1. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    Cơn sốt Yoga

    [​IMG]

    Hiện nay Yoga đã trở nên rất phổ biến với mọi người, mọi giới. Nó được hiểu như một liều thuốc tiên có công dụng cải lão hoàn đồng.


    Yoga là sự hợp nhất chỉ xuất hiện trong một trạng thái hoàn hảo và tinh khiết của ý thức...


    Khởi nguồn của Yoga

    Yoga là một nghệ thuật cổ xưa, có xuất xứ từ Ấn Độ và là một trong những môn thể dục được nhiều người đón nhận nhất trên thế giới, cùng với môn khí công của Trung Quốc, Yoga được đánh giá là một môn khoa học tinh tế nghiên cứu về thể xác và tinh thần tâm linh của mỗi con người.

    Trong tiếng Phạn, từ Yoga (yuj) có nghĩa là hợp nhất lại, kết nối lại. Trong thuật ngữ triết học thì sự hợp nhất giữa cá nhân (jivatma) và vũ trụ (paramatma) chính là Yoga. Sự hợp nhất chỉ xuất hiện trong một trạng thái hoàn hảo và tinh khiết của ý thức mà không hề có "cái tôi" của mình vào.

    Từ thuở xa xưa, khi các nhà sư sáng tạo ra môn Yoga đã định sẵn mục tiêu của nó. Đó chính là làm dịu đi sự náo loạn của xúc cảm và những suy nghĩ mâu thuẫn bên trong của con người. Những định kiến khắt khe, những suy nghĩ thiếu tích cực và lòng vị kỷ của mỗi con người... Chỉ có Yoga mới xóa bỏ được những nỗi đau khổ này và rèn luyện con người ngày càng hướng thiện hơn.

    Nhiều người lầm tưởng Yoga chỉ là những bài tập thể dục đơn thuần. Nhưng thực chất Yoga là sự hòa hợp về thể chất lẫn tinh thần cũng như cần cả quá trình lâu dài để có được hiệu quả tốt nhất. Phần lớn mọi người đều biết tập Yoga sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và cải thiện chức năng hoạt động của các hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, nội tiết. Đồng thời Yoga cũng đem lại sự ổn định và sáng suốt cho ý chí. Chính vì thế mà mục đích cuối cùng của Yoga là giúp mỗi người tự ngộ ra bản ngã của chính mình.

    Yoga ở Việt Nam

    Trên thực tế, Yoga xuất hiện ở Việt Nam khá lâu. Kể từ lúc các nhà truyền giáo Ấn Độ đến nước ta. Nhưng đến khoảng một năm trở lại đây, Yoga mới được mọi người hưởng ứng nhiệt tình. Mọi thành phần không phân biệt giới tính, độ tuổi đều đổ xô tham gia các lớp tập Yoga do Nhà văn hóa Thanh niên, Nhà văn hóa Lao động, Câu lạc bộ Nguyễn Du (TP. HCM).

    Những câu lạc bộ này có mức lệ phí khoảng vài chục ngàn đồng trở lên hay sang hơn thì tìm đến những phòng tập cao cấp như Sofitel. New World. Ban đầu mọi người tìm đến Yoga vì tò mò, hiếu kỳ nhưng về sau người ta tìm đến Yoga vì những kết quả được thừa nhận của nó như giảm stress, giảm cân, duy trì nhịp thở đúng...

    Cả giới người mẫu, ca sĩ, giới văn phòng cao cấp như Trương Ngọc Ánh, Thủy Hương, Hồng Nhung cũng tìm đến Yoga. Có thể nói những kết quả khả quan của Yoga không cần phải tranh cãi nhiều. Các cô bé, cậu bé tuổi chừng 18, đôi mươi cũng tranh thủ vào dịp hè để học Yoga.

    Mới đây, viện nghiên cứu khoa học của Mỹ cũng vừa đề ra các động tác thể dục dành cho trẻ em, giúp trẻ phát triển toàn diện về trí năng cũng như về sức khỏe. Một thực tế được công nhận là những người theo học Yoga một thời gian đều trở nên hòa đồng, gần gũi, tinh thần lúc nào cũng phấn chấn và tỉnh táo.

    Hiện tại Yoga quan trọng tới mức được cả một trang wed riêng dành cho những ai đã, đang và sẽ quan tâm đến Yoga (www.yoga.com.vn). Trang wed này được UNESCO tài trợ trong chương trình vì sức khỏe cộng đồng. Website này còn là phương tiện dùng để liên lạc với nhau của các thành viên trong câu lạc bộ Yoga với nhau.

    Theo đánh giá lạc quan của những người trong cuộc thì trong một tương lai gần khoảng chừng 2 năm trở lại, Yoga sẽ được thừa nhận và trở thành một môn học trong nhà trường.

    Ngoài ra, tại TP. HCM, nhằm phổ biến rộng rãi và đáp ứng nhu cầu của mọi người, nhất là người nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam, cũng có một số đơn vị nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này.

    Học Yoga thế nào?

    Học Yoga là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là từ khi những kết quả khả quan từ chính những người tập Yoga, làm cho mọi người chú ý như trẻ lâu, khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt thì cũng là lúc cơn sốt Yoga bắt đầu được hình thành.

    Yoga không giới hạn lứa tuổi hay đối tượng của người tham gia nhưng không phải vì thế mà cho rằng ai cũng có thể học được. Nếu nói theo duy tâm thì người học Yoga cần có cái "tâm" phải tĩnh. Tức là khi tập trung tinh thần không để những suy nghĩ tiêu cực lấn át mà phải hoàn toàn thả lỏng tinh thần và thể xác.

    Yoga là tập hợp những động tác khác nhau, cách ăn uống phù hợp và quan trọng nhất là thiền. Thiền là một trạng thái tâm và thể xác hòa thành một. Khi tiến hành thiền cần phải thả lỏng toàn thân và giữ tinh thần được ổn định. Nếu xem thường hoặc không thể tập trung, người tập rất dễ bị nhức đầu, chóng mặt.

    Ngoài ra, Yoga là chuỗi phản ứng gồm nhiều động tác được kết hợp với nhau. Cho nên không được phép tùy tiện tập bất cứ động tác nào mà chưa hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm hay người hướng dẫn. Khi tập Yoga có thể thoải mái tham khảo thêm sách báo nhưng khi tiến hành tập tuyệt đối phải có chuyên gia hướng dẫn, vì nếu không sẽ phát sinh những rủi ro không đáng có.

    Phòng tập Yoga cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Phòng tập phải sạch sẽ, thông thoáng, rộng rãi và cần nhất là phải tuyệt đối yên tĩnh, tránh nơi có gió lùa, tốt nhất là lót sàn gỗ để tập. Khi chuẩn bị tập, cần tắm rửa sạch sẽ tay chân để tạo cảm giác thoải mái. Nếu tập trung thành một nhóm, nên chọn đồng phục giống nhau và có gam màu nhẹ như cam, trắng...

    Lợi ích của Yoga

    Trong cuộc sống năng động, con người luôn bị cuốn vào vòng xoáy công việc, những tiếng ồn động cơ, những áp lực trong công việc thì việc bị những căn bệnh về thần kinh là điều tất yếu. Chính vì thế mà có rất nhiều phương pháp được đề ra như Spa, mát xa, thể dục... nhằm giúp mọi người giảm "nhiệt". Và Yoga cũng là một trong số những biện pháp đó.

    Những căn bệnh về tim mạch, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim đã được các chuyên gia Yoga đề ra các biện pháp ăn uống, luyện tập các tư thế Yoga phù hợp có thể sẽ giúp người bệnh được giảm bớt những đau đớn của bệnh tật.
     
  2. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga Toàn Tập

    YOGA biết và chưa biết

    [​IMG]

    Tại TP.HCM trước năm 1983 đã có những lớp dạy Yoga tuy còn rất ít. Phong trào Yoga thực sự nở rộ lên từ năm 2000, các lớp Yoga từ cao cấp đến bình dân mọc lên khắp nơi.

    Rất nhiều người nước ngoài đến đây mở lớp và trực tiếp giảng dạy. Các lớp học của họ tuyệt đối tĩnh lặng, thâm trầm đúng chất thiền định của Yoga. Các lớp Yoga bình dân thường được mở ở những phòng rộng thoáng mát có tính hội trường, sân khấu để có thể tập hợp được nhiều Yoga (cách gọi người tập Yoga), mỗi người một chiếc chiếu trải sát nhau.

    Ngoài ra, theo yêu cầu của người học, các hướng dẫn viên có thể đến tận nhà để hướng dẫn cho từng cá nhân hoặc một nhóm học viên. Giá cả và chất lượng các lớp học cũng chênh lệch khác nhau, tuỳ vào trình độ hướng dẫn viên và cơ sở vật chất nơi tập luyện nhưng nhìn chung ngoài tiền học phí và một bộ quần áo thích hợp thì Yoga là một môn thể thao ít tốn kém và có hiệu quả lâu dài.

    Nếu bạn quan tâm và tập luyện Yoga, bạn nên dành thời gian để luyện tập mỗi ngày. Tập ít nhưng đều đặn vẫn tốt hơn là tập nhiều nhưng ngắt quãng (vài phút mỗi ngày vẫn tốt hơn là tập hàng giờ nhưng chỉ một hoặc hai lần/tuần). Sau đây là một số nguyên tắc nên áp dụng khi tập Yoga:

    1. Nên tập trên nền phẳng, rộng để có thể nằm thẳng lưng và vươn dài tay chân, chọn nơi thoáng mát, yên tĩnh không bị quấy rối.

    2. Không nên tập trên giường hay trên nệm cao su mềm. Dưới nền nhà nên trải một cái mền gấp đôi hoặc gấp tư hay một cái chiếu.

    3. Nên tập Yoa khi rỗng bụng hoặc 3 giờ sau bữa ăn chính, 2 giờ sau bữa ăn nhẹ và 30 phút sau khi uống.

    4. Cần mặc các loại quần áo rộng rãi, thoải mái để không gò bó cử động hoặc hơi thở của bạn, bạn có thể mặc quần dài thun bốn chiều, áo thun cotton thoáng mát, không nên mặc quần ngắn, áo thun có nút.

    5. Trong kỳ kinh nguyệt nên tạm nghỉ vài ngày hoặc có thể thực hiện các tư thế nhẹ nhàng hơn. Tránh các tư thế lộn người và các tư thế tạo áp lực cho vùng khung chậu.

    6. Tuyệt đối không đeo kính, không sử dụng dầu thơm (nước hoa) và không tập nơi có khói nhang.

    7. Thở ra và hít vào đều bằng mũi.

    8. Tuỳ theo từng cấp (có 3 cấp), đầu tiên tập những động tác dễ mà bạn có thể tập sau đó hãy tập các động tác cao hơn. Ngừng ngay khi cảm thấy mệt. Nếu có động tác nào bạn đặc biệt thích thú, bạn có thể tập nhiều lần động tác đó nhưng không nên tập nhiều quá 5 phút.

    9. Động tác thư giãn phải được kéo dài giữa 2 bài tập và kéo dài ít nhất là 1 phút.

    10. Đối với những người có huyết áp cao và thấp không được tập trồng cây chuối. Nếu bạn bị cao huyết áp hay bệnh tim mạch, chỉ nên giữ các thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn. Nếu bị chứng huyết áp thấp (LBP), bạn nên thoát khỏi các tư thế lộn ngược một cách chậm rãi.

    11. Nếu bị các chứng về lưng hay thần kinh toạ, hãy tránh các động tác gập hay vặn người có thể gây đau đớn hoặc dẫn đến các triệu chứng khác như ngứa ran hoặc tê cúng chân. Bạn nên cong đầu gối lại khi tập các động tác gập người về phía trước.

    12. Nếu bạn bị một chứng thoát vị nào đó hay bạn đã từng trải qua một cuộc phẫu thuật khoang bụng thì không nên tạo sức ép lên vùng bụng.

    13. Nếu bị viêm khớp, bạn chỉ nên vận động ở phạm vi ngoài vùng bị đau, nhưng hãy để chúng nghỉ ngơi khi đang bị viêm tấy.

    14. Nếu bạn bị viêm khớp cổ hay các vấn đề về cổ, bạn không được ngửa đầu ra sau trong các tư thế ngửa người ra sau và phải rất thận trọng với các động tác nghiêng hay xoay cổ.

    15. Tập trung tư tưởng và đừng để bạn bị chi phối bởi bất cứ điều gì.

    16. Trong những động tác tĩnh (trồng cây chuối, thư giãn…) hãy cố gắng tập hô hấp (hít và thở thật chậm).

    17. Sau khi tập một tư thế, tim sẽ đập nhanh hơn, hơi thở không giữ được nhịp, vậy trước khi thở nhịp nhàng hãy thở cho hết mệt.

    18. Sau mỗi buổi tập hãy nằm nghỉ ít nhất 5 đến 10 phút bởi năng lượng dự trữ trong cơ thể bạn không phải bị tiêu hao bởi cơ bắp mà là bởi nội tạng và hệ thần kinh, sau đó hãy uống một ly sữa hoặc nước lọc.

    19. Trong lúc thực hành Yoga, luôn chú ý đến bản thân, chăm sóc bản thân là điều rất quan trọng. Đừng bao giờ gắng sức quá mức để không gây áp lực và khó chịu cho cơ thể, luyện tập như vậy sẽ làm phản tác dụng.

    Một số địa chỉ tập Yoga:

    Tại TP.HCM: 116 Nguyễn Du – P.Bến Thành – Q1. Các trung tâm TDTT quận 1,5 Tân Bình, Phú Nhuận, các Nhà Văn Hoá Phụ Nữ, Nhà Văn Hoá Thanh Niên, Cung Văn Hoá Lao Động, CLB bóng đá Phú Nhuận, nhà thi đấu Rạch Miễu, nhà thi đấu Quân khu 7.

    Các trung tâm của người nước ngoài giảng dạy:

    Tại TP.HCM:

    Saigon Yoga – 10F Nguyễn Thị Minh Khai Q1. Santé - Đường 3/2 Quận 10, Health Clup Landmark – 5B Tôn Đức Thắng Q1 Lầu 15, L’Apotiquaire – Trương Định.

    Tại Hà Nội:

    Câu lạc bộ Yoga – 3B Đặng Thái Thân; Nhà Văn Hoá A3 Hào Nam; Hội trường khu tập thể Bộ Năng Lượng (93 phố Láng Hạ).
     
  3. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga Toàn Tập

    Tiếp cận Yoga

    [​IMG]

    Người ta đã nghe nói nhiều đến các phương pháp giữ gìn sức khoẻ và sự trẻ trung tươi tắn bằng cách tập luyện Yoga, tập Khí công. Thế nhưng, nhiều người vẫn không biết thực sự tập như thế nào, nó khác gì so với tập thể dục hàng ngày và người ta vẫn bán tín bán nghi về công hiệu của nó.

    Để làm rõ những “théc méc” này chúng có một cuộc phỏng vấn nhỏ những người có liên quan và những người đã tập luyện có kết quả phương pháp rèn luyện thân thể và tinh thần này.

    Phỏng vấn khách mời của chuyên đề – Chị Lê Thị Ái Liên, Phó trưởng bộ môn Yoga sở TDTT Thành phố Hồ Chí Minh, Trọng tài môn Yoga, hiện đang phụ trách giảng dạy Yoga tại cung văn hoá Lao Động.

    - Xin chị vui lòng giới thiệu đôi nét về bước đường tìm đến với Yoga của mình?

    - Tôi sinh năm 1944 là một giáo viên nghỉ mất sức từ năm 1983 vì suy nhược thần kinh, không tập trung được. Tôi không thể chấm bài hoặc cộng sổ, trí nhớ giảm sút, mất ngủ, suy nhược cơ thể trầm trọng vì không ăn được (không biết đói và không muốn ăn). Ngoài ra, tôi còn bị đau cột sống không thể ngồi được quá 30 phút. Hơn nữa tôi có một u bướu ở ngực trái các bác sĩ (kể cả bác sĩ ở trung tâm ung bướu) đề nghị mổ. Cùng lúc tôi còn bị thêm bệnh trĩ, đi tiêu ra máu...

    Bạn thấy đấy, một người bị bách bệnh như tôi thì còn gì để vui sống nữa, tuy nhiên tôi quyết không đầu hàng bệnh tật. Vì không có khả năng tài chính để điều trị bằng thuốc, tôi tìm đến lớp dưỡng sinh phòng trị bệnh của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (tiền thân của lớp Yoga dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện ngày nay). Sau 9 tháng tôi phục hồi sức khoẻ hoàn toàn và điều đáng ngạc nhiên là cái bướu ở ngực hoàn toàn biến mất mà tôi không hề biết chỉ bằng tập luyện Yoga.

    - Nhân tiện chị có thể giới thiệu một chút về bác sĩ Nguyễn Khắc Viện?

    - Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sinh năm 1913, tốt nghiệp khoa Nhi tại Pari, năm 27 tuổi ông bị mắc bệnh lao, lúc đó chưa có thuốc đặc trị, phải đại phẫu 7 lần, cắt hết một bên phổi, nửa phổi trái bị xơ cứng, chỉ còn hoạt động nửa phổi trái còn lại. Lúc ra viện, các thầy thuốc dự đoán ông chỉ sống được vài ba năm.

    Thế nhưng thực tế bác sĩ Viện đã thọ đến 80 tuổi với chỉ có 1/4 lá phổi. Vì biết rằng không có thuốc men nào cứu chữa được mình, qua 10 năm nằm trong bệnh viện, bác sĩ Viện đã tìm tới những phương pháp cổ truyền của Á Đông (Yoga, khí công, thái cực quyền) rồi từ đó tìm ra một phương pháp tập luyện, dựa trên những cơ sở lý học hiện đại để thoát cảnh bệnh tật. Từ đó bác sĩ Viện phát triển một dòng Yoga đặc trưng của Việt Nam gần như có thể hoà đồng với những dòng Yoga khác trên thế giới.

    - Theo chị tập Yoga có chữa được bệnh không? Cụ thể là bệnh nào?

    - Tập Yoga từ 3 đến 6 tháng sẽ thấy sức khoẻ chuyển biến rõ rệt, người khoẻ lên, ăn ngon, ngủ ngon, đầu óc thư thái nhẹ nhõm, trí nhớ phục hồi, huyết áp ổn định, đi lại nhanh nhẹn dễ dàng, các chứng đau nhức giảm dần rồi biến mất. Tóm lại, những bệnh tâm thể rối loạn hoặc suy giảm chức năng sẽ dần dần được khắc phục do tập luyện cân bằng lại hoạt động của thần kinh, phục hồi lại các chức năng bị rối loạn, suy giảm. Chúng tôi có lưu lại khoảng 10 trường hợp tiểu đường có xét nghiệm của viện Paster đã trở lại chỉ số bình thường theo kết quả của học viên. Sở dĩ chúng tôi lưu ý bệnh tiểu đường vì đây là bệnh phải dùng thuốc suốt đời.

    Những bệnh tâm thể là:

    - Về hô hấp: khó thở, rối loạn nhịp thở, hen suyễn...

    - Về tim mạch: Rối loạn nhịp tim, cao áp động mạch, nhồi máu cơ tim...

    - Về tiêu hoá: Khó tiêu, táo bón, loét dạ dày, tá tràng.

    - Về nội tiết: Tiểu đường, quá béo...

    - Về cơ khớp: Thấp khớp, đau lưng, mỏi chân tya, đi lại khó khăn

    - Về thần kinh: Mất ngủ, thiếu bình tĩnh hay hốt hoảng, bi quan, kém trí nhớ...

    Phương pháp Yoga dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện gồm có 4 phần: tập nội (nội công), tập ngoại (ngoại công), tập động và tập tĩnh cho nên dù với một sức khoẻ thế nào chúng tôi cũng có bài tập thích hợp để phù hợp với thể trạng người tập. Sau phẫu thuật khi vết thương đã lành ổn định (dù những phẫu thuật về tim mạch) chúng tôi vẫn có bài tập phù hợp. Bị chấn thương cột sống thì cần tập hết sức nhẹ nhàng. Chúng tôi lưu ý chống chỉ định cho những học viên bị cao huyết áp, viêm khớp, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi... và một điều rất cần là phải tập với một hướng dẫn viên kinh nghiệm, không nên tự ý tập một mình.

    - Khoảng thời gian tập luyện bao lâu để nhận thấy việc tập Yoga có hiệu quả?

    - Tập khoảng 2 tuần sẽ thấy chuyển biến về sức khoẻ, ăn ngon miệng hơn, ngủ sâu hơn, đi tiêu dễ dàng, người khoan khoái dễ chịu. Còn muốn đạt được hiệu quả cao hơn thì phải tùy thuộc các yếu tố: sự chăm chỉ của người tập, thể trạng của người tập, bệnh lâu hay mới, môi trường sống, môi trường tự nhiên (nơi ở yên tĩnh, thoáng mát, khí hậu trong lành), môi trường tâm lý xã hội...

    Tâm sự của một người tập Yoga thành công

    Không ít người từng biết đến gương phấn đấu học tập của ông Nguyễn Ngọc Ký, người bị liệt cả 2 tay và đã tập viết bằng chân, gương phấn đấu của ông từng được in trong sách giáo khoa. Ông Nguyễn Ngọc Ký ngày nay đã trở thành thầy giáo ưu tú, được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận “người thầy đầu tiên ở Việt Nam dùng chân để viết”. Ngoài ra ông còn là chuyên viên tư vấn tâm lý giáo dục trẻ em, hội viên hội Nhà văn...

    - Nhiều người đặt câu hỏi: thầy có nguồn lực nào để vượt qua bệnh tật, tuổi tác để có đủ sức khoẻ, minh mẫn và sáng tạo?

    - “Năm 1973, một lần tôi được mời đến giao lưu với trường Sư phạm mẫu giáo trung ương tại thị xã Phủ Lý. Trong buổi giao lưu đó không chỉ có giáo sinh mà có cả các chiến sĩ đơn vị huấn luyện võ đặc công. Sau buổi giao lưu, trung tá Phạm Long mời tôi đến phòng riêng tâm sự. Biết tôi sức khoẻ có nhiều vấn đề: táo bón mãn tính, khó ngủ, thần kinh không tập trung làm việc, Trung tá Long hướng dẫn tôi cách chữa trị không cần thuốc bằng phương pháp tập thở sau vùng bụng. Và thế là tôi đến với khí công từ đó. Năm 1993, ngay từ những ngày đầu đặt chân lên đất Sài Gòn tôi đã may mắn đến với Yoga dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện.

    Vấn đề cơ bản của phương pháp rèn luyện sức khoẻ mà tôi tiếp thu được không hề khó ở động tác mà cái khó chính là sự kiên trì, thường xuyên. Nhận ra chân lý ấy nên tôi đã miệt mài chăm chăm một quyết tâm luyện tập nó ở mọi nơi, mọi lúc.

    Dần dần nó đã đến với tôi tự nhiên như không khí mà tôi thở hàng ngày. Phải chăng chính nhờ có nó mà suốt bao năm qua tôi đã vượt qua bao bệnh tật, luôn chan hoà niềm vui sống cùng gia đình, bạn bè, công việc. Nhiều lúc bộn bề căng thẳng, nếu không có nó chắc là tôi khó giữ được mình đến hôm nay khi đã U 60. Và từ đáy lòng mình xin được nói lời tri ân sâu sắc những người đã đem lại cho tôi và cho bao người sự may mắn, hạnh phúc đó”.
     
  4. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga Toàn Tập

    Nhập môn Yoga

    [​IMG]

    Tại các thành phố lớn, các lớp yoga ngày càng có thêm nhiều thành viên mới. Người ta đìm đến đó vì nhiều nguyên nhân: vì tò mò, vì muốn chữa khỏi một bệnh nan y, muốn bình phục sau đại phẫu, muốn lấy thăng bằng vượt qua stress, cũng có người theo yoga đơn giản chỉ nghĩ rằng đó là một "mốt" thời thượng.

    Dù đến với yoga với mục đích nào thì bạn cũng cần có một sự chuẩn bị chuyên nghiệp. Cũng có thể nhờ cách trang bị nghiêm túc này mà bạn sẽ thấy được hiệu quả thực sự và quyết định gắn bó với nó hơn.

    Dáng quần vải thô hoặc lanh mềm, mỏng, màu trắng, ống quần không quá dài là mẫu quần tập ưa thích nhất của học viên yoga. Tránh chọn chất liệu: vải gió, vải voan, vải tafta.

    Tạo thói quen uống trà nhiều lần trong ngày. Trà đen và yoga là 2 thứ không thể thiếu cho người muốn duy trì vẻ thanh xuân. Trong trà không có calori, không có mỡ, không có natri, trà mang lại năng lượng giúp cho quá trình chyển hoá máu, chống oxy hoá, cho làn da đẹp và hình thể thon gọn.

    Những bản nhạc không lời êm dịu sẽ giúp người tập được thư giãn tuyệt đối. Hạt điều là thức ăn điểm tâm bổ dưỡng cao cho người tập luyện. Vào ngày lạnh có thể mặc áo thể thao dáng lửng để tập ngoài trời.

    Khác với các môn thể thao khác, quần áo tập yoga phải đem đến sự thoải mái cho mọi chuyển động. Quần là phần đáng chú ý nó phải “chiều” theo tư thế ngồi khoanh chân vòng tròn- là tư thế kéo dài nhất trong một giờ luyện tập. Chọn quần thun cotton hoặc vải sợi bông loại mềm, cạp chun rộng, áo thun hai dây hoặc khoét nách, bó vừa người.

    Nên chọn áo thun chuyên dụng có màng thấm thoáng da, dáng áo ôm người. Mẫu áo rộng dài thùng thình sẽ cản trở một số động tác tư thế đúng của yoga. Cần có máy đếm nhịp tim để kiểm soát khả năng thở đúng trong lúc tập.

    Nội y mặc bên trong của người tập luyện nhất thiết phải có chất liệu 100% cotton. Nên chọn dáng quần ôm mông, cạp giãn thoải mái, tránh tuyệt đối quần lọt khe. Quần cộc vải cotton co giãn cũng là lựa chọn cho người tự tập ở nhà. Một tấm thảm kích thước 60cm x 180cm là vật bất ly thân. Nên chọn thảm mỏng, dễ gấp để mang theo người. Không nên thay thế bằng loại chiếu cói thường dùng để trải trên cát.
     
  5. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga Toàn Tập

    Hãy cẩn thận với yoga theo phong trào

    [​IMG]

    Giống như bất kỳ phương pháp luyện tập nào khác, yoga có thể là có lợi với người này nhưng chưa chắc đã có lợi với người khác. Chúng tôi xin đề cập những điểm bất lợi của yoga cho tất cả những ai đã, đang và có dự định tập yoga nên quan tâm và chú ý các điểm này để tránh những ảnh hưởng có hại cho bản thân.

    Loại thần dược giữ tuổi xuân không có gì quý tộc như phương pháp yoga. Yoga chính là một nghệ thuật cổ xưa có nền tảng khoa học nghiên cứu về thể xác, tâm trí và tinh thần.

    Từ yoga có nguồn gốc từ tiếng phạm là yuj, có nghĩa là “hợp nhất lại” hoặc “kết nối lại”, còn một nghĩa khác có liên quan là “đặt trọng tâm vào” hoặc “sử dụng”. Trong thuật ngữ triết học thì sự hợp nhất giữa cá nhân (jivatma) và vũ trụ (paramatma) chính là yoga,

    Phần lớn mọi người đều biết rằng thực hành yoga sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, cải thiện chức năng hoạt động của các hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, nội tiết, đồng thời yoga cũng đem lại sự ổn định và sáng suốt cho ý chí.

    1- Không có hiệu quả với người lười biếng

    Tập luyện yoga bao gồm 5 bước. Đó là: thiền, khởi động, tập các asana, xoa bóp và thư giãn. Việc luyện tập đòi hỏi sự chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác, vì vậy để có thể luyện tập yoga có hiệu quả người tập cần phải có sự nhẫn nại, kiên trì và thậm chí cố gắng trong cả đời người để có thể đi đến cùng.

    Ngay các văn bản cổ xưa của yoga cũng nói rằng môn này không thể đạt hiệu quả đối với những người phàm tục, lười biếng. Tất cả mọi người hiện đang luyên tập hay có dự định luyện tập yoga cần phải tâm niệm chú ý rằng tập yoga không phải là một trò chơi ở phòng khách hay một trào lưu nhất thời, càng không thể tập theo ý thích nhất thời hay theo ý muốn của người khác.

    Tất cả các nguyên tắc rèn luyện của yoga đều phải tuân thủ đúng nên cần nhìn vào bản thân mà lựa chọn, và khi đã lựa chọn thì cần phải quyết tâm thực hiện tới cùng.

    2- Gây hại cho trẻ em

    Tập luyện yoga là cả một quá trình khó khăn và khắt khe bao gồm luyện thở, luyện asana và luyện trí. Việc luyện tập này đòi hỏi người tập phải tập trung được ý chí và năng lực của bản thân bằng những động tác chậm rãi và trong không gian tĩnh lặng.

    Trong khi đó, một đứa trẻ để có thể phát triển một cách hoàn toàn về trí não và cơ thể thì cần phải cho trẻ hoạt động, chơi trò chơi, tập luyện các phương pháp thể dục có tính ganh đua, cho trẻ tiếp xúc nhiều với các hoạt động xã hội.

    Mặt khác, bản tính của trẻ em là tò mò hiếu động và luôn thích tìm hiểu, không thể và không nên ép các em vào trong môi trường tĩnh lặng hoàn toàn của yoga, như vậy sẽ thu hẹp môi trường sống và làm giảm đi khả năng tiếp xúc cũng như gia tăng kiến thức về thế giới bên ngoài.

    Vì vậy, yoga thật sự không thích hợp với trẻ nhỏ và thiếu niên dưới 15 tuổi, nếu tập luyện chỉ nên hướng dẫn giới hạn các em ở các phương pháp tập thở và cách ăn uống vệ sinh để giữ gìn sức khoẻ.

    3- Ảnh hướng tới cơ bắp

    Yếu tố mang đến thành công cho yoga là tập thở, tập asana và tập trí. Tập asana là việc tập các động tác của yoga theo các tư thế cụ thể, ví dụ như tư thế rắn hổ mang, thế chào dài, thế cánh cung… Theo các nhà yoga nổi tiếng của Việt Nam hiện nay thì có 5.000 asana được biết đến trên thế giới, ở Việt Nam người tập yoga chỉ tập 24 asana. Tuy nhiên việc luyện tập cũng đã đòi hỏi sự cố gắng và chính xác cao.

    Vì tập các asana, tất cả các khớp xương, cột sống và cơ thể đều phải vận động theo tư thế khó khăn hơn theo tư thế thông thường. Nếu người tập yoga vận động sai tư thế thì sẽ không chỉ ảnh hướng tới cơ bắp mà còn ảnh hưởng tới các khớp xương thậm chí có ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hoá, tuần hoàn…

    Mặc dù những ảnh hưởng này có thể phục hồi được tuy nhiên việc chữa trị không phải là dễ dàng, có thể tốn thời gian và tất nhiên là cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sức khoẻ.

    4- Ảnh hưởng tới tiềm thức và hệ thần kinh

    Như đã đề cập ở phần trên, trong yoga, để thành công, ngoài việc tập các asana, thì yếu tố quan trọng nhất là tập thở và tập trí. Trong tập tư thế, việc vận động sai chỉ có hại tới xương và cơ bắp và có thể phục lại hồi được.

    Nhưng trong luyện thở việc luyện tập không chỉ đơn giản là vận động cơ thể, mà là việc tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào luyện thở thật chính xác, hít vào thì phải căng bụng lên thở ra thì phả thót bụng laị.

    Việc này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng trên thực tế việc có thể giữ nhịp thở đều đặn theo đúng quy tắc luyện tập không hề dễ dàng, ngoài ra việc dùng tâm trí để dẫn theo khí đi theo các kinh mạch từ dưới chân lên tới đỉnh đầu cũng không hề dễ dàng.

    Đối với việc tập trí cũng vậy, theo yoga tâm trí là yếu tố quan trọng nhất trong cơ thể, là nơi điều khiển hoạt động của các bộ phận chiết xuất hormone giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển cũng như ngăn chặn mọi bệnh tật. Tập trí là việc tập luyện giúp cho trí não có thể điều khiển một cách chủ động các tuyến nội tiết và luân xa tiết ra hormone.

    Vì vậy, việc tập sai sẽ ảnh hưởng tới tiềm thức, hệ thống thần kinh và dẫn đến những tác hại khôn lường như trầm cảm, ám ảnh, tẩu hoả nhập ma, bệnh thần kinh… Và không ai có thể đảm bảo hay khẳng định về việc phục hồi của những bệnh liên quan đến tâm trí của con người.

    5- Ảnh hưởng gây chết người

    Trong trường hợp người tập đã đi tới cảnh giới cao nhất của việc tập luyện yoga có nghĩa là đã có thể tác động sâu tới tiềm thức của bản thân tức là đã tìm được chìa khoá của bản thân nhưng không thoát ra được tức là không mở cửa được và không thể tỉnh lại, họ sẽ chết.

    6- Ảnh hưởng tới người bị bệnh

    Cơ thể con người được cấu tạo khác nhau và khả năng trí tuệ cũng như năng lự tập trung ý chí của mỗi người cũng không hề giống nhau, do đó các asana cần được chỉ dẫn riêng biệt cho từng người.

    Chẳng hạn, tư thế cây nến không thích hợp với người bị đau lưng, bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi tập yoga mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn y tế hay thể thao.

    7- Phấn khích quá đà

    Có nhiều người gấp gáp tập luyện do muốn đạt hiệu quả nhanh hoặc tự tăng thời gian tập luyện gấp đôi nên sau một thời gian bị rơi vào tình trạng quá phấn khích. Hậu quả dẫn đến mất ngủ, tâm trạng bồn chồn, hay la mắng, cáu gắt.
     
  6. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga Toàn Tập

    Những điều cần biết khi tập Yoga

    Việc thực hành yoga phải bắt đầu từ thái độ của bạn đối với nó. Đừng vội vàng, hãy dành chút thời gian để đọc kỹ và tìm hiểu những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại có thể mang tới hiệu quả lớn này. Điều đó sẽ giúp cho sự hiểu biết và kết quả tập luyện được trọn vẹn hơn.

    [​IMG]

    1.Vấn đề quy tắc

    - Thời gian tập thích hợp là vào trước buổi sáng hoặc buổi chiều.

    - Chỉ nên tập khi bụng đang rỗng hoặc 3 giờ sau bữa ăn chính, 2 giờ sau bữa ăn nhanh.

    - Khi mới bắt đầu, tốt hơn cả nên tập ít, nhưng đều đặn mỗi ngày. Tránh dồn lại nhiều để tập một hoặc hai lần trong tuần.

    - Nên mặc đồ lót vừa vặn và các loại quần áo thoải mái để không gò bó cử động hoặc sự chuyển động của hơi thở.

    - Nên tắm hoặc rửa mặt mũi tay chân... trước khi tập.

    - Phòng tập hoặc nơi tập phải có không khí thông thoáng và trong lành, để khi hít thở người tập phải cảm nhận được sự thoải mái hoàn toàn.

    - Nên tập trên tấm thảm, đệm chuyên dùng hoặc chiếu. Không tập trên nền đất trống vì dễ gây cảm lạnh và những chất do cơ thể tiết ra đều có thể bị phá hủy.

    - Chỉ tập khi cả hai lỗ mũi đều thông thoáng.

    - Móng tay móng chân cần được cắt ngắn gọn gàng.

    - Đừng gắng sức để làm được như người khác.

    - Không được để bất cứ động tác nào gây đau đớn cho bạn. Nếu cảm thấy đau, hãy giảm sức ép. Nếu thấy đau ở ngực, nhịp tim không đều, chóng mặt hay thở dốc, thì phải ngưng tập ngay.

    - Nên thực hành một tư thế đồng đều cho cả hai bên thân người.

    - Không tiếp xúc ngay với nước ít nhất là 10 phút sau khi tập.

    - Nên đi bộ ở nơi yên tĩnh một lúc.

    - Nếu phải đi ra ngoài, khi nhiệt độ cơ thể chưa xuống mức bình thường, hoặc nhiệt độ trong phòng khác với nhiệt độ bên ngoài thì cần mặc quần áo cẩn thận. Hãy hít sâu vào khi trong phòng và thở ra lúc ra ngoài, làm như vậy sẽ tránh được cảm lạnh.

    - Nếu bị đau, cảm cúm thì không nên tập.

    -Trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau khi sinh, không nên tập luyện các bài tập nặng.

    2.Vấn đề ẩm thực

    Thiếu hụt năng lượng có thể biểu hiện qua các tư thế sai lệch của cơ thể: bước đi kém sức bật, độ nhún nhẩy, dễ bị nhiễm lạnh hay ốm vặt... Về mặt cảm xúc rất dễ gây cáu gắt, ghen tuông và ganh tị... Trường phái yoga khuyến khích bạn ăn uống chừng mực, đạm bạc, ăn càng nhiều các thức ăn tươi sống, tự nhiên càng tốt. Ý thức hơn về thói quen ăn uống sẽ hỗ trợ tiêu hoá thức ăn hiệu quả hơn.

    - Ăn thức ăn mới nấu chín.

    - Thức ăn sống có nhiều khả năng tạo ra một cuộc sống sinh động, khoẻ mạnh.

    - Dùng các bữa cách nhau khá lâu. Vì tiêu hoá là một quá trình phức tạp, và vì mỗi loại thức ăn chỉ được tiêu hoá trong một môi trường hóa học riêng, nếu ta dùng những loại thực phẩm khó tiêu hoá có thể làm đảo lộn và ngưng trệ quá trình tiêu hoá.

    - Không nên đọc báo, xem phim trong khi ăn.

    - Không nên dùng bữa lúc đang giận dữ hoặc buồn phiền. Chỉ ăn khi thư giãn và bình tĩnh. Khi cơ thể bị các xúc cảm tác động thì sự tiêu hoá cũng bị cản trở.

    - Ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ thức ăn. Các bữa ăn vội vã và sự căng thẳng thần kinh kèm theo sẽ dẫn tới tình trạng không tiêu hoá.

    - Uống thật nhiều nước. Một lượng nước thích hợp sẽ giúp bạn đảm bảo loại các chất bã, điều hoà thân nhiệt và giúp ích cho tiêu hoá. Tuy vậy, không nên uống quá nhiều nước trong vòng nửa giờ trước, sau các bữa ăn, vì việc này có thể làm loãng dịch tiêu hoá, dẫn đến tiêu hoá và hấp thụ không hoàn toàn. Trong bữa ăn cũng không uống nhiều nước hoặc dùng các chất lỏng khác.

    3.Vấn đề sức khoẻ

    [​IMG]

    - Không nên để đầu ở vị trí thấp hơn tim, nếu bạn bị cao huyết áp, có vấn đề về tim, tăng nhãn áp hay bong võng mạc.

    - Nếu bị cao huyết áp hoặc bệnh tinh mạch, bạn chỉ nên giữ những tư thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, đối với chứng cao huyết áp, hãy lót 2 cánh tay dưới đầu.

    - Nếu bị chứng huyết áp thấp, nên thoát khỏi các tư thế lộn ngược một cách chậm rãi.

    - Nếu bị các chứng về lưng và đau thần kinh toạ, hãy tránh các động tác gập hay vặn người có thể gây đau đớn hoặc dẫn đến các triệu chứng khác như ngứa ran hoặc tê cứng chân. Có thể cong đầu gối lại khi thực hiện các động tác gập người về phía trước.

    - Nếu bị chứng thoát vị nào đó hay từng trải qua một cuộc giải phẫu vùng bụng thì không nên tạo sức ép lên vùng bụng.

    - Nếu bị viêm khớp, chỉ nên vận động các khớp ở phạm vi ngoài vùng bị đau. Nhưng hãy để chúng nghỉ ngơi khi đang bị viêm tấy.

    - Nếu bị viêm khớp cổ hay các vấn đề về cổ, tránh việc ngửa đầu trong các tư thế ngửa người ra sau và phải rất thận trọng với các động tác nghiêng và xoay cổ.

    - Trong lúc có kinh, mức năng lượng sẽ uống thấp hơn mức bình thường, nên thực hiện các tư thế một cách nhẹ nhàng hơn. Tránh các tư thế lộn người và tư thế áp lực cho vùng khung chậu.

    Có thể bạn không biết

    1.Yoga thích hợp với tất cả mọi người từ trẻ tới già, cho mọi tình trạng thể lực. Thậm chí phụ nữ trước và sau khi sinh đều có những bài tập riêng bổ trợ rất tốt cho sức khoẻ và vóc dáng.

    2. Tương tự như trong võ thuật, các tư thế trong yoga phỏng rất nhiều động tác của các loài vật và tự nhiên: con bướm, con quạ, con rùa, rắn hổ mang, sư tử, cái cây, bánh xe, máy bay liệng cánh...

    3. Tất cả chúng ta, từ khi sinh ra, ngày nào cũng thực hành 1 tư thế cơ bản của yoga: nằm ngửa, 2 gót chân cách nhau khoảng 50 cm, bàn chân ngả tự nhiên sang 2 bên, cánh tay cách thân người khoảng 45 độ, lòng bàn tay ngửa, nhắm mắt và nằm bất động. Tên gọi của nó là tư thế... xác chết. Công dụng của tư thế này là chuẩn bị cơ thể về mặt tinh thần và thể chất cho các bài tập tác động đến vùng đầu, đồng thời nguồn năng lượng phát sinh giữa các bài tập có thể luân chuyển tự do và giúp loại bỏ tạp chất ra khỏi các cơ bắp đang căng cứng.

    4. Namaskar trong tiếng Ấn Độ là lời chào thông thường. Nhưng trong yoga, khi nói câu này chúng ta phải chắp tay vào nhau đưa từ trên trán (tâm hồn) xuống ngang ngực (tim) để biểu thị ý nghĩa trọn vẹn của lời chào: “Tôi chào ý thức tối cao trong con người bạn với tất cả vẻ đẹp tuyệt trần của tâm hồn tôi và tất cả tình yêu và sự thân ái của trái tim tôi”.

    Dành cho người bắt đầu tập yoga

    5 “không”

    1. Không bỏ sót, hoặc nhảy cách 5 bước: Thiền – Khởi động – Tập các asana – Xoa bóp – Thư giãn.

    2. Không nên ăn 3 tiếng trước khi tập các asana. Kết thúc buổi tập 30 phút mới được dùng thức ăn đặc, với thức ăn dạng lỏng thời gian cho phép là 15 phút.

    3. Không tiếp xúc với nước trong vòng 5 phút sau buổi tập.

    4 .Không thắp nhang khói (hay bất kỳ dạng khói nào khác) trong phòng tập.

    5. Không bật nhạc ồn ào trong phòng tập, tránh nơi có gió lùa. Nếu tập ngoài trời, chọn nơi thoáng khí, yên tĩnh, không tập nơi đông đúc, ồn ào.

    5 “nên”

    1. Đi khám bác sĩ để biết tổng quan về sức khoẻ của mình trước khi bắt tay vào tập yoga.

    2. Tập có thầy, không nên tập qua sách hay ti vi...

    3. Rèn thói quen tập yoga mỗi ngày. Tuy nhiên cần tránh gò ép bản thân quá mức. Ở mỗi tư thế phải cảm nhận được sự thoải mái. Trong khi đang giữ nguyên tư thế, nên kiểm soát xem có nơi nào trong cơ thể đang bị đau hoặc gò ép không để điều chỉnh và thư giãn.

    4. Tập đủ độ: Thời gian thích hợp cho buổi tập là 90 phút, mỗi buổi tập không quá 7 asana. Giữa các asana phải có thời gian thư giãn.

    5. Tập đều cả 2 bên thân người. Chú ý trong cuộc sống hàng ngày có nhiều hoạt động, chúng ta chỉ sử dụng tập trung một số bộ phận hoặc một bên thân người. Các bài tập yoga tác động đều lên cả 2 bên trái và phải của mỗi nhóm cơ bắp để đạt tới sự thăng bằng.
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng mười 2006
  7. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga Toàn Tập

    "Lộn xộn" yoga

    [​IMG]

    Bắt đầu từ môn thể dục mang tính chất rèn luyện cơ thể, trí tuệ, người ta biến yoga thành một xu hướng. Những bất cập bắt đầu phát sinh…

    Yoga là gì?

    Yoga có nguồn gốc từ tiếng Phạn là Yuj, có nghĩa là hợp nhất hoặc kết nối lại. Trong thuật ngữ triết học, sự hợp nhất giữa cá nhân (jivatma) và vũ trụ (paramatma) chính là yoga.

    Mục tiêu của yoga là làm dịu đi những bất ổn của xúc cảm và sự căng thẳng tinh thần. Ý chí trong khi chịu trách nhiệm về suy nghĩ con người lại thường thiên về tính ích kỷ. Đây cũng là cội nguồn của những định kiến, mâu thuẫn trong đời sống. Chỉ có yoga mới làm dịu và xoá đi bất ổn.

    “Tớ bận học yoga, không đi shopping với các cậu được”, lời từ chối của Kim Oanh, 23 tuổi, ngụ tại đường Chiến Thắng Q. Tân Bình, TP.HCM, khiến bạn bè bất ngờ. Oanh vốn nổi tiếng là người ham chơi. Hỏi ra mới biết tất cả bắt đầu từ hai chữ “xu hướng”.

    [​IMG]

    Khi yoga trở thành xu hướng thể thao sành điệu

    Sáng nay 15-8-2006, tôi theo Kim Oanh khám phá làn sóng tập yoga. Đầu tiên, chúng tôi đến phòng tập của Cung Văn hoá Lao động, 55B Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM. Đây được xem là một trong những phòng tập yoga đông đúc nhất hiện nay.

    Trong phòng, các thanh niên trẻ chiếm hơn 70%. Ai trông cũng rất “yogi” (cách gọi người tập yoga) với quần áo đúng điệu, thảm tập rất “bài bản”… Một bạn trẻ xưng tên Hoàng, 22 tuổi, bật mí: “Tôi vừa phát hiện một điều, vừa tập yoga vừa nghe nhạc hip -hop rất tuyệt...”.

    Chính những thanh niên trẻ như Hoàng đã đẩy nhanh xu hướng học yoga hiện nay. Thực tế, yoga đã xuất hiện ở nước ta từ lâu. Đầu tiên, nó được xem như môn thể dục nhịp điệu kiểu cổ dùng để luyện cơ thể, tinh thần với các bài tập nhàm chán, không có nhạc.

    Vì thế, những năm trước, yoga chỉ xuất hiện tại các phòng tập ở khách sạn lớn, dành cho người nước ngoài và các ca sĩ, diễn viên, người mẫu. Có nơi, học phí lên đến 1.000 USD. Các “ngôi sao” này đã tạo thành thỏi nam châm thu hút sự chú ý của mọi người với môn yoga.

    Thấy nhu cầu của mọi người bắt đầu tăng, các câu lạc bộ, phòng tập… lập tức mở ngay những lớp dạy yoga. Số lượng các câu lạc bộ này ngày càng nhiều, học phí đắt, rẻ cỡ nào cũng có. Với các yếu tố khách quan hỗ trợ, yoga nhanh chóng trở nên gần gũi với nhiều người, đặc biệt là lớp thanh niên sành điệu.

    A dua theo phong cách hay sự rèn luyện nghiêm túc?

    Không thể phủ nhận tính năng ưu việt của các bài tập yoga đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, có một số người lại tìm đến yoga không phải để phục vụ cho nhu cầu sức khoẻ, thư giãn mà để khẳng định: “Tôi là ai”.

    Yoga không còn là môn thể thao cao cấp, thiên về tính tâm linh con người. Nó trở thành môn thể thao thời thượng. “Bây giờ ai tập thể dục dụng cụ hay aerobic nữa. Luyện yoga mới đúng kiểu. Vả lại, nói: Tôi đi tập yoga, mới thấy oai làm sao”, Ngọc Mai, 20 tuổi, sinh viên trường RMIT nói.

    Nếu nhận xét kỹ, một trong những điểm để yoga trở thành “xu hướng” không phải là bài tập mà là các yếu tố phụ của nó. Để đạt đến sự tĩnh lặng trong tâm hồn, các yogi ngày xưa thường chọn những tán cây, bờ suối để luyện. Yogi ngày nay lại hiểu chệch đi. Theo họ, giữa thành phố đông đúc, chốn yên tĩnh chính là những khách sạn 4, 5 sao trở lên. Thế là họ cố gắng “tậu” cho mình một chân tập yoga trong các khách sạn lớn.

    Học phí một khoá học ở những nơi sang trọng như thế không dưới con số 100USD/tháng và thường tính theo giờ. Tốn tiền thế, nhưng nhiều bạn trẻ lại vào phòng tập để… ngủ. 100 USD cho một giấc ngủ? Quá đắt! Ngoài ra còn lắm chuyện cần bàn về huấn luyện viên. Nhiều người cho rằng “thầy ngoại mới giỏi”. Thế là các trung tâm có gắn biển “huấn luyện viên nước ngoài (đặc biệt là người Ấn Độ), có kinh nghiệm hơn 10 năm…” trở nên đắt đỏ.

    Giá một khóa học yoga với huấn luyện viên người Việt cao nhất là 600.000 đồng. Thế nhưng, với giáo viên nước ngoài, thù lao thường được tính theo giờ, trung bình là 10 – 20 USD /giờ. Anh Minh Trung, giáo viên một trung tâm yoga ở Q.1 TP.HCM, cho biết, để đạt được “ngưỡng” yoga phải trải qua 3 giai đoạn: rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện chân ngã, hòa hợp vũ trụ. Có người cả đời cũng không luyện xong phần một, phần căn bản, để có thể trở thành huấn luyện viên.

    Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu, nhiều cơ sở đã đào tạo huấn luyện viên cấp tốc chỉ trong vài tháng. Còn chất lượng? Không ai dám đảm bảo! Hiện nay, số người theo tập môn thể thao này ngày càng tăng, nhưng số người hiểu đúng, tập đúng yoga lại giảm dần.

    Hậu quả khi xem việc rèn luyện là trò chơi thời thượng

    Yoga không phải là phép màu cải lão hoàn đồng hay khả năng “làm mất mỡ”. Phép lạ của yoga nằm ở khả năng cân bằng cảm xúc, giúp con người làm chủ bản thân để đạt được mục đích riêng. Nhiều người không hiểu để rồi tốn tiền tập mãi cũng không thấy kết quả như ý.

    Không chỉ thế, theo các nhà chuyên môn, bác sĩ y học dân tộc, nếu tập yoga không đúng cách, bạn có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của mình.

    Mỗi thể trạng, tuổi tác, tính tình, bệnh lý con người đều có những bài tập yoga thích hợp. Có bài tập lợi với người này nhưng gây hại với người khác. Chẳng hạn như trường hợp của chị Thanh Tâm, ngụ tại đường Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM. Thấy người bạn luyện yoga giảm cân, tươi trẻ hẳn, chị năn nỉ bạn dạy rồi áp dụng ngay. Tập được một thời gian, chị thấy lưng đau nhức hơn trước, ngồi thẳng rất khó. Ban đầu, chị nghĩ do mình ít vận động nên xương cứng. Thời gian sau không chịu nổi, chị đành tìm đến bác sĩ. Kết quả, xương sống của chị do đã có tiền sử bệnh lý đau cột sống, không chịu nổi tư thế “cây nến” của yoga nên đã tái bệnh.

    Không chỉ thế, trong mỗi bài tập yoga đều phải kết hợp cả 3 yếu tố là: thở, tư thế và trí. Trong tập tư thế, sai cách sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, trong rèn trí và thở, nếu không có sự hướng dẫn đúng đắn có thể gây hậu quả rất lớn. Những người lười tập hoặc luyện yoga sai cách có thể bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh, “tầu hoả nhập ma”, trầm cảm…

    Phép màu của yoga ở chính bản thân mỗi người

    Thật ra, tác động đến trí não, cái tâm con người mới là chủ đích của yoga. Vì thế, yoga không phải là một môn thể thao “tập chơi” hay xu hướng thời thượng. Nó đòi hỏi một quá trình rèn luyện lâu dài và kỹ lưỡng. Đừng vội gán ghép những khả năng diệu kỳ cho yoga. Trước tiên, hãy khám phá sự thần kỳ của nó bằng sự nỗ lực và quyết tâm của mình. Khi đó, bạn sẽ thấy phép màu…
     
  8. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga Toàn Tập

    8 bước cơ bản của yoga

    Hiểu một cách đơn giản thì yoga nghĩa là sự hợp nhất giữa thể xác và tâm hồn, giữa cá nhân và vũ trụ. Và do mục tiêu của phương pháp là hợp nhất với ý thức vũ trụ nên nó cũng được gọi là Astaunga yoga, hay yoga 8 bước.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    2 bước đầu tiên

    Là thực hành Yama và Niyama, hay các nguyên tắc đạo đức hướng dẫn sự phát triển của con người, mục tiêu là để đạt tới sự hoàn thiện của tâm trí.

    Bước thứ 3

    Là Asana. Một Asana là một tư thế được giữ cố định một cách thoải mái. Đây là phần nổi tiếng nhất của yoga, nhưng nó cũng thường bị hiểu sai. Asana không phải là các bài tập thông thường như thể dục. Asana là những bài tập đặc biệt có hiệu quả cụ thể lên các tuyến nội tiết, các khớp, cơ bắp, dây chằng và dây thần kinh.

    Khía cạnh quan trọng nhất của Asana là tác động lên các tuyến nội tiết, nơi tiết xuất hoóc -môn trực tiếp vào máu. Nếu một trong các tuyến nội tiết tiết xuất quá ít hoặc quá nhiều thì cơ thể sẽ có vấn đề.

    Bên cạnh việc mang lại sức khoẻ thể chất, các Asana có một ảnh hưởng quan trọng đối với tâm trí. Sự cân bằng của các tuyến nội tiết giúp cho sự cân bằng của tâm trí. Cũng nhờ tác động mạnh lên các trung tâm thần kinh, các Asana giúp kiểm soát các khuynh hướng tâm trí ở các trung tâm này.

    Bước thứ 4

    Là Pranayama hay kiểm soát năng lượng sức sống. Yoga định nghĩa cuộc sống như trạng thái tồn tại song song của sống thể chất và tâm trí. Các năng lượng sức sống này gọi là các vayu hay “khí”. Có mười loại khí vayu trong cơ thể con người, chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyển động bao gồm thở, lưu thông máu, bài tiết, vận động tứ chi... Điểm kiểm soát của tất cả các khí vayu này là một cơ quan gọi là Pranedriya.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Trong Pranayama có một quá trình đặc biệt điều chỉnh hơi thở để nhịp của Pranendriya dừng lại và tâm trí trở nên yên tĩnh. Pranayama cũng điều chỉnh lại sự cân bằng của năng lượng sống trong cơ thể. Luyện tập Pranayama là một bài tập phức tạp và có thể nguy hiểm nếu không được chỉ dạy và hướng dẫn bởi một người thầy có kinh nghiệm.

    Bước thứ 5

    Là Pratyahara có nghĩa là rút tâm trí khỏi sự rằng buộc với ngoại cảnh. Trong thiền định yoga, đó là quá trình người tập thiền thu rút tâm trí về một điểm trước khi nhắc câu chú mantra.

    Bước thứ sáu

    Là Dharama. Có nghĩa là tập trung tâm trí vào một điểm cụ thể. Điểm này C (gọi là Ista Cakra) khác nhau ở từng người và do người thầy dạy thiền chỉ dẫn khi khai tâm. Khi tâm trí được tập trung vào điểm đó, quá trình niệm câu chú mantra bắt đầu. Khi tập trung, người tập phải lặp lại quá trình đưa tâm trí trở về điểm tập trung đó. Việc luyện tập mang tâm trí đến một điểm tập trung là một dạng của Dharama.

    Khi một người thành thạo kỹ năng Dharana, người đó có thể học bước thứ bảy là Dhyana. Quá trình này phức tạp và chỉ được dạy khi người tập đã luyện tập tất cả các bước trước đó, đặc biệt là Dharana. Dhyana giúp hoàn thiện lớp tâm trí tinh vi nhất và dẫn người tập tới bước cuối cùng của Astaunga yoga là Samadhi.

    Samadhi không giống 7 bước nêu trên bởi nó không phải là một bài tập mà đúng hơn là kết quả của các phần khác của Astaunga yoga. Đó là thu hút tâm trí vào cái mà triết lý yoga gọi là ý thức tối cao. Những ai kinh nghiệm trạng thái này không thể giải thích hoặc miêu tả được nó bởi nó diễn ra tâm trí ngưng hoạt động.
     
  9. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga Toàn Tập

    Yoga tạo hòa hợp giữa thần và xác

    [​IMG]

    Theo Phạn ngữ, Yoga có nghĩa là sự kết hợp hoặc hòa hợp. Nó tạo sự hài hòa giữa tinh thần và thể xác con người, giúp tái lập sự cân bằng cho những người đang mệt mỏi và căng thẳng vì nhịp sống hiện đại.

    Yoga bao gồm một hệ thống triết lý và những phương thức dắt con người đi đến sự hòa hợp: giữa thể xác, tình cảm và trí tuệ, giữa bản thân và môi trường và cuối cùng là giữa “cái tôi” và vũ trụ.

    Trong thời đại ngày nay, khi con người phải đối mặt với nhiều áp lực, Yoga được biết đến như một phương pháp thể dục khá hoàn hảo, giúp vô hiệu hóa stress. Mặt khác, nếu quan niệm “tuổi già là một quá trình xơ cứng” thì những động tác Yoga có tác dụng làm mềm dẻo cơ thể, duy trì sự trẻ trung, thon thả và linh hoạt.

    Các tư thế Yoga được gọi là Asanas, gồm nhiều bài tập do các đạo sư xây dựng từ hàng nghìn năm trước, giúp đạt được sức khỏe cả về tinh thần lẫn thể xác. Từ Asanas hàm nghĩa là những tư thế thoải mái. Sự thoải mái không phải đợi đến một thời gian sau khi tập mà có thể cảm nhận được ngay sau khi thực hành mỗi động tác. Đây là điều khác biệt cơ bản giữa các bài tập Yoga và một số phương pháp thể dục thể thao khác.

    Nếu các phương pháp thể dục thông thường chú tâm phát triển cơ bắp và sức mạnh bằng những động tác nhanh, mạnh và liên tục, thì Yoga được thực hành chậm rãi, mềm dẻo, phối hợp với nhịp thở sâu và thời gian nghỉ ngơi giữa mỗi tư thế. Cách tập này không tạo áp lực cho tim mà còn có thể cung cấp thêm nhiều dưỡng khí cho máu và sinh lực cho các cơ quan, giúp năng lực được tích lũy nhiều hơn là tiêu tán.

    Hình thức dễ nhận thấy ở Yoga là những tư thế vặn người, cúi gập hoặc kéo giãn cơ thể. Chúng gây sức căng thích hợp trong thời gian nhất định trên một nhóm cơ, khớp hoặc dây chằng, đặc biệt là đối với những vùng mà sinh hoạt thường ngày không đủ tác động tới như cổ, vai, bụng.

    Sự căng giãn này làm tăng lưu lượng máu đến từng tế bào, kể cả các mạch máu ngoại biên, khiến ta có cảm giác ấm người, năng lượng lan tỏa, dễ đưa cơ thể vào tình trạng thư giãn sâu sau đó. Đây cũng là lý do các đạo sư Yoga khuyên người tập nên giữ cơ thể ở tư thế xác chết sau mỗi Asanas để có thể cảm nhận trọn vẹn lợi ích thư giãn của mỗi tư thế.

    Các tư thế Yoga cũng gây ra sức ép cần thiết trên những cơ quan nội tạng và các tuyến nội tiết, có tác dụng xoa bóp nội tạng và điều hòa việc xuất tiết các kích thích tố, qua đó có thể tăng cường chuyển hóa, kiểm soát những cảm xúc và giúp cân bằng tâm lý.

    Khi được thực hành nhuần nhuyễn, các Asanas sẽ làm mạnh cơ bắp, giúp các dây chằng đỡ bị căng cứng, kích thích tuần hoàn huyết, hoạt hóa các khớp và nhất là làm cho cột sống được dẻo dai, một điều kiện cần thiết để cơ thể giữ được sự trẻ trung linh hoạt. Có hàng nghìn Asanas khác nhau (có tài liệu nói đến 50.000 tư thế). Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu và điều kiện cơ thể riêng, mỗi người chỉ cần tập một số động tác nhất định.

    Một số Asanas không những có tác dụng trên hệ thần kinh, tuyến nội tiết mà còn tác động đến những vị trí dọc theo cột sống, được gọi là những Luân xa. Việc hoạt hóa và khai mở những Luân xa này có liên quan đến hoạt động của những dòng năng lượng trong cơ thể và cả việc bổ sung cho những dòng năng lượng đó.

    Nếu kích hoạt mà không biết cách kiểm soát, những dòng năng lượng này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho người tập. Do đó, một số Asanas, kể cả một số phép thở cần được hướng dẫn bởi người thầy có kinh nghiệm. Tuy nhiên, vẫn có một số tư thế phổ thông hữu ích cho sức khỏe mà mọi người đều có thể tự tập luyện được.

    Những lưu ý khi tập Yoga

    Không tập các Asanas trên nệm dày để cột sống dễ được giữ thẳng. Không tập trực tiếp trên nền đất để cơ thể khỏi nhiễm hơi ẩm từ đất. Nên tập trên sàn hoặc ván có lót qua một lớp chăn, chiếu hoặc nệm mỏng.

    Không tâp Yoga trong vòng 2 giờ sau khi ăn để khỏi ảnh hưởng tới sự tiêu hóa. Hơn nữa, khi bụng trống, cơ thể sẽ dễ thực hành các tư thế hơn. Không tập Yoga trong vòng 1/2 giờ trước khi ăn để giúp nội tạng và các tuyến nội tiết có thể hấp thu tối đa sinh lực do các bài tập mang lại.

    Mỗi tư thế chỉ cần tập một vài lần. Giữa mỗi tư thế, nên hít thở sâu và nghỉ ngơi, thư giãn để bảo đảm cho cơ thể được thoải mái và năng lực được tích lũy.

    Một tư thế có thể dễ với người này nhưng khó với người khác. Đối với người lớn tuổi lại càng khó. Tư thế càng khó đối với một người thì khi thực hành được, hiệu quả cải thiện sức khỏe sẽ càng cao. Các động tác cần thực hiện chậm để tránh gây trẹo gân, sai khớp hoặc những tổn thương khác. Việc tập luyện cần đều đặn, mỗi ngày tập một hoặc hai lần. Qua thời gian, cơ, khớp sẽ linh hoạt dần và tư thế sẽ hoàn chỉnh.

    Hầu hết các tư thế căng giãn đều ảnh hưởng tới tử cung, nên những phụ nữ trong thời kỳ có kinh hoặc trong vòng 6 tháng trước và sau khi sinh không nên tập, ngoại trừ tư thế xác chết.

    Ngưng thở và giữ nguyên tư thế một thời gian là đặc điểm của các Asanas. Yêu cầu này nhằm gia tăng sự trao đổi chất và phát huy hiệu lực căng giãn để hóa giải xơ cứng. Thời gian này dài ngắn tùy thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân. Ngưng thở nhưng phải bảo đảm không nhức đầu, chóng mặt hoặc tim đập nhanh.

    Sau mỗi tư thế, phải tạo được sự thoải mái thay vì đau nhức, khó chịu. Kinh nghiệm cho thấy, trong khi hít vào sâu và dài, đến gần cuối của thì hít vào chỉ cần cố kéo dài thêm một chút. Kéo dài bằng cách dùng ý hơn là cố hít thêm vào. Điều này có mục đích kéo dài hơi thở, vẫn giữ được thanh quản mở, đáp ứng được yêu cầu dài hơi, giữ yên tư thế một thời gian mà không làm đỏ mặt, không gây khó chịu cho tim do thanh quản đóng vì nín thở.

    Tập Yoga là thực hành sự hòa hợp. Trước nhất là sự hòa hợp giữa tinh thần và thể xác. Do đó, người tập cần tập trung chú ý vào từng động tác trong suốt quá trình luyện tập. Được như vậy, tự thân việc thực hành các tư thế cũng chính là hành Thiền.
     
  10. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga Toàn Tập

    Yoga - môn thể dục toàn diện

    [​IMG]

    Yoga là những động tác tập và ngồi thiền, giúp điều khiển các tuyến nội tiết trong cơ thể, khiến chúng làm việc bình thường và được kiểm soát tốt, lấy lại thăng bằng cho tâm trí lẫn thể xác.

    Yoga cũng giúp cho tinh thần mạnh mẽ, tập trung tư tưởng, kiểm soát được phương hướng. Kết quả rõ nét nhất của yoga là mang lại sự lạc quan trong cuộc sống.

    Bộ môn yoga nhấn mạnh đến việc thở đúng phương pháp để hấp thụ được tối đa sinh lực qua mỗi hơi thở. Khi đã tập đến các bài cuối cùng, người tập sẽ có được những giấc ngủ sâu dù thời gian ngủ ngắn.

    Ngoài ra, yoga còn giúp giữ gìn và cải tạo vóc dáng. Khi tập các động tác, nguồn năng lượng thừa ở người mập sẽ tiêu hao dần nhưng không cảm thấy đói. Với người gầy khi đã đạt đến mức cân bằng, cơ thể sẽ nảy sinh nhu cầu cần cung cấp nhiều năng lượng.

    Yoga có sự điều chỉnh tùy theo thể trạng từng người, nơi nào thiếu năng lượng thì bù mỡ vào, nơi nào thừa thì lấy đi. Đây là lợi ích mà không phải môn thể dục nào cũng có.

    Sự căng thẳng về tình cảm, lo âu sợ sệt, thất vọng, bất an... đều tạo nên sự mất thăng bằng về nội tiết tố ảnh hưởng sâu đậm lên tính cách mỗi con người, từ đó gây nên bệnh. Người tập yoga thường ngồi thiền, thân bất động, im lặng, tay và chân khoanh lại, mắt nhắm. Toàn thân thả lỏng, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều được nghỉ.

    Nhiều người tập yoga lâu năm thường nhận xét: ai đã hiểu và nhận biết tác dụng của yoga thường rất đam mê, ngày nào không tập là cảm thấy bứt rứt khó chịu.

    Các chuyên gia y học thế giới cũng cho rằng, tập yoga giúp đẩy mạnh sự tuần hoàn máu, rất tốt cho hệ hô hấp và thần kinh; có lợi cho những người bị viêm khớp, loãng xương, rối loạn tiêu hóa và trầm cảm.

    Theo huấn luyện viên Minh Phượng (Nhà văn hóa Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh), khi đã chọn môn yoga nên duy trì thường xuyên. Các tư thế của yoga ảnh hưởng đến sự phân phối sinh lực toàn cơ thể, nếu luyện tập các tư thế thường xuyên sẽ cải thiện và duy trì được sức khỏe toàn diện. Sau một thời gian thực hiện, dáng người sẽ trở nên thon thả, cử động nhanh nhẹn.

    Để đạt kết quả như mong muốn, mỗi ngày nên tập một tiếng đồng hồ, có thể vào buổi sáng hoặc tối, trước các bữa ăn...

    Nơi sinh hoạt thể thao văn hóa

    Ở thành phố Hồ Chí Minh, Yoga hiện không chỉ dành cho người lớn tuổi, mà còn thu hút khá nhiều bạn trẻ tham gia...

    Minh Tâm - năm nay 25 tuổi, "học viên trung thành" của câu lạc bộ yoga 185 Hai Bà Trưng, quận 3 - cho biết, là biên tập viên của một trung tâm truyền hình, công việc bận rộn, lại thường phải đi công tác xa nên chị không có thời gian cho việc tập thể dục.

    Hàng ngày, chị phải tham gia ghi hình từ 5 giờ sáng đến 23 giờ khuya nên khi về đến nhà cơ thể rất mệt mỏi. Trước đây mỗi ngày chị phải uống rất nhiều kháng sinh do bệnh viêm xoang mạn tính. Mỗi khi đi xa về thường bị đau đầu, khó thở, phải xông mũi cả tuần mới bình phục.

    Sau gần một năm tập yoga, từ 39 kg, giờ chị đã lên 47 kg, và đặc biệt là bỏ hẳn việc dùng kháng sinh do không còn bị chứng nhức đầu.

    Tố Trinh, 26 tuổi, nhân viên của một công ty quảng cáo thì cho biết, ngoài việc thường xuyên bị stress do áp lực công việc, chị thường bị đau lưng, nhức mắt do làm việc cường độ cao với máy tính và mất ngủ triền miên nên cơ thể uể oải không thể tập trung lâu vào công việc.

    Nhờ một người bạn "mách nhỏ", chị tìm đến yoga. Sau 6 tháng tập luyện, sức khỏe chị cải thiện rõ rệt, cảm giác căng thẳng trước đây không còn. Chị hồ hởi: "Với yoga, ngay cả khi trên xe buýt, hoặc tranh thủ giờ giải lao sau cuộc họp mình cũng có thể ngồi thiền hoặc hướng dẫn mọi người tập một vài động tác".

    Tại nhiều câu lạc bộ, nhiều học viên trẻ sau một thời gian gắn bó và miệt mài tập luyện đã dần dần trở thành giáo viên tình nguyện. Ngoài thời gian đi học, đi làm, họ luôn có mặt đúng giờ tại các lớp yoga. Nhiều bạn cho biết, ngoài việc luyện tập để nâng cao sức khỏe, họ tìm đến yoga để được thanh tịnh tâm hồn.
     
  11. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga Toàn Tập

    Tự tập yoga có thể gây nguy hiểm

    [​IMG]

    Việc tập yoga sai phương pháp có thể gây trầm cảm, bệnh thần kinh..., thậm chí có thể làm chết người. Những người chưa trưởng thành cũng không phải là đối tượng thích hợp của yoga.

    Ông Nguyễn Thế Trường, nhà yoga số 1 Việt Nam, cho biết, mỗi người phải căn cứ vào mục đích, thể trạng, tuổi tác, giới tính, tính cách và điều kiện để chọn cho mình cách tập thích hợp. Một phương pháp có thể lợi với người này nhưng hại với người kia.

    Việc rèn luyện yoga phải dựa trên 3 yếu tố chính là luyện thở, tập tư thế và luyện trí. Các nguyên tắc rèn luyện đều phải tuân thủ đúng nên cần nhìn vào bản thân mà lựa chọn chứ không phải theo ý thích nhất thời hay ý muốn của người khác.

    Tiến sĩ Phạm thúc Hạnh, khoa Y học cổ truyền Đại học Y Hà Nội, cho biết, ngay các văn bản cổ xưa của yoga đã nói rằng môn này không thể đạt hiệu quả đối với những người phàm tục, lười biếng. Tập yoga không phải là một trò chơi ở phòng khách hay một trào lưu nhất thời. Quá trình thực hành đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng trong cả đời người. Yoga đòi hỏi cao về luyện trí, hướng con người đến cái thiện nên không thích hợp cho những người hay bất mãn, quá cứng rắn.

    Trẻ em có nên tập yoga không? Theo tiến sĩ Hạnh, một đứa trẻ phát triển đòi hỏi phải luôn hoạt động, trèo leo, chạy nhảy và các phương pháp thể dục cho trẻ cần có trò chơi, ganh đua. Vì thế, yoga không thích hợp với trẻ nhỏ và thiếu niên dưới 15 tuổi. Còn ông Trường cho rằng người chưa trưởng thành chỉ nên tập thở và cách ăn uống vệ sinh để giữ gìn sức khỏe.

    Ông Trường cho biết, tập luyện để đạt được các thế mạnh của yoga không phải dễ dàng. Phải trải qua 3 giai đoạn: rèn luyện sức khỏe, làm chủ bản thân; thích ứng với môi trường, rèn luyện chân ngã; hòa đồng với vũ trụ. Nhiều người luyện cả đời cũng không hoàn thiện được giai đoạn 1.

    Cùng ý kiến này, tiến sĩ Hạnh cho biết những người đạt được quyền năng tối thượng của yoga đều phải từ bỏ cả cuộc sống đời thường để tu hành và thực tế không mấy người đạt được mức đó. Vì vậy, chỉ nên tập yoga với mục đích rèn luyện sức khỏe chứ không nên đi sâu khai thác những bí ẩn của môn này.

    Trong yoga, yếu tố quan trọng nhất đưa đến thành công chính là tập thở và tập trí. Trong tập tư thế, việc vận động sai chỉ có hại tới cơ bắp và sẽ được phục hồi. Nhưng trong luyện thở, luyện trí, việc tập sai sẽ ảnh hưởng đến tiềm thức, hệ thống thần kinh và dẫn đến những tác hại khôn lường như trầm cảm, ám ảnh, tẩu hỏa nhập ma, bệnh thần kinh...

    Nếu tác động sâu vào trong tiềm thức (tức là đã tìm được chìa khóa của bản thân) nhưng không thoát ra được (không mở được cửa) thì người tập sẽ chết. Vì vậy, rất cần chọn thầy khi tập luyện yoga.

    Theo tiến sĩ Hạnh, cấu tạo cơ thể và trí lực mỗi con người mỗi khác; do đó các tư thế cần được chỉ dẫn riêng biệt cho từng người. Chẳng hạn, tư thế cây nến không thích hợp với người bị đau lưng, bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi tập yoga mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn y tế hay thể thao.
     
  12. khanh67

    khanh67 New Member

    Tham gia ngày:
    15 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    13
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga Toàn Tập

    Xin cảm ơn , bài viết hay qúa
     
  13. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga Toàn Tập

    Sex và yoga

    [​IMG]

    Theo những kết quả nghiên cứu về yoga các nhà khoa học đã chứng minh yoga ngoài những tác dụng nhất định trong việc thư giãn, giữ gìn sức khỏe còn có tác dụng tuyệt vời trong đời sống tình dục của con người.

    Mối liên hệ giữa sex và yoga

    Từ lâu, yoga đã được đánh giá là có tác dụng rất tốt trong việc giữ gìn vóc dáng, ổn định tinh thần và nhất là duy trì được tuổi xuân, nhưng mối liên hệ mật thiết giữa yoga và sex thì chỉ mới được để ý gần đây.

    Tình dục được ví như hạt giống bí mật của cuộc sống, nó tập trung năng lượng và sức sống. Vì thế, bằng những động tác và bài tập, yoga từng bước giúp con người hiểu được mối liên hệ mật thiết cũng như những tác dụng rất tốt giữa yoga và sex. Những động tác căn bản như: Duy trì nhịp thở đều, giải phóng những ức chế thần kinh đều có tác dụng tốt và liên quan mật thiết đến cuộc sống tình dục của con người.

    Yoga giúp chúng ta điều khiển và cảm nhận được nguồn năng lượng của cơ thể. Yoga giúp chúng ta kiểm soát mọi hành động liên quan đến tình dục và giúp bạn đi đến những hành động đúng đắn trong cuộc sống tình dục của mình.

    Ngoài ra, yoga giúp cho chúng ta nhận ra được bản ngã thực sự của tình dục, xóa bỏ sự phân chia ranh giới trong tiềm thức của mỗi người, duy trì những rung động tình cảm và giúp hai người đi đến cực điểm của khoái lạc. Mục tiêu của yoga là làm dịu đi những cảm xúc nóng bỏng và những mâu thuẫn bên trong của mỗi người.

    Lợi ích của yoga đối với chuyện chăn gối

    Những bài tập của yoga có tác dụng giải phóng những năng lượng thừa còn tích tụ trong cơ thể. Yoga asana (các kỹ thuật của yoga) và các bài tập duy trì nhịp thở của yoga (thiền) giúp người tập cảm nhận được sự cân bằng của nhịp tim và kiểm soát được nguồn năng lượng trong cơ thể. Vì thế khi quan hệ, người trong cuộc có thể làm chủ được nguồn năng lượng của mình để cùng phối hợp hài hòa với nhau.

    Yoga còn có tác dụng giảm stress, duy trì sự ổn định về tinh thần, cũng như những tác dụng tích cực trong việc giữ gìn vóc dáng, từ đó tạo nên sự hứng thú khi quan hệ. Tinh thần thoải mái và ổn định là một trong những nhân tố tạo nên sự đồng điệu về cảm xúc.

    (Theo Mỹ Thuật)
     
  14. buitredaulang

    buitredaulang New Member

    Tham gia ngày:
    3 Tháng tư 2007
    Bài viết:
    12
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Yoga Toàn Tập

    Rất cảm ơn about loạt bài YOGA TOÀN TẬP
     

Chia sẻ trang này