1. gonflex45

    gonflex45 New Member

    Tham gia ngày:
    30 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    53
    Điểm thành tích:
    0
    :) Nhằm phục vụ cho các bạn muốn học về bộ môn thiền!Mình sẽ post 1 số bài liên quan đến nội dung này để giúp các ban nha!
    Nhưng đầu tiên chúng ta nên hiểu thiền là gì
    ?


    Thiền có nghĩa là gì?


    Thuật ngữ "thiền" có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc "chan" có nghĩa là trầm tư, mặc định. Đó là một phương pháp cổ xưa ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VI. Thiền học không phải là một tôn giáo mà là một môn triết học, một nghệ thuật sống. Thiền học không có sách truyền, bởi tất cả được lưu truyền bằng miệng, nhưng hiện nay ra đời rất nhiều bản ghi bằng thơ để truyền bá. Nói một cách văn hoa, thiền có nghĩa là ổn định tâm thần, khiến cho tinh thần thanh thản, yên bình. Mọi người đều có thể luyện tập. Tập thiền sẽ thu được những thành quả tinh thần, chúng ta sẽ gặp gỡ bản thân ta, hiểu rõ những điều sâu kín nhất trong con người ta. Sống cuộc sống của ta, tự nhiên, nhưng theo một cách khác, một ý nghĩa khác. Mục đích của thiền không phải là tìm hiểu thế giới mà là để hiểu, để biết chúng ta thật sự là ai, là cái gì, làm những gì trong khoảng khắc hiện tại.

    Tập thiền như thế nào?


    Như một vị thiền sư nói "Ngồi thiền nghĩa là cảm thấy hài lòng với việc ngồi khi ta ngồi, hài lòng với việc đi khi ta đi". Đó là chính mình dù điều gì đến với ta, không bị cảm xúc chi phối.
    Để đạt được điều đó, phải tập luyện thường xuyên, hãy thử nghiệm, cảm nhận việc đó vì nó thật sự không tốn thời gian. Hãy bắt đầu ngay với chính những động tác quen thuộc hàng ngày như thái rau chẳng hạn. Khi ta thái rau, hãy cố gắng tập trung vào từng cử chỉ, vào những gì ta cảm thấy khi ta chạm vào cọng rau, tập trung vào từng cử động của tay. Tập trung vào khoảng khắc đó và chỉ khoảng khắc đó thôi. Bình thường ta sẽ cảm nhận thấy dòng suy tưởng tràn vào đầu óc ta từ mọi hướng, nhưng khi ta chỉ chú ý vào động tác thái, ta có thể làm sự chuyển động của chúng yên lặng.
    Thoạt đầu, việc này rất khó vì ít người có thói quen làm đầu óc trống rỗng và không biết cách chế ngự những nỗi lo lắng. Thế nên lần đầu tiên chỉ nên kéo dài trạng thái này trong 3 giây, lần sau có thể là 10 giây, rồi nâng dần lên. Nếu tập luyện đều đặn, ta sẽ ý thức rõ những nỗi lo lắng, những suy tưởng đang ám ảnh ta đều có thể bị chặn đứng. Cứ làm nhiều lần việc đó sẽ dần trở nên tự nhiên.

    Tập thiền mang lại những lợi ích gì?


    Tập thiền sẽ giúp đầu óc thảnh thơi, tận hưởng những khoảng thời gian yên tĩnh hiếm hoi để tái tạo nguồn năng lượng. Khi ta biết cách đạt tới trạng thái ổn định về tâm thần, ta có thể dễ dàng chế ngự stress, vượt qua khủng hoảng. ổn định tinh thần cũng làm tăng cường hệ thống miễn dịch, chia xẻ đau đớn để cơ thể sẽ không phải một mình đương đầu với những nỗi đau thể xác.
    Cuối cùng, tập thiền sẽ tăng cường khả năng làm việc, sáng tạo, khi tập thiền con người rơi vào trạng thái siêu vô thức nên trực tiếp diễn giải và giải phóng nguồn năng lượng. Như vậy, tập thiền cũng có nghĩa là vệ sinh thân thể, là một trạng thái sống.
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng mười 2006
  2. gonflex45

    gonflex45 New Member

    Tham gia ngày:
    30 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    53
    Điểm thành tích:
    0
    Các bước ngồi thiền!!!

    Thiền là những phương pháp giúp hình thành thói quen tập trung tư tưởng để làm đúng công việc mà chúng ta muốn và đang làm. Nó giúp điều chỉnh tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh - hậu quả của quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng.
    [​IMG]

    Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là giúp người luyện tập tập trung chú ý vào một điểm ở trong hoặc ngoài cơ thể, tập trung vào một đề tài, hình ảnh hoặc câu “chú” nhất định nhằm đưa cơ thể tiến dần vào tình trạng nhập tĩnh, trong tâm không còn bất cứ ý niệm nào. Các bước thông thường của một lần ngồi thiền bao gồm:


    1. Chuẩn bị


    -Trước khi ngồi thiền, cần hoàn tất các công việc thường nhật trong ngày để tư tưởng khỏi vướng bận. Tắm rửa sạch sẽ, nới lỏng quần áo, chọn một nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có ruồi muỗi.

    2. Tư thế


    -Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già hoặc kiết già. Lưng thẳng, cằm hơi đưa vào để cột sống được thẳng. Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay buông lỏng đặt trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, miễn sao hai tay cảm thấy thoải mái, dễ giãn mềm cơ bắp là được.

    -Tư thế kiết già (thế hoa sen) đặc biệt thích hợp cho việc ngồi thiền: Ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp, dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời.

    -Các đạo sư Yoga cho rằng, vị thế khóa nhau của hai chân trong tư thế kiết già sẽ tạo sức ép lên hai luân xa ở dưới cùng của cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên để nuôi dưỡng các trung tâm lực dọc theo cột sống và kiểm soát toàn bộ hệ thần kinh. Những thí nghiệm khoa học về Yoga cho thấy, chỉ cần ngồi tư thế hoa sen, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng, vẫn có một sự thay đổi ở sóng não từ nhịp beta khoảng 20 chu kỳ mỗi giây xuống nhịp alpha khoảng 8 chu kỳ mỗi giây. Nhịp alpha là tình trạng sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn.

    -Kết quả trên cũng phù hợp với lý luận của y học cổ truyền, rằng ở thế kiết già, xương mác ở cẳng chân trái đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt Tam âm giao ở chân phải (chỗ lõm bờ sau xương chày, trên mắt cá chân trong khoảng 6 cm). Như vậy, trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt này sẽ được kích thích liên tục. Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm Tỳ, Can và Thận; nên kích thích này sẽ có tác dụng “thông khí trệ”, “sơ tiết vùng hạ tiêu” và điều chỉnh những rối loạn (nếu có) ở những kinh và tạng có liên quan. Những người có dấu hiệu căng thẳng thần kinh, bệnh nhân “âm hư hỏa vượng” hay gặp các cơn bốc hỏa về chiều và những phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh sẽ dễ dàng cảm nhận được hiệu quả khi ngồi ở thế kiết già.

    3. Giảm các kích thích giác quan

    -Một trong những yếu tố quan trọng để dễ nhập tĩnh là không bị các kích thích bên ngoài quấy nhiễu. Người xưa gọi là “bế ngũ quan”.

    -Trên thực tế, những quan sát qua điện não đồ cho thấy, chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là đã giảm được 50% các kích thích từ bên ngoài. Do đó, nên nhắm mắt lúc ngồi thiền (mắt chỉ cần khép hờ để bảo đảm không có sự căng cơ ở vùng mặt).

    4. Giãn mềm cơ bắp

    -Ngày nay, khoa học đã biết rất rõ tác động qua lại giữa 2 yếu tố thần kinh và cơ. Khi thần kinh căng thẳng, trương lực cơ bắp cũng gia tăng. Ngược lại, nếu điều hòa trương lực cơ bắp ở mức thư giãn thì thần kinh cũng sẽ được ổn định. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này khi quan sát một người đang giận dữ. Khi tức giận, gân cổ nổi lên, cơ bắp căng cứng, bàn tay nắm chặt... Đó là lúc thần kinh quá căng thẳng. Ngược lại, hãy nhìn một người đang ngồi ngủ gật trên xe. Lúc người này thiếp đi là lúc thần kinh thư giãn, tâm không còn ghi nhận ý niệm gì cụ thể; cơ bắp cũng giãn mềm nên đầu dễ dàng ngoẹo sang một bên. Vì vậy, trong quá trình hành thiền, việc chủ động giãn mềm cơ bắp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thư giãn, nhập tĩnh.

    -Trên thực tế, chỉ cần quan tâm giãn mềm cơ mặt và cơ bàn tay là đủ. Điều này căn cứ vào hai quy luật. Thứ nhất, mặt và hai bàn tay là những vùng phản chiếu, có các điểm tương ứng với toàn bộ cơ thể. Do đó, nếu thư giãn được vùng mặt hay hai bàn tay thì sẽ thư giãn được toàn thân. Thứ hai, theo học thuyết Paplop, khi tập trung gây ức chế thần kinh một vùng hoặc một điểm ở vỏ não (qua hiệu ứng thư giãn) thì sự ức chế này sẽ lan tỏa gây ức chế toàn bộ vỏ não.

    5. Tập trung tâm ý


    -Đây là giai đoạn chính của buổi hành thiền. Như đã nói ở phần trên, thiền chính là sự tập trung tư tưởng vào một điểm hoặc một đề mục duy nhất để dần dần đạt đến tình trạng trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ một ý niệm nào. Để thư giãn thần kinh hoặc để chữa bệnh, chỉ cần duy trì tình trạng tập trung vào này trong một thời gian nhất định. Điều quan trọng là nên tập đều đặn hằng ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần. Lúc đầu, ngồi khoảng 15 phút mỗi lần, dần dần tăng lên. Sau một thời gian, khi não bộ đã ghi nhận thói quen thiền thì việc ngồi vào tư thế, nhắm mắt, việc đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên hoặc ám thị giãn mềm cơ bắp sẽ hình thành nên những phản xạ có điều kiện để đưa người tập vào trạng thái thiền định.

    -Về điểm để tập trung tư tưởng, nhiều trường phái thường chọn huyệt Đan điền (bụng dưới, cách dưới rốn khoảng 3 cm). Nên tập trung vào điểm này vì nhiều lẽ. Theo y học cổ truyền, “thần đâu khí đó”. Khi tập trung vào một điểm ở vùng dưới cơ thể thì khí và huyết sẽ lưu chuyển về phía dưới, làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, dễ dẫn đến nhập tĩnh. Đan điền còn gọi là Khí hải hay Khí huyệt, ngụ ý là nơi “luyện thuốc”, là “bể chứa khí”. Đan điền là một huyệt quan trọng trong việc luyện dưỡng sinh của các đạo sĩ, các nhà khí công.

    -Những người tâm dễ xao động cần một phương pháp kiểm soát tâm chặt chẽ hơn. Nên kết hợp quan sát hơi thở với việc tập trung tại Đan điền bằng cách quan sát sự phồng lên và xẹp xuống tại bụng dưới. Lúc hít vào, bụng dưới hơi phồng lên; lúc thở ra, bụng dưới hơi xẹp xuống. Chỉ cần thở bình thường. Không cần quan tâm đến thở sâu hay thở cạn, đều hay không đều. Điều quan trọng ở đây là tập trung quan sát để biết rõ ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phồng lên hay xẹp xuống ở bụng dưới. Sở dĩ chọn quan sát hơi thở ở bụng dưới mà không phải ở đầu mũi hoặc ở ngực là nhằm tạo quán tính thở sâu kết hợp với việc phát sinh nội khí ở Đan điền như đã nói ở phần trên. Thỉnh thoảng sẽ có những lúc tâm bị phân tán, các tạp niệm xen vào. Điều này là bình thường. Chỉ cần khi nhớ ra thì tập trung trở lại Đan điền hoặc tiếp tục quan sát hơi thở vào ra là đủ. Lâu dần, những tạp niệm sẽ bớt đi, thời gian tập trung sẽ dài hơn, hơi thở sẽ đều, chậm và nhẹ hơn, cho đến lúc không còn ý niệm và quên luôn cả hơi thở. Nếu thường xuyên đạt đến tình trạng này, có nghĩa người tập đã tiến được một bước rất dài.

    6. Xả thiền


    -Sau khi ngồi thiền, trước khi đứng dậy, cần làm một số động tác để cơ thể hết tê mỏi và khí huyết lưu thông bình thường. Từ từ buông thõng hai chân, xoay người qua lại nhiều lần, xoay ở vùng hông và vùng cổ. Dùng hai tay vuốt nhẹ hai bên sống mũi, từ đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm vành tai. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân, từ đùi dài xuống bàn chân. Xoa ấm hai lòng bàn chân.

    -Việc xả thiền tùy thuộc vào mỗi buổi thiền. Nếu chỉ thiền khoảng 15 phút hoặc khi có công việc cần đứng lên gấp thì chỉ cần co duỗi hai chân và xoay người, hoặc lắc cổ qua lại nhiều lần là đủ.

    *Một vấn đề mà những người mới tập thiền thường thắc mắc là liệu ngồi thiền có gây nguy hiểm gì không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào phương pháp và động cơ của việc ngồi thiền. Một số phương pháp thiền phối hợp với vận khí hoặc có sự hỗ trợ khai mở các trung tâm lực trong cơ thể nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sinh khí và gia tăng nội lực. Các phương pháp này có thể gây những nguy hiểm nếu người tập thiếu những kiến thức về khí công, về y học truyền thống, hoặc không có đạo sư hướng dẫn để vận dụng và kiểm soát kịp thời nguồn năng lực mới phát sinh.

    -Trái lại, nếu ngồi thiền để đạt đến sự tĩnh lặng trong tâm trí, thư giãn thần kinh và tăng cường sức khỏe, không vận khí, không bám víu vào bất cứ ảo giác, âm thanh hoặc hình ảnh nào thì không có gì nguy hiểm.

    (theo Ykhoa.net)​
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng mười 2006
  3. gonflex45

    gonflex45 New Member

    Tham gia ngày:
    30 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    53
    Điểm thành tích:
    0
    Phụ nữ sẽ đẹp hơn với các liệu pháp thiền!

    Đối lập với những áp lực, căng thẳng thường ngày, liệu pháp thiền đưa bạn đến một phong thái sống mới mà ở đó sắc đẹp được tôn vinh.

    Theo ngôn ngữ Nhật và triết lý nhà Phật, từ “Zen” (thiền) mang ý nghĩa “chiêm niệm”. Ngày nay, khi nhắc đến từ ngữ này, chúng ta liên tưởng ngay đến sự tĩnh lặng, bình an và thanh tịnh. Trạng thái này hoàn toàn đối lập với những áp lực đang diễn ra hàng ngày, đè nặng lên thể xác, tinh thần và cả sắc diện của bạn. Biểu hiện rõ nhất là ở làn da.
    Bàn đến liệu pháp thiền, người ta chú ý đến các không gian biệt lập. Trong đó, phòng tắm là nơi liệu pháp này phát huy hiệu quả nhất. Các nhà nghiên cứu cho rằng những nơi có nước, tiếng động của nước, màu sắc, kết hợp với các sản phẩm làm đẹp như tinh dầu, kem dưỡng, cùng những thao tác ấn tượng, massage nhẹ nhàng, sắc diện của bạn được tôn tạo theo một phong thái mới. Trong lĩnh vực làm đẹp, liệu pháp thiền kết hợp với tinh dầu, nước, mỹ phẩm chăm sóc da và cả màu sắc của mỹ phẩm trang điểm. Các loại tinh dầu phổ biến như trà xanh, oải hương, hoa hồng, hoa nhài, nhục đậu khấu, mẫu đơn có đặc tính chống stress, làm tăng hiệu quả thư giãn, đã được công nhận từ lâu. Liệu pháp thiền ứng dụng tính năng khuếch tán mùi hương của chúng, giúp bạn cảm thấy thư thái hơn. Các sản phẩm kích hoạt thần kinh qua da như: nước hoa theo liệu pháp thiền, kem dưỡng chứa hương thơm… cũng giúp cân bằng độ ẩm, tuần hoàn máu tốt, khiến cơ thể bạn đẹp hơn.


    Liệu pháp thiền với nước​

    [​IMG]

    * Sự sống vốn không thể thiếu nước. Nước được ví như một thần dược mang lại sự hồi sinh, phát triển và an tịnh cho vạn vật. Nước giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh chóng, mang lại vẻ rạng rỡ cho làn da.

    * Liệu pháp thiền không chỉ được ứng dụng với nước mà còn với cả âm thanh của nước. Không gì dễ chịu bằng những cơn mưa rào trong những ngày nóng bức, hay được thả mình dưới vòi sen sau một ngày rong ruổi, tất bật với công việc.

    * Hãy lắng nghe tiếng nước chảy! Khi những âm thanh róc rách của nước chảy truyền đến tai giữa, các tế bào ở bộ phận này sẽ ghi nhận âm thanh và nhanh chóng truyền đến toàn thân, làm bạn cảm thấy dễ chịu.

    * Trước khi tắm bạn nên nằm ngửa, nhắm mắt lại, để đầu óc thư giãn và lắng nghe nước chảy đầy bồn. Đấy là một cách ứng dụng liệu pháp thiền với âm thanh của nước.

    * Sau một ngày làm việc, bạn hãy thử tắm sạch dưới vòi sen, rồi trầm mình trong bồn tắm với nước thật ấm (45 độ), mọi mệt nhọc sẽ tan biến ngay. Nếu thích, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu thư giãn.

    * Có nhiều nguồn nước: Nước nóng, nước lạnh, nước sinh học, nước ép từ các loại hoa thảo dược và cả nước ép trái cây… mỗi loại có đặc tính và tác dụng khác nhau. Bạn sẽ có những cảm giác khác nhau với từng loại nước. Mỗi người mỗi tính cách, mỗi cơ địa, hãy chọn cho mình những loại nước phù hợp.

    * Bạn nên tận dụng tối đa không gian phòng tắm để trang trí theo phong cách thiền, ưu tiên chọn những vật dụng bằng gỗ.


    Liệu pháp thiền với tinh dầu

    [​IMG]

    * Tinh dầu được chiết xuất từ vỏ, lá, thân, rễ, hạt… của các loại thảo dược. Khi tác động lên hệ thần kinh, chúng mang lại cảm giác thư giãn.

    * Tinh dầu có nhiều đặc tính như sát trùng, giảm đau nhức, giúp tiêu hóa tốt, tinh lọc không khí, tạo hưng phấn, làm đẹp da và tóc…

    * Bạn có thể đốt tinh dầu, pha vào nước tắm, hòa chế mỹ phẩm, tẩm ướp vào gối nằm để ngủ cho ngon hơn.

    Khi khuếch tán, tinh dầu mang lại bầu không khí thư giãn cho con người.


    Mỹ phẩm kiểu “zen”

    * Khuynh hướng mới của mỹ phẩm dưỡng không chỉ làm thơm cơ thể mà còn khơi dậy những cảm giác và cảm xúc của bạn.

    * Các loại kem ứng dụng trong liệu pháp thiền phải hội đủ các yếu tố: dịu mềm như lụa, nóng bỏng như dầu thoa và thơm như những nụ hoa vừa mới hái.

    Liệu pháp thiền ứng dụng các mỹ phẩm dưỡng đánh thức các giác quan.

    (theo Vietnamnet.com.vn)​
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng mười 2006
  4. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thiền và sức khỏe!!!

    Gonflex đã bao giờ luyện thiền chưa thế ~_crazybua
     
  5. gonflex45

    gonflex45 New Member

    Tham gia ngày:
    30 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    53
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thiền và sức khỏe!!!

    ~_biggrin Dzạ lâu lâu em có thử thiền dzới nước ah!Đó là chung vô nhà tắm ngồi trong bồn tắm & vặn vòi sen nước ấm chảy xuống đầu!
    >>>Kết quả là hay bị mama tét đít vì tội ngủ trong nhà tắm không cho ai tắm nữa hết& tốn nước!!!:D :D :D :D
     
  6. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thiền và sức khỏe!!!

    pó chiếu với em Gonflex, mà luyện thiền kiểu em thì sành điệu quá ~_biggrin ~_babyhaha
     
  7. gonflex45

    gonflex45 New Member

    Tham gia ngày:
    30 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    53
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thiền và sức khỏe!!!

    ~_GauPooh Nhưng anh dcba thử 1 lần đi!Hiệu nghiệm lắm đấy!Chỉ cần ngồi dưới vòi sen nước ấm sẽ khiến anh sẽ giúp anh có 1 giấc ngủ ngon, còn với nước lạnh sẽ khiến anh sảng khoái sau 1 ngày làm việc mệt nhọc đó.Chung vào phòng tắm, nhắm mắt & thư giãn làn nước mát lạnh tưới vào người!Còn hơn đi xì-pa lun ah!~_finger1 ~_finger1 ~_finger1
     
  8. buitredaulang

    buitredaulang New Member

    Tham gia ngày:
    3 Tháng tư 2007
    Bài viết:
    12
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Thiền và sức khỏe!!!

    Như Vậy thì thiền là số dách !
     

Chia sẻ trang này