"Tam mệnh thông hội" – giá trị văn hóa truyền thống Trung Hoa

Thảo luận trong 'Kiến thức về Tứ trụ (Tử Bình)-Tài là nguồn sống, a' bắt đầu bởi aikenxay, 20 Tháng sáu 2011.

  1. aikenxay

    aikenxay Guest

    "Tứ khố toàn thư - Tam mệnh thông hội" (3 tập)

    Mệnh lý là một nhánh văn hóa lâu đời, có lý luận sâu xa, nền móng vững bền, được truyền bá rộng rãi nhất trong lịch sử văn hóa truyền thống Trung Quốc. Đây là một loại học vấn phát sinh từ truyền thống, lớn lên từ truyền thống, tự thân phát triển và kết hợp mật thiết với những văn hóa thần bí khác của nhân loại. Từ xã hội nô lệ đến nay mệnh lý học truyền thống của Trung Quốc được vận dụng tổng hợp đối với văn hóa cổ, sự gắn bó mật thiết, kì diệu của nó đối với các nội dung quan trọng trong đời sống con người đã thu hút được sự quan tâm trọng thị của đông đảo người dân.
    Trong các tác phẩm nghiên cứu và giới thiệu về mệnh lý học từ xưa đến nay thì quyển sách hoàn thiện nhất là Tam mệnh thông hội. Sách này được Vạn Dân Anh, một tiến sỹ thời Minh biên tập, dựa vào mệnh lý Tử Bình đem lý luận và thực tiễn hòa làm một. Ông đã thu thập những quan điểm tiến bộ của mọi người tiến hành gạn lọc biên tập, biến nó thành tác phẩm lớn của mệnh lý học truyền thống. Tứ khố toàn thư đã nhập Tam mệnh thông hội vào Tử bộ, đồng thời có sự đánh giá cao. Từ đó về sau văn hóa mệnh lý thể hiện trong Tam mệnh thông hội càng thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều người.
    1. Từ quan niệm thiên mệnh đến thuật số: Dòng chảy mệnh lý học truyền thống Trung Quốc
    Mệnh lý học truyền thống Trung Quốc xuất hiện từ thời kỳ xã hội nô lệ, lấy “thiên mệnh” làm lý luận trung tâm. Ngay từ thời Ân Chu, tư tưởng thiên mệnh đã được lưu hành rộng rãi, từ những tư liệu sử được khai quật như lời quẻ trong giáp cốt văn đã cho thấy giai cấp thống trị xã hội phong kiến tự xưng là “thụ mệnh vu thiên” (nhận mệnh từ trời), đem ý chí của bản thân mình coi như mệnh lệnh từ trời và gọi là “Thiên mệnh”.
    Đến thời kỳ Xuân thu Chiến quốc, tư tưởng thiên mệnh được phát triển thêm một bước, trải qua sự diễn dịch của các chư tử thời Tiên Tần dần dần được hoàn thiện hơn. Khổng Tử nói tri mệnh, Mạc Tử nói phi mệnh, Mạnh Tử nói lập mệnh, Trang Tử nói an mệnh thuận mệnh, Lão Tử nói phục mệnh, Tuân Tử nói chế mệnh. Các sách Dịch truyện, Trung dung, Lễ vận, Nhạc ký nói đến mệnh, hậu mệnh, bản mệnh, giáng mệnh, mỗi nhà đều có một cách nói khác nhau.
    Sau này, trải qua tư tưởng thiên mệnh của các phương sỹ Tần Hán “suy thiên đạo dĩ minh nhân sự”, “tri thiên mệnh nhi cùng đạt tự nhiên” (suy từ đạo trời ra đạo người và muôn việc) đã dần dần được hệ thống hóa và cũng phổ cập, ngấm sâu vào lòng người, trên thì có vua chúa bề tôi, dưới thì có con dân trăm họ, tất cả đều một lòng đề cao thiên mệnh và nhân mệnh. Cùng lúc đó, việc xem tướng số cũng dần dần trở nên phổ biến, mệnh lý học trở thành một loại học vấn chuyên biệt.
    Thời kỳ lưỡng Hán, sách Bạch hổ thông nghĩa và Luận hành của Vương Sung ra đời, trong đó có ghi chép các khái niệm mệnh lý học tồn tại độc lập với triết học truyền thống. Trong sách Luận hành của Vương Sung không chỉ nêu ra căn cứ của Ngũ hành luận mệnh mà còn tiếp cận thêm một bước tới sự sinh khắc của sinh tiêu và sự khắc hợp của vợ chồng. Tất cả những điều đó đều là thực tiễn lý luận của luận mệnh. Vương Sung cũng trở thành người đi đầu trong lịch sử phát triển mệnh lý học Trung Quốc.
    Sau này mệnh lý học truyền thống trải qua sự phát triển không ngừng, sinh ra các loại thuật số (tướng số): Kỳ môn độn giáp, đại lục nhâm, tứ trụ bát tự, tử vi đẩu số. Tất cả các nhánh đó đều có quan hệ với nhau và tạo thành một hệ thống, phát triển độc lập nhưng lại dung hòa một mối, cùng hình thành nên văn hóa mệnh lý.
    Tam mệnh thông hội tập trung giới thiệu lý luận tứ trụ bát tự. Lý luận này xuất phát từ đời Hán, là sự suy đoán đời người thông qua bốn điều kiện là giờ, ngày, tháng, năm sinh của con người.
    Tứ trụ ban đầu lấy năm làm chủ. Đến đời Đường, Lý Hư Trung đổi sang dùng tứ trụ là giờ ngày tháng năm để đoán mệnh. Thời Ngũ đại, Từ Tử Bình lấy nhật trụ làm chủ đạo, xem sinh khắc chế hoá, hình xung sinh hợp của Ngũ hành trong tứ trụ làm trọng điểm đoán mệnh, đồng thời phát triển rộng khắp. Trong khoảng 1.000 năm sau trải qua quá trình phát triển lý luận tứ trụ dần dần hoàn thiện, nhưng đều lấy thuật Tử Bình làm gốc, do đó bát tự mệnh học còn gọi là “Từ Tử Bình” hoặc “tứ trụ Tử Bình”.
    2. Nội hàm văn hoá của mệnh lý học cổ đại
    Tóm tắt về Tam mệnh thông hội trong Tứ khố toàn thư như sau: “Từ đời Minh đến nay đã hơn 200 năm, những người đoán mệnh đều dùng quyển sách này để tổng kết”. Tam mệnh thông hội có sự ảnh hưởng lớn như vậy là do nội hàm văn hoá phong phú sâu sắc trong đó. Nhìn từ góc độ mệnh lý, chúng ta có thể quy nạp nội hàm văn hoá đó thành những phương diện dưới đây:
    Vũ trụ quan và triết học quan: Thiên nhân hợp nhất
    Là một trong những quan niệm triết học cổ điển của Trung Quốc. “Thiên nhân hợp nhất” nhấn mạnh cảm ứng qua lại giữa người và trời, cho rằng trời đất và con người hợp thành một, trời bắt đầu từ vạn vật, đất sinh ra vạn vật, con người tạo thành vạn vật. Con người là đứng đầu trong vạn vật, bắt nguồn từ trời, chịu sự điều khiển của trời, đồng thời cũng cần kính cẩn với trời. Triết học quan và vũ trụ quan đơn giản này đã đi sâu vào lòng người. Văn hoá mệnh lý lấy đó làm cơ sở để phát triển một hệ thống tổng hợp về vũ trụ, chủ trương đưa con người về tiêu điểm của vũ trụ để luận đoán về sự việc diễn ra xung quanh con người, cũng chính là mượn trạng thái thời gian không gian khi con người sinh ra, đặc biệt là trạng thái Ngũ hành can chi để dự đoán sự việc xung quanh con người.
    Tư tưởng trung hoà
    Trung hoà là quy phạm nhân sinh, là tiêu chuẩn đối nhân xử thế hay nhất của văn hoá truyền thống Trung Quốc, là ranh giới cao nhất để tu thân dưỡng tính, là điều kiện tất yếu để vạn vật hài hoà. Trung hoà là chỉ cân bằng, cũng chính là đạo trung dung. Căn cứ vào ghi chép trong sách Lễ ký - Trung dung: “Trung giả thiên hạ chi đại bản dã. Hoà giả thiên hạ chi đạt đạo dã. Chí trung hoà, thiên địa vị yên, vạn vận dục yên”. Có thể thấy trung hoà có địa vị cao trong xã hội cổ đại. Tư tưởng này được vận dụng rộng rãi trong văn hoá mệnh lý. Ngũ hành sợ hình khắc, nên tương hoà, mệnh cục không cầu vinh hoa nhưng cần hoà khí. Sách Tam mệnh thông hội là sự vận dụng cụ thể của tư tưởng trung hoà.
    Quan niệm đạo đức luân lý cổ đại
    Luân lý đạo đức là hệ thống quan niệm tinh thần để xã hội cổ đại duy trì sự vận động bình thường. Trong xã hội cổ đại, yêu cầu về luân lý và đạo đức có ảnh hưởng đối với cá thể lớn hơn nhiều so với các lực lượng khác. Tiêu chuẩn luân lý đạo đức có ở mọi nơi, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá mệnh lý. Trong hệ thống tứ trụ được luận bàn trong sách Tam mệnh thông hội, chúng ta có thể thấy được sự vận dụng khá phổ biến khái niệm lục thân trong quan hệ giữa con người thời cổ đại, có thể thấy sự nhấn mạnh đối với đạo đức đời sau. Quan niệm dùng đức để bù đắp sự thiếu sót của bản thân mệnh cục có tác dụng thúc đẩy sự hài hoà của xã hội và sự hoàn thiện từng ngày của bản thân từng cá thể.
    Những quan niệm ở trên xuyên suốt trong sách Tam mệnh thông hội. Những văn hoá tinh thần được người xưa truyền lại qua nhiều đời khiến cho hệ thống lý luận tứ trụ càng phát triển mạnh mẽ, kết hợp với nhu cầu văn hoá tinh thần của người xưa mà có cơ sở quần chúng rộng rãi và tạo ra sức lan toả mạnh.
    3. Nguồn gốc của khung lý luận văn hoá truyền thống
    Tam mệnh thông hội giới thiệu và nghiên cứu về lý luận suy đoán tứ trụ của văn hoá truyền thống. Tứ trụ là gì? Đó là các ký hiệu can chi trong năm, tháng, ngày, giờ sinh, mỗi trụ trong tứ trụ niên, nguyệt, nhật, thời có hai ngôi Thiên can và Địa chi, hợp lại thành bát tự. Lấy đó làm gốc thì có thể kết hợp với sinh khắc chế hoá của Ngũ hành, phối hợp âm dương, hình xung sinh hợp của can chi trong văn hoá truyền thống để suy đoán các sự việc xoay quanh đời người.
    Âm dương Ngũ hành là cơ sở lý luận tứ trụ, là tư tưởng duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát của người Trung Quốc cổ đại. Lý luận Âm dương Ngũ hành cho rằng thế giới là vật chất, thế giới vật chất phát sinh, phát triển và biến hoá dưới tác dụng của hai khí âm dương đồng thời có năm loại vật chất cơ bản nhất là Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thủy là các nguyên tố không thể thiếu tạo thành thế giới. Trong lý luận tứ trụ, các thông tin tứ trụ của con người lấy sinh hoá chế khắc của 5 nguyên tố đó để thực hiện, sự kết hợp không giống nhau và sự tác dụng lẫn nhau giữa chúng tạo ra các kết quả dự đoán thiên biến vạn hoá.
    Thiên can Địa chi là nguyên tố cơ bản của lý luận tứ trụ, là những ký hiệu về thời gian, không gian mà người xưa dùng để ghi lại năm, tháng, ngày, giờ. Đoán mệnh tứ trụ đều dùng Thiên can Địa chi làm nền tảng, quan hệ qua lại hình xung hoá hợp giữa tứ trụ can chi sinh ra các lực lượng khác nhau. Sự sinh khắc do những lực lượng này kết hợp lại cho thấy phương hướng tốt xấu cơ bản của đời người. Có thể nói can chi là hệ thống ký hiệu biểu đạt lý luận tứ trụ, là cương lĩnh tạo ra toàn bộ lý luận tứ trụ.
    Thành phần đặc sắc nhất và phổ biến nhất trong lý luận tứ trụ được sinh ra từ sự phối hợp của can chi chính là Thần sát. Thần sát phân thành hai loại: Hung thần và cát thần. Thiên ất quý nhân, Thiên Đức quý nhân và Nguyệt Đức quý nhân mà chúng ta thường nói đến là Thần sát trong mệnh cục. Mỗi Thần sát đều đại diện cho một loại tổ hợp can chi trong bát tự tứ trụ. Sự biểu hiện hình tượng hoá này tăng thêm tính thú vị cho lý luận tứ trụ, giúp nó được truyền bá rộng rãi.
    Phải nhắc đến nữa là ngoài khung lý luận Âm dương Ngũ hành, can chi, Thần sát thì trong hệ thống đoán mệnh tứ trụ còn coi trọng kết hợp yếu tố tiên thiên và hậu thiên. Trên cơ sở của mệnh cục tiên thiên cộng với đại vận và tiểu vận trong hậu thiên để luận đoán tổng hợp.
    4. Vị trí, nét đặc sắc và kết cấu của “Tam mệnh thông hội”
    Nghiên cứu lý luận hàng ngàn năm và thu thập từ thực tiễn không chỉ hoàn thiện hệ thống luận mệnh tứ trụ mà còn tích luỹ lượng lớn các tác phẩm nghiên cứu chuyên biệt nổi tiếng nhất có Uyên hải Tử Bình, Tam mệnh thông hội. Uyên hải Tử Bình khá hoàn chỉnh, là tác phẩm nổi tiếng luận thuật một cách có hệ thống về mệnh lý học tứ trụ do Từ Tử Thăng ở đời Tống dựa trên phương pháp luận mệnh của Từ Tử Bình ghi chép lại, là tác phẩm mở màn cho mệnh lý học tứ trụ. Mệnh lý thám nguyên là tác phẩm của Viên Thụ San đời Thanh. Dựa trên cơ sở của các tác phẩm nổi tiếng trước đó, cuốn sách này đã kết hợp việc kiểm nghiệm tính hợp lý của phương pháp bát tự trong thực tiễn và tư tưởng cứu nước giúp dân. Tam mệnh thông hội là tập đại thành về tứ trụ mệnh lý, là sự tổng kết toàn diện nhất của các trước tác về mệnh lý tứ trụ có từ trước nó.
    Sách Tam mệnh thông hội được viết thành sách vào đời Minh. Đây là thời kỳ đỉnh cao của sự phát triển tứ trụ luận mệnh. Bậc công thần khai quốc đời Minh là Tống Liêm Tăng viết cuốn Lộc hợp biện, lần đầu tiên đưa ra tổng kết có hệ thống về nguồn gốc lịch sử mệnh lý học của Trung Quốc, sự ra đời của nhiều tác phẩm nổi tiếng về mệnh lý giống như măng mọc sau cơn mưa xuân, nổi tiếng và chất lượng tốt có sách Trích thiên tuỷ của Lưu Cơ (tức Lưu Bá Ôn, bậc khai quốc công thần đời Minh), Tử Bình chân thuyên của Thẩm Hiếu Chiêm, Tam mệnh thông hội của Vạn Dân Anh, Thần phong thông khảo mệnh lý chân tông của Trương Thần Phong, trong đó Tam mệnh thông hội có ảnh hưởng lớn, được coi là tập đại thành về mệnh lý học tứ trụ.
    Tam mệnh thông hội có hai đặc điểm nổi bật nhất:
    Một là, tổng kết lịch sử phát triển hơn 200 năm của thuật đoán mệnh bát tự, chắt lọc được tinh hoa trong đó, sử dụng cách diễn đạt có hệ thống giúp cho hệ thống đoán mệnh bát tự hoàn thiện hơn. Từ đó mà thuật đoán mệnh bát tự đạt đến đỉnh cao của lý luận. Hai là tính phổ cập. Do nội dung sách phong phú, tuyển chọn thích hợp, trình bày hệ thống, có nhiều ví dụ thực tế nên được mọi người đón nhận, có giá trị cao.
    Tam mệnh thông hội có 24 quyển:
    Quyển 1 luận về cơ sở luận mệnh bát tự.
    Quyển 2 luận về mệnh lý và phương pháp đoán mệnh cơ bản, đề cập đến lý luận và các bước sắp xếp niên, nguyệt, nhật, thời trụ để đự đoán đại vận, tiểu vận, lưu niên, mệnh cung và hình xung khắc hại hoá hợp của can chi.
    Quyển 3 luận về tinh tú Thần sát, có cát tinh như Thiên Nguyệt Đức, Thiên ất quý nhân, có hung thần như Dương nhẫn, Lục ách.
    Quyển 4 luận về 10 Thiên can kết hợp với Địa chi và nguyệt thời và hành vận tốt xấu.
    Quyển 5 giải thích các thuật ngữ như ấn thụ, Thực thần, Chính quan, Thiên quan, Chính tài, Thiên tài.
    Quyển 6: Thảo luận về cách cục của bát tự.
    Quyển 7 đến quyển 9 thảo luận về cách xem tướng mạo, tính tình của một người từ mệnh cục, xem bát tự luận lục thân và cát hung của mệnh nữ.
    Quyển 10 đến quyển 12 là khẩu quyết luận mệnh, thực chất là tổng kết của những quyển trước.
    Quyển sách này trong quá trình biên tập dựa vào nội dung của Tam mệnh thông hội và quan hệ logic phân 24 quyển trên thành 3 tập. “Luận đoán” cát hung trong tập 2 là được ghi chép từ quyển 4 đến quyển 9, là nội dung chủ yếu của lý luận bát tự tứ trụ.
    Bất luận là mức độ ảnh hưởng hay nội dung thì Tam mệnh thông hội đều là đi đầu, là tác phẩm toàn diện nhất trong lịch sử mệnh lý học.
    5. Nhận thức lý tính đối với mệnh lý học
    Tuy lý luận đoán mệnh bát tự tứ trụ có nguồn gốc văn hoá lâu đời, có cơ sở quần chúng rộng rãi nhưng do bối cảnh ra đời và bối cảnh thời đại nên bản thân lý luận này còn tồn tại nhiều thiếu sót, sai lầm, trong đó chủ yếu là:
    Quan niện về vị trí của Quan
    Quan niệm này chủ yếu thể hiện nhận thức về sang hèn và quá trình làm quan. “Làm quan” trở thành tiêu chuẩn cao nhất trong mệnh cục, chỉ cần trong mệnh cục xuất hiện thông tin trở thành quan cao thì là mệnh quý nhất, ngược lại là mệnh hèn hạ. Điều này hiển nhiên không phù hợp với xã hội hiện đại.
    Quan niệm nam tôn nữ ti
    Trong tứ trụ luận mệnh, một xuất phát điểm cơ bản là mệnh nam nữ khác nhau. Cùng một mệnh cục nhưng mệnh chủ không cùng giới tính thì cũng có sự giải thích khác nhau. Đây là kết quả của sự quá độ ý thức phong kiến tam cương ngũ thường. Mệnh nữ “thuần, hoà, thanh, quý” là quý, “trọc, lạm, mi, dâm” là tiện, còn có “vượng phu thương tử”, “vượng tử thương phu”, “thương phu khắc tử”. Điều này là không công bằng với nữ, cũng không phù hợp với quan niệm nam nữ bình đẳng.
    Quan niệm đông con nhiều cháu
    Người xưa coi trọng việc nối dõi tông đường, một trong những điều kiện mệnh tốt là nhiều con cháu nhưng nhiều con cháu không quyết định hạnh phúc, không phù hợp với chính sách kế hoạch hoá gia đình thời nay, hiển nhiên là không thể dùng.
    Tất cả những quan niệm đó là do bối cảnh xã hội và cơ chế xã hội thời cổ đại tạo thành, cũng chính do sự tồn tại của những nhân tố này mới càng cần chúng ta có thái độ phê phán kế thừa, nhận thức về hệ thống luận mệnh tứ trụ.
    (S­uu tam)
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng sáu 2011
  2. aikenxay

    aikenxay Guest

    "Tứ khố toàn thư - Tam mệnh thông hội" (3 tập)

    Chương 1 - Khởi nguồn của tạo hóa
    1. Trời đất sơ khai, khí còn hỗn độn
    Nguyên văn:
    “Lão Tử ” viết: “Vô danh, thiên địa chi thủy; Hữu danh, vạn vật chi mẫu. Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh”.
    Liệt Ngự Khấu viết: “Hữu hình sinh vu vô hình. Thiên địa chi sơ, hữu thái dịch, hữu thái sơ, hữu thái thủy, hữu thái tố. Thái dịch giả, vị kiến khí. Thái sơ giả, khí chi thủy. Thái thủy giả, hình chi thủy. Thái tố giả, chất chi thủy. Khí dữ hình chất hợp nhi vị ly, viết hỗn luân”.
    “Lịch kỷ” vân: “Vị hữu thiên Địa chi thời, hỗn độn như kê tử, minh tân thủy manh, hồng mông tư manh. “Luật lịch chí” vân: “Thái cực nguyên khí hàm tam vi nhất”.
    “Dịch” viết: “Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái định cát hung”.

    “Dịch sơ” vân: “Thái cực, vị thiên địa vị phân chi tiền, nguyên khí hỗn nhi vi nhất”.
    “Mông Tuyền Tử” viết: “Thái sơ giả, lý chi thủy dã. Thái hư giả, khí chi thủy dã. Thái tố giả, tượng chi thủy dã; Thái ất giả, số chi thủy dã. Thái cực giả, kiêm lý, khí, tượng, số chi thủy dã”. Do số luận ngôn chi, khả kiến hỗn luân lai phán chi tiên, chỉ nhất khí hỗn hợp, diểu minh hôn muội, nhi lý vị thưởng bất tại kỳ trung, dữ đạo vi nhất, thị vị Thái cực.

    Thích nghĩa
    Đoạn này trước tiên giới thiệu về quan điểm của các tác phẩm nổi tiếng như Lão tử, Lịch kỷ, Dịch kinh về thuở sơ khai của tạo hóa.
    Lão Tử nói: “Vô là trạng thái của vũ trụ khi chưa tạo thành trời và đất, cũng là nguồn gốc của vạn vật trong trời đất. Hữu là tên gọi chung của vạn vật trong trời đất. Hữu là một thứ được sinh ra trong sự hỗn độn, xuất hiện đầu tiên trong trời đất”.
    Liệt Ngự Khấu cho rằng: “Hữu hình sinh sau vô hình, khi trời đất mới hình thành có các hình thái tự nhiên như Thái dịch, Thái sơ, Thái thủy, Thái tố, chỉ quá trình biến hóa bắt đầu từ nhỏ đến lớn từ khi có vật. Thái dịch chỉ trạng thái khi chưa nhìn thấy khí. Thái sơ chỉ khí vừa hình thành nhưng âm dương chưa phân rõ. Thái thủy chỉ trạng thái khi âm dương đã phân rõ, vạn vật bắt đầu hình thành. Thái tố chỉ vạn vật đã có hình thái tính chất khác nhau. Khí, hình, chất hợp mà không tách, gọi là “hỗn độn”.
    Trong Lịch kỷ viết: “Khi trời đất chưa phân tách, vũ trụ hòa làm một, giống như một quả trứng gà. Tự nhiên dần dần chìm xuống, bắt đầu manh nha”. Hán thư - Luật lịch chí nói: “Thái cực khi trời đất chưa phân tách là một khí hỗn độn, khí hình chất hòa thành một thể”.
    Trong Kinh dịch nói: “Dịch có Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái quyết định cát hung”. Dịch sơ nói: “Thái cực chỉ trạng thái tự nhiên trước khi trời đất phân tách, nguyên khí hòa làm một”.
    Mông Tuyền Tử nói: “Thái sơ là tên gọi của trạng thái tự nhiên khi lý sinh ra. Thái hư chỉ trạng thái tự nhiên ban đầu khi khí hình thành. Thái tố chỉ trạng thái tự nhiên ban đầu khi tượng hình thành. Thái ất chỉ trạng thái tự nhiên ban đầu khi số hình thành. Thái cực là tên gọi của trạng thái tự nhiên ban đầu của vũ trụ khi lý, khí, tượng, số sinh ra”. Từ sự miêu tả về trạng thái trước khi trời đất phân chia ở trên, chúng ta có thể thấy thời điểm trời đất hỗn độn chưa phân tách tuy chỉ là một khí hỗn độn, mông muội, lý vẫn ở trong đó, cùng với đạo là một, được gọi là “Thái cực”.
    (Sưu tầm) - (Còn tiếp)
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng sáu 2011
  3. aikenxay

    aikenxay Guest

    Ðề: "Tam mệnh thông hội" – giá trị văn hóa truyền thống Trung Hoa

    Nguyên văn
    Trang Tử dĩ đạo tại Thái cực chi tiên. Sở vị Thái cực, nãi thị chỉ thiên, địa, nhân tam giả. Khí hình kỷ cụ, nhi vị phán giả chi danh. Nhi Đạo, hựu biệt thị nhất huyền không để vật, tại Thái cực chi tiên. Bất tri đạo tức Thái cực, Thái cực tức đạo. Dĩ kỳ lý chi thông hành giả ngôn, tắc viết đạo, dĩ kỳ lý chi cực chí giả ngôn, tắc viết Thái cực, hựu hà thưởng hữu nhị da? Hướng phi Chu Tử khởi kỳ bí, Chu Tử xiển nhi minh chi, thục tri Thái cực chi vi lý, nhi dữ khí tự bất tương ly dã tai?
    Sở vị Thái cực giả, nãi âm dương động tĩnh chi bản thể, bất ly vu hình khí, nhi thực vô thanh xú, bất cùng vu biến hóa, nhi thực hữu chuẩn tắc; cố nhất động nhất tĩnh, hỗ vi kỳ căn, phân âm phân dương, Lưỡng nghi lập yên! Nghi giả, vật dã. Phàm vật vị thủy vô đối, nhi diệc vị thưởng độc lập. Thiên dĩ khí phúc nhi y hồ địa, địa dĩ hình tải nhi phụ hồ thiên, hữu lý tư hữu khí, chi âm dương vị dã; Hữu khí tư hữu hình, thiên địa chi vị dã.
    Thiên địa bất sinh vu thiên địa, nhi sinh vu âm dương; Âm dương bất sinh vu âm dương, nhi sinh vu động tĩnh; Động tĩnh bất sinh vu động tĩnh, nhi sinh vu Thái cực. Cái Thái cực giả, bản nhiên chi diệu dã. Động tĩnh giả, sở thừa chi cơ dã. Âm dương giả, sở sinh chi bản dã. Thái cực, hình nhi thượng, đạo dã, âm dương, hình nhi hạ, khí dã. Động tĩnh vô đoan, âm dương vô thủy, thử tạo hóa sở do lập yên.
    Bách Trai Hà Tử viết: Thiên, chi dương động giả dã, quả hà thời động cực nhi tĩnh hồ? Địa, chi âm tĩnh giả dã, quả hà thời tĩnh cực nhi động hồ? Thiên bất năng sinh địa, Thủy bất năng sinh Hỏa, vô trí ngu giai tri chi, nãi vị âm dương tương sinh, bất diệc ngộ hồ! Cái thiên địa Thủy Hỏa, tuy hỗn nhiên bất khả ly, thực xán nhiên bất khỏa loạn, cố chi âm dữ dương, vị chi tương y tắc khả, vị chi tương sinh tắc bất khả. Vị chi hỗ tàng kỳ trạch tắc khả, vị chi hỗ tàng tương sinh tắc bất khả. Thử ngôn đích hữu kiến dã.


    Thích nghĩa
    Trang Tử cho rằng Đạo có trước Thái cực. Thái cực là khí của tam tài trời, đất, người, đã có hình nhưng chưa phân tách, Đạo lại ở trước Thái cực. Cách nói này của Trang Tử không biết Đạo là Thái cực hay Thái cực là Đạo. Đạo và Thái cực chỉ là tên gọi của một trạng thái ở góc độ khác nhau, đối với người hiểu lý của nó thì gọi là Đạo. Đối với người cực kỳ tinh thông nó thì gọi là Thái cực, đây làm sao có thể là hai vật thể! Nếu không phải là Chu Tử (Chu Đôn Di) nói ra sự kỳ bí và Chu Tử (Chu Hy) diễn giải phân minh thì còn có ai biết lý Thái cực không tách rời khỏi khí!
    Thái cực là bản thể của âm dương động tĩnh, không tách rời khỏi hình khí, mà trên thực tế vừa không có âm thanh vừa không có khí vị. Nó biến hóa vô cùng mà thực tế cũng có nguyên tắc của riêng nó. Do đó nói là nhất động nhất tĩnh, chính là gốc của nó, phân thành âm dương, lưỡng nghi. Nghi chỉ vật. Khi mọi vật chưa sinh ra thì không đối lập cũng không độc lập, trên thực tế là tượng khí hợp nhất, trạng thái ban đầu khi âm dương chưa phân. Trời lấy khí che mà nương vào đất, đất lấy hình chở mà dựa vào trời, có lý mới có khí, mới có tên gọi âm dương. Có khí mới có hình, có tên gọi trời đất.
    Trời đất không phải sinh ra nơi trời đất mà sinh bởi âm dương. Âm dương không phải sinh nơi âm dương mà sinh bởi động tĩnh. Động tĩnh không phải sinh nơi động tĩnh mà sinh bởi Thái cực. Đó là vì Thái cực là nguồn gốc của vạn vật trong vũ trụ. Mà động tĩnh nương thừa theo âm dương là nguồn gốc sinh ra. Âm dương là gốc của vạn vật, hình thành trước Thái cực là đạo. Hình thành sau âm dương là khí. Động tĩnh không có biên giới, âm dương không có khởi đầu, đây chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến sự tồn tại của tự nhiên tạo hóa.
    Nguyên chú: Bách Trai Hà Tử cho rằng: “Trời là động của dương, quả thật như vậy, vậy khi nào động đến cùng cực thành tĩnh? Địa là tĩnh của âm, quả thật như vậy, vậy thì khi nào tĩnh đến cùng cực thành động? Trời không thể sinh đất, Thủy không thể sinh Hỏa, đạo lý này bất luận là người thông minh hay ngu muội đều biết. Như vậy cái gọi là âm dương tương sinh không phải là sai lầm sao? Bởi vì trời đất, Thủy Hỏa tuy nói hòa làm một, không thể phân ly nhưng trên thực tế ranh giới rất rõ ràng, không rối loạn, do đó nếu nói âm và dương có quan hệ dựa vào…
    (Sưu tầm - nhưng có lấy thì xin ý kiến nha~_ beatup)
     
    Last edited by a moderator: 25 Tháng sáu 2011
  4. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: "Tam mệnh thông hội" – giá trị văn hóa truyền thống Trung Hoa

    Hôm nay vào đọc chủ đề này mới để ý thấy aikenxay sưu tầm chứ không phải là tự dịch nên tôi đã hiểu sai ý mà aikenxay muốn hỏi tôi về nội dung các đoạn trích này chứ không phải về trình độ dịch.

    Ðầu tiên tôi cũng phải thừa nhận rằng trình độ dịch không thể chê vào đâu được, chứng tỏ người dịch phải là người Việt gốc Hoa hoặc người Hoa gốc Việt cũng như trình độ rất cao về Mệnh lý học. Do vậy khỏi phải nghi ngờ về nội dung bị dịch sai.

    Sau đây tôi xin bình luận một vài câu trong các đoạn trích ở trên như sau:

    “Thích nghĩa:

    Trang Tử cho rằng Đạo có trước Thái cực. Thái cực là khí của tam tài trời, đất, người, đã có hình nhưng chưa phân tách, Đạo lại ở trước Thái cực. Cách nói này của Trang Tử không biết Đạo là Thái cực hay Thái cực là Đạo. Đạo và Thái cực chỉ là tên gọi của một trạng thái ở góc độ khác nhau, đối với người hiểu lý của nó thì gọi là Đạo. Đối với người cực kỳ tinh thông nó thì gọi là Thái cực, đây làm sao có thể là hai vật thể! Nếu không phải là Chu Tử (Chu Đôn Di) nói ra sự kỳ bí và Chu Tử (Chu Hy) diễn giải phân minh thì còn có ai biết lý Thái cực không tách rời khỏi khí!“.

    Rõ ràng tác giả đã viết : “Trang Tử cho rằng Ðạo có trước Thái cực“ vậy mà ngay câu sau thì tác giả lại nghi ngờ : “Cách nói này của Trang Tử không biết Đạo là Thái cực hay Thái cực là Đạo“.

    Rồi cuối cùng tác giả kết luận: “…đối với người hiểu lý của nó thì gọi là Đạo. Đối với người cực kỳ tinh thông nó thì gọi là Thái cực,… “. Nghĩa là chỉ có những người giỏi, tinh thông thì mới biết rằng Trang Tử nói “Đạo có trước Thái cực“ phải hiểu là “Ðạo là Thái cực“ thì quả là chí lý không thể bắt bẻ vào đâu được, đến trẻ con nó cũng phải há hốc mồm ra cho mà xem.

    “Thái cực là bản thể của âm dương động tĩnh, không tách rời khỏi hình khí, mà trên thực tế vừa không có âm thanh vừa không có khí vị. Nó biến hóa vô cùng mà thực tế cũng có nguyên tắc của riêng nó. Do đó nói là nhất động nhất tĩnh, chính là gốc của nó, phân thành âm dương, lưỡng nghi. Nghi chỉ vật. Khi mọi vật chưa sinh ra thì không đối lập cũng không độc lập, trên thực tế là tượng khí hợp nhất, trạng thái ban đầu khi âm dương chưa phân. Trời lấy khí che mà nương vào đất, đất lấy hình chở mà dựa vào trời, có lý mới có khí, mới có tên gọi âm dương. Có khí mới có hình, có tên gọi trời đất.
    Trời đất không phải sinh ra nơi trời đất mà sinh bởi âm dương. Âm dương không phải sinh nơi âm dương mà sinh bởi động tĩnh. Động tĩnh không phải sinh nơi động tĩnh mà sinh bởi Thái cực. Đó là vì Thái cực là nguồn gốc của vạn vật trong vũ trụ. Mà động tĩnh nương thừa theo âm dương là nguồn gốc sinh ra. Âm dương là gốc của vạn vật, hình thành trước Thái cực là đạo. Hình thành sau âm dương là khí. Động tĩnh không có biên giới, âm dương không có khởi đầu, đây chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến sự tồn tại của tự nhiên tạo hóa.“

    Ðoạn này thì tác giả lại kết luận “…hình thành trước Thái cực là đạo…“. lúc đầu tác giả cho rằng Ðạo không có trước Thái cực như Trang Tử nói mà Ðạo chính là Thái cực nay lại cho rằng Ðạo có trước Thái cực, vậy thì có phải là “Ðèn Cù nó chạy vòng quanh“ hay không?

    Và rồi tác giả viết “Thái cực là nguồn gốc của vạn vật“ “Âm dương là gốc của vạn vật“, nghĩa là tác giả muốn nói Thái cực là nguồn của Âm Dương mà Âm Dương là nguồn của vạn vật (bao gồm cả con người). Vậy thì nguồn của Thái cực là gì ? Ðạo chắc? Trong khi tác giả vẫn còn loay hoay không biết Ðạo và Thái cực là một hay không? Cứ cho rằng Ðạo có trước Thái cực đi thì cái gì là nguồn của Ðạo? Và nếu hiểu Ðạo theo nghĩa thông thường như câu “Ðạo của người quân tử“ thì chả nhẽ Ðạo, tức tư cách của con người có trước con người hay sao? Vậy thì Ðạo là cái gì và cái gì là nguồn của Ðạo?

    “Nguyên chú: Bách Trai Hà Tử cho rằng: “Trời là động của dương, quả thật như vậy, vậy khi nào động đến cùng cực thành tĩnh? Địa là tĩnh của âm, quả thật như vậy, vậy thì khi nào tĩnh đến cùng cực thành động? Trời không thể sinh đất, Thủy không thể sinh Hỏa, đạo lý này bất luận là người thông minh hay ngu muội đều biết. Như vậy cái gọi là âm dương tương sinh không phải là sai lầm sao? Bởi vì trời đất, Thủy Hỏa tuy nói hòa làm một, không thể phân ly nhưng trên thực tế ranh giới rất rõ ràng, không rối loạn, do đó nếu nói âm và dương có quan hệ dựa vào…

    (Sưu tầm - nhưng có lấy thì xin ý kiến nha )“.

    Ðoạn này thì phải đợi aikenxay sưu tầm tiếp mới có thể hiểu được ý của tác giả muốn nói gì.
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng sáu 2011

Chia sẻ trang này