Vận Dụng Ngũ Hành Sinh Khắc khi giải Tử Vi

Thảo luận trong 'Trao đổi kiến thức về Tử Vi' bắt đầu bởi lan_xnk, 19 Tháng năm 2008.

  1. lan_xnk

    lan_xnk New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng năm 2008
    Bài viết:
    179
    Điểm thành tích:
    0
    Vận Dụng Ngũ Hành Sinh Khắc khi giải Tử Vi

    ~_twodrinktôi gửi các bạn nghiên cứu tử vi,về vấn đề áp dụng ngũ hành trong luận giải(có sưu tầm)~_scissors
    Hảm hay đắc của sao thì không có liên quan đến hành khí của sao mà chỉ liên quan đến tính chất xấu hay tốt mà sao đem lại. Sao đắc hảm tại các vị trí khắc nhau, và tuỳ theo tính chất đắc vượng miếu hay hảm mà mang ý nghiã khắc nhau. Ý nghiã xấu tốt của sao không thể thay đổi, trừ khi gặp Tuần hay Triệt. Một sao đã hảm địa không thể trở nên đắc địa cho dù hành khí của sao có thay đổi do tương quan sinh khắc giữa sao với các sao khác hay với Mệnh và cung. Còn hành khí của sao có thịnh lên hay giảm xuống thì căn cứ vào tương quan giữa hành sao với các sao khác, hành sao với và hành cung, hành sao và hành Mệnh. Khi hành khí của sao thịnh lên thì ảnh hưỡng tốt xấu của sao được phát huy mạnh mẽ hơn, nhưng bản chất xấu tốt của sao vẫn giữ nguyên vẹn. Khi hành khí của sao bị suy giảm thì ảnh hưỡng xấu tốt của sao sẻ bị suy yếu đi, nhưng tính chất xấu tốt của sao vẫn không thể thay đổi. Tóm lại đắc hảm của sao nói về tính chất của sao, còn hành khí của sao thịnh hay suy nói về cường độ ảnh hưỡng mạnh hay yếu.

    Cát tinh sáng sủa thì thường mang tính chất tốt. Càng sáng thì thông thường càng có nhiều tính chất tốt. Cát tinh hảm địa thì mang tính chất xấu. Xấu nhưng không quá xấu vì là cát tinh, là sao chủ yếu mang đến điều tốt lành.

    Hung tinh thường mang ý nghiã xấu hung hãn, gây tai họa. Hung tinh đắc địa thì tuy có mang tính chất tốt nhưng không trọn vẹn như cát tinh vì cũng còn có tính chất xấu đi kèm. Hung tinh hảm địa thì ý nghiã xấu càng trở nên mãnh liệt.

    Sao an theo năm (theo Can, Chi) thì có tác dụng lâu dài bền bỉ. Sao an theo tháng thì tác dụng cũng ngắn hơn, còn sao an theo giờ thì phát huy nhanh chóng tạm thời.

    Khi luận giải, phải lấy hành bản Mệnh làm gốc để luận đoán.

    Có bốn nguyên tắc được sắp xếp theo thứ tự quan trọng cần để ý.

    NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, xét tương quan giữa hành sao và hành Mệnh. Hành Mệnh là hành của năm, nghiã là lấy hành khí đang cực thịnh của năm làm chủ. Năm Mộc thì khi ấy Mộc phải vượng không thể yếu được. Xét sự sinh khắc giữa hai hành thì căn cứ vào câu phú sau:

    Đồng sinh thì Vượng (cùng một hành khi gặp nhau thì Vượng, cả hai hành đều mạnh lên, hưng thịnh lên).

    Sinh ngã thì Tướng (gặp hành khắc sinh ra ta (ngã) thì ta Tướng, ta tốt lên nhiều phần).

    Ngã sinh thì Hưu (ta sinh cho hành khắc thì không thành, không tăng, không hưng thịnh lên mà lại giảm, bị suy yếu, hao tổn, ta không được lợi gì, vô dụng).

    Ngã khắc thì Tù (ta khắc hành khác thì ta tù, nghiã là bị giam cầm, bó tay không hoạt động).

    Khắc ngã thì Tử (ta gặp hành khắc ta thì ta chết).

    Vận dụng qui luật sinh khắc này vào sự sinh khắc giữa hành sao và hành Mệnh ta có:

    Hành sao sinh hành Mệnh: hành sao bị hao tổn, bị giảm (Hưu) nên ảnh hưỡng xấu tốt của sao bị yếu đi. Mệnh được hưng vượng lên (Tướng) chứng tỏ Mệnh được sao phu sinh, nghiã là sao làm lợi cho Mệnh cho dù là cát tinh hay hưng tinh. Nếu là cát tinh sáng sủa thì đưa đến lợi ích trọn vẹn cho Mệnh. Nếu là cát tinh lạc hảm thì do sao có tính chất xấu nên Mệnh tuy cũng hưỡng lợi ích nhưng không toàn vẹn. Nếu là hung tinh sáng sủa thì các tính chất tốt xấu của nó cũng khiến bản Mệnh hưng thịnh. Nếu là hung tinh lạc hảm thì cũng ít bị nguy hại hơn vì hành sao bị hao tổn nên phát huy yếu ảnh hưỡng xấu của nó, trong khi bản Mệnh lại được hưng thịnh. Cho dù gặp sao xấu hay tốt, bản Mệnh vẫn vững vàng hưng thịnh lên vì bản Mệnh được sinh nhập (Tướng). Do đó người ta thường nói hành sao sinh hành Mệnh thì tốt. Người có hành sao sinh hành Mệnh là người được sao trợ giúp, sao không thể tác họa mạnh đến bản Mệnh.

    Hành sao đồng hành với hành Mệnh: cả hai đều được hưng vượng lên (Vượng). Mọi ảnh hưỡng tốt xấu của sao lên Mệnh đều hưỡng trọn vẹn. Cát tinh hay hung tinh vẫn phát huy mạnh mẽ hơn ảnh hưỡng của chúng. Tuy nhiên bản Mệnh vẫn được on có vì hành khí của bản Mệnh được hưng thịnh lên, nghiã là sao đó thuộc về mình, mình hoàn toàn chủ động, Mệnh mang những đặc tính của sao. Do đó hành sao đồng hành với bản Mệnh thì tốt nhất, Mệnh chỉ huy được sao một cách trọn vẹn.

    Hành Mệnh sinh hành sao: hành khí của sao hưng thịnh lên (Tướng), trong khi đó bản Mệnh bị hao tổn (Hưu). Hành khí của sao hưng thịnh lên nhưng không có lợi ích gì cho bản Mệnh vì bản Mệnh bị suy tổn. Cho dù cát tinh sáng sủa đi chăng nữa cũng không đem lại lợi ích cho Mệnh mà còn làm cho Mệnh bị hao tổn khi sao phát huy tính chất của nó. Hung tinh lạc hảm khi phát huy tính chất của nó thì còn gây bất lợi cho Mệnh nhiều hơn do các tính chất xấu của nó. Do đó Mệnh không chỉ huy được sao, bị hao tổn do các ảnh hưỡng xấu tốt của sao gây ra.

    Hành sao khắc hành Mệnh: hành khí của sao vẫn giữ nguyên, nhưng bị giam cầm bó tay không hoạt động được (Tù). Bản Mệnh bị hao tổn, thiệt hại rất nhiều (Tủ), bị chết, có nghiã là gây nhiều điều bất lợi đến cho bản Mệnh. Cho dù cát tinh miếu vượng thì mọi tính chất tốt đẹp của sao cũng làm cho Mệnh bị mệt mõi, tuy là cát nhưng lại không đem điều gì tốt lành đến Mệnh. Tuy nhiên vì là cát tinh nên điều tai hại mang đến cũng đở lo. Còn nếu là hung tinh thì thật là bất lợi cho Mệnh. Nếu là hung tinh đắc địa thì các tính chất tốt xấu lẫn lộn của nó cũng làm bản Mệnh bị nguy hại. Nếu là hung tinh hảm địa thì tính chất xấu của nó càng làm bản Mệnh càng thêm bị nguy hại. Hung tinh lạc hảm khắc hành bản Mệnh dễ mang lại tai họa cho Mệnh nhất. Do đó hành sao khắc hành Mệnh thì xấu nhất vì sao hoàn toàn chủ động gây bất lợi cho bản Mệnh, cho dù là cát tinh.

    Hành Mệnh khắc hành sao: hành sao bị tổn hại suy yếu, bị chết (Tủ) nên cường độ ảnh hưỡng xấu tốt của sao bị giảm rất nhiều trong khi Bản Mệnh bị giam cầm bó tay không hoạt động được (Tù), nghiã là Mệnh không chỉ huy sao, không coi sao đó là thuộc về mình. Nếu là cát tinh sáng sủa thì cũng không mang đến điều lợi cho Mệnh là bao. Nếu là cát tinh hảm địa thì Mệnh cũng ít chịu ảnh hưỡng tính chất xấu của sao. Nếu là hung tinh đắc địa thì tính chất đắc của hung tinh bị suy giảm nhiều nên phát huy tác dụng rất yếu, thành ra Mệnh cũng hưỡng ít tính chất xấu tốt lẫn lộn của sao. Còn nếu là hung tinh lạc hảm thì tính chất xấu của hung tinh bị yếu đi nhiều do đó Mệnh rất ít bị ảnh hưỡng hơn. Do đó hành Mệnh khắc thắng hành sao (khắc xuất) thì ảnh hưỡng xấu tốt của sao lên Mệnh không còn là bao do hành sao bị suy yếu rất nhiều trong khi hành Mệnh bị giam cầm không hoạt động được.

    Vi dụ:

    Vũ Khúc là tài tinh, hành Kim.

    Vũ Khúc sáng sủa. Mệnh Kim và Thuỷ thì tiền bạc tốt, mệnh Hỏa thì không hưỡng là bao, Mệnh Mộc thì tuy có hưỡng tiền bạc nhưng lại khiến cho Mệnh bị mệt mõi vì tiền bạc, Mệnh Thổ thì tiền bạc chỉ đem tai hại đến bản Mệnh.

    Không Kiếp hành Hỏa.

    Không Kiếp đắc địa, chủ bạo phát bạo tàn. Mệnh Hỏa bạo phát bạo tàn. Mệnh Thổ phát ít đi nhưng cũng ít suy hơn vì bản Mệnh được hưng thịnh lên. Mệnh Mộc thì phát mạnh nhưng không ích gì cho Mệnh, bạo tàn. Mệnh Kim thì việc phát đem tai họa đến cho Mệnh. Mệnh Thuỷ thì phát ít hơn so với các Mệnh khắc nhưng tai hại đem đến cho Mệnh cũng không có là bao.

    Không Kiếp hảm địa, chủ hung họa. Mệnh Hỏa ít bị nguy hại. Mệnh Thổ ít bị nguy hại nhất. Mệnh Mộc thì bị nguy hại. Mệnh Kim bị hung họa nhiều nhất. Mệnh Thuỷ thì ít bị nguy hại nhất.
    (còn nữa)
    thanks and best regards~_laughing
     
  2. lan_xnk

    lan_xnk New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng năm 2008
    Bài viết:
    179
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Vận Dụng Ngũ Hành Sinh Khắc khi giải Tử Vi

    NGUYÊN TẮC THỨ HAI: xét tương quan giữa hành Mệnh và hành cung để xét đoán Mệnh thịnh hay suy. Mệnh thịnh thì tốt, điều xấu có xãy ra cũng dễ thoát khỏi. Mệnh suy thì xấu, điều xấu xãy ra khó thoát khỏi tai ương họa hại.

    Hành cung sinh hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh nên tốt nhất (Tướng).

    Hành cung hòa hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh lên nên tốt (Vượng).

    Hành cung khắc hành Mệnh: hành bản Mệnh bị suy tổn nên xấu nhất (Tử).

    Mệnh khắc hành cung: hành bản Mệnh tuy khắc tháng nhưng bản Mệnh không được lợi ích gì cả, bị giam cầm không hoạt động được (Tù).

    Mệnh sinh hành cung: hành bản Mệnh bị tiết khí hao tán nên xấu (Hưu).

    Cần chú ý hành Mệnh ta nên đi sau phân biệt là Âm hay Dương. Ví dụ Dương Mộc là hành Mộc đang thịnh, nếu sinh xuất cho cung thì cũng đở xấu hơn Âm Mộc. Hơn nữa, hành cung cũng có Âm Dương. Nếu Mộc Mệnh sinh xuất cho cung Ngọ Dương Hỏa thì Mệnh bị tổn hại nhiều hơn là sinh xuất cho Âm Hỏa.

    NGUYÊN TẮC THỨ BA: xét tương quan giữa hành của tam hợp cục của cung an Mệnh (THCM) với hành bản Mệnh. Phải lấy hành bản Mệnh làm gốc.

    THCM sinh hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh (Tướng) nên tốt nhất.

    THCM hòa hành Mệnh: hành bản Mệnh hưng thịnh lên (Vượng) nên tốt.

    THCM khắc hành Mệnh: hành bản Mệnh bị suy tổn nhiều, bị chết (Tủ) nên xấu nhất.

    Mệnh khắc hành THCM: hành bản Mệnh tuy khắc thắng nhưng chẳng được lợi ích gì cả vì Mệnh bị bó tay, không hoạt động được (Tù).

    Mệnh sinh hành THCM: hành bản Mệnh bị tiết khí hao tán (Hưu) nên xấu.

    Ví dụ:

    Mạng Thuỷ, Mệnh cư Tí có Phá Quân Thuỷ thì hay hơn Mệnh cư Ngọ vì tam hợp Thân Tí Thìn thuộc Thuỷ, còn tam hợp Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏa.

    Thất Sát Kim miếu tại Dần Thân, Mạng Kim tốt hơn mạng Mộc vì nguyên tắc thứ nhất quan trọng hơn nguyên tắc thứ ba. Mạng Kim thì hành sao đồng hành với Mệnh, nhưng THCM khắc bản Mệnh. Mạnh Mộc thì hành sao khắc Mệnh nhưng được THCM sinh bản Mệnh cũng đở phần nào.

    Không Kiếp miếu địa tại Tỵ Hợị Tại Tỵ thì tốt hơn tại Hợi tuy cung miếu địa nhu nhau vì hành cung đồng hành với hành sao. Nếu Mệnh là Thổ hay Hỏa thì hưỡng mạnh nhất nghiã là phát rất nhanh và mạnh, lên nhanh xuống nhanh. Mệnh Kim thì sự phát trợ nên vô dụng vì Hỏa khắc Kim nên bản mệnh bị hao tổn. Hành Mộc thì cũng phát mạnh mẽ nhưng khó tránh sự thăng trầm tai họa vì Mệnh bị tiết khí. Hành Thuỷ thì hưỡng sự phát ít nhưng phá ít đi vì Thuỷ khắc Hỏa.

    Thất Sát miếu địa tại Dần bị Tuần, Kim Mệnh, người Dương Nam. Do bị Tuần áp đảo mạnh mẽ đến 80% sau 30 tuổi, sao Kim lại kỵ Tuần nên các ý nghiã tốt của Thất Sát bị đão ý nghiã. Do Mạng Kim đồng hành với hành sao nên người mạng Kim sẻ hưỡng trọn vẹn tính chất xấu của Thất Sát bị Tuần. Nếu là Hỏa Mệnh thì Hỏa Khắc Kim, thì ý nghiã xấu của Thất Sát bị Tuần trợ nên ít đi.
    NGUYÊN TẮC THỨ TƯ: xét tương quan giữa hành cung với hành sao. Nguyên tắc này tương đối không quan trọng, chỉ mạng ý nghiã gia giảm chút đỉnh.

    Các sao đắc hảm không phụ thuộc vào ngũ hành của cung mà phụ thuộc vào vị trí của nó trên thiên bàn và sự phối chiếu hay đồng cung với sao khác. Do đó cần xem xét sự tương quan sinh khắc giữa hành sao và hành cung để coi sức phát huy ảnh hưỡng của sao như thể nào. Hành của sao phải thịnh thì ảnh hưỡng tốt hay xấu mới phát huy trọn vẹn. Luôn luôn lấy hành cung làm gốc để luận đoán vì hành cung là dat hay địa thể mà sao lâm vào. Cho dù hành sao có như thế nào cũng không thể làm suy yếu hành cung hay nói khắc đi hành cung là nói hành khí nơi nó vượng nhất, như Dần Mão thuộc Mộc thì cung Dần và Mão là nơi Mộc vượng. Sao Mộc ở đó thì hành khí không bị thay đổi. Khi Mộc Vượng thì Hỏa Tướng, như vậy hành khí sao Hỏa được hưng thịnh. Mộc vượng thì Thuỷ Hưu, sao Thuỷ bị suy yếu ở sinh xuất cho cung. Mộc vượng thì Kim Tử, sao Kim trợ nên vô dụng vì thế Mộc quá thịnh nên Kim không thể khắc nổi, chứng tỏ hành Kim không được mạnh. Mộc vượng thì Thổ Tủ. Sao Thổ không thể hưng thịnh vì bị hành Mộc đang thịnh khắc mạnh. Như vậy:

    Hành cung sinh hành sao: hành sao được hưng thịnh (Tướng).

    Hành cung đồng hành với sao: hành sao không thay đổi (Vượng).

    Hành sao sinh hành cung: hành sao bị hao tổn, tiết khí nên yếu đi (Hưu).

    Hành sao khắc hành cung: hành sao tuy khắc thắng nhưng không có lợi gì vì bị giam cầm không hoạt động được (Tử).

    Hành cung khắc hành sao: hành sao bị thiệt hại nhiều nhất (Tủ).

    Cần chú ý là Dần Mão tuy thuộc Mộc nhưng có khác biệt. Dần là Dương Mộc, Mão là Âm Mộc. Dương chủ thịnh, Âm chủ suy. Dương Mộc là Mộc đang phát triển cực thịnh, còn Âm Mộc là Mộc đã bước vào giai đoạn suy yếu. Như vậy sao Thổ cư cung Dần bị khắc mạnh hơn sao Thổ cư Mão.

    Ví dụ:

    Phá Quân là hao tinh, hảm tại Dần Thân. Tại Dần thì Phá Quân Thuỷ sinh hành cung là Mộc, tại Thân thì Phá Quân Thuỷ được hành cung sinh. Như vậy tại Thân Phá Quân giữ nguyên vẹn ảnh hưỡng hảm địa của nó, còn tại Dần thì bản chất hao tán có bị yếu đi vì sao đó sinh xuất cho cung nên hành khí bị hao tổn.

    Tử Phủ miếu tại Dần Thân. Tại Dần thì hành cung khắc hành sao đưa đến hành khí của sao bị hao tổn. Tại Thân thì hành sao sinh hành cung nên hành sao bị tiết khí. Như vậy tại Dần, tính chất miếu địa của Tử Phủ phát huy yếu đi, sao bị không chế khả năng hoạt động, còn tại Thân thì hành sao bị suy tổn làm suy yếu khả năng hoạt động.

    Phá Quân miếu địa tại Tí Ngọ. Tại Tí thì hành cung đồng hành với hành sao, tính chất miếu địa của sao hoàn toàn không thay đổi do hành khí của sao vẫn nguyên vẹn. Tại Ngọ thì hành sao sinh hành cung, tính chất miếu địa không phát huy trọn vẹn ảnh hưỡng vì hành sao bị hao tổn.

    Phá Quân đắc tại Thìn Tuất, hành cung khắc hành sao, tính chất của sao bị suy giảm do hành sao bị suy yếu.

    Vũ Phá đồng cung tại Tỵ Hợi và hảm địa. Tại Tỵ thì Vũ Khúc bị hành cung khắc, Phá Quân thì khắc hành cung, do đó hành của Vũ bị suy đi, còn tại Hợi thì Vũ sinh xuất cho cung, Phá Quân đồng hành. Do Vũ Khúc Kim sinh cho Phá Quân Thuỷ nên hành khí của Phá Quân tại Hợi mạnh hơn Phá Quân tại Tỵ. Ví dụ người Kim mệnh thì hưỡng mạnh sao Kim là Vũ Khúc. Nếu Mệnh cư Hợi thì sẻ bị hao tán tiền bạc bởi vì Vũ khuc là tài tinh, Phá Quân là hao tinh. Kim sanh Thuỷ đưa đến bản chất hao tán của Phá Quân càng tăng thêm. Phá Quân có hành khí mạnh thì sẻ hao nhiều hơn.

    Thất Sát miếu tại Dần Thân. Tại Dần và Thân thì hành khí của Thất Sát đều nguyên vẹn. Mệnh Thổ cư Dần thì bị hành cung khắc, đồng thời hành Mệnh lại sinh xuất hành sao, Mệnh bị tiết khí. Như vậy thì Mệnh Thổ tuy vẫn hưỡng tính chất của Thất Sát nhưng không có lợi cho bản Mệnh, và Thất Sát ở đây lại càng thịnh vượng. Tại Thân thì Mệnh Thổ lại càng hao tán do sinh xuất hành cung và hành sao. Do hành khí của Thất Sát được hưng thịnh lên nên tính chất của Thất Sát ở đây phát huy mạnh mẽ hơn nhưng không đem lại ích lợi cho bản Mệnh, làm bản Mệnh tổn hại dễ bị lâm nguy khi vào hạn xấụ Trường hợp Mạng Mộc thì do Kim khắc Mộc, nếu Mệnh cư cung Dần thì ảnh hưỡng của Thất Sát vẫn nguyên vẹn nhưng đưa đến bất lợi cho Mệnh.

    Trong tử vi còn có một sự hòa hợp hay đối kháng giữa các sao về tính chất, khác hẳn với sự sinh khắc về ngũ hành. Ví dụ:

    Văn tinh thì nên gặp Văn tinh, gặp Võ tinh thì không có lợi. Điều này cũng đúng vì con người nếu thuận một tính, hoặc thuần hậu ôn nhu, hoặc mạnh bạo cương quyết thìdễ thành công hơn người tính tình nữa nạc nữa mỡ. Bởi thể nên các bộ sao Văn tinh như Cơ Nguyệt Đồng Lương thì cần có các sao Văn tinh hổ trợ cho nó như Xương Khúc, Khoa. Bộ Sát Phá Liêm Tham thì cần các sao cứng cỏi mạnh bạo hổ trợ như Lục Sát Tinh đắc địa. Bộ Tử Phủ Vũ Tướng rất kỵ gặp Không Kiếp vì Không Kiếp là sao hung tinh đứng đầu phụ tinh, chủ nóng nãy làm liều, đi với Tử Phủ Vũ Tướng thì chỉ gây ra điều bất lành vì tính của Tử Phủ là thuần hậu ôn nhu. Điểm cần chú ý là sự đối kháng về tính chất thì quan trọng hơn sự sinh khắc về ngũ hành. Không Kiếp hành Hỏa đương nhiên sẻ tương sinh với Tử Phủ hành Thổ, nhưng khi đứng cùng với Tử Phủ lại làm xấu bộ Tử Phủ. Phá Quân sáng sủa nắm được Không Kiếp là do tính chất của nó là hung, đi với sao hung thì có lợi. Phá Quân hành Thuỷ khắc được hành Hỏa của Không Kiếp khiến Không Kiếp bị thu phục. Thất Sát võ tinh mà đi với Xương Khúc văn tinh, hay đi với Đào Hồng thì chẳng ra gì. Ngược lại Nhật Nguyệt gặp Đào Hồng Hỉ Xương Khúc thì lại thêm tốt. Hơn nữa Hóa Khoa là đệ nhất giải thần vì chế hóa được các sao hành Hỏa như Không Kiếp Hỏa Linh, Kình Đà(hành Kim đới Hỏa). Tính tình của con người cũng thay đổi theo đại hạn. Mệnh Sát Phá Liêm Tham mà đại hạn gặp Cơ Nguyệt Đồng Lương thì tính tình trở nên mềm yếu, hay thay đổi, thiếu cương quyết thì làm sao mà phát mạnh được. Nếu đại hạn gặp sao Lục Sát Tinh đắc địa thì vì gặp sao cùng phe nên phát mạnh bạo là điều đương nhiên.

    CHÚ Ý XEM XÉT NGŨ HÀNH BẢN MỆNH THEO MÙA

    Xem hạn thì cần xem trước nhất. Tuy nhiên khi xem xong, điều xấu tốt nên cân nhắc gia giảm một chút trong bối cảnh của Mùa.

    Mùa Xuân hành Mộc, Hạ hành Hỏa, Thu hành Kim, Đông hành Thuỷ, Tứ Quí hành Thổ. Khi xét thì cũng sử dụng nguyên tác xét sinh khắc ngũ hành giữa Mùa với hành bản Mệnh. Lấy ngũ hành bản Mệnh làm chủ để xét đoán.

    Ví dụ mùa Xuân hành Mộc. Nếu thấy tai họa xãy ra vào mùa Xuân thì nếu là Mệnh Kim thì tai họa sẻ xãy ra chắc chắn, nhưng nếu thấy hành Mộc thì bản Mệnh cũng có phần được cứu giải một chút.

    NHẬN ĐỊNH VỀ HÀNH CỦA MỆNH VÀ CỤC VÀ TƯƠNG QUAN XUNG KHẮC

    Hành bản Mệnh là hành của năm sinh. Mọi năm tháng ngày giờ đều có hành của nó, và Tử Vi chọn hành của năm sinh làm hành bản Mệnh.

    Hành của Cục là hành của tháng mà cung Mệnh được an trên là số. Ví dụ Mệnh an vào cung Dậu thì tháng Dậu là tháng 8. Tùy theo Can của năm, ta có thể tính toán được hành của tháng căn cứ vào nguyên tắc Ngũ Dần, và từ đó tính ra hành của Cục.

    Trong tử vi người ta thường tính sinh khắc giữa hành của Bản Mệnh với hành của Cục, mà thực chất là tính sự sinh khắc giữa hành của năm và hành của tháng. Khi tính sinh khắc giữa hành của Năm và hành của Tháng, thì đương nhiên hành của năm phải được chọn làm gốc vì năm ấy hành khí đang thịnh nhất đứng vai trợ chủ đạo, hành tháng là phụ thuộc. Như vậy thì phải lấy hành Bản Mệnh làm gốc để tính toán.

    Hành Mệnh và hành Cục đồng hành: cả hai hành đều được hưng vượng lên (Vượng) nên tốt.

    Hành Cục sinh hành Mệnh: hành Mệnh được hưng thịnh lên (Tướng) nên tốt.

    Hành Mệnh sinh hành Cục: hành Mệnh bị suy yếu (Hưu) trong đó hành Cục được hưng thịnh (Tướng) nên không tốt cho bản Mệnh, xấu.

    Hành Mệnh khắc hành Cục: hành Mệnh bị giam cầm bó tay không hoạt động được (Tù) nhưng không có hại, trung bình.

    Sự sinh khắc trên đây là sự sinh khắc của ngũ hành chính. Chúng ta nên áp dụng nguyên tắc sinh khắc của Ngũ Hành nạp Âm mới chính xác hơn (sẻ có bài viết sau).
     
  3. lan_xnk

    lan_xnk New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng năm 2008
    Bài viết:
    179
    Điểm thành tích:
    0
    Xương, Khúc, Tả , Hữu, Quang, Quý đối chiếu phối hợp với Lục Sát Tinh.

    1.xương khúc.
    Từ cách an Xương Khúc, ta thấy Xương đi ngược mà Khúc thì đi thuận. Như vậy Xương chính là tượng trưng cho văn học với lời lẽ đấu tranh đanh thép, những áng văn hào hùng, lưu danh sử sách. Còn Khúc chính là những bài thơ dịu dàng thơ mộng trong thời thái bình vậy. Dựa trên đó ta có thể thấy Văn Xương chính là Thần Văn Học, Văn Khúc là một khúc Văn để dâng lên Thần mà thôi. Xương mới là chính, Khúc chỉ là phụ theo.

    Ngòai ra, từ cách an Xương Khúc chúng ta thấy, Mệnh ở cung Âm nếu được Xương Khúc thì Xương Khúc luôn ở trong thế Tam Hợp thành ra đươc huởng trọn cả cặp Xương Khúc. Còn Mệnh ở cung Dương Xương Khúc không bao giờ ở thế Tam Hợp, thành thử ra đươc Xương thì mất Khúc, được Khúc thời không có Xương ( trừ ở Thìn Tuất Xương Khúc xung chiếu).Như vậy có bất công chăng? Xin thưa là không! Bới vì khi Mệnh ở cung Dương có Xương tọa thủ chắc chắn sẽ có thêm Thai Phụ và Phong Cáo nữa. Cách an của Thai Cáo cho ta thấy rõ ràng, hai sao này là Vệ Tinh cho Văn Khúc, đứng ra đại diện cho Văn Khúc để tam hợp với Văn Xương. Thành thử những người an Mệnh ở cung Dương nếu có Văn Xương vẫn coi như được hưởng trọn vẹn cả cặp Xương Khúc. Cái chủ yếu là mệnh cần có Văn Xương, nếu không có Văn Khúc chắc chắn Thai Cáo sẽ thay mặt cho Khúc để tam hợp với Xương. Từ đó rõ ràng Xương mới là sao chủ, Khúc chỉ là sao phụ.

    Xương Khúc miếu tại mộ cung ( đồng cung Sửu Mùi, xung chiếu nhau ở Thìn Tuất), đắc tại Tỵ Hợi, ngòai ra sách nói các chỗ khác là hãm địa.
    thật ra xương khúc Xương Khúc chỉ là phụ tinh nhưng là phụ tinh mạnh, cái cốt yếu của nó không phải là miếu hay hãm mà là gặp được Chính Tinh thích hợp để phò tá. Đến đây xin các bạn nhớ lại về đám Sát Tinh : Không Kiếp tuy hãm địa nhưng nếu gặp Thiên Tướng Phá Quân tất phải phục tùng, Linh Hỏa hãm tại Mão Dậu nhưng thử hỏi nếu gặp Tham Lang ở đây có phải là quá đẹp không? ~_crdrk
    Cho nên với Xương Khúc cũng vậy. Nếu miếu ở Tứ Mộ thì quá tốt rồi, nhưng ở các cung hãm thì sao? Xương Khúc phù trì tốt nhất cho Nhật Nguyệt. Văn Xương là công sự đắc lực nhât của Thái Dương, còn Văn Khúc là của Thái Âm. Cự Nhật ở Dần gặp Văn Xương cũng quá đẹp vậy. Thái Dương cư Ngọ gặp Văn Xương thật là thượng cách , mặc dầu Dần Ngọ có phải là đắc địa của Xương Khúc đâu. Chính vì thế phú Tử Vi mới có câu: Thái Dương , Văn XƯơng làm quan đến nhất phẩm. Thái Âm Văn Khúc cư Thê cung ở Tý chính là Thiềm cung Triết Quế lấy vợ đẹp học thức con nhà danh giá. ~_laughing
    Bàn sâu hơn ta thấy Xương Khúc không sợ Sát Tinh, chỉ sợ Hóa Kỵ, bởi vì Xương Khúc gặp Hóa Kỵ chẳng khác nào sách vở hư nát còn nói chuyện gì nữa. Nhật Nguyệt miếu vượng ngộ Tuần Triệt nếu có thêm XƯơng Khúc cũng chẳng đáng lo, Xương Khúc làm tăng sức sáng cho Nhật Nguyệt. Tuy nhiên có một trường hợp lưu ý: Nhật Nguyệt Sửu Mùi nều gặp Xương Khúc ở đây ( là nơi Xương Khúc nhập miếu) nếu không có Tuần Triệt ( Tuần tốt hơn Triệt) thì chỉ là Phá Cách chẳng đem lại gì. Như vậy Xương Khúc miếu đã chắc gì là tốt. Cái quan trọng nhất chính là gặp được chủ để theo hầu .
    Xương Khúc chính là đối đầu của Không Kiếp. Xương Khúc miếu tại Tứ Mộ, Không Kiếp đắc tại Tứ Sinh; Không Kiếp chủ táo bạo lỳ lợm, Xương Khúc chủ nhân hòa và hơi rụt rè.
    bàn thêm về xương khúc và kình đà.
    Bộ Kình Đà nhập miếu tại Tứ Mộ, nếu có thêm Xương Khúc nữa thật là hay lắm, đã giỏi lại càng giỏi. Kình nhập miếu sẽ mang nghĩa là cây bút là đệ nhất văn tinh, Đà La là nghiên mực. Xương Khúc gặp được thật đúng là sách vở đẹp lại có bút tốt mực thơm, thông minh mẫn tiệp hơn nhiều lắm. Cho nên bộ Xương Khúc Khôi Việt Quang Quý hội với chính tinh tốt đẹp miếu vượng lại có thêm Kình Đà Linh Hỏa nữa chặng khác nào người tài giỏi lại có thêm sự gan dạ quyết đóan, như vậy là quá tốt. Như vậy các Sát Tinh chính là làm cho các Văn Tinh có thêm chất mạnh mẽ lời nói đanh thép, không ẻo lả như bọn văn nhân quèn, nói ví von như một nhà văn chính là : "Trong Văn Thơ cũng cần phải có thép." Kình Đà Hỏa Linh chính là cái chất thép của Xương Khúc vậy, gặp được nó thì Văn CHương mới đanh thép, mới thuyết phục được người nghe, mới như được Gia Cát Lương: mắng chết Vương Lãng, 3 lần trêu tức Chu Du, viết thư khích chết được Đại Nguyên Sóai của Ngụy là Tào Chân. Thiếu cái chất thép này chí là lũ Văn Nhân Thi Sỹ suốt ngày " Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây".
    Ngòai ra Xương Khúc gặp Song Hao đắc địa Dần Thân Mão Dậu cũng là cách Văn Chương rất tài ba, nhả ngọc phun châu.~_laughing~_crdrk
     

Chia sẻ trang này