Vì sao có thai trong gan

Thảo luận trong 'Tâm sinh lý' bắt đầu bởi Thái Dương, 21 Tháng chín 2007.

  1. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Vì sao mang thai trong gan?
    Nguyễn Văn Thanh (thực hiện)
    (Cập nhật: 21/9/2007)


    [​IMG]BS. Phan Văn Quyền.
    Thai trong gan, một trường hợp hiếm gặp của thai ngoài tử cung. Tính đến thời điểm hiện nay trên thế giới chỉ có 23 ca nhưng riêng tại Việt Nam đã có 3 ca (ca gần đây nhất là trường hợp sản phụ L.T.L., mang thai tuần thứ 23, thai nặng 600g – báo SK&ĐS đã đưa tin).
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề này phóng viên báo SK&ĐS đã có cuộc trao đổi với BS. Phan Văn Quyền - Cố vấn Khoa Phụ, Chuyên viên Ban Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM.
    PV: Thai trong gan là sự bất thường đối với một phụ nữ khi mang thai. Như vậy do đâu mà xảy ra sự bất thường này? Và xin bác sĩ cho biết tỷ lệ mang thai trong gan chiếm bao nhiêu phần trăm ở phụ nữ mang thai nói chung?
    BS. Phan Văn Quyền: Thông thường khi trứng rụng kết hợp với tinh trùng ở đoạn bóng sẽ di chuyển vào ống dẫn trứng rồi vào tử cung. Thai gọi là bình thường khi ở trong lòng tử cung, còn thai trong gan là một hình thức của thai ngoài tử cung (TNTC). TNTC còn xuất hiện ở đoạn kẽ 2 - 4%, buồng trứng 0,5%, cổ tử cung 0,1%, gan là 0,01%... Nhưng 95 - 97% thai phụ mang TNTC là do trường hợp ống dẫn trứng bị tắc nghẽn.
    Hoặc túi thai có thể rớt ra khỏi ống dẫn trứng rơi vào ổ bụng và người phụ nữ có thể sẽ mang thai trong ổ bụng (chiếm 0,03%). Phần lớn khi rớt ra khỏi ống dẫn trứng túi thai sẽ chết. Nếu sống được trong ổ bụng, túi thai có thể sống ở bất cứ nơi đâu, thường ở mạc treo, mạc nối, cùng đồ sau - đây là những nơi gần nhất trong ổ bụng. Thậm chí, có thể sống ở lá lách, ruột, gan... nhưng rất hiếm. Như vậy, thai trong gan cũng chính là hình thức thai trong ổ bụng.
    PV: Xin BS cho biết, thai trong gan đã được ghi nhận từ khi nào? Được biết, trên thế giới có 23 trường hợp phụ nữ mang thai trong gan, trong đó nước ta đã có 3 trường hợp. Việc mang thai trong gan có sự yếu tố nào chi phối đến sự khác nhau giữa các chủng tộc, vóc dáng... hay không?
    BS. Phan Văn Quyền: Dựa theo y văn, trường hợp mang thai trong gan xuất hiện đầu tiên năm 1952. Phụ nữ ở một số quốc gia trên thế giới đã được ghi nhận có mang thai trong gan như: Pháp (1965), Thụy Điển (1987), Brazil (1991), Australia (1995), Hồng Kông (2001), Mỹ (2007)... Nhưng trường hợp ở Nam Phi năm 2003 là may mắn kỳ diệu nhất khi mẹ tròn con vuông. Cháu bé ra đời bằng phẫu thuật và cân nặng 2,8kg. Việc mang thai trong gan rất hiếm nên cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh có liên quan đến chủng tộc, màu da, vóc dáng... có liên quan đến việc mang thai trong gan hay không.
    PV: BS có thể cho biết những nguyên nhân gây nên TNTC nói chung và thai trong gan nói riêng?
    Các yếu tố, nguy cơ dẫn đến TNTC
    Nguy cơ cao: Người đã từng có TNTC, nguy cơ dễ bị tiếp lần sau lên 8,3 lần so với người chưa từng có TNTC. Người bị bệnh lý tai vòi có nguy cơ cao từ 3,5 - 25 lần; đã mổ tai vòi là 21 lần; mẹ tiếp xúc DES (Di Ethylstilbestrol) - một loại thuốc dưỡng thai trước đây là 2,4 - 13 lần.
    Nguy cơ vừa: Viêm nhiễm sinh dục; hiếm muộn; nhiều bạn tình...
    Nguy cơ thấp: Hút thuốc; thụt rửa âm đạo; sinh hoạt tình dục sớm.
    BS. Phan Văn Quyền: TNTC là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong mẹ. Tại Mỹ, thai phụ tử vong do TNTC giai đoạn 1990-1992 chiếm 9%. Theo số liệu năm 2007, tỷ lệ phụ nữ mang TNTC trên thế giới chiếm 2% thai phụ, còn theo thống kê tại Bệnh viện Từ Dũ, số thai phụ mang TNTC khoảng 4%. Ở những thai phụ bình thường thấy sự xuất hiện của vi trùng lậu 24% nhưng ở thai phụ có TNTC chiếm 73%, điều này chứng tỏ viêm vòi trứng do quan hệ tình dục. Hút thuốc lá cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ TNTC. TNTC do nhiều nguyên nhân: Tai vòi hẹp do viêm nhiễm, gập tai vòi; thai phụ mắc những bệnh lý là nguy cơ làm hẹp ống dẫn trứng; vòng tránh thai (3%); sử dụng viên thuốc ngừa thai ngày hôm sau (có estrogen làm co thắt đoạn eo tai vòi trứng); thuốc ngừa thai progestatifs với liều thuốc liên tục cũng có nguy cơ TNTC (ức chế nhu động tai vòi trứng); những thai phụ hiếm muộn do kích thích rụng trứng với thuốc HMG-HCG sẽ có nguy cơ bị 3%; thai do thụ tinh trong ống nghiệm có nguy cơ TNTC từ 5-10%.
    PV: Việc mang thai trong gan sẽ nguy hiểm như thế nào đối với thai phụ?
    BS. Phan Văn Quyền: Cuối tháng 8 vừa rồi, lần đầu tiên Bệnh viện Từ Dũ gặp một trường hợp thai trong gan và những biểu hiện nguy hiểm cho thai phụ vẫn chưa thấy gì đặc biệt. Thai phụ nhập viện với tình trạng lâm sàng: tổng trạng gầy, da niêm mạc nhạt, bụng mềm, sờ thấy khối thai ở góc gan. Kết quả CT Scan thấy một thai trong ổ bụng vùng dưới hoành với kích cỡ 12 x 15 x 17cm, bánh nhau dày 47mm xâm lấn gan phải và có mạch máu nuôi xuất phát từ động mạch gan phải.
    PV: Những kỹ thuật chẩn đoán và điều trị đối với thai phụ hiện nay ra sao? Hiện nay có những biện pháp nào giúp thai phụ phát hiện sớm thai trong gan nói riêng và trong ổ bụng nói chung?
    BS. Phan Văn Quyền: Về kỹ thuật chẩn đoán đối với trường hợp mang thai trong gan khó mà biết được khi thai nhỏ. Nếu siêu âm chẩn đoán hình ảnh một cách cẩn thận có thể phát hiện ra khi thai phụ trễ kinh hai tuần. Khi phát hiện ra thai trong gan sẽ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau: phẫu thuật; theo dõi không can thiệp; điều trị nội khoa. Riêng can thiệp bằng nội khoa sẽ dùng thuốc methotrexate để chích làm túi thai teo lại. Túi thai này thường có kích thước nhỏ hơn 4cm thông qua đo bằng siêu âm. Túi thai chưa có tim thai (khoảng 6-7 tuần túi thai có tim thai)...
    Còn về vấn đề xác định TNTC, để định tính có hay không việc thai phụ mang TNTC, các bác sĩ thường thử nước tiểu, HCG - nội tiết tố do bánh nhau tiết ra... Ngoài ra, siêu âm cho thai phụ để xác định vị trí thai ở trong hay ngoài tử cung. Bác sĩ sẽ thấy được túi thai trong tử cung từ tuần thứ 5 kể từ ngày kinh cuối cùng.
    PV: Xin cảm ơn BS!
    ( SKDS)
     

Chia sẻ trang này