Truyện tích : Người thợ kim hoàn

Thảo luận trong 'Thời sự - Tin vỉa hè - Giao Vặt Quảng Cáo' bắt đầu bởi giả bảo ngọc, 26 Tháng mười một 2009.

  1. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Một số vào bào thai
    Kẻ ác xuống địa ngục
    Người thiện lên cõi trời
    Vô Lậu chứng Niết Bàn





    Nguyên do để Phật nói lên bài kệ này bắt nguồn từ câu chuyện sau :



    Có một vị tỳ kheo nọ đi khất thực trong suốt 12 năm liền ở nhà
    một gia đình Phật tử khá giả .



    Gia đình Phật tử nay làm nghề kim hoàn khi vị tu sĩ này
    thì rất là thương quý.
    Dường như giữa họ có mối nhân duyên thắm thiết từ kiếp xưa vậy.




    Họ thường xuyên cúng dường vật phẩm cho vị tu sĩ này để
    Ngài không phải đi khất thực ở những nơi quá xa.




    Vị tỳ kheo này cũng thầm tự hào về phước duyên của mình.
    Trong khi các huynh đệ của mình phải khá vất vả mới có đồ ăn
    hàng ngày thì mình không phải đi đâu xa.





    Nhưng cuộc đời này không có gì là mãi mãi cả.
    Chuyện gì cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc.
    Phước duyên nào rồi cũng có lúc phải hết
    Ân nghĩa nào rồi cũng đến lúc phôi phai





    Và sự kiêu mạn nào rồi cũng sẽ đến lúc phải lãnh quả báo xứng đáng.
    Vị tỳ kheo này dần dần tham đắm , ỷ lại vào gia chủ giầu có.




    Trong một lần nọ , khi vị tỳ kheo này đến khất thực thì gia đình
    người kim hoàn này quên chuẩn bị đồ cúng dường
    Bà vợ cùng người chồng xốt xắng đi xuống dưới bếp chuẩn bị đồ ăn.





    Trong lúc đó , ở hoàng cung có một người thị vệ đi đến.
    Người này có nhờ người thợ kim hoàn này xem giùm một viên ngọc
    mà nhà vua mới có được.
    Vì đang làm bếp nên người thợ kim hoàn quên không rửa tay mà
    chạy lên kiểm tra viên ngọc luôn rồi để luôn ở bàn , ngay cạnh
    vị tỳ kheo.





    Gia đình người kim hoàn vô cùng tin tưởng vị tỳ kheo này cho nên
    họ yên tâm xuống làm thức ăn.

    Thế rồi khi họ làm xong và bưng thức ăn ra bàn thì viên ngọc
    đã biến mất.




    Rõ ràng trong nhà không có ai ngoài vị tỳ kheo
    Nhưng nếu làm to chuyện thì không hay nên người thợ kim hoàn
    mới nhẹ nhàng hỏi :

    Thầy có thấy viên ngọc ở đâu không?




    Vị tỳ kheo nghe xong bèn lắc đầu không nói.




    Càng về sau , người thợ kim hoàn càng tức giận , lời lẽ ngôn từ
    càng nặng nề đối với vị tu sĩ.


    Khi sự bức xúc dâng cao , người thợ kim hoàn liền đánh vị tu sĩ.
    Con ngỗng vô tình chạy ngang qua đó , bị dính đòn lây thì lăn ra chết.




    Lúc này vị tỳ kheo mới nói :





    Lúc nãy , tôi thấy con ngỗng này chẳng may nuốt phải viên ngọc đó.
    Nhưng nếu tôi nói ra , chắc chắn thí chủ sẽ giết con ngỗng đó liền.
    Tôi là người đã xuất gia , tôi không thể vì lời nói của mình mà
    khiến một con vật đáng thương như vậy phải chết.
    Vì vậy tôi thà bị chửi mắng , bị đánh đập còn hơn.




    Khi nghe xong đầu đuôi sự việc ,người thợ kim hoàn liền mổ bụng
    con ngỗng ra , quả nhiên thấy viên ngọc đang nằm trong đó.
    Ông vô cùng hối hận và quỳ xuống xin lỗi vị tỳ kheo




    Lại nói về vị tỳ kheo này , sau sự việc này ông cũng buồn
    Và đã phát nguyện rằng :



    Từ nay về sau , ông sẽ không bao giờ chỉ đi khất thực ở
    một gia đình duy nhất như thế này nữa



    Tuy nhiên , sau đó ít lâu , vị tỳ kheo ngã bệnh và chết do
    bị đánh quá nặng.




    Người thợ kim hoàn khi thấy vị tu sĩ bị chết như vậy thì
    rất hối hận và qua đời không lâu sau đó.


    Câu chuyện này về sau được các vị tỳ kheo đem hỏi Phật.
    Đức Phật không bình luận gì , mà chỉ nói bài kệ ở trên và nói :




    Người thợ kim hoàn này sau khi chết sẽ xuống địa ngục.
    Người vợ thì vì công đức cúng dường vị tỳ kheo đó sẽ được sinh
    về cõi trời nào đó .
    Con ngỗng do có nhân duyên lên sẽ đầu thai làm con của người vợ.
    Còn vị tỳ kheo thì Đức Phật nói nếu là vô lậu sẽ chứng Niết Bàn
    Chứ Ngài không có nói vị tỳ kheo này đã chứng Niết Bàn.





    Qua câu chuyện chúng ta thấy rằng :



    Tình cảm của con người vô cùng mong manh và dễ vỡ.
    Đừng bao giờ nghĩ rằng họ sẽ thương ta mãi và ta sẽ thương họ mãi
    Chắc chắn sẽ đến lúc phai nhạt dần.






    Trừ những loại tình cảm cao đẹp trong khuôn phép đạo đức như :




    Tình huynh đệ trong đạo , cùng nhau tu tập , cùng nhau giúp đời.
    Thì tình cảm này sẽ được vun bồi để phát triển dần qua các kiếp sống
    cho đến mãi mãi .
    Chúng ta phải hiểu như vậy mới có thể bình thản mà sống , vui vẻ
    mà sống được.





    Câu chuyện trên đây cũng như thế



    Ban đầu là tình đạo cao đẹp giữa người Phật tử và Tăng Già
    Về sau bị biến thành sự tham đắm và ỷ lại dẫn đến hậu quả đau lòng.

    Người thợ kim hoàn vì tình cảm đời xưa mà quyến luyến vị tỳ kheo này
    chứ hoàn toàn không phải vì Phật Pháp.
    Chính điều này là mầm mống của sự đổ vỡ đằng sau.




    Tình đời là vậy
    Và ta phải chấp nhận điều đó
    Chấp nhận đến một ngày họ sẽ phai nhạt , không còn yêu thương
    ta nữa.




    Câu chuyện này để lại cho chúng ta bài học về sự mong manh
    của tình cảm thế gian.
    Có đấy rồi mất đấy.





    Bà vợ của người thợ kim hoàn tin rằng vị tỳ kheo này không
    phải là kẻ ăn cắp và đã ra sức can ngăn người chồng nhưng không thành.
    Đó cũng là biểu hiện chung của những người phụ nữ.
    Họ có trực giác rất tinh , tuy rất dễ mắc sai lầm trong tình yêu.





    Qua đây chúng ta cũng thấy được đạo hạnh của vị tỳ kheo này
    rất đáng ngợi ca.
    Thông thường thì mọi người trong chúng ta rất bức xúc nếu
    bị vu oan giá họa cho việc mà mình không làm.
    Càng là người có uy tín thì càng sợ mất phẩm giá của mình
    Họ không bao giờ chịu được sự bôi nhọ , hay xúc phạm đến
    danh dự của mình.




    Nhưng vị tỳ kheo này lại khác.
    Ông chấp nhận hy sinh danh dự của mình
    Chấp nhận để cho người đã cúng dường ông suốt 12 năm nghi ngờ
    để bảo vệ tính mạng cho một con ngỗng.





    Mình hãy đặt mình vào tình huống này.
    Chưa nói đến các loài khác , mà ngay ở chính chúng ta , chính đồng loại của ta.
    Đã bao giờ mình dũng cảm đứng lên hy sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ người khác
    hay chưa?

    Mình hãy ngẫm nghĩ rồi mới thấy được sự vĩ đại của vị tỳ kheo này.
    Cuộc đời này còn nhiều việc oan ức , còn nhiều người cần được bảo vệ lắm.





    Mặt khác chúng ta cũng phải lưu ý về sự kiêu mạn luôn rình rập
    nơi mỗi người.
    Chúng ta làm việc chăm chỉ
    Chúng ta có quyền và chúng ta xứng đáng thành công
    Chúng ta tự hào về nó.
    Nhưng xin đừng ỷ lại , xin đừng ngủ quên hay hả hê trong chiến thắng
    Chính sự ngạo mạn sẽ là mầm mống cho những đổ vỡ thảm hại
    ở mai sau.





    Người thợ kim hoàn tuy bị xuống địa ngục những cũng sẽ không
    phải chịu đựng lâu lắm , vì ông đã biết hối hận trước hành vi của mình.
    Con ngỗng đầu thai làm con của bà vợ là một chuyện xảy ra khá phổ biến
    trong đời.


    Khi ta nuôi một con vật nào đó mà ta yêu quý và coi nói như người thân
    của mình thì sau khi nó chết đi , thường là nó sẽ đầu thai vào nhà ta.



    Chính vì vậy luân hồi là bể khổ !
     

Chia sẻ trang này