PHẦN CĂN BẢN A. 10 THIÊN CAN Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. B. 12 ĐỊA CHI Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi C. ÂM DƯƠNG CỦA HÀNG CAN Dương can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm Âm can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý D. ÂM DƯƠNG CỦA HÀNG CHI Dương chi: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất Âm chi: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi E. ĐỊA CHI SANH TIÊU Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (cọp), Mão (mèo), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (heo). F. CAN CHI NGŨ HÀNH VÀ TỨ THỜI PHƯƠNG VỊ Thiên can: Giáp, Ất (mộc), Đông phương, Bính, Đinh (hỏa) Nam Phương, Mậu, Kỷ (thổ) trung ương. Canh, Tân, (kim) Tây phương. Nhâm, Quý (Thủy) bắc phương. Địa chi: Dần, Mão, Thìn (mộc) Đông phương mùa xuân. Tỵ, Ngọ, Mùi (hỏa) nam phương, mùa hạ. Thân, Dậu, Tuất (Kim) tây phương, mùa thu. Hợi, Tý, Sửu (thủy) bắc phương, mùa đông. Trong 4 mùa rút ra mỗi mùa 1 chữ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Mỗi chữ đơn chiếc thuộc Thổ, kể là các tháng 3, 6, 9, 12. 10 THIÊN CAN gia lên 12 ĐỊA CHI, diễn thành 60 Hoa Giáp 1. Giáp Tý 2. Ất Sửu 3. Bính Dần 4. Đinh Mão 5. Mậu Thìn 6. Kỷ Tỵ 7. Canh Ngọ 8. Tân Mùi 9. Nhâm Thân 10. Quý Dậu (Gọi là Giáp Tý tuần) 11. Giáp Tuất 12. Ầt Hợi 13. Bính Tý 14. Đinh Sửu 15. Mậu Dần 16. Kỷ Mão 17. Canh Thìn 18. Tân Tỵ 19. Nhâm Ngọ 20. Quý Mùi (Gọi là Giáp Tuất tuần) 21. Giáp Thân 22. Ất Dậu 23. Bính Tuất 24. Đinh Hợi 25. Mậu Tý 26. Kỷ Sửu 27. Canh Dần 28. Tân Mão 29. Nhâm Thìn 30. Quý Tỵ (Gọi là Giáp Thân tuần) 31. Giáp Ngọ 32. Ất Mùi 33. Bính Thân 34. Đinh Dậu 35. Mậu Tuất 36. Kỷ Hợi 37. Canh Tý 38. Tân Sửu 39. Nhâm Dần 40. Quý Mão (Gọi là Giáp Ngọ tuần) 41. Giáp Thìn 42. Ất Tỵ 43. Bính Ngọ 44. Đinh Mùi 45. Mậu Thân 46. Kỷ Dậu 47. Canh Tuất 48. Tân Hợi 49. Nhâm Tý 50. Quý Sửu (Gọi là Giáp Thìn tuần) 51. Giáp Dần 52. Ất Mão 53. Bính Thìn 54. Đinh Tỵ 55. Mậu Ngọ 56. Kỷ Mùi 57. Canh Thân 58. Tân Dậu 59. Nhâm Tuất 60. Quý Hợi (Gọi là Giáp Dần tuần) THIÊN CAN NGŨ HỢP BIẾN HÓA Giáp – Canh hợp hóa Thổ Ất – Canh hợp hóa Kim Bính – Tân hợp hóa Thủy Đinh – Nhâm hợp hóa Mộc. Mậu – Quý hợp hóa Hỏa. ĐỊA CHI LỤC HỢP BIẾN HÓA Tý - Sửu hợp hóa Thổ. Dần - Hợi hợp hóa Mộc. Mão - Tuất hợp hóa Hỏa. Thìn - Dậu hợp hóa Kim Tỵ - Thân hợp hóa Thủy Ngọ - Mùi hợp hóa Hỏa. Ngọ thuộc Thái dương, Mùi thuộc Thái âm. ĐỊA CHI TAM HỢP THÀNH CỤC Thân – Tý – Thìn thủy cục Hợi – Mão – Mùi mộc cục Dần - Ngọ - Tuất hỏa cục Tỵ - Dậu - Sửu kim cục. ĐỊA CHI LỤC XUNG Tý - Ngọ xung. Sửu - Mùi xung. Dần – Thân xung. Mão - Dậu xung. Thìn - Tuất xung Tỵ - Hợi xung ĐỊA - CHI LỤC - HẠI (Tương hại với nhau) Tý – Mùi hại Sửu - Ngọ hại Dần - Tỵ hại Mão – Thìn hại Thân - Hợi hại Dậu - Tuất hại ĐỊA CHI TAM HÌNH (Động diêu bất ổn định). Tý hình Mão, Mão hình Tý, gọi là vô lễ chi hình. Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần, gọi là tri thế chi hình. Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu, gọi là vô ân chi hình. Thìn hình Thìn, Dậu hình Dậu, Ngọ hình Ngọ, Hợi hình Hợi gọi là tự hình. Chú giải: Hình là hình khắc, động diêu, 2 hay 3 chữ gặp nhau ở địa chi có thể phá vỡ nguyên cục. TRONG 12 ĐỊA CHI ẨN TÀNG NHỮNG HÀNG CAN Tý ẩn chữ Quý (1 can) Sửu ẩn chữ Kỷ, Tân, Quý (3 can). Dần ẩn chữ Giáp, Bính, Mậu (3 can). Mão ẩn chữ Ất (1 can) Thìn ẩn chữ Mậu, Quý, Ất (3 can) Tỵ ẩn chữ Bính, Canh, Mậu (3 can). Ngọ ẩn chữ Đinh, Kỷ (2 can). Mùi ẩn chữ Kỷ, Ất, Đinh (3 can). Thân ẩn chữ Canh, Mậu, Nhâm (3 can). Dậu ẩn chữ Tân (1 can). Tuất ẩn chữ Mậu, Tân, Đinh (3 can). Hợi ẩn chữ Nhâm, Giáp (2 can). Bài này nên đọc cho thật thuộc lòng. Vì các địa chi ẩn tàng những Thiên Can trong khoa Tử Bình rất cần thiết để phán đoán số mệnh. Gọi là Nhơn Ngươn NGUYỆT KIẾN (Cố định) Tháng Giêng kiến Dần Tháng 7 kiến Thân Tháng 2 kiến Mão Tháng 8 kiến Dậu Tháng 3 kiến Thìn Tháng 9 kiến Tuất Tháng 4 kiến Tỵ Tháng 10 kiến Hợi Tháng 5 kiến Ngọ Tháng 11 kiến Tý Tháng 6 kiến Mùi Tháng 12 kiến Sửu 24 TIẾT, KHÍ (Một năm có 12 tháng, chia làm 24 tiết, khí, mỗi tháng có tiết 15 ngày và mỗi khí 15 ngày. Nên chú ý thật cẩn thận mỗi Tiết để luận đoán cho mỗi tháng, nếu Tiết chưa tới hay đã qua thì tháng đó có biến dịch. Phần này tham luận ở chương khác). Tháng Giêng Tiết Lập Xuân Tháng 7 Tiết Lập Thu Khí Vũ Thủy Khí Xứ Trử Tháng 2 Tiết Kinh Trực Tháng 8 Tiết Bạch Lộ Khí Xuân Phân Khí Thu Phân Tháng 3 Tiết Thanh Minh Tháng 9 Tiết Hàn Lộ Tiết Cốc Vũ Khí Sương Giáng Tháng 4 Tiết Lập Hạ Tháng 10 Tiết Lập Đông Tháng 5 Tiết Man Chủng Tháng 11 Tiết Đại Tuyết Khí Hạ Chí Khí Đông Chí Tháng 6 Tiết Tiểu Trữ Tháng 12 Tiết Tiểu Hàn Khí Đại Trử Khí Đại Hàn NHƠN NGƯƠN (Các Thiên Can ẩn trong địa chi hành quyền trong 12 tháng) Dần, tháng giêng Sau Tiết Lập Xuân, Mậu chiếm 7 ngày, Bính chiếm 7 ngày, Giáp chiếm 16 ngày, cộng 30 ngày. Mão, tháng hai Sau Tiết Kinh Trực, Giáp chiếm 10 ngày, Ất chiếm 20 ngày, cộng 30 ngày. Thìn, tháng ba Sau Tiết Thanh Minh, Ất chiếm 9 ngày, Quý chiếm 3 ngày, Mậu chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày. Tỵ, tháng tư Sau Tiết Lập Hạ, Mậu chiếm 5 ngày. Canh chiếm 9 ngày, Bính chiếm 16 ngày, cộng 30 ngày. Ngọ, tháng năm Sau Tiết Man Chủng, Bính chiếm 10 ngày, Kỷ chiếm 9 ngày. Đinh chiếm 11 ngày. Mùi, tháng sáu Sau Tiết Tiểu Trử, Đinh chiếm 9 ngày, Ất chiếm 3 ngày, Kỷ chiếm 18 ngày. Thân, tháng bảy Sau Tiết Lập Thu, Mậu và Kỷ chiếm 10 ngày, Nhâm chiếm 3 ngày, Canh chiếm 17 ngày. Cộng 30 ngày. Dậu, tháng tám Sau Tiết Bạch Lộ, Canh chiếm 10 ngày, Tân chiếm 20 ngày, cộng 30 ngày. Tuất, tháng chín Sau Tiết Hàn Lộ, Tân chiếm 9 ngày, Đinh chiếm 3 ngày, Mậu chiếm 18 ngày. Hợi, tháng mười Sau Tiết Lập Đông, Mậu chiếm 7 ngày, Giáp chiếm 5 ngày, Nhâm chiếm 18 ngày. Tý, tháng 11 Sau Tiết Đại Tuyết, Nhâm chiếm 10 ngày, Quý chiếm 20 ngày. Sửu, tháng 12 Sau Tiết Tiểu Hàn, Quý chiếm 9 ngày, Tân chiếm 3 ngày, Kỷ chiếm 18 ngày. CÁCH THỨC LẬP SỐ CỦA KHOA TỬ BÌNH Luận số mệnh phải có cách thức mới dễ đoán, trong khoa Tử Vi chia làm 1. cung để an sao, nhưng khoa Tử Bình chỉ lấy 4 Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ lập thành bát tự, chúng ta đoán ngũ hành trong 8 chữ đó mà suy luận ra, rất giản dị và cũng rất minh bạch. Cách thức là lấy: Can Chi của năm sinh Can Chi của tháng sinh Can Chi của ngày sinh Can Chi của giờ sinh Ví dụ: Sinh năm Giáp Tý tháng giêng, ngày mồng một, giờ Ngọ Sinh năm Giáp Tý, thì đặt Giáp Tý Sinh tháng giêng, thì đặt Bính Dần Sinh ngày mồng một, thì đặt Giáp Dần. Sinh giờ Ngọ, thì đặt Canh Ngọ. Vì sao tháng giêng đặt Bính Dần, nay giải thích như sau. Bất luận năm nào, tháng giêng có Chi cố định là Dần, nhưng mỗi hàng Can của năm ấy thì khác nhau. Chúng sẽ thay đổi như sau: Năm Giáp và năm Kỷ, nên là chữ Bính dẫn đầu. Năm Ất và năm Canh nên là chữ Mậu dẫn đầu. Năm Bính và Tân, nên là chữ Canh dẫn đầu. Năm Đinh và Nhâm, nên là chữ Nhâm dẫn đầu. Năm Mậu và Quý, nên là chữ Giáp dẫn đầu. Ví dụ: sinh năm Giáp. Tháng giêng là Bính Dần Tháng 2 là Đinh Mão Tháng 3 là Mậu Thìn Tháng 4 là Kỷ Tỵ Tháng 5 là Canh Ngọ Tháng 6 là Tân Mùi Tháng 7 là Nhâm Thân. Tháng 8 là Quý Dậu Tháng 9 là Giáp Tuất Tháng 10 là Ất Hợi Tháng 11 Bính Tý Tháng 12 là Đinh Sửu Sinh năm Kỷ cũng giống như trên. Nếu sinh năm Ất thì: Tháng giêng là Mậu Dần. Tháng 2 là Kỷ Mão Tháng 3 là Canh Thìn Tháng 4 là Tân Tỵ Tháng 5 là Nhâm Ngọ Tháng 6 là Quý Mùi Tháng 7 là Giáp Thân Tháng 8 là Ất Dậu Tháng 9 là Bính Tuất Tháng 10 là Đinh Hợi Tháng 11 là Mậu Tý Tháng 12 là Kỷ Sửu Sinh năm Canh cũng giống như trên. Còn các Niên Can khác cũng lấy đúng chữ Dần dẫn đầu cho tháng giêng rồi lần lượt đếm theo thứ tự cho thích hợp. Nên thật cẩn thận không được sai. Làm sao biết ngày mồng một là Giáp Dần? Rất dễ, chúng ta chỉ cần tra trong cuốn vạn niên lịch thì biết ngay. Trong vạn niên lịch nói rằng: Năm 1994, năm Giáp Tý, mồng một Giáp Dần, ngày 11 là Giáp Tý, ngày 21 là Giáp Tuất. Lập Xuân, mồng một giờ Tý giao. Vũ Thủy 16 giờ Mão giao. Bất luận năm nào, ngày nào, tháng nào, năm nào cũng chiếu theo Vạn Niên Lịch mà tìm ra, nhưng phải thật cẩn thận coi Tiết và Khí. Ví dụ: Ngày mồng một giờ Tý giao Tiết Lập Xuân nay sinh giờ Ngọ, tức là đã giao tháng giêng rồi, thì phải lấy tháng giêng để đoán số mệnh. Còn nếu sinh giờ Tý hay giờ Thìn, chưa giao đủ Lập Xuân, tất nhiên số này phải đoán là chưa đến Tiết Lập – Xuân, tức là còn ở trong tháng 12 của năm Quý Hợi không được lập số làm năm Giáp Tý, phải làm ở năm Quý Hợi. Được đổi thành như sau: Năm Quý Hợi Tháng Ất Sửu (tháng 12) Ngày Giáp Dần. Như vậy mới tránh được sự sai lầm, Tiết là đại biểu cho tháng, giờ giao qua khỏi Tiết mới là tháng đó, còn chưa qua Tiết là ở tháng trước. Nển để ý tránh sai lầm coi số đúng hay sai cũng đều do sự sai lầm này, có ảnh hưởng rất quan trọng. Làm sao biết từ ngày Giáp Dần mà tìm ra giờ Canh Ngọ? Điều này chúng tôi biên chép như sau thì quý vị sẽ rõ. Ngày Giáp và Kỷ, phải là chữ Giáp dẫn đầu cho giờ Tý. Ngày Ất và Canh, phải là chữ Bính dẫn đầu cho giờ Tý. Ngày Bính và Tân, phải là chữ Mậu dẫn đầu cho giờ Tý. Ngày Đinh và Nhâm, phải là chữ Canh dẫn đầu cho giờ Tý. Ngày Mậu và Quý, phải là chữ Nhâm dẫn đầu cho giờ Tý. Ví dụ: Ngày Giáp Dần. Giờ Tý thì phải lập Giáp Tý. Giờ Sửu thì phải lập Ất Sửu. Giờ Dần thì phải lập Bính Dần. Giờ Mão thì phải lập Đinh Mão. Giờ Thìn thì phải lập Mậu Thìn Giờ Tỵ thì phải lập Kỷ Tỵ. Giờ Ngọ thì phải lập Canh Ngọ. Giờ Mùi thì phải lập Tân Mùi. Giờ Thân thì phải lập Nhâm Thân. Giờ Dậu thì phải lập Quý Dậu. Giờ Tuất thì phải lập Giáp Tuất Giờ Hợi thì phải lập Ất Hợi. Ngày Kỷ cũng giống như trên. Nếu sinh ngày Bính. Giờ Tý thì phải lập Mậu Tý. Giờ Sửu thì phải lập Kỷ Sửu Giờ Dần thì phải lập Canh Dần Giờ Mão thì phải lập Tân Mão. Giờ Thìn thì phải lập Nhâm Thìn. Giờ Tỵ thì phải lập Quý Tỵ. Giờ Ngọ thì phải lập Giáp Ngọ. Giờ Mùi thì phải lập Ất Mùi. Giờ Thân thì phải lập Bính Thân. Giờ Dậu thì phải lập Đinh Dậu. Giờ Tuất thì phải lập Mậu Tuất. Giờ Hợi thì phải lập Kỷ Hợi. Kỳ dư thì cũng nên làm theo bản kê khai ở trên mà lập ra. Nay đã biết lập thành cục rồi, nhưng cách đoán thì làm sao? Cách đoán như sau, chúng ta phải lấy Thiên Can của ngày làm mệnh chủ, gọi là Nhật Nguyệt, tức xưng là Ngã (tôi). Bất cứ một số mệnh nào cũng vậy, đã lấy Nhật Nguyên làm Mệnh Chủ thì 3 Thiên Can và 4 Địa Chi còn lại là những chữ có liên quan với mình. Hàng Can Chi của năm sinh là cung tổ, tức là cung Phúc Đức. Hàng Can của tháng là anh em, hàng Chi là cha mẹ. Hàng Chi của ngày là thê hay phụ. Hàng Can Chi của giờ là con.
Ðề: Tử bình nhập môn - Lâm Thế Đức LỤC THẦN Do chỗ Sinh, Khắc, Xích (tiết đi, giảm đi), TRỢ mà phân thành LỤC - THẦN. Lấy LỤC - THẦN đó mà cân nhắc cho thăng bằng. Nay tham luận như sau: LỤC - THẦN có những tên sau đây: CHÁNH ẤN : Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, âm sinh dương. PHIẾN ẤN : Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, dương sinh dương. CHÁNH QUAN : Hàng Can Chi khắc Nhật Nguyên, âm khắc dương. THẤT SÁT : Hàng Can Chi khắc Nhật Nguyên, dương khắc dương. CHÁNH TÀI : Nhật Nguyên khắc hàng Can Chi, dương khắc âm. PHIÊN TÀI : Nhật Nguyên khắc hàng Can Chi, dương khắc dương. THỰC THẦN : Nhật Nguyên sinh hàng Can Chi, dương sinh dương. THƯƠNG QUAN : Nhật Nguyên sinh hàng Can Chi, dương sinh âm. TỲ : Nhật Nguyên gặp đồng loại, dương và dương. KIẾP : Nhật Nguyên gặp đồng loại, dương và âm.
Ðề: Tử bình nhập môn - Lâm Thế Đức không biết trang web có cho post ảnh lên ko nhỉ ? tớ ko thấy ở đâu hết để post tiếp mấy phần lên
Ðề: Tử bình nhập môn - Lâm Thế Đức Có đó Hồng Minh, Bạn di con trỏ đển biểu tượng màu vàng pha xanh, bên cạnh biểu tượng link. Click vô đó, nhập đường link của hình ảnh vào .Còn hình ảnh trong máy thì không biết cho lên kiểu gì nữa, hình như Gonflex cho được rồi, để hỏi bé ấy . Hihi
Ðề: Tử bình nhập môn - Lâm Thế Đức đây nè http://www.nhantrachoc.net/nthportal/forum/showthread.php?t=267
Ðề: Tử bình nhập môn - Lâm Thế Đức đây nè http://www.nhantrachoc.net/nthportal/forum/showthread.php?t=267
Ðề: Tử bình nhập môn - Lâm Thế Đức đây nè http://www.nhantrachoc.net/nthportal/forum/showthread.php?t=267
Ðề: Tử bình nhập môn - Lâm Thế Đức Tu Binh,ten o trong sai gon ah bac em tuong cai nay la Tu Tru cua Thieu Vi Hoa ben Truong Quoc cach lap cung khong khac nhieu lam ten thi chac la do 2 mien khac nhau
Ðề: Tử bình nhập môn - Lâm Thế Đức noi chung toi thay,lap la so Tu Binh cung ko kho khan may,cai chinh la fai hieu duoc tiet lenh,nam ro duoc ngay tiet lenh cua nam sinh va cai kho nhat cua ca tu vi va tu binh thi ai ai cung biet la cach doc 1 la so cai nay thi fai co su nghien cuu chinh xac va toi nghi cung fai qua tam 30 nam nghien cuu