Lựa bệnh mà ăn !

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Elovita, 2 Tháng tám 2008.

  1. Elovita

    Elovita New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2008
    Bài viết:
    69
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lựa bệnh mà ăn !

    Để có trái tim khỏe


    Các nhà khoa học thuộc Đại học Simmons (Mỹ) khẳng định chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc, sữa ít chất béo và protein từ thực vật hơn là từ thịt có thể giúp giảm nguy cơ bị đau tim và đột quỵ.

    [​IMG]

    Để có kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 88.000 phụ nữ từ 30-60 tuổi, theo Hãng tin AP. Những ai có thói quen ăn uống hợp lý kể trên đã giảm 24% nguy cơ bị trụy tim và 18% nguy cơ bị đột quỵ so với những người khác. Chế độ ăn nhiều hoa quả có thể giúp ngừa tình trạng huyết áp và lượng cholesterol tăng cao, những tác nhân có thể dẫn đến trụy tim. Theo các chuyên gia, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới cũng hưởng lợi từ chế độ ăn uống này.


    Theo Thanh Niên
     
  2. Elovita

    Elovita New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2008
    Bài viết:
    69
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lựa bệnh mà ăn !

    Ăn hành để bảo vệ tim


    Báo The Times of India dẫn lời các nhà khoa học cho biết, củ hành chứa nhiều hợp chất giúp chống ung thư, huyết áp cao và bệnh tim. Củ hành chứa nhiều chất giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, qua đó giúp ngừa bệnh tim. Chính hợp chất flavonoid có trong củ hành với đặc tính chống ô-xy hóa đã giúp tiêu diệt các phân tử gốc tự do.

    [​IMG]

    Chất quercetin giúp ngừa tình trạng máu vón cục. Ngoài ra, hợp chất lưu huỳnh trong củ hành cũng có tác dụng giảm lượng chất béo nguy hiểm trong máu là triglyceride, giúp giữ huyết áp ở mức độ an toàn. Củ hành cũng được xem là có tác dụng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
    [​IMG]
     
  3. Elovita

    Elovita New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2008
    Bài viết:
    69
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lựa bệnh mà ăn !

    Nước cam giúp ngừa bệnh tim


    Có nhiều lý do khiến bạn tìm đến trái cam để bảo vệ quả tim của mình. Trang web HealthNewsDigest.com dẫn lời các chuyên gia y tế cho biết, quả cam giàu vitamin C có tác dụng bảo vệ các động mạch khỏi các phân tử gốc tự do. Đây là những phân tử có sức tàn phá lớn khiến cho các tế bào bị ô-xy hóa.

    [​IMG]

    Ngoài ra, nước cam còn giúp ngừa tình trạng cholesterol bị ô-xy hóa. Những cholesterol bị ô-xy hóa thường bám chặt vào thành động mạch tạo dịch. Khi dịch tích tụ nhiều sẽ chặn đường cung cấp máu cho các mạch máu, từ đó gây đau tim hoặc đột quỵ. Nước cam giúp tái tạo vitamin E, một trong những chất chống ô-xy hóa mạnh và là vòng “phòng thủ” vững chắc đầu tiên chống tình trạng ô-xy hóa các tế bào.
     
  4. Elovita

    Elovita New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2008
    Bài viết:
    69
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lựa bệnh mà ăn !

    Ăn gì có lợi cho tim mạch?


    Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về tim mạch. Dưới đây là một số loại thực phẩm có lợi cho tim mạch theo lương y Vũ Quốc Trung:

    [​IMG]
    Rau xanh, thịt bò có lợi cho tim mạch

    Nên dùng nhiều cá

    Cá là chất đạm có lợi cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy, việc thay thịt bằng cá trong chế độ ăn hằng ngày đã giúp hạ thấp một cách đáng kể lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn và có hiệu quả trong việc giảm lượng

    cholesterol và nguy cơ bệnh tim mạch. Người ta cho rằng, tác dụng này là nhờ các a-xít béo omega-3 có trong cá, các a-xít béo này còn làm giảm triglyceride và có thể làm tiểu cầu bớt dính lại nhờ đó giảm nguy cơ đông máu, giảm nguy cơ mắc cơn đau thắt ngực không ổn định, hay cơn đau tim cấp.

    Ngoài cá, dầu ô liu là loại chất béo không bão hòa cũng rất tốt cho tim. Chất béo không bão hòa dạng đơn này có lợi điểm làm tăng HDL (loại cholesterol tốt), mà không làm tăng cholesterol toàn phần. Ngoài dầu ô liu, các nguồn chất béo không bão hòa dạng đơn bao gồm trái ô liu, vừng (mè), lạc, quả óc chó, quả hồ đào và các loại dầu từ các quả này sẽ tốt cho tim mạch.

    Đậu nành cũng là thực phẩm có lợi cho tim mạch, protein đậu nành có thể giúp hạ LDL cholesterol (loại này không có lợi cho cơ thể) và làm tăng HDL cholesterol. Đậu nành còn chứa các chất chống oxy hóa, có thể giúp ngừa bệnh tim. Protein đậu nành còn chứa đầy đủ các a-xít amin so với phần lớn các protein thực vật, nhờ đó có thể dùng để thay thế các loại thịt.

    Và nhiều rau quả tươi

    Trái cây và rau quả tươi nếu dùng mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, giảm huyết áp, và giảm nguy cơ ung thư ruột già. Ăn nhiều rau quả và trái cây là một cách hiệu quả để làm giảm lượng chất béo trong chế độ ăn. Rau quả tươi là nguồn chất xơ quan trọng, được xem như một phần của chế độ ăn ít béo giúp làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Các loại bánh ngũ cốc yến mạch, các nguồn chất xơ hòa tan khác nhau còn có như: các loại đậu, lúa mạch, các trái cây họ chanh, táo và ngô.

    Các loại hạt nguyên vỏ cũng chứa chất xơ. Với việc ăn nhiều hơn các hạt nguyên vỏ, giúp giảm được nguy cơ bệnh tim một cách đáng kể. Nhưng cần ăn hạt nguyên vỏ, chứ không phải các loại hạt đã qua chế biến. Các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì và cám là các nguồn thức ăn hạt nguyên vỏ. Hãy tìm các loại ngũ cốc có chứa từ 3 đến 6 gram chất xơ mỗi khẩu phần. Bánh mì làm từ các loại hạt nguyên vỏ chứa ít nhất 2 gram chất xơ mỗi khẩu phần cũng là một nguồn thức ăn tốt.

    Các loại rau lá xanh, các loại đậu đỗ, đậu Hà Lan, nước cam, thịt gà, thịt nạc bò... là các thức ăn chứa folate và vitamin B6 cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vì cả hai (folate và vitamin B6) giúp hạ nồng độ homocysteine máu (nồng độ homocystein cao sẽ làm tăng nguy cơ cơn đau tim).

    Trà cũng là loại có lợi cho tim. Trà đen là một nguồn cung cấp flavinoids, là các chất chống oxy hóa được xem làm chậm lại sự phát triển của xơ vữa động mạch.

    Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng việc tiêu thụ chừng mực rượu vang nho sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim, là nhờ vào khả năng làm tăng HDL - cholesterol, cũng như khả năng làm giảm đông máu bất thường...


    Theo Báo Thanh Niên
     
  5. Elovita

    Elovita New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2008
    Bài viết:
    69
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lựa bệnh mà ăn !

    Giải quyết sớm chứng dư acid ở dạ dày


    Nhiều người xem thường chứng dư acid dịch vị với biểu hiện là đau lâm râm vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua, đôi lúc thấy nóng rát sau xương ức, khó tiêu, ậm ạch thường xuất hiện khi lo lắng căng thẳng hoặc do ăn uống thất thường... Những triệu chứng này nếu không sớm ngăn chặn ngay khi bắt đầu lâu dần đưa đến viêm loét dạ dày tá tràng, mà một khi bệnh tiến triển đến đây sẽ gây phí tổn rất nhiều thời giờ và tiền bạc để chữa trị mà tỉ lệ tái phát lại rất cao.

    Nguyên nhân của tình trạng dư acid
    Dạ dày được xem là cơ quan tiếp nhận và xử lý thức ăn trước khi được cơ thể hấp thu. Để việc xử lý thức ăn thích hợp cho cơ thể, dạ dày cần tiết ra lượng dịch vị cần thiết và vừa đủ cho việc này. Tuy nhiên, lượng dịch vị này chịu sự điều phối của hệ thần kinh cũng như ngay chính lối sống và hoàn cảnh xung quanh mình. Một cuộc sống cân bằng, chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ làm cho dạ dày thực hiện tốt chức năng của mình.

    Xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải làm việc và nỗ lực nhiều hơn so với trước đây. Chúng ta mải mê với công việc, cơm áo gạo tiền trong guồng máy cạnh tranh hiện nay. Áp lực công việc khiến não bộ không được nghỉ ngơi, lúc nào chúng ta cũng phải suy nghĩ, lo lắng. Áp lực liên tục làm não trạng căng ra. Điều này đã tác động không tốt nên dạ dày. Hơn nữa, khi công việc căng thẳng khiến chúng ta không còn quan tâm tới việc ăn uống. Ăn uống thất thường, qua loa càng đẩy dạ dày suy yếu và kiệt sức dần mà biểu hiện ban đầu là tình trạng rối loạn tiết acid hay dư acid ở dạ dày.

    Biểu hiện của chứng dư acid
    Biểu hiện của tình trạng dư acid có lúc rất mơ hồ, đôi lúc bị chúng ta bỏ qua hay lầm tưởng là căn bệnh khác. Bệnh nhân dễ cáu gắt, mệt mỏi, kém tập trung, rõ ràng hơn là đau lâm râm thượng vị, ợ nóng, ợ chua, đôi lúc thấy nóng rát sau xương ức, khó tiêu, ậm ạch.

    Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày. Điều này cũng đã được nhiều bác sĩ khẳng định "Bệnh viêm loét dạ dày hay xảy ra đối với những người thường xuyên chịu áp lực công việc, thần kinh căng thẳng và ăn uống thất thường".

    Giải quyết sớm chứng dư acid
    Như vậy, việc kiểm soát sớm tình trạng dư acid là cần thiết. Bên cạnh việc điều chỉnh lại cuộc sống và chế độ sinh hoạt, việc dùng thuốc hỗ trợ là khó tránh khỏi. Nhóm thuốc antacid có nguồn gốc hoá dược, làm giảm các triệu chứng, tuy nhiên chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn, lại có một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón... và không dùng được cho một số đối tượng đặc biệt.

    Gel sinh học NOVAGAST, từ thiên nhiên nên an toàn cho sử dụng thường xuyên. Gel sinh học NOVAGAST có tác dụng trung hoà acid, tráng phủ niêm mạc dạ dày làm dịu các triệu chứng đau lâm râm thượng vị, ợ chua, ợ nóng, nóng rát sau xương ức, khó tiêu do dư acid.

    Thông tin sản phẩm

    [​IMG]

    * THÀNH PHẦN CHÍNH: Chitosan 500mg

    * CÔNG DỤNG:

    - Nhanh chóng trung hoà axit làm dịu các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, ăn không tiêu.

    - Hỗ trợ ngăn ngừa đau dạ dày tái phát và điều trị đau dạ dày mãn tính nhờ công dụng tráng phủ vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày và ức chế vi khuẩn H.Pylori.

    - Ngoài ra, dùng Novagast hàng ngày còn giúp hỗ trỡ tiêu hoá, ngăn chặn quá trình hấp thu mỡ từ thức ăn, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và chống béo phì hiệu quả.

    * CÁCH DÙNG:

    - Liều tấn công: uống 1 gói mỗi lần, ngày 3 lần trước các bữa ăn chính trong 4 ngày đầu tái phát đau bao tử.

    - Liều duy trì: uống 1 – 2 gói mỗi ngày trước bữa ăn chính (trưa & tối) 10 – 15 phút để hỗ trợ chữa dứt bệnh đau dạ dày. Duy trì dùng hàng ngày để chủ động hổ trợ tiêu hoá, giảm hấp thu mỡ, chống bệnh tim mạch và béo phì.

    - Hòa tan với 100ml nước chín (3 muỗng canh) khuyất kỹ trước khi uống.

    * CHÚ Ý:

    - Để có công hiệu tốt nhất nên uống thật nhiều nước trong ngày.

    - Không dùng thực phẩm có vị chua (tính axít) 1 giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc.

    - Không chống chỉ định nhưng bạn hạn chế dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

    - Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    * BẢO QUẢN: Nơi nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh sáng và nơi ẩm ướt.

    * HẠN DÙNG: 30 tháng kể từ ngày sản xuất ghi trên vỏ hộp.

    * ĐÓNG GÓI: Hộp 24 gói

    * Giá tham khảo: 67,200.00 VNĐ

    Bán: Trên cả nước


    TS.DS Nguyễn Hữu Đức
    Đại Học Y Dược HCM
     
  6. Elovita

    Elovita New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2008
    Bài viết:
    69
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lựa bệnh mà ăn !

    Dược thảo điều trị ho do viêm họng và viêm phế quản


    Ho do viêm họng và viêm phế quản là những chứng bệnh thường gặp, nhất là trong mùa thu - đông. Theo y học cổ truyền, bệnh được chia làm hai thể cấp tính và mạn tính.

    [​IMG]

    Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể sinh viêm, nhiễm khuẩn khí phế quản, gây ho đờm nhiều; Khí táo là giảm tiết dịch niêm mạc đường hô hấp gây ho khan, viêm họng, ngứa họng.

    Dược thảo trị ho do viêm họng, viêm phế quản.

    1. Cam thảo

    Trong thử nghiệm trên động vật, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng. Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

    Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-20g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, thường phối hợp với các vị khác.

    2. Cát cánh

    Trên thực nghiệm, rễ cát cánh biểu hiện các tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm cho đờm loãng dễ bị tống ra ngoài.

    Rễ cát cánh được dùng chữa ho có đờm, viêm đau họng khản tiếng, viêm phế quản. Ngày uống 10-20g dạng thuốc sắc.

    3. Dâu

    Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ. Trong y học cổ truyền, vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà trẻ em, ngày uống 4-12g, có khi đến 20-40g, dùng dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Lá dâu chữa ho, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-12g, dạng thuốc sắc.

    4. Gừng

    Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

    Gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, viêm phế quản; Làm thuốc chống cảm lạnh, chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Ngày uống 4-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị khác.

    5. Mạch môn

    Rễ mạch môn có các tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu và tụ cầu vàng, chống viêm, ức chế ho trong mô hình gây ho thực nghiệm trên động vật, đồng thời có tác dụng long đờm, làm tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc khí phế quản. Mạch môn được dùng chữa ho khan, viêm họng. Ngày uống 6-20g, dạng thuốc sắc.

    6. Tía tô

    Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10g, sắc uống.

    7. Tiền hồ

    Tiền hồ có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác. Ngoài ra còn có tác dụng long đờm. Trong y học cổ truyền, tiền hồ được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, đờm suyễn, viêm phế quản. Ngày uống 8-15g dạng thuốc sắc.

    Các bài thuốc

    1. Chữa ho do lạnh

    Tía tô, bách bộ, mỗi vị 12g; Húng chanh, sả, mỗi vị 10g; Gừng, trần bì mỗi vị 8g; Bạch chỉ 6g. Sắc uống ngày một thang.

    2. Chữa ho có đờm

    a. Cam thảo 8g, cát cánh 4g. Sắc uống ngày một thang.

    b. Cát cánh, kinh giới, bách bộ, mỗi vị 200g; Trần bì 100g, cam thảo 60g. Các vị tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 1-3g, ngày 3 lần vào sau hai bữa ăn và trước khi đi ngủ.

    3. Chữa ho viêm họng

    Vỏ trắng rễ dâu, bách bộ (bỏ lõi sao vàng), mạch môn, mỗi vị 10g; Vỏ quýt, xạ can, cam thảo dây, mỗi vị 5g. Làm dạng thuốc phiến, mỗi phiến 3g, ngày ngậm 4-5 lần, mỗi lần 1 phiến.

    4. Chữa trẻ em viêm họng, viêm phế quản

    Mạch môn, huyền sâm, thiên môn mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần.

    5. Chữa viêm phế quản đờm không tiết ra được

    Tiền hồ, tang bạch bì, đào nhân, bối mẫu, mỗi vị 10g; Khoản đông hoa 8g, cát cánh 5g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang.

    6. Chữa viêm phế quản cấp tính

    a. Kim ngân, lá dâu, mỗi vị 12g; Bạc hà, cúc hoa, lá ngải cứu, mỗi vị 10g, xạ can 8g. Sắc uống ngày một thang.

    b. Tía tô 12g; Lá hẹ, kinh giới, mỗi vị 10g; Bạch chỉ, rễ chỉ thiên, mỗi vị 8g; Xuyên khung, trần bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

    c. Tiền hồ, hạnh nhân, tử uyển, mỗi vị 12g; Cát cánh 8g, cam thảo 4g. Tán bột làm viên, ngày uống 15-20g, chia 3 lần.

    d. Tiền hồ, hạnh nhân, tô diệp, mỗi vị 10g; Cát cánh 8g; Bán hạ chế, chỉ xác, phục linh, cam thảo, mỗi vị 6g; Trần bì 4g, đại táo 4 quả, gừng 3 lát. Tán bột làm viên, ngày uống 15-20g, chia làm 3 lần.

    7. Chữa viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính

    Tiền hồ, lá dâu, cúc hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, hạnh nhân, mỗi vị 12g; Cát cánh 8g, bạc hà 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

    8. Chữa viêm phế quản mạn tính

    Vỏ rễ dâu, mạch môn, rau má, bách bộ, mỗi vị 10g; Trần bì, bán hạ chế, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.



    Theo Sức khỏe và Đời sống
     
  7. Elovita

    Elovita New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2008
    Bài viết:
    69
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lựa bệnh mà ăn !

    Chuối - Cây thuốc đa năng

    Nếu tóc rụng nhiều, bạn có thể dùng nước nhựa trong của cây chuối để bôi vào vùng da đầu hằng ngày. Nhựa chuối có tác dụng ngăn rụng tóc và giúp tóc mọc lại. Mỗi ngày cần dùng 30 ml để bôi.
    [​IMG]

    Quả chuối cung cấp nhiều kali, phốt pho, magiê, sắt, canxi, tinh bột và đường, vitamin A, C, B... nên rất bổ dưỡng, giúp phát triển cơ thể, quân bình hệ thần kinh, tăng trưởng hệ xương và sức đề kháng.

    Đông y cho rằng, những người phổi yếu, đờm nhiều, hen suyễn, sốt rét chưa khỏi hẳn, cơ thể hàn không nên ăn chuối.

    Một số bài thuốc hay từ chuối:

    Sỏi thận, mật, bàng quang: Lấy nước từ cây chuối hột, uống vào buổi sáng một chén. Dùng liên tục 1-2 tháng mới hiệu quả. Hoặc: Lấy quả chuối hột già hoặc mới chín vàng, đốt không cháy hoàn toàn (đốt tồn tính), sau tán thành bột, uống mỗi lần một muỗng cà phê bột chuối với 30 ml rượu nếp trước bữa ăn 30 phút, ngày uống 2 lần và liên tục 1-2 tháng. Cần kiên trì, sẽ hiệu quả.

    Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Lấy một chén nước từ cây chuối hột uống vào mỗi buổi sáng, sẽ tác dụng làm ổn định lượng đường trong máu. Hoặc: Dùng quả chuối hột già hoặc vừa chín, xắt mỏng, phơi khô, sắc uống thay nước trong ngày.

    Viêm loét dạ dày: Chuối hột già đem xắt mỏng, phơi khô trong râm mát, tán bột, uống mỗi lần 2 muỗng cà phê với nước nóng vào trước bữa ăn, ngày 3 lần. Dùng liên tục 1-2 tuần.

    Chữa đau nhức răng: Lấy củ cây chuối hột, giã nát cùng một chút phèn chua và muối ăn, sau cho vào vải sạch vắt lấy nước cốt đủ để ngậm 3-5 lần trong ngày, làm như vậy trong 3-5 ngày liền sẽ hết đau nhức.

    Trị lang ben, hắc lào: Dùng quả chuối tiêu xanh cắt theo chiều dọc của quả rồi chà xát vào vùng lang ben hay hắc lào sau khi đã làm sạch. Làm như vậy đến khỏi thì thôi.

    Giải độc trong thực phẩm: Dùng quả chuối xanh thái mỏng ăn sống chung với các loại rau sống khác sẽ trừ được các chất độc có ở rau sống hay thịt cá.

    Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hằng ngày ăn 3-5 quả chuối chín, sẽ góp phần làm giảm huyết áp vì trong chuối chứa nhiều kali.

    Trị tiêu chảy: Lấy 1 quả chuối tiêu xanh, rửa sạch, xắt lát mỏng rồi chấm với muối ăn.

    Hỗ trợ chữa phù do suy tim, viêm thận: Hằng ngày lấy một quả chuối tiêu chín ăn chung với cơm mỗi bữa. Tác dụng chống phù là nhờ khả năng lợi tiểu của chuối.


    Theo SK&ĐS
     
  8. Julien VO

    Julien VO New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng ba 2008
    Bài viết:
    79
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lựa bệnh mà ăn !

    Tài liệu này thật bổ ích cho con người trong việc phòng tránh và chữa bệnh !
     

Chia sẻ trang này