Thôi miên- đôi điều nên biết

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi cabachlong, 28 Tháng mười một 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    THÔI MIÊN - ĐÔI ĐIỀU NÊN BIẾT

    Từ trước đến nay, thôi miên thường bị gán với một loại pháp thuật bí ẩn nào đó và không mang lại lợi ích cho con người. Nhiều nhà khoa học cho rằng, thôi miên là một dạng khoa học huyền bí. Người làm thôi miên có thể điều khiển được đối tượng theo ý mình. Nói cách khác, con người sẽ thực hiện các hành vi theo những điều đã được ám thị. Mặc dù khoa học ngày càng phát triển, cấu trúc bộ gen của loài người cũng đã được giải mã vào đầu thế kỷ XXI. Thế nhưng, hiện tượng thôi miên vẫn chưa được lý giải một cách rõ ràng...

    Một số câu chuyện về thôi miên

    Theo các chuyên gia thần kinh học, từ thời xa xưa các nhà tu hành Ấn Độ đã biết dùng thuật thôi miên để chữa một số căn bệnh cho người. Vào năm 1974, một bác sĩ người Pháp đã dùng thuật thôi miên để chữa căn bệnh tâm thần cho bệnh nhân của mình. Ông này cho rằng, đây là liệu pháp tâm lý điều trị rất có hiệu quả. Đối với bộ môn tâm lý trị liệu trong y học hiện đang có rất nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình xây dựng theo một quan điểm và trường phái lý luận riêng. Thập kỷ 90 của thế kỷ trước, liệu pháp thôi miên được sử dụng khá phổ biến ở các nước Đông Âu, nhất là Nga và Ucraina. Ởû châu Âu, việc đào tạo bác sĩ về phân tâm học rất phổ biến.

    Liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc được ứng dụng rộng rãi và có tên khoa học là Psychanalyse - tức phân tâm học trị liệu. Cai nghiện thuốc lá bằng thôi miên là liệu pháp đã được áp dụng tại Mỹ. Rose Gibson hút thuốc lá đã 10 năm nay, mỗi ngày từ 20 đến 30 điếu. Cô đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn không từ bỏ được thói quen này. Cô tìm đến các nhà điều trị bằng thôi miên với hy vọng mong manh. Rose kể lại: “Khi tiến hành thôi miên, tôi có cảm giác như mình đang đi vào giấc ngủ. Nhưng vẫn nghe được mọi thứ và kiểm soát được cơ thể mình. Từ trong tiềm thức, những lời nói thúc giục đừng hút thuốc lá để được xinh đẹp như cô gái trong ảnh mà nhà thôi miên đã đưa cho tôi xem và không còn bị bệnh dạ dày hành hạ”. Với trạng thái bị thôi miên, Rose đã quyết định vứt điếu thuốc trên tay. Sau nhiều lần kiên trì theo biện pháp này, cuối cùng Rose đã bỏ hẳn thuốc lá. Một trường hợp khác, Angie Brown, ca sĩ, 33 tuổi, cao 1,6 m và nặng tới 89 kg. Chỉ sau 10 buổi điều trị bằng thôi miên, cô đã giảm được 25 kg. Cô kể: Chuyên gia điều trị bằng thôi miên đã đưa cô về quá khứ, vào thời điểm bắt đầu ăn nhiều. Trong khi thôi miên, quá trình tăng cân lần lượt hiện trong đầu của cô khiến cô vô cùng sợ hãi. Sau đó, chuyên gia thôi miên giúp cô hình dung thân thể thon thả của mình khi đã giảm cân. Sau một vài buổi điều trị như vậy, Angie bắt đầu thay đổi lối sống và chế độ ăn uống của mình để đạt tới vẻ đẹp mà cô đã được nhà thôi miên ám thị. Cô thấy trọng lượng giảm dần và sức khỏe tăng lên. Một số nghiên cứu tại Mỹ còn cho rằng, thôi miên có thể giúp con người tự chỉnh hình và làm đẹp cơ thể.

    Người ta kể rằng: Có một trường hợp bệnh nhân bị tai nạn và sau đó người này cảm giác bị bại liệt chân phải, không cử động được. Các thầy thuốc khoa thần kinh xác định đây chỉ là rối loạn chức năng thần kinh do bệnh nhân quá căng thẳng, anh ta tự ám thị mình bị liệt. Khi chữa trị, bác sĩ thôi miên đã ám thị cho bệnh nhân rằng, anh ta chỉ đau nhất thời, còn bây giờ thì đã hết đau và có thể chủ động được. Sau khi ám thị xong, bỗng bệnh nhân tự duỗi được chân và ngồi dậy. Rồi anh ta được bác sĩ ám thị tiếp cho đứng lên và bước đi bình thường quanh phòng như khi chưa hề bị tai nạn. Trong thời điểm đó, đột nhiên vị bác sĩ thôi miên dùng ám thị đưa bệnh nhân trở lại trong trạng thái bình thường. Bệnh nhân vô cùng kinh ngạc vì thấy mình đang đi lại trong căn phòng và thật sự đã khỏi bệnh.

    Thôi miên cũng giúp con người vượt qua sự sợ hãi, đó là trường hợp của Mandy Groud, 31 tuổi, từ lâu đã bị ám ảnh bởi nỗi sợ côn trùng một cách kỳ lạ. Ngay cả các loài ong, bướm cũng làm cô khiếp sợ, đặc biệt là loài nhện. Mỗi khi nhìn thấy chúng là cô sợ đến toát mồ hôi và nghẹt thở. Sau khi đã dùng mọi biện pháp nhưng vẫn không sao xóa được nỗi sợ hãi này, Mandy tìm đến liệu pháp thôi miên. Cô kể: “Trong quá trình thôi miên, ông ta (người thôi miên) lặp đi lặp lại rằng con nhện đó rất sợ tôi. Thế rồi trong đầu óc tôi, con nhện cứ nhỏ dần và cuối cùng nó quay đầu chạy biến đi”. Đến buổi điều trị thứ tư, cô đã có thể dùng tay không bắt con nhện và vứt đi.

    Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn nghe nói đến trường hợp có người giữa nơi công cộng đã tự động móc ví tiền hoặc tự lột nữ trang của mình rồi trao cho một kẻ lạ nào đó như có ai đó điều khiển. Một lúc sau nạn nhân mới chợt hiểu ra là mình đã bị lột sạch, mất hết tài sản cá nhân... Chúng ta chỉ có thể lý giải những trường hợp trên chính là hiện tượng thuộc về thuật thôi miên của những tay cao thủ đã lợi dụng khả năng của mình để làm điều xấu.

    Mới đây tại một số trường trung học ở Vương quốc Anh, các giáo viên đã bắt đầu sử dụng một số liệu pháp thôi miên để nâng cao chất lượng tiếp thu bài vở của học sinh. Ban giám hiệu Trường Kirklees ở Yorkshire (Anh) đã áp dụng một biện pháp hết sức đặc biệt, sau khi có sự đồng ý của các bậc phụ huynh, những học sinh được áp dụng liệu pháp thôi miên trong học tập và thi cử. Liệu pháp này giúp học sinh tập trung suy nghĩ cao độ vào một chủ đề đã được định hướng, nhất là các môn học cần phải kiểm tra và thi để lấy bằng, sao cho đạt được kết quả học tập tối ưu so với năng lực vốn có của các em. Tuy vậy nhiều nhà khoa học cho rằng, đây vẫn chỉ là một thí nghiệm chứ không phải là phương pháp sư phạm. Vì vậy, Hội đồng giáo dục Anh đã khuyến cáo Trường Kirklees chấm dứt chương trình thử nghiệm này vì nếu học sinh nghiện bị thôi miên thì còn nguy hiểm hơn cả nghiện thuốc lá và tác hại về sau không thể lường được.

    Thôi miên - “chính phái” hay “tà phái”?

    Nhiều người cho rằng, thôi miên làm tổn hại trí não con người, thuật thôi miên có thể biến một người cù lần thành một kẻ giết người hàng loạt, một người hiền lành trở thành một tên bất lương... Mặc dù các chuyên gia về thôi miên luôn biện minh rằng tất cả những điều đồn đại đó đều sai sự thật và không có căn cứ, song cho đến nay, thuật pháp thôi miên vẫn làm cho nhiều người sợ hãi. Thế nhưng, theo bác sĩ Patrick Bellet, Chủ tịch Hiệp hội thôi miên liệu pháp khối Pháp ngữ: “Một người khi bị thôi miên mặc dù có vẻ bị động khi nhắm mắt như đang ngủ nhưng không bao giờ nghe theo lệnh trái với lý trí anh ta từ người thôi miên, ngay cả khi người thôi miên này rất giỏi”. Nói khác đi, nếu chỉ dẫn của người thôi miên xâm phạm những giá trị đạo đức hay quyền lợi vật chất, người bị thôi miên không bao giờ nghe theo. Còn Didier Michaux, Giám đốc Viện thôi miên nước Cộng hòa Pháp cho biết: “Khi bị thôi miên, người ta không hoàn toàn bị khống chế về mặt lý trí, mà vẫn giữ được khả năng kiểm soát và ý thức phê phán”.

    Tới nay, cảnh sát đôi khi cũng sử dụng những người có khả năng thôi miên để phá án. Chẳng hạn như cảnh sát Mỹ đã quan tâm rất nhiều tới thuật thôi miên trong việc làm sống lại ký ức của các nạn nhân bị xâm hại nghiêm trọng dẫn đến mất trí nhớ, những người này không còn nhớ nổi mặt của kẻ đã tấn công và vũ khí hắn sử dụng, hay nơi xảy ra vụ việc. Tuy nhiên, một số thử nghiệm tâm lý cho thấy trong thôi miên những câu hỏi gợi mở luôn hướng người bị thôi miên trả lời theo hướng mà nhà thôi miên muốn áp đặt. Nhiều thử nghiệm khác trong khuôn khổ của những cuộc điều tra tội phạm còn cho thấy, câu trả lời chính xác từ phía nạn nhân còn làm rối loạn quá trình phục hồi trí nhớ của họ.

    Có một số ít các nhà tâm lý học sử dụng thuật thôi miên vào các mục đích thiếu lành mạnh và cố tình duy trì sự sợ hãi của mọi người đối với pháp thuật này. Còn đa phần các nhà thôi miên liệu pháp đều hành nghề một cách nghiêm túc. Thực tế đã chứng minh rằng, một số nhà thôi miên có khả năng giúp người bệnh không phải gây tê trong các ca tiểu phẫu như nhổ răng hay cắt các khối u nhỏ. Một trong những ưu điểm lớn của thuật thôi miên là giúp người bệnh nhớ lại những kỹ niệm đẹp nhất về cuộc đời họ, giúp họ không để ý đến lưỡi dao của bác sĩ phẫu thuật, như vậy sẽ tránh được nguy cơ từ việc gây tê, tăng khả năng phục hồi nhanh và không phải ở lại bệnh viện lâu. Tuy vậy, đó chưa phải là tất cả. Thuật thôi miên còn được sử dụng trong các ca sinh nở hay xét nghiệm y khoa, để làm dịu bớt những cơn đau... Bí quyết của nhà thôi miên là gì? Hầu hết trong số chúng ta, ai cũng đều có những kỷ niệm đẹp, những lúc vui vẻ nhất, những thời khắc dễ chịu như xem một trận đá bóng hay, một bộ phim hấp dẫn... Nhà thôi miên chỉ cần biết cách gợi lại những kỷ niệm dễ chịu, làm cho chúng sống lại trong đầu bệnh nhân trong lúc họ đang phải chịu những cơn đau hành hạ, sẽ giúp họ cảm thấy bớt đau đớn. Thôi miên có thể giúp bỏ thói nghiện rượu, điều chỉnh rối loạn tình dục, giảm chứng trầm cảm... Lĩnh vực áp dụng cuối cùng của thuật thôi miên là phục hồi trí nhớ và giúp những người liệt nửa người có thể đi đứng trở lại được. Nguyên tắc của việc điều trị bằng liệu pháp thôi miên này khá đơn giản: Trước hết phải tìm hiểu người bệnh hoặc người thân của bệnh nhân để thu thập những kỷ niệm có thể tạo ra các phản ứng tích cực đối với người bệnh. Giai đoạn tiếp theo là gợi nhớ lại những kỷ niệm trên cho người bệnh và phóng đại những kỷ niệm đẹp bằng thôi miên liệu pháp để dần dần làm sống dậy những hồi ức, tìm lại những cảm giác đã qua. Bác sĩ Patrick Bellet cho biết: “Trong thực tế đã có nhiều người bị mắc chứng mất trí nhớ hay bị liệt nửa người trong suốt 15 năm, nhưng sau đó đã được phục hồi hoàn toàn nhờ điều trị bằng thuật thôi miên”.

    Các nhà khoa học nói gì về thôi miên?

    Theo nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ trước đến nay thì thôi miên chính là sự gây ngủ tạm thời. Để lý giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã cho rằng: Thôi miên có hai khía cạnh liên quan đến tâm lý và sinh lý của con người. Các nhà khoa học gọi đây là thuyết ám thị (Suggestion) giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Một số nhà nghiên cứu thôi miên phương Tây lại cho rằng, bản chất của thôi miên chính là khả năng ám thị của người làm thôi miên và tính tự kỷ ám thị của bản thân đối tượng bị thôi miên. Nói cách khác, ngoài tác động của bác sĩ làm thôi miên thì người bệnh cũng phải tự kỷ ám thị chính mình. Như vậy muốn quá trình thôi miên thành công thì phải có sự cộng tác đắc lực của cả hai phía: Thầy thuốc và bệnh nhân. Ngược lại, nếu đối tượng bị thôi miên không tin tưởng vào khả năng thôi miên của bác sĩ, không tự kỷ ám thị theo lời gợi ý của người thôi miên thì sẽ không dẫn đến thành công.

    Một số nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực thôi miên đã nghiên cứu một số phương pháp làm thôi miên đơn giản như: Phương pháp ám thị bằng lời nói. Đây là phương pháp khá phổ biến trong thuật thôi miên được nhiều chuyên gia thôi miên sử dụng. Chúng ta xem cách họ thể hiện bằng giọng nói đều đều, đây chính là sự ám thị, gợi ý cho đối tượng chấp nhận thôi miên, người được thôi miên sẽ có một giấc ngủ càng lúc càng sâu, với cảm giác thoải mái, yên lành và an tâm. Đôi mắt và tay chân của họ bỗng nhiên trở nên nặng nề, tâm thần đi vào giấc ngủ rất sâu. Một phương pháp thôi miên khác là dùng âm thanh, âm lượng để kích thích đối tượng bị thôi miên. Chẳng hạn, người ta sử dụng một băng ghi âm phát ra âm thanh giống như tiếng giọt mưa rơi đều đặn, tiếng gõ nhịp đều đều làm cho người bị thôi miên cứ ngấm dần vào giấc ngủ. Lúc ấy họ thường có cảm giác mí mắt nặng hơn, dường như đang bị chìm dần vào giấc ngủ một cách từ từ và đều đặn.

    Trên phương diện sinh học, nhà bác học Nga Páplốp đã phân tích quy trình thôi miên chính là một dạng ức chế thần kinh của lớp vỏ não con người. Đây là trạng thái ức chế từng phần của vỏ não, giống như khi ta đang ngủ nhưng vẫn tồn tại một tiềm thức, một điểm thức nào đó ở vỏ não. Chính qua điểm thức này, đối tượng bị thôi miên đã nghe được lời nói hoặc nhìn được cử chỉ ám thị của người thực hiện thôi miên. Qua các phương tiện, máy móc y tế hiện đại, hiện nay các nhà khoa học đã ghi nhận hoạt động của não bộ con người và đã khẳng định khi con người chìm vào giấc ngủ bình thường thì có hai giai đoạn quan trọng lần lượt được thay thế nhau: Giai đoạn ngủ chậm (ngủ lơ mơ) và giai đoạn ngủ nhanh (ngủ sâu). Trong quá trình ngủ chậm, não bộ con người sẽ xuất hiện những sóng điện não, từ đó giấc ngủ sẽ chỉ đến từ từ và sâu dần. Còn giai đoạn ngủ nhanh đòi hỏi phải có những sóng điện não vận động nhanh, sự vận động của nhãn cầu cũng nhanh theo. Nhìn bề ngoài giống như người đang ngủ rất sâu, nhưng bên trong vẫn tồn tại một sóng điện não của người đang thức, đối tượng thấy mình hoạt động như người trong mơ và sẵn sàng nghe theo lời thôi miên... Khi bị thôi miên nhẹ thì điện não đồ giống như trong giai đoạn ngủ chậm. Nhưng khi thôi miên sâu, lúc ấy điện não đồ giống như giai đoạn ngủ nhanh. Lúc này đối tượng bị thôi miên sẵn sàng tiếp thu và thực hiện lời ám thị của thầy thuốc... Hiện nay, các khoa thần kinh học trên thế giới đều cho rằng, thôi miên là một dạng tâm thần đặc biệt của con người (kể cả động vật) do sự tác động kích thích từ bên ngoài gây nên. Nó có những đặc điểm chung của điện não đồ như khi ta đang ở trong trạng thái ngủ nhanh, hoặc thiếp đi
    ( http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2204)
     

Chia sẻ trang này