Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

Thảo luận trong 'Kiến thức về Tứ trụ (Tử Bình)-Tài là nguồn sống, a' bắt đầu bởi ChanThuyen, 16 Tháng tư 2009.

  1. ChanThuyen

    ChanThuyen New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng một 2009
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    05. Nguyệt lệnh Thất sát nhi Sát Thân câu cường, đương vi hắc đầu Tể tướng.

    (Nguyệt lệnh Thất sát cách mà Sát và Thân đều vượng, ví như đầu còn xanh mà làm đến Tể tướng.)
    Chú thích: "nguyệt lệnh Thất sát " là chỉ nguyệt trụ Thất sát cách. "Sát thân câu cường" là chỉ Nhật can và thất sát, hai "vị tướng quân" đều mạnh. Như: nguyệt trụ Canh thân, Canh Lâm quan tại "thân" còn Nhật trụ Giáp dần, "Giáp" Lâm quan tại "dần". Cả hai can ngày và tháng đều tọa vị trí "Lâm quan", nên viết "câu cường". "Hắc đầu tể tướng" chỉ tóc trên đầu chưa biến thành trắng, cả câu ý nói trung niên đã phát đạt.
     
  2. dinhman_kt

    dinhman_kt New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng ba 2009
    Bài viết:
    74
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Góp thêm ý!!

    Tôi thấy hãnh diện vì diễn đàn có chân thuyên độ lượng,Nhiệt tình chịu khó vì mọi người.Khâm phục!!!
    .Tôi sẽ nghiên cứu tứ trụ theo cách bình dân của mình, rút ra điều gì cũng sẽ thông báo rộng rãi.Có nhiều người như vậy học thuật mới phát huy, sẽ có nhiều người được giúp!
    Tôi đã từng đọc qua tài liệu về lục hợp,đồng can,đồng chi tại mệnh theo dạng bài phú rất hay.Tiếc rằng đã thất lạc.Cũng có ý như chân thuyên dịch nhưng mổi bài đến hơn mười câu nói rõ từng trường hợp cụ thể can chi tứ trụ phối hợp khi can lục hợp là sao,đồng can 2,3 loại gì là sao,.....Tạo thành thông tin dự đoán rất chuẩn theo kiểu trường hợp đặc biệt.Không biết mọi người có ai còn có các bài phú này...Rất hay.!
     
  3. Apollo

    Apollo Guest

    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    Chân Thuyên chẳng khác nào thầy ta vậy! ~_coffee
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng năm 2009
  4. hoason

    hoason Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng ba 2009
    Bài viết:
    44
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    Cho em theo học tử bình với các sư phụ ơi.
    :-bd
     
  5. ChanThuyen

    ChanThuyen New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng một 2009
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    6. Thời thượng Thiên tài , nhi Tài mệnh tịnh vượng , tu xuất bạch ốc Công khanh.

    (Người có trụ giờ Thiên tài cách, mà Tài mệnh đều vượng , xuất thân bần hàn bỗng chốc mà nên tam công cửu khanh.)


    Chú thích:

    "Thời thượng thiên tài"
    , chỉ trụ giờ Thiên tài cách .

    Như : Ất mão , Mậu dần , Bính tuất , Canh thân .

    Nguyệt chi là dần , cũng là vị trí Trường sinh của Nhật can. Chi giờ là thân , là can giờ Thiên tài tọa vị trí Lâm quan . Thiên tài vượng, Nhật can cũng cường. Viết : "Tài Mệnh tịnh vượng" . Chủ kẻ sĩ tay trắng làm nên.


    (Ví dụ này bất hợp lý, ngày Bính tuất ko có giờ Canh thân, chỉ có giờ Bính thân. Có lẽ tác giả bình chú chỉ lấy ví dụ giả sử để làm rõ câu phú mà ko để ý logic)









    7. Kiến lộc , Tọa lộc hoặc Quy lộc , ngộ "Tài, Quan, Ấn thụ" , chủ phú quý trường niên.

    (Các cách Kiến lộc, Tọa lộc hoặc Quy lộc, gặp được "Tài, Quan, Ấn thụ", chủ phú quý quanh năm (lâu dài).)


    Chú thích:

    Kiến lộc là chi tháng Lâm quan, Thiên Can gặp "Tài Quan Ấn" còn Địa Chi là Lâm Quan, Thiên Can ngộ "Tài, Quan, Ấn" chính là cái ý ấy, nhưng cũng không nhất định mỗi Nhật Can đều ở vị trí Lâm Quan, đều có thể gặp được "Tài, Quan, hay Ấn".

    Như: ngày Giáp gặp tháng Mậu Dần, là ngộ Thiên tài; Ất nhật gặp tháng Kỷ Mão, ngộ Thiên tài; Bính nhật kiến tháng Tân Tị, là Chánh Tài; Bính nhật kiến Quý Tị nguyệt, là gặp Chánh Quan, v.v... việc Lâm Quan Thiên Can có gặp được "Tài, Quan, Ấn" hay không, chỉ cần tra trong bảng Thiên can Nhật chủ với lục thần là rõ, nếu như quả Địa chi Lâm quan, Thiên Can đồng trụ là "Tài, Quan, Ấn", đều chủ cát tường. Quy lộc là chỉ trụ giờ : ý nói trụ giờ Lâm Quan, Thiên Can là "Tài, Quan, hoặc Ấn".






    8. Nguyệt Nhận nhật Nhận cập thời Nhận , phùng Quan Sát vinh thần , công danh cái thế.
    (Thân cường phương khả)

    (Trụ tháng, ngày hay giờ là Dương Nhận, phùng Quan sát là rất tốt, công danh ít ai bì. (Thân cường mới được như vậy)



    Chú thích:

    "Nhận", chính là Dương nhận, cũng chính là vị trí Đế Vượng của Nhật Can, nếu mà chỉ xưng là "Nhận", thời chẳng phân biệt được Nhật Can là âm Can hoặc dương Can, phàm Địa Chi ngộ Đế Vượng đều có thể xưng là "Nhận".

    - Nhật can Giáp, Địa Chi mão là Nhận, dụng sát. Nhật Can Ất, Địa Chi dần là Nhận, dụng Quan.

    - Nhật Can Bính, Địa Chi ngọ là Nhận, dụng sát. Nhật Can Đinh, Địa Chi tị là Nhận, dụng Quan.

    - Nhật Can Mậu, Địa Chi ngọ là Nhận, dụng sát. Nhật Can Kỷ, Địa Chi tị là Nhận, dụng Quan.

    - Nhật Can Canh, Địa Chi dậu là Nhận, dụng sát. Nhật Can Tân, Địa Chi thân là Nhận, dụng Quan.

    - Nhật Can Nhâm, Địa Chi tý là Nhận, dụng sát. Nhật Can Quý, Địa Chi hợi là Nhận, dụng Quan.


    Nếu xưng là "Dương Nhận",
    từ "Dương" (quá, lấn) tức là cách gọi giản lược của (âm) "Dương", chính là chỉ vị trí Đế Vượng của 5 Can dương.


    - Nhật Can Giáp, Địa Chi mão là dương Nhận, hỉ Thất Sát.

    - Nhật Can Bính, Địa Chi ngọ là dương Nhận, hỉ Thất Sát.

    - Nhật Can Mậu, Địa Chi ngọ là dương Nhận, hỉ Thất Sát.

    - Nhật Can Canh, Địa Chi dậu là dương Nhận, hỉ Thất Sát.

    - Nhật Can Nhâm, Địa Chi tý là dương Nhận, hỉ Thất Sát.

    Như:

    Trụ tháng xxx Mão, trụ ngày Giáp xxx, chi tháng mão là "nguyệt Nhận".

    Nhật trụ Bính Ngọ, chi ngày ngọ là "nhật Nhận".

    Nhật trụ Canh xxx, trụ giờ xxx Dậu, chi giờ dậu là "thời Nhận".

    Nguyệt Nhận, nhật Nhận, cùng thời Nhận đều thích gặp "Quan Sát", tức Chánh quan, Thất sát. bất quá thì giữa "Quan, Sát" có khác nhau 1 chút, nếu mà Nhật chủ là Dương nhận của 5 dương Can (như bảng trên), thì phải cần "Thất Sát", còn Chánh quan thì ngược lại không thể có được một cách cục hoàn mỹ, nếu mà 5 âm Can thì có thể dụng Quan.


    - Nhật Can Ất, Địa Chi dần là dương Nhận, hỉ Chánh quan.

    - Nhật Can Đinh, Địa Chi tị là dương Nhận, hỉ Chánh quan.

    - Nhật Can Kỷ, Địa Chi tị là dương Nhận, hỉ Chánh quan.

    - Nhật Can Tân, Địa Chi thân là dương Nhận, hỉ Chánh quan.

    - Nhật Can Quý, Địa Chi hợi là dương Nhận, hỉ Chánh quan.

    Năm âm Can thấy Địa chi (có bốn Chi) Đế Vượng, thì có người gọi là "Âm Nhận", có người lại không chú trọng "Âm Nhận", theo thời đại tác phẩm Minh Thông phú lúc bấy giờ thì quan điểm Mệnh Lý lấy vị trí "Đế Vượng" đều gọi là "Nhận", bất quá ở Thiên can phối hợp thì hễ có Nhận dương Can thì hỉ "Thất Sát", Nhận âm Can thì hỉ "Chánh quan". Bởi vì bất luận Nhật can là âm Can hay dương Can, Địa chi ngộ "Đế Vượng" thì đều là nơi Nhật can cực vượng, khi Nhật can cực vượng nhất định phải lấy "Quan, Sát" chế phục nó, ví như dương Can mà lâm Đế Vượng đương nhiên khí thế của nó ít nhiều mãnh liệt, tất phải dụng "Thất Sát" chế phục.

    Vinh thần: là chỉ cát thần. Như Thiên Đức quý nhân, Nguyệt Đức quý nhân, Thiên ất quý nhân, đều có thể gọi là những vị "Vinh thần", tất cả đều chỉ "Nhận", "Quan, Sát" và "Quý nhân" cùng tồn tại trên Tứ Trụ, là một trụ rất tốt.

    (Chú: ngoài ra thời Minh gặp "Dương nhận, Thất Sát" cách, cần thêm "Thực Thần" chế Sát, cái lý đã chú thích bên trên sẽ hoàn thiện hơn.)





    9. Nguyệt lệnh chuyên chế Thất Sát, thân kiện ưng dương. Vận nguyên sanh phát tam Tài, mệnh cường báo biến.

    (Lệnh tháng chuyên chế Thất Sát, thân vượng thường kiêm vũ chức. Vận và mệnh gặp đủ Tam tài, càng báo hiệu mệnh thêm vượng cát khánh.)


    Chú thích:

    - Chuyên chế chính là chỉ 4 vị trí "tý, ngọ, mão, dậu" (gọi là "chuyên vị chi địa").

    Như: Đinh mùi , Nhâm tý, Bính ngọ, Kỷ sửu .

    Can tháng Nhâm "Thất Sát", Địa chi tý, ngọ đều là "Đế Vượng". Nhật can và Thất Sát cùng ở "chuyên vị chi địa", nên viết: "chuyên chế Thất Sát". Nhật chủ cũng ở chuyên vị, nên viết: thân kiện.

    - Ưng dương: là chỉ vũ chức.

    - Vận nguyên sanh phát tam tài: Tài là chỉ "Chánh, Thiên tài", lý do là "Tài" có thể sanh "Quan, Sát".

    - Tam Tài là chỉ các điều kiện: 1, Tứ Trụ có sẳn Tài tinh. 2, Đại vận cũng ở Tài địa; 3, Lưu niên cũng là năm Tài; như thế ba "Tài" tương tụ, tất nhiên sanh cho Thất Sát, làm Sát thêm cường vượng, khả dĩ chỉ kiêm nhiệm chức vị Tướng quân ấy mà.






    10. Niên kiến chánh lộc , chánh ấn , chánh tài vô phá , tất thừa tổ ấm truyền phương.

    (Trụ năm gặp Chánh lộc, Chánh ấn, Chánh tài không bị phá, tất thừa hưởng tổ ấm truyền đến cho.)


    Chú thích:

    Chánh lộc khả dĩ Thiên can trụ năm là Chánh quan, chi năm cũng có Chánh quan, cũng có thể chi năm là "Lộc", can năm là "Tài, Quan, Ấn". Người có can chi gặp được trụ năm thượng "Tài, Quan, Ấn", chủ xuất thân trong một gia đình giàu có hay phú quý.


    ~_coffee
     
    Last edited by a moderator: 11 Tháng năm 2009
  6. lany

    lany New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    330
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    các tư liệu của bác chân thuyên thật vô giá!!!
     
  7. ChanThuyen

    ChanThuyen New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng một 2009
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    Cảm ơn các bạn đã cổ vũ :eek:

    Àh, sẳn đây cũng nói thêm là đôi khi chanthuyen bận việc, ko có thời gian nên chậm trễ, mong các bạn thông cảm ~_coffee
     
  8. ChanThuyen

    ChanThuyen New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng một 2009
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)





    11. Nhật tọa Chân quan , Chân quý , Chân ấn hữu thành , hiệu viết Phúc thần trì thế .


    (Nhật tọa Chân quan , Chân quý , Chân ấn không bị phá cách, tượng như đời người phúc đã được định sẳn.)


    Chú thích:

    "Nhật tọa" tức là Nhật can Địa chi chuyên vị (đọc lại câu phú số 9).

    Như :

    - Nhật trụ Bính tý gặp Quý chánh quan , là chân quan .
    - Nguyệt trụ xxx Thân , nhật trụ Nhâm Tý - Nguyệt đức quý nhân , là chân quý .
    - Giáp tý gặp Quý - chánh ấn , là chân ấn .

    "Hữu thành" tức là chỉ địa chi tọa nơi (chân) "Quan , Quý , Ấn" , không ngộ xung hình thì thuộc người có phúc dày (phúc khí chi nhân, phúc thần trì thế).






    12. Nguyệt nội Thiên tài nhi vô bại , vô sát , chủ phú xuất nhân gian .

    (Trụ tháng có Thiên tài mà không bị phá hay gặp thần sát xấu, chủ trong nhân gian có kẻ giàu có xuất hiện.)


    Chú thích :

    "Nguyệt nội Thiên tài" chỉ trụ tháng Thiên tài cách , vô "bại" --> bại là khi lấy "Thiên tài" làm tiêu chuẩn , thì yếu tố làm "bại tài" là "Tỉ kiên , Kiếp tài" , như trụ tháng "Thiên tài cách" , trụ giờ là "Tỉ , kiếp" tọa can chi , tức là "hữu bại" , còn không có "Tỉ , kiếp" tọa can chi trụ giờ, tức là "vô bại" .

    "Sát" chỉ các hung sát "Vong thần , Kiếp sát", nếu mà không có các "bại , sát" này, thì chỉ người đại phú.






    13. Nhật hạ chánh mã , nhi hữu trợ hữu sinh , danh dương thiên hạ .

    ( Nhật hạ Chánh mã lại được trợ được sinh phù, danh tiếng nổi trong thiên hạ. )


    Chú thích:

    "Nhật hạ chánh mã" tức chi ngày tọa chuyên vị "Chánh tài" .

    Như : xxx xxx , xxx Dậu , Mậu Tý , xxx Thân .

    Ngày Mậu Tý là chuyên vị tọa "Chánh tài" , mà Địa chi hai trụ tháng, giờ đều là "kim" , kim sinh Tý thủy , viết "hữu trợ hữu sinh" , tức chỉ kẻ sĩ công thành danh thoại.






    14. Thân cường tọa sát , vận hành thân vượng chi hương , chủ phát tài phát phúc .

    ( Thân cường tọa sát , vận hạn đi đến đất thân vượng , chủ phát tài phát phúc. )


    Chú thích:

    Như : xxx xxx , xxx Sửu , Kỷ Mão , xxx Mùi .

    Ngày Kỷ Mão vi Thiên nguyên tọa sát , rất cần sanh vào tháng " thìn , tuất , sửu , mùi " thổ , hoặc thiên Can của năm, tháng, giờ , là Mậu , Kỷ thổ phù trợ Nhật chủ , tức là "Thân cường tọa sát" , đại vận lại nhập vận "Mậu , Kỷ , thìn , sửu , mùi" , chủ nhiều cơ hội phát đạt , giàu có.






    15. Độc chủ Lâm quan , vận chí chủ quý chi địa , chủ gia chức gia phong .

    ( Độc chủ Lâm quan , vận đến đất quý nhân , chủ thêm chức vị, thăng tiến. )


    Chú thích :

    Câu phú này chỉ "Nhật lộc cách" , Lý Hư Trung lấy "Niên vi bổn , Nhật vi chủ" . Độc chủ , tức là chỉ Nhật can tọa Lâm quan , còn 3 trụ năm tháng giờ cùng không gặp lại "Lâm quan" , thì loại cách cục này mừng gặp quý nhân ở đại vận.

    Như : Mậu tý , Canh thân , Giáp dần , Đinh mão .

    Quý nhân vận có:

    1, "sửu , mùi" là Thiên ất quý nhân chi đại vận (Nhật chủ Giáp lấy sửu mùi là Thiên ất quý nhân);
    2, can Quý là Thiên đức quý nhân chi đại vận;
    3, can Nhâm là Nguyệt đức quý nhân chi đại vận.

    Ở trong những vận Quý nhân này , chủ phát đạt, thăng chức.



    ~_coffee~_rose
     
    Last edited by a moderator: 11 Tháng năm 2009
  9. ChanThuyen

    ChanThuyen New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng một 2009
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    16. Thực thần sanh vượng , vô ấn thụ hình xung , nãi mẫu thực tử lộc .


    ( Thực Thần sanh vượng, không có Ấn thụ hoặc không bị hình xung, thì chủ hưởng lộc. )



    Chú thích:


    Thực Thần sanh vượng”, chỉ Thực Thần cách tọa ở Địa Chi sanh vượng.


    Như: xxx xxx, Canh Thân, Mậu xxx , xxx xxx.



    Các Can chi còn lại chỉ cần không thấy "Thiên ấn" hoặc xung, hình Thực Thần, tức sẽ thành một tứ trụ tốt đẹp. Gọi là "Mẫu thực tử lộc", không phải nói đến phúc lộc con cái của mình, mà chỉ là một từ ngữ làm thí dụ, "Thực Thần" là do ngũ hành Nhật can sanh cho, Nhật can là Mậu thổ, thổ sanh kim (Canh) là Thực Thần, chính là cái ý mẫu tử (mẹ sinh con).



    (Người dịch chú: Thực thần còn gọi là Thiên thọ, Thiên trù, là cát thần chủ phúc lộc).









    17. Chủ bổn Lâm Quan, một Quan tù sát bại, vi đệ tập huynh ban.

    ( Trụ năm hoặc ngày ở Lâm Quan, Chính Quan không lâm vị trí hưu tù, sát bại thì cùng anh em hợp tác thành công. )


    Chú thích:


    "Chủ, bổn Lâm quan" tức là trụ ngày hoặc năm tọa Lâm Quan. Tứ Trụ có Chánh Quan, nhưng không ở vào trị trí "Tử, Suy", cũng không thấy hung sát như " Kiếp Sát, Vong thần " v.v..., thì chẳng những tự mình có năng lực phát đạt, mà còn chủ dìu dắt hợp tác với huynh đệ, tay chân cùng phát đạt.
     
  10. ChanThuyen

    ChanThuyen New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng một 2009
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    18. Đảo thực bổn cung Lâm quan vượng , nãi Thị thần thao lộc chi danh .

    ( Thiên ấn cách tọa Lâm Quan vượng, danh xưng "Thị Thần thao lộc" . )



    Chú thích:


    "Đảo thực" tức là tên riêng của "Thiên Ấn", lấy Thiên Ấn chế Thực Thần, Thực Thần ngộ Thiên Ấn là "Đảo", nên gọi là "Đảo thực", chi tiết này chỉ muốn nói Tứ trụ là Thiên Ấn cách mà "Thiên Ấn" tọa vị trí Lâm Quan.


    Như: xxx xxx, Giáp Dần, Bính xxx, xxx xxx.

    "Ấn", chẳng phân biệt Chánh hay Thiên, đều là có khả năng sanh trợ Nhật can, phần trước đã nói rõ rằng Chánh ấn vượng thì khả dĩ phải đắc quý nhân ngưỡng mộ (ý nói Chánh ấn cách phải có thần sát tốt như Thiên Ất quý nhân, Thiên Nguyệt đức quý nhân) thì mới là bậc tài trí, "Thiên Ấn" so với Chánh ấn giảm tốt đi một ít, nên cũng được là "Thị thần" (*), tức là người thân cận/ thân tín của bậc đại quý nhân.



    (*) "Thị thần thao lộc" : Cận thần thân tín của bậc quyền quý nên được thơm lây và hưởng (ké :-D) bổng lộc.
     
  11. dinhman_kt

    dinhman_kt New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng ba 2009
    Bài viết:
    74
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    Tôi góp thêm chút ý kiến.Trụ lấy các thần vượng làm thành quả.Ví như Quan vượng thì tốt,kỵ thương phá.Sau đó nếu thân vượng là hưởng khí thế của quan,suy thì cần vận ấn,kiếp để mạnh lên cũng được.Vậy nên mệnh tốt trước hết phải có 1 thần vượng.Thần nào cũng được,có lực,có quý nhân càng tốt.Sau đó phân cường nhược và đại vận.Sẽ phân định cuộc đời. Đó là trường hợp phổ thông nhiều trường hợp nhất.Đại vận,lưu niên và mệnh cục cần xem kỹ hình,xung,khắc hợp cũng để coi thành,mất điều gì trong thế bát tự. Điều này căn bản.Mới đi sâu dần vào biển lý thuyết huyền diệu chẳng hạn những lý thuyết Chân thuyên dịch công bố.
     
  12. lany

    lany New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    330
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    tổng quát cuộc đời thế thôi
     
  13. ChanThuyen

    ChanThuyen New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng một 2009
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)



    19. Thai sanh nguyên mệnh vô tài tinh, vi xích tử thừa ân chi sủng.

    ( Thai sanh nguyên mệnh không gặp Tài tinh, là kẻ hưởng hồng ân. )


    Chú thích: "Thai sanh nguyên mệnh" cũng gọi là Tứ Trụ tọa Tuyệt, nghĩa là Nhật can lâm vào Địa chi 4 trụ đều là vị trí "Tuyệt".


    Như: xxx Thân, xxx Thân, Giáp Thân, xxx Thân.


    Tứ Trụ đều ở vị trí "Tuyệt" , đương nhiên là Nhật Can tối nhược, theo nguyên lý ngũ hành, vật khi đến cùng sẽ phản ngược lại (vật cực tắc phản), trong nhược gặp nhược lại là "Cường", nhưng "nhược trung chi nhược", cũng không phải chỉ tính tình của anh ta có thể biến cường , hay khả năng tốt, mà ví như một người văn cách nhu hòa, lễ độ sẽ được người người tôn kính, do đó ngược lại sẽ làm người trên thấy được mặt tốt của họ, nên không thể Thiên can tứ trụ gặp phải "Chánh Tài, Thiên tài".

    "Tài" là do Nhật can khắc nó, Tứ Trụ đã rơi đất Tuyệt, tất phải thuận theo thế nhu hòa, không thể tái khắc được, phải hướng theo cái lý "toàn nhu", nếu mà Tứ Trụ tọa Tuyệt lại không thấy "Tài" tinh, ở trong ví dụ cổ khả dĩ cho rằng làm quan đến chức Thị Lang, hơn nữa cũng không quá cần người đó phải có tài học thật giỏi, mà tự có quý nhân dìu dắt.





    20. Tuế nguyệt Chánh quan , Thất sát hỗn hào , chủ nhân hạ tiện .

    ( Tuế nguyệt Chánh quan , Thất sát hỗn hào , chủ nhân thấp hèn. )


    Chú thích: can năm, can tháng đều thấy "Chánh quan , Thất sát" .


    Như : Tân xxx , Canh xxx , Giáp thân , xxx xxx .



    Tục gọi là "Quan Sát hỗn tạp" , mệnh này một đời biến hóa, đổi thay rất nhiều , một lúc an bình cũng rất hiếm.





    21. Thời nhật độc cường chuyên chế , chức trọng quyền cao .


    ( Trụ ngày giờ độc cường chuyên chế, quyền cao chức trọng. )


    Chú thích: câu này tiếp ý câu 20.


    Đoạn bên dưới, bát tự có "Quan, Sát hỗn tạp", tuy nhiên không nhất định tức là dám khẳng định bát tự đó là không tốt, chuyển thành tốt có thể là do ngày giờ tạo ra cách cục Nhật can chuyên chế, "chuyên" tức là chuyên vị (vị trí Đế Vượng).


    Như: Tân xxx , Canh xxx , Giáp Dần, Đinh Mão.



    Từ tứ trụ này, Nhật can tự tọa " Lâm Quan ", chi giờ lại lâm "Đế Vượng", có thể nói Nhật Chủ rất cường, như thế sẽ không sợ "Quan, sát hỗn tạp", ngược lại có khả năng thành tựu cao, danh quyền đều tốt.


    :cool:
     
  14. ChanThuyen

    ChanThuyen New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng một 2009
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    Đình Mẫn (dinhman_kt ) luận về Dụng Thần cho mọi người học hỏi đi ! ~_coffee
     
  15. dinhman_kt

    dinhman_kt New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng ba 2009
    Bài viết:
    74
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    Thì mổ xẻ các trường hợp chọn dụng thần,phân tốt xấu bát tự chính là lý thuyết Chân thuyên công bố đó.Tui chỉ nói thêm ý trên là để nếu ai hay nhìn sâu 1 khía cạnh thì nhìn bao quát thêm thôi.
    Những trường hợp Chân thuyên công bố là đa dạng lắm rồi.Tôi thật sự còn không biết được.
    Nếu có biết chăng là những trải nghiệm nho nhỏ lý thuyết cơ bản thôi.Biết gì tôi đều có viết lên hết.Khi nào đến phần tui biết chút chút là tui chêm zô liền.Chúc diển đàn zui zẻ.Nâng cao học thuật.
     
  16. ChanThuyen

    ChanThuyen New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng một 2009
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    Hihi , CT chỉ mong có nhiều thời gian để công bố các tài liệu về Tử Bình, trong đó có các mảng quan trọng như Cách cục, Thần sát và DỤNG THẦN. Cũng như LUẬN VẬN HẠN trong Tử Bình.~_notliste
     
  17. ChanThuyen

    ChanThuyen New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng một 2009
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)


    22. Nguyệt thời Thất sát , Chánh quan tạp loạn bệnh giao xâm . Tuế vận xung khai hiệp khứ , quan thanh danh hiển .


    ( Trụ tháng giờ Thất sát, Chánh suan hổn độn có bệnh xâm hại. Gặp vận giải khai hợp đi Quan Sát, công và danh đều hiển đạt. )


    Chú thích: câu phú số 21 bên trên là chỉ Chánh Quan, Thất Sát cùng lập ở Thiên Can năm tháng; câu này là chỉ Chánh Quan, Thất Sát, tại tháng giờ, chủ thân thể, sức khỏe không tốt, suy nhược.

    Như: xxx xxx, Canh xxx, Giáp Thân, Tân xxx.

    Nếu can năm là "Ất" hoặc đại vận là "Ất" (có thể hợp đi Canh Sát, hoặc như Bính vận có khả năng hợp đi Tân Quan), như thế "Quan, Sát" không còn hỗn tạp, cho nên chuyển ra trong sáng, có thể hóa từ hung thành cát.





    23. Do hiềm quá chế , tối kị tranh cường .

    ( Nhật chủ sợ chế quá độ, kỵ nhất Quan Sát tranh cường. )


    Chú thích:

    "Quá chế" là chỉ "Quan, sát" chế Nhật can, theo nguyên tắc Nhật Can phải có một sự quản chế ở mức độ nào đó, thí dụ như có Chánh Quan chế, có Thất Sát chế, trong đó chỉ cần có một loại quản chế là được, nếu mà đã Chánh Quan chế Nhật Can, lại gia thêm Thất Sát tất Nhật can bị thương.

    Nhật can, chỉ Nhật Can thụ chế quá mức. "Quá chế" tức là "Quan, sát" cùng nhau chế Nhật Can, gọi là "Quan, sát hỗn tạp" cũng được. "Tranh cường" là chỉ Quan sát tranh nhau cường vượng tác động Nhật can. Quan sát tranh cường cùng Quan sát hỗn tạp có khác nhau, "Quan sát tranh cường" so với "Quan sát hỗn tạp" kỵ hơn, không nên gặp nên gọi là "vưu kỵ" (thậm kỵ).


    Như: Bính Dần, Canh Dần, Giáp Dần, Tân Mùi. (Quan Sát hỗn tạp).

    Thiên Can hữu Quan, sát, Địa chi ko có Quan, sát, có thể gọi là Quan, Sát hỗn tạp.


    Như: Đinh Mão, Canh Tuất, Giáp Thân, Tân Mùi. (Quan Sát tranh cường).

    Thiên Can lộ Quan Sát, mà Địa chi cũng có Quan sát; tức là Chánh Quan, Thất Sát, can chi đều cùng thấu tàng, gọi là Quan sát tranh cường.





    24. Thiên nguyên vô khí , khước nghi trung hạ hưng long .

    ( Thiên nguyên vô khí, lại rất cần chi ngày (trung), chi giờ (hạ) ở vị trí cường vượng. )


    Chú thích :

    "Thiên nguyên" tức Nhật can, vô khí là chỉ sanh vào tháng (chi) thất lệnh, như Giáp nhật sanh vào tháng Thân kim, Bính nhật sanh tháng Hợi, v.v... Chi tháng đã mất lệnh, tốt nhất cần có chi ngày, chi giờ là vượng địa của Nhật can, nên viết: "tối nghi trung , hạ hưng long" (rất cần chi ngày, chi giờ vượng vị , thịnh vượng may mắn).

    Như: xxx xxx, xxx Thân, Giáp Dần, Đinh Mão . Địa Chi ngày, giờ đều ở vượng vị là Lâm quan, Đế vượng nên tu bổ cho nhược thế ở nguyệt lệnh.





    25. Niên bổn Thiên quan , tu kị thủy chung khắc hại .

    ( Trụ năm Thiên quan cách, rất kị bị Thực thần chế ngược. )


    Chú thích:

    "Niên bổn" tức là trụ năm , "Thiên quan" là chỉ Thất sát có Thực thần chế Sát, Thất Sát hữu Thực Thần chế là tốt, nhưng nhất định Thực Thần phải ở trước Thất Sát một trụ, bằng không Thất Sát ở trước Thực Thần, cuối cùng chỉ dẫn đến họa hại.

    Như:

    ...SÁT .......THỰC ........................TÀI
    Giáp Tý , Canh Ngọ , Mậu Ngọ , Nhâm Tý .

    Tứ trụ này là Thất Sát ở phía trước, Thực Thần ở phía sau, nên gặp hung họa, vì thế phú: "tu kỵ thủy chung khắc hại".

    ~_rose
     
  18. ChanThuyen

    ChanThuyen New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng một 2009
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    26. Dương nhận cực hỉ Thiên quan , tước bình họa loạn .

    ( Dương nhận cực hỉ Thiên quan , bình định được hung họa .)


    Chú thích :

    Dương nhận cách tối hỉ Thất sát Thực thần cùng tồn tại trong tứ trụ (Thực thần chế sát = Thiên quan), khi đó lại chính là điềm phát đạt. Thất sát và Dương nhận đều là sự hung bạo , hai hung bạo cùng gặp ngược lại là chẳng thành hung họa nữa , nên viết : tước bình họa loạn .




    27. Kim thần chỉ nghi chế phục , hàng túc gian hùng .

    ( Kim thần chỉ nên được chế phục , giảm bớt bản chất gian hùng .)


    Chú thích:

    Kim thần chỉ Kim thần cách , điều kiện Kim thần thành cách là : sanh vào tháng tị , ngọ , mùi ; Nhật can là Giáp hoặc Kỷ , trụ giờ là Ất sửu , Quý dậu , Kỷ tị .

    Như : Giáp ngọ , Canh ngọ , Giáp dần , Ất sửu .

    Chế phục "kim thần" tu "hỏa" địa , nếu mà đại vận nhập vận "Nhâm, Quý ; hợi, tý, sửu" tức là bại địa. Nên kim thần cách này rất cần Hỏa chế phục , tất là người được trọng vọng.




    28. Dương đức âm quý , vượng tắc vinh hiển , nhi nhược khả bảo danh .

    ( Dương đức âm quý , vượng tắc vinh hiển , nếu nhược cũng vẫn có thể bảo toàn danh dự .)


    Chú thích:

    Thiên đức quý nhân , Nguyệt đức quý nhân đều lấy từ Thiên can , nên ngụ ý gọi là dương , Thiên ất quý nhân thủ ở địa chi , nên ngụ ý gọi là âm . "Vượng" là quý nhân tại vị trí Trường sinh , Lâm quan thì Quý nhân hữu lực , khả dĩ tự bản thân vinh hiển , quý nhân cho dù tọa tại vị trí "suy" là nhược thì cũng vẫn có hiệu quả tiêu tai giải nạn.





    29. Thiên cương địa khôi , suy tắc bần hàn , nhi cường đương tuyệt thế .

    ( Thiên cương địa khôi , suy tất bần hàn , còn nếu cường vượng thì tuyệt thế .)


    Chú thích:

    Thiên cương thị "thìn" , địa khôi thị "tuất" , phú này chỉ người sinh vào 4 ngày "Canh tuất , Canh thìn , Nhâm thìn , Mậu tuất" là "Khôi cương cách" . Khôi cương cách sợ phùng xung , hình; ngộ xung , hình tất tiên nan hậu thành. Bất ngộ xung, hình mà nhật chủ lại cường vượng, tất có danh tiếng với đời, Khôi cương càng mừng khi xông pha thực chất, hay trong tứ trụ có hơn một Khôi cương, càng phát phúc phi thường. Như: nguyệt trụ , nhật trụ đều là Canh tuất .





    30. Quan khố tài khố , xung khai tắc vinh phong tước lộc , bế tắc tắc bần phạp tư tài .

    ( Quan khố tài khố được xung mở kho/khố thời vinh phong tước lộc , bị bế tắc thời tiền tài thiếu thốn. )


    Chú thích:

    "Khố" là chỉ tứ khố , "mùi" là mộc khố , "tuất " là hỏa khố , "sửu" là kim khố , "thìn" là thủy khố . Đất tứ Khố là chi người có Thiên can tọa "Tài , Quan" gọi là quan khố , tài khố , gặp "xung" chính là cái ý xung phát khố.

    Như: xxx xxx , xxx xxx , Giáp tuất , Tân mùi . ( chi giờ mùi là khố của nhật can Giáp )

    Loại Quan khố, tài khố này, nhất định mỗi một Nhật can đều có thể sắp xếp được, loại hình thức này thuộc vào trường hợp hiếm gặp, rất ít.
     
  19. david

    david New Member

    Tham gia ngày:
    28 Tháng năm 2009
    Bài viết:
    20
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    bạn này có "uyên hải tử bình" dịch sang tiếng Việt ko ?
     
  20. lany

    lany New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    330
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tử bình phú đoán và luận giải (sưu tầm)

    bác chân thuyên dạo này đi đâu không post bài tiếp nữa hả bác
    anh em đang mong bác như trời hạn mong mưa đây
    ~_bighug
     

Chia sẻ trang này