VÀI HÌNH ẢNH -DÓN TẾT NƠI HẢI NGOẠI

Thảo luận trong 'Giao lưu- Tâm sự - Thư giãn' bắt đầu bởi Toc'Ma^y, 15 Tháng hai 2007.

  1. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Đón Tết tại Chinatown - New York

    ` [​IMG]


    Gung Hay Fat Choy là câu chúc mang hàm ý Cung Hỷ Phát Tài (chúc nhiều niềm vui và tài lộc trong năm mới ) mà người Hoa – Trung Quốc thường nói với nhau vào dịp đầu năm mới - năm 4705 theo Âm lịch hay AKA 2007 theo lịch Gregorian (hệ thống lịch do giáo hoàng Gregory XIII đưa ra hay còn gọi là Dương lịch). Đặc biệc, đó cũng là câu nói được nhắc đến nhiều nhất ở khu Chinatown - thành phố New York (Mỹ) trong dịp Tết đến.


    Đây được xem là năm của sự hoàn tất và kết thúc, bởi vì năm mới sẽ là năm Đinh Hợi – con giáp cuối cùng trong 12 con giáp. Những người sinh vào năm Hợi – 1935, 1947, 1959, 1971, 1983 và 1995 được cho là những người luôn có tình yêu thương chân thành dành cho gia đình và bạn bè. Những đức tính tốt khác của người tuổi Hợi là chu đáo, siêng năng, trí tuệ, ham hiểu biết, đáng tin cậy dù đôi lúc lại hơi ngờ nghệch một chút.

    Những người nổi tiếng trên thế giới ở tuổi này có Thomas Jefferson, Ernest Hemingway, Humphrey Bogart, Lucille Ball, Alfred Hitchcock, Mahalia Jackson, David Letterman và Arnold Schwarzenegger.

    Hội chợ hoa thường niên lần thứ 4

    Địa điểm: công viên Columbus Park.
    Thời gian: từ trưa đến 10 giờ tối ngày 16-2-2007, từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều ngày 17-2-2007.

    [​IMG]

    Đến với hội chợ hoa được tổ chức ở khu trung tâm ChinaTown, bạn sẽ được hít thở bầu không khí náo nhiệt nhân dịp Xuân về cũng như vô số các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, mỹ thuật cùng các ngành nghề thủ công của các nghệ sỹ Mỹ và Trung Quốc. Một rừng hoa đang khoe sắc thắm sẽ tạo cơ hội cho bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời, nếu muốn, bạn cũng có mang một chút lộc Xuân từ những chậu hoa về trang trí cho ngôi nhà của mình.

    Đêm pháo hoa và lễ hội văn hóa

    Thời gian: 11 giờ sáng đến 3 giờ khuya. Bắn pháo hoa lúc 7 giờ tối.
    Địa điểm: quảng trường Chatham Square ((Intersection of Bowery, Mott & East Broadway).

    [​IMG]

    Theo phong tục truyền thống của người Hoa, việc bắn pháo hoa vào đêm giao thừa mang hàm ý xua đuổi tà ma, quỷ dữ và những điều xấu xa, đem lại một sự khởi đầu sáng chói và tốt đẹp cho mỗi gia đình trong dịp năm mới. Sau phần khai mạc, 12 chú lân, sư, rồng cùng đoàn diễu hành với trang phục Trung Hoa truyền thống sẽ biểu diễn trên các tuyến đường chính của khu Chinatown ((Mott, Bowery, East Broadway, Bayard, Elizabeth, và Pell).

    [​IMG]

    Một sân khấu hoành tráng với sức chứa 400.000 khán giả sẽ được dựng lên tại khu trung tâm Chinatown và bạn sẽ có cơ hội thưởng thức tài biểu diễn của các nghệ sĩ, vũ công đến nhiều nước châu Á và Mỹ cùng những hiệu ứng nhạc nước đặc sắc.

    Hội chợ đèn lồng đỏ (Red Lantern Market)

    Thời gian: từ 18-2 đến 18-3-2007.

    [​IMG]

    Để chào mừng ngày lễ truyền thống này, 12 nhà doanh nghiệp hàng đầu ở Chinatown đã hợp sức để tung ra chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu mua sắm trong dịp năm mới. Từ những món hàng lưu niệm mang đậm phong cách văn hóa truyền thống của người Hoa cho đến những món trang sức đắc tiền, tất cả đều được giảm giá và đây sẽ là cơ hội tốt để bạn thỏa sức tiêu dùng và mua sắmTết.

    Hãy chú ý các cửa tiệm có in logo đèn lồng màu đỏ của Explorer Chinatown, đó chính là những nơi mua sắm đáng tin cậy và đa dạng chủng loại hàng hóa dành cho bạn.

    Buổi diễu hành đón chào năm mới

    Thời gian: từ 1 đến 5 giờ chiều ngày 25-2-2007.
    Địa điểm: những tuyến đường chính khu Chinatown (Mott, Canal, Bowery, East Broadway, Chatham Square, Forsyth, Eldridge, Grand, và Chrystie St).

    [​IMG]

    Bạn sẽ được chiêm ngưỡng quang cảnh vô cùng sôi động của từng đoàn dài xe diễu hành, các ban nhạc đường phố, vũ công múa rồng và sư tử, những ban nhạc biểu diễn nhạc cụ Trung Hoa truyền thống. Hơn 5000 người sẽ tham gia buổi diễu hành này cùng sự hiện diện của các quan chức cao cấp và chính quyền địa phương.


    Kitaro - Theo Explorer Chinatown
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng hai 2007
  2. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Trong nước -dón xuân

    Nam Ninh rộn rã chào xuân sớm


    Hai tuần nữa mới đến Tết âm lịch, nhưng trên mọi ngả đường góc phố của thành phố Nam Ninh (thủ phủ tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) đã ngập tràn hương sắc mùa xuân, đâu cũng thấy người mua kẻ bán tấp nập. Các siêu thị, trung tâm bán buôn, ki-ốt bán lẻ ngập tràn hàng hoá phục vụ tết.

    [​IMG]

    Năm nay là năm Đinh Hợi, vận niên tốt nên ai cũng muốn mua cho mình một vật may mắn. Túi thơm Bình An, Thịnh Vượng, Vạn sự như ý, Phúc Lộc Thọ; phong bao mừng tuổi, lợn tiết kiệm, ngọc bội năm mới, bánh - mứt - kẹo… đều rực một sắc đỏ. Thậm chí cả những người làm nghề bốc xếp, gánh hàng ở cửa Ga xe lửa Nam Ninh cũng mặc áo đồng phục đỏ, họ vừa làm đẹp cho mình, vừa mong muốn mang đến cho khách hàng của mình vận may trong năm mới.


    [​IMG]


    Thông thường, vào những dịp cuối năm, ở các thành phố lớn thường tổ chức hội chợ triển lãm - chợ xuân; riêng ở đây, chỉ với sắc màu và cách tổ chức của ngành chức năng, cả thành phố đã hiện lên như một hội chợ rộng lớn, rộn ràng nhịp sống mùa xuân.

    [​IMG][​IMG]

    Chiều ngày 16/2/2007 (29 Tết), từ 19h30’ đến 21h30’, đài truyền hình Kỹ thuật số VTC sẽ tổ chức một cầu truyền hình quốc tế trực tiếp Hà Nội - Nam Ninh (Trung Quốc) với chủ đề “Giai điệu mùa xuân”.

    [​IMG]

    Đó sẽ là một chương trình đặc sắc phản ánh về không khí Tết giữa hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng văn hoá và những câu chuyện về mối quan hệ tốt đẹp giữa người dân hai nước. Khán giả Đài Truyền hình KTS VTC sẽ được thưởng thức một cầu truyền hình mới lạ chưa từng có ở Việt Nam, đồng thời về phía bạn, Đài Truyền hình TP. Nam Ninh cũng đưa chương trình này tới hàng chục triệu khán giả của tỉnh Quảng Tây. Chương trình “đinh” này cũng sẽ được truyền qua hệ thống cáp của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc tới khán giả của cả Trung Hoa rộng lớn.

    [​IMG]

    Chương trình đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về tài chính, tâm lực và trí lực vì lần đầu tiên có một cầu truyền hình quốc tế trực tiếp với cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Những công việc cuối cùng đang được gấp rút hoàn thành để có được một “Giai điệu mùa xuân” đậm đà bản sắc và nồng ấm tình hữu nghị.


    Theo VTC
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng hai 2007
  3. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Điểm hẹn vui Xuân ở Sài gòn


    [​IMG]
    Góc đường khách sạn Rex rực rỡ hơn khi Xuân về.

    Mùa xuân đã len lỏi đến từng ngôi nhà, từng ngõ phố và tràn ngập trên khắp mọi miền đất nước. Trong không khí từng bừng của một mùa xuân mới, những hoạt động văn hoá nghệ thuật đón tết Đinh Hợi ở Tp Hồ Chí Minh đang được tích cực chuẩn bị và chỉ chờ ngày khai mạc.


    Phố văn hoá Thư pháp cổ truyền mừng Xuân Đinh Hợi 2007 sẽ được tổ chức trong một tháng, từ 28/01 đến ngày 26/2/2007.

    Ngày hội văn hóa người Hoa - Xuân Đinh Hợi do Bộ VHTT phối hợp với UBND TPHCM tổ chức, diễn ra từ ngày 28-2 đến 4-3-2007 (từ 12 đến 16 tháng giêng ÂL) tại Công viên 30-4, quận 1.

    Nội dung hoạt động gồm: Liên hoan ca múa nhạc, trình diễn trang phục dân tộc, múa lân - sư - rồng, lễ hội truyền thống - trò chơi dân gian, triển lãm - trưng bày thư pháp hội họa; Hội thảo “Xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”.

    Tại các trung tâm văn hóa quận, huyện có biểu diễn giao lưu giữa các đoàn nghệ thuật, hoạt động tham quan di tích lịch sử cách mạng. Riêng quận 5 tổ chức lễ hội Tết Nguyên tiêu vào ngày 3-3-2007 (15 tháng giêng ÂL) và lễ hội hoa đăng, giao lưu gặp gỡ các nhân chứng lịch sử về truyền thống đấu tranh cách mạng của người Hoa tại TPHCM.

    Chợ hoa - hội hoa xuân

    Sài Gòn sẽ tổ chức 3 chợ hoa xuân phục vụ nhu cầu mua sắm và thưởng ngoạn của nhân dân thành phố và du khách các tỉnh, du khách nước ngoài. Chợ hoa tết này chính thức hoạt động vào ngày 10/02/2007 đến 12g trưa ngày 16/02/2007 (từ 23 đến trưa ngày 29 tết), tại công viên 23/9 với quy mô 875 lô, công viên Gia Định, quy mô 221 lô và công viên Lê Văn Tám, quy mô 100 lô (diện tích mỗi lô là 20m²).

    [​IMG]

    Hội hoa xuân TP.HCM, tổ chức từ 12 - 24/02/2007, tại công viên Tao Đàn. Hội hoa xuân năm nay sẽ lớn hơn các năm trước về quy mô cũng như số lượng hiện vật, từ 6.000- 7.000 món, gồm cá cảnh, hoa kiểng, gốm sứ… do các nghệ nhân trong nước và nước ngoài, các nhà vườn, các nhà kinh tế lớn tham gia, không trưng bày các loài chim. Ngoài ra, nơi đây còn có khu ẩm thực và khu vui chơi thiếu nhi.

    Lễ hội đường hoa

    [​IMG]
    Áp phích giới thiệu đường hoa Tết Đinh Hợi 2007

    Lễ hội đường hoa diễn ra từ tối 28 tháng chạp âm lịch đến tối mùng 3 tết (nhằm từ ngày 15 - 19/02/2007) kéo dài trên trục đường Nguyễn Huệ (từ trụ sở Uỷ ban Nhân dân thành phố đến đường Tôn Đức Thắng) và trục đường Lê Lợi.

    Với chủ đề "Trên đường hội nhập", trên những trục đường sẽ chia thành nhiều tiểu cảnh thể hiện nét đặc trưng tết của Việt Nam, đặc trưng tết Nam bộ. Lễ hội có trên 100.000 chậu hoa xuân các loại, có các hoạt động thi cắm hoa, biểu diễn của các nhóm nhạc dân tộc, nhạc flamenco sinh động, xiếc, các màn tung hứng của các bartender chuyên nghiệp, bán các loại hàng lưu niệm gắn liền lễ hội tết…

    [​IMG]

    Lễ hội bánh tét


    Lễ hội bánh tét kỷ lục diễn ra vào tối mùng 2 tết (18/02/2007, là lễ hội đường phố (carnival) do đạo diễn Huỳnh Phúc Điền đảm trách gồm chuỗi đội hình xe hoa, diễn viên biểu diễn nghệ thuật dân gian Việt Nam và ca múa nhạc hiện đại, trên trục đường Lê Lợi.

    Tâm điểm chương trình là cặp bánh tét kỷ lục, mỗi bánh nặng 3,5 tấn, mỗi đòn bánh dài 3,5m, đường kính 0,8m. Cặp bánh do công viên văn hoá Đầm Sen thực hiện. Sau khi nấu chín, sẽ được đưa về khu vực lễ hội tết. Phần kết thúc là "đại tiệc bánh tét" phục vụ công chúng.

    [​IMG]

    Bến Thành Audio - Video đang thực hiện và sản xuất nhiều chương trình đĩa nhạc mừng Xuân Đinh Hợi 2007


    Đây là một hoạt động trọng tâm đón chào năm mới, đồng thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc ngày càng cao của nhân dân trong thời kỳ hội nhập. Đáng chú ý, là 3 chương trình lớn về mùa xuân: DVD "Lộc xuân" có nội dung rất phong phú với các tiết mục mừng xuân như: "Đón xuân về", "Chào xuân mới", "Khúc xuân", "Tết Nguyên đán" và đặc biệt là hài kịch "Cá độ" và "Sân ga mùa xuân".

    Đĩa nhạc "Xuân có anh và em" gồm 14 ca khúc hay về mùa xuân của đất trời. Các ca sĩ Cẩm Ly, Quang Vinh, Thanh Thảo, Lý Hải; các nhóm: Phù Sa, Mây Trắng, Đen Trắng... góp mặt trong chương trình nhiêu hoa thơm này qua các ca khúc: "Mùa xuân em hát", "Tết Nguyên đán", "Ô kìa xuân", "Mùa xuân yêu", "Nắng ngày mới"...

    Đĩa nhạc "Điệp khúc mùa xuân" cũng rất phong phú và ấn tượng về mùa xuân với liên khúc: "Đón xuân về", "Nhạc khúc mùa xuân", "Câu chuyện đầu năm", "Xuân và tuổi trẻ", "Điệp khúc mùa xuân", "Khúc xuân ca"... thể hiện qua các giọng ca đang ăn khách: Quang Linh, Cẩm Ly, Quốc Đại, Quang Minh, Thanh Thúy, nhóm AC&M...

    Nhà hát Kịch TP Hồ Chí Minh dàn dựng 3 vở mới: "Dịch vụ cao siêu" (tác giả Phạm Văn Quý, đạo diễn Hữu Nghĩa), "Tình chát, chát tình" (tác giả Uyên Thảo), "Thi ơi là thi" (tác giả Nguyễn Thanh Bình - đạo diễn Hoàng Tuấn). Sân khấu kịch IDECAF đầu tư dàn dựng các vở diễn mới: "Pháp sư xuống núi" (tác giả Phạm Hữu Thông - đạo diễn Hùng Lâm), "Thằng bờm có cái đầu to" (tác giả NSƯT Nguyễn Thị Minh Ngọc - đạo diễn Vũ Minh).

    [​IMG]

    Sân khấu kịch Sài Gòn
    chuẩn bị 3 vở diễn mới: "Người chồng bất đắc dĩ" (tác giả Viễn Hùng, đạo diễn NSƯT Trần Ngọc Giàu), "Chuyên gia tình yêu" (tác giả Khưu Ngọc, đạo diễn Minh Hải) và "Chọn mặt gửi vàng" (tác giả Vương Huyền Cơ, đạo diễn Hữu Nghĩa).

    Sân khấu kịch Phú Nhuận dàn dựng 4 vở diễn mới "Làm người ai làm thế" (tác giả Thúy Vân, đạo diễn Đức Thịnh - Văn Ruy), "Game Show của những người cha" (tác giả Thanh Hương - đạo diễn Minh Béo), "Nếu như yêu" (tác giả, đạo diễn: Bảo Ngọc) và đặc biệt, tác giả "Điệp viên không không thấy" (nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa). Ngoài ra, Kịch Phú Nhuận còn đầu tư dàn dựng vở kịch thiếu nhi: "Ông bụt bị mất tích" (tác giả, đạo diễn Hòa Hiệp) để phục vụ khán giả nhí.

    Chương trình "Những người thích đùa" của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Bạch - Xuân Hương tái ngộ với công chúng tại Nhà hát Bến Thành (Quận 1). Năm nay chương trình được chuẩn bị khá sớm với nhiều vấn đề thời sự mà người dân quan tâm như: giáo dục, giao thông, thoát nước, cải cách hành chính... đều được nghệ sĩ Xuân Hương đưa vào kịch bản và dàn dựng khá thâm thúy.

    Có lẽ “đặc sản” tinh thần của người dân TP Hồ Chí Minh trong dịp Tết Đinh Hợi 2007 chính là vở cải lương Kim Vân Kiều sẽ ra mắt trong chương trình Hội ngộ tài năng vào các đêm 22, 23 và 24/2 tại Nhà thi đấu Quân khu 7. Khiêm tốn hơn so với các “lão” điện ảnh, thì “Kim Vân Kiều” với kinh phí đầu tư 1,8 tỷ đồng là dự án quy mô lớn của sân khấu cải lương từ trước đến nay. Đây cũng là một trong những dự án nghệ thuật quy mô lớn của thành phố Hồ Chí Minh nhằm “nâng cấp” cải lương về cả chất và lượng.

    Vở diễn quy tụ khoảng 400 nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn... và được trình diễn trên sân khấu quảng trường, sân khấu cải lương lớn nhất từ trước đến nay với sức chứa hơn 4.000 khán giả. Lần đầu tiên, một lực lượng lớn các nghệ sĩ cải lương tên tuổi như: NSND Diệp Lang; các NSƯT Út Bạch Lan, Lệ Thủy, Vũ Linh, Bảo Quốc,... cùng tham gia vở diễn với các nghệ sĩ diễn viên trẻ như: Thanh Ngân, Vũ Luân, Tú Sương, Kim Tiểu Long, Cẩm Tiên... "Kim Vân Kiều" cũng có sự tham gia của đông đảo các danh hài như: Hoài Linh, Trung Dân, Minh béo... và một số ngôi sao nhạc nhẹ: Giao Linh, Hương Lan, Thu Minh, Đức Tuấn... Vở diễn dài 150 phút do tác giả Hoàng Song Việt và đạo diễn Hoa Hạ chuyển thể phỏng theo “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du.


    Theo Cinet
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng hai 2007
  4. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: VÀI HÌNH ẢNH -DÓN TẾT NƠI HẢI NGOẠI

    Chùm ảnh đón Xuân Đinh Hợi trên khắp thế giới

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cộng đồng người Việt, Trung Quốc ở khắp mọi nơi đang chào đón năm mới âm lịch 2007. Năm nay, Tết Việt đến sớm hơn Tết Trung Quốc một ngày.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Indonesia[/FONT]
    [​IMG]
    Con rồng được ghép từ những chiếc cốc nhựa đầy màu sắc xuất hiện tại Jakarta dịp Tết Đinh Hợi.
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hội chợ mang chủ đề Đinh Hợi tại Hongkong[/FONT][​IMG]
    Ra hội chợ và rước về nhà chú lợn - biểu tượng của năm 2007
    [​IMG]
    Năm 2007 được coi là năm lợn vàng

    [​IMG]
    Năm Đinh Hợi là năm tốt để sinh con. Dự kiến sẽ có bùng nổ trẻ em trong 2007
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Bán áo in hình lợn tại Bangkok, Thái Lan[/FONT][​IMG]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hàn Quốc[/FONT]
    [​IMG]
    Hai vợ chồng [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Lee Sam-hak và Lim Ji-yeon ra ga để kịp về Busan ăn Tết[/FONT]
    [​IMG]
    Món Tteokguk không thể thiếu trong ngày đầu năm mới

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Viết câu đối ở Đài Bắc[/FONT]
    [​IMG]
    Viết câu đối mừng Xuân ở chợ Dihua, Đài Bắc
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nam Phi[/FONT]
    [​IMG]
    Thành viên một nhóm múa đang trình bày một điệu múa của người Zulu phía trước bức tranh hai em bé Trung Quốc đang đốt pháo ở một ngôi chùa ở Soweto, Johannesburg, Nam Phi.
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hàng loạt sự kiện đón mừng năm mới đã diễn ra tại Johannesburg khi cộng đồng người Trung Quốc tại đây đón chào năm mới vào chủ nhật (18/2). [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]London[/FONT]
    [​IMG]
    Thả đèn lồng mừng năm mới tại London
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]London sẽ tổ chức một lễ hội và diễu hành mừng năm mới âm lịch 2007. Sự kiện này được dự đoán sẽ thu hút hàng nghìn người. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Malaysia[/FONT]
    [​IMG]
    Mừng năm Đinh Hợi tại Malaysia được tiến hành khá cẩn trọng vì tại quốc gia với phần đông dân Hồi giáo, dân theo đạo Hồi coi lợn là con vật không sạch sẽ.
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Bắc Kinh[/FONT]
    [​IMG]
    Tại Bắc Kinh các đền chùa đều được trang trí bằng lồng đèn rực rỡ.
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng hai 2007
  5. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: VÀI HÌNH ẢNH -DÓN TẾT NƠI HẢI NGOẠI

    Món ăn đón mừng năm mớiKhởi đầu cho một năm mới với mong muốn phước lộc đến với mọi gia đình, các dân tộc đều có những món ăn cầu may cho dịp đầu năm.

    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ngày đầu năm cũng là dịp nghỉ ngơi, vui chơi nên các món ăn thường mang tính lưu trữ. Khi người thân đến nhà chỉ cần 5-10 phút chuẩn bị là có ngay món để nhắm nháp với ly rượu đầu năm. [/FONT]
    [​IMG]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cũng như nhiều dân tộc lấy nền văn minh lúa nước làm gốc, người Nhật quan niệm rằng gạo là nguồn gốc của sự thành đạt. Do đó, món bánh dày làm bằng bột gạo nấu với nước xúp cá, nấm và rau cải là bắt buộc phải có. [/FONT]
    [​IMG]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Kế đến, cá được xem là loài vật thông minh giúp con người tài giỏi, năng động hơn trong kinh doanh nên trong mâm thức ăn bao giờ cũng phải có cá. [/FONT]
    [​IMG]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ngoài ra, trứng cá vàng tượng trưng cho may mắn là món ăn cao cấp chỉ có nhân dịp đầu năm. Chả cá quết với thịt rùa tượng trưng cho phúc thọ. Đặc biệt các món ăn ngày đầu năm được trình bày trong các hộp sơn màu đỏ. Hộp thức ăn càng rực rỡ, nhiều màu sắc, càng hy vọng hưởng được nhiều tốt đẹp trong năm mới. [/FONT]
    [​IMG]
    [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đối với ẩm thực Hàn Quốc, trong thực đơn bao giờ cũng có kim chi cùng với khoai, gạo - hai loại lương thực chủ yếu của người dân xứ Hàn. Những món ăn bổ dưỡng như gà, cá, bò hầm cùng sâm rất được ưa chuộng vì ngoài mục đích bồi bổ sức khoẻ, nó còn mang ý nghĩa cầu mong sự an khang thịnh vượng suốt cả năm. Món lẩu hải sản hoặc lẩu thịt bò, các loại rau, củ phải thật đầy đủ để tượng trưng cho sự sung túc. Lẩu thường được dùng chung với cơm hoặc miến. [/FONT]
     
  6. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: VÀI HÌNH ẢNH -DÓN TẾT NƠI HẢI NGOẠI

    Heo vàng Đinh Hợi 2007: năm đại cát đại lợi


    [​IMG]
    Người Trung Quốc xưa nay bao giờ cũng tin tưởng năm Đinh Hợi là năm tốt lành (đại cát, đại lợi).

    Năm 2007 là năm Đinh Hợi. Người Trung Quốc gọi năm 2007 là Kim Trư niên (năm Heo Vàng) và tin tưởng năm nay là một năm cực kỳ tốt đẹp, phải đợi 60 năm mới được hưởng một lần! Có thể xem niềm tin này như một truyền thống lâu đời trong lịch sử, văn hóa Trung Hoa, nảy sinh từ thế kỷ thứ 7.

    Đinh Hợi theo Thiên can, Địa chi và Ngũ hành

    Thiên can (hay Thập thiên can) là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Ngũ hành là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Theo thứ tự đó, cứ hai can thì tương ứng một hành, nghĩa là: Mộc (Giáp, Ất); Hỏa (Bính, Đinh), Thổ (Mậu, Kỷ), Kim (Canh, Tân), Thủy (Nhâm, Quý).

    Vậy, nói chi li thì can Bính thuộc Dương Hỏa, can Đinh thuộc Âm Hỏa. Nói đơn giản thì Bính, Đinh thuộc Hỏa.

    Trong Địa chi (hay Thập nhị địa chi, gồm mười hai con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) thì Hợi đứng cuối cùng, là con Heo (lợn). Chữ Hán gọi heo là Trư, cho nên nhân vật con heo trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân (1500-1582) đời Minh là Trư Bát Giới.

    Thế thì Đinh Hợi lẽ ra phải gọi là Hỏa Trư niên, nhưng người Hoa trên khắp thế giới lại gọi là Kim Trư niên. Tại sao thay đổi hành Hỏa (tương ứng can Đinh) thành hành Kim?

    Lý do của sự thay đổi này thuộc về lịch sử Trung Quốc và nó liên quan tới đời nhà Đường (618-907).

    Heo Vàng Đinh Hợi đã có 1.380 năm tuổi

    Thật vậy, trước năm Đinh Hợi 627 (tức Trinh Quán nguyên niên, đời vua Đường Thái Tông, tức Lý Thế Dân), các năm Đinh Hợi vẫn được gọi là Hỏa Trư niên. Kể từ năm 627 trở đi, các năm Đinh Hợi mới được gọi là Kim Trư niên.



    [​IMG]


    Nói khác đi, tính tới năm nay, con Heo Vàng Đinh Hợi đã được 1.380 năm tuổi. Nguyên lai Heo Lửa (Hỏa Trư) biến cải thành Heo Vàng (Kim Trư) tóm lược như sau:

    Để chấn chỉnh chế độ tiền tệ rối loạn đồng thời phế bỏ đồng tiền cũ của triều đại nhà Tùy (581-618), vào đầu đời Đường, vua Đường Cao Tổ (618-626, tức Lý Uyên) bắt chước chế độ tiền tệ ngũ thù của đời Hán Vũ Đế (140-87 trước Công nguyên), nhưng đổi chữ thù thành bảo (và thông bảo tức là đồng tiền lưu thông trong nước).

    Trong những năm Trinh Quán, vua Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) trọng hiền tài, thiên hạ thịnh trị. Tiền đúc được lưu hành (thông bảo) cùng với việc đặt kinh thành ở Trường An dần dần mở ra một thời kỳ rất mực phồn thịnh sung túc của Trung Quốc mà sử gọi là thời Thịnh Đường (713-769).

    Vốn dĩ người Trung Quốc gọi năm phồn thịnh là Kim Thù niên. Vì năm Trinh Quán nguyên niên là năm Đinh Hợi (627), mà chữ thù đồng âm [zhu] với chữ trư, cho nên kể từ năm 627 trở đi dân gian Trung Quốc thường gọi năm Đinh Hợi là Kim Trư niên thay vì gọi theo lối cũ là Hỏa Trư niên.

    Heo Vàng Đinh Hợi: Năm cực kỳ tốt đẹp.

    Người Trung Quốc xưa nay vẫn tin tưởng rằng các năm Đinh Hợi bao giờ cũng là những năm rất đỗi tốt lành (đại cát, đại lợi). Ai sinh con vào năm này thì cực kỳ quý và may mắn. Do đó, nếu muốn “đầu tư” vào đường tử tức thì người Hoa tính toán sao cho có thể sinh con vào các năm Đinh Hợi. Thế mà phải qua hết một chu kỳ 60 năm con người mới được gặp lại năm Đinh Hợi (... 1827, 1887, 1947, 2007, 2067...)!



    [​IMG]


    Để đón Tết Nguyên Đán - Đinh Hợi 2007 này, trên thị trường nhộn nhịp mua bán các quà tặng có hình chú “Trư”, xem như lời chúc lành hay ước nguyện một năm mới an khang thịnh vượng, đại cát, đại lợi.

    Ở thành phố nọ, người Hoa dựng ngoài trời một tượng chú Trư mà hai bên hông có chữ Thọ (sống lâu). Tượng lớn đến nỗi người thợ đang chăm chút tượng đài đứng bên mõm heo trông thật nhỏ bé!

    Riêng với người VN, từ những thành tựu trên nhiều phương diện vào cuối năm 2006 (mà báo chí gọi là vận hội mới của đất nước để đưa thuyền lớn ra đại dương), hầu như ai ai cũng lạc quan tin tưởng năm Đinh Hợi 2007 sẽ là một năm Heo Vàng đại cát, đại lợi, đại hanh thông cho dân tộc trên đường phát triển và hội nhập năm châu.


    Theo NLĐ
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng hai 2007
  7. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: VÀI HÌNH ẢNH -DÓN TẾT NƠI HẢI NGOẠI

    Các kiểu chào đầu năm mới độc đáo



    [​IMG]
    Tục cọ mũi chào nhau vào đầu năm mới của người Ấn độ.

    Sự chào hỏi đầu năm mới là cách thể hiện sự vui mừng, thân thiện với nhau. Tuy nhiên, cách chào hỏi của các dân tộc trên thế giới mỗi nước mỗi khác và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Cửa sổ văn hoá xin giới thiệu cùng bạn đọc một số "kiểu" chào độc đáo của các dân tộc trên thế giới.

    Cọ mũi, cụng trán

    Ở vùng núi phía bắc Ấn Độ, tục gặp nhau vào ngày đầu năm, hay để chúc tụng lẫn nhau người ta thường cọ mũi vào nhau. Cọ mũi càng mạnh thì làm ăn mới gặp nhiều may mắn, suôn sẻ... Còn thổ dân Maori ở New Zealand thì lại cụng trán để tỏ thiện chí. Cụng càng đau càng "hên" trong năm mới.

    Cúi gập mình

    Người lsrael (Do Thái) lúc gặp nhau vào ngày lễ tết thì họ cúi gập mình xuống, vừa đưa bàn tay lên ngang tai rồi chúc nhau bằng từ "shalom", có nghĩa là "hòa bình". Người Nhật Bản cũng duy trì tục lệ khi chào nhau họ đứng lại rồi cúi gập người xuống vài ba lần, sau đó mới hỏi han về sức khỏe, về công ăn việc làm. Còn người Ấn Độ thì sau khi cúi gập mình xuống lại đưa hai tay đặt vào ngực để tỏ lòng thành kính với khách.

    Xối nước

    Ở Tiệp Khắc cũ (nay là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia) có tục té nước vào đầu năm. Các chàng trai té nước vào mình cô gái mà anh ta để ý đến. Tất nhiên, các cô không hề phản đối mà còn khoái chí nữa!

    Ở Myanmar ngày đầu năm, già trẻ, gái trai đều té nước lẫn nhau. Họ cho rằng, quần áo càng ướt bao nhiêu càng may mắn bấy nhiêu. Ở các thành phố lớn như Răngun, Manđalây đều có các thùng đựng nước để dọc các đường phố, trai gái luôn túc trực chờ khách qua đường để té nước mừng tuổi.

    Tại Thái Lan và Lào cũng có tục té nước vào đầu năm vì họ cho rằng, nước là nguồn hạnh phúc cho nên đầu năm gặp nhau mừng vài xô nước vào mình để tẩy hết mọi điều xúi quẩy trong năm cũ là tốt nhất !

    Cởi giày ngồi xuống đất

    Ở miền bắc Phi châu, một số bộ tộc sinh sống tại Ma-rốc, An-giê-ri và Tuy-ni-di khi gặp nhau vào dịp đầu năm mới, họ liền ngồi xuống đất, cởi giày ra, rồi mới thăm hỏi, chúc tụng lẫn nhau... Chạm nhẹ vào lòng bàn tay Người Malaixia khi chào nhau vào dịp đầu năm mới chỉ chạm nhẹ bàn tay mình vào lòng bàn tay người đối diện, sau đó thì thu tay lại rồi áp sát vào tim chừng vài giây đồng hồ để chứng tỏ sự chào mừng đã được tiếp nhận một cách chân tình. Lúc hai người chào nhau, người nào lớn tuổi hơn thì lãnh phần chào hỏi trước.

    Nếu gặp phụ nữ nên nhớ ở Malaixia là nước Hồi giáo, việc chạm tay vào phụ nữ hết sức bị cấm kỵ, cho nên người đàn ông phải chờ cho người phụ nữ chìa tay ra trước. Nếu chờ mãi mà không thấy người phụ nữ chìa tay thì đành chịu ! Bạn đừng bao giờ chìa tay ra trước, nếu không muốn bị "hớ" ! Một số dân tộc theo đạo Hồi như người lnđônêxia, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ... cũng có lời chào đầu năm giống như người Malaixia.

    Đưa đấm tay, chìa ngón trỏ

    Ở Triều Tiên, khi gặp nhau vào ngày tết người ta thường nắm tay lại thành nắm đấm, giơ nắm đấm ra đồng thời chìa ra một ngón trỏ để chào hỏi nhau.




    [​IMG]
    Tục ôm hôn nhau ở các nước phương Tây vào những ngày đầu năm mới dành cho các đôi trai gái đang yêu nhau. Phải luôn nhớ đặt nụ hôn đúng chỗ với đối tượng của mình nữa đấy nhé!



    Thè lưỡi lắc đầu

    Các dân tộc sống trên vùng rừng núi có tục, khi gặp nhau vào đầu năm mới, người ta phải thè lưỡi rồi dùng hai hàm răng cắn chặt lưỡi lại rồi lắc đầu mấy cái để chào nhau sau đó mới hàn huyên tâm sự...

    Cắn vai nhau

    Ở một số đảo thuộc nước Philippines lại có tục khi gặp nhau vào dịp tết thì điều trước tiên là phải cắn vào vai nhau, cắn càng đau càng biểu lộ tình cảm nồng nàn, gắn bó, thiết tha... Thật đúng với câu tục ngữ: "Yêu nhau lắm, cắn nhau đau !".

    Ôm hôn ở các nước phương Tây

    Khi bạn bè thân thuộc gặp nhau vào dịp đầu năm mới, người ta chúc nhau bằng những nụ hôn nồng nàn.Tuy nhiên, nụ hôn lúc nào cũng phải đặt đúng chỗ, không phải hôn ở đâu cũng được. Cha mẹ hôn con cái trên trán, bạn bè hôn nhau ở hai bên má, trai gái yêu nhau thì hôn môi...

    Ở Pháp, giới thượng lưu chào nhau, quý ông thường hôn tay quý bà. Tuy là hôn tay nhưng không phải hôn thật sự mà chỉ có tính cách tượng trưng thôi, để mũi quý ông chạm vào da tay quý bà là... bất lịch sự đấy !



    Sưu Tầm
     
  8. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: VÀI HÌNH ẢNH -DÓN TẾT NƠI HẢI NGOẠI

    Du lịch "Tết muôn màu"



    [​IMG]
    Châu Âu cũng có phong tục ''xông nhà''. Người đầu tiên bước vào nhà trong đêm giao thừa phải là đàn ông và sẽ đem máy mắn cho cả gia đình chủ nhà.

    Ai xông nhà cho người Châu Âu? Châu Âu cũng có phong tục \'\'xông nhà\'\'. Người đầu tiên bước vào nhà trong đêm giao thừa phải là đàn ông và sẽ đem máy mắn cho cả gia đình chủ nhà. Khách \'\'xông nhà\'\' có thể đem theo nhiều thứ như tiền, bánh mỳ, thậm chí một thỏi than...thay cho lời chúc rằng chủ nhà sẽ có nhiều thứ đó trong cả năm tới. Vào đêm giao thừa, người ta thường đổ hết ra đường và gây những tiếng ồn bằng cách như thổi còi, huýt sáo, rung chuông, đánh trống...để xua đuổi mọi thế lực xấu xa.


    Năm mới cũng là dịp để tín ngưỡng như đi lễ nhà thờ và xem bói. Lợn sữa - con vật may mắn của người Áo. Người dân nước Áo kỷ niệm năm mới vào ngày 1/1 sau khi Giáo Hoàng Innocent XII vào năm 1691 tuyên bố chọn ngày đầu năm là ngày Tết quốc gia. Đêm giao thừa được gọi là Sylvesterabend - Đêm của thánh Sylvester. Người ta thường pha rượu đỏ với trộn với bạc hà và đường để dâng lễ thánh. Các quán xá và nhà hàng được trang hoàng đẹp đẽ bằng những vòng hoa bao quanh lá xanh ngắt.

    Trong đêm giao thừa, mọi người hò hét vui chơi, nhảy múa, bắn hoa giấy và cụng ly sâm banh. Người ta cũng trao nhau những nụ hôn để chúc tụng và thể hiện niềm hạnh phúc khi đón chào năm mới. Pháo hoa được bắn tại khắp các thành phố lớn. Món ăn tối truyền thống trong năm mới là lợn sữa, con vật tượng trưng cho những điều tốt lành đối với người dân Áo. Những tấm giấy màu viết lời chúc của người Bỉ Tại Bỉ, lễ hội năm mới cũng gần giống như ở Áo, trẻ con mua những tấm giấy đủ màu sắc để viết lời chúc mừng năm mới cho bố mẹ đẻ và bố mẹ đỡ đầu rồi đọc lên vào sáng mùng 1 Tết.

    Nông dân Bỉ còn ''mừng xuân'' cho cả những con vật nuôi bằng những món ăn mà chúng ưa thích. Cây tầm gửi mang lại lộc năm mới cho người Anh Còn ở nước Anh, phong tục ''xông nhà'' rất được coi trọng. Người ''xông nhà'' phải là đàn ông, nhất thiết không được là phụ nữ hay người có tóc đỏ hoặc vàng, do họ có quan niệm những người này sẽ mang đến những điều xấu cho cả nhà.

    Cây tầm gửi được coi là cây lộc tốt nhất bởi nó sẽ mang đến nhiều niềm hạnh phúc và sự may mắn cho con người. Nông dân Anh thường chúc nhau có nhiều con cái, gia súc, hay mùa màng bội thu... Bát đĩa vỡ đem lại may mắn cho người Đan Mạch Tại Đan Mạch, vào ngày đầu năm mới, bạn sẽ gặp may mắn quanh năm nếu mở cửa ra mà nhìn thấy rất nhiều bát đĩa vỡ trước cửa nhà.

    Người ta thường để dành bát đĩa cũ để ném trước cửa nhà bạn bè hay người thân trong đêm giao thừa. Càng nhiều bát đĩa vỡ trước nhà trong năm mới có nghĩa bạn càng có rất nhiều bạn. Hoàng Gia Đan Mạch sẽ phát biểu chúc mừng toàn nhân dân dịp năm mới trên các phương tiện truyền thông vào 6h chiều và nửa đêm - 12h. Thực đơn cho bữa tiệc năm mới là cá tuyết hấp, cải bắp xoăn hầm và đùi lợn quay hoặc rán.

    Của cải tràn vào nhà người Thụy Sỹ bằng những giọt kem Người dân Thụy Sỹ đón năm mới vào ngày 13/1 Dương lịch (theo lịch Julian cũ). Mọi người đổ ra đường và mặc những bộ quần áo, và đội mũ truyền thống để cầu may và xua đuổi tà ma. Người ta tin rằng sẽ gặp may mắn khi để những giọt kem rơi trên nền nhà vào ngày đầu năm vì như vậy sẽ có nhiều của cải tràn vào nhà. Những điều may mắn của người Châu Á Châu Á thường ăn Tết theo lịch âm, khác với phương Tây.

    Tại vùng Viễn Đông, trong năm mới người ta sẽ lau rửa tượng Phật bằng nước thơm. Trong dịp này, mọi người sẽ vẩy nước vào nhau với hy vọng sẽ có được mùa bội thu. Trong năm mới, động vật nuôi được thả rông, họ thường mua rùa về nhà, trang trí mai rùa thật đẹp bằng giấy đủ màu sắc, màu vàng được ưa chuộng và thả ra. Người ta tin rằng sự ''tốt bụng'' đối với động vật sẽ đem đến nhiều điều may mắn trong năm tới. Người bị ướt nhiều nhất là người may mắn nhất ở Miến Điện Tại Miến Điện, năm mới được kỷ niệm trong 3 ngày gọi là Maha Thyyan. Trong 3 ngày đó, mọi người cầu nguyện, vui chơi và ăn uống, tụ tập bạn bè.

    Trong năm mới cũng có tục vẩy nước, lau rửa nhà. Tết của nước này thường rơi vào khoảng 16/4. Trong ngày tết, người bị ướt nhiều là người có nhiều may mắn. Người Nhật cười to trong ngày Tết Ở Nhật Bản, năm mới gọi là Oshogatsu, là dịp tụ họp gia đình nên tất cả cửa hàng, văn phòng, cơ quan đều đóng cửa. Người Nhật tổ chức năm mới vào ngày 1/1. Trong năm mới, người ta thường treo một vòng làm bằng rơm khô trước cửa nhà vì đó là biểu tượng của niềm vui và sự may mắn. T

    Trong năm mới khi gặp nhau, người ta thường cười to với hy vọng sẽ vui vẻ quanh năm. Để xua tan mọi điều xui xẻo trong đêm giao thừa, người Nhật thường rung chuông 100 lần ! Tết ở Nhật Bản kéo dài tới 2 tuần. Người Trung Quốc tránh ăn thịt con vật của năm Người dân Trung Quốc thường đón Tết từ 21/1 - 20/2 theo lịch âm. Trước ngày Tết, người ta cũng làm vệ sinh nhà cửa để ''xả xui''.

    Trong năm mới có phong tục đốt pháo để đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo. Người ta thường mua cành đào để nhà vì cho rằng cây đào nở hoa tượng trưng cho ''tài lộc''. Trong năm mới, trẻ em và người già thường được mừng tuổi gọi là ''lì xì'', tiền đựng trong bao đỏ để lấy may. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của ''con vật'' nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.

    [​IMG]

    Ngày Tết, chim và cá ở Thái Lan được phóng thích Với người dân Thái Lan, Tết thường kéo dài 3 ngày từ 13 - 15/4. Trong năm mới, người dân cũng có tục té nước để cầu may. Người dân Thái có tục thả chim hoặc cá vào đầu năm để tạo may mắn. Người châu Mỹ ăn đậu đen để được tốt lành Tại Châu Mỹ trong đem giao thừa, người ta thường đổ ra đường và nhảy múa suốt đêm để dón chào năm mới. Các đường phố chật người với tiếng cười đùa, còi sáo vang rộn và đủ màu sắc với ánh đèn và hoa giấy.

    Một loại đậu đen rất được ưa chuộng ở đây trong đêm giao thừa vì người ta thường cho rằng ăn nó vào ngày đầu năm sẽ có nhiều điều tốt lành. Trong bữa tiệc năm mới, các loại bánh ngọt và sâm banh và thực phẩm được ưa thích. Quần áo sặc sỡ của người Châu Phi trong năm mới tại Ai Cập, năm mới thường được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng. Người ta tập trung tại các nhà thờ lớn để cầu nguyện và sao đó về nhà để cùng ăn bữa tiệc năm mới.

    Người Ai Cập thường không uống rượu trong năm mới vì bình thường họ cũng không dùng chất có cồn. Trong năm mới, mọi người được mặc quần áo đủ màu, mặc dù bình thường họ chỉ được mặc màu đen! Trẻ con được phát kẹo với nhiều hình thù ngộ nghĩnh.

    Tại Nam Phi, chuông nhà thờ báo hiệu năm mới trong đêm giao thừa và thường có lễ bắn súng chào mừng. Mọi người ăn mặc sặc sỡ và nhẩy múa đón chào một năm mới sắp đến. Người ta cũng đổ ra đường rất đông và cùng nhau cầu nguyện.

    [​IMG]

    Người Úc đón tết bằng những cuộc đua thể thao Châu Úc, năm mới bắt đầu vào ngày 1/1. Vì Tết ở Úc thời tiết thường ấm nóng nên người dân hay đi picnic hoặc ra biển. Trong đêm giao thừa, mọi người vui vẻ náo nức và làm huyên náo đường phố bằng đủ mọi loại âm thanh. Các hoạt động dã ngoại, đua thuyền, đua ngựa, đi săn, lướt ván ...rất được ưa thích trong dịp năm mới


    Theo Xã Hội Thông Tin
     
  9. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: VÀI HÌNH ẢNH -DÓN TẾT NƠI HẢI NGOẠI

    Hoa Mai trong ngày tết của người miền Nam


    [​IMG]


    Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiêt đới rất thích hợp môi trường cho Hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh lẽo hơn, thích hợp cho Hoa Đào khoe sắc.


    Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thăm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.

    Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:

    Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẻ ở bên Tàu)

    Hà Hoa mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵ

    Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.

    Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.

    Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.

    Không biết từ lịch sử nào trong dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo sự thông tục bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến 2 loạị Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ hương thơm.

    [​IMG]

    Khi chọn mua một cành mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây:

    - Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…

    Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp.

    Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú.

    Ngoài ra những người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm đương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông…v.v. Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phụ Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).

    [​IMG]

    Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.

    Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai nầy cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết; các chủ nhân các gốc lão mai thường ỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai nầy giá đáng bạc vạn.

    Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.

    Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại Lục Tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chánh thực là cây gì? Đó là cây Mù U. “Nhánh mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng” Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn. Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng. Cây mù u có tên Nam Mai trong sự tích Gia Long Tẩu quốc.

    Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nếu còn yêu quê hương, còn trông về nguồn gốc, đều cảm thấy một nỗi sầu man mát dâng tràn. Dù cho đang sống tại quê nhà hay đang lưu lạc khắp năm châu bốn biển. Nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bành dày bánh chưng, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành.

    Tại Hoa Kỳ không tìm được giống Mai Vàng nên tạm dùng cành đào hồng (plum) bông nhỏ mỏng manh thay thế cây Mai Vàng ngày đó để chưng nơi bàn thờ và treo đôi bà cánh thiệp xuân để nhớ những ngày Xuân yêu thương trên đất mẹ.



    Sưu Tầm
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng hai 2007
  10. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: VÀI HÌNH ẢNH -DÓN TẾT NƠI HẢI NGOẠI

    Thao thức mùa Xuân



    Tết đến, nhưng rét vẫn còn ngọt lắm. Cái rét ngọt Hà Nội, cái rét ngọt miền Bắc thật thấm thía với những ai sống trên đất Bắc và thật khó quên với người phương Nam từng đến mảnh đất này.


    Vào những ngày áp Tết, trong gió bấc hun hút, không khí đã ẩm và ấm hơn bởi từng chặp từng chặp, lất phất mưa bay. Hơi Xuân đã len lỏi trong từng ngõ nhỏ. Màu Xuân trên cánh hoa đào, hoa mai theo chị theo anh vào chợ Tết. Sắc Xuân trên búp lộc nõn xanh vừa xòe lá, nghiêng che những chùm quả quất vàng lúc lỉu.

    Trong sắc Xuân rực rỡ, người người bắt đầu đi chợ để... sắm ''cái Tết'' về nhà. Nghỉ Tết, ăn Tết, bao giờ cũng gắn liền với chơi Tết. Với mỗi người con đất Việt, nhiều thú chơi ngày Tết đã trở thành một nghệ thuật chơi, gắn với nét văn hóa truyền thống. Trong khí Xuân rộn rã, mỗi trò chơi, mỗi thú chơi ngày Tết như những đốm sáng lung linh của sự giao hòa giữa trời đất và con người, khiến tâm hồn rạo rực, thao thức chung hòa và chờ đợi...

    [​IMG]


    Câu đối

    Câu đối có lẽ là điều người Việt Nam nghĩ đến đầu tiên trong hành trang chuẩn bị cho một cái Tết đầm ấm và may mắn. Đây là một thể loại văn học hàm súc, cô đọng được viết bằng bút lông trên giấy dó, trình bày bằng hai vế đối song song, đối nhau từng âm, từng chữ. Một câu đối treo trong nhà có thể mang nhiều nội dung: cầu tài, cầu lộc, cầu may, cầu sức khỏe... nhưng trên tất cả vẫn là cầu phúc. Mọi may mắn, hạnh phúc đến với một gia đình, đó là bởi gia đình đó ''được phúc''. Những cụ đồ nho ban câu đối cho ai đó, được coi như đã ban phúc cho bản thân và gia đình họ. Ngày xưa, ngay cả lớp bình dân cũng không xa lạ gì với loại hình văn học này. Cứ gần đến Tết họ lại dâng chút lễ mọn là quả cau, tấm trầu, be rượu lên các ông đồ để xin cho được câu đối về treo hai bên bàn thờ hoặc cột nhà, mong cho năm mới tốt đẹp.

    [​IMG]

    Thú chơi hoa, cây cảnh ngày Tết

    Hoa đào, hoa mai là hai loài hoa tượng trưng cho sắc mùa Xuân. Mai vàng phương Nam, đào hồng phương Bắc, hai loài hoa đặc biệt như vương chúa của mùa Xuân đã từ ngàn năm gắn với tâm thức Việt.

    Nhưng có một loài cây đặc biệt, một loài quả thật đặc biệt nữa cũng đã ngàn năm gắn với mùa Xuân, với con người, đó là cây quất. Chơi cây quất từ lâu là một thú chơi tao nhã mang tính phổ biến ở nhiều vùng miền, gắn với tâm thức cầu phúc, cầu may. Cây quất với những chùm quả sum suê vàng mọng, trồng trong chậu sành men hoa lam hoặc men da lươn, được uốn, tỉa, tạo dáng theo nhiều kiểu, thế khác nhau đặt trong nhà tượng trưng cho sự no ấm, sum vầy.

    Ở một khía cạnh nào đó, có cây quất trong nhà là đón cả một mùa Xuân về với gia đình. Người ta sẽ cảm thấy may mắn gấp năm, gấp mười sẽ đến với gia đình mình nếu chọn được một cây quất vừa lúc lỉu quả chín vàng, lốm đốm quả xanh vừa lấp lánh màu hoa trắng ngát thơm bên những chồi non đang bật mầm đầy sức sống. Sớm mùng một, người thân đến, sau lời chúc thiêng liêng ai cũng trầm trồ, cây quất này sao mà nhiều lộc quá! Thú chơi hoa và cây cảnh ngày Tết thể hiện sự tinh tế của tâm hồn người Việt, nhưng còn mang ý nghĩa sâu xa: Mùa Xuân sẽ mang tài lộc đến cho con người.

    [​IMG]

    Tranh Tết dân gian

    Với nhiều hình ảnh giản dị, hồn nhiên, nhưng lại hết sức gợi cảm, có phong cách độc đáo, tranh Tết đã gắn với đời sống của dân ta từ rất lâu. Các dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây), tranh làng Sình (Huế) là nổi tiếng nhất. Tranh thường được vẽ trên nền giấy dó với nét mực giản dị, còn màu sắc thường do các nghệ nhân lấy chất liệu sẵn có trong tự nhiên mà pha chế.

    Tranh dân gian rất đa dạng về đề tài và phong cách thể hiện. Có tranh tín ngưỡng, tranh lịch sử, tranh cổ tích, tranh giáo huấn, tranh về nghề nghiệp, tranh hài hước, tranh châm biếm, tranh chúc tụng, tranh phong cảnh... Tranh Tết được treo trong các gia đình không chỉ với ý nghĩa làm đẹp mà còn thể hiện tín ngưỡng văn hóa của người Việt Nam.

    Hội Xuân và nghệ thuật sân khấu

    Ông bà ta có câu "Tháng Giêng là tháng ăn chơi” để nói lên một thực tế, ngày xưa Tết kéo dài cả tháng giêng với các thú chơi dân gian, các buổi hội hè và trình diễn nghệ thuật sân khấu... Ở hầu khắp các làng quê, thường có các phường chèo, phường tuồng, phường cải lương, phường múa rối, phường ca trù... tập hợp dưới tay một ông trùm hay bà cả tài ba, đi lưu diễn khắp nơi. Mỗi vùng miền, mỗi tộc người lại có lời ca điệu nhạc riêng thường được biểu diễn vào dịp đầu Xuân với trống, chiêng, sênh, phách, sáo, kèn lá, khèn, các loại đàn bầu, tam thập lục, hồ nhị, tơrưng, krôngput...

    Người Tày say đắm trong điệu hát Lượn cọi, Slương. Người Nùng đằm thắm trong điệu Sli. Người Mông sôi động trong múa khèn, thổi đàn môi. Người Mường diễn tấu cồng và hát bài chúc Pháo rác nổi tiếng. Các cô gái Thái thì mềm mại uyển chuyển trong điệu xòe khăn, xòe quạt, xòe nhạc, xòe hoa. Tây Nguyên có múa rông chiêng, hát mũn, hát A nhông klưu, kể khan Người Chăm hát Ariya, người Khơmen hát Aday. Người Kinh với nhiều làn điệu khác nhau như hát xoan, ghẹo, quan họ, đò đưa, trống quân, hát dặm, hát phường vải, hát bội, hát bài chòi...

    Mùa Xuân ngày rộng tháng dài cũng là lúc nở rộ các trò chơi dân gian như đua cà kheo, chọi trâu, đấu vật, thả chim, đánh đáo, đánh phết, tung còn, đánh cờ người, đánh đu... Mỗi thú chơi tao nhã, mỗi trò chơi dân gian hay mỗi điệu hát, tiếng đàn đều như một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người. Ngày nay, rất nhiều thú chơi, nhiều lời ca điệu hát đã không còn phổ biến hoặc giả chỉ còn trong ký ức, nhưng tất cả vẫn như những đốm sáng lung linh kỳ diệu của trời đất vào Xuân, nhắc con người luôn nhớ về quá khứ và thao thức giữ gìn.



    Theo Cẩm Nang Mua Sắm
     
  11. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: VÀI HÌNH ẢNH -DÓN TẾT NƠI HẢI NGOẠI

    Trò chơi dân gian trong hội xuân



    Trong hội xuân ở các làng bản Việt Nam, cùng với các nghi lễ, các hình thức diễn xướng ca múa nhạc và trình diễn sân khấu là các trò chơi dân gian. Tuỳ theo đặc điểm địa lý, kinh tế và đôi khi là những quan niệm tín ngưỡng, cộng đồng dân cư mỗi vùng có những sáng tạo riêng, nhưng cũng có thể do giao lưu mà mang tình chung.

    Bài viết này giới thiệu một vài trò chơi khá phổ biến vẫn lưu truyền hoặc đã được khôi phục, mang bản sắc văn hoá của dân tộc ta.

    Tung còn

    Giữa sân rộng, trông cây tre, trên ngọn buộc một chiếc vòng bịt giấy trắng hoặc giấy màu. Các tốp người tham dự đứng vòng tròn hoặc chia thành hai hàng. Lần lượt từng người, bên nam ném quả còn qua chiếc vòng cho bên nữ và hát đối đáp giao duyên. Cũng có nơi, không cần dùng vòng tre, họ tung còn thẳng cho nhau. Quả còn thường nhỏ bằng quả cam, làm bằng vải, trong bọc cát, mạt cưa, cám hay thóc, có hình tròn và hình vuông, đuôi còn có đính những dải tua cho đẹp mắt và định hướng khi bay trong không gian. Tung còn được người miền núi và trung du Bắc Bộ ưa thích.

    Đánh đu

    Khen ai khéo dựng đu này

    Để cho trai gái chơi ngày, chơi đêm...

    Câu ca ấy diễn tả cái thú của đánh đu. Quả thật đu hội tụ cả sức bền, lòng dũng cảm và việc chọn lựa bạn tình. Đu phải đánh từng đôi, có trai, có gái chứ hiếm khi cùng giới. Đu có nhiều loại. Đu bay dường như đâu cũng có. Đó là trồng bốn cây tre ở bốn góc, ép ngọn bởi một chiếc then ngang. Lại thêm một chốt nữa xỏ hai cây trẻ thả dọc xuống, buộc một bàn đặt chân. Hai người lên đu quay mặt vào nhau, dùng tay vịn thân đu, nhún đẩy cho đu bay bổng, càng vượt cao càng hay và giật giải treo trên ngọn đu. Đu cọn, còn gọi là đu tiên, đu xe vì giống chiếc guồng nước của đồng bào thiểu số miền bắc. Hai cột gỗ trôn chắc dưới đất, giữa cột có trụ gỗ bắc ngang và một bánh xe xuyên qua trục, có các nan cách đều nhau xếp các bàn ngồi. Người chơi ngồi trong bàn, cứ xen kẽ một nam, một nữ dùng chân đạp xuống đất cho đu quay mỗi lúc một nhanh. Đu ngóc được chơi nhiều tại Nghệ An, Hà Tĩnh. Tấm ván gỗ dài 5 mét, rộng độ gang tay, khoét lỗ ở giữa đặt vào mấu của chiếc cột đóng sẵn cao khoảng 1m. Hai người ngồi trên hai đầu ván đạp đất, bên đầu này ngóc lên thì đầu kia hạ xuống kết hợp với quay tròn quanh trục. Đu ngóc là trò chỉ dành cho những người khoẻ mạnh và lanh lợi.

    [​IMG]


    Đấu vật

    Người tham dự là các đô vật cởi trần, đóng khố. Trước khi vào cuộc, hai đấu thủ làm lễ "se dài" với những động tác co duỗi chân tay đẹp mắt vừa chào người xem vừa tự giới thiệu và thăm dò. Trong tiếng trống của người cầm chầu, lúc hối thúc, khi dìu dặt để điều khiển, hai bên lao vào để đua tài. Vật đòi hỏi phải dẻo dai và mưu trí. Có nhiều miếng vật như "bốc một", "bốc đôi", "bốc trong", "bốc ngoài", "ngóc","ngáng", "đệm" chủ yếu dùng tay đẩy chân, móc kheo hoặc ôm lưng quật, "gồng" là đột ngột chuyển từ thế vờn sang quỳ, chui đầu qua nách, bắt tay hất chân và lật đối phương qua đầu mình, "bò" thì nằm ép sát đất giữ thế chủ động, lừa sự sơ hở nhổ dậy tấn công dứt điểm. Người thua bị ngã phơi bụng hoặc bị nhấc bổng lên.

    Môn vật hình thành từ lâu đời, tục truyền xưa có cách tuyển binh, tuyển tướng. Có những sới vật nổi tiếng như Yên Nội, Mai Động (Hà Tây), Trung Màu (Bắc Ninh), Vị Thanh (Vĩnh Yên), Thức Vụ (Nam Định), Phong Châu, Đoan Hùng (Phú Thọ), An Lão (Hải Phòng)... Giải chính của vật có ba hạng, giữ hàng năm. Năm sau muốn giữ giải phải thắng tất cả các đô thi đấu trong mùa hội. Còn người phá giải, còn tiếp tục quật ngã các đô vật khác đến tranh tài.

    Thả chim câu

    Người ta chọn loại chim bồ câu thuần chủng và nuôi dưỡng chu đáo, huấn luyện kỹ càng. Cứ 10 con thành một đàn dự thi. Thi thả chim câu không chỉ bó hẹp trong một làng mà là cả vùng, bao giờ cũng chọn ngày trời quang mây tạnh và dùng trống đánh liên hồi nhằm tạo âm thanh thúc chim bay.

    Các đàn chim được đánh số thứ tự, nhốt trong lồng có đáy là chiếc mâm gỗ tròn, lần lượt thả. Giữa sân hội có chiếc chậu lớn đựng nước. Hội đồng chấm giải là những tay chơi chim sành điệu, theo dõi bóng các đàn chim in hình xuống mặt nước mà cho điểm. Đàn chim nào bay theo phương thẳng đứng, tụ bên nhau xoắn xuýt, khi lượn thành các vòng tròn đều đặn và đạt độ cao nhất sẽ giành giải. ở An Bình và Thị Cầu (Bắc Ninh) có các sân thả chim câu được nhiều người biết đến.


    Theo Hanoi.vnn.vn
     
  12. kimmyhuynh

    kimmyhuynh New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: VÀI HÌNH ẢNH -DÓN TẾT NƠI HẢI NGOẠI

    chi. TM tha^n me^n'!kimmy me^n' chao` chi.,kimmy o~ newyork ga^n` chinatown do chi.,ha^n hanh. du*o*c bie^t' chi. o~ masachusette,mong co' dip.se~ gap. chi.o~ newyork,xin lien^ lac. voi' kimmy nha chi. TM.chuc' chi mo^t. ngay` vui.tha^n ai' . kimmy.(kimmy ra^t' thich' cac' bai` vie^t' cua~ chi.lam' đo',kimmy la` linh' moi' o~ đa^y đo' chi TM oi.)
     

Chia sẻ trang này