ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi ngvanlai54, 16 Tháng chín 2007.

  1. ngvanlai54

    ngvanlai54 Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    20 Tháng hai 2007
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC


    LỊCH SỬ TÊN GỌI:

    Cách nay trên 6.5oo trong kinh Vedas cổ xưa của Ấn Độ nói đến khí Prâna và Luân Xa. Người Ai Cập nói đến năng lực siêu nhiên, người cổ Trung Quốc gọi là (Qi) khí công đễ thu ngoại khí, đức Phật nói đến Điển Quang quanh cơ thể sống Chúa Jesus nói ta là đạo ta là ánh sáng

    BẢN CHẤT CỦA NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    Con người do nơi bẩm sinh , tai nạn trong cuộc đời, tu thiền hay tập luyện mà có hoặc được kích hoạt , kích thích khai mở các điểm đặt biệt trong những điều kiện nhất định có thể thu nhận năng lượng vũ trụ đễ chuyễn thành năng lượng sinh học.

    Năng lượng và vật chất có khả năng chuyển hoá cho nhau, vì vậy năng lượng sinh học mang các tính chất sau:
    1- Bản chất xung: bàn tay mạnh hơn noi khác trên thân thể từ 100 đến 1.000 lần nơi khác
    2- Bản chất sóng :Khi tạo năng lượng sinh học ở mức cao, năng lượng này có thể bức xạ và lan truyền dưới dạng sóng. Đặc biệt loại sóng này định hướng và mang thông tin
    3- Bản chất ánh sáng : do mang tính chất xung (hạt ) và tính chất sóng nên năng lượng sinh học mang bản chất ánh sáng
    4- Vật chất mới: nghiên cứu bản chất thật sự của năng lượng sinh hoc vẫn là đề tài mới lạ, bỏ ngõ đối với hầu hết chúng ta. Năng lượng sinh học là loại vật chất mới có thể khác với các loại vật chất vật lý đã biết. Loại vật chất này có bản chất: siêu trạng thái ( xung, sóng, ánh sáng ), siêu dẫn, định hướng và mang thông tin
    5- BẢN CHẤT THÔNG TIN: Loại vật chất này mang thông tin của chủ nhân, nên người ta gọi là tâm năng. Bản chất thông tin quyết định sự thành công của phương pháp ứng dụng. Vì nếu phát những thông tin không tốt thì hiệu quả thấp và ảnh hưởng đến Nhân – Qủa của chủ nhân

    SỰ TỒN TẠI NĂNG LƯỢNG SINH HỌC :

    Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học thực nghiệm nhà vật lý Liên Xô, Kirlian đã tìm phương pháp chụp ảnh của cơ thể năng lượng sinh học.Mặc dù đây là một hiệu ứng vật lý nhưng đã gián tiếp mô tả phần năng lượng sinh học dưới cơ thể sống dưới dạng hào quang động . Năm 1972, tại New York các nhà khoa học đã tổ chức Hội thảo khoa học về vấn đề này,năm 1973, cũng tại New York các nhà khoa học lại hội thảo và gọi phương pháp này là hiệu ứng Kirlian. Có thể nhận định rằng hiệu ứng Kirlian là tiên đề đễ nghiên cứu khoa học về sự sống nói chung và khoa học về con người nói riêng.

    Năng lương là thành phần mang tính tổng thể của vật chất và đã được nhà vật lý thiên tài Einstein biểu diễn chúng qua phương trình E = mC2, trong đó E là năng lượng ( Energy) , m là khối lượng vật chất ( mass) , còn C là vận tốc ánh sáng
    Đối với sinh vật, các cơ thể sống bao gồm hai thành phần : NĂNG LƯỢNG và THÔNG TIN . Một phần năng lượng đặc gọi là cơ thể, phần còn lại mang thông tin được gọi là năng lượng sinh học.

    Như vậy mọi cơ thể sống đều có sẵn năng lương sinh học nhưng chưa đủ mạnh đễ có thể tự mình dưỡng sinh ,điều chỉnh bảo vệ sức khoẻ cho mình và khai thác những khả năng tìm ẩn

    CƠ CHẾ DƯỠNG SINH VÀ ĐIỀU CHỈNH BẢO VỆ SỨC KHOẺ

    Các nhà khoa học ngày nay đã đúc kết rằng nguyên nhân bệnh do tác nhân bên trong chiếm 90%, còn chừng 10% là do tác nhân bên ngoài. Rõ ràng “bệnh tại tâm” như cha ông ta thường nói

    a) Tác nhân bênh trong: có thể do bị kích thích, do bị ức chế dẫn đến rối loạn các tuyến nội tiết .vv.
    b) Tác nhân bênh ngoài: có thể do ăn uống, thời tiết, hoá chất, tai nạn làm biến dạng cấu trúc thân thể, hoặc do vi khuẩn, vi rút xâm nhập, vv.

    CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỬA BỆNH

    Nhân loại đã biết dùng 5 phương pháp đễ chửa bệnh.

    1- PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐIỀU CHỈNH

    Trong mỗi con người đã có sẵn một khả năng điều chỉnh hết 50% bệnh tật . Như vậy bằng cách nào đó, mỗi người rèn luyện đễ duy trì và nâng cao khả năng tự điều chỉnh thì thân thể sẽ khoẻ mạnh.

    2- PHƯƠNG PHÁP CHỬA BỆNH BẰNG HOÁ CHẤT

    Con người có thể nhấm nháp cành cây, ngọn cỏ,quả củ…mà hết bệnh. Cao hơn người ta làm thành những “thang thuốc”như ngày nay . Hiện đại hơn người ta bào chế các loại tân dược đễ uống , tiêm chích, xông xoa.

    3- PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH BẰNG TÁC NHÂN VẬT LÝ

    Lấy vật cứng day, ấn , kim châm, xoa bóp… và ngày nay người ta dùng tia laser, tia cực tím, xạ trị …

    4- PHƯƠNG PHÁP CHỬA BỆNH BẰNG CÁCH CẮT BỎ, GHÉP CƠ QUAN BỘ PHẬN

    Nhiều bệnh làm cho một số cơ quan bộ phận mất hết chức năng hoat động, hoặc có nguy cơ lây lan thì tiến hành cắt bỏ, phẩu thuật, ghép cơ quan bộ phận đó đễ giúp người bệnh vượt qua nguy hiểm

    5- PHƯƠNG PHÁP CHỬA BỆNH BẰNG NĂNG LƯỢNG

    Có hai loại Năng Lượng được dùng trong chửa trị:

    5a. Năng lượng vật lý : Con người biết dùng nhiệt năng xông , xoa; chờm bóp, cứu bắng mồi ngãi…, xung điện, tia cực tím, tia laser…đễ chữa bệnh

    5b. Năng lượng sinh học: Lịch sử cũng cho thấy con người đã biết luyện yoga, Khí công…từ lâu đời. Đã tồn tại các phương pháp chửa bệnh bằng Năng lượng sinh học trong dân gian như liệu pháp sờ ,vuốt, làm phép…và ngày nay đượcgọi là Y NĂNG LƯỢNG. Một số nước trên thế giới đã chính thức đưa năng lượng vào dạy ở các trường đại học y: Marseille- Pháp ;Mona co; Đông Hamton – New York;trường đại học các trường bổ xung của OMS- UNESCO.

    Trong 5 phương pháp chửa bệnh nói trên, chỉ có phươg pháp tự điều chỉnhNăng lượng sinh học là dùng vật chất có thông tin; còn lại dùng vật chất vô sinh

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 2O ĐẦU SÁCH

    HƯỚNG DẨN ỨN DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC- NXB VHTT 1995
    NĂNG LƯỢNG SINH HỌC TRONG CỘNG ĐỒNG – NXB VHTT
    CON NGƯỜI CÓ THỂ THU TRỰC TIẾP NĂNG LƯỢNG BÊN NGOÀI – NXB VHTT
    SỰ KỲ DIỆU CỦA NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – NXB VHTT . V.V .

    NGUYỄN VĂN LAI : ĐT: 0903118768 - 0613848607- Email: ngvanlai@yahoo.com
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2007
  2. số phận

    số phận Hội Viên Hoa Mai

    Tham gia ngày:
    15 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    35
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    Chào anh Lai,
    Lâu lắm mới thấy anh quay lại. Anh có thể đưa những kinh nghiệm của anh lên để chúng tôi cùng học hỏi được không.Tôi cũng rất vui khi đưộc học hỏi nơi anh.

    Chào anh
     
  3. daohongthiendi

    daohongthiendi New Member

    Tham gia ngày:
    25 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    7
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    em đã được thông 6 luân xa, nhưng gần đây, mỗi khi luyện thì có hiện tượng lạnh từ đang điền xuống chân, phải chăng hỏa luân chưa mở thì bị vậy? vậy làm thế nào để tự mở được hỏa luân xa? Cám ơn anh Lai và pà con đã xem.
     
  4. ngvanlai54

    ngvanlai54 Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    20 Tháng hai 2007
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    CHÀO BẠN

    Năng lương sinh học có khai mở 16 luân xa.Lớp 1 khai mở 6 LX ở Mạch đốc, lớp 2 khai mở hai LX mạch nhâm và 4 luân xa phụ ở hai bàn tay , hai bàn chân.Lớp 3 được khai mở luân xa 10-11.và tự mình tập khai mở luân xa 1

    Khi tập bạn bị lạnh có nghĩa là bạn bị tắt nghẻn 1 trong 6 luân xa chứ không phải luân xa 1 chưa mở thì bị lạnh. Như vậy bạn muốn khai mở luân xa 1 (hỏa xà) thì bạn phải học lớp 3
     
  5. daohongthiendi

    daohongthiendi New Member

    Tham gia ngày:
    25 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    7
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    Cám ơn bác Lai đã tận tình chỉ dẫn!
    Em được biết nhân điện qua sách ngoại cảm học, rồi cũng tập theo sách... Sau này thì được gặp 1 người luyện nhân điện khá nhiều năm mở dùm 6 luân xa và hai tay, bác ấy bảo chỉ không mở hỏa xa. Sau khi được mở, việc tập luyện trở nên dễ dàng hơn, tuy nhiên, khi chỉ có đan điền và hai tay là kiểm soát được, còn chân thì vẫn lạnh từ gang bàn đển đan điền. Nhiều người khuyên không nên tự luyện vì có thể gặp nguy hiểm. Thực tình thì em có thử 1 lần xem nguy hiểm thế nào nểu luyện trong giờ tí ngọ, đúng là nguy hiểm thiệt, đau đầu kinh khủng, phải mất khá lâu mới ổn. Tuy nhiên, sau lần đó thì em chỉ luyện trong 2 giờ nguy hiểm đó. (Quý vị đừng làm theo nghen, vì thể trạng của daohong cỏ khác 1 chút, nên mới dám làm liều)
    Nay em muốn được học bài bản có người hướng dẫn, ở sài gòn hiện nay có địa điểm luyện nào gần quận 12 không, nhờ bác Lai và các bạn đọc chỉ giúp. Luyện theo kiểu hiện nay, chắc có ngày cũng gặp họa. Xin cám ơn!!!
     
  6. số phận

    số phận Hội Viên Hoa Mai

    Tham gia ngày:
    15 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    35
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    Chào bạn daohongthiendi.
    Bộ cung thiên di của bạn có Đào,Hồng hội họp à ?
    Bạn lạnh từ đan điền xuống vùng chân hay bàn chân , bạn có hay khát nước không?
     
  7. daohongthiendi

    daohongthiendi New Member

    Tham gia ngày:
    25 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    7
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    Vâng, vì thế mới có nick này đấy ạh.
    rất cám ơn bác Lai và bác Số Phận đã quan tâm. Đến giờ thì em cảm thấy bình thường rồi, chắc tại mấy ngày vừa rồi lạnh quá, làm găng bàn chân lạnh theo, hihihi... thực sự thì không hiểu sao em luyện trong giờ tí ngọ lại nhanh hơn, không biết sau này có biến chứng gì không.
    Bác số phận biết môn tử vi àh? rất hân hạnh được làm quen với 1 người cùng sở thích.
     
  8. số phận

    số phận Hội Viên Hoa Mai

    Tham gia ngày:
    15 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    35
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    Thông thường tập NLSH thì người rất nóng,ngay cả lúc trời đang lạnh bạn có thấy điều đó không.Khi bạn vừa tập xong áp thử bàn táy vào người khác và hỏi thử có cảm thấy nóng không.
     
  9. ngvanlai54

    ngvanlai54 Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    20 Tháng hai 2007
    Bài viết:
    23
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    KHI TẬP MÀ CẢM NHẬN NHỮNG LUÂN XA NÓNG LÊN THÌ LÚC ĐÓ NĂNG LƯỢNG KÉM ĐI
     
  10. số phận

    số phận Hội Viên Hoa Mai

    Tham gia ngày:
    15 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    35
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    Không phải nhựng luân xa nóng mà toàn thân nóng,lúc đó toàn thể cơ thể ,từng tế bào như đang hô hấp.Những cảm giác rần rần toàn thân tôi không nghỉ là năng lượng đang chạy trong vcơ thể mà từng thớ thịt nhỏ,từng tế bào đang hoạt động mảnh liệt.có một lần tôi đọc tài liệu về âm dương khí công của ..quên tên tôi thử áp dụng thì những cảm giác về ''năng luợng" chạy trong cơ thể rất rỏ rệt,những tiếng lách tách,răng rắc vang lên khi "năng lượng"chạy qua những vùng mà ta muốn nó chạy tới. sau nhiều lần kiểm nghiệm tôi thấy những âm thanh đó giống như những tiếng lách tách khi ta bẻ các ngón tay vậy.Theo anh thì thế nào ? mong anh giải thích .
    Cám ơn
     
  11. ghost

    ghost New Member

    Tham gia ngày:
    3 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    Cháu chào các bác!!!!
    Cháu đang cần tìm gấp quyển sách "Ứng dụng năng lượng sinh học"
    Cháu đang ở Hà Nội.quận Đống Đa. Bác nào biết ở đây có địa chỉ nào có thể mua được quyển sách đó thì chỉ dùm cháu với.vì cháu đang rất cần.Sách photo cũng được ạ!!
    Cháu cảm ơn các bác nhiều ạ!!!!!!!!!!!!!:-bd:-bd
     
  12. thanh_tat

    thanh_tat New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng hai 2010
    Bài viết:
    27
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    tôi đã được thầy khai mở và đã trãi nghiệm cảm giác này, nó kéo dài vài tháng từ khi mở luân xa cách đây khoảng 4 năm , tuy nhiên vì còn trẻ quan hệ tình dục nhiều ,uống rượu và tập ko thường xuyên, nên bây giờ cảm giác đó giảm gần như bình thường, nhưng tôi vẫn tập thiền ko bỏ hẳn , và thấy là bệnh thông thường rất mau lành và đôi lúc tập thấy ấm người trở lại: ấm toàn thân như có dòng chảy trong người, lúc đó là ko thấy lạnh dù trời lạnh và ko thấy nóng khi giữa trưa nóng ,ko ra mồ hôi vặt, tôi thấy giá trị quí giá mà ko phải ai cũng có nên tôi đang tăng lượng tập lại dần để đạt mục đích
     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng mười 2010
  13. thanh_tat

    thanh_tat New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng hai 2010
    Bài viết:
    27
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    hệ phái nhân điện của tôi ko phải theo qui trình của thầy Lương Minh Đáng, thầy của tôi là Dượng ruột của tôi, ông ở thụy sỹ, nay đã hơn 80 tuổi, 20 năm trước ông đi nhiều nơi để hỗ trợ phục hồi cho người bệnh trong đó có quê nhà tôi, tôi thấy có hiệu quả nhưng những bệnh nặng khi bị gián đoạn ko có thầy ở nhà thì bệnh nhân tái bệnh lại, tôi nghĩ do sự tự phục hồi (hồi sinh thoát bệnh) của người đó kém hay gọi là khí lực đã yếu ko đủ tự phục hồi.
    cơ may của thầy là lúc đó ông bị tai biến bán thân bất toại nằm liệt giường- ở thụy sỹ , được điều trị tây y giảm các nguy cơ tăng bệnh, nhưng vẫn nằm liệt trên giường , tình cờ gặp được hội nhân điện ở đó giúp điều trị và đã phục hồi đứng lại được dù còn tật lê chân bước, ông thấy hay và xin học và có kết quả theo bậc 7 luân xa hiện tại ông nhận được mức tập bậc 5 trên 7 mức đánh giá của hội nhân điện ở đó.
    Ai ai trong người đều có dòng khí này nhưng nó hoạt động tự động, còn người luyện trường sinh học là có tập thiền can thiệp bằng ý chí vào "Khí" này.
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng mười 2010
  14. thanh_tat

    thanh_tat New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng hai 2010
    Bài viết:
    27
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    vấn đề chất kích thích như rượu làm bí luân xa , tôi chưa bỏ hẳn rượu mà giảm lượng uống đôi khi thấy mệt người là dừng thời gian rất lâu.
    còn vấn đề tình dục tui có hỏi "con có cảm nhận là quan hệ tình dục xuất tinh nó làm con yếu hẳn và gần như mất cảm nhận về nhân điện và bản thể" thầy-Dượng giải thích:
    rượu nếu muốn tập lên bậc là phải bỏ hẳn, rượu khách mời khó từ chối thì hạn chế tối đa - 1 ngụm là đã làm ức chế thần kinh điều kỵ trong luyện thiền, bia thì tác dụng ít chút như mình uống trà ko thể uống no,
    còn điều rất quan trọng là tình dục tôi trẻ mới chưa tròn 30 chẵng lẽ "chay tịnh" luôn , thầy nói : tập cái này có vợ - có chồng cũng ko ảnh hưỡng nhiều, quan trọng là nó có tình cảm, tình yêu thật sự , điển tập luyện mới giữ được.
    tôi mong muốn được trao đổi chân thành với các bạn quan tâm đã từng trải nghiệm tập luyện. còn ai nghi ngờ điều này thì đừng nên tập nó vì nó đặt trên nền tảng tâm thức, ko có "tâm" về nó thì khỏi kiểm tra kiểm chứng chi mất công dễ tự hại bản thể.
     
  15. thanh_tat

    thanh_tat New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng hai 2010
    Bài viết:
    27
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: kinh nghiệm tập luyện cùng trao đổi

    luyện mà ko có người thầy cao niên công phu chỉ dẫn , dễ bị "tẩu hỏa nhập ma" lắm, luyện đúng người ấm áp dễ chịu, tinh thần sảng khoái, luyện hỏa xà chủ yếu là cảm nhận "hỏa xà" luyện ở mức cường độ cao mới thấy nóng rứt rất khó chịu và thể trạng lúc tập kém cũng dễ tẩu hỏa như thường, mong bạn tìm được thầy chỉ dẫn cụ thể, tài liệu được viết ra phù hợp với người viết , còn mỗi tạng người đều có khác, khi luyện hãy "CẢM NHẬN NÓ THẬT RÕ" rồi mới theo đó mà tập,
    tui có biết một quan niệm khi luyện thiền là khi bản thể còn trược nhiều thì "hỏa xà" có nhiên liệu để mà đốt trược -- có nghĩa là vì còn nhiều trược trong người nên mới thấy nóng rứt, người luyện đó phải có trực tâm hoàn toàn đi đến nghị lực để vượt qua giai đoạn đó, hay còn gọi là đạt được các quá trình: tĩnh lặng - tịnh tâm - chuyên nhất - dẫn khí (mở đường cho hỏa xà đi)---- mỗi 1 khâu thôi đã tốn thời gian dài để tập cho thuần nhuyễn rồi mới tập tiếp, chứ ko phải 1 cái vù là đạt được tất cả hay nhờ người khai mở mà giữ được công lực, luyện tập hàng ngày là cốt lõi để tiến.
    thân chào các bạn thiền môn.
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng mười 2010
  16. thanh_tat

    thanh_tat New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng hai 2010
    Bài viết:
    27
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    Về việc toàn thân ấm lên sau khi mở luân xa:ban đầu tôi nghĩ là cảm giác bản thân thôi, nhưng tôi hỏi người nhà (không phải thầy-Dượng ) cũng khẳng định là tôi tỏa hơi nóng hơn bình thường, cảm giác này là nóng-ấm toàn thân chứ ko phải cục bộ 1 vài điểm( đây là dấu hiệu bệnh nhiệt-luân xa bị nghẽn hoặc ko hài hòa đồng bộ - thiếu quân bình)
    khi tất cả luân xa xoay đều đồng bộ mới có ấm toàn thân. Theo tây y thân nhiệt cao là quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng, từ nhỏ ai mà ko từng bị nóng sốt, đây là phản ứng bình thường để tăng trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể như mọc răng, chu kỳ kinh kỳ của phụ nữ...
    còn sốt kéo dài do nhiểm mầm bệnh từ bên ngoài mới cần điều trị nhanh, mà 2 loại sốt này rất khó biết.
    trong lúc đó cơ thể tôi ấm hoài ngày này qua ngày khác đến khi tôi quan hệ tình dục có xuất tinh là cảm giác ấm này nó giảm dần trong 3 ngày là trở lại bình thường.
    Đôi lúc trong người thoải mái tôi nhập thiền là thấy ấm lại nhưng rất yếu và khi xã thiền là giảm "ấm thân thể" lại. tiếc là 1 việc quí báu tôi được ban phước mà tôi lại dùng nó quá bất cần.
    còn 1 việc nữa là ngoài thời gian thân thể ấm sau khi mở luân xa, tôi thấy là định kỳ tôi phải quan hệ tình dục để phóng tinh hay thủ dâm, nếu ko là y như rằng đầu óc như mờ đi , hiểu nôm na là "ứ khí" do việc khai mở giảm tác dụng, luân xa bị nghẽn . nhưng dù có "xã tinh khí" cũng cần phải có điều tiết và hạn chế nó. Đây là điều bình thường của 1 cơ thể khỏe mạnh.
    còn đã uống rượu dứt khoát ko được nhập thiền, mặc dù lúc mới uống cũng có cảm giác nóng người nhưng nó mau chóng mất đi và thay vào đó là cảm giác lạnh như hết năng lượng. Ức chế của rượu lên hệ thần kinh điều này rất nhiều người biết.
    Bản chất của thiền định là "tập thể thao" cho hệ thống thần kinh , theo quan điểm luyện tập của tôi.
    Mong các bạn đạo có được thành quả tập luyện của chính mình và việc có khai mở hay chưa khai mở luân xa thì tập luyện thiền đã rất tốt cho tinh thần-sức khỏe rồi, đây là điều quí giá nhất trần gian hơn cả châu báu tiền bạc.
    thân chào.
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng mười 2010
  17. thanh_tat

    thanh_tat New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng hai 2010
    Bài viết:
    27
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    tới đây tôi xin giới thiệu cách tập của tôi:
    nếu ai có từng tập qua pháp môn vô vi thì động tác "soi hồn" là "tĩnh lặng" và "tịnh tâm".
    Ai ko biết cách tập "Soi hồn" thì thả lỏng cơ thể , ổn định tư thế vì cần giữ tư thế này suốt buổi tập, thở nhẹ nhàng thay vì đầu óc suy nghĩ nhiều chuyện đời sống hàng ngày thì lúc này chỉ nghĩ tới hơi thở như nghe được tiếng phì phì của hơi thở, nhịp của tim, hình dung hơi thở như 1" luồn khí" và theo dõi "luồn khí" đó từ đầu tới cuối buổi thiền không được sao lãng hít vào là đầu luồn khí vào tiếp xúc lần lượt với các bộ phận trên cơ thể, tương tự tiếp theo luồn khí đi ra ngoài cơ thể.
    Trước khi biết tới trường sinh học này thì tôi đã tập theo pháp vô vi của Thầy Ba Long vì gia đình(bên ngoại)tôi theo pháp vô vi từ hơn 30năm trước, nguyên pháp trưởng môn sáng lập đạo vô vi là cụ Đỗ Thuần Hậu.
    thầy dạy trường sinh học là Cô+Dượng, bên nội của tôi, vốn không có qua lại giữa Dượng và Thầy Ba Long.

    luyện tập chính là tập thở bụng.
    thở 2 thì:
    khởi đầu thở ra cạn bụng (bụng xẹp), cạn ngực(ngực xẹp)
    cảm nhận hơi thở đi trong hành trình của hơi thở trên cơ thể
    HÍT VÀO:
    hơi thở từ mũi hít vào hơi thở tự nhiên di chuyển xuống trong càm, xuống cổ, ngực (ngực đầy lên), bụng (bụng đầy lên) tới dưới rún 3 lóng tay(huyệt đan điền)
    THỞ RA:
    hơi thở từ dưới rún đi ngược lên bụng(bụng xẹp dần) , tới ngực xẹp dần , tới cổ , trong càm, và thoát ra lỗ mũi.
    hít-thở chậm đều nhẹ nhàng không gồng cho cố hít được vào đầy hay ép để thở ra cạn, mà vừa tới ngưỡng đó(hít vào vừa đầy -thở ra vừa cạn), tập một thời gian khoảng 3 tháng là thấy khác lạ so với không tập liền.
    Tôi căn bản vẫn tập nhịp thở này.
    đôi khi thoải mái trong người hơn , tui mới tâp tới "thở ba thì" và "thở bốn thì"

    TẬP TRUNG CHUYÊN NHẤT: sau khi luyện thở khoảng 15phút thì tập trung thật rõ "khối khí" như cảm nhận nhịp hơi thở vậy. Tới đây là trải nghiệm "khí" theo dòng hơi thở và vẫn tiếp thở bụng 2 thì như trên.

    Cuối cùng là XÃ THIỀN:
    Hít vào đầy (hơi nhanh) rồi thở ra cạn(thật chậm) bằng mũi hoặc miệng kết hợp thả lỏng cơ thể ko tập trung gì hết , lập lại vài nhịp thở xã thiền.
    Xoa 2 bàn tay với nhau ấm ấm rồi bàn tay vuốt khắp cơ thể, chà 2 bàn chân cảm nhận hơi ấm.(Xã thiền của pháp vô vi , luyện thiền trường sinh học cũng gần giống vậy)
    tôi chỉ hướng dẫn việc cảm nhận " khí " trong tập thiền, chứ không có xúi các bạn tự dẫn khí theo ý muốn. Các bạn tập đủ thời gian đủ quá trình như tôi giới thiệu thì việc "dẫn khí" dễ dàng thôi(Ý dẫn khí). còn mới tập mà tự dẫn khí thì tai hại khó lường, Nó rơi vào dạng "Vận Khí " của nội công(dẫn khí tụ đan điền và phát Lực ) rồi.
    còn việc dẫn hỏa xà thì xin mạn phép để các bạn nghe theo chỉ dẫn của thầy trực tiếp chỉ dẫn sau khi mở luân xa.
    Phương pháp thì còn nhiều nhưng tôi xin giới thiệu có giới hạn ở mức căn bản như tôi tập hàng ngày để duy trì sức khỏe và hoàn tất công việc hàng ngày.
    tôi mong được các bạn thiền là các bậc thâm niên cao kiến để tôi được học hỏi, xây đắp thêm kiến thức nhỏ bé của mình.
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng mười 2010
  18. thanh_tat

    thanh_tat New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng hai 2010
    Bài viết:
    27
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    tôi xin bổ sung điều kiện tốt khi tập:
    về nơi tậplúc tập
    nơi tập phải: sạch sẽ, thoáng mát, không có gió lùa - tránh tập trước quạt máy, không quá ồn, quá sáng.
    chuẩn bị tập cách sau bữa ăn uống chính ít nhất 2 giờ, không ăn quá no - tốt nhất là ăn vừa bụng - không ăn no.
    nên ăn nhiều bữa trong ngày có giờ giấc ổn định hay thấy hơi đói thì ăn lót dạ (không ăn no và không ăn nhiều cùng 1lúc).
    giờ tập tốt nhất của tôi là sáng mới thức dậy , vuốt(massage) nhẹ mặt, mũi , đầu , thân thể tay chân 1 lượt rồi tập, nếu mới thức đủ tỉnh táo thì uống 1 cốc nước lọc(tránh mới thức còn lơ mơ chưa tỉnh hẳn mà uống đầy bụng nước -ọc ạch bụng).
    Tập lúc mới thức dậy sáng không ảnh hưởng công việc, vì nếu tập theo giờ "giao thời ngày - đêm" 12giờ tối thì ảnh hưởng giấc ngủ sẽ thấy mệt mỏi khi vào công việc hàng ngày.
    Nhập thiền lúc tối rất khó ngủ, và thường ngủ khuya trễ nếu người đó sẳn có sức khỏe , chỉ nên hít thở sâu như ngáp ngủ vậy (thở ra nhiều và cạn hơi, miệng hả to) 1 vài hơi trước lúc ngủ và an giấc.
    hạn chế tập lúc trời mới mưa và mưa đầu mùa mưa.
    Tập đều mỗi ngày mà có thói quen tập đúng giờ là tốt nhất, ko nên bỏ gián đoạn quá lâu trên 1 tuần sẽ giảm công phu rất nhiều
    Thời gian tập từ ít tới nhiều.
    còn khi đã tập thuần nhuyễn thì tập bất cứ lúc nào, ở đâu cũng tập được.
    mong được các bậc thăm niên tập chỉ dẫn
    thân chào.
     
    Last edited by a moderator: 11 Tháng mười 2010
  19. thanh_tat

    thanh_tat New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng hai 2010
    Bài viết:
    27
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    chào bạn Số Phận
    tôi có xem bài post của bạn lên diễn đàn này và thấy bạn cũng có cảm nhận trên,
    cho tôi hỏi là bạn đã theo phương pháp tập này đã bao lâu rồi, và hệ phái bạn trực tiếp học là xuất phát từ ai (thầy Lương minh Đáng và các đồ đệ) hay của người khác nữa
    tôi mới 30 tuổi thôi, xưng là "bạn" là "bạn học - bạn đạo thiền môn" xin các bạn đừng bắt lỗi.
    Thanh
    thân chào.
     
    Last edited by a moderator: 7 Tháng mười 2010
  20. thanh_tat

    thanh_tat New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng hai 2010
    Bài viết:
    27
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

    cảm nhận trong quá trình tập:
    dù rằng tập nâng sức khỏe sức đề kháng bịnh và mau lành bịnh nhưng cũng đừng nên đề cao thái quá như 1 số người nói là trị bách bịnh kể cả nan y, theo lý thuyết là vậy chứ khả năng tập luyện - khai thông - khả năng trị bệnh cũng có giới hạn theo năng lực của từng người luyện trường sinh học và đặc biệt đang tập mà có phát bịnh thì rất khó tự mình tập tiếp để tự phục hồi lúc này cần phải có người công phu cao hơn trị trợ lực để thoát bệnh vì đang tập mà bịnh là nghẹt luân xa - do tập ko hiệu quả hoặc phạm các điều kiêng kỵ trong phương pháp luyện trường sinh học- tự phục hồi rất khó và nên dùng các phương pháp điều trị hiện có như tây y , đông y.. để mau chóng phục hồi sức khỏe, đừng nên chờ tự mình luyện tập thêm để phục hồi khi gặp một số bịnh dễ phát sinh biến chứng bịnh nặng.
    cốt lõi của tập thiền - theo pháp trường sinh học là phòng bệnh hơn là trị bệnh, nên nhỡ khi đã bị bệnh thì phải dùng tất cả khả năng trị bệnh hiện có để mau hết bịnh ko để bịnh dây dưa lâu nguy hiểm và kết hợp luyện tập trong lúc điều trị(bằng các phương pháp đã có) sẽ mang lại hiệu quả tốt .
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng mười 2010

Chia sẻ trang này