Văn hóa đặt tên

Thảo luận trong 'Kiến thức Nhân Tướng Học-Âm Dương, Ngũ Hành' bắt đầu bởi cabachlong, 22 Tháng tám 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Văn hóa đặt tên cho con cái

    Không ai không mong cho con mình có được một cái tên gọi hay, hoàn chỉnh, hàm ý phong phú, ngụ ý sâu sắc. Đặt tên cho con là một học vấn có quan hệ với văn tự học, âm vần học, dân tộc học, sử học, văn hoá tông pháp và nhiều tri thức khoa học hiện đại, chính vì thế nó đã phát triển thành một môn mệnh danh học. Mệnh danh học bắt nguồn từ Trung Quốc và thịnh hành ở Hàn Quốc, Nhật Bản và người Hoa ở nước ngoài.

    Có người, trong đời thay đổi tên mấy lần, khi mới sinh ra đặt cho một cái tên gọi (tên yêu), khi bắt đầu đi học thì đặt tên chính thức có 3 chữ gồm họ của cha ban bối chữ đệm cùng một thế hệ và tên hợp thành. Ngày xưa đặt tên phải theo ban bối (chữ đệm cùng thế hệ), mỗi gia tộc căn cứ vào gia phả của mình đều có những qui định rất nghiêm khắc. Ngày nay ở Trung Quốc chỉ còn bốn đại gia tộc giữ được truyền thống ban bối hoàn chỉnh nhất, là các dòng Khổng, Mạnh, Nhan, Tăng. Trước đây khi người ta rời ghế nhà trường, đi vào đời lại một lần nữa đặt tên, khi trở thành nhà văn lại đặt một hoặc vài tên gọi nữa, ví dụ Thẩm Nhạn Băng gọi là Mao Thuẫn, Chu Thụ Nhân gọi là Lỗ Tấn. Dưới đây là một số nguyên tắc, điều kiêng kỵ và phương pháp đặt tên của người Trung Quốc.



    Nguyên tắc đặt tên

    Khi đặt tên cần tuân thủ các nguyên tắc:

    Âm vần của tên gọi phải hay, đẹp: đặt tên là để người khác gọi, vì thế phải hay, kêu, tránh thô tục, không trúc trắc. Tiếp đến là tránh họ và tên cùng vần cùng chữ, tránh dùng nhiều chữ để dễ gọi.

    Tên gọi phải có kiểu chữ đẹp, dễ viết, tạo nên chữ ký đẹp, chân phương.

    Khi đặt tên cần chú ý sự thống nhất hài hoà giữa họ và tên, ví dụ Bạch Như Băng khiến người ta có cảm giác trong trắng như băng.

    Tên gọi phải có ngụ ý hay: điều quan trọng nhất của việc đặt tên là chọn chữ nghĩa sao cho hay và lịch sự. Vì thế phải căn cứ vào thẩm mỹ, chí hướng, và sở thích để chọn chữ nghĩa.



    Điều kiêng kỵ khi đặt tên

    Tốt nhất là không đặt tên dở tây dở ta như Mali Hồng Ngọc, Giôn Vũ Mạnh, Miki Lan Hương, Ana Hoài Thu v.v... khi con cái trưởng thành, nếu có dịp tên gọi được xuất hiện trên các báo chí, đài phát thanh truyền hình thì độc giả, thính giả sẽ phải đoán người đó là Tây hay ta.

    Hạn chế đặt tên đơn, vì tên đơn dễ bị trùng tên. Ví dụ Trần Xung, một người là nữ diễn viên điện ảnh, một người là nhà văn. Dùng hai chữ để đặt tên cho người cùng họ, nếu đặt tên kép (thêm ban bối) thì có thể đặt được 4 tên, số người tên kép là bình phương của số người tên đơn. Ở Trung Quốc có khoảng 5000 chữ Hán thường dùng, trong đó có 3000 chữ không thể dùng để đặt tên. Vì thế một họ thông thường có thể đặt 2000 tên đơn khác nhau, nếu đặt tên kép thì con số đó sẽ là 20002 tức là có thể đặt cho 4 triệu tên gọi không trùng nhau. Vì thế nên khuyến khích đặt tên kép.

    Khi đặt tên không nên chạy theo thời cuộc chính trị, đặt tên gọi mang mầu sắc chính trị ví dụ trong chiến tranh giải phóng dân tộc có người đặt tên cho con là Giải Phóng, Phản Đế, Kháng Mỹ... hoặc là sau này lại đặt tên là Văn Cách, Hồng Vệ...

    Khi đặt tên không nên dùng những từ cầu lợi, ví dụ Phú Quí, Kim Ngân làm cho người khác có cảm giác đó là sự nghèo nàn về học vấn.

    Khi đặt tên không nên cuồng tín, nông cạn quá, ví dụ đặt tên là Vô Địch, Vĩnh Phát... Đặt tên gọi tuyệt đối quá, cực đoan quá sẽ làm cho người khác không có ấn tượng tốt.

    Không nên đặt tên nam nữ, âm dương trái ngược nhau, nữ không nên đặt tên Nam, nam không nên đặt tên Nữ để người khác dễ phân biệt.

    Không được tuỳ tiện đổi tên.



    Phương pháp đặt tên

    Có nhiều cách đặt tên, nhưng thường theo một mô thức nhất định:

    Lấy họ mẹ làm tên gọi hay chữ đệm.

    Kỷ niệm ngày tháng năm sinh: Nguyễn Mậu Dần, Đinh Thị Mùi, Thu Hương, Xuân Mai...

    Để thể hiện ý chí, hoài bão và niềm hy vọng như Mao Trạch Đông khi sùng bái Lương Khởi Siêu (Lương Nhậm Công) đã lấy tên gọi là Học Nhậm. Khi tròn 20 tuổi, Lưu Thiếu Kỳ nói với bạn học của mình rằng: "Tôi sẽ đổi tên thành Thiếu Kỳ, tôi cho rằng nên có kỳ chí từ thời thanh thiếu niên, tức là dù có đầu rơi máu chảy cũng phải cống hiến tất cả cho sự nghiệp chấn hưng đất nước".

    Nữ giới thường đặt tên các loài hoa như Lan, Huệ, Quỳnh, Mai, Đào; bằng tên các loài chim như Yến, Khuyên, Mi; bằng mầu sắc như Hồng, Thanh, Lam; bằng các chữ trữ tình như Huệ, Nhàn, Vân, Hà, Diễm, Phương... bằng các chữ thể hiện đạo đức của nữ giới như Trinh, Thục, Ái, Mỹ Linh, Khiết Tâm...

    Nam giới khi đặt tên nên thể hiện được sự cương trực, kiên cường, trung hiếu, ý chí và hoài bão, ví dụ các chữ Đức, Lương, Công, Nghị, Quang, Hiền thể hiện tính cách, đạo đức; các chữ Trường Giang, Sơn Hải, Vạn Lý... thể hiện phong độ oai phong lẫm liệt, tư tưởng quyết thắng của các tướng soái; các chữ Hiếu, Trung, Nghĩa, Chính thể hiện khí tiết con người; Chí Kiên, Hướng Tiền, Trạch Dân thể hiện sự sáng suốt, ý chí kiên cường, tinh thần vì nước vì dân.

    Viện nghiên cứu di truyền thuộc viện khoa học Trung Quốc gần đây đã biên tập được một trăm họ phổ biến nhất trong số 500 họ của Trung Quốc, trong đó 10 họ được xếp ở vị trí hàng đầu là Lý, Vương, Trương, Lưu, Trần, Dương, Triệu, Hoàng, Chu và Ngô.

    Văn Kiên (Theo Bách khoa tri thức)


    (http://www.mofa.gov.vn/quocte/5,02/tgqt5,02.htm)
     

Chia sẻ trang này