Những câu chuyện về THIỀN

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Phuocduyen, 18 Tháng mười hai 2007.

  1. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    18- Không phải tại con mắt

    Xưa có một vị hiền nhân, cảm thấy dục vọng rất đáng sợ nên quyết chí lìa tục vào thâm sơn cùng cốc tu hành. Tu được mấy mươi năm, ông cảm thấy tự tin nên tuyên bố là mình đã đoạn trừ hết dục vọng, mọi người rất ngưỡng mộ, tôn ông là Thánh.

    Một ngày nọ, ông dẫn đồ đệ hạ sơn vào phố thị. Trên đường, tình cờ hai thầy trò gặp một giai nhân có dung mạo khả ái như tiên giáng trần. Nàng đẹp đến nỗi trong phút giây tương ngộ đó thánh nhân bỗng… đâm ra mụ mẫm cả người, sóng tình trong lòng trào dâng cuồn cuộn, ồ ạt như giông tố, hồn phách xiêu giạt ngả nghiêng, tâm tư xao xuyến muốn hóa điên hóa dại, lửa tình trong ông đang hừng hực cháy, thiêu đốt tâm can…

    Song trong giây phút khuynh đảo đó, ông đã cố hết sức để cảnh tỉnh mình, ráng thu hồi... hồn phách, quýnh quáng lôi tuột đệ tử đi, dù đã chấn chỉnh oai nghi song ông vẫn bước loạng choạng trên đường về núi.

    Ðệ tử nhìn thấy sư phụ mặt mày thất sắc, lúc xanh lét lúc đỏ hồng, bộ dạng kỳ quái, lòng rất là thắc mắc.

    Thánh nhân dẫn đệ tử về tới thảo am rồi, sau một hồi thở dốc, ông nghiêm trang bảo đệ tử:

    - Ðường tu lắm nỗi gian nan, nếu thấy cái gì nhiễu loạn sự thành đạo của chúng ta, thì phải lo mà hủy diệt nó cho lẹ. Hôm nay, con mắt ta suýt chút nữa hại ta rơi vào nẻo tà, bởi vậy ta sẽ hủy nó đi!

    Nói xong, thánh nhân dùng tay móc bỏ đôi mắt mình.

    (Kể theo Truyện ngụ ngôn của Lâm Thanh Huyền)

    BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

    Con mắt làm sao có thể khiến chúng ta rơi vào nẻo tà được? Dẫn chúng ta vào nẻo tà, chính là vọng tâm của chúng ta!

    Khi chúng ta bị khuynh đảo, bị xao xuyến, đắm trước… điều cần làm không phải là phá hủy hay bịt các giác quan lại mà phải nhìn thấu triệt cơn mê của mình, nếu biết nhìn, theo dõi được những niệm vi tế đang diễn hành trong tâm, thì mình hóa thành chủ của những vọng niệm đó (không còn bị nó sai khiến nữa), khi là kẻ đang nhìn (vọng niệm) thì ta sẽ thoát ra ngoài sự đồng hóa của nó.

    Khi cơn giận hay niệm yêu trổi lên, tên gọi tuy khác nhưng năng lượng chỉ một. Khi sân, ta lao theo, thì ta là niệm sân đó, ta đồng hóa mình với niệm sân tất nhiên sẽ bị kích động, bị mệt mỏi và hung hãn theo lửa sân đang bốc cao, nó bốc tới đâu, tự ngã ta bốc lên tới đó. Lửa sân hay lửa tình đều là lửa, có thể giúp người nhưng cũng có thể… hại chết người.

    Như dòng điện chuyền vào quạt, gọi là quạt điện, vào bàn ủi gọi là ủi điện v.v... tên gọi tuy khác, dòng điện chỉ là một. Người có năng lượng hay “dòng điện” mạnh không phải là cái lỗi, mà lỗi là để điện hại chết mình và người.
    Những người tài ba thường có “dòng điện” rất mạnh, vì vậy mà họ dễ nóng tính, dễ xao lòng… và cũng dễ thành đạo một khi dòng điện được chuyền vào nẻo tốt.

    Các bậc Thánh tu đạo là người có “dòng điện” cực mạnh, song các ngài biết điều khiển nó vào công cuộc phụng hiến vĩ đại, đem hết khả năng phục vụ khắp thế nhân.

    Bởi vậy, kinh Pháp Cú nói “Tâm làm chủ, tâm dẫn đầu”. Biết nhìn vọng niệm diễn hành trong tâm, không lao theo, không đuổi, không nhận… ta mới có được niềm bình an, mới hiểu câu “tâm bình thường là đạo”! Như một người bị vật giữa muôn ngàn cơn sóng cuồng (khi biển động) rồi sau đó trèo được lên bờ và thanh thản đứng nhìn những đợt sóng hung hãn đuổi nhau. Cảm giác bình an cũng giống vậy, khi ta lao theo dục vọng thì ta giống như kẻ trầm mình trong biển động bị sóng nhồi, khi ta nhìn được những dục niệm đang khởi ồ ạt đó, nhìn lặng lẽ không lao theo, thì ta giống như kẻ bàng quan, không còn là người trong cuộc, ta hóa thành kẻ bình thản đứng bên lề nhìn sóng cuộn, không còn bị nó tác động, chi phối, nhồi, vật...

    Cho nên, không cần phải hủy giác quan, không phải tại cơ quan nào hết, mà chỉ cần biết nhìn thấu đáo, tức khắc ta sẽ thấy mình thoát ra, đứng bên lề dục vọng, tận hưởng cảm giác tĩnh lặng, bình an.

    Song kinh nghiệm này không thể nói hay để đọc qua loa, mà phải có tu tập, trải nghiệm và thân chứng. (Mà nếu ta đã “thử nhìn” mà vẫn chưa nếm cảm giác bình an là do nhìn chưa đúng cách thôi).

    (Theo Báo Giác Ngộ của Hạnh Đoan)
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng sáu 2008
  2. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    19- Cúng dường

    Lúc Thiền sư Thành Chuyết hoằng hóa tại chùa Viên Giác, pháp duyên rất hưng thịnh. Mỗi lần giảng kinh, mọi người kéo đến nghe pháp chen chân không lọt. Do đó, các Phật tử đề nghị xây dựng một ngôi giảng đường rộng rãi hơn.

    Có một Phật tử đem đến chùa năm mươi lượng vàng ròng đựng trong túi đãy cúng dường cho Thiền sư Thành Chuyết và nói hãy dùng số vàng này mà xây dựng giảng đường. Thiền sư nhận lấy, rồi tiếp tục công việc.

    Thái độ của thiền sư khiến ông Phật tử không hài lòng và vô cùng bất mãn, vì năm mươi lượng vàng ròng không phải nhỏ, có thể đem cho người nghèo sống được mấy năm. Vậy mà Thiền sư nhận số tiền này với thái độ dửng dưng, lại không một lời cám ơn. Do đó, ông Phật tử vội đến sau lưng Thiền sư Thành Chuyết nhắc nhở:

    - Sư phụ! Trong túi đãy của con đựng năm mươi lượng vàng ròng.
    Thiền sư Thành Chuyết thản nhiên nói:

    - Ông đã nói qua, tôi cũng biết rồi.
    Thiền sư khoan thai tiếp tục làm việc. Ông Phật tử chịu hết nổi, cao giọng nói:

    - Này sư phụ! Hôm nay con cúng năm mươi lượng vàng ròng, không phải là ít. Chẳng lẽ thầy không có lời cám ơn nào sao?

    Thiền sư từ tốn đáp:

    - Sao ông lại nói như thế! Ông cúng tiền cho Phật Tổ, tại sao phải bảo ta cảm ơn ông? Ông bố thí là làm công đức cho chính ông, nếu ông muốn xem công đức như là một thứ hàng hóa mua bán thì ta sẽ thay thế Phật Tổ nói lời cảm tạ cho ông. Xin ông hãy mang lời cảm ơn về đi, từ đây ông đã thanh toán tiền bạc cho Phật Tổ xong rồi đấy!

    (Theo Tinh Vân thiền thoại)
    BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

    Thông thường, khi mình cho ai đó một cái gì, mình nghĩ người đó mang ơn mình. Nhưng kỳ thật, nếu quán chiếu một cách sâu sắc, người mang ơn phải là chính mình mới đúng! Bởi khi mình cho, tức là mình đang thực tập hạnh tu bố thí, xả ly, nếu không có đối tượng để bố thí, làm sao mình tu được? Cho nên, làm phước là làm giàu phước đức cho chính bản thân mình, tu phước là tu bổ phước đức cho chính bản thân mình. Có ai vì chính bản thân mình mà bắt người ta phải cảm ơn không?

    Người Phật tử hộ trì Tam bảo cũng vậy. Cúng dường cho quý Tăng Ni tịnh tài tịnh vật để xây dựng Tam bảo, có công đức rất lớn. Quý thầy quý cô là người đứng ra gánh vác công việc xây dựng cho Phật tử, công bằng mà nói, người công người của, cùng nhau làm việc phước thiện, công đức như nhau.

    Thế nhưng, thói thường khi bỏ ra một món tiền lớn, tâm lý “tôi dâng cúng” còn nặng, nên mình luôn muốn được quan tâm đặc biệt hơn, phải được nêu tên trên “bảng vàng”… Chung quy đều xuất phát từ ý niệm ngã và ngã sở. Vì vậy, việc làm phước thiện của mình không được viên mãn, nhất là khó đạt được kết quả tối hậu của pháp môn tu là đưa đến giác ngộ giải thoát. Luận Đại trí độ nói: “Hạng người thiếu trí bố thí mà không hiểu gì, hoặc vì cầu tài nên bố thí, vì sợ hiềm trách nên bố thí, hoặc sợ sệt nên bố thí, hoặc vì muốn cầu ý người nên bố thí, hoặc sợ chết nên bố thí, hoặc dối người làm cho họ mừng nên bố thí, hoặc tự cho mình giàu nên bố thí, hoặc kiêu ngạo tự cao nên bố thí, hoặc vì danh dự nên bố thí, hoặc vì chú nguyện nên bố thí, hoặc vì giải trừ suy hoại cầu tôt lành nên bố thí, hoặc vì quy tụ đông người nên bố thí. Cách bố thí như vậy gọi là bố thí không thanh tịnh”. Bố thí cúng dường mà không xuất phát từ tâm thanh tịnh thì khó tròn đầy công đức, phước báo. Điều này giúp ta hiểu được câu trả lời của Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi vua Lương Vũ đế hỏi ông bấy lâu xây chùa, đúc chuông, tạo tượng, bảo trợ Tăng Ni có được bao nhiêu công đức?

    Cho nên, để đạt được kết quả viên mãn trong pháp tu bố thí cúng dường, người Phật tử phải vượt thoát mọi ý niệm chấp ngã và ngã sở. Như kinh Kim Cang dạy: “Không có người thí, vật thí, đối tượng nhận sự bố thí”. “Không nên trú ở sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không trú ở đâu cả mà làm bố thí” mới đích thực là Bố thí Ba la mật.

    (Theo Báo Giác Ngộ của Hạo Nhiên)
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng bảy 2008
  3. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    20- Vạn Pháp Giai Không

    Tô Đông Pha là thi hào thời Tống rất mộ Thiền, thường đàm đạo và qua lại thân thiết với sư Phật Ấn. Một hôm, Phật Ấn đăng đàn thuyết pháp, Tô Đông Pha cũng đến nghe. Nhưng tới nơi thì mọi người đã ngồi chật kín cả. Phật Ấn nói với Tô Đông Pha : “Nơi này đã đầy người, không còn chỗ cho học sĩ ngồi nữa rồi”.

    Tô Đông Pha nói :” Nơi này hết chỗ, vậy ta lấy cái thân Tứ đại Ngũ uẩn của thiền sư làm chỗ ngồi vậy”.

    Phật Ấn thấy Tô Đông Pha thuyết Thiền với mình bèn nói :”Ta có một câu muốn hỏi học sĩ, nếu học sĩ trả lời được, thì lão hòa thượng ta sẽ lấy thân thể mình làm ghế cho học sĩ; còn nếu học sĩ trả lời không được, chỉ xin lưu lại đây chiếc đai ngọc làm kỷ niệm”.

    Tô Đông Pha nghĩ mình am hiểu Phật học, nên đồng ý. Sư Phật Ấn hỏi :”Tứ đại vốn không, Ngũ uẩn cũng Không, xin hỏi học sĩ muốn ngồi vào đâu?”

    Tô Đông Pha cười, nhận thua.

    Người ta nói :

    Nhà Phật nói sắc thân của chúng ta là do Tứ đại : Đất - Nước - Lửa - Gió hợp thành, nhưng chúng đều là hư giả, không có thực, cho nên không thể ngồi vào đó được. Tô Đông Pha không trả lời được câu hỏi của Phật Ấn, thành ra phải cởi đai để lại. Tương truyền, chiếc đai ngọc ấy hiện nay vẫn còn được lưu giữ ở chùa Kim Sơn.

    (Theo Chan Gushi )
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng bảy 2008
  4. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    21- CHƯ ÁC MẠC TÁC

    Bạch Cư Dị là đại thi hào thời Đường, mộ Đạo Phật. Ông nghe có một thiền sư kỳ dị, làm nhà trên ngọn cây như chim, bèn tìm đến. Tới nơi, thấy qủa như vậy, Bạch Cư Dị liền nói :

    “Thiền sư ở trên ngọn cây thật nguy hiểm qúa !”

    Sư nói :”Nhưng so với chỗ của ngài còn an toàn hơn nhiều !”

    Bạch Cư Dị nói :”Tôi là mệnh quan của triều đình, có gì mà nguy hiểm ?”.

    “Củi để gần lửa mà nói rằng không nguy hiểm sao ?”. Ý nói quan trường là nơi tranh giành quyền lực, gần vua khác nào như gần hổ, hết sức nguy hiểm !.

    Bạch Cư Dị gật gù và hỏi :” Xin hỏi thiền sư, đại ý của Phật pháp là gì ?”

    Thiền sư điềm nhiên :”Chư ác mạc tác, chúng thiện cử hành” (không làm điều ác, hãy làm việc thiện)

    Bạch Cư Dị nghe vậy cười nói :” Điều đó thì đứa trẻ lên ba cũng biết mà ! ”

    Sư lại nói :”Đứa trẻ lên ba cũng biết, song ông già tám mươi ba cũng làm không được!”

    Người ta nói :

    Có người ngồi ngay bên hang hùm miệng rắn mà không hay, cứ rung đùi đắc chí, thấy cái lợi trước mắt mà không hay cái hại sau lưng. Lại có người luôn mồm tụng niệm, mở miệng ra là dạy đạo đức trong khi bản thân thì chuyên làm những việc ác nhơn thất đức. Từ Nói đến Làm cách nhau vô cùng. Nói thì ai cũng có thể, nhưng Làm thì thật hiếm người vậy.

    (Theo Chan Gushi)
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng tám 2008
  5. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    22- Thầm lặng tình Cha

    Có một chàng trai sắp thi tốt nghiệp đại học. Trước đó anh đã nói với cha về ước muốn có chiếc xe thể thao xinh đẹp và mong rằng nó sẽ là quà tặng của cha nhân ngày tốt nghiệp.

    Người cha nghe xong im lặng, không có ý kiến gì. Sau ngày chàng trai tốt nghiệp, người cha đã gọi anh vào phòng, nói rằng ông rất yêu thương và hãnh diện có được đứa con như anh. Sau đó ông trao cho anh một hộp quà được gói cẩn thận. Ngạc nhiên, chàng trai mở hộp quà và nhìn thấy đó là một quyển sách thể loại “rèn nhân cách” được đóng gáy và bọc bìa da rất đẹp. Chàng trai nhíu mày, “với tất cả tài sản mà cha mình đã có… và món quà tặng cho con tốt nghiệp đại học chỉ là một quyển sách tầm thường này hay sao?”.

    Chán nản và buồn phiền với ý nghĩ đó, chàng trai không nói lời nào với cha mình, rời khỏi phòng, để lại quyển sách trên bàn. Sau đó anh bỏ nhà ra đi…
    Trong một thời gian dài, chàng trai không liên hệ với cha mình. Cho đến một ngày anh nhận được tin cha mình đã qua đời và để lại toàn bộ tài sản cho anh ta.

    Khi anh về đến căn nhà cũ xưa, sự buồn phiền và hối hận tràn ngập trong lòng chàng trai khi anh nhớ đến sự cư xử lạnh nhạt mà anh đã có với cha trước đây. Anh tìm đọc những giấy tờ quan trọng của cha mình và nhìn thấy cuốn sách “rèn nhân cách” vẫn còn nguyên vẹn trên bàn như ngày anh từ bỏ nó. Chàng trai mở cuốn sách ra, lật từng trang và thấy một bao thư được ép chặt trong đó. Anh đã nhẹ nhàng mở bao thư ra, và bỗng dưng nước mắt anh tuôn trào khi nhận ra đó chính là một chìa khóa xe hơi và tờ hóa đơn của chính chiếc xe mà anh ta yêu thích ngày trước. Tờ hóa đơn ghi đúng ngày anh ta tốt nghiệp với dòng chữ đã thanh toán đầy đủ…

    (Kể theo Sống đẹp)

    BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

    Trong cuộc sống của chúng ta không ai mà không mắc những sai lầm. Có những sai lầm thì sau đó được sửa chữa và trở nên bình thường. Nhưng có những sai lầm sau khi khắc phục rồi nó vẫn còn để lại “một vết sẹo” mà khó có thể phai mờ được.

    Theo tôi “vết sẹo” mà chúng ta đã gây ra đối với đấng sinh thành là đáng trách nhất. Như trong câu chuyện trên, chàng trai sau khi thức tỉnh đã vô cùng ân hận, nhưng người cha đã không còn nữa để anh ta làm một cái gì đó, dù chỉ là một lời xin lỗi...

    Trong cuộc sống, nhân cách là cái vô giá. Sống ngày nào thì ta phải rèn ngày ấy để nhân cách được tươi sáng hơn. Đó là những gì mà người cha ở câu chuyện trên muốn để lại cho đứa con trai của mình dù giàu hay nghèo thì “nhân cách vẫn là cái quý giá nhất của con người”.

    Tình cha mẹ đối với con cái tựa như biển trời lồng lộng, nhưng trong thực tế tình yêu thương của người mẹ dễ bộc lộ ra bên ngoài, còn tình thương của cha lại thường dấu sâu dưới đáy lòng, đôi khi làm người ta ngộ nhận.

    Đời sống hiện đại với các đặc điểm của nó đã khiến cho tình cảm của con cái đối với đấng sinh thành không còn “mặn mà” như trước nữa. Mê mải với cuộc mưu sinh, nhiều người đã thờ ơ đối với cha mẹ của mình, không nhớ về cội nguồn mà mình đã sinh ra và lớn lên!? Thật đáng chê!


    (Theo Giacngo của THANH SUNG)
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng tám 2008
  6. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    23- BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG

    Khi Tô Đông Pha đến Cô Châu ở Giang Bắc nhậm chức, ông thường qua lại đàm đạo với sư Phật Ấn trên chùa Kim Sơn ở bên kia sông. Một hôm, Tô Đông Pha làm được bài thơ Thiền tâm đắc bèn sai tiểu đồng sang sông gởi cho sư Phật Ấn xin ấn chứng. Thơ rằng :

    Kê thủ thiên trung thiên
    Hào quang chiếu đại thiên
    Bát phong xuy bất động
    Đoan tọa tử kim liên

    Dịch :
    Cúi đầu lạy đức Như Lai
    Hào quang rạng rỡ chiếu soi muôn trời
    Bát phong gào thét tơi bời
    Tòa sen Ngài vẫn mỉm cười ngồi yên.

    Sư Phật Ấn xem xong liền viết vào hai chữ, bảo tiểu đồng mang về.

    Tô Đông Pha chắc mẫm thế nào cũng được sư Phật Ấn khen ngợi về sự tinh tấn trong tham Thiền. Nhưng khi mở ra chỉ thất hai chữ :”Đồ thối” . Không dằn được nóng giận, ông liền kêu đò qua sông tìm sư Phật Ấn để hỏi cho ra lẽ.

    Sư Phật Ấn đã ra cổng chùa đón đợi sẵn. Tô Đông Pha vừa thấy sư liền lớn tiếng :”Ta với Thiền Sư là bằng hữu chi giao, thơ của ta, ông không khen thì thôi, cớ sao lại còn chửi mắng như vậy ?”.

    Phật Ấn giả như không hiểu chuyện gì, hỏi :”Ta chửi ông cái gì ?”

    Tô Đông Pha đưa hai chữ “Đồ thối” ra.

    Phật Ấn cả cười :” Chẳng phải ông đã nói là Bát phong xuy bất động à ? Sao Đồ thối còn vượt sông sang bên này ?”

    Tô Đông Pha không còn biết nói sao nữa.

    Người ta nói :

    Bát phong là tám thứ : Xưng, Cơ, Hủy, Dự, Lợi, Suy, Khổ, Lạc (khen ngợi, chê bai, hạ thấp, đề cao, lợi lộc, tổn hao, khổ não, vui vẻ). Đây là các trạng thái tình cảm thường thấy thường gặp trong cuộc sống con người, được nhà Phật xem như tám loại gió. Phật được tôn là Thiên Trung Thiên, Thánh Chi Thánh, tám thứ gió ấy chẳng hề làm Ngài xuy chuyển (Bát phong xuy bất động).

    Tô Đông Pha ca ngợi định lực ấy của Phật, và nghĩ rằng mình cũng đã đạt đến mức “Bát phong xuy bất động”. Sư Phật Ấn kiểm chứng bằng cách viết hai chữ “Đồ thối” (tức là chữ Suy trong Bát Phong). Kết qủa cho thấy “ Tô Đông Pha chưa thể đạt đến cảnh giới “Bát phong xuy bất động” !

    Cho hay, nói và tưởng thì dễ, nhưng làm thì thật khó.

    (Theo Chan Gushi của Ma Trí)
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng chín 2008
  7. HoangThienMinh

    HoangThienMinh Ban Cố Vấn

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    380
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    Có 1 lần Tô Đông Pha ngồi thiền rất nghiêm chỉnh. Tô Đông Pha hỏi Phật Ấn.
    " Ông thấy Ta ngồi thiền nhu thế nào? "

    Phật Ấn nói : " Ngài ngồi Thiền như 1 vị Phật ! "

    Tô Đông Pha nghe khen mình ngồi thiền như 1 vị Phật nên rất thích thú.

    Phật Ấn hòi lại Tô Đông Pha : " Vậy ngài thấy Tôi ngồi thiền như thế nào ?"

    Tô Đông Pha vẫn còn ấm úc về chuyện Phật Ấn gọi Tô Đông Pha là " Đồ Thối" lúc trưóc, nên đưoc dịp trả thù, Tô Đông Pha liền nói : "Ông ngồi thiền giống như 1 cục cức bò ".

    Phật Ấn chỉ mỉm cưòi.

    Khi về nhà, Tô Đông Pha khoái trí vô cùng, ông ta kể câu chuyện trên lại cho bà vợ nghe. Nghe xong câu chuyện, thì bà vợ nói với Tô Đông Pha ràng: " Ông lại thua nữa rồi!"
    Tô Đông Pha ngạc nhiên không hiểu.
    Bà vợ giải thích: " Chỉ có 1 vị Phật mới nhìn thấy tâm Phật của chúng sinh, vì vậy ngài mới nói là ông ngồi thiền giống như 1 vị Phật, còn ông thì có tâm như 1 cục cức bò nên ông mới nói ngài Phật Ấn ngồi thiền giống như 1 cục cức bò ".

    Tô Đông Pha nghe bà vợ giải thích xong thì khóc rống lên.

    ~_bighug
     
  8. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    24- Trăng trong thùng gỗ

    Thiên Đại là một thiếu nữ hết sức xinh đẹp. Nhiều người đến cầu hôn nhừng đều bị cô từ chối, bởi cô cảm thấy mình không có niềm đam mê với cuộc sống trần tục.

    Thiên Đại quyết định thí phát quy y (cắt tóc đi tu) nhưng không chùa nào dám nhận, vì cô qúa đẹp. Không còn cách nào khác, Thiên Đại bèn tự hủy họai dung nhan của mình. Khi ấy, cô mới được chấp nhận vào tu hành tại một ngôi chùa.

    Trải qua hơn 40 năm cần mẫn tu hành nhưng ni cô Thiên Đại vẫn không triệt ngộ. Một buổi tối nọ, trên đường đi gánh nước về, cô vừa đi vừa mải mê ngắm vầng trăng lung linh rực rỡ phản chiếu trong thùng nước. Đột nhiên, chiếc thùng đứt dây, rơi xuống phiến đá ven đường, vỡ đôi khiến nước đổ hết và vầng trăng kỳ ảo trong thùng nước phút chốc cũng tiêu tan. Ngay phút giây ấy, Thiên Đại chợt đại ngộ bèn có câu chứng đạo ca rằng :

    Thùng rơi, nước đổ trăng tan
    Đại thiên thế giới khởi nguồn từ Tâm.

    (Theo Chan Gushi của Ma Trí)
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng chín 2008
  9. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    25- TỰ ĐỘ

    Có anh nọ đang đi, chợt trời đổ mưa vội ghé vào hiên nhà bên đường để tránh. Khi ấy có một nhà sư trẻ cầm dù đi qua, người kia muốn chọc sư một phen, bèn gọi lớn : “Thiền sư ơi ! Phổ độ chúng sinh một chút được không ?”.

    Sư đáp :”Ta đang trong mưa, ngươi đang trong hiên; mà dưới hiên không ướt, cho nên ngươi không cần ta phải độ “.

    Anh nó lập tức chạy ra ngoài, đứng trong mưa và nói :”Bây giờ tôi cũng đang trong mưa, hãy độ tôi với !”

    Sư nói :”Ta đang trong mưa, ngươi cũng đang trong mưa; ta không bị ướt vì ta có dù, còn ngươi bị ướt vì ngươi không có dù. Cho nên không phải là ta độ ngươi, mà là cái dù độ ta. Ngươi muốn được độ, thì tìm ta làm gì ! Đi tìm dù của người đi !”.

    Nói xong sư tiếp tục đi. Để anh nọ ở lại bẽ bàng.
    (Theo Chan Gushi của Ma Trí)
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng chín 2008
  10. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    26 - Rùa & Cá

    Thuở xưa có con cá sống dưới hồ nước cùng với con rùa. Một hôm rùa dạo chơi trên mặt đất trở về, gặp cá liền kể:

    - Mấy hôm rày tôi đi một vòng trên đất khô.
    - Đất khô à, cá lấy làm ngạc nhiên. Bạn nói đất khô, vậy đất khô là gì? Đất mà làm sao khô được? Tôi chưa khi nào thấy bùn đất mà khô cả.
    Bẩm tánh ôn hòa, rùa nhỏ nhẹ đáp:
    - Bạn nghĩ như vậy cũng tốt. Nhưng kỳ thực, những nơi mà tôi đi qua mấy hôm rày là mặt đất khô khan.
    - Này bạn rùa, bạn nói rõ lại coi. Đất khô mà bạn nói ra làm sao, giống như cái gì? Nó có ẩm ướt không?
    - Không.
    - Đất khô có mát mẻ, êm dịu và dễ chịu không?
    - Không.
    - Đất khô có trong suốt và ánh sáng có rọi xuyên qua được không?
    - Không.
    - Đất khô có mềm mại để mình bơi lội trong ấy không?
    - Không.
    - Đất có di chuyển và trôi chảy thành dòng không?
    - Không.
    Cá rất bực mình với loạt trả lời không, không của rùa nhưng vẫn gặng hỏi.
    - Đất có nổi sóng và tan ra thành bọt không?
    - Không. Rùa thành thật trả lời.
    Cá bỗng nhiên cười lớn, lộ vẻ hân hoan của người thắng cuộc.
    - Tôi đã bảo rằng đất khô của bạn chỉ là hư vô, không có gì hết. Tôi hỏi và bạn đã xác nhận rằng đất khô là không. Không phải là gì hết thì là hư vô chứ còn gì.
    - Được, rùa đáp, tốt lắm. Này bạn cá, nếu bạn quả quyết rằng đất khô là hư vô, không có gì hết thì cứ tiếp tục nghĩ như thế. Thực ra, ai đã biết nước và đất liền rồi thì chắc chắn sẽ chê bạn là con cá dại dột, vì quả quyết rằng những gì mà mình không biết là hư vô, là không có gì hết.

    (Theo Truyện cổ Phật giáo)

    BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

    Tri thức thì vô cùng mà hiểu biết của chúng ta thì hạn hẹp. Trí tuệ vô ngã của bậc giác ngộ thì vô hạn mà tư duy hữu ngã của phàm phu thì giới hạn. Vì thế để hiểu, cảm thông và chia sẻ kinh nghiệm cũng như truyền trao tuệ giác cho nhau cũng không phải dễ dàng. Đó cũng là lý do vì sao trong một vài trường hợp Thế Tôn im lặng không trả lời và Lão Tử, bậc Thánh triết Trung Hoa cũng lạnh lùng "tri giả bất ngôn”.

    Người biết thì không nói. Vì sao? Vì nói ra chắc cũng trớ trêu như chuyện rùa với cá. Toàn bộ tri thức và kinh nghiệm của cá chỉ từ mặt nước trở xuống đáy hồ thì làm sao cá có thể khái niệm được chuyện trên hồ. Cái thấy biết của cá cũng không hơn ếch ngồi đáy giếng là bao, ấy vậy mà cá còn dương dương tự đắc chế giễu rùa là khoác lác, thậm chí là “mê tín dị đoan” nữa cũng không chừng.

    Khoa học hiện đại đã vén lên rất nhiều bức màn bí mật của thế giới tự nhiên. Nhân loại ngày nay sẽ không ngạc nhiên khi nghe kinh Phật nói "trong một bát nước có vô số vi trùng” hoặc "có vô số tinh cầu và thế giới trong vũ trụ bao la này”. Lại nữa, trạng thái vừa sóng vừa hạt của hạt quark mà ngành Vật lý Lượng tử phát hiện gần đây phải chăng là một cách trình bày khác của "sắc tức thị không” trong tuệ giác Bát Nhã. Thế nhưng những tuệ giác này được mấy ai thấu hiểu và sẻ chia khi Phật Thích Ca tuyên bố từ rất xa xưa.

    Đó là chưa đề cập đến vấn đề tâm linh khi buông xuống gánh nặng tri thức, lắng đọng tất cả suy tư, xả ly tất cả tham ái để tham thiền nhập định thâm sâu đến khai ngộ, tuệ giác bùng vỡ siêu việt tất cả các phạm trù tương đãi nhị nguyên. Với tâm thái của bậc giác ngộ, vượt lên tất cả sự thấy biết thông thường thì chúng ta không thể nào đem cái "tình phàm” hạn hẹp của mình để "lượng Thánh”. Và nhất là, càng không nên dựa vào uy quyền hay sự đồng thuận của số đông hoặc trong khi chờ kết quả đong đếm của khoa học mà vội vàng lên án, phủ nhận, kết tội những gì mình không thấy, không biết là không có, hư vô.

    Do vậy, thận trọng với những gì mình chưa hiểu biết trọn vẹn để tránh sự quy kết vội vàng là một thái độ khoa học và văn minh cần có trong các ứng xử hàng ngày. Nhất là trong lĩnh vực tâm linh thì càng nên thận trọng hơn. Bởi khi chưa giác ngộ hoàn toàn thì chúng ta chỉ là những "người mù sờ voi” hay như con cá tội nghiệp kia chỉ biết từ mặt nước trở xuống mà thôi.
    (Theo Giácngộ của THƯỜNG TÂM)
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng chín 2008
  11. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    27- TÂM ĐỘNG

    Sau khi được Ngũ tổ Hoàng Nhẫn trao y bát, Huệ Năng đi về Nam Hải. Lúc qua chùa Pháp Tính, gặp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết Bàn, sư ghé vào.

    Trong buổi giảng kinh, chợt lá cờ cắm trước cửa chùa bay phất phới. Một vị tăng kêu lên : “Cờ động”.

    Vị tăng bên cạnh cãi :”Đó là gió động”.

    Không ai chịu ai, tranh luận rất hăng. Huệ Năng đến gần hai vị tăng, lắng nghe một lát rồi từ tốn nói : “Không phải cờ động, cũng không phải gió động, mà là tâm của hai vị đang động”.

    Hai vị tăng nghe vậy, hốt nhiên đại ngộ.

    (Theo Chan Gushi của Ma Trí)
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười 2008
  12. SaoDem

    SaoDem New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    203
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    cám ơn bác Phuoc Duyen với những bài rất có ý nghĩa !!
     
  13. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    28- ĐẦY HAY CHƯA ?

    Một hôm có học tăng nọ nói với sư Vô Đức:”Sư Phụ, con cảm thấy tu học chỗ người đã đủ, bấy giờ con muốn xin được hành cước vân du”.

    – “Đủ rồi nghĩa là sao ?”.
    - “ Nghĩa là đầy rồi, không còn chỗ chứa nữa !”

    Sư Vô Đức chỉ chiếc bình bên cạnh bảo :”Trước khi đi, người hãy nhặt sỏi bỏ đầy chiếc bình này cho ta”.

    Học tăng vốc mấy vốc sỏi bỏ vào bình, mang đến cho sư phụ.

    Sư Vô Đức hỏi :”Đầy chưa ?”

    Học tăng : “Đầy rồi”

    Sư Vô Đức bèn vốc một nắm cát bỏ vào bình. Những hạt cát len lỏi xuống hết những khe hở giữa các viên sỏi”.

    Sư Vô Đức lại hỏi :”Đầy chưa”

    “Lần này qủa là đầy rồi !”. Học tăng khẳng định.

    Sư Vô Đức lại tiện tay cầm chung trà trên bàn đổ vào bình cát sỏi rồi tiếp tục hỏi :

    – “Đầy chưa ?”

    Học tăng im lặng, cuối cùng xin được ở lại học tiếp.

    (Theo Chan Gushi của Ma Trí)
     
  14. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    Bác kính mến,
    Cảm ơn bác đã sớm trở lại.
    Cháu chúc bác và gia đình một xuân mới hạnh phúc!
     
  15. Hoaquynh

    Hoaquynh Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng chín 2007
    Bài viết:
    103
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    29- XA & GẦN

    Xưa, có một ngôi làng tên cam Lộ nằm cách hoàng cung rất xa. Làng này có một dòng suối rất tuyệt, quanh năm nước luôn trong vắt, không bao giờ cạn, bất kể thời tiết thế nào, vị nước ngon đến nỗi uống một lần là nhớ đời.

    Bởi vậy trong một lần du ngoạn, nhà vua tình cờ uống được nước suối ấy, ông mê mẩn, và không chịu uống nước ở đâu khác. Thế là từ đó về sau vua truyền lệnh bắt dân làng ngày ngày phải thay nhau gánh nước suối mang đến cho ông dùng.

    Dân làng Cam Lộ không đông, lại phải luân phiên gánh nước, nếu cứ trường kỳ tải nước như vậy thì mệt chết được. Sức người chứ đâu phải sức trâu hay sức voi? Dần dần họ cảm thấy hết kham nổi. Thế là dân làng, người thì bỏ sang thì xứ khác sinh sống, người thì chạy trốn lánh nạn. Số người gánh nước ngày càng ít, cực nhọc lại tăng lên. Chỉ có trưởng thôn là không thể trốn đi đâu. Chịu hết nổi, ông đến hoàng cung rên rỉ với nhà vua:

    – Tâu bệ hạ! Do gánh nước quá cực khổ nên dân làng bỏ đi gần hết. Cứ kiểu này, e rằng về sau chẳng còn người gánh nước cho bệ hạ dùng.

    Vua nói:

    – Vậy… ông có kế gì cứu vãn tình hình này chăng? Trẫm không thể ngưng uống nước suối đó được!

    – Muôn tâu, do người trong thôn ngán đoạn dường dài thăm thẳm, thần nghĩ bệ hạ nên đổi lại, thâu ngắn đường từ làng tới cung xuống còn phân nửa thôi, khi dân làng thấy đường ngắn bớt, họ sẽ vui vẻ gánh nước cho bệ hạ dùng!

    – Khanh nói lạ chưa? Đường làm sao mà thâu ngắn được? Trẫm đâu phải thần?

    – Bệ hạ chỉ cần ghi vào bảng hướng dẫn cắm trên đường, cho biết là từ hoàng cung tới làng Cam Lộ chỉ có… gần mươi cây số thôi là được rồi ạ!

    Vua làm y lời, bản đồ các lộ trình khác trong nước đều giữ nguyên không đổi, riêng quãng đường làng Cam Lộ tới hoàng cung ghi ngắn hơn thực tế một nửa và tên làng còn được phong là Làng tuyệt vời.
    Bảng biểu đã lập, trưởng thôn họp dân lại thông báo:

    – Xin dân làng đừng bỏ đi nữa, làng ta được vinh phong là Làng tuyệt vời! Xem này, đường đi trong bản đồ đã được vua cho người đo ghi đàng hoàng, ngắn hơn ta tưởng nhiều, quý vị chịu khó gánh nước cho vua tiếp nhé.

    Dân làng nghe nói vậy bớt ngán, thêm việc làng được sắc phong khiến họ cảm thấy vinh dự. Những người ly hương quay về định cư lại, họ đều thấy rõ là đường đi đến hoàng cung hình như có ngắn và việc gánh nước trở nên nhẹ nhàng hơn xưa.

    (Phỏng theo Kinh Bách Dụ)

    BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

    Số đo được tính bằng thước tấc xem ra vẫn không bằng số đo của tâm lý. Cũng quãng đường dài đó, nếu đôi tình nhân cùng song hành, biết đi hết đường là phải xa nhau, họ sẽ thấy đường sao ngắn quá. Còn người tìm về nhà, tìm thân nhân, nôn nóng muốn mau đến, cũng đi trên con đường đó, họ sẽ thấy sao mà quá xa.

    Cũng một tình huống, một hoàn cảnh, nếu ta nhìn bằng cặp mắt bi quan thì sự việc sẽ thê lương, trọng đại. Nhưng nếu ta biết cách rút ngắn, giản lược mọi rắc rối, thì có thể chuyển đổi tình huống nặng nề thành nhẹ nhàng. Trong đời, có những cái khổ không thể tránh được, muốn mang nổi gánh nặng ấy vượt qua chặng đường đầy gian nan của cuộc đời, thì tâm tư phải an lạc. Con đường không thể rút ngắn, song sức mạnh tinh thần có thể làm giảm bớt khổ và rút ngắn nó.

    Như hai người bạn đi trên con đường dài, độ dài con đường không làm họ ngán vì trong lòng đang vui. Làng được vinh phong, cũng tiếp thêm niềm vui tinh thần cho người dân. Con đường vẫn thế, nhưng tâm lý phấn chấn đủ sức giúp họ vượt lên. Cho nên, số đo bằng thước tấc dù chuẩn xác xem ra vẫn thua số đo tâm lý, vì người vui cảnh cũng vui theo.

    Vì vậy mà mọi giáo pháp của các bậc Thánh hiền thường hướng dẫn việc an tâm. Tâm có an lạc thì mới đủ sức đương đầu với những khốn khó của cuộc đời. Điều quan trọng là, khi nhờ ai đó làm việc gì cho mình, công trạng họ phải được tôn vinh, tưởng thưởng và tri ân xứng đáng. Được vậy, họ mới giúp ta hết lòng, bằng không ta sẽ bị người lánh xa né tránh vì chỉ biết thụ hưởng mà không quan tâm đến những nhọc nhằn hy sinh mà người đã bỏ ra cho mình
    .
    (Theo Báo Gíac Ngộ của HẠNH ĐOAN)
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng hai 2009
  16. Hoaquynh

    Hoaquynh Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng chín 2007
    Bài viết:
    103
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    30- Sợi dây tình yêu

    Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.

    Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.

    Phật dừng lại, hỏi nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?"

    Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?"

    Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.

    Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.

    Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"

    Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"

    Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."

    Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày ngày nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.

    Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"

    Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi."

    Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!"

    Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.

    Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.

    Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

    Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?"

    Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?". Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.

    Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.

    Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.

    Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Nói đoạn rút gươm tự sát.

    Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.

    Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"

    Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

    Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...

    Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?

    "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

    Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.

    Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ.

    Nhưng để tiếp tục yêu một người thì luôn phải cố gắng.

    (Sưu tầm)
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng tư 2009
  17. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    31- NIỀM VUI CUỘC SỐNG

    Một hôm có ba tín đồ đến gặp sư Vô Đức hỏi :

    – “Người ta nói Phật giáo có thể giải trừ đau khổ của con người, nhưng chúng tôi theo đạo Phật đã nhiều năm mà chẳng cảm thấy vui vẻ gì cả, như vậy là sao ?.”

    Sư Vô Đức nói : “Muốn vui vẻ thì có khó gì ! Nhưng trước tiên các ông thử nói cho ta biết xem, rằng vì sao các ông phải sống ?”.

    Người thứ nhất nói :”Con người ai cũng phải chết cái chết thật đáng sợ, tôi không muốn chết, cho nên tôi phải sống “

    Người thứ hai nói :”Tôi phải sống và ra sức làm việc để khi già cả có cái mà hưởng thụ và cho con cháu được nhờ”.

    Người thứ ba nói : “Tôi phải sống, nếu không thì ai nuôi cả nhà tôi ?”

    Sư Vô Đức nói :”Như vậy chẳng trách các ông không thấy niềm vui trong cuộc sống. Các ông chỉ nghĩ đến cái chết, già cả và lao động khổ nhọc mà không có lý tưởng, không có niềm tin, không có trách nhiệm. Cuộc sống mà thiếu lý tưởng, niềm tin và trách nhiệm thì mệt mỏi và đáng chán là phải rồi !”

    Ba tín đồ nói : “Ba điều ấy nói thì có vẻ rất hay, nhưng đâu có dễ như ăn cơm được !”.

    Sư Vô Đức nói :”Vậy thì theo các ông, cuộc sống thế nào mới vui sướng ?”

    Người thứ nhất :”Phải có Danh vọng !”

    Người thứ hai : “Phải có Tính yêu !”

    Người thứ ba : ”Phải có Tiền bạc !”

    Sư Vô Đức lại nói “Vậy ta hỏi các ông : tại sao có người có danh vọng nhưng rất buồn chán ? Có người có tình yêu sao vẫn đau khổ ? Có người có tiền bạc sao vẫn lo âu ?”

    Ba tín đố không ai biết trả lời sao.

    Sư Vô Đức tiếp : “Lý tưởng, niềm tin và trách nhiệm không phải là những lời nói suông, mà chúng phải được thể hiện ngay trong cuộc sống mỗi người từng giờ từng phút. Các ông phải thay đổi quan niệm, thái độ về cuộc sống thì cuộc sống của các ông mới thay đổi được. Danh vọng phải phục vụ cho mọi người, vậy mới vui; tình yêu phải hiến dâng cho kẻ khác, vậy mới có ý nghĩa; tiền bạc phải giúp đỡ người nghèo khó, vậy mới có giá trị. Đó là niềm vui chân chính của cuộc sống con người”

    (Theo Chan Gushi của Ma Trí)
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng năm 2009
  18. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    32- NGƯỜI MÙ CẦM ĐÈN ĐI ĐÊM

    Một tăng nhân đi đêm, thấy có người cầm đèn lồng đi ngược về phía mình. Lúc đến gần, vị tăng mới phát hiện người cầm đèn kia bị mù.

    Vị tăng cảm thấy kỳ lạ, bèn hỏi : “ Người là một người mù, sao còn cầm đèn làm gì?. Định cho người ta lầm tưởng mình không bị mù sao ?”

    Người mù nói :”Không phải, tôi nghe người ta nói những kẻ đi đêm đều không thấy gì giống như tôi đây, cho nên mỗi lần đi đêm tôi đều cầm đèn theo”.

    Vị tăng lại hỏi :” Thì ra ngươi vì người khác, thật là tốt bụng !”

    Người mù trả lời :”Không, chẳng qua tôi cũng vì mình mà thôi !”

    Vị tăng ngạc nhiên hỏi : “Tại sao ?”

    Người mù :”Ngài có từng bị người khác đụng phải khi đi đêm chưa ?”

    Vị tăng đáp :”Có chứ, vừa rồi ta bị một người vô ý đụng phải đấy”

    Người mù nói :”Tôi là người mù, không thấy gì cả. Nhưng xưa nay tôi chưa từng bị ai đụng. Tôi cầm đèn là để soi sáng cho người ta, mà cũng là để người ta nhìn thấy tôi”.

    Vị tăng cảm thán hồi lâu.

    Người mù lại nói :”Một người không thể nhìn thấy người khác, nhưng anh ta có thể khiến người khác nhìn thấy mình. Như vậy, so với chuyện cả hai bên đều không thấy nhau, chẳng tốt hơn hay sao ?.

    Vị tăng kinh ngạc :”Ta bôn ba khổ sở đi tìm Phật, không hay rằng Phật đang ở trước mặt mình !”

    (Theo Chan Gushi của Ma Trí)
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng sáu 2009
  19. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    33- NGỤ NGÔN CỦA PHẬT

    Trong một lần thuyết pháp, Phật kể :

    “Có anh lái buôn giàu có nọ lấy được bốn cô vợ. Cô thứ nhất nhanh nhẹn đáng yêu, lúc nào cũng ở bên chồng như hình với bóng. Cô thứ hai là một mỹ nhân, anh lái buôn dùng tiền để mua về. Cô thứ ba tận tình lo những chuyện vặt vãnh trong nhà để chồng yên tâm làm ăn. Cô thứ tư tháo vát, đảm đang, lo toan mọi việc, nhưng anh chồng gần như quên mất sự tồn tại của cô “.

    Lần nọ, anh lái buôn chuẩn bị đi xa, bèn quyết định chọn một người đi theo mình. Cô thứ nhất nói : “Anh hãy đi một mình, tôi không thể theo hầu hạ anh được”. Cô thứ hai nói :”Tôi bị ép buộc lấy anh, chứ có thật lòng yêu anh đâu !”. Cô thứ ba nói :”Tôi tuy là vợ anh nhưng không thể dầm mưa dãi nắng nơi đất khách quê người cùng anh được; vì tình nghĩa vợ chồng, tôi chỉ có thể tiễn anh một quãng thôi”. Cô thứ tư nói :”Tôi là vợ anh, anh đi đâu, tôi theo đó”. Thế là anh lái buôn dẫn cô vợ thứ tư đi”.

    Kể xong câu chuyện, Phật giảng giải :

    – “Anh lái buôn cũng như các ngươi. Người vợ thứ nhất chỉ nhục thể của các ngươi; khi các ngươi sống, nó gắn liền với thân thể các ngươi, nhưng khi các ngươi chết, nó cũng rời xa các ngươi. Người vợ thứ hai chỉ gia tài, sản nghiệp của các ngươi; khi chết, các ngươi cũng không thể mang nó theo được. Người vợ thứ ba chỉ vợ con các ngươi; khi các ngươi sống, họ gần gũi với các ngươi, còn khi các ngươi chết, cũng cách chia đôi đường. Người vợ thứ tư chĩ tự tính của các ngươi; lúc bình thường các ngươi không để ý đến sự tồn tại của nó, nhưng nó thực sự là cái vĩnh viễn gắn liền và đi theo các ngươi suốt cả cuộc đời”.

    (Theo Chan Gushi của Ma Trí)
     
  20. Hoaquynh

    Hoaquynh Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng chín 2007
    Bài viết:
    103
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    34- Đối thoại giữa NGƯỜI & PHẬT về ngoại tình !

    Ðêm khuya, trong một ngôi đền, một Người một Phật, Phật ngồi người đứng...

    Người : Thưa Ðức Phật thánh minh, con là một người đã có vợ, con hiện đang yêu say đắm một người đàn bà khác, con thật không biết nên làm thế nào.

    Phật : Con có thể xác định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng duy nhất trong cuộc đời con không?

    Người : Thưa vâng.

    Phật : Con ly hôn, sau đó lấy cô ấy.

    Người : Nhưng vợ con hiện nay dịu dàng , lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có phần tàn nhẫn không, có mất đạo đức không, thưa Ðức Phật?

    Phật : Trong hôn nhân không có tình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức.Con hiện giờ đã yêu người khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.

    Người : Nhưng vợ con rất yêu con, quả thật yêu con lắm, thưa Ðức Phật.

    Phật : Vậy thì vợ con hạnh phúc.

    Người : Sau khi con chia tay vợ lấy người khác,vợ con sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc, thưa Ðức Phật?

    Phật : Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi tình yêu đối với vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau khổ, cho nên người đau khổ là con.

    Người : Nhưng con cắt đứt vợ, sau đó cưới nguời khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mới là người đau khổ.

    Phật : Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu thực sự của vợ con sẽ tiếp nối sang một người khác, bởi vì tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ con mới hạnh phúc, con mới là người đau khổ.

    Người : Vợ con đã từng nói, kiếp này chỉ yêu một mình con, cô ấy sẽ không yêu ai khác.

    Phật : Con cũng đã từng nói thế phải không?

    Người : Con...con...con...

    Phật : Bây giờ con nhìn ba ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?

    Người : Quả thật con không biết, hình như đều sáng như nhau.

    Phật : Ba ngọn nến ví như ba người đàn bà, một ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Ðông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu...Ngay đến một trong ba ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không tìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?

    Người : Con...con...con...

    Phật : Bây giờ con cầm một cây nến đặt ở trước mắt, để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?

    Người : Ðương nhiên ngọn trước mắt này sáng nhất.

    Phật : Bây giờ con đặt nó về chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất.

    Người : Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nến nào sáng nhất.

    Phật : Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, tình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất, khi con để nó về chỗ cũ, con lại không tìm được một chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.

    Người : Ồ, con hiểu rồi, không phải Ðức Phật bảo con phải ly hôn với vợ, Ðức Phật đang niệm chú làm cho con ngộ đạo.

    Phật : Nhìn thấu sẽ không nói trắng ra, con đi đi!

    Người : Bây giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay , thưa Ðức Phật.

    (Sưu tầm)
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng tám 2009

Chia sẻ trang này