Yoga phổ thông

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi cabachlong, 23 Tháng tám 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    GIỚI THIỆU YOGA

    ( Theo Văn Hóa Phương Đông)


    Đời người trên trần thế phải chăng chủ yếu là bất hạnh và đau buồn ? Câu hỏi ấy xem ra ngay từ xa xưa đã ám ảnh các nhà tư tưởng ấn Độ. Câu trả lời của hầu hết các nhà thông thái kia là : Đúng thế ? Theo truyền thông ấn Độ, tìm cách đạt đến trạng thái hoàn toàn giải thoát được những bất hạnh và đau buồn là công việc trọng đại của triết học. Trạng thái đó được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như moksha, mukti, kaivalya, apararga, nirvana, v.v... tùy theo từng trường phái khác nhau của triết học Ấn Độ, còn triết học thì gọi là tatvajnana hay darohana. Những từ trên có cùng mô tả một trạng thái như nhau hay không thì còn chưa rõ, song từ nào cũng nói đến sự siêu thoát khỏi mọi tai ách.
    Khái niệm cho rằng tai ách là yếu tố chủ đạo trong đời sống người vôn rất phổ biến trong triết học Ấn Độ, thực tế có thể coi nó là khởi điểm của các tiền đề triết học. Tai ách của con người xưa nay vần thường được chia ra thành ba loại sau:
    1. Điều kiện thể chất và trí tuệ của mỗi cá thể, chẳng hạn như yếu sức khỏe bệnh tật và những cảm xúc như căm ghét sợ hãi, giận dữ, v.v...
    2. Tai ách của một cá thể nảy sinh bởi hành động tàn hại của một cá nhân khác, của súc vật, côn trùng, v.v...
    3. Tai ách không phải do một cá thể khác gáy ra, thường là người ta không thể kiểm soát được như động đất, lụt lội, đói kém, dịch bệnh, v.v...
    Bị tác động bởi ba thứ tai ách trên, do tự giác hoặc bắt buộc, người ta phải suy nghĩ và hành động theo cách nào để rồi rốt cuộc có thể khắc phục được chúng. Dĩ nhiên phản ứng trước tiên của người ta xuất phát từ lĩnh vực kinh nghiệm và dựa trên cảm giác phòng ngừa thông thường. Ví dụ, người ta làm việc để khỏi nghèo đói, uống thuốc để chứa bệnh, xây nhà cửa, mở mang công nghệ, các trung tâm sản xuất, v.v... để mưu cầu một cuộc sống tốt lành cho các thành viên của xã hội.
    Ngoài ra người ta còn cố tham gia các tổ chức, các chính đảng, các môn phái, các phe nhóm khác nhau nhằm chế ngự nỗi sợ hãi trước hiểm họa. Bên cạnh những biện pháp có ý thức thường đó, nhất là khi không bỏ ra không đầy đu hoặc không hiệu lực, họ bèn quay sang với tôn giáo, với các guru (chân nhân), với các ông đồng bà cốt và các đạo trượng, rồi thì chìm đắm trong ngâm nguyện, mê si, bái vọng... Tuy thế, chung quy cả hai cách kia đều không đủ sức xua hết bi,ồn đau một cách dứt điểm. Giả dụ nhờ uống thuốc mà người ta tạm thời khỏe mạnh, song có khi sau đó lại mắc bệnh khác. Các tổ chức tôn giáo và việc điều trị đều không thể làm người ta hoàn toàn yên tâm nên có thể họ sẽ phải chạy hết thầy này đến thầy khác, tìm hết cách này đến cách khác.
    Người ta nhiều khi khẳng định rằng với nhưng tiến bộ kỹ thuật lớn lao của khoa học, cuối cùng có thể đưa lại hạnh phúc cho con người, chẳng hạn người ta nghĩ rằng với đường lối đúng đắn, y học có thể cho con người khả năng muốn sống bao lâu thì sống, rằng vật lý học có thể mở đường cho họ qua không gian đến với các thiên thể, rằng chắc chắn sẽ có một ngày trong tương lai không xa con người có thể kiểm soát được hoàn toàn sức mạnh của thiên nhiên. Từ chỗ đó nhiều người cho rằng khoa học là một công cụ cực ky mạnh mẽ trong bàn tay con người, chẳng mấy chốc sẽ trừ hết đau khổ và bất hạnh giúp họ . Nhưng nói vậy nghe chừng hơi quá. Một điều hiển nhiên là các phát minh khoa học đã có những đóng góp khổng lồ biến cuộc sống chúng ta trở nên đỡ nguy hiểm hơn, song rõ ràng khoa họe là quá trình thu thập và xứ lý thông tin, mà một thông tin đơn thuần thì dù có được xử lý tinh vi đến đâu cũng không và không thể diễn giải được nỗi đau đớn và thống khố, cái vấn đề cơ bản của cuộc sóng. Nếu ván đề đó là hậu quả những sức mạnh của thiên nhiên ngay xung quanh ta thôi thì hẳn khoa học có thể là công cụ thích hợp để khắc phục các tai ách đó được.
    Khốn nỗi vấn đề này có vẻ là bắt nguồn từ thế giới nội tâm của chúng ta, là thế giới quan riêng biệt của chúng ta. Thực sự đó là ván đề phải tự hiểu mình và cách xử thế của mình trong đời sống hàng ngày, những lo lắng và ước vọng, niềm tin và hoài bão, những đam mê và xúc cảm, và nói cho cùng là những gì ta làm đối với những người xung quanh và môi trường bên ngoài.
    Bởi vậy, nếu ta không hiểu đến nơi đến chốn cách nhìn sự vật và phản ứng trước những điều di ễn ra bên trong và xung quanh ta, sự thu thập đơn thuần các thông tin về thiên nhiên bên ngoài mà lại toan chinh phục nó thì sẽ chằng đi đến đâu cả. Giả sử con người có đến được mặt trăng hay một hành tinh xa xôi nào đó trong vũ trụ và sinh sống ở đó, hoặc giả những tiến bộ sắp tới của sinh học có cho phép người ta sống bao lâu cũng được, liệu những kiên thức đó có làm cuộc sống con người hạnh phúc hơn và yên ổn hơn không ? Niềm tin rằng nếu được thông tin đầy đủ chúng ta có thể chiến thắng được đau đớn những khổ và chiến tranh chắc hẳn sẽ đưa ta vào ngõ cụt. Chúng tôi xin dẫn ra đây một đoạn kinh Sheuti : "Tri thức thậm chí còn nguy hiểm hơn sự ngu muội vì sự ngu muội đằng nào rồi cũng đi vào bóng tối, còn những kẻ vênh vang với tri thức của mình thì rốt cuộc sẽ đến chỗ tối hơn".
    Thực ra vấn đề không phải là chinh phục thiên nhiên bên ngoài hay thế giới chung quanh mà là chinh phục chính bản thân mình, chế ngự được những đam mê và dục vọng, cảm xúc và bất đồng. Tuy nhiên muốn vậy cần phải có một cái gì căn bản hơn những điều khoa học kỹ thuật hiện đại đưa lại cho chúng ta. Chỉ có thế sự khủng hoảng hiện tại của loài người trên khắp thế giới mới được giải quyết. Muốn đem lại bình yên cho thiên hạ mỗi người phải tự mình bình yên đã. Sự bình yên bên trong và xung quanh mỗi người có lẽ là mục đích lớn nhất của Yoga. Vì vậy Yoga là cái lợi sâu xa nhất cho ai đang bị xâu xé bởi những hoài vọng trái ngược nhau mà muốn có yên ổn và hạnh phúc. Yoga xứng đáng được đề cao trong tất cả các hệ triết học Ấn Độ, kể cả đạo Jain và đạo Phật. Nó thực sự là thứ thuốc màu nhiệm về loại trừ đau khổ và bất hạnh của con người. Đến đây ta hãy xem Yoga thực chất là gì, có thể đem lại cái gì để cải thiện cuộc sống của mỗi người cũng như những ý nghĩa mà nhờ đó ta có thể đạt được mục đích.
    Từ "Yoga" nói chung được gọi là đồng nghĩa với sự tiếp thu và thể hiện sức mạnh siêu nhân. Người ta quen nhìn nhận Yoga như một thuật lạ xa xưa, kết hợp một lô tín điều tôn giáo với một quy tắc thực hành kỳ bí lạ lùng. Ngày nay ta thường nghe nói ai đó tự xưng là Yogi, thi thố các phép màu như đi trên than hồng (thậm chí có khi còn đi trên mặt nước) cho xe lu đè qua người hay uống axít đậm đặc, v.v... xem ra nhiều người hễ nghe nói đến Yoga là lập tức nghĩ ngay các quái nhân siêu phàm. Người ta còn cho rằng Yoga không phải dành cho người thường, rằng chỉ những ai dám ròng rã nhiều năm lánh đời xuất thế, bỏ ngoài tai chuyện thế sự và dụng công khổ luyện cả thể xác lẫn trí óc mới mong thành tựu Yoga. Người ta cho đây là con đường cực kỳ chông gai nguy hiểm, người thường nên biết điều mà tránh cho xa.
    Cũng lạ là những ý kiên dị đoan như vậy lại rất phố biến ngay cả trên quê hương của Yoga. Thực chất nếu xét cho kỹ ta sẽ thấy những ý kiên trên đều sai lầm hoặc ít hoặc nhiều.
    Tuy thế, cái khó là ở chỗ hiện nay lĩnh vực Yoga phần lớn nằm trong tay những kẻ hạ tiện ít học, người ta đến với Yoga chủ yếu là vì không có duyên để thành đạt trong các lĩnh vực khác. Bất lương, trí trá, đạo đức giả là những thứ ung nhọt đã làm thất vọng các trò tận tụy của Yoga. Tình trạng đáng buồn ấy chỉ có thể thay đổi một khi nhưng người thông minh, có học, với tính cách mạnh mẽ được thu hút vào lĩnh vực Yoga ngày càng đông đảo. Hai nữa, các quá trình khác nhau của Yoga còn chưa được hiểu sâu một cách khoa học......
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga phổ thông

    --------------------------------------------------------------------------------

    Theo định nghĩa thứ nhất, Yoga là trạng thái trung gian mà ở đó, sự đối kháng như giữa thành công và thất bại không khác nhau mấy. Đối với nhiều tư tưởng gia thì điểm này có vẻ khá lạ lùng. Người ta hỏi nếu một người coi thành công và thất bại đều như nhau thì là eái giống gì ? Người ta bao giờ cũng tìm kiếm thành công mà tránh thất bại, vậy thì một người có ý nghĩa thế nào đối với gia đình và xã hội nếu thành công hay thất bại anh ta cũng thây kệ ? Làrn sao anh ta sống được trong xã hội hiện tại đầy bon chen phức tạp này?
    Ở đây ta có thể ghi nhận một điểm là, theo kinh Gita hành giả Yogi là người có kiểu mẫu động thức đã thay đổi hoàn toàn vì lẽ trên đời người đó không còn có gì cần phải với đến nữa, người đó đã giải thoát được cái ước muôn phải đạt tới điều gì. Tuy thế người đó không từ bỏ hoạt động và làm việc mà ngược lại vân tiếp tục làm việc vì hạnh phúc của nhân quần, và làm điều đó họ không hề thảy phấn chấn hay mãn nguyện dù công việc đưa đến thành công hoặc chán nản vì xôi hỏng bỏng không. Đó là vì hoạt động của anh ta không nhằm đưa đến một kết quả cụ thể nào khác. Người đó tiếp tục công việc nhưng không màng đến sự thỏa mãn của thành công. Điều này đã được nói rõ trong một định nghĩa khác của Yoga rằng một hành giả Yoga mà không màng đến thành công của công việc (tức là vẫn làm việc nhưng không mưu cầu thành tựu) thì vĩnh viễn thoát khỏi sự trói buộc. Nghĩa là giả dụ như một học trò vẫn chăm chỉ học hành theo khả năng cửa mình nhưng không hề lo lắng đến chuyện qua mặt ai trong cuộc thi.
    Hầu hết chúng ta đều bị chi phối bới cảm giác thỏa mãn trước thành công trong công việc của mình. Ta luôn luôn mong được thăng tiến trong đi a vị và danh vọng, ta luôn luôn muốn mình trớnên quan trọng và phân phát. Song một nhà Yogi không bị thôi thúc bới điều đó, mà trái lại vẫn không hề xao xuyến ngay cả trước một nỗi bất hạnh khốc liệt nhất.
    Điều này đã được diễn tả một cách rõ ràng xúc tích trong một định nghĩa khác về Yoga của kinh Gita. Yoga được định nghĩa là một trạng thái không chút ưu tư. Gita nói rằng khi đạt đến trạng thái hạnh phúc tột cùng đó rồi thì không còn gì lớn hơn để đạt tới nữa và ngay cả một bất hạnh to lớn nhất cũng không làm xáo động nổi. Song phải có quyết tâm rất cao mới đạt đến được trạng thái đó.
    Tuy nhiên có thể nói rằng trong tất cả các định nghĩa trên, Yoga là một cái gì cao xa quá, nghĩa là cái đích của Yoga ngoài tầm tay của người phàm. Cũng một khó khăn như thế nổi lên trong định nghĩa Yoga trong cuốn Yoga Sutra của Pantanjali, một cuốn dược coi là trước tác quan trọng nhất của triết học Yoga. Pantanjali cho rằng Yoga là trạng thái khi mà mọi ý nghĩa đều bị tuyệt diệt và ý thức được đổi mới.
    Pantanjali còn khẳng định rằng Yoga có tám phần mà khi đã làm chủ được từng phần và toàn thể thì rốt cuộc trạng thái ấy sẽ đến. Chỗ này đem lại hy vọng cho mọi người vì lẽ bất kỳ một học trò trung trinh thành tín nào cũng đều có thể làm chủ dược tám phần của Yoga nhờ tập luyện theo một quy tắc đúng đắn. Có hai điều kiện tối thiểu cần phải có để đạt được điều đó Hai điều kiện này cả trong Giữa lẫn Yoga Sutra đều được gọi là abhyasa và vairagya.
    Một người có thể đến được cái đích của Yoga chỉ khi đã có hai phẩm chất trên làm khởi điểm. Vairagya nghĩa là không tham vọng, đối ngược với raga là si mê. Ý nghĩa của vairagya là dẹp bỏ mọi ước muốn. Chỉ nhờ vairagya người ta mới giữ không cho đầu óc mơ tưởng tới những khoái lạc mà luôn tĩnh lại. Abhyasa nghĩa là tĩnh tâm. Điều này có thể đạt được bằng
    những cách khác nhau tùy tính tình mỗi người. Những cách này được biết dưới dạng các loại Yoga khác nhau và tuy có vẻ riêng biệt và khác nhau ban đầu song đều đưa đến một mục đích là mukti . Ở đây chúng ta sẽ bàn đến những đặc điểm cơ bản của các cách tiếp cận khác nhau chủ yếu trong Yoga, cụ thể là Bhakti Yoga, Karma Yoga, Hatha Yoga, và Jnana Yoga.
     
  3. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga phổ thông

    Bhakti Yoga

    Đây có lẽ là dạng dễ nhất của Yoga, bởi vì nó không áp dụng bất kỳ một kỹ thuật phức tạp và phương pháp rối rắm nào cũng như nó không yêu cầu một khả năng trợ lực đặc biệt nào ở người học. Nó hết sức hấp dẫn những người bình dân vì nó làm tăng cảm giác tự tin ở những kẻ thành tín (bhakta) đã ký thác mình cho đối tượng ngưỡng mộ. Nó có cơ sở là mềm tin vào một thế lực tối thượng (gọi là Chúa) có sứ mệnh sáng tạo vạn vật, và thê lực đó đầy quyền năng và lòng từ bi, có thể tưới nhuần ơn phúc cho các tín đồ cũng như che chở cho họ khỏi tai ương và quỷ dữ. Tất cả những gì một tín đồ phải làm là dọn mình bằng lòng thành tín và làm
    việc thiện để đón nhận ơn phúc của Chúa, của đấng Sáng Thế. Tín đồ cố làm sao cuối cùng sẽ được hiến mình cho đối tượng sùng mộ, nghỉ ngơi trường cửu trong bằng an và hạnh phúc với Người. Kẻ tín đồ phải tòng phục mọi động cơ và hành động của mình trước Đấng Thánh linh, nhân danh ý chí của đấng Tối Thượng mà giũ bỏ mọi việc trách nhiệm đối với những điều tốt cũng như việc xấu mà mình đã làm. Lòng sùng kính và đức tin đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng, và tín đồ thường là một kẻ sùng tín phải biết yêu thương đồng loại, tránh làm điều ác với người khác, đọc kinh sách, ngắm nguyện biểu tượng của Đảng Tối Thượng, v.v...
    Sự truyền bá rộng rãi của Bhakti Yoga phần lớn là sự đơn giản, đó là điểm đặc thù của nó.
    ( vanhoaphuongdong.com)
     
  4. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga phổ thông

    Karma Yoga

    Theo lời Lokamaya Tilak thì đây là Yoga của kinh Gita. Karma trong tiếng Phạn có nghĩa là hành động và dạng Yoga này được gọi như vậy là vì ngay cả sau khi đã thành chính quả, tức là Jivanmukti, người ta vẫn không ngừng hành động. Ở đây cho rằng sự nô lệ bới ước muôn và tham vọng là gắn liền với hành động, chỉ có hành động mà không trói buộc mình vào thành quả thì người ta mới có thể thoát khỏi sự ràng buộc của mọi hành động. Không phải bản thân các hành động trói buộc người ta mà đúng ra là thái độ hoặc ý định ép buộc. Một hành giả Yogi Karma dửng dưng với mọi sự nhờ đã dứt được ước muốn và sự cảm thụ đối với hiện tượng thực tại của những điều đang diễn ra trên đời. Như vậy Karma Yoga buộc người ta hết lòng thực hiện bổn phận của mình mà không hề mong kiếm được lợi lộc gì trong đó. Ước muốn ấy quả thực rất khó dẹp bỏ được bởi vì hầu hết chúng ta thường thầm mơ tưởng đến những lạc thú mà hành động của mình có thể đem lại. ấy là ta luôn luôn để mắt đến sự thăng tiến sắp tới của mình trong địa vị đến uy tín, quyền lực .v.v... Ta thường làm đủ thứ việc nhằm trở nên quan trọng hơn trong xã hội ta đang sống, luôn luôn mơ tưởng sẽ đạt được điều gì mà người khác không đạt được, có được cái gì nhiều hơn và tốt hơn hàng xóm và bạn bè ta có.
    Một hành giả Yogi Karma hoàn toàn không bận tâm đến những điều như vậy, song dù không để ý đến thành quả nhưng không vì thế mà anh ta đâm ra ngờ nghệch hay vô tích sự trong công việc mình đang làm. Trái lại anh ta dựa hết sức lực của mình để làm thật tốt công việc vì sức lực đó không lãng phí vào việc mơ tưởng những lạc thú này nọ. Một nhà Yogi Karma là nhời biết điều tiết, luôn giữ được thanh thản bên trong cũng như bên ngoài. Anh ta không theo đuôi lạc thú mà lạc thú theo đuổi anh ta trong mọi công việc.
     
  5. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga phổ thông

    Jnana Yoga


    Đây được coi là dạng Yoga dành cho tri thức hay một số ít các siêu nhân. Mọi dạng Yoga khác có thể nói là rốt cuộc sẽ đưa đến dạng Yoga này, nơi mà người ta sẽ nhìn nhận mọi sự trên đời dúng thực chất không thêm bớt và méo mó. điều đó có được là nhờ liên tục thực hành việc rèn luyện tinh thần cao độ và làm điều thiện. Dạng này còn được gọi là Raja Yoga vì có thể nói đây là dạng Yoga cao siêu nhất hoặc Yoga của các đấng bề trên. Có lẽ đây là dạng mà Rantanjali đã mô tả trong cuốn Yoga Su tra của ông. ông nói rằng nó chia làm tám phần năm phần ngoại, ba phần nội . Hai phần đầu là Yama và Niyama mới đến các thói quen mà người học Yoga phải tránh (tức là hành hung, nói dối, trộm cắp, tính cóp của cải quá mứe cần thiết...) và những thói quen cần phát huy (giữ gìn trong sạch thể xác và tinh thần, bao dung, thành tín, v.v...). Hai phần tiếp theo Asana và Pranayama là phần ba và bốn trong hệ thống của Pantanjali được xem xét kỹ trong Hatha Yoga. Phần thứ năm Pratyahara nói đến việc tánh các giác quan ra khỏi đối tượng lạc thú. Ba phần sau đó nói về quá trình tăng cường sự tập trung tư tương. Patanjali cho rằng luyện tập đúng đắn và thường xuyên tám phần này trong một thời gian dài, người học Yoga có thể gạt bỏ được bùn nhơ trên thân thể và tinh thần, nghĩa là sẽ tiếp thu dược những hiểu biết rốt cuộc sẽ giải thoát mình khỏi sự trói buộc và mê muội. Loại Yoga nay còn gọi là Ashtanga Yoga vì nó được chia làm tám phần.
    Đôi khi nó còn được gọi là Ohyana Yoga vì nó chú trọng hơn cả đến việc tập trung trí lực. Chúng tôi đã tìm thấy dạng Yoga này được mô tả một cách khúc triết trong chương sáu của kinh Gita.
    Khi nói đơn giản một từ "Yoga" mà không còn chữ gì thêm thì ta hiểu đó chính là dạng Jnana Yoga này.
     
  6. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga phổ thông

    Hatha Yoga


    Đây có lẽ là dạng Yoga tương đối sinh sau đẻ muộn hơn cả. Nó gồm có bốn phần là Asana, Prallayama, Mudra và Nadanusandhana. Một bậc thày về loại Yoga này là Swatmarama đã nói trong cuốn Hathayoga - Pradipika rằng Hatha Yoga là cái thang cho một học trò cần mẫn cuối cùng đến được cái đích của Raja Yoga. Người ta cho rằng thực hành cái bài tập trong loại Yoga này sẽ đem lại cho ta sự kết hợp của những cái ta gọi là mặt trời và mặt trăng trong nhân thể. Mặt trăng nằm ở vùng phía trên vòm họng cứng và tiết ra chất nước chảy xuống rồi được thấm thấu đến mặt trời nằm ở gần rốn. Chính vì mặt trời ngấm thứ nước phép này mà chúng ta mới phải già và chết. Tóm lại Hatha Yoga là phương cách xử lý mặt trời và những mật trăng trong cơ thể chúng ta sao cho chúng kết hợp hài hòa với nhau.
    Asanas là phần đầu của Hatha Yoga, mang lại sự ổn định thể xác và tinh thần - dấu hiệu của một sức khỏe hoàn hảo. Nó làm cho thân thể linh hoạt và dẻo dai nhờ loại bỏ các cặn bã và mỡ thừa. Hai phần tiếp theo gọi là Mudra và Pranayama nhằm làm hơi thở yên đặng bằng cách kích thích một số vùng không hoạt động trong hệ thần kinh khi đã bóc hết lớp bá của các sợi thần kinh. Trong thuật ngữ Yoga cái đó gọi là đánh thức Kundalini, cái sức mạnh linh thiêng vốn vẫn nằm im trong cơ thể người. Chúng tôi sẽ có dịp đề cập đến Kundalilni một cách chi tiết khi trình bày các đông tác của Mudra và Pranayama ở chương sau. Phần thứ tư của Iiatha Yoga - phần được coi là kết quả của việc luyện tập công phu lâu dài ba phần trên, đi đôi với việc tập trung tư tưởng vào những âm thanh rất nhỏ (nada) mà một người học Yoga có thể nghe được sau khi đánh thức Kimdalini. Hiện tượng lạ thường này kéo dài một lúc, người học Yoga nghe thấy âm thanh kia mỗi lúc một rõ rồi mới cùng nada bặt hẳn khiến ý thức chìm hoàn tòan trong đó. Trạng thái này được mô tả bằng các từ samadhi sahajavastha, unmani, v.v... và là trạng thái sung sướng tột độ sẽ mãi mãi không bị khuấy động dù có gì xảy ra trong đời. Người như vậy có thể sẽ nói là đã đến được cái đích của Yoga, cái đích chung của tất cả các dạng Yoga. Đó thực sự là trạng thái giải thoát, trong sự tồn tại thể xác.
    Ở đây chúng tôi sẽ cố gắng phác họa trạng thái đó kỹ hơn để làm rõ hai điểm là thực sự Yoga có ý nghĩa gì và ai có thể được coi là một nhà Yoga thực thụ. Một người học Yoga có thể hiểu được rất rõ hai điểm đó. Nhiều người còn rất mơ hồ ở chỗ này. Ở đây chúng tôi không muốn nhắc đến những kẻ râu tóc dài lê thê, lang thang trong dân chúng như các bậc thầy Yoga, có gây ấn tượng bằng cách diễn các trò dị thường như kiểu uốn que sắt, bẻ tấm sắt dày, giữ xe đang chạy, phi trên lửa hay trên nước. Patanjah kể ra rất nhiều sức mạnh của Yoga (Aiddhi) trong chương ba của cuốn Yoga Sutra. Song ông đã khuyến cáo thẳng thừng các học trò Yoga không sử dụng nó bừa bãi và đem nó ra thi thố, ông bảo rằng như vậy họ đã lạc khỏi con đường samadhi rồi.
    Trong giao tiếp hàng ngày, một nhà Yoga hẳn không có gì khác người thường. Anh ta cũng có các nhu cầu sinh hoạt, cần phải ăn uống để sống. Nhưng về mặt tâm lý thì khác nhau rất nhiều. Động cơ hành động của nhà hành giả Yogi không giống hầu hết chúng ta. Anh ta không còn gì để mà phấn đấu cho mình song vẫn tiếp tục làm việc vì lợi ích của loài người. Các giác quan của anh ta vẫn hoạt động giống như người khác nhưng anh ta phòng bị các cảm giác chi phối hay đến đầu óc phiêu diêu theo các lạc thú. Jnanneshwara, một bậc thầy lớn về Yoga, đã mô tả cách xử thế của một hành giả Yogi theo một cách thú vị như sau:
    "Hành giả Yogi có thể vẫn phản ứng trước thực tại cuộc sống nhưng trong lòng không hề xao xuyến, không xúc động. Giống như mặt trăng sinh ra ánh trăng, đại dương sinh ra những trận mưa, hành giả Yogi phản ứng một cách thụ động với mọi điều anh ta gặp trên đời. Sự thờ ơ tính thụ động và thái độ ôn hòa của anh ta không bao giờ bị xáo động, dù anh ta có làm gì đi nứa, và trong khi các giác quan của anh ta vẫn hoạt động như thường thì cái tâm samadhi tĩnh lặng của anh ta vẫn không hề bị phá vỡ bở mọi điều anh ta làm".
    Con người của một nhà Yogi được thể hiện một cách xứng đáng bằng từ "guru". Trong tiếng Phạn và theo truyền thống Ấn Độ cũ guru rất gần với nghĩa Brahman (Bà-la-môn).
    Shankaraehya vĩ đại, người đã đạt đến trạng thái Jivanmukti, đã nói về những người như vậy với những phẩm chất như sau :
    "Họ không gợn bùn nhơ, không bị xâu xé bởi khát vọng, ôn hòa như ngọn lửa đã nháy tàn và, trở lại nhân thân ở trạng thái bên ngoài cái chết và ưu tư, họ giúp mọi người với đầy từ bi hỉ xả".
    Về điều này có một câu lý thú được nêu trong kinh Yoga Vasishtha rằng: với một nhà Yogi đã nắm trong tay báu vật của hạnh phúc vĩnh hằng và trí tuệ đã thôi không theo đuổi những lạc thú thì ngay cả một vương quốc rộng lớn nhất trần gian cũng không bằng một chiếc lá khô rụng khỏi cành. Một người như vậy dù không một xu dinh túi nhưng vẫn có được cái an lạc mà một bậc đế vương khó lòng tìm nổi".
    Kinh Gita có rất nhiều đoạn nói đến hành vi của một nhà Yogi. Chẳng hạn thần Krishua đã nói về một nhà Yogi tinh thần tự tại xứ sự ra sao trong cuộc sống hàng ngày. Trí óc anh ta được gạt bỏ hết mọi phiền muộn, anh ta giữ được yên ổn với chính mình và với thế giới quanh mình; anh ta yêu thương tất cả nhưng vẫn giữ được lòng mình không lay chuyển trong những lúc rối ren. Một nhà Yoga như vậy có thể sánh với biển cả vẫn an hòa cho dù những con sông lớn vẫn không ngừng tuồn nước xuống. Các phẩm chất đó ít nhiều còn được nhắc đến trong các đoạn khác của kinh Gita. Ở chương 15 của kinh này có nói rằng trạng thái mukti sẽ đạt được ở những ai đã giải thoát khỏi khái niệm đẳng cấp và uy tín cũng như sự mê đắm; những ai đã vượt qua cảm giác quyến luyến với mọi thứ mà họ đã vượt lên trên. Các đối kháng như đau đớn và hoan lạc và nhờ đó đã hoàn toàn được giải thoát khỏi sự muộn màng.
    Nhưng những người tinh khiết và sáng láng như thế hiếm lắm, thành ra có vẻ như người thường hầu như không sao đạt đến đỉnh cao tột cùng đó được. Tuy nhiên một người bình thường có thể hy vọng đến được đó bằng cách cố gắng noi theo con đường của các bậc cao nhân kia tùy theo khả năng của mình. Mối quan tâm chính của chúng ta là vạch ra và trình bày Yoga có thêm được ứng dụng thế nào trong cuộc sống bận rộn hằng ngày của một người bình thường. Chúng ta sẽ bàn đèn bốn vấn đề chính theo trình tự những việc cần làm để giữ thân thể lành mạnh, hơi thở điều hòa, hành vi tâm lý và tập trung tư tưởng. Vậy thì ta hãy nghiên cứu tỷ mỷ hơn các khía cạnh này của Yoga trên phạm vi quan điểm của một người bình thường.
     
  7. uyenuyen

    uyenuyen Guest

    Ðề: Yoga phổ thông

    Triết học Yoga

    Giải thoát là một trong những phạm trù căn bản nhất, luôn luôn là mục đích, nhiệm vụ tối cao của các trường phái tôn giáo Ấn độ. Những tư tưởng triết lý tôn giáo cao siêu của Ấn độ đã từng tỏa sáng tới nhiều quốc gia trên thế giới và đã mang lại cho họ một cách nhìn mới về nhân sinh.

    Văn hóa Việt nam phát triển trên cơ sở chắt lọc, kế thừa văn hóa của người Việt cổ, và những luồng giao thoa văn hóa lớn của nhân loại, trong đó có triết lý đạo đức nhân sinh của Phật giáo, cũng có nguồn gốc từ văn hóa tôn giáo Ấn độ.

    Trường phái Yoga với những quan điểm giải thoát cơ bản trong triết lý Véda và Upanishad như những tôn giáo khác. Trường phái Yoga, với một hệ thống các biện pháp tu luyện, thực hành kỷ luật thể xác, tâm lý, đạo đức làm cho tinh thần trở nên hoàn toàn thanh khiết, đạt tới đại giác, hòa nhập linh hồn vào với Brahman hay thực tại vũ trụ tuyệt đối.

    Người tu hành theo đạo Yoga gọi là Yogin. Người đắc quả, giải thoát gọi là Muni. Tài liệu căn bản của Yoga là bộ Yoga-sutra, được đạo sĩ Patanfali hệ thống hóa các cách, những phương pháp tu luyện yoga từ trước của Ấn độ, viết vào khoảng năm 150 trước Công nguyên.

    Yoga tiếng Phạn có nghĩa là "sự liên kết", hay "hợp nhất tâm thể về một mối". Theo nghĩa gốc, nó chỉ cái ách, sự cột vào. Không phải là sự hợp nhất của linh hồn với Đấng tối cao, mà là cái ách của sự tu luyện kỷ luật thể xác, khổ hạnh, giới dục, mà người tu hành tự chấp nhận để tinh thần trút hết được mọi ràng buộc với xác thịt, dục vọng mà trở nên trong sạch, thanh tịnh và đạt được một sự hiểu biết trực giác thấu suốt sự vật hay một năng lực siêu nhiên.
     
  8. uyenuyen

    uyenuyen Guest

    Ðề: Yoga phổ thông

    Để đạt tới sự đại giác và sự thanh khiết tuyệt đối của tinh thần con người, làm cho tinh thần thoát khỏi sự ràng buộc thể xác và thế giới xung quanh, dẫn tới trạng thái nhập thần thần bí, người tu luyện phải kiên trì, dần dần từng bước, theo từng giai đoạn, bằng 8 giai đoạn, hay 8 phương pháp tu luyện được gọi là "Bát bảo tu pháp".

    1- Yama: gọi là chế giới hay diệt dục. Trong giai đoạn này tuân theo luật Ahimsha (bất tổn sinh) và luật Brahmacharya (giữ mình cho trong sạch) không mưu cầu gì cho mình. Cầu hạnh phúc cho mọi người và mọi vật.

    2- Niyama: (nội chế) là dấn thân vào tu hành khổ luyện, chuyên tu, giữ cho tinh thần đạo đức trong sạch, thanh tịnh.

    3- Asana: (tọa pháp) gồm những phương pháp luyện tập tĩnh tọa, đạt được tâm thật lắng, thần thật lặng, trang nghiêm tĩnh tọa theo thể thức nhất định.

    4- Pranyama: (điều tức pháp) là phương pháp kiểm soát hơi thở, giữ gìn nhịp thở trong lúc tĩnh tọa. Không hít nhiều thở mạnh, mà phải khoan thai nhẹ nhàng, để cho khỏi lạc hướng tâm-thần, tâm trí không còn một ý niệm nào nữa mà trở nên trống vắng.

    5- Pratyahara: (chế cảm pháp) là phương pháp kiểm soát giác quan. Không một sự vật hiện tượng nào bên ngoài có thể tác động, chi phối cảm giác, làm phân tán tâm-trí con người được.

    6- Dharana: (tống trì pháp) là phương pháp tu luyện nhằm tập trung hết trí tuệ, tâm-thần vào một chỗ. Không còn bất cứ một ngoại ý nào lọt vào tâm.

    7- Dhyana: (thiền) hay tĩnh tự pháp, là sự tập trung cao độ tư tưởng vào một đối tượng chính là Đạo, pháp mà có thể đạt tới trạng thái giác ngộ, đưa nhận thức tới linh nghiệm.

    8- Samadhi: (tuệ) hay tam muội pháp, là hoàn toàn làm chủ được tâm-ý-chí để đạt tới chỗ óc trống không. Mất toàn bộ ý thức về sự hiện hữu của mình, mình đã tới đại ngã, đưa chân giác vào cõi không sáng lạn. Đó chính là sự giải thoát.

    Yoga không nhằm mục đích tìm hiểu Thượng đế hay hợp nhất với Thượng đế. Mục đích của người luyện tập tu hành là làm cho tinh thần tách khỏi thể chất, dần dần không còn trở ngại của vật chất. Tinh thần trở nên trong sạch thanh tịnh theo 8 phép luyện tập tu qua bốn bước, hay bốn trình độ từ thấp đến cao, luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau là Hatha Yoga - Laya Yoga - Dhyana Yoga - Rafa Yoga.
     

Chia sẻ trang này