc xe Ford màu đen hiệu Pinto được bảo quản cẩn thận. Do trước khi xảy ra vụ giết Mary, Devier có mặt tại nơi gần nhà nạn nhân để sửa chữa mạng điện ngoài trời, nên hắn được mời thẩm cung rồi sau đó được thả.

    Cho đến lúc đó, khả năng Devier phạm pháp bắt đầu lộ dạng. Vì thế, FBI đề nghị cảnh sát mời hắn cho một cuộc thẩm tra thứ hai. Kế hoạch cuộc thẩm tra lần này được bày xếp kỹ. Buổi thẩm cung được tiến hành vào ban đêm để Devier mang cảm giác an toàn vì không có sự hiện diện của giới báo chí. Phòng thẩm cung phải sử dụng đèn mờ ảo, tạo ấn tượng bí hiểm.

    Trên bàn, đặt nhiều chồng hồ sơ với tên của hắn ghi đậm. Điều quan trọng nhất là để một hòn đá đẫm máu trên cái bàn khác gần đó, gần như không nằm trong tầm nhìn của hung thủ để khi muốn nhìn thì hắn phải xoay đầu. Nhân viên FBI nói thêm với cảnh sát là không nên đề cập về hòn đá, nhưng quan sát thật kỹ biểu hiện của hung thủ mỗi khi hắn quay sang nhìn hòn đá. Khi nhận thấy hắn rùng mình, dù rất nhẹ, hãy nhìn thẳng vào mắt hắn rồi nhẹ nhàng nói chính hắn là thủ phạm...

    Toàn bộ tiến trình được thực hiện chính xác. Khi được đưa vào phòng thẩm cung, Devier rùng mình ngay khi thấy hòn đá và bắt đầu thở dốc. Lúc nghe nói đến máu trên hòn đá, Devier suy sụp hoàn toàn và buộc phải khai mình đã giết bé Mary và còn thực hiện một vụ hiếp dâm khác. Ngày 17-5-1995, gần 16 năm sau vụ giết Mary, Darrell Gene Devier lên ghế điện. Từ vụ này, FBI rút ra kết luận: mỗi tội phạm đều có một “hòn đá”, nghĩa là một bằng chứng phạm tội nào đó, dù cố che đậy bằng bất cứ thủ thuật nhà nghề nào. Công việc của thanh tra cảnh sát là tìm ra “hòn đá” đó, ngay nơi hiện trường...

    Một nhóm quản lý các phạm nhân thụ án treo đã đi tiên phong trong việc áp dụng phương pháp tâm lý để tiếp cận với phạm nhân tại Bristol (Anh). Phạm nhân ở đây được hướng dẫn cách tự khám phá ra con đường đã dẫn họ đến với tội ác. Họ trao đổi với những người cùng cảnh ngộ, tìm hiểu lý do phạm tội của từng người. Ngoài ra, họ còn được tiếp xúc với các hoạt động thể thao lành mạnh mà trước đây họ chẳng bao giờ màng đến. Những buổi trao đổi như vậy đã giúp họ hiểu rõ là môi trường đã ảnh hưởng đến tính cách của họ như thế nào. Bản thân của từng phạm nhân đều cảm thấy rất xấu hổ với cá tính mà họ vẫn thường tự hào: sự tàn ác và vô cảm.

    Từng bước một, người ta đã nắm được sợi dây liên hệ trực tiếp giữa nam tính và tội ác, giữa giáo dục và môi trường sống... Nếu các nhà làm luật và giới cảnh sát quan tâm nhiều hơn về các mối tương quan trên, người ta sẽ có những phương cách khắc phục, làm giảm số lượng vụ án xuống....

    Theo Việt Bình


    ( Vietnamnet)
     

Chia sẻ trang này