Những câu chuyện về THIỀN

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Phuocduyen, 18 Tháng mười hai 2007.

  1. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    35- THẤY

    Có một tăng nhân hỏi sư Duy Khoan : “Đạo ở chỗ nào ?”

    Sư Duy Khoan : Ở ngay trước mặt ngươi”

    Tăng nhân ngạc nhiên : “Vậy sao tôi không thấy ?”

    Sư Duy Khoan :”Bởi vì tự ngã của người che lấp khiến ngươi không nhìn thấy !”

    Tăng nhân lại hỏi :”Tôi không thể phá bỏ được cái tâm tự ngã của mình nên tôi không thấy, vậy còn ngài có thấy không ?”.

    Sư Duy Khoan :”Vì tự ngã của ngươi cũng khiến ta khởi tâm động niệm, cho nên ta cũng không thấy”.

    Tăng nhân vẫn không hiểu, hỏi :”Nếu không có ngài, không có tôi, vậy có thể thấy được đạo không ?”

    Sư Duy Khoan hỏi lại :”Đã không có ta, không có ngươi, thì còn thấy cái gì ?” ~_nottalk

    (Theo Chan Gushi của Ma Trí)
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng tám 2009
  2. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    36- Chân Tâm

    Có một cư sĩ nghe danh vị cao tăng nọ, bèn tìm tới tham vấn. Hai người gặp nhau chuyện trò rất tương đắc. Đến bữa trưa, chú tiểu trong chùa của cao tăng dọn ra hai đĩa cơm, một lớn một nhỏ, mời hai người.

    Vị cao tăng nọ bèn đẩy đĩa cơm lớn đến trước mặt cư sĩ vừa nói :

    – “Người dùng đĩa lớn đi”.

    Theo lẽ thường thì vị cư sĩ kia sẽ đẩy đĩa lớn nhường lại cho vị cao tăng để tỏ lòng kính trọng, nhưng vị cư sĩ này lại không làm thế mà cứ điềm nhiên ăn. Vị cao tăng thấy vậy không khỏi nhíu mày, nghĩ bụng : ”Ta cứ tưởng hắn tuệ căn bất phàm, ai ngờ ngay cả lễ nghĩa thông thường mà hắn cũng không biết !”.

    Cư sĩ ăn xong, thấy vị cao tăng vẫn chưa động đũa mà vẻ mặt có vẻ không vui, bèn cười hỏi :

    - “Sao ngài không ăn”.

    Vị cao tăng không trả lời. Cư sĩ lại cười, tiếp :


    - ”Tôi đang đói nên chỉ lo ăn mà quên mất cả chuyện kính nhường ngài. Nếu tôi nhường đĩa lớn, ngài đã nhường cho tôi thì đó không phải là bản ý của tôi. Mà đã không phải là bản ý của tôi thì tôi phải làm như vậy làm gì ? Tôi muốn hỏi ngài rằng ngài nhường cho tôi với mục đích gì ?”

    Vị cao tăng nói : - “Thì để ngươi ăn !”

    Cư sĩ lại nói : “Nếu vậy thì ngài ăn cũng là ăn, mà tôi ăn cũng là ăn, hà tất ngài phải nhường cho tôi ! Chẳng lẽ ngài nhường đĩa lớn cho tôi không phải xuất phát từ CHÂN TÂM ? Nếu không xuất phát từ CHÂN TÂM thì tại sao ngài còn làm vậy ?”

    Cao tăng nghe tới đó bỗng tỉnh ngộ, bèn xấu hổ cáo lui.

    (Theo Chan Gushi của Ma Trí)
     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng chín 2009
  3. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    37- Lớn & Nhỏ

    Có một Phật tử tìm sư Vô Đức hỏi :

    – “Cùng là một trái tim mà sao lúc thì nó lớn, lúc thì nó nhỏ ?.”

    Sư Vô Đức không trả lời trực tiếp mà nói :

    – “Người hãy nhắm mắt lại và xây một tòa lâu đài bằng tưởng tượng đi”

    Phật tử nhắm mắt lại, lát sau nói : “Xây xong rồi !”

    Sư Vô Đức lại nói :

    – ”Bây giờ ngươi hãy nhắm mắt lại và tạo ra một sợi lông bằng tưởng tượng đi”

    Phật tử làm theo, lát sau lại nói :

    – Sợi lông đã thành hình”.

    Lúc bấy giờ sư Vô Đức hỏi :

    – “Khi xây tòa lâu đài, ngươi chỉ dùng tâm của người thôi hay còn mượn tâm của người khác nữa ?”

    Phật tử :” Chỉ dùng tâm của tôi”.

    Sư Vô Đức lại hỏi : “Vậy khi người tạo sợi lông, ngươi chỉ dùng một phần hay dùng toàn bộ tâm của người ?”

    Phật tử : “Dùng toàn tâm !”.

    Sư Vô Đức cười :

    – “Người xây một tòa lâu đài nguy nga đồ sộ cũng chỉ dùng một cái tâm, mà người tạo ra sợi lông tí tẹo cũng chỉ dùng cái tâm đó. Như thế nghĩa rằng tâm ngươi có khi lớn mà cũng có khi nhỏ là vậy”.

    (Theo Chan Gushi của Ma Trí)
     
  4. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    38 - TÁCH TRÀ

    Nan-in là một thiền sư Nhật sống vào thời đại Minh Trị (1868-1912). Ngày kia, ngài tiếp một giáo sư đại học đến tham vấn về thiền.

    Thiền sư rót trà mời khách. Ngài rót đầy tách trà của khách rồi nhưng vẫn tiếp tục rót.

    Vị giáo sư ngồi nhìn nước trong tách trà tràn ra mãi, cho đến khi không dằn lòng được nữa phải kêu lên :

    “Đầy qúa rồi, không thể rót thêm vào được nữa !”

    Thiền sư nói :”Cũng giống như tách trà này, trong lòng ông đang chứa đầy những quan điểm và định kiến. Làm sao tôi có thể trình bày với ông về thiền nếu như trước tiên ông không làm trống cái tách của ông đi ?”

    Lời bình :

    Mỗi chúng ta đều có một tách trà, và phần lớn là những cái tách đã đầy ắp. Vì thế, qúa trình tiếp thu mỗi một tư tưởng mới thường bao giờ cũng là sự đối chọi, xung đột và tranh chấp với các tư tưởng cũ, chen chúc nhau trong một tâm thức ngày càng thu hẹp.

    Thiền không chấp nhận tiến trình này. Các thiền sư không bao giờ tranh biện hay thuyết phục người khác tin theo mình. Họ chỉ giản dị sống và thể hiện thiền qua chính cuộc sống. Vì thế, sẽ không có bất cứ phương cách nào để bạn tiếp nhận thiền trừ phi bạn buông bỏ những quan điểm, định kiến sẵn có. Khi tách trà của bạn đã được làm trống, tâm thức bạn sẽ tự nhiên rộng mở và dòng nước thiền cũng tự nó dạt dào tuôn chảy. Tách trà ấy tự nó có thể chứa đựng cả ba ngàn đại thiên thế giới !

    (Trích từ Gõ Cửa Thiền của Nguyễn Minh)
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng mười một 2009
  5. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    39- Chẳng thể thay thế

    Thiền sư Đạo Khiêm cùng với bạn thân là Tông Viên kết bạn hành khước đi tham vấn (thưa hỏi đạo lý). Trên đường đi do Tông Viên mệt mỏi kham trèo non lội suối, do vậy ba phen mấy lần lên tiếng than thở muốn trở về.

    Đạo Khiêm đến an ủi rồi nói : “Chúng ta đã phát tâm đi ra ngoài tham học, phải lặn lội đi cho hết con đường xa thế này. Hiện tại đã đi được nửa đường mà muốn bỏ trở về, thật đáng tiếc. Thế này nhé, kể từ hôm nay, trên đường đi, nếu như việc nào tôi có thể làm giúp ông được, tôi nhất định làm thay nhọc cho ông. Nhưng chỉ có năm vấn đề tôi không giúp ông được”.

    Tông viên hỏi rằng : “Ấy là năm vấn đề gì”

    Đạo Khiêm nói một cách thật, tự nhiên rằng :”Mặc áo, ăn cơm, đại tiện, tiểu tiện, và chính ông phải đi hết con đường này”.

    Lời nói của Đạo Khiêm làm cho Tông Viên ngay đó đại ngộ. Kể từ đây lại chẳng dám than thở khó khổ nữa.

    * Lời bình :

    Ngạn ngữ nói : “Vàng ròng tuỳ theo nước triều lên, ông cũng phải nên nhanh tay vớt !” Trên thế gian chẳng có việc gì không trải lao nhọc mà đạt được thành tựu. Lầu cao vạn thước bắt đầu xây từ mặt đất, vạn dậm đường đi khởi đầu từ bước thứ nhất. Sanh tử phiền não, chẳng ai có thể thay thế được một chút phần nhỏ nhoi, tất cả đều phải nương vào chính mình đấy !”

    (Theo Những Giai thoại Thiền của Thích Tuệ Thông)
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười một 2009
  6. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    40- TRIỆU CHÂU KHAI THỊ

    1- Có một nữ ni tìm đại sư Triệu Châu hỏi : “Ý chỉ huyền bí nhất của nhà Phật là gì ?”

    Sư Triệu Châu đưa tay ra vuốt má nữ ni rồi nói : “Là thế này !”

    Nư ni đỏ mặt giận dữ : “Không ngờ trong lòng ông vẫn còn như vậy”.

    Sư Triệu Châu :”Không, đó là bởi trong lòng người vẫn còn như vậy !”.

    2- Có một học tăng hỏi sư Triệu Châu :

    – “Chó có Phật tính không ?”

    Sư Triệu Châu : “Không !”

    Học tăng :”Sao tôi nghe nói từ chư Phật cho đến con sâu cái kiến đều có Phật tính, vậy cớ gì chó lại không ?”

    Sư Triệu Châu : “Vì nó còn nghiệp thức”.

    Một học tăng khác hỏi :

    – Chó có Phật tính không ?”

    Sư Triệu Châu : “Có”.

    Học tăng :”Nếu có, sao nó phải mang kiếp chó ?”

    Sư Triệu Châu :”Vì nó đã biết rõ mà còn phạm !”

    3- Một hôm, tình cờ sư Triệu Châu thấy Văn Viễn (là thị giả của ông) đang lạy Phật, sư bèn phang cho một gậy và hỏi :

    – Ngươi đang làm gì đó ?”

    Văn viễn :”Con đang lạy Phật”.

    Sư Triệu Châu : “Lạy Phật làm gì ?”

    – Lạy Phật là lạy Phật, đó là một hảo sự mà !”

    Sư Triệu Châu thân ái nói :

    – " Hảo sự không bằng vô sự “

    (Sưu Tầm)
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng mười hai 2009
  7. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    41- KHÔNG XA PHẬT TÁNH

    Một sinh viên đến viếng Gasan và hỏi : “Thầy đã đọc Thánh kinh Ky Tô chưa?”

    Gasan bảo : “Chưa. Hãy đọc tôi nghe.”

    Sinh viên mở Thánh Kinh ra và đọc sách Thánh Matthew: “Còn phần quần áo, các ngươi lo lắng làm chi, hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào. Chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; nhưng ta phán cùng các ngươi, dẫu Vua Salomon sang trọng đến đâu cũng không mặc được áo tốt như một hoa nào trong giống đó. Vậy chớ lo lắng chi ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai.” Gasan nói “Ai nói những lời đó, tôi cho là một người đã giác ngộ.” (Lời vừa rồi là lời của Chúa Jesu.)

    Sinh viên đọc tiếp “Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ sẽ mở. Bởi vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì được mở.”

    Gasan phê bình “Thật là tuyệt! Ai nói điều đó không xa Phật tánh.”

    Câu chuyện này ngắn, mà nó có mấy ý. Thứ nhất là chúng ta đừng tưởng sự giác ngộ chỉ có trong đạo Phật, hoặc là chỉ có trong Thiền Tông mà nó có thể có nơi bất cứ một người nào đã đi đúng hướng, dù ở thời gian nào, hoặc không gian nào. Câu chuyện này dạy cho chúng ta đừng có chủ quan, đừng có độc tôn. Tại vì có nhiều người theo đạo Phật, nhưng có quan niệm độc tôn, cực đoan; cho rằng chỉ có đạo Phật mới có giải thoát giác ngộ; còn các tôn giáo khác không có. Đây là sự hiểu lầm.

    Qua câu chuyện này ta thấy chính một Thiền sư, không biết gì về Thánh kinh, Phúc Âm, không biết gì về Chúa; chỉ nghe đọc một vài lời đã khen “Ai nói được những lời này, tôi cho là một người đã giác ngộ. Ai nói những điều đó không xa Phật tánh.”

    Như vậy, nội dung của lời nói đó là nói đến sự tự tại. Mình sống tràn đầy trong từng giờ từng phút, đừng quá ưu tư lo lắng. Còn cái gì với cái tâm lòng thành, ai xin sẽ được, ai tìm sẽ được, ai gõ sẽ mở. Khi mình hướng về sự giác ngộ với tấm lòng thành, thì kết quả sẽ đến, dù nhanh hay chậm.

    Nội dung là như vậy. Nhưng cái quan trọng của câu chuyện này muốn nói là, mình đừng có phân biệt tôn giáo. Bởi vì giá trị của chân lý nằm bàng bạc khắp nơi, sự giác ngộ có thể xuất hiện từ bất cứ một con người nào, nếu người đó đúng. Và nếu nó xuất hiện như vậy, thì chúng ta đều phải có lòng kính trọng.


    (Trích từ tác phẩm “Góp nhặt cát đá”)
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng ba 2010
  8. h4l1forever

    h4l1forever New Member

    Tham gia ngày:
    9 Tháng tư 2010
    Bài viết:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    xin cám ơn rất nhiều. Sau khi đọc những câu chuyện trên, mình thấy thật nhẹ nhành thư thái. Mong mọi người hạnh phúc an bình.
     
  9. Thiên Khoa

    Thiên Khoa New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    31
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Những câu chuyện về THIỀN

    42- Những chiếc đinh

    Một cậu bé nọ có tính rất xấu là rất hay nổi nóng. Môt hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu :

    – “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ”.

    Ngày đầu tiên cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu bé đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.

    Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo :

    – “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào”.

    Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ông nhỏ nhẹ nói với cậu :

    “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa. Nếu con nói điều gì trong cơn nóng giận, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi.

    Con hãy nhớ : vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác”.

    (Sưu tầm)
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng tư 2010

Chia sẻ trang này