Định mệnh có thật hay không

Thảo luận trong 'Đoán Thiên cơ và Mệnh Tứ trụ - Theo Dụng thần Cải mệnh giúp tăng Ngũ phúc' bắt đầu bởi dcba, 7 Tháng ba 2007.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Đi lang thang trên net thấy có bài nay hay xin được gửi cho mọi người tham khảo. Đây là một bài tương đối dài bàn về sự tồn tại của định mệnh, một số giải thích và nghiên cứu khá tỉ mỉ.
    (Trích từ: http://khkt.net/khkt/index.php?showtopic=16261&st=0)

    ĐỊNH MỆNH CÓ THẬT HAY KHÔNG?
    Ngay từ thuở hoang sơ của nhân loại - khi lịch sử hãy còn là truyền thuyết. Con người đã có những cố gắng tìm kiếm những thông tin cho tương lai của cuộc đời. Nhưng tính chính xác của dự báo càng cao, con người càng bị đẩy dần đến sự khắc nghiệt của định mệnh. Hàng thiên niên kỷ đã trôi qua. Nhân loại vẫn chưa tìm được câu trả lời:
    ĐỊNH MỆNH CÓ THẬT HAY KHÔNG?
    Có thể nói rằng: Ngay từ thuở hoang sơ của loài người, vào thời mà lịch sử chỉ là những truyền thuyết và huyền thoại, nhưng khi con người đã ý thức được sự tồn tại của chính mình thì cũng muốn biết đến tương lai của cuộc đời. Từ vua chúa đến thứ dân, họ đã tìm đến những nhà tiên tri - hoặc nhân danh thần thánh, hoặc nhân danh những quyền lực siêu nhiên - để nghe lời tiên đoán về những việc lành dữ sẽ xẩy ra cho số phận con người và cả những quốc gia. Từ những truyền thuyết và huyền thoại cổ xưa nhất cho đến giai thoại về những nhà tiên tri, những phương pháp bói toán của các nền văn minh cổ còn lưu truyền, cho đến sự hiện hữu của những nhà tiên tri nổi tiếng ngay trong thời hiện đại, đã chứng tỏ con người luôn muốn biết trước tương lai của mình. Hiệu quả của những lời dự đoán trải dài theo lịch sử nhân loại cho đến tận ngày hôm nay, thỏa mãn được trí tò mò của con người trước những cái sẽ xảy ra cho số phận con người. Nhưng oái ăm thay! Chính hiệu quả của những lời dự đoán đó, lại khiến cho con người phải ngậm ngùi khi đặt vấn đề cho thân phận của mình: Định mệnh có thật hay không?
    Bạn có thể đã từng đi xem bói. Thầy bói nói trật lấc. Bạn có thể có lý khi không tin vào định mệnh và chỉ tin vào chính khả năng của mình. Bạn vẫn có thể thành công và tay trắng tạo nên sự nghiệp. Bạn vẫn có thể yên tâm nhắm mắt, xuôi tay ở giây phút chót của cuộc đời và di huấn lại cho con cháu: Không có định mệnh, tất cả đều do chính con người! Nhưng, những điều xảy ra cho cuộc đời của bạn, chưa chứng minh được rằng: Định mệnh không có thật. Bởi vì, tất cả những tri kiến tích lũy trong cuộc đời bạn, chỉ có thể giải thích được những cái đã xảy ra. Nhưng con người lại muốn biết chính xác những cái sẽ xảy ra. Tính chính xác của sự dự báo càng cao, con người lại càng bị đẩy gần tới sự khắc nghiệt của định mệnh?!
    Không chỉ có bạn, những niềm tin tôn giáo chính thống cũng phủ nhận định mệnh và cho rằng chỉ có Đấng Chí Tôn mới quyết định số phận con người. Với niềm tin này, cho rằng mọi số phận đều đã được Đấng Chí Tôn an bài từ trước. Số phận con ngườI phụ thuộc vào Đấng Chí Tôn. BởI vậy; những ngườI trung thành với niềm tin tôn giáo mãnh liệt nhất, phảI cố gắng làm vừa lòng Đấng Chí Tôn để thay đổi số phận của mình trong hiện hữu, trong tương lai và trong cả những kiếp mai sau. Hoặc số phận của bạn phụ thuộc vào qui luật Nhân & Quả =>không có Định Mệnh mà chỉ có sự nhận thức và hành vi của con ngườI và hậu quả của nó. Như vậy; trong trường hợp này:Không có định mệnh vì nó phụ thuộc vào ý chí của Đấng TốI Cao? Như vậy; những lờI tiên tri chỉ là sự phản ánh ý trí của Đấng TốI Cao. Định mệnh sẽ phụ thuộc vào ý chí của Ngài.
    Hoặc cũng có thể bạn nhân danh khoa học và cho rằng định mệnh là hệ quả của sự bói toán, mê tín dị đoan. Trong trường hợp này chính ý thức của bạn là một yếu tố rất căn nguyên tương tác vớI môi trường và định mệnh chỉ là hệ quả lệ thuộc vào ý thức của bạn. Nhưng nếu thế - thì điều này sẽ không thể giảI thích được những điều bạn không muốn vẫn cứ xảy ra trong cuộc đờI bạn! Hơn nữa nó sẽ không có khả năng tiên tri. Nếu bạn là một nhà khoa học, thì chắc chắn bạn cũng biết một tiêu chí khoa học là:
    "một giả thiết khoa học chỉ được coi là đúng, nếu nó giải thích được hầu hết những vấn đề liên quan đến nó và có khả năng tiên tri" (mà dân gian gọi nôm là "bói").
    Hơn nữa, chính các nhà khoa học đang mơ ước:
    "Tạo ra một lý thuyết thống nhất các định luật vũ trụ! Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên, hoàn toàn có thể giải thích mọi sự kiện bao quanh của con người từ những hạt vật chất cực nhỏ, đến những thiên hà khổng lồ".
    Chúng ta đặt một giả thiết rằng: Tri thức của nhân loại đã đạt được điều mà các nhà khoa học đang mơ ước. Nhưng siêu lý thuyết đó - khi hiện hữu - lại tồn tại trong một cuộc sống và xã hội vẫn tiếp tục phát triển. Như vậy, một trong những chức năng quan trọng của siêu lý thuyết này sẽ lại là những lời dự báo mọi sự kiện bao quanh của con người, cho đến sự vận động của những thiên hà khổng lồ. Phải chăng chính khoa học, khi đạt đến sự tuyệt đỉnh của nó, sẽ lặp lại câu hỏi mà nhân loại đã đặt ra từ ngàn xưa: Định mệnh có thật hay không? Bởi vì, một lý thuyết khoa học thực sự phải có khả năng dự báo những hiện tượng liên quan đến nó. Sự khác nhau giữa khả năng tiên tri đã và đang hiện hữu trong lịch sử với khi tri thức của nhân loại đạt được một siêu lý thuyết (theo giả thuyết) là: Sự tiên tri đang hiện hữu, tri thức khoa học hiện đại chưa lý giải được căn nguyên của nó và mang màu sắc huyền bí; còn sự tiên tri trong tương lai thì con người biết được căn nguyên của nó nên không thấy huyền bí. PhảI chăng - trong trường hợp này – chính những tiêu chí khoa học và những mơ uớc của nó lại chứng tỏ Định mệnh đang hiện hữu trên thực tế và sẽ được khoa học chứng minh trong tương lai?
    Nhưng liệu khả năng của khoa học hiện đại có thể đạt được điều mơ ước đó không?
    Trong cuốn sách khá nổi tiếng:"Thượng Đế và Khoa học" (Tác giả Jean Guiton. Grichka Bogdanov. Igor Bogdanov. Nxb Grasset - Paris) cho thấy Thượng Đế vẫn mỉm cuời trước những cố gắng của con người - trước những tri thức khoa học hiện đại nhất - trong việc tìm về sự khởi nguyên của vũ trụ. Trong lời giới thiệu cho cuốn sách (Bản dịch tiếng Việt của Lê Diên.Nxb Đà nẵng), giáo sư Đặng Mộng Lân đã viết:
    "Nói cách khác, Thượng Đế hay khoa học, đó chỉ là hai sự lựa chọn. Guiton đã chọn khả năng thứ nhất. Còn khả năng thứ hai? Không có gì ngăn cản chúng ta với sự lựa chọn còn lại".
    Có lẽ ông Đặng Mộng Lân đã lầm.Ở đây không phải là sự lựa chọn mang tính áp đặt chủ quan; mà là phải chứng minh cho một trong hai khả năng ấy: Thượng Đế hay khoa học. Với tựa của luận đề này và cũng là vấn đề đặt ra cho nó thì dù Thượng Đế hay khoa học sẽ đều có trách nhiệm chung để trả lời một câu hỏi tồn tại từ ngàn xưa của nhân loại: "Định mệnh có thật hay không?".
    Vấn đề là: Sự trả lời ấy nhân danh Thượng Đế hay khoa học!
    Ông Guiton đã lựa chọn khả năng thứ nhất và ông đã chứng minh cho sự lựa chọn của mình qua những lý thuyết khoa học hiện đại và tiên tiến nhất trong cuốn: "Thượng Đế và Khoa học". Nếu ý chí của Thượng Đế chính là sự khởi nguyên của vũ trụ thì sự lý giải cho vấn đề đặt ra của luận đề này sẽ được giải quyết đơn giản hơn nhiều: Định mệnh sẽ không có thật, vì nó lệ thuộc vào ý chí của Đấng Chí Tôn khi Ngài muốn thay đổi trật tự của vũ trụ. Luận đề này sẽ được kết thúc ở đây.
    Nếu vũ trụ này là một sự tồn tại khách quan, tự nó và do nó; đồng thời khoa học là kết quả của sự nhận thức của con người phản ánh những qui luật vận động khách quan của vũ trụ thì những lời bói toán, tiên tri chính là kết quả của những sự tương tác có tính qui luật của vũ trụ với cuộc sống con người mà con người có khả năng nhận thức được. Nhưng với sự lựa chọn này, luận đề mà tôi đang tuờng vớI các bạn sẽ phải chứng minh điều đó. Như vậy, cũng đồng nghĩa với việc nó phải vượt qua chính cái ngưỡng mà nền khoa học hiện đại chưa đạt tớI và đang mơ ước. Nhưng vớI lập luận này:khi con ngườI khi nhận thức được những qui luật tương tác của vũ trụ và tích luỹ những tri thức ấy thì chính sự nhận thức lại không thuộc về những qui luật đó. Vì sự nhận thức lúc này là một chủ thể và là đối tác của những qui luật tạo nên Định mệnh. Tất nhiên nó không phải Định mệnh. Vậy phảI chăng Định mệnh phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con ngườI? Như vậy giữa Định mệnh và phi Định mệnh; đâu là chân lý? Chiếc chìa khoá mở bức màn huyễn ảo này đang ở đâu?
     
  2. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA ĐỊNH MỆNH
    Trong truyện Kiều, một áng văn chương trác tuyệt của người Lạc Việt, cụ Nguyễn Du đã mở đầu cho thiên trường thi bất hủ của mình bằng một cảm nhận hoài nghi cho sự tồn tại của định mệnh:
    Trăm năm trong cõi người ta
    Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
    Trong suốt thiên trường thi tiểu thuyết đó, định mệnh như đeo đẳng; quyết định số phận cay đắng của nàng Kiều. Nhân vật Thúy Kiều đã cố gắng vùng vẫy; nhưng hình như cũng không thoát khỏi định mệnh:
    Chém cha cái số hoa đào
    Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi
    Nhưng những sự kiện xảy ra liên tiếp trong truyện Kiều, cũng không minh chứng được sự tồn tại của định mệnh cho số phận của con người. Để rồi cụ Nguyễn Du cũng phải thở dài, buông một vần thơ nổi tiếng, trở thành thành ngữ trong ngôn ngữ Việt Nam.
    Nào ai học được chữ ngờ?
    Với khái niệm của chữ "ngờ" thì sự may rủi không thuộc về định mệnh, mà đó là quan hệ giữa tri thức của con người với khả năng dự liệu những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Và cái vòng lẩn quẩn lại lặp lại. Con người - để tránh chữ "ngờ" - tiếp tục đi tìm tương lai qua những lời dự báo. Tính chính xác của dự báo lại đặt ra một khái niệm về “định mệnh” cho số phận con người.
    Ngay cả Khổng Minh Gia Cát Lượng, một nhân tài kiệt xuất - người đã tạo nên một cục diện lịch sử Trung Hoa thời Tam quốc - hình như cũng không thoát khỏi định mệnh qua tiếng thở dài của Tư Mã Đức Tháo:
    "Khổng Minh tuy gặp chủ nhưng không gặp thời. Thật tiếc lắm thay!".
    Cuối đời, ông cũng phải ngậm ngùi nhìn ngôi sao định mệnh của mình rơi ở gò Ngũ Trượng, để lại một sự nghiệp còn giang dở.
    Không phải chỉ ở phương Đông, định mệnh còn là sự ám ảnh của con người trên khắp thế giới, theo suốt dọc thời gian lịch sử loài người. Mỗi nền văn minh cổ mà những di sản văn hóa còn truyền lại đến bây giờ, đều có những phương pháp dự đoán khác nhau nhằm tìm kiếm những thông tin cho tương lai. Từng thời đại trong lịch sử loài người đều ghi nhận trong truyền thuyết những nhà tiên tri có tên tuổi. Ngay trong thời hiện đại cũng có những nhà dự đoán mà tên tuổi được nhắc nhở: Bà Vanga, nhà tiên tri người Bungari; Hassan Chami, phó chủ tịch hội chiêm tinh thế giới người Tuynidi; Thiệu Vĩ Hoa, nhà dự đoán học người Trung Quốc… đã dự đoán nhiều sự kiện và thế giới phải kinh ngạc vì sự chính xác của nó (Mặc dù có những sự kiện nổi tiếng họ đã không dự đoán như: Cuộc họp bí mật và tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại của Tổng thống Mỹ Reagan và Tổng thống Liên Xô Goocbachop ở Địa Trung Hải). Nhưng không phải lúc nào họ cũng đoán trúng. Một thí dụ trong trường hợp này là: Vào năm 1998, ông Hassan Chami đã tiên đoán:
    "Giáo hoàng Jean Paul II, Quốc vương Ả Rập Saudi Fahd, Tổng thống Habib Bourguiba, nhà văn Ai Cập Naguib Mahfouz và diễn viên điện ảnh Mỹ John Travolta sẽ chết trong năm nay. Tổng thống Mỹ Bill Clinton; Tổng thống Pháp Jacques Chirac sẽ là mục tiêu của các cuộc mưu sát. Tổng thống Ai Cập Hoshi Moubarak và Tổng thống Libi Kadafi là mục tiêu của các cuộc đảo chính quân sự".
    Trong đó ông cũng mạnh dạn đoán rằng:
    "World Cup 98 sẽ bị khủng bố."
    Những người quan tâm hồi hộp chờ đợi sự ứng nghiệm của những lời tiên tri, như một định mệnh đã an bài. Nhưng may quá....nó đã không xảy ra. Chưa hết - vào năm 1999, hiện tượng đại thập tự giá trên không gian Thái Dương hệ, khiến cả thế giới xôn sao về khả năng xảy ra ngày tận thế. Bà Elizabeth Teisster, một chiêm tinh gia nổi tiếng của Pháp, đã khẳng định một cách bi đát cho tình cảnh của nhân loại trong năm 1999 như sau:
    "Năm 1999 sẽ là năm thật sự bùng nổ về thiên tai và sự xung đột quốc tế với qui mô còn lớn hơn cả chiến tranh vùng Vịnh" Bà còn cho biết: nếu đoán sai, bà sẽ giải nghệ (Theo tạp chí Thế giới mới - số 325). Điều này lại trùng hợp với khả năng xảy ra sự cố Y2K mà ngay cả những nhà khoa học nghiêm túc nhất cũng kêu gọi nhân loại văn minh cần đề phòng. Các hãng mỳ tôm hoạt động hết công xuất, hàng bán chạy như tôm tươi mà không tốn tiền quảng cáo. Cả nhân loại quan tâm lại hồi hộp chờ đợi. Kết thúc năm 2000. Chẳng có gì cả. Toàn nhân loại hân hoan chào đón thiên niên kỷ mới với những cách hiểu khác nhau: nơi đón vào năm 2000; nơi thì vào năm 2001.
    Nhưng ngay cả những lời bói toán trật lấc mang tầm vĩ mô như vậy, cũng chưa lay chuyển được sự hoài nghi về khả năng tồn tại của định mệnh. Đây là sai lầm do khả năng của người dự đoán, hay là tính phi khoa học của phương pháp dự đoán? Hay cũng có thể do con người đã biết trước sự việc xảy ra, nên đã tác động theo hướng có lợi cho con người?
    Trải hàng thiên niên kỷ, những lời tiên tri ứng nghiệm trong thế hệ này, gây sự hoài nghi của thế hệ sau. Làm sao bạn có thể tin được có một lời tiên tri cho một sự kiện đã xảy ra trước khi bạn ra đời? Không hề có biên niên sử cho những lời tiên tri. Nhưng những lời tiên tri ấy vẫn hiện hữu trong cuộc sống của từng thế hệ, dù đúng hay sai, được công nhận hay không công nhận, như vẫn nhắc nhở cho con người một sự ám ảnh của định mệnh.
    Nhưng không phải lúc nào sự dự đoán cũng sai lầm.

    Trong nền văn minh Đông phương cổ đại đã tồn tại những lời tiên tri đầy huyền bí nói về số phận từng con người, của cả một thành phố, cả những quốc gia hay thậm chí của cả thế giới. Những phương pháp bói toán, tiên tri phổ biến của nền văn minh này hầu hết đều có phương pháp luận của nó. Thật kỳ lạ thay! Có một hệ thống lý thuyết vũ trụ - nền tảng của những phương pháp luận cho những lời bói toán huyền bí ấy - lại không coi sự khởi nguyên của vũ trụ bắt đầu từ ý thức của Đấng Chí Tôn. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành.

    Trong kho tàng kiến thức của nhân loại, về khả năng dự báo tương lai - nếu tạm gác lại những khả năng trực giác mang tính tiên tri - được ghi nhận qua truyền thuyết của những nhà tiên tri thuộc nền văn minh Hy-La, hoặc cổ Ai Cập cho đến Notsdame, hoặc gần hơn như bà Vanga ở Bungari hiện nay; thì những phương pháp để tìm các thông tin về tương lai của tự nhiên, xã hội và con người, có một hệ thống và phương pháp luận nhất quán phải kể đến: Thái Ất thần kinh, Mai Hoa dịch số, Tử vi đẩu số, Nhân tướng học… của học thuật Đông phương cổ đại. Hiệu quả của sự dự báo này khiến cho những người quan tâm phải kinh ngạc:
    Trong sách "Chu Dịch và dự đoán học", ông Thiệu Vĩ Hoa đã viết:
    “Tháng 10 năm 1990, một cán bộ chỉ huy tác chiến cao cấp của một bộ tư lệnh đã dùng phương pháp dự đoán giới thiệu trong sách, đã dự đoán trước ba tháng cuộc chiến vùng Vịnh làm chấn động cả thế giới sẽ nổ ra từ 5 đến 9 giờ sáng ngày 17 tháng 1 năm 1991. Ngày 13 tháng giêng năm 1991 họ đã báo cáo lên bộ phận chỉ huy cấp trên về việc này. Cấp trên đã hỏi lại họ"Làm sao các anh biết được mấy giờ ngày ấy sẽ nổ ra?" Họ trả lời "Dùng Bát quái tính ra". Cấp trên không chấp nhận và nói "Bát quái có thể tính ra ngày giờ đánh nhau thì cần gì đến ban chỉ huy chúng tôi nữa". Ngày 17 tháng giêng, quả nhiên trong thời gian dự đoán đã úng nghiệm”.(*)
    * Chú thích: "Chu Dịch và dự đoán học". Thiệu Vĩ Hoa. NXB Văn Hóa 1995. trang IX - X.
    Để xảy ra một sự kiện lịch sử, không phải chỉ do một vài nguyên nhân đơn giản, dễ nhận thấy, xuất phát từ những hành động và suy nghĩ của một vài nhân vật lịch sử theo kiểu cái hắt hơi của Napoleon, đã gây nên sự thất bại của ông trong trận Oaterlo. Nhưng thật khó giải thích khi chỉ bằng ba đồng tiền cổ rơi trên chiếc mai rùa của một quẻ Dịch, cả một sự kiện mang tầm cỡ quốc tế đã được dự đoán trước ba tháng - chính xác đến tận giờ nổ súng của cuộc chiến vùng Vịnh. Để xảy ra một sự kiện tầm cỡ lịch sử nhân loại như vậy - trùng khớp với lời tiên tri - thì mọi diễn biến của sự kiện: Từ những tính toán của bộ máy chiến tranh của cả hai bên; sự hoạt động tấp nập nhộn nhịp của các chính khách có chỉ số IQ khác nhau; của các nhà ngoại giao tài ba hoặc chuyên gây khó chịu; mức độ ảnh hưởng của các cường quốc lớn nhỏ; cho đến sự vận động của từng người lính trong bộ máy chiến tranh…đều phải trùng khớp đến từng chi tiết. Chỉ cần một sự trục trặc - một toán biệt kích bị lộ, hoặc một tù binh bị bắt chẳng hạn - cuộc chiến vùng Vịnh I sẽ không thể xảy ra từ 5 đến 7 giờ sáng ngày 17/ 1/ 1991, mà có thể sẽ vào dịp khác!
    Phải chăng định mệnh đang chi phối cả lịch sử của loài người? Phải chăng, ngay với sự vận động ở quy mô xã hội, mà trong đó những giá trị thánh thiện, tình yêu thương cùng với những âm mưu đen tối và mọi cái xấu xa bẩn thỉu đều quay cuồng trong trò chơi định mệnh, để con người phải ngậm ngùi trong số phận của mình? Hay đó chỉ là những diễn tiến tất yếu có thể dự đoán được, nhưng bằng những phương pháp bắt nguồn từ những nhận thức của thời xa xưa, mà ngày nay con người hiện đại đã xa lạ với những khái niệm của nó?
    Bạn vẫn có thể hoài nghi sự dự đoán của ông Thiệu Vĩ Hoa. Bởi vì, ít nhất sự dự đoán của ông chỉ được công bố chính thức sau khi cuộc chiến đã xảy ra. Chẳng ai hơi đâu mà kiểm chứng một lời bói toán (cho dù của một thiên tài), nhưng lại không có văn bản chính thức lưu lại mà chưa được công chứng như vậy (Tối thiểu cũng phải ở cấp phường). Nhưng vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây.
    Trong mùa Tiger cúp 1998. Tại sân vận động Hàng Đẫy - Hà Nội, một trận đấu được chờ đợi từ lâu sắp xẩy ra giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan. Tất cả khán giả xem truyền hình trực tiếp trong cả nước và có thể cả nước ngoài, đều nhìn thấy một khán giả giương cao tấm bảng ghi tỷ số 4 - 1. Hình ảnh này được lặp lại không chỉ một lần. Sau trận đấu, đội Việt Nam thắng 4, Thái Lan 1, đúng như lời tiên tri. Để có kết quả tiên tri này, người dự báo phải chọn 1 trong 100 con số. Tức là, phải chọn từ 0 - 0 đến 9 - 9. Nói theo ngôn ngữ toán học thì xác xuất dự báo chỉ là 1%. Hiện tượng dự báo chính xác này cũng không thể khiên cưỡng cho rằng: Đó là do tính ngẫu nhiên của phép xác xuất (mà dân gian quen gọi nôm là "chó ngáp phải ruồi"). Bởi vì, để có một tỷ số như vậy, không thể giải thích đơn giản chỉ là tính xác xuất; mà đó là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố: Từ nỗ lực của huấn luyện viên, ban lãnh đạo đội bóng cho đến từng cầu thủ; cũng còn phải kể đến sự nhiệt tình của cổ động viên, tâm lý trọng tài và hàng trăm thứ khác. Chỉ cần một ngọn gió đổi chiều, một cú sút không phải từ má trái, mà từ má phải của bàn chân, cũng đủ để tỷ số sẽ thay đổi! Nhưng ở đây, tất cả đã trùng khớp như một sự an bài kỳ diệu để tỷ số phải là 4 -1!

    Chưa hết! Bạn đọc hãy xem đoạn trích dẫn sau đây trong sách "Thái Ất thần kinh". Dịch giả Thái Quang Việt, đề đáp Nguyễn Đoàn Tuân. Nxb Văn Hóa Dân Tộc 2/ 2001. Trang 352:
    "Trong sách nói về quẻ Giải là do sấm mưa tạo nên họa hoạn, nạn tai và thế giới khó bề an ninh, động 8 phương nước lớn, thuộc hạn cửu dương bách lục, nhất là vào cuối năm 2002 là Nhâm Ngọ thì thế giới có nạn lụt lớn vô cùng".
    (Chú thích: Cuốn sách này được tái bản vào tháng 4/ 2002 (Tháng 3/ Nhâm Ngọ.Tức là trước khi nạn lụt xảy ra. Lời tiên tri trong lần tái bản này ở trang 397. Cụ Nguyễn Đoàn Tuân mất vào ngày 19/7 năm Nhâm Ngọ; tức là trước khi cụ được tự hào nhìn thấy sự tính toán chính xác của mình bằng phương pháp Thái Ất).
    Qua đoạn trích dẫn trên, bạn đọc cũng thấy đây là một lời tiên tri và đã ứng nghiệm vào một năm sau đó. Trong năm Nhâm Ngọ (2002) bắt đầu vào tháng 7 Âm lịch (nửa cuối năm), bão lụt hoành hành khắp từ châu Mỹ sang châu Âu, Băng Đa Let, Ấn độ, Nam Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và đều là những cơn bão, lụt tầm cỡ lịch sử. Thậm chí cho đến tận những ngày cuối cùng của năm Nhâm Ngọ, thiên tai do lở đất và lụt lội khủng khiếp vẫn xảy ra ở Indonesia và Peru. Có thể nói rằng: đây là lời tiên tri chi tiết và sớm nhất về khí hậu toàn cầu, trước tất cả các cơ quan dự báo khí tượng hiện đại nhất thế giới. Tất nhiên, không phải chỉ đến khi sách phát hành, lời dự báo đó mới được thực hiện. Đây là một công thức tính toán có phương pháp hẳn hoi. Phương pháp này đã được lập thành với thời gian tính bằng thiên niên kỷ. Phải chăng ở đây, định mệnh đã an bài hay một quy luật vũ trụ đã được nhận thức từ trước đó, từ nền văn hóa cổ Đông phương và nó đã được ký hiệu hoá?
    Nếu định mệnh có thật và nhân danh bất cứ một giá trị tuyệt đối nào; phải chăng con người chỉ là một thứ robot sinh học, được lập trình từ trước trong trò chơi của tạo hóa? Nhưng nếu định mệnh có thật - thì dù hiện hữu dưới bất cứ hình thức nào và gọi bằng bất cứ danh từ gì - nó sẽ là đối tác trong khả năng nhận thức của con người. Lúc ấy, chính khả năng nhận thức của con người lại không thuộc về định mệnh. Phải chăng định mệnh không có thật?

    KHÁT VỌNG TIÊN TRI
    Nhà tư tưởng Pháp – ông Pascal – đã có một sự so sánh rất nhân bản về thân phận con ngườI:
    ”Con người chỉ là một cây sậy nhỏ bé và yếu ớt trong vũ trụ. Nhưng là một cây sậy có tư tuởng!”.
    Số phận con ngườI và kiếp sống của nó thật mong manh. Thiên tai; chiến tranh; đói nghèo bệnh tật luôn rình rập thân phận con người. Đức Phật đã nói trong sự xót thương:
    “Nước mắt thế nhân bao đờI kiếp đã chảy đầy thành bể khổ. Mọi kiếp người trầm luân trong đó. Ngay cả những ngườI cho là sung sướng cũng chỉ lênh đênh trên mặt bể khổ mà thôi”.
    Chính vì thân kiếp mong manh đó; mà con ngườI có khát vọng tiên tri. BởI vì con ngườI muốn thoát khỏI cảnh khổ trần gian mà họ sẽ phảI gặp trong thân kiếp làm người. Chỉ có những sinh vật cao cấp mớI có khả năng tiên tri vì sự phát triển của tư duy logic.Đây là sự thể hiện tất yếu của sự tiến hoá. Những sinh vật bậc thấp không có khả năng này. BởI vậy; khát vọng tiên tri chính là một nhu cầu rất nhân bản và là đặc thù của xã hộI loài ngườI mơ ước tớI tuơng lai phát triển và tốt đẹp.
    Do đó;nếu định mệnh không có thật; vấn đề sẽ không đơn giản chỉ vì nó là mê tín dị đoan; chỉ vì con người không tin vào định mệnh. Và điều này phi lý trước khát vọng tiên tri của con ngườI vốn là một thực tế tồn tạI. Nhưng những lời tiên tri với những phương pháp của nó sẽ cho biết điều đó và định mệnh lại tiếp tục an bài!?
    Như vậy, phải chăng con người cứ phải loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn cho chính khát vọng tiên tri của mình? Còn nếu như con người không còn khát vọng biết trước tương lai, thì ngay cả luận đề này sẽ không thể hiện hữu ngay trong ý tưởng của người viết vì nó vô nghĩa. Chính những lời tiên tri với những phương pháp dự báo có hiệu quả của nó thỏa mãn khát vọng biết trước tương lai của con người là căn nguyên để hình thành ý niệm về "định mệnh". Vì vậy, vấn đề tiếp tục được đặt ra ở đây là: Những lời tiên tri và những phương pháp của nó bắt đầu từ đâu?
     
  3. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    BÓI TOÁN
    Từ lâu, cũng đã có ý kiến cho rằng:
    Trong cuộc sống đầy bất trắc và đau khổ của con người, hoặc vì những ước mơ và khát vọng không thành đạt. Con người đã bất lực, họ đi tìm cứu cánh cuộc đời ở những khả năng siêu nhiên, thần quyền.
    Đây là nguyên nhân để nẩy sinh những hiện tượng mê tín dị đoan, lợi dụng thần quyền mê hoặc con người. Bói toán được coi là sản phẩm của sự mê tín vào những thế lực siêu nhiên, dựa trên những sự sự bịa đặt không có căn cứ khoa học.
    Hình ảnh những người hành nghề bói toán quanh quẩn ở đình đền, chùa miếu như củng cố thêm tính hiện thực của giả thuyết này.
    Nhưng sự lý giải ấy lại không phải là một minh chứng nên không đủ sức thuyết phục. Bởi vì, bói toán vốn không phải là một hiện tượng riêng lẻ, mà là một thực tế đã hiện hữu bao trùm cả không gian và thời gian lịch sử nhân loại. Với lập luận này không giải thích được những phương pháp bói toán có hệ thống, qui tắc và chuẩn mực rõ ràng, có phương pháp luận thể hiện tính khách quan trong cách luận đoán. Không những vậy, hiệu quả của những phương pháp bói toán đó có tính thuyết phục đã tồn tại hàng thiên niên kỷ trong xã hội loài người. Nếu quả thực, bói toán chỉ là sự bịa đặt, lợi dụng mê tín dị đoan thì sẽ chỉ là những hiện tượng riêng lẻ và không có cơ sở để tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại.
    Để tìm về một thực tế là nguyên nhân của các phương pháp bói toán Đông phương, một giả thuyết khác được đặt ra từ những hiện tượng và vấn đề sau đây:
    * Hầu hết các phương pháp bói toán phổ biến thuộc văn minh Đông phương đều có một cơ sở phương pháp luận là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Sự ứng dụng của các phương pháp này có tính qui luật và tính hệ thống; tính khách quan và khả năng tiên tri. Những yếu tố này cũng là tiêu chuẩn để thẩm định một luận thuyết khoa học.
    * Trên tinh thần của tiêu chí khoa học là:
    "Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, phải có khả năng lý giải hầu hết những vấn đề liên quan đến nó và phải có khả năng tiên tri” (dân gian gọi nôm là "bói toán").
    Như vậy, sự bói toán của nền văn minh Đông phương phải chăng có thể chính là khả năng tiên tri của một học thuyết khoa học đã hoàn chỉnh và tồn tại trong văn minh nhân loại. Nhưng nền văn minh này đã bị huỷ diệt, nên hệ thống lý thuyết của nó bị sai lệch và thất truyền.
    * Các nhà khoa học đang mơ ước:
    "Một siêu lý thuyết có khả năng thống nhất tất cả các định luật vũ trụ. Có thể lý giải từ sự hình thành các thiên thể cho đến mọi vấn đề liên quan đến con người". Thuyết Âm Dương Ngũ hành tồn tại trong nền văn minh Đông phương là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh và những ký hiệu Dịch chính là một siêu công thức của học thuyết này (*)
    * Chú thích: Phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành tồn tạI trên thực tế. Nhưng về mặt lý thuyết thì các nhà nghiên cứu chưa hề chứng minh được sự thống nhất của học thuyết này.
    Căn cứ vào những hiện tượng và vấn đề trên, giả thuyết này cho rằng:
    Những phương pháp bói toán đang tồn tại trong văn minh Đông phương là hệ quả của một lý thuyết thống nhất vũ trụ, tổng hợp tất cả các định luật vũ trụ, giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến hầu hết những vấn đề liên quan đến con người. Khả năng bói toán (Tính tiên tri - một điều kiện cần của một lý thuyết khoa học) chính là kết quả ứng dụng và cũng là sự chứng tỏ tính khoa học của siêu lý thuyết này.
    Với giả thuyết này, sự chứng minh sẽ cực kỳ khó khăn. Vì ngay bây giờ nền khoa học hiện đại vẫn còn đang mơ ước đạt tới một siêu lý thuyết vũ trụ quan. Hay nói một cách khác: Sự chứng minh cho giả thuyết này phải vượt qua cái ngưỡng mà chính nền khoa học hiện đại chưa đạt tới. Bạn có thể nhận thấy điều này qua sự mỉm cười của Thượng đế cho những cố gắng của con người tìm về cội nguồn của mình, trong cuốn sách nổi tiếng "Thượng Đế và Khoa học" (*)
    * Chú thích: Sách đã dẫn
     
  4. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    HIỆU QUẢ & SỰ SAI LỆCH CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÀO
    Bói toán và dự đoán?
    Khi nói đến xem "bói", dễ làm người ta nghĩ ngay đến một thể thức huyền bí, đang cố gắng tìm trong lời phán truyền thiêng liêng những diễn biến của cuộc đời đã được an bài. Sự nhạy cảm của những người có tiếp thu tri thức khoa học, dễ liên hệ đến tính chất mê tín dị đoan và lạc hậu của thể thức này. Ngày nay, một số phương pháp bói toán đã được đặt vấn đề về tính khoa học của nó. Vì “tinh thần khoa học” – theo kiểu thờI buổI khoa học thì không có ma - người ta không gọi là xem bói nữa, mà gọi là môn "dự đoán học". Như "Dự đoán theo tứ trụ", "Chu Dịch và dự đoán học". Thậm chí - môn Phong thủy - cho đến ngày hôm nay vẫn chưa một nhà khoa học nào chứng minh được nguyên lý của nó để gỡ bỏ bức màn huyền bí, nhưng cũng được gọi bằng một từ rất thời thượng là "khoa học Phong thủy". Gọi như vậy cho nó dễ hòa nhập với “tinh thần khoa học”, tránh mặc cảm bị coi là "mê tín dị đoan". Những điều này chỉ chứng tỏ một cách nhìn mới về những hiện tượng đã tồn tại trong xã hội loài người, còn bản chất của hiện tượng chưa hề thay đổi và vẫn còn chìm sâu trong bức màn huyền bí. Nhưng, một cái tựa sách thì phải vậy thôi; chứ không lẽ cứ nôm mà viết tựa là "Bói toán theo tứ trụ" thì nghe cũng lạ tai, không có "tinh thần khoa học". Thực ra xét về mặt ngữ nghĩa thì từ "bói toán" chính xác và bao hàm hơn "dự đoán" nhiều.
    Từ "bói" theo nhà nghiên cứu Lê Gia thì có xuất xứ từ nghĩa Hán Việt của chữ "bối", có nghĩa là cái lưng. Tìm phía đằng sau lưng là chỗ không nhìn thấy, không biết được. Vậy từ "bói" là từ "bối" mà ra, chỉ việc đi tìm cái chưa biết(*). Nếu theo cụ Lê Gia thì khó có sự liên hệ giữa chữ "bói" với danh từ chỉ chim "bói cá". Người viết cho rằng: "Bói" là từ thuần Việt, có liên hệ với các từ: bớI; bươi; bơi; bái…nghĩa là động tác tìm kiếm những cái bị khuất lấp. "Toán" là phương pháp đi tìm cái bị khuất lấp. "Bói toán" nghĩa là phương pháp đi tìm cái chưa biết vì bị khuất lấp. Tất nhiên nếu phương pháp đúng và làm toán giỏi thì việc đào bới có hiệu quả, tìm thấy cái cần tìm. Phương pháp sai và làm toán dở thì đào bới cũng không thể tìm thấy. Còn "dự đoán" thì không mang tính khẳng định rõ ràng. Tất nhiên nó còn bao hàm cả tính chủ quan và việc nói phong long!
    * Chú thích: "Dịch học giản yếu". Lê Gia. Nxb VHTT 2000. Trang 621
    Để biết trước tương lai, con người có rất nhiều phương pháp bói toán, từ cực kỳ huyền bí cho đến các phương pháp có hẳn một phương pháp luận có hệ thống và những qui tắc, chuẩn mực rõ ràng. Những phương pháp bói toán huyền bí thường ít được tin tưởng, trừ sự dự báo rất chính xác được lặp lại nhiều lần trên thực tế. Những trường hợp điển hình của loại bói huyền bí có thể thí dụ như: bà Van Ga ở Bun Ga Ry; hoặc khả năng tìm mộ xuất hiện trong thập niên gần đây ở Việt Nam. Còn lại là những phương pháp dự báo cần có phương tiện dự báo hoặc có qui tắc, chuẩn mực rõ ràng, như: Bói Dịch, Tử Vi, bói bài Tây, bói Kiều, bói chân gà, bói lá trầu, bói bằng quả cầu thủy tinh ..v.v.
    Trong phương pháp bói cần phải có phương tiện dự báo, có thể chia làm hai loại: phương pháp dự báo có phương pháp luận và qui tắc, chuẩn mực rõ ràng và không có qui tắc chuẩn mực rõ ràng. Trong mỗi loại lại cần xét đến định lượng của tính chất ngẫu nhiên thuộc từng phương pháp cụ thể. Với sự phân loại này thì phương pháp dự báo có định lượng tính ngẫu nhiên ít nhất, có phương pháp luận rõ ràng, có hệ thống và qui tắc hẳn hoi, phải kể đến môn Thái Ất và Tử Vi đẩu số. Nhưng đây cũng là những phương pháp ít được các nhà nghiên cứu chú ý. Ngược lại, phương pháp bói Dịch (chứ không phải bản thân kinh Dịch) mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên - hay nói một cách khác là gần gũi với tính huyền bí hơn - nhưng lại khá phổ biến và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhắc nhở đến tính khoa học của nó trong các trước tác của mình với một tinh thần khoa học nghiêm túc!?
    Thời gian gần đây, có rất nhiều cuốn sách có nội dung trình bày các phương pháp dự đoán tương lai của nước ngoài được xuất bản và khá phổ biến; như: “Dự đoán theo tứ trụ”, “Chu Dịch và dự đoán học” của Thiệu Vĩ Hoa; “Bí ẩn của tướng thuật” của Trần Hưng Nhân và đặc biệt hai bộ kỳ thư nổi tiếng của học thuật cổ Đông phương có khả năng dự báo tương lai là Kinh dịch và Mai Hoa dịch số cũng được ấn hành. Đấy là chưa kể hàng trăm đầu sách của những nhà nghiên cứu khắp thế giới. Gần đây nữa là cuốn Thái Ất thần kinh, một kỳ thư ngoại hạng, tương truyền của ngài Trạng Trình đã dùng để đoán những sự kiện xảy ra trước sau 500 năm trong lịch sử , cũng đã được Nxb Văn Hóa Dân Tộc xuất bản. Thậm chí cả Tử Vi đẩu số, một cuốn sách có tham vọng dự đoán cho số phận con người đến từng ngày trong cuộc đời, cũng được giới thiệu phương pháp luận đoán của nó trong cuốn “Kinh Dịch với hệ nhị phân” (Gs Hoàng Tuấn. Nxb VHTT 2002). Chưa kể đến hàng chục đầu sách còn lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, có tham vọng dự báo cho số phận con người.
    Không phải chỉ đến bây giờ, mà hàng thiên niên kỷ đã trôi qua - sự chứng nghiệm của những kỳ thư này đã khiến cho con người phải suy nghĩ về thân phận của mình, về mặt này thì Tử Vi đẩu số - ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành - đã đặt cho con người sự thách đố lớn nhất của định mệnh ngay từ khi mới chào đời. Môn Tử Vi đẩu số cũng là một phương pháp dự báo có quy tắc, chuẩn mực rõ ràng và ít mang yếu tố ngẫu nhiên nhất so với những phương pháp dự báo khác. Bởi vậy, người viết xin được trình bày bắt đầu từ môn này.
    Trước khi trình bày hiệu quả của các phương pháp dự đoán ở phần tiếp theo, người viết cũng xin được lưu ý các bạn một vấn đề: Trong tất cả các phương pháp dự đoán, hiệu quả của nó còn tùy thuộc vào khả năng của người dự đoán. Do đó, trong sự phân tích các phương pháp dự đoán dưới đây, đều loại trừ tác nhân người dự đoán trong hiệu quả của nó; mà chỉ bàn đến hiệu quả về mặt lý thuyết của nó.

    PHƯƠNG PHÁP BÓI TOÁN CÓ HỆ THỐNG
    Tử Vi đẩu số - Hiệu quả và định mệnh?
    Tử Vi đẩu số (*)là môn dự đoán tương lai trong giới hạn số phận của từng con người cụ thể và những vấn đề liên quan đến nó. Phương pháp coi Tử Vi rất phức tạp, đòi hỏi người coi phải có tri thức nhất định để luận đoán. Để lập một lá số Tử Vi, dữ kiện phải có là ngày, giờ, tháng, năm sinh âm lịch. Trên cơ sở đó hơn 150 đại lượng gọi theo tên những vì sao được phân loại (theo bản văn chữ Hán, còn Tử Vi lưu truyền ở Việt Nam chỉ có khoảng 110 vì sao): chính tinh, trung tinh và phụ tinh. Các vì sao này, được phân bổ theo những qui tắc định trước cho mười hai cung qui ước của lá số, lần lượt có tên gọi như sau:
    1. Bản mệnh - 2. Anh em (Huynh đệ) - 3. Vợ hoặc chồng (Phu Thê) - 4. Con cái (Tử Tức) - 5. Tiền Tài (Tài Bạch) - 6. Bệnh Tật (Giải Ách) - 7. Di chuyển (Thiên Di) - 8. Quan hệ xã hội (Nô Bộc) - 9. Nghề nghiệp chức vụ (Quan Lộc) - 10. Đất đai nhà cửa (Điền Trạch) - 11. Phúc Đức - 12. Cha mẹ (Phụ Mẫu).
    Như vậy, với mười hai cung của Tử Vi bao gồm hầu hết những mặt chủ yếu của sự hoạt động và những mối quan hệ gia đình, xã hội của con người. Để luận đoán một lá số Tử Vi, đòi hỏi phải có sự phân tích và nghiên cứu công phu dựa trên sự tương tác giữa các đại lượng thể hiện qua tên các vì sao và tương quan giữa các cung trong lá số của Tử Vi. Người luận đoán cũng cần phải có kiến thức để xử lý các đại lượng phản ánh sinh hoạt thời cổ phù hợp với sinh hoạt hiện đại. Thí dụ: Sao Thiên Mã ứng về vật dụng, trước đây có thể đoán là con ngựa, bây giờ phải luận là xe gắn máy, hoặc xe hơi…
    Trong 12 cung của Tử Vi thì cung Mệnh có tính quyết định cho số phận con người. Những đại lượng được phân bố trong cung Mệnh sẽ phản ánh từ nhân cách, cá tính, chỉ số thông minh, khả năng nhận thức, thói quen, kể cả hình dáng bên ngoài. Sự tương tác giữa các đại lượng trong cung Mệnh và các cung khác trong sự vận động theo thời gian cuộc đời, sẽ phản ánh diễn biến của số phận. Tham vọng dự đoán của lá số Tử Vi cho một con người rất lớn. Thậm chí, qua 12 cung của lá số, người ta muốn đoán cả từng giai đoạn của cuộc đời, từng năm, từng tháng, từng ngày và có thể cả từng giờ. Hiệu quả của sự dự đoán - nếu người dự đoán giỏi - đôi khi rất đáng kinh ngạc. Hiện nay, trên cơ sở những nguyên tắc lập thành lá số Tử Vi, người ta đã lập trình đưa vào máy tính với những lời dự đoán đơn giản cho số phận con người.
    Qua phương pháp dự đoán của Tử Vi, cũng như các môn bói toán khác thì định mệnh là một thế lực siêu nhiên đang thật sự hiện hữu, hay chỉ là một danh từ hoài nghi về sức mạnh của những qui luật đang chi phối con người? Phải chăng cổ nhân đã dày công nghiên cứu, chỉ để cho hậu thế một cảm nhận hoài nghi về sự bất lực của con người cho số phận của mình? Phải chăng con người và máy tính sẽ không có gì khác nhau, khi định mệnh đã lập trình cho từng số phận?
    Sẽ là một kết luận vội vã, nếu cho rằng: Tử Vi là một học thuật huyền bí, mang tính dị đoan. Cũng khó có thể giải thích một cách đơn giản cho rằng: sự tồn tại của Tử Vi là do sự áp đặt của các thế lực phong kiến, khi tâm lý con người luôn muốn tìm hiểu về tương lai; nếu Tử Vi không chứng tỏ được khả năng đáp ứng nhu cầu đó của con người. Cũng khó có thể cho rằng Tử Vi là hệ quả của chiêm tinh học cổ đại, các đại lượng trong Tử Vi là những ngôi sao định mệnh, rồi nhân danh khoa học kết luận tính mê tín dị đoan cho nó. Bởi vì, một tinh thần khoa học thực sự phải được thể hiện qua những tiêu chí khoa học cụ thể; chứ không thể được coi là có tinh thần khoa học chỉ vì không tin ma quỉ.
    Nếu ta so sánh những đặc trưng của một lý thuyết khoa học là: Tính khách quan; tính quy luật và tính hệ thống thì phương pháp luận đoán của Tử Vi có đầy đủ những tính chất đó. Tử Vi có hẳn một phương pháp luận và những qui tắc chặt chẽ cho nó. Trong môn Tử Vi không hề có dấu ấn của thần quyền. Nếu một lý thuyết khoa học còn cần tính tiên tri thì chính hiệu quả dự đoán của môn Tử Vi - bảo đảm cho sự tồn tại tính bằng thiên niên kỷ với một không gian phổ cập, rộng khắp ở những nước có ảnh hưởng của văn minh cổ Đông phương - chứng tỏ điều này.
    Bởi vậy, hoàn toàn có cơ sở khoa học khi đặt một giả thuyết cho rằng:
    Môn Tử Vi chính là một siêu công thúc đã được ký hiệu hoá; phản ánh một hiệu ứng vũ trụ tương tác có tính qui luật tới môi trường trái Đất và ảnh hưởng tới từng con người.
    Nhưng sự chứng minh cho giả thuyết này là một việc cũng không đơn giản. Bởi vì, phương pháp luận của Tử Vi dựa trên thuyết Âm dương Ngũ hành, một học thuyết cho đến nay vẫn còn quá nhiều bí ẩn do thất truyền. Nhưng bắt đầu từ giả thuyết này mới có thể đi tìm tính hiệu quả của môn Tử Vi qua phương pháp dự báo của nó; dẫn tớI sự lý giải luận đề được đặt ra (vì nếu coi Tử Vi là mê tín dị đoan thì không còn gì để bàn).
    * Chú thích: Bạn có thể tìm hiểu những khái niệm cơ bản về Tử Vi Đẩu số qua cuốn:”Kinh Dịch và hệ nhị phân” Nxb VHTT. Giáo sư Hoàng Tuấn.
     
  5. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    Những khiếm khuyết của phương pháp luận đoán theo Tử Vi
    Cũng đã có nhiều ý kiến hoài nghi tính hiệu quả của khoa Tử Vi với những lập luận có vẻ chắc chắn, góp phần hỗ trợ cho sự phản bác khoa Tử Vi về sự hoàn chỉnh của nó trong việc dự đoán tương lai cho mỗi con người. Đã có những lập luận hoài nghi và phản bác dựa trên những cơ sở như sau:

    @ Bài toán trên cơ sở dữ kiện lập thành lá số: Do một ngày được chia làm 12 giờ theo thời khắc cổ, chu kỳ năm Âm lịch theo phương pháp lập lá số Tử Vi là 60 năm (Từ Giáp Tý đến Quí Hợi). Do đó, trong vòng 60 năm đó sẽ có: 12 giờ x 30 ngày x 12 tháng x 60 năm x 2 (Nam & Nữ) = 518. 400 lá số Tử Vi. Nếu lấy tổng số dân trên thế giới ước tính 6000. 000. 000 người: 500. 000 (làm tròn số); Như vậy, sẽ có khoảng xấp xỉ 12.000 người chung một lá số Tử Vi. Một sự vô lý với thực tế : Không lẽ trên thế giới có đến 12.000 ông vua; 12.000 nhà tỷ phú ..vv.?
    Nhưng vấn đề nêu trên chỉ là kết quả trung bình toán học thuần túy. Trên thực tế, không thể trong cùng một giờ, có đúng 12.000 người cùng sinh ra trên trái đất để cùng làm vua, hoặc cùng làm thợ giày. Theo quan niệm của khoa Tử Vi thì việc sinh ra một con người với một tính cách nào đó (làm vua, hoặc thợ giày) là kết quả của nhiều yếu tố rất phức tạp. Nhưng đã sinh vào thời điểm đó, thì phải có số phận đó. Những yếu tố để thai nhi phải sinh vào thời điểm này và có số phận đã an bài vào thời điểm đó, không nằm trong phạm vi lý giải của khoa Tử Vi.

    @ Có những trường hợp cả một thành phố bị hủy diệt do thiên tai, hoặc chiến tranh. Trong thành phố đông đúc đó, có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu con người sinh ra vào thời điểm khác nhau, tất nhiên họ phải có số phận khác nhau. Nhưng tại sao họ lại có thể có một kết thúc giống nhau: cùng chết trong một thời điểm. Như trường hợp thành phố Pompei bị huỷ diệt vào khoảng thập kỷ 40 sau CN chẳng hạn.
    Trong trường hợp này, có thể giải thích một cách khiên cưỡng theo dữ kiện của môn Tử Vi là: thời điểm sinh của những người dân thành phố tuy khác nhau, nhưng vẫn có thể dẫn đến một kết thúc giống nhau trong lá số. Lập luận này không kiểm chứng được, vì chẳng ai xem được những lá Tử Vi của những người dân trong thành phố xấu số đó. Có thể nói: đây một yếu tố hoài nghi rất hợp lý tính chính xác của phương pháp luận đoán theo Tử Vi, nhưng không có nghĩa là một chứng cứ hợp lý để phủ nhận. Điều này cũng có thể giải thích bằng tính khác nhau của những phần tử trong một tập hợp; số phận của một tập hợp sẽ quyết định chung của các phần tử trong tập hợp đó, cho dù tính chất của các phần tử trong tập hợp có khác nhau. Tuy nhiên, cách giải thích này không nằm trong phạm vi quán xét của Tử Vi (Chỉ giới hạn trong việc xem xét số phận cho một cá thể, bắt đầu từ lúc ra đời); hoặc cũng có thể do sự thất truyền của môn này..

    @ Do chu kỳ năm của Tử Vi là 60 năm (một Hoa giáp). Như vậy, một người sinh cùng ngày, cùng giờ, cùng tháng, cùng năm của Hoa giáp trước và Hoa giáp sau - về lý thuyết của môn Tử Vi - sẽ phải giống nhau về số phận. Nhưng thực tế đã chứng tỏ sự kiện không đơn giản như vậy. Trong truyền thuyết đã có sự giải thích là cùng giờ sinh, nhưng do nhiều yếu tố tương tác khác, nên người thì làm vua, người thì làm chủ những bày ong. Nhưng vấn đề là cùng một lá số giống nhau, làm sao có thể đoán được ai làm vua, ai là chủ doanh nghiệp nuôi ong?
    Có thể khẳng định rằng: Đây là sự khiếm khuyết về mặt lý thuyết của môn Tử Vi; hoặc là do thất truyền, hoặc là sự chưa hoàn chỉnh. Trên thực tế, môn Tử Vi là hệ quả của một học thuyết đã thất truyền, cho nên ngay cả những dữ kiện để lập thành lá số - cơ sở luận đoán của Tử Vi - cũng gây nhiều tranh cãi.
    Về vấn đề này, trong sách "Chu Dịch và dự đoán học" (Nxb Văn Hóa 1995, trang 139) ông Thiệu Vĩ Hoa đã lập luận như sau (Trích dẫn):
    Những người cùng giờ sinh, vì sao mệnh lại không giống nhau? Nguyên nhân rất nhiều, nhưng không có cách nào để giải thích cho rõ ràng, tỉ mỉ được. Tôi chỉ xin vắn tắt như sau:
    1) Phương vị khác nhau, như phương Nam là Hỏa, phương Đông là Mộc, phương Bắc là Thủy, phương Tây là Kim. Người mệnh Hỏa nhưng sinh ở phương Nam hay phương Bắc sẽ khác nhau. Phương Nam là đất Hỏa vượng, phương Bắc bị Thủy khắc cho nên không như người sinh ở phương Nam.
    2) Năm mệnh của phụ mẫu, anh chị em, con cái và số con, năm hôn nhân đều khác nhau.
    Vì năm mệnh của những người trong gia đình khác nhau, mức độ ngũ hành sinh khắc sẽ khác nhau; do đó ảnh hưởng đối với con người cũng sẽ khác nhau.(*)
    * Chú thích: Điểm 2 => người viết tóm lược
    3) Nam,nữ khác nhau nên có sự vận hành thuận nghịch khác nhau.
    4) Tướng mặt vân tay khác nhau, nên việc nó làm chủ cũng khác nhau.
    5) Cốt tướng của người khác nhau.
    6) Mộ tổ và nhà ở khác nhau, phương vị khác nhau.
    7) Gen di truyền của mỗi người khác nhau.
    8) Hoàn cảnh, điều kiện gia đình của mỗi người khác nhau.
    9) Điểm sáng của sao chỉ có một. Tuy có hàng nghìn hàng vạn người cùng giờ sinh, nhưng điểm sáng của sao trực ban quyết không phải người nào cũng nhận được. Nếu điểm sáng này chiếu đúng vào một người nào đó, hoặc đúng vào người mang thai đang sinh, người đó có thể làm Hoàng đế, còn người khác thì không làm nổi Hoàng đế. Nếu có một tạp chí nào đó đã thông báo: bố mẹ Mao Trạch Đông đều đồng thời nhìn một vầng đỏ phía Đông phòng họ, rồi sau đó mang thai Mao Trạch Đông. Đương nhiên vầng đỏ này không phải là tất cả các bậc bố mẹ của những người cùng giờ sinh đều thấy được.

    Mặc dù ông Thiệu Vĩ Hoa đã cố gắng giải thích về những yếu tố khác nhau cho số phận những người cùng ngày, giờ, tháng, năm sinh. Nhưng những sự giải thích này đều không đủ sức thuyết phục cho sự chứng minh tính hoàn thiện của Tử Vi. Vì môn Tử Vi (hoặc những môn bói toán khác bắt đầu bằng dữ kiện ngày, gìờ, tháng, năm) không đề cập đến những hiện tượng khác biệt nêu trên. Do đó, chỉ có thể coi đây là một sự khiếm khuyết về mặt phương pháp của môn Tử Vi; hoặc do sự thất truyền của môn này.
    @ Tính thời điểm giờ sinh của một người trong khoa Tử Vi?
    Giờ sinh đích thực theo cổ học Đông phương là thời điểm tương quan vị trí Địa cầu với mặt Trời. Ngày xưa, người ta dùng các dụng cụ đo bóng mặt trời để tính giờ sinh khi chưa có đồng hồ Tây. Một giờ trong lịch cổ ứng dụng trong Tử Vi bằng hai tiếng theo giờ hiện đại. Ngày nay, khi lấy số Tử Vi người ta căn cứ theo giờ qui ước. Bởi vậy, vấn đề giờ sinh khi lấy một lá số Tử Vi cũng gây nhiều tranh cãi. Có người cho rằng: Tất cả đều phải qui về giờ địa phương của người đoán lá số (?). Thậm chí, vì coi Tử Vi xuất phát từ Trung Hoa, cho nên có người còn đặt vấn đề lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn (?Sic!). Chính từ những ý kiến sai lầm trên khiến môn Tử Vi được góp thêm phần huyền bí. Điều này chứng tỏ sự thất truyền một hệ luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành liên quan đến môn này, nên không có sự kế thừa những phương pháp của nó. Do đó, trên cơ sở một giả thuyết cho rằng: Tử Vi là một môn dự báo, dựa trên những hiệu ứng vũ trụ ảnh hưởng đến trái đất đã được ký hiệu và qui ước hoá vào thời điểm con người sinh ra và ảnh hưởng đến số phận người đó - thì phải lấy giờ sinh theo vị trí địa lý của người đó. Điều này phù hợp với phương pháp tính giờ theo mặt trời thời cổ: Sinh tại đâu, tính giờ tại đó.
    Tuy nhiên, về giờ sinh - giả thiết đã loại trừ yếu tố không gian sinh - trong Tử Vi còn có yếu tố có khả năng làm sai lệch được trình bày sau đây. Do một giờ trong Tử Vi bằng 2 tiếng trong giờ hiện đại. Nhưng giờ hiện đại của một quốc gia lại theo vị trí múi giờ mà thủ đô nước đó tọa lạc. Như vậy, giữa giờ sinh quy ước - theo giờ quốc gia - và thời điểm hiệu ứng giờ sinh của Tử Vi sẽ có một khoảng cách đôi khi rất lớn. Điều này được miêu tả như sau: Chu vi trái đất khoảng 40. 000 Km; chia cho 12 múi giờ Tử Vi, ta sẽ có khoảng 3. 400 Km cho một múi giờ Tử Vi ở xích đạo. Như vậy, khả năng cùng vị trí không gian của múi giờ, nhưng có thể lấy đến hai lá số khác nhau vì thuộc giờ qui ước khác nhau, được định vị bởi thủ đô của các quốc gia khác nhau. Một thí dụ cho trường hợp này là: Hai bà mẹ ở sát biên giới, nhưng thuộc hai quốc gia có múi giờ qui ước khác nhau; họ cùng sinh vào một thời điểm. Như vậy, về lý thuyết của môn Tử Vi, hai đứa trẻ này phải có số phận giống nhau. Nhưng chúng lại có thể có hai lá số khác nhau, vì giờ sinh khác nhau? Hoặc vì khoảng chênh lệch về không gian múi giờ quá lớn; cho nên có thể xảy ra trường hợp hai số phận, nhưng vẫn chung một lá số Tử Vi. Mặc dù những trường hợp trên có thể khắc phục bằng cách lấy hai hoặc ba lá số cạnh giờ nhau và tìm một lá đúng nhất. Nhưng thực tế người dự đoán thường chỉ lấy một lá số. Do đó, khả năng sai lệch có thể xảy ra. Hoặc một vấn đề nữa được đặt ra: Nếu một người sinh ở Bắc hoặc Nam cực thì giờ sinh hoặc lá số sẽ như thế nào khi khoảng cách giữa các múi giờ rất ngắn, gần như bằng 0? Đây là một trường hợp ngoại lệ của môn Tử Vi chăng? Nếu xét theo lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành , thì ở Bắc và Nam cực ngày và đêm không bình thường so với các nơi khác (Âm Dương không tương giao). Có thể vì vậy có sự khác biệt khi luận đoán cho những số phận ở các vùng địa lý khác nhau theo vĩ tuyến. Nhưng môn Tử Vi lại không đề cập đến vấn đề này.
    @ Hơn nữa, vì Tử Vi thiếu hẳn một hệ luận hoàn chỉnh liên hệ với thuyết Âm Dương Ngũ hành – là cơ sở phương pháp luận của nó – nên những yếu tố luận đoán của Tử Vi cứ như từ trên trời rơi xuống, mang tính tiên đề. Điều này đã khiến cho một số hiện tượng tồn nghi trong môn Tử Vi, như: Bản chất các vì sao, cách an sao và tính chất một số sao vẫn còn gây tranh cãi và chưa lý giải được. Đây cũng là số phận của hầu hết những phương pháp ứng dụng có phương pháp luận là thuyết Âm Dương Ngũ hành và cũng là nguyên nhân chính để gây sự hoài nghi về tính khoa học của môn này.
    Như vậy, qua phần trình bày ở trên cho thấy: Phương pháp bói Tử Vi vẫn có những yếu điểm chưa thể coi là chưa hoàn chỉnh và chính xác (chưa nói đến những sai lệch khác về hành khí theo Ngũ hành của bản mệnh trong Hoa giáp và tương quan hành với độ số cục của Tử Vi). Đây là sai lệch rất căn để của các môn dự đoán Đông phương cổ.

    Nhưng cho dù Tử Vi là một môn dự đoán chưa hoàn chỉnh, hoặc do thất truyền sai lạc, hoặc do ngay từ những tri thức lập thành môn này, thì cũng không có cơ sở để cho rằng: đây là một hiện tượng mê tín dị đoan. Bởi vì, Tử Vi có đầy đủ những yếu tố gần gũi với tri thức khoa học hiện đại. Như vậy, với tất cả những nhận xét phản bác trình bày ở trên, chỉ thể hiện tính khiếm khuyết của môn Tử Vi, chứ chưa thể coi là đã chứng minh được tính phi khoa học của môn này. Do đó, nếu với một tinh thần thận trọng và hợp lý nhất, chỉ có thể coi những phương pháp dự báo của môn Tử Vi là chưa chứng minh được trên cơ sở tri thức khoa học hiện đại; khi hiệu quả ứng dụng của nó đã tồn tại hàng thiên niên kỷ trong lịch sử văn hóa Đông phương chính là sự biện minh cho cơ sở khoa học của nó.
    Chính hiệu quả của môn Tử Vi cũng biện minh cho sự thất truyền của một hệ luận từ thuyết Âm Dương Ngũ hành liên quan. Chưa nói đến những sự sai lệch có tính căn để cho sự ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán (Xin xem: "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". "Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp": “vanhienlacviet.com”)
    Thực tế đã cho thấy không thể có một phương pháp ứng dụng một giá trị nhận thức ra đờI trước phương pháp luận của nó.Do đó; sự thất truyền của một hệ luận liên hệ vớI phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong thực tế ứng dụng chính là một yếu tố quan trọng chứng tỏ:
    Tử Vi đã lưu truyền từ rất lâu trong nền văn minh cổ Đông Phương, thực tế cho thấy nó chỉ lưu truyền phần ứng dụng. Đến đời Tống, phần ứng dụng - đã sai lạc phần nào trong khi lưu truyền - được phát hiện và công bố, khiến cho những yếu tố lập thành lá số có tính chất tiên đề cứ như từ trên trời rơi xuống. Tương tự như những chiếc máy vi tính trong thời hiện đại, khi đã phổ biến chỉ là phần ứng dụng. Nếu giả thuyết rằng có một sự cố nào đó hủy diệt tất cả những hệ luận của tri thức liên quan đến việc chế tạo máy vi tính, thì lúc đó con người ở thế hệ sau - không phải là sự tiếp tục kế thừa của nền văn minh đó - sẽ nhìn sự hiện hữu của chiếc máy vi tính như một sự huyền bí. Hiện tượng này tương tự như khi con người chỉ biết đi xe ngựa, chưa biết đến chiếc ôtô và những nguyên lý, phương pháp tạo ra nó, họ sẽ không thể tin được có một loại xe không ngựa kéo vẫn chạy được. Nhưng chiếc xe, chiếc máy vi tính là những vật thể hiện hữu sẽ ít mang tính huyền bí. Còn bói toán thuộc về những giá trị phi vật thể, cho nên khi thất truyền những hệ luận liên hệ, tính huyền bí sẽ phát triển tùy theo khả năng tưởng tượng của con người.
    Đây cũng là một bằng chứng nữa, chứng tỏ: những hiện tượng liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành thể hiện trong cổ thư chữ Hán không có tính kế thừa - là một yếu tố cần để chứng tỏ một nền văn minh phát triển liên tục - mà chỉ là sự tiếp thu không hoàn chỉnh từ một nền văn minh khác đã thất truyền.

    Do đó, từ những hiện tượng và những vấn đề đã phân tích ở trên, xuất phát từ tính quy luật trong phương pháp dự báo, cũng như khả năng dự báo của Tử Vi là cơ sở của một giả thiết cho rằng: Tử Vi là một phương pháp luận đoán tương lai cho mỗi một con người, trên cơ sở sự nhận thức của con người với những hiệu ứng vũ trụ, tương tác có tính quy luật với môi trường trái đất và ảnh hưởng lên sự phát triển tâm, sinh lý con người tại thời điểm người đó ra đời. Từ những nhận thức này, người xưa đã lập ra môn Tử Vi có thể dự báo được tiến trình vận động của cuộc sống cho mỗi con người. Hay nói một cách khác: Tử Vi là môn dự báo có cơ sở khoa học, nhưng những hệ luận liên quan đã thất truyền. Giả thuyết này sẽ được tiếp tục chứng minh rõ hơn ở phần sau.

    Nhưng ngay cả trong trường hợp coi Tử Vi là một phương pháp tiên tri có cơ sở khoa học, thì điều đó cũng không có nghĩa là sự luận đoán của Tử Vi có tính chính xác tuyệt đối, vì những sai lệch có thể có đã trình bày ở trên (Ngay cả khi đã loại trừ khả năng hay, dở của người luận đoán). Chỉ nên coi Tử Vi như một sự tham khảo về tính tất yếu có khả năng xảy ra và từ đó ứng sử phù hợp với qui luật của tự nhiên. Tiếc thay; đây là điều không dễ dàng. Vì nếu khắc phục được nó dễ dàng thì câu trả lờI cho luận đề này đã kết thúc ở đây…..
     
  6. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    Tử Vi và Thiên văn học hiện đại
    Tôi nhận thấy có sự sai lệch mang tính căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán. Đó chính là sự hiệu chỉnh vị trí Tôn Khôn trong Hậu thiên bát quái và liên hệ vớI Hà Đồ. Trên cơ sở này chúng ta sẽ nhận thấy một cách dễ dàng sự tương tác của những hiệu ứng vũ trụ thể hiện trong những nguyên tắc và qui luật an sao Tử Vi. Xin xem hình dướI đây:
    user posted image

    Từ đồ hình này, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy sự liên quan giữa Trái Đất vớI ”Hậu thiên bát quái đổI chỗ Tốn Khôn và liên hệ với Hà Đồ”. Chúng ta sẽ thấy những yếu tố nhằm chứng minh cho một giả thuyết cho rằng:
    “Tử Vi chính là sự ứng dụng những tri thức về những hiệu ứng vũ trụ tương tác vớI Địa Cầu”.
    Những yếu tố này là:
    1) - Hai cung Thìn Tuất là nơi xuất phát của hầu hết các sao trong Tử Vi chính là Mặt phẳng Hoàng Đạo của Trái Đất. Chúng ta cũng biết rằng mặt phẳng Hoàng Đạo chính là mặt phẳng quĩ đạo biểu kiến của các vì sao gần Trái Đất.
    2) - Sao Tử Vi luôn bắt đầu (có tính qui ước) cho các số Cục từ cung Dần. Cung Dần là Dương Mộc tương ứng vớI cung Chấn của Hậu Thiên trên Hà Đồ (Theo đồ hình trên); tức là chính giữa bầu trờI => Đây là vị trí Trung Cung của sao Ngũ Đế toạ. Xin xem :Lạc Thư cửu tinh đồ. “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp”. Giới thiệu sách.vanhienlacviet.com - trang 51..
    3) Khoa Thiên văn học hiện đại đã chứng minh rằng:Quĩ đạo các vì sao quan sát từ trái đất có một hiệu ứng chuyển dịch ngược; sau đó lạI vận động trở lại theo chiều chuyển động của nó (Sự chuyển động đảo biểu kiến) => Hiệu ứng này tạo ra do trái Đất quay quanh mặt trời. Đây cũng chính là nguyên tắc tính đạI & tiểu hạn trong Tử Vi và phương pháp an sao của phần lớn các sao trong Tử Vi (Chuyển theo “Tháng” và ngược lạI theo “Giờ”).
    Từ hiệu ứng này và trên cơ sở giả thuyết đã nêu; chúng ta sẽ kiểm định lạI hai phương pháp tính Nguyệt hạn của Tử Vi là:
    a) Năm tiểu hạn đâu; tháng Giêng xuát phát từ đó và thuận theo chiều kim đồng hồ.
    b) Từ năm tiểu hạn tính ngược đến tháng sinh và thuận đến giờ sinh.
    Các Tử Vi gia thường đưa ra cả hai phương pháp rồi khuyến cáo ngườI xem ứng dụng cả hai và chứng nghiệm. Nhưng về mặt lý thuyết thì phương pháp 2 phù hợp vớI hiệu ứng trong sự chuyển đông của các vì sao quan sát từ trái Đất đã nêu ở trên.
    Tất cả những yếu tố trên là là cơ sở để chứng minh cho một hiệu ứng vũ trụ tương tác vớI trái Đất được ký hiệu và qui ước hoá trong Tử Vi gây ảnh hưởng đến con người. Cơ sở này chỉ được chứng minh và hoàn thiện khi tiên đề cần yếu có tính rất căn để của nó được công nhận là:
    Hậu thiên bát quái đổI chỗ Tốn&Khôn liên hệ vớI Hà Đồ
    Tất nhiên; nó thuộc về nền văn minh Lạc Việt vớI gần 5000 văn hiến.
    Từ cơ sở này; như vậy chúng ta sẽ có một hệ quả liên hệ vớI nó là:
    * Trần Đoàn lão tổ không thể là tác giả của Tử Vi đẩu số. Ông ta chỉ có công phổ biến Tử Vi trong văn hoá Hán bằng chữ Hán (là văn tự chính thống và phổ biến trong đế quốc Hán vào thời dân Việt mất nước cả ngàn năm). Bởi vì; ông ta – vào thờI Trung cổ - không thể có những tri kiến thiên văn của nền khoa học hiện đại và của những tri kiến mà chính nền khoa học hiện đạI cũng chưa đạt tới. Hơn nữa; ông ta không thể làm ra một giảI pháp đúng từ một đồ hình có trên lưng Rùa Thần hiện ra trên sông Lạc (Sic!).
    * Sự vận động của vũ trụ từng giây; từng phút. Nói theo ngôn từ của Đức Thích Ca là từng sát na => trong khi lá số Tử Vi là những ký hiệu qui ước; nên vớI một lá số cũng chỉ có giá trị tương đốI về mặt lý thuyết. Bởi vì; chúng phảI có sai lệch trong một khung nhất định. Điều này; cũng giải thích vì sao cùng dữ kiện:ngày; giờ; tháng năm sinh vẫn có thể có những sai lệch cho từng số phận.Nhưng trong điều kiện chuẩn - về lý thuyết – thì tính chính xác đến chi tiết khi luận đoán của Tử Vi; đủ cho thấy trí tuệ siêu việt của ngườI xưa vượt qua khả năng nhận thức của khoa học hiện đại.
     
  7. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    THÁI ẤT THẦN KINH & KHẢ NĂNG DỰ BÁO
    Nếu một ngườI sinh ra trong điều kiện chuẩn - về lý thuyết - cùa lá số Tử Vi => mọi quy ước đều đúng với thực tế – thì có thể dự báo chính xác đến từng chi tiết cho số phận một con người => Đó là nguyên nhân góp phần tạo nên môt khái niệm về định mệnh; thì Thái Ất cũng là một môn dự báo có tính hệ thống; qui tắc và chuẩn mực có tham vọng dự báo tất cả các hiện tượng xã hội và tự nhiên trên trái Đất liên quan tới con người => Tạo một ý niệm khắc nghiệt hơn về định mệnh ở tầm cỡ xã hội.
    Trong các trước tác thuộc về cổ học Đông phương, mà hầu hết đều được gán cho các tác giả thuộc văn minh Hoa Hạ thì riêng có Thái Ất thần kinh là cuốn kỳ thư duy nhất ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành không có tác giả thuộc nền văn minh Hoa Hạ. Người viết cho rằng: Sẽ không thể có một lập luận hoàn chỉnh và là sự sai lầm, nếu vẫn cho rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc văn minh Hoa Hạ, nhưng cuốn Thái Ất lại thuộc về văn minh Lạc Việt. Bởi vậy, hai nhà nghiên cứu Thái Quang Việt và Nguyễn Đoàn Tuân tuy có ý tưởng đúng khi cho rằng: Thái Ất thần kinh là trước tác của người Việt(*), nhưng lập luận lại không vững chắc khi mắc sai lầm trên.
    * Chú thích: "Thái Ất thần kinh" Thái Quang Việt, Nguyễn Đoàn Tuân. Nxb VHDT 2001 - Tái bản 2002. Trang 9
    Thái Ất thần kinh là một cuốn sách ứng dụng thuần túy, mang tính dự báo tương lai. Tham vọng dự báo của Thái Ất bao trùm từ sự vận động của vũ trụ mà hiệu ứng của nó ảnh hưởng tới môi trường trái đất, cho đến mọi vấn đề xã hội và con người. Trong Thái Ất ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành và ký hiệu của Kinh Dịch. So với Tử Vi; phương pháp dự đoán của Thái Ất thể hiện khá rõ nét các hiệu ứng vũ trụ tương tác lên trái đất có qui tắc, chuẩn mực rõ ràng và cũng không hề có nội dung thần quyền. Một ví dụ cho vấn đề này là cách tính mốc chuẩn của Thái Ất.
    Theo Thái Ất, mốc chuẩn thời gian được tính theo Thượng cổ Giáp Tý 10.153.917 trước CN. Cũng theo Thái Ất, căn cứ để tính mốc chuẩn này vì:
    "Năm gọi là gốc thời gian vì có hiện tượng 7 sao tụ hội. Tức là tất cả Nhật Nguyệt hợp bích và 5 tinh liên châu đều họp ở cung Tý; cho nên: năm, tháng, ngày, giờ, thiên chính, đông chính đều lấy cung Tý làm mốc đầu hết, gọi là Thượng cổ Giáp Tý"(*).
    *Chú thích: Thái Ất thần kinh. Nxb VHDT 1/2001. tr:300.
    Như vậy, ngay từ mốc chuẩn đầu tiên đã cho thấy phương pháp tính toán của Thái Ất có cơ sở là những hiệu ứng và sự tương tác từ vũ trụ. Hiệu quả của phương pháp tính Thái Ất quả là đáng kinh ngạc khi cho đến nay tính tiên tri - là yêu cầu của một lý thuyết khoa học - vẫn tỏ ra có hiệu quả (Đã trích dẫn: lời dự báo thiên tai cho năm 2002).
    Từ lâu, trong các truyền thuyết dân gian đã cho rằng: Chính ngài Trạng Trình đã sử dụng Thái Ất để dự đoán 500 năm về trước và 500 năm về sau. Hiệu quả của dự báo Thái Ất đã được truyền tụng trong dân gian và cho đến ngày nay. Mặc dù những khái niệm trong Thái Ất vẫn thách đố tri thức khoa học hiện đại; nhưng chính những công thức tính toán và chuẩn mực, qui tắc của Thái Ất với khả năng tiên tri của nó, là minh chứng cho tính khoa học và khả năng đã tồn tại của một siêu lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đồng thời cũng chứng tỏ khả năng nhận thức của con ngườI trước những yếu tố tế vi tác động và chi phối lên chính con người. Bởi vì, người ta chỉ có thể lập trình; qui ước và hệ thống hoá để tính toán được những trạng thái vận động có tính quy luật; chứ không thể nào tính toán trước những trạng thái huyền bí, phi quy luật. Không ai có thể tính trước được việc làm của thần linh và ma quỉ. Những dữ kiện trong Thái Ất cũng hé mở cho khả năng khám phá sự tồn tại của những hiệu ứng vũ trụ tương tác với trái Đất, cuộc sống, xã hội và con người mà con người có thể nhận thức được. Kết quả của khả năng tiên tri thể hiện trong Thái Ất và Tử Vi đẩu số đã chứng tỏ tính qui luật trong sự tương tác của những hiệu ứng vũ trụ qua những qui tắc và chuẩn mực của nó.
    Như vậy, vấn đề còn lại sẽ là khả năng nhận thức của con người - trên cơ sở tri thức hiện tại hoặc sự phát triển của tri thức trong tương lai - có phát hiện được những hiệu ứng vũ trụ đang tác động lên chính con người hay không? Đây là một hiện tượng rất khó có thể chứng minh được bằng thực nghiệm trong khả năng của nền khoa học hiện đại. Điều này chỉ có thể chứng minh dựa trên cơ sở những mối liên hệ hợp lý của những vấn đề và hiện tượng liên quan. Hay nói một cách khác: nó thuần tuý mang tính lý thuyết. Nhưng chưa chứng minh được bằng thực nghiệm, không có nghĩa là những hiệu ứng vũ trụ đó không tồn tại. Bởi vì, con người cũng như tất cả các sinh vật đã phát sinh, phát triển và tồn tại trên trái đất này, đều chịu ảnh hưởng của những hiệu ứng vũ trụ và đã hòa nhập với nó. Một thí dụ trong trường hợp này là: bạn sẽ rất ít khi nghĩ rằng bạn đang thở, mặc dù không khí là yếu tố tồn tại của bạn. Do thở là một điều kiện cần, đã hòa nhập với bạn ngay từ lúc bạn mới chào đời. Nhưng không khí là một thực thể tồn tại bên ngoài bạn, nên có thể cảm nhận bằng giác quan. Thí dụ khác là: bạn có bao giờ cảm nhận được lực hấp dẫn hoặc ảnh hưởng của từ trường trái đất lên người bạn không? Có lẽ chỉ trừ những siêu nhân, còn ở tình trạng phổ biến - trong đó có cả tôi - câu trả lời sẽ là: "Không cảm nhận được điều này". Bạn chỉ có thể nhận thức được từ trường và lực hút của trái đất qua các hiện tượng liên quan và là một thực tế đã được khoa học hiện đại chứng minh. Theo truyền thuyết, việc chứng minh khoa học cho sự tác động của lực hấp dẫn được nghĩ đến, khi quả táo rơi xuống cái đầu vĩ đại của nhà bác học Niu Tơn vào thế kỷ XVII. Hàng ngàn năm trôi qua; hàng triệu quả táo đã rơi…Nhưng chỉ đến khi nó rơi vào đầu nhà bác học Niu Tơn nhân loại mớI phát hiện ra lực hấp dẫn. Thật là may; nếu quả táo thiên thần đó rơi xuống đầu một con bò thì có lẽ đến bây giờ người ta vẫn chưa tin là có sức hút trái Đất. Con người đã biết được lực từ trường và lực hấp dẫn, nhưng vẫn không cảm nhận được, vì đã phát sinh, phát triển, tồn tại và hòa nhập trong đó. Tương tự như vậy; những hiệu ứng vũ trụ khác đang tác động lên con ngườI sẽ không cảm nhận được.
    Như vậy; với giả thuyết cho rằng: Tử Vi – và tất cả những khoa dự đoán Đông phương có phương pháp; có chuẩn mực; hệ thống và qui tắc nói chung – là những hiệu ứng vũ trụ tác động có tính qui luật lên con người và tạo nên khả năng tiên tri cho số phận con người => thì vấn đề rất cần và đủ và rất nghiêm túc cho việc lý giải câu hỏI từ ngàn xưa của con người:” Định mệnh có thật hay không?" sẽ là:
    Những hiệu ứng đó có tác động lên trạng thái ý thức của con người hay không?
    Bởi vậy; vấn đề cần bàn sau đây sẽ là: Bản chất của ý thức trong sự tương tác với hiệu ứng vũ trụ. Đây là một yếu tố rất căn để tạo nên chiếc chìa khoá mở cánh cửa bí ẩn của “Định Mệnh”.
     
  8. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
    Phù Dịch quảng hỹ. Dĩ ngôn hồ viễn tắc bất ngữ. Dĩ ngôn hồ nhĩ tắc nhi chính. Dĩ ngôn hồ thiên địa chi gian tắc bị hỹ.

    Khái niệm và vấn đề
    Qua truyền thuyết thì: Kể từ khi những lờI tiên tri xuất hiện trong văn minh nhân loạI cả ngàn năm; sau đó mớI thấy lịch sử nhân loạI ghi nhận tư tưởng minh triết. Cũng hàng ngàn năm qua đi…Đã có nhiều cách giải thích khác nhau về vũ trụ và con người. Nhưng hầu hết các trường phái triết học hiện đại đều phân biệt trạng thái ý thức (hoặc tinh thần) và vật chất. Khái niệm ý thức được coi là một dạng tồn tại phi vật chất. BởI vậy; nếu tiêu chí khoa học hiện đại cho rằng: “Một lý thuyết khoa học phải có tính quy luật; tính hệ thống; tính khách quan và có khả năng tiên tri” thì từ luận điểm khoa học và giả thiết về tính quy luật của những hiệu ứng vũ trụ tác động lên con ngườI => vấn đề sẽ được đặt ra là:
    Những hiệu ứng này có tác động lên ý thức con ngườI hay không? Hay nói một cách khác => Những quy luật vật lý có tương tác vớI ý thức không.
    A) Nếu câu trả lờI là “CÓ”. Thì bản chất của ý thức mang thuộc tính vật chất. Như vậy sự phân biệt giữa vật chất và ý thức là một sai lầm.
    B) Nếu câu trả lờI là “KHÔNG” thì tất cả các qui luật vật lý thể hiện sự tương tác của vật chất đều không thể tồn tạI khi có tác động của ý thức - vốn được coi là một dạng tồn tạI phi vật chất => tất yếu sẽ không có khả năng tiên tri.
    Vậy bản chất của ý thức là gì?
    Tính ”Phi vật chất” của ý thức được các trường phái triết học khác nhau thừa nhận. Như vậy với khái niệm này; thì tất cả các quy luật vật lý – trong đó có những hiệu ứng vũ trụ - sẽ không có sự tương tác vớI ý thức. Ý thức lúc này là một chủ thể tồn tại độc lập với vât chất và là một chủ thể có khả năng chi phối các quy luật vật lý?
    Như vậy; với khái niệm về ” ý thức” như trên và trên cơ sở tiêu chí khoa học về khả năng tiên tri; thì khả năng tiên tri sẽ không thực hiện được. BởI vì; ngoài những hiêu ứng vũ trụ tương tác có qui luật với sự tồn tạI có thuộc tính vật chất của con ngườI có thể tiên tri thì vấn đề “định mệnh” sẽ phải tính đến một hiệu ứng của ý thức phi vật chất và không chịu sự chi phốI bởI những qui luật vật lý của vật chất. Đó là nguyên nhân – ít nhất về mặt lý thuyết - khả năng tiên tri sẽ không thưc hiện được và mọi quy luật của tự nhiên tạo nên tri thức nhân loạI hiện đại sẽ sụp đổ…
    Nhưng thực tế khả năng tiên tri vẫn đang hiện hữu và tồn tại từ ngàn đời. Trong đó tồn tại những phương pháp tiên tri có hệ thống; có qui luật và khách quan đã dẫn chứng và tất cả đều biết là Tử Vi; Tử Bình….
    Như vậy; sự chính xác có tính lý thuyết của các phương pháp có khả năng tiên tri tự nó đã phủ nhận khái niệm “Ý thức là một thể tồn tại phi vật chất”. Hay nói một cách khác: Ý thức phải chịu sự tác động của những qui luật vật lý mà loài ngườI đã khám phá ra hoặc chưa khám phá ra. Nhưng nếu ý thức không thể phi vật chất thì con ngườI rút cục chỉ là robot cao cấp chăng? Thực tế đã chứng minh không phảI như vậy; cho dù tư duy (Ý thức; tinh thần) có tính quy luật và có những thuộc tính vật chất thì vấn đề đặt ra sẽ là:
    Cái gì nhận thức tính qui luật đó?
    Người viết xin được trình bày một nhận xét riêng của mình và đặt vấn đề - có thể coi là một giả thuyết sau đây:
    Trong giai đoạn đầu của sự hình thành Thái Dương hệ - tức là vào giai đoạn chưa hề có một phân tử hữu cơ nào xuất hiện trên trái đất để mở đầu cho sự sống - thì tất cả từ những sự vận động khởi đầu cho một quá trình phát triển, tiến hóa của tự nhiên trên trái Đất đều ảnh hưởng của những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ. Chính những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ này đã ảnh hưởng và chi phối quá trình tiến hóa của vật chất - cụ thể là trên trái đất - từ vô cơ đến hữu cơ, từ đơn giản đến phức tạp, cho đến khi hình thành những sinh vật cao cấp trên trái Đất hiện nay, trong đó có con người. Do đó, tất cả những sự hiện hữu dù đơn giản hay phức tạp; dù sinh vật bậc thấp, hay bậc cao trên trái Đất, đều tồn tại và phát triển trong tính tất yếu đã hiện hữu của những hiệu ứng vũ trụ và hòa nhập cân đối với những hiệu ứng đó, ngay từ những tế bào sống đầu tiên. Loài người cũng chỉ là một hiện tượng tồn tại hữu hạn trong quá trình vận động tương tác vô tận của vũ trụ. Do đó, sự tác động mang tính qui luật của những hiệu ứng vũ trụ lên chính con người (bao gồm cả những giá trị nhận thức và sự vận động tư duy; vốn là hệ quả của các hiệu ứng trên) phải là một thực tế hiện hữu và liên tục”.
    Nếu những vấn đề đặt ra theo giả thuyết ở trên không phải là một thực tế hiện hữu - tức là sự vận động của tâm lý, tư duy, những giá trị tri thức vv.. mà gọi chung là những giá trị tinh thần của con người, tách rời hoặc không chịu sự tác động của những hiệu ứng vũ trụ - thì sự phủ nhận này sẽ dẫn đến tính hợp lý tiếp theo của nó là: Thừa nhận một sự tồn tại thoát thai từ tự nhiên và trở thành phi tự nhiên (xuất phát từ vật chất và phi vật chất); không nằm trong sự chi phối của tự nhiên và tách rời tự nhiên ở tầm cỡ vũ trụ. Nếu sự tồn tại phi tự nhiên đó có thật và hiện hữu trong con người, thì đó chính là con đường dẫn tới ý niệm về Thượng Đế. Vì theo truyền thuyết, chỉ có Thượng Đế mới không chịu sự tương tác của tự nhiên. Điều này không thuộc về những luận điểm nhân danh khoa học và luận đề này sẽ được kết thúc ở đây. Vì Định Mệnh sẽ không có thật mà tuỳ thuộc vào ý chí của Đấng TốI Cao.
    Nếu đặt vấn đề: “Ý thức có trước” thì câu hỏi đặt ra tiếp theo sẽ là :TạI sao cái có trước đó lại tạo ra những qui luật vật lý như thế này chứ không như thế kia? Tại sao nó không tạo ra một thế giới ngay như bây giờ mà lạI phải từ một nền văn minh phát triển từ thấp và phát triển như hiện nay? Đây cũng là vấn đề được đặt ra trong cuốn “Thượng Đế và khoa học” và được giảI thích rằng:
    Thượng Đế toàn năng đã sắp đặt vũ trụ như hiện nay vớI những qui luât của nó?
    Nhưng khi đặt vấn đề như vậy; bản thân ngài Jean Guitton - Đồng tác giả; viện sĩ Hàn lâm viện Pháp quốc – cũng chưa chứng minh được sự hiện hữu của Thượng Đế. Lập luận của ông trong suốt cuốn sách chỉ có thể coi là một cách đặt vấn đề khi tri thức khoa học hiện đại còn khiếm khuyết ở cách giảI thích sự khởI nguyên của vũ trụ. Và khi các nhà khoa học tiến vào thế giớI vi mô của vật chất thì họ chợt nhận ra rằng: Hình như vật chất biến mất; hình như sự tương tác của các hạt lượng tử trong các thí nghiệm tuỳ thuộc vào cách nghĩ của con ngườI trực tiếp thí nghiệm nó?
    Ở đây; tôi không hề có đặt vấn đề cái gì có trước (vật chất hay tinh thần) mà các trường phái triết học hiện đại thường nói tớI; mà chỉ đặt vấn đề “Bản chất của ý thức” là gì.
    Nhưng vớI tất cả những hiện tượng và giả thuyết nêu ở trên thì : PhảI chăng sự phân biệt giữa “ý thức phi vật chất” và “vật chất” là một sai lầm. PhảI chăng sự khởi nguyên của vũ trụ không có sự phân biệt này và nó được bắt đầu bằng một thể nguyên thuỷ thống nhất?
     
  9. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
    Sự suy nghiệm về v/d; “Định mệnh có thật hay không?” đã gặp phải một sự cản trở phải vượt qua, đó là: Bản chất của ý thức. Nếu không thể giảI thích được điều này thì sẽ không thể giải thích được vấn đề Định Mệnh. Có thể nói rằng:Ngay cả ước mơ của những nhà khoa học hàng đầu thế giới về một “Lý Thuyết Thống Nhất” cũng bị cản trở bởI chính v/d bản chất của ý thức là gì? SW. Hawking đã viết trong cuốn “Lược sử thời gian” nổI tiếng của ông như sau:

    Nhưng trong quá trình tìm kiếm một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh như vậy, lại vấp phải một nghịch lý rất cơ bản. Những ý niệm về các lý thuyết khoa học được phác ra ở trên xem rằng chúng ta là những sinh vật có lý trí tự do quan sát vũ trụ theo ý chúng ta và rút ra những suy diễn logic từ những cái mà chúng ta nhìn thấy. Trong một sơ đồ như thế, sẽ là hợp lý nếu cho rằng chúng ta ngày càng tiến gần tới các qui luật điều khiển vũ trụ. Nhưng nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh, thì nó cũng sẽ có thể quyết định những hành động của chúng ta. Và như vậy tự bản thân lý thuyết đó sẽ quyết định kết quả việc tìm kiếm lý thuyết ấy của chúng ta! Hơn nữa, tại sao nó sẽ quyết định rằng chúng ta sẽ đi tới những quyết định đúng từ những điều quan sát được?Hay là tai sao nó không thể quyết định để chúng ta rút ra những quyết định sai? Hay là không có kết luận nào hết".
    Qua đoạn trích dẫn trên chúng ta sẽ thấy sự cần thiết trong việc tìm hiểu bản chất cái mà chúng ta quen gọI là “Ý thức” trong sự phát triển những giai đoạn tiếp theo của khoa học =>ít nhất là khoa vật lý thiên văn.
    Chỉ có hai dạng tồn tạI của ý thức:
    1) Phi vật chất:
    Nếu ý thức là dạng tồn tạI phi vật chất =>”Những sinh vật có lý trí tự do quan sát vũ trụ theo ý chúng ta và rút ra những suy luận logic” thì chỉ có khả năng “tiến gần tớI các qui luật điều khiển vũ trụ”. Trong trường hợp này, sẽ không thể có khả năng tiên tri theo những phương pháp có tính quy luật; tính hệ thống; tính khách quan… như Tử Vi; Từ bình…Bởi vì; nó còn phải chịu ảnh hưởng của một đại lượng là ý thức phi vật chất không mang tính quy luật và tác động lên vật chất. Đây chính là tiền đề của Thượng Đế. Vấn đề sẽ đuợc kết thúc:”Không có Định Mệnh”.
    2) Ý thức là một dạng vận động của vật chất và chịu sự tương tác mang tính quy luật; mà nhân loại đã khám phá trong hiện tại hoặc có thể khám phá trong tương lai.
    Với dạng tồn tại này thì ý thức và những hiện tượng liên quan đến nó: Tư duy; tình cảm; tiềm thức; vô thức; trực giác; cảm giác….đều có thuộc tính vật chất và chịu sự tương tác có tính quy luật có thể tiên tri. Như vậy; Định mệnh đang hiện hữu và chi phối cả ý thức con người. Đây cũng là điều mà SW. Hawking đã viết:” Nhưng nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh, thì nó cũng sẽ có thể quyết định những hành động của chúng ta. Và như vậy tự bản thân lý thuyết đó sẽ quyết định kết quả việc tìm kiếm lý thuyết ấy của chúng ta”. Nói theo cách khác: Ý thức có thuộc tính vật chất và chịu sự tương tác của vật chất. Trong trường hợp này thì chúng ta có thể tìm được Lý thuyết thống nhất vũ trụ =>theo SW. Hawking là: Nếu những qui luật vũ trụ dẫn chúng ta đến điều đó.

    Nhưng chính vì vậy vấn đề rốt ráo và hợp lý tiếp tục đặt ra sẽ là:
    Nếu ý thức có thuộc tính vật chất với sự tương tác và vận động một cách có qui luật thì cái gì sẽ nhận thức được điều đó?

    Từ một cái nhìn khoa học; có lẽ rất khó – hay nói chính xác hơn – không thể chứng minh được rằng: "Có một dạng tồn tại phi vật chất, nhưng lại chứa đựng năng lượng để tác động trở lại vật chất". Điều đơn giản nhất là: Nếu có một sự tồn tại phi vật chất, nhưng có khả năng tác động trở lại vật chất thì mọi định luật vật lý tiên tiến nhất của nhân loại hiện nay và cả khả năng phát triển của nó trong tương lai sẽ vô nghĩa, khi nó còn phải tính đến sự tác động của sự tồn tại phi vật chất mà không thể kiểm chứng. Hay nói một cách khác:
    "Toàn bộ tri thức khoa học của nhân loại hiện đại sẽ sụp đổ".Hiển nhiên bạn đọc cũng thấy điều này là vô lý! Những qui luật vật lý đang tồn tạI trên thực tế và con ngườI đã ứng dụng trong đờI sống. Nhưng điều này cần phảI giải quyết hợp lý về mặt lý thuyết cho bản chất của ý thức và sự tương tác của nó vớI tự nhiên.
    Các nhà khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng: vật chất có thể chuyển hoá thành năng lượng và ngược lại. Năng lượng là một thuộc tính của vật chất. Như vậy chỉ có thể có những dạng tồn tại khác nhau của vật chất, chứ không hề có một dạng tồn tại phi vật chất.
    Người viết hy vọng rằng trong tương lai gần, con người sẽ có khả năng minh chứng được sự tương tác của những hiệu ứng vũ trụ lên những trạng thái tâm lý, khả năng nhận thức, tư duy vv... Hiện nay đã xuất hiện những giả thuyết gần gũi hoặc sẽ dẫn đến sự hợp lý cho một lý luận nhằm minh chứng cho sự tương tác của những hiệu ứng vũ trụ lên Địa cầu và cuộc sống con người. Trong báo "Tuổi trẻ chủ nhật" số ra ngày 22/ 9/ 2002, trong mục "Lang thang trên Internet", trang 22. Minh Hy - VnExpress (Theo DPA), đã viết:
    ”Ý thức là một thuộc tính của sóng radio trong não? Nhà tâm lý học Anh Johnjoe McFaddan cho rằng ý thức con người xuất hiện như một thuộc tính của sóng radio trong não bộ, nhờ đó con người có thể nhận thức được sự tồn tại của chính mình.
    Lý thuyết của McFaddan đang gây tranh cãi vì người ta rất khó hiểu tại sao sóng radio (do chất xám của não bộ phát ra) lại có thể "ý thức" được chính nó và quá trình tự ý thức này diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, nếu chấp nhận thuyết của McFaddan thì ta có thể giải thích được các hoạt động đến nay vẫn được xem là phi vật chất của ý thức bằng các quá trình lý hóa, hoặc ít ra là tạo cầu nối giữa các quá trình phi vật chất với các quá trình vật chất.
    Trong một thông báo mới đây McFaddan giải thích rằng ý thức là một dạng xuất hiện cá biệt của sóng radio mà nhờ đó trung tâm nhận biết trong não bộ tự quan sát được các hoạt động của chính nó”.
    Lý thuyết của Mcfaddan trên đây, cho thấy sự vận động của ý thức có thuộc tính vật chất. Như vậy, từ lý thuyết này dẫn đến khả năng nhận thức về những hoạt động khác thuộc tâm lý, tư duy, sự nhận thức vv..sẽ phải chịu những hiệu ứng vũ trụ chỉ là một khoảng cách ngắn.
    Sự chứng minh những hiệu ứng vũ trụ tác động lên chính con người và tất cả những gì liên quan đến con người - bao gồm cả những sự vận động của tư duy - sẽ chỉ chứng minh được trên cơ sở một sự hợp lý trong việc lý giải các vấn đề và hiện tượng liên quan. Nhưng ngay ở đây, giả thuyết trên vẫn sẽ được coi như là một tiên đề, để giải thích các hiện tượng liên quan đến vấn đề được đặt ra ở đây: Định mệnh có thật hay không? Bởi vì - với giả thuyết này - thì những hiệu ứng vũ trụ sẽ là một sự tồn tại khách quan có tính qui luật. Do đó, nó là đối tác thuộc về khả năng nhận thức của con người. Và vấn đề vẫn còn tiếp tục là:
    Cái gì nhận thức điều đó khi ý thức có thuộc tính vật chất và chịu sự tương tác?
     
  10. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    Từ giả thuyết trên, có thể đặt vấn đề:
    Phải chăng chính sự tương tác của những hiệu ứng vũ trụ có tính qui luật, đã được phát hiện từ nền văn minh Đông phương và thể hiện trong các cuốn kỳ thư của nền văn minh này? Hệ quả của tri thức đạt được của con người về qui luật những hiệu ứng vũ trụ tác động lên trái Đất và con người, đã được thể hiện trong Thái Ất và Tử vi…. Điều này giải thích tính qui tắc, tính hệ thống, tính khách quan trong Thái Ất, Tử Vi và khả năng tiên tri của nó khi con người nhận thức được qui luật của tự nhiên. Đây cũng chính là nguồn gốc của nền minh triết Đông phương, khi hướng con người sống thuận theo qui luật của trời đất, hòa nhập với thiên nhiên, cơ sở của nền văn hiến Lạc Việt. Khả năng tiên tri là một chứng cứ đáng tin cậy để thẩm định một lý thuyết khoa học. Trong cuốn "Lược sử thời gian" rất nhiều lần nói đến tính tiên tri như một bằng chứng khoa học của các học thuyết khoa học hiện đại. Trong phần kết luận, tác giả đã viết:
    "Nhiều lý thuyết trước đây nhằm mô tả và giải thích vũ trụ gắn liền với ý tưởng cho rằng các sự cố và hiện tượng thiên nhiên đều điều hành bởi thần linh, do đó mang sắc thái cảm tính và không có khả năng tiên đoán". (*)
    * Chú thích: Lược sử thờI gian. SW.Hawking.
    Có một điều đáng tiếc là: Cả Thái Ất, Tử Vi đều chỉ là những phương pháp ứng dụng cho khả năng tiên tri. Mặc dù chúng có đầy đủ những yếu tố khoa học (tính khách quan, tính hệ thống, tính qui luật, tính dự báo); nhưng cùng chung số phận với tất cả những phương pháp ứng dụng khác có phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành: chúng thiếu một hệ luận liên hệ với học thuyết này. Điều này đã chứng tỏ Thái Ất, Tử Vi chỉ là phần còn lại của một nền văn minh bị hủy diệt, nên đã bị thất truyền.
    Nhưng đến đây; một vấn đề đã đặt ra và cần nhắc lạI là:
    Nếu tất cả trạng thái cảm xúc; tư duy…đều là sự tương tác có thuộc tính vật chất thì cái gì nhận biết điều đó? Kỳ lạ thay! Điều này đã được Đức Thích Ca Mâu Ni giảng rõ trong tạng kinh nổI tiếng:
    Thần chú Phật đỉnh Thủ lăng Nghiêm
     
  11. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    MINH TRIẾT ĐÔNG PHƯƠNG& TƯƠNG LAI KHOA HỌC HIỆN ĐẠI
    Sự phát triển của khoa học hiện đại đang ở giai đoạn bế tắc. Ở tầm cỡ vũ trụ nó đã đụng trần thờI gian => các nhà khoa học không thể giải thích được thời gian trước 10 luỹ thừa –43 giây sau Bigbang. Về các hạt cơ bản tạo nên vật chất thì hình như vật chất đã biến mất. Nhưng kỳ lạ thay; những nhà khoa học hàng đầu thế giớI lại tìm thấy ở nền minh triết Đông phương như là một cứu cánh/ hoặc chí ít cũng có thể là một cứu cánh cho tương lai khoa học hiện đại. Chúng ta hãy xem lời phát biểu sau đây của Fritjof Capra – nhà vật lý lý thuyết được giảI Nobel – trong tác phẩm “Đạo của vật lý” nổi tiếng của ông:
    Đặc trưng của nền vật lý hiện đại của thế kỷ 20 là sự tìm kiếm nguồn gốc khởi thuỷ của vật chất; cố tìm ra những hạt cơ bản cuối cùng tạo nên nguyên tử. Thế nhưng khi cánh cửa cuối cùng mở ra để thấy bộ mặt thật của vật chất; nhà vật lý phát hiện vật chất hình như không phải do những hạt cứng chắc tạo thành nữa;mà nó chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác. Vì thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau; nó vừa liên tục vừa phi liên tục; vừa hiện hữu vừa phi hiện hữu; dạng xuất hiện của nó tuỳ theo cách quan sát của con người. Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học. Nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học; vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài ngườI mà các nhà Đạo học xưa đã tổng kết. Và kỳ lạ thay! Những phát hiện hiện nay của nền vật lý hiện đại không khác bao nhiêu với những kết luận của các thánh nhân xưa.
    Như vậy; với đoạn trích dẫn trên; chúng ta cũng thấy được : Chính sự minh triết Đông phương sẽ là cứu cánh hoặc chí ít cũng có thể là cứu cánh của khoa học hiện đại. BởI vì; khoa học hiện đại với tư duy thực sự cầu thị; nó luôn đòi hỏi nhìn thấy; chứng nghiệm thấy. Nó đã thấy và có thể sẽ thấy=> tất cả những cái hiện hữu vận động và tương tác của vật chất =>kể cả sự vận động của tư duy của chính con ngườI => thì nó sẽ không thể thấy chính cái thấy – cái nhận biết – tất cả những cái đó. Hay nói theo cách khác: Nếu ý thức là một trạng thái vận động có thuộc tính vật chất thì cái gì sẽ nhận thức được điều đó? Phần tiếp theo đây sẽ là một phần trong tạng kinh nổI tiếng của Đức Thích Ca Mâu Ni - một bộ phận quan trong của minh triết Đông phương - để chúng ta cùng nhau tham khảo về lời minh giảng của Đức Phật về tính nhận biết tất cả những cái gì con người đã thấy và có thể thấy trong tương lai. Hay nói một cách khác: Đức Phật giải thích cái gì nhận biết được khi ý thức có thuộc tính vật chất.
     
  12. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    ĐỨC PHẬT KHAI NGỘ VỀ TÍNH THẤY
    Sự tìm hiểu về Định mệnh đã dẫn dòng suy nghiệm đến những quy luật có thể tiên tri. Từ đó liên hệ tới hiện tượng ý thức tồn tại độc lập hay chỉ là một thực tại khác của vật chất và chịu sự tương tác có tính quy luật của vât chất. Cuối cùng là dòng suy nghiệm đã dẫn tới một sự tồn tại có khả năng nhận biết tất cả những sự vận động có thuộc tính vật chất đó. Và điều này đã dẫn chúng ta tìm đến những lời khải ngộ của Đức Phật mà chúng ta sẽ suy nghiệm sau đây.
    Những đoạn dưới đây được trích dẫn trong “Kinh Thủ lăng nghiêm trực chỉ” do thiền sư Hàm Thị dẫn giải và dịch giả Thích Phước Hào. Do thành hộI Phật Giáo T/p HCM xuất bản 1994. Trong phần này; những đoạn trích dẫn lời dịch từ chính kinh được in nghiêng chữ màu đỏ. Sự lý giải và phân tích của ngườI viết/ chữ thường.

    ĐOẠN III – CHỈ HAI MÓN CĂN BẢN CHIA RIÊNG MÊ NGỘ
    Đức Phật bảo Anan:”Tất cả chúng sinh từ vô thuỷ đến nay; các thứ điên đảo giống nghiệp tự nhiên nhóm lại như chùm ác xoa. Các ngườI tu hành không thành được đạo Vô Thượng Bồ Đề; mà chỉ thành Thanh văn; Duyên giác; ngoại đạo; chư thiên;Ma vương và quyến thuộc của ma; đều chẳng biết hai món căn bản; tu tập sai lầm. Cũng như nấu cát mà muốn thành cơm thì dù trải qua nhiều kiếp trọn không thể được.
    Thế nào là hai thứ căn bản? Anan! Một là căn bản sinh tử từ vô thuỷ. Chính hiện nay ông và chúng sanh đang dùng tâm phan duyên làm tự tánh. Hai là Bồ Đề Niết Bàn nguyên thể thanh tịnh từ vô thuỷ; tức là cái thức tinh nguyên minh của ông hay sinh các duyên mà bị duyên bỏ rơi. Do chúng sinh bỏ rơi tính bản minh này; nên trọn ngày trong động dụng mà chẳng tự biết; uổng trôi vào trong các cõi.
    *Qua đoạn trích dẫn trên, các bạn cũng nhận thấy rằng: Đức Phật khẳng định tính căn bản từ vô thuỷ và nhắc tới nguyên thể thanh tịnh từ vô thuỷ. Tức là nhắc tới sự khởI nguyên của vũ trụ.

    ĐOẠN IV – NƯƠNG CÁI THẤY ĐỂ GẠN CÁI TÂM
    “A Nan, nay ông muốn biết con đường tu thiền định để mong ra khỏi sanh tử, tôi lại hỏI ông…”.
    Liền khi ấy đức Như Lai đưa cánh tay sắc vàng co năm ngón lại hỏi ông A Nan: “Nay ông có thấy chăng?”.
    A Nan thưa: “Thấy”.
    Phật hỏi: “Ông thấy cái gì?”
    A Nan thưa: “Con thấy Như Lai đưa cánh tay, co năm ngón lại thành nắm tay sáng chói chiếu vào tâm mắt của con”.
    Phật hỏi: “Ông lấy cái gì để thấy?”
    A Nan thưa: “Con và cả đại chúng đều dùng mắt để thấy”.
    Phật bảo Anan: “Nay ông trả lời tôi hỏi.. Như Lai co năm ngón tay lại thành nắm tay sáng chói chiếu vào tâm mắt ông; mắt ông có thể thấy. Vậy ông lấy cái gì làm tâm để biết được nắm tay sáng chói của tôi?”.
    Anan thưa: “Hôm nay Đức Như Lai gạn hỏi tâm ở chỗ nào? Con dùng tâm suy xét tột cùng để tìm kiếm; tức là cái suy nghĩ đó – con cho là tâm của con”.
    * Ở đây; ngài Anan cho rằng suy nghĩ (Tư duy – ý thức => phi vật chất theo quan niệm hiện đại phổ biến) là Tâm.

    ĐOẠN V – CHỈ CÁI HAY SUY NGHĨ CÓ THẬT THỂ
    Tiết 1 – Bác cái hay suy nghĩ
    Phật bảo: “Sai rồI; Anan! Cái này chẳng phải tâm của ông!”.
    Anan giật mình; rời chỗ ngồi đứng dậy chắp tay bạch Đức Phật: “Cái này chẳng phải tâm con. Vậy nên gọi nó là cái gì?”
    Phật bảo Anan: “Cái này là những tưởng tượng hư vọng của tiền trần; làm mê lầm chân tính của ông. Do ông từ vô thuỷ đến nay; nhận giăc làm con; bỏ mất chân tính
    bản nguyên thường trụ nên phải chịu luân chuyển”.
    * Đoạn này bạn đọc cũng nhận thấy Đức Phật không cho ý thức là Tâm và xác định thuộc tính vật chất của ý thức chỉ là:”Những tưởng tượng hư vọng của tiền trấn”.

    Tiết 2 - Cầu xin chỉ day
    Ông Anan bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Con là em yêu của Phật. Vì tâm mến Phật nên con xuất gia. Tâm con chẳng riêng gì cúng dường Đức Như Lai cho đến trải khắp hằng hà sa số cõi nước phung thờ chư Phật và Thiện tri thức; phát tâm đại dũng mãnh làm tất cả các pháp sự khó làm con đều dùng tâm này. Dẫu cho con có huỷ báng chánh pháp bỏ mất căn lành cũng từ tâm này. Nếu Phật phát minh nó chẳng phải tâm; hoá ra con không có tâm; đồng như cây đất. Vì ngoài cái hiểu biết này ra con không còn gì nữa. Tại sao Đức Như Lai bảo cái ấy chẳng phải là tâm? Con thật kinh sợ và trong đai chúng đây đều nghi ngờ. Cúi mong Đức Từ Bi mở lòng chỉ dạy cho kẻ chưa ngộ!”
    *Qua đoạn trích dẫn ở trên – người viết sở ngộ thấy rằng: Ý thức và những hiện tượng liên quan đều có thuộc tính vật chất. Hay nói một cách khác: Ý thức và những hiện tượng liên quan đều là sự tương tác kết hợp của vật chất; mà diễn đạt theo Phật pháp thì chúng đều do nhân duyên giả tạm không phải thật tính; không phải là tính nhận biết. Tức là chúng chịu sự tương tác mang thuộc tính của vật chất => sự tương tác này có tính quy luật; có khả năng nhận thức được và sự tiên tri trên cơ sở nhận thức đó. Đây chính là yếu tố Định Mệnh của thế nhân. Nhưng vấn đề là: Nếu ngay cả ý thức và những hiện tuọng liên quan đều có thuộc tính vật chất => mà ngài Anan gọi là”.. đồng như cây đất. Vì ngoài cái hiểu biết này ra con không còn gì nữa” => thì cái gì sẽ nhận biết những thuộc tính vật chất đó. Đây cũng là điều mà ngườI viết đặt ra và đã tường ở trên. Và kỳ diệu thay; đây cũng là điều mà Đức Thế Tôn chỉ dạy từ hàng ngàn năm trước => Đây cũng sẽ là câu trả lờI: Có hay không môt lý thuyết thống nhất vũ trụ mà S. Hawking đặt câu hỏi. Chúng ta xem tiếp những đoạn trích dẫn sau đây trong kinh Lăng Nghiêm:

    Tiết 3 – Chính chỉ toàn tánh
    Bấy giờ Đức Thế tôn muốn chỉ dạy ông Anan và đại chúng; khiến cho tâm vào “vô sanh pháp nhẫn”; nên ở trên toà Sư tử xoa đầu ông Anan mà bảo rằng:”Như Lai thường nói: các pháp sanh ra chỉ từ tâm hiện. TẤT CẢ NHÂN QUẢ THẾ GIỚI VI TRẦN NHÂN NƠI TÂM MÀ THÀNH THỂ. Này Anan;như tất cả sự vật có ra trên thế giớI; trong ấy từ ngọn cỏ; lá cây; sợi giây và cái gút..tìm cội nguồn của nó đều có thể tính; dầu cho đến hư không cũng có tên gọi và tướng mạo. HUỐNG CHI TÂM THANH TỊNH SÁNG SUỐT NHIỆM MẦU NÀY LÀ TÂM TÁNH CỦA TẤT CẢ MÀ TỰ KHÔNG THỂ TÁNH HAY SAO?
    Nếu ông chấp nhặt cái phân biệt hiểu biết quyết cho là tâm; thì tâm này khi rời tất cả các trần sắc;hương; vị;xúc riêng có toàn tánh. Như nay ông nương nơi nghe pháp của tôi; đây ắt nhân nơi tiếng mà có phân biệt. Dầu cho dứt hết tất cả thấy nghe hiểu biết; giữ cái thầm thầm lặng lẽ bên trong vẫn còn là việc phân biệt bóng dáng của pháp trần.
    Chẳng phải tôi bảo ông chấp là chẳng phải tâm; nhưng ông đối vớI tâm này phải chín chắn và xét cho kỹ. Nếu rời tiền trần mà có tính phân biêt; tức thật là tâm ông. Nếu tánh phân biêt rờI tiền trần không có thật thể thì đó là việc phân biệt bóng dáng của tiền trần. Trần thì chẳng phảI thường trụ; nếu khi nó biến diêt thì tâm này đồng vớI lông rùa sừng thỏ; ắt pháp thân của ông cũng đồng vớI đoạn diệt. Vậy ông lấy gì để tu chứng Vô sanh pháp nhẫn?”
    *Qua đoạn trích dẫn trên; chứng tỏ Đức Phật đã chỉ thẳng ra rằng:
    1) Tính thấy có thể tinh và là một thực tại. Câu:”Huống chi tâm thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu này là tâm tánh của tất cả mà tự không thể tánh hay sao?”.
    2) Sự tồn tạI của ý thức mang thuộc tính vật chất. Ngài nói: “Nếu tính phân biệt rời tiền trần mà không có thật thể thì đó là việc phân biệt của tiền trần”. Ở đây có lẽ không phải bàn sâu; vì có lẽ ai cũng hiểu rằng khái niệm “thật thể” chính là cách gọi khác của sự tồn tại có thuộc tính vật chất => “Rời tiền trần không có thật thể” thì chỉ là sự phân biệt giữa “Có” và “Không”; tức là =>”..việc phân biệt bóng dáng của tiền trần”=>Chính vì vậy; Đức Thế Tôn chỉ ra => khi một dạng tồn tại của vật chất tan biến – “Trần chẳng thường trụ; nếu khi nó biến diệt..” – Thì cái “Tâm” “Không” đối đãi vớI cái “Có” của vật chất cũng sẽ biến mất. Ngài đã chỉ thẳng =>đó là một sai lầm nếu cho rằng:Tâm vốn “không” khi đối đãi với “vật chất và sự tương tác của nó” vốn có =>”..tâm này đồng với lông rùa sừng thỏ…”. Đến đây; tôi cũng xin lưu ý với các bạn là chữ Tâm mà đức Phật nói không đồng nghĩa vớI chữ Tâm trong cụm từ “duy tâm” thường dùng. Ngay cả câu trong kinh Phật: “Vạn pháp duy tâm biến hiện” cũng không hề đồng nghĩa với khái niệm “duy tâm” trong triết học hiện đại. Chữ “Tâm” trong Phật học để chỉ tính nhận biết (Tính thấy) mà một trong nhiều nghĩa của nó có thể hiểu là trạng thái “phi ý thức”.
    Nhưng => TÂM – tính nhận biết – tính thấy là gì? Nó có sự tương tác hay không đối với quy luật vận động và tương tác của vật chất?
    Nếu nói là “CÓ” thì đây chỉ là tên gọI khác của “ý thức” với khái niệm”phi vật chất” đầy đủ nhất của nó trước đến nay. Trong trường hợp này => Đinh Mệnh sẽ không có thật. Mọi giá trị tiên tri sẽ không tồn tại => mọi lý thuyết khoa học vĩ đại nhất sẽ sụp đổ. Bởi vì lúc đó khoa học chỉ còn mang tính thực chứng và kinh nghiệm.
    Nhưng nếu nói là “KHÔNG” thì cái gì sẽ nhận biết tất cả những qui luật vận động của vật chất?
    May mắn thay! Đức Như Lai đã khải ngộ điều này. Chúng ta sẽ tiếp tục quán xét những đoạn kinh tiếp theo đây:
     
  13. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    ĐOẠN VI – HIỂN BÀY TÍNH THẤY CHẲNG PHẢI MẮT
    Tiết 1 –Trách nghe nhiều
    Bấy giờ ông Anan và đại chúng im lăng; ngơ ngác.
    Phật bảo ông Anan: “Tất cả các ngườI tu hành trên thế gian; hiện tiền tuy được “Cửu thứ đệ định”; mà chẳng được lậu tận thành A la hán; đều do chấp vọng tưởng sinh tử này lầm cho là chân thật. Thế nên; nay ông tuy học rộng nghe nhiều mà chẳng thành thánh quả.

    Tiết 2 – Bày chướng cầu chỉ dạy
    “..Bạch Đức Thế Tôn! Nay chúng con bị hai thứ chướng trói buộc; do chẳng biết tâm tánh vắng lặng thường hằng. Cúi xin Đức Như Lai thương xót kẻ nghèo khổ này phát tâm khởi nhiệm màu sáng suốt để mở bày con mắt đạo của chúng con”.

    Tiết 3 – Phóng quang tiêu biểu nói pháp
    Khi ấy từ chữ vạn trên ngực cửa Đức Như Lai phóng ra hào quang báu. Hào quang ấy rực rỡ có trăm ngàn màu sắc sáng khắp một lúc cả 10 phương thế giới của Phật như số vi trần; rót khắp trên đỉnh của các Đức Như Lai ở các cõi nước trong 10 phương và xoay về soi đến ông Anan và cả đại chúng. Phật bảo ông Anan rằng:”Nay tôi vì ông mà dựng đạo pháp tràng lớn; cũng khiến cho tất cả chúng sinh 10 phương được tâm tính nhiệm màu; sấu kín trong sạch sáng suốt và con mắt đạo thanh tịnh.”

    Tiết 4 – Chính chỉ cái thấy là Tâm
    a) - Lấy nắm tay lệ cho cái thấy
    Anan! Trước ông đã trả lời tôi là thấy được nắm tay sáng chói; vậy nắm tay này nhân đâu mà có? Ông đem gì thấy?”
    Ông Anan thưa:” Do toàn thân Phật như Diêm Phù đề sáng chói ngời dường núi báu; từ thanh tịnh sanh ra sáng chói. Con thật dùng mắt xem thấy năm ngón tay của Phật co lại đưa cho người xem; nên có tướng nắm tay”.
    Phật bảo Anan: “Hôm nay Như lai thật bảo ông: Những ngườI có trí thiết yếu phải dùng thí dụ mà được khai ngộ. Anan! Thí dụ như nắm tay của tôi; nếu không có bàn tay tôi thì chẳng thành nắm tay. Nếu không có con mắt của ông thì không thành cái thấy của ông. Lấy con mắt của ông so với nắm tay của tôi; nghĩa ấy có đồng không?
    Anan thưa: “Bạch Thế Tôn! Đúng như vậy. Nếu không có con mắt của con thì cái thấy của con không thành. Lấy con mắt của con đem so sánh với nắm tay của Đức Như lai nghĩa ấy đồng nhau”. * Phật thí dụ về những điều kiện nhận biết=>Mắt, nắm tay…

    b) - Chỉ cái thấy tối không phải không có thấy
    Phật bảo Anan:” Ông nói đông nhau nghia đó không đúng. Vì sao?Như người không bàn tay; nắm tay hẳn là không.Còn người không con mắt hoàn toàn không phải họ không có cái thấy. Bởi tại sao? Ông thử ra đường hỏi những người mù mắt:Anh có thấy gì chăng? Các ngườI mù kia ắt sẽ đáp với ông: Nay đối trước mắt tôi chỉ thấy tốI đen; lạI không thấy gì khác. Dùng nghĩa ấy để quán xét thì tiền trần tự tối chứ cái thấy đâu có thiếu kém”.
    * Phật chỉ rõ sự sai khác giữa phương tiện nhân biết/Đối tượng nhận biết - vốn có thuộc tính vật chất – và tính Thấy.

    c)Dùng đèn so với con mắt để hiển bày cái thấy
    - Nghi thấy tối chẳng phải là thấy
    Ông Anan thưa: “Những ngườI mù trước mắt họ chỉ thấy tối đen đâu gọi là thấy?”

    -Dụ tối sáng không khác; chỉ cái thấy là tâm
    Phật bảo Anan: “Những người mù chỉ thấy tối đen; cùng với những người mắt sáng ở trong phòng tối; hai cái tối đó khác nhau hay không khác?”
    - Bạch Đức Thế Tôn; đúng vậy! Ngưới sáng ở trong chỗ tối cùng với người mù thấy tốI; hai cái tối đó không khác.
    - Anan! Nếu người mù bỗng nhiên được sáng mắt; đối với tiền trần thấy các sắc tướng gọi là mắt thấy. Người sáng ở trong nhà tối; bỗng có đèn sáng cũng đối với tiền trần tháy các sắc tướng; lý ưng phải chăng gọi là đèn thấy? nếu đèn thấy thì đèn chính là cái thấy tự chẳng gọi là đèn. LạI nữa; nếu đèn thấy thì chẳng can hệ gì đến việc của ông. Thế nên phảI biết đèn hay hiển sắc; còn cái thấy là mắt chẳng phải đèn. Mắt hay hiển sắc còn cái thấy là tâm chẳng phải mắt.
    Ông Anan và đại chúng tuy được nghe lờI ấy mà miệng vẫn lặng thinh; tâm chưa khai ngô; còn mong Đức Như Lai dùng lời lành chỉ dạy thêm; nên chắp tay lắng lòng trông chờ Phật xót thương dạy bảo.

    *Qua đoạn trích dẫn trên; cho thấy Đức Phật đã chỉ ra rằng: Có sự phân biệt giữa điều kiện nhận biết và tính nhận biết. Điều kiện nhận biết mà Ngài thí dụ ở trên gồm: phương tiện nhận biết (con mắt; ngọn đèn…) và đối tượng nhận biết: Nắm tay của Ngài…. Phương tiện nhận biết và đối tượng nhận biết có thể thay đổi (Cảnh giới tiền trần =>trụ & diệt) Nhưng tính nhận biết không thay đổi khi có đầy đủ điều kiện nhận biết. Bởi vậy; nếu chúng ta đặt v/d: Vật thể đi với tốc độ ánh sáng; con người có thấy không?” . Câu hỏi này giống như => Với cuộc sống con người cách đây 100 năm; nếu có người hỏi: “Ở khoảng cách 100 cây số; con người có nhìn thấy nhau được không?”. Vào thời điểm không - thời gian cách đây 100 năm; câu trả lời sẽ là;”Không!”=> Vì thiếu phương tiện nhận biết. Nhưng ở thòi điểm không - thời gian hiện tại; câu trả lời sẽ là”Có!”=> Vì con ngườI có đầy đủ phương tiện nhận biết. Do đó; khi đặt v/d về một vật thể đi vớI tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng (Đối tượng nhận biết) thì ở những trường hợp không có phương tiện nhận biết cấu trả lời sẽ là “Không thể thấy!” => Như vậy v/d: Có hay không nhận biết được (Thấy được) chỉ phụ thuộc vào phương tiện nhận biết. Còn vấn đề mà Đức Thích Ca chỉ dạy trong Kinh Lăng Nghiêm là “Tính Nhận biết”. Hay nói cách khác: Đức Phật chỉ ra bản chất thật của thể tính. Những đoạn trích dẫn tiếp theo đây chứng tỏ điều này.

    Tiết 3 - Lấy cái đông tĩnh để hiển bày cái thấy
    A- Tay xoè nắm để gạn cái thấy thường còn
    Khi ấy Đức Như Lai ở trong đại chúng; co năm ngón tay lại và xoè nắm bàn tay. Ngài hỏi ông Anan: “Ông thấy cái gì?”. Ông Anan thưa: “Con thấy bàn tay trăm báu của Đức Như Lai xoè nắm!”.
    Phật bào ông Anan: “Ông thấy cái tay tôi xoè nắm là do cái tay xoè nắm hay do cái thấy của ông xoè nắm?”. Ông Anan bạch PhậtTay báu của Đức Thế Tôn có xoè nắm. Chẳng phải tính thấy của con có xoè nắm!”. Phật hỏi: “cái nào động cái nào tịnh?”
    Ông Anan thưa: “Tay của Phật không dừng; tánh thấy của con còn không tịnh thì đâu có gì động!”.
    Phật nói: “Đúng như vậy!”

    B) Phóng quang để gạn hỏi cái thấy không động
    Bấy giờ trong lòng bàn tay của Đức Như Lai phóng một luồng hào quang báu soi đến vai bên phải ông Anan; làm ông Anan quay đầu ngó sang bên phải. Phật lại phóng hào quang qua vai bên trái ông Anan. Ông Anan lại xoay đầu ngó sang bên trái. Phật bảo ông Anan: “Đầu ông hôm nay nhân gì lại dao động?”. Anan thưa: “Con thấy Như Lai phóng hào quang báu đến hai vai; con nhìn qua hai vai để xem. Nên đầu con tự dao động. Phật hỏi: “Ông nhìn hào quang của Phật; nên đầu quay qua phải và trái.Vậy đầu ông động hay cái thấy của ông động?”. Ông Anan thưa: “Bạch Thế Tôn! Đầu con tụ động; MÀ TÍNH THẤY CỦA CON KHÔNG CÓ DỪNG; HUỐNG LÀ CÓ ĐỘNG!”
    Phật nói: “Đúng như vậy!”
    *Qua đoạn trích dẫn trên, cho thấy: Với câu”..TÍNH THẤY KHÔNG DỪNG; HUỐNG CHI CÓ ĐỘNG..” diễn tả hai – trong nhiều – trạng thái của “tính thấy”:
    - Tính liên tục không ngừng nghỉ; không chia cắt =>TÍNH THẤY KHÔNG DỪNG
    - So với cái động (Động là thuộc tính của vật chất) => Tính thấy; tính nhận biết không động so với cái động (Với bất cứ tốc độ vũ trụ nào mà khoa học có thể tìm thấy hoặc sẽ thấy trong tương lai).
    Như vậy; “Tính thấy” – tính nhận biết chỉ có thể giải thích là một trạng thái tồn tại bao trùm vũ trụ; nhưng không đồng nghĩa với hư không. Điều nay có thể sẽ dẫn đến khái niệm Thái Cực trong Kinh Dịch; hoặc Đạo trong Đạo Đức Kinh.
     
  14. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    C) Chính chỉ tính thấy không có động tĩnh co mở
    Khi ấy Đức Như Lai bảo khắp đại chúng: “Nếu lại có chúng sanh cho cái dao động đó gọi là trấn; cái chẳng dừng đó gọi là khách. Các ông xem đầu ông Anan tự dao động; mà tánh thấy không có dao động. Lại các ông xem tay tôi co mở mà tính thấy không có co mở. Tại sao các ông lại lấy cái động làm thân; cái động làm cảnh. Từ thuỷ chí chung; niệm niệm sanh diệt sót mất chân tánh. Nhận vật làm mình luân hồi trong đấy; tự nhận sự lưu chuyển”.
    * Động là một thuộc tính của vật chất. Bởi vậy sự vận động của tư duy mang thuộc tính vật chất => tất yếu nó phải chịu sự tương tác của các vật thể dù lớn như các Thiên hà hoặc nhỏ hơn cả siêu hạt Quak; dù xa đến tận cùng vũ trụ hoặc dù gần đến ngay trong ta => Sự vận đông này mang tính quy luật => dẫn đến khả năng tiên tri và vấn đề Định Mệnh. Nhưng con người không phải robot – cái gì nhận biết tất cả sự vận động của vật chất? => mà theo cách diễn tả của ngài Anan => con ngườI không thể “Đồng như cây đất”. Đức Thế Tôn đã chỉ ra tính nhận biết tất cả sự vận động và tồn tại vật chất. Ngài đã nhắc nhở: Tính thấy không phảI là cái “KHÔNG” đối đãi vớI cái”CÓ” (Cái hiện hữu tồn tại và vận động dù nhỏ nhất của vật thể) => vì khi đối đãi như vậy; “cái có” tự hoại thì “cái không” biết mất; Tính thấy không phảI “TĨNH” so vớI “ĐỘNG” vì tính thấy “Không dừng” =>Không động mà cũng không dừng thì chính là cái tuyệt đốI; nói theo ngôn ngữ toán học => vận tốc = |O|. Tính thấy có từ khi vô thuỷ và có trong những sinh thể đầu tiên tồn tạI cho đến nay => Vậy nó phải có từ khởI nguyên vũ trụ => Từ vô thuỷ đến vô chung. Không không gian; không thờI gian; không lượng số. Dịch viết:” Ở xa thì nói tới cái vô biên của vũ trụ; ở gần thì tĩnh mà chính; ở giữa thì bao trùm tất cả”. Đức Phật đã chỉ thẳng chân tính để thoát khỏi luân hồi => vượt qua Định mệnh. Nhưng thật khó lắm thay!
    Luân hồi nếu nói theo ngôn ngữ hiện đại gần đồng nghỉa với “quy luật” => “Luân”: sự tiếp nối; vận đông; “hồi”: quay trở lại. Cũng như Chu Dịch=> Chu: Vòng tròn; Dịch: sự vận động theo vòng tròn => mang tính tất yếu; tính quy luật.
    Những lời chỉ dạy của Đức Thích Ca về một thực tại có khả năng nhận biết (Tính thấy – tính nhận biết) tất cả mọi sự luân hồi; nhân quả =>mà có thể diễn dịch bằng ngôn ngữ khoa học hiện đại là tính quy luật. Nhưng tính thấy phải chăng chỉ là một ”thực tại khác” mà nhà vật lý Fritjof Capra nói đến. Có thể hiểu như thế cũng được; nhưng không rốt ráo. Bởi vì một thực tại khác là gì; khi cho đến nay ý niệm về sự tồn tại của vật chất vẫn chưa vượt quá khái niệm về sự tồn tại của những siêu hạt? Hay tính thấy chính là “tinh – khí - thần” theo khái niệm phổ biến thuộc văn minh Đông phương chăng? Cũng không phải! Bởi vì, khi chúng ta biết được Tinh/Khí/Thần thì nó không phải là tính thấy. Vậy “tính thấy” là “tâm” chăng? Cũng chẳng phải! Vì cái tâm vẫn còn phân biệt chính tà thì cái tâm nào là cái thấy của cái tâm kia? Phật pháp có câu: “Trực chỉ nhân tâm; kiến tánh thành Phật” tự nội dung của nó đã cho thấy: Cái tâm cũng chỉ là một phương tiện; một yếu tố cần để “kiến tánh”. Có người cho rằng: ”Thiên Địa huyền hoàng” là Lý. Nhưng trong Thiên - Địa còn phân biệt “Thiên” và “Địa”; vậy giữa “Thiên” và “Địa” đâu là cái tuyệt đối? Cái gì thấy được cái kia? Rốt ráo là:” Nếu - Thiên và Địa là cái lý – thì cái gì thấy được cái lý ấy?”. Nhưng định nghĩa thế nào là ”tính thấy” mới thật khó làm sao? Hay nói một cách khác:Nếu chúng ta định nghĩa được “tính thấy” thì tức là chúng ta sẽ “thấy” nó => Vậy thì nó không còn là cái thấy nữa, vì còn có một cái thấy khác thấy nó. Thật may mắn thay! Những lời chỉ dạy của Đức Phật trong kinh Lăng Nghiêm đã tiếp tục chỉ rõ điều này:
     
  15. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TRỰC CHỈ -QUYỂN II
    Đoạn VIII- Tiết 2): Cầu chỉ cái sanh diệt và chẳng sanh diệt
    Khi ấy vua Ba Tư Nặc đứng dậy bạch Phật: “Xưa khi con chưa được đức Phật chỉ dạy; nghe bọn Ca Chiên Diên và Tỳ La Chi Tử đều nói thân này sau khi chết sẽ đoạn diệt gọi là Niết Bàn. Con nay tuy gặp Phật nhưng vẫn còn hồ nghi; làm thế nào để chứng biết tiánh không sanh diệt nớI tâm này. Nay những hàng hữu lậu trong đạI chúng đây; đều mong mỏI được nghe điều ấy!”

    Tiết 3): Gạn hỏi sự biến đổI trong nhục thân
    Phật bảo: “Đại Vương!Thân ông hiện đang sống đó! Nay tôi hỏi lại ông:Thân thể ông là như kim cương không hoại hay bị biến hoại?” – “Bạch Thế Tôn! Thân con hiện nay đây rốt cuộc cũng thay đổi hoại diệt”. Phật bảo: “Đại Vuơng! Thân ông chưa từng hoại diệt; sao biết hoại diệt?” – “Bạch Thế Tôn! Cái thân vô thường biến hoại này của con tuy chưa từng diệt. Nhưng con xem hiện tiền; mỗi niệm dời đổi mãi mãi không dừng. Nên con biết thân này quyết phải theo đó mà diệt mất”. Phật nói: “Đúng vậy!”

    Tiết 6): Chính chỉ tính thấy không sinh không diệt
    Phật bảo: “Đại Vương! Ông thấy sự biến hoá thay đổi không dừng; nên ngộ biết thân ông hoại diệt. Ông có biết trong thân ông có cái gì chẳng hoại diệt chăng?”. Vua Ba Tư Nặc chắp tay bạch Phật: “Thật con chẳng biết”. Phật bảo: “ Nay tôi chỉ cho ông tính chẳng sinh diệt. Đại vương! Khi ông được bao nhiêu tuổi thì thấy nước sông Hằng?”Vua thưa: “Con được ba tuổi; mẹ con dẫn đến lễ ra mắt thần Kỳ Bà Thiên. Đi ngang qua dòng sông ấy; đó là lần đầu tiên con thấy dòng sông này”. Phật bảo: “Đại vương! Như ông đã nói – khi 20 tuổI đã già hơn 3 tuổi; cho đến 60 tuổi năm tháng ngày giờ niệm niệm dời đổi. Vậy so vớI khi ông ba tuổi đến 13 tuổi ông thấy nước sông Hằng thế nào?”. Vua thưa: “Khi con 3 tuổi rõ ràng không khác. Đến nay con 60 tuổi cái thấy vẫn không khác”. Phật bảo: “Nay ông tự cảm thương tóc bạc mặt nhăn; tướng mạo thay đổi. Vậy cái thấy của ông hiện nay xem thấy sông Hằng; so với khi xưa còn trẻ xem thấy sông Hằng; cái thấy đó có già trẻ không?” Vua thưa: “Bạch Thế Tôn! Không vậy!”. Phật bảo: “Đại vương! Mặt ông tuy nhăn mà tính thấy chưa từng bị nhăn. Cái bị nhăn thì biến đổi; còn cái chẳng bị nhăn thì không biến đối. Cái biến đổi phải chịu hoại diêt; cái chẳng biến đổi kia vốn không sinh diệt; làm sao trong ấy lại chịu nhận cái sinh tử của ông?”
    * Như vậy; qua đoạn trích dẫn trên Đức Phật đã chỉ ra: Tính thấy không sinh diệt => Bởi vì; nếu tính thấy sinh diệt thì cái gì nhận biết tính sinh diệt của nó. Nếu có một thực tại khác nhận biết - thấy - được cái sinh diệt của tính thấy thì cái tính thấy sinh diệt đó không còn là cái thấy nữa. KHÔNG SINH – KHÔNG DIỆT => như vậy nó phải tồn tại từ vô thuỷ đến vô chung. Hay tường theo một lẽ khác – nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại – Nó phải có trước Bigbang và chính là giây |O| của vũ trụ.

    Tiết 9): Chính chỉ cái điên đảo hiện tại
    Ông Anan từ trong chỗ ngồi lễ Phật chắp tay quỳ dài bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Nếu cái thấy nghe này hẳn là không sanh diệt. Tại sao Đức Thế Tôn gọi bọn chúng con sót mất chân tánh; làm việc điên đảo. Cúi mong Đức Thế Tôn rủ lòng từ bi rửa sạch trần cấu cho chúng con”.
    Liền khi ấy Đức Như Lai buông xuôi cánh tay sắc vàng; năm ngón chỉ xuống đất bảo Anan rằng:” Nay ông thấy cánh tay của tôi xuôi hay ngược?”. Ông Anan thưa: “Chúng sanh trong thế gian cho đây là ngược. Riêng con chẳng biết cái nào là xuôi cái nào là ngược!”. Phật bảo ông Anan: “Nếu người thế gian cho đây là ngược; vậy họ cho thế nào là xuôi?”. Ông Anan thưa: “Đức Như Lai dựng cánh tay lên; ngón tay chỉ lên hư không là xuôi”. Phật liền dựng cánh tay lên bảo ông Anan: “Cái điên đảo là như thế. Chỉ là đầu đuôi thay đổi lẫn nhau; mà các người trong thế gian đều xem thấy thế ấy.
    * Đức Phật dùng cánh tay để minh hoạ cho bản chất tự nhiên không có xuôi ngược =>nhưng con người đặt ra xuôi ngược và tin (“chấp”) vào điều đó. Đây là hiện tượng mang tính minh triết để tìm bản chất của sự việc, chứ không phải sự phủ nhận tính qui ước.

    Nên nhận biết thân ông với pháp thân thanh tịnh của các Đức Như Lai so sánh để biết: Thân Như Lai gọi là Chánh Biến tri; thân của các ông gọi là tính điên đảo. Ông nên xét kỹ thân ông và thân Phật cái điên đảo ấy ở chỗ nào?”
    Khi ấy ông Anan và đại chúng sửng sốt nhìn Phật không nháy mắt; chẳng biết nơi thân tâm này điên đảo ở chỗ nào? Phật khởi lòng từ bi thương xót Anan và cả đại chúng. Ngài phát ra tiếng hải triều bảo khắp hội chúng:
    ”Này các thiện nam tử! Tôi thường nói: Sắc tâm; các duyên và các tâm sở sử đều do tâm hiện. Thân ông; tâm ông đều là vật ở trong CHÂN TÂM DIỆU MINH hiện ra. Tại sao các ông lại bỏ sót mất tâm tính vốn nhiệm màu sáng suốt ấy mà nhận cái mê trong cái ngộ? Mờ tối thành có hư không. Trong cái hư không mờ tối ấy;kết cái mờ tối làm sắc; sắc xen tạp với vọng tưởng; lấy cái tướng của vọng tưởng làm thân. Nhóm các duyên dao động bên trong; dong duổi theo cảnh vật bên ngoài; rồi lấy cái tướng mờ mịt lăng xăng đó làm tâm tánh thì quyết định lầm cho tâm ở trong thân. Chẳng biết sắc thân cho đến núi sông; hư không và thế giớI bên ngoài đều là vật ở trong DIỆU MINH CHÂN TÂM. Tỷ như bỏ đi cả trăm ngàn biển lớn trong lặng; chỉ nhận một bọt nổi cho là nước biển cả. Các ông thực là một nhóm người trong mê; như cánh tay tôi rủ xuống không khác. Như Lai nói là đáng thương xót!”
    * Qua đoạn trích dẫn trên; Đức Phật chỉ ra rằng: Ngay cả những cái mà thế nhân thường nhận là TÂM (Tư duy; ý thức .v.v..) đều là VẬT ở trong CHÂN TÂM DIỆU MINH. Tức là: Sự nhận biết => Sắc tâm; sự tương tác giữa nhận thức tức là suy nghĩ tư duy => Các duyên; khả năng tư duy =>các tâm sở sử đều có thuộc tính vật chất => không phải chân tính. Bởi vì đã là vật thì có sinh diệt; phân biệt và không phải bản tính nhận biết tất cả những sự vận động có thuộc tính vật chất đó. Nhưng qua đoạn trích dẫn trên cũng cho thấy Đức Phật đã chỉ ra: Con người có khả năng nhận thức (Ngộ) được chân lý tuyệt đối=>Nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đạI là: Lý thuyết thống nhất vũ trụ mà các nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước.

    Khi chúng ta nghe được; đọc được một quyển sách hay; một lời nói có ý nghĩa; một ý tưỏng tốt mà chúng ta hiểu ra (hoặc biết được đúng sai) thì có thể gọi là “ngộ” ra vần đề. Trong Phật pháp; khi chúng ta được nghe các vị thiền sư chánh đạo thuyết giảng và hiểu - ngộ - được thì ngay cả cái gọi là “ngộ” đó cũng không phải là tính nhận biết; không phải là đã đạt được chân tính. Thậm chí - giả thiết - ngay cả khi Đức Phật hiện tiền trực tiếp dạy chúng ta và chúng ta hiểu được ngay thánh ý của Ngài thì cũng không phải là đã đạt tới Chân Tính; mà chỉ là hiểu được mà thôi. Điều này Đức Phật đã nói rất rõ trong đoạn trích dẫn sau đây:

    ĐOẠN X: GIẢN TRẠCH TÂM DUYÊN ĐỂ CHỈ TÍNH THẤY KHÔNG CHỖ TRẢ VỀ.
    * Chú thích: Cụm từ “Giản trạch tâm duyên” tương tự như khái niệm loại suy trong phương pháp lý luận hiện đại. Ở đây có thể hiểu là:”Loại trừ tâm duyên”.

    Tiết 1): Trước bày chỗ ngộ chẳng dám tự nhận
    Ông Anan bạch Phật:”Tuy con nghe lời Phật dạy ngô được (biết được) tâm thanh tịnh sáng suốt viên mãn thường trụ sẵn có. Song con ngộ được (Nghe được) pháp âm của Phật cũng dùng tâm phan duyên mà thoả mãn chỗ ước mong mà chưa dám nhận là bản tâm vốn sẵn có. Cúi mong Đức Phật tuyên lời chỉ dạy”.

    Tiết 2):Trách nhận ngòn tay dùng để giản trạch tâm phân biệt đều có chỗ trả về
    Phật bảo ông Anan: “các ông còn dùng tâm phan duyên để nghe pháp; thì pháp này cũng là vọng (sở duyên) chẳng phải pháp tính.
    NHƯ NGƯỜI DÙNG NGÓN TAY ĐỂ CHỈ MẶT TRĂNG CHO NGƯỜI KHÁC. NGƯỜI KIA PHẢI NHÂN NGÓN TAY MÀ NHÌN LÊN MẶT TRĂNG. Nếu lại xem ngón tay chính là mặt trăng thì người này đâu những chỉ quên mặt trăng mà cũng quên luôn cả ngón tay. Vì sao? Bởi lẽ cho ngón tay chỉ là mặt trăng sáng thì đâu những chỉ quên ngón tay mà cũng chẳng biết tối sáng. Vì sao? Vì lấy thể ngón tay chỉ cho là tính sáng của mặt trăng thì cũng không rõ được tối sáng.
    * Đoạn kinh văn trên là một trong những đoạn nổi tiếng của Phật pháp. Ngón tay thì không phải mặt trăng; điều đó đã rõ ràng => nhận thức được Pháp lý là sự tiếp thu tri kiến chứ tự nó không phải Tính nhận biết – chân tính. Do đó; nếu nhầm lẫn giữa sự tiếp thu tri thức và bản chất của hiện tượng thì luôn luôn sẽ là sự sai lầm. Sai lầm nay có thể dẫn đến: Hoặc là phủ nhận chính tri kiến tiếp thu được do không hiểu bản chất của hiện tuơng; hoặc là dẫn đến niềm tin không từ trí huệ => mà đời thường gọi là mê tín dị đoan. Những phương pháp bói toán hiện nay – một thời bị coi là mê tín dị đoan – chính vì chưa ai giải mã được nguyên nhân nào để có những phương pháp bói toán này (Bản chất của hiện tượng). Trường hợp này có thể lấy làm ví dụ cho ngón tay chỉ và mặt trăng. Những người phủ nhận phương pháp bói toán thường nhân danh khoa học. Họ cho rằng bói toán là mê tín dị đoạn; là không có cơ sở khoa học. Nhưng chúng ta thử nghĩ lại: Có một lý thuyết khoa học nào lại không có khả năng dự báo? Hay nói một cách khác: Một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri. Sự tồn tại của các phương pháp tiên tri hàng thiên niên kỷ ở Đông phương – có phương pháp luận hẳn hoi - cho thấy một lý thuyết khoa học đứng đằng sau nó => mà con ngườI chưa phát hiện được => Chứng tỏ đã có một lý thuyết khoa học bị thất truyền. Đây mới là bản chất của hiện tượng của các phương pháp bói toán Đông Phuơng. Sự nhận thức khoa học chỉ là thực nghiệm và căn cứ vào những lời dự báo sai thì chỉ là nhận thức ngòn tay (tính thực nghiệm và chứng nghiệm của khoa học) chứ không phải một tinh thần khoa học thật sự. Cũng không thể lấy tính thực nghiệm => dự đoán sai của ngườI ứng dụng phương pháp để phủ nhận (Người dự đoán sai và phương pháp sai là hai v/d khác nhau. Bói toán có phương pháp và quy tắc với mê tín dị đoan cũng là hai v/d rất khác nhau). Chính vì chỉ nhận thấy ngón tay chỉ vào khoa học chứ không phải bản chất tinh thần khoa học => nên khi có những hiện tượng bất thường: Nhỏ thì như quả trứng đứng trên cái đũa khi tìm mộ huyệt; hoặc lớn thì như sự tiên tri thần khốc quỷ sầu của bà Vanga => Những ngườI này sẽ hoang mang và dẫn đến trạng thái => Hoặc không còn tin vào khoa học; hoặc phủ nhận tất cả những gì ngoài tri kiến của họ.
    Như vậy; tiếp thu tri thức chỉ là sự tương tác có điều kiện của thể tính => không phải tính nhận biết.
    Những điều minh giảng của Đức Thích Ca - rất quan trọng trong việc tìm về một chân lý tuỵệt đối => Lý thuyết thống nhật vũ trụ. Không phảI ngẫu nhiên mà Anhxtanh cho rằng: Phật giáo chính là tôn giáo của tương lai.
     
  16. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    Chúng ta tiếp tục quán xét lời chỉ dạy của Đức Phật.

    Tiết 3. – CHỈ TÍNH THẤY KHÔNG CHỔ TRẢ VỀ
    A) Hỏi chỗ không trả về
    Ông Anan thưa: “nếu tâm tánh của con đều có chỗ trả về thì tại sao Đức Như Lai dạy tâm diệu minh sẵn có không trả về đâu Cúi mong Đức Phật thương xót chỉ cho điều ấy!”.
    B) Chỉ tính thấy không phải bóng.
    Phật bảo Anan: “Và lại, cái tánh thấy vốn sáng suốt của ông thấy tôi thì cái tính thấy này tuy chẳng phải là cái diệu tinh minh tâm. Nó như mặt trăng thứ hai chẳng phải bóng mặt trăng”.
    * Đức Phật cho rằng: Trong mỗi con ngườI thực sự có một TÍNH THẤY mà Ngài ví như “mặt trăng thứ hai”; nhưng đó không phả bản chất của TÍNH THẤY: “cái tính thấy này tuy chẳng phải Diệu tinh minh tâm”.
    C) Nêu tám thứ trần tướng..
    Ông hãy nghe cho kỹ, nay tôi sẽ chỉ cho ông chỗ không thể trả về.Này Anan! Cửa đại giảng đường này mở rộng về phương Đông, khi mặt trời lên thì chiếu sáng. Giữa đêm không trăng, mây mù mờ mịt thì tối tăm; chỗ có các cửa thì thấy thông suốt; khoảng tường ngăn thì thấy bít lấp; chỗ phân biệt được thì thấy các cảnh sắc duyên; trong chỗ trống rỗng thì thấy toàn là hư không; cảnh tượng mit mù là bụi tối; mưa tạnh trời thanh lại thấy trong”.

    D) Chỉ tám thứ trả về.
    Này Anan!Ông hãy xem các tướng biến hoá này; nay tôi đều trả về bản nhân của nó. Thế nào là bản nhân? Anan! Các tướng biến hoá này, sáng trả về cho mặt trời. Vì nguyên nhân cái sáng thuộc về mặt trời. Cái tối trả về cho đêm không trăng; Thông suốt trả về cho cửa; ngăn bít trả về cho tường vách; sắc duyên trả về cho phân biệt;trống rỗng trả về cho hư không; mù mịt trả về cho bụi; trong sáng trả về cho trời tạnh. Tất cả vật có ra trong thế gian đều không ngoài các thứ này.
    * Những đối tượng nhận biết không phải tính thấy.

    E) Chính chỉ cái không thể trả về.
    Còn tính thấy sáng suốt của ông thấy tám thứ kia, ông muốn trả về đâu? Vì sao? Vì nếu trả về cho sáng thì đến tối chẳng thấy tối. Tuy sáng tối mỗi mỗi đều sai khác, nhưng cái thấy không sai khác. Các thứ có thể trả về được tất nhiên chẳng phải ông. Cái ông không thể trả về được , nếu không phải là ông thì gọi là gì? Ắt biết tâm ông vô nhiệm màu thanh tịnh sáng suốt mà ông tự mê muội, bỏ mất tính bản nhiên, đành chịu luân hồi, thường bị trôi nổi chìm đắm trong sinh tử. Thế nên Như Lai nói là đáng thương xót vậy.

    ĐOẠN XI: LỰA RIÊNG TRẦN CẢNH ĐỂ NÊU RA TÁNH THẤY
    Tiết 1 - VẬT KHÔNG PHẢI TA.
    Anan thưa: “Con tuy biết tánh thấy này không thể trả về đâu, nhưng làm sao biết nó là Chân tính của con ?”.
    Phật bảo Anan : “ Nay tôi hỏi ông, hiện nay ông chưa đươc quả Vô Lậu Thanh Tịnh, do nương theo oai thần của Phật mà thấy được cõi Sơ Thiền không bị chướng ngại; ông A Na Luật Đà thì thấy cõi Diêm Phù Đề như xem trái yêm ma la để trong bàn tay; các vị Bồ Tát v.v… thấy cả trăm ngàn cả thế giới. mười phương Như Lai đều thấy cùng tận các cõi nước thanh tịnh như số vi trần không sót chỗ nào; còn chúng sanh xem chẳng quá gang tấc.
    * Đức Phật miêu tả khả năng nhận biết khác nhau trong điều kiện phương tiện nhận biết khác nhau. Các từ như: “Diêm phù đề”, “mười phương cõi nước”..là những thí dụ.

    Anan, lại tôi với ông cùng xem cung điện của Tứ Thiên Vương, ở khoảng giữa xem những vật dưới nước, trên mặt đất và trong hư không (thuỷ lục không hành), tuy có nhiều hình tượng tối sáng khác nhau, nhưng đều là cảnh tiền trần phân biệt ngăn ngại. Ông hãy ở nơi đó phân biệt cái gì là mình, cái gì là vật? Nay tôi cho ông lựa trong cái thấy, cái gi là Tâm Thể của ông (ngã thể), cái gì là hình tượng của sự vật? Anan, cùng tột sức thấy của ông từ mặt trời mặt trăng, chính là vật chẳng phải ông; cho đến Thất Kim sơn xem xét cùng khắp, tuy có những thứ hào quang cũng là vật chẳng phải ông, lần lần xem đến mây kéo; chim bay, gió động,bụi dấy, cây cối , núi sông, rau cỏ, người, thú thảy đều là vật chứ chẳng phải ông.

    Tiết 2.- HIỂN BÀY TÁNH THẤY CHẲNG PHẢI VẬT.
    Anan, tánh chất của các vật xa gần tuy có sai khác, nhưng đều là vật do tánh thấy trong sạch của ông xem thấy. Vậy các vật kia tự có sai khác, mà tánh thấy của ông không sai khác. Tánh thấy sáng suốt nhiệm mầu này quả thật là tánh thấy của ông.
    Nếu tánh thấy là vật, thì ông cũng có thể thấy được cái thấy của tôi, vậy khi tôi không thấy, sao ông không thấy chỗ không thấy của tôi? Nếu ông không thấy được cái không thấy, thì tự nhiên nó không phải là tướng của cái không thấy kia.Nếu ông không thấy được chỗ không thấy của tôi, thì cái thấy bản nhiên không phải là vật, sao lại không phải là ông?
    * Qua đoạn trích dẫn trên; Đức Phật đã chỉ ra rằng:
    1) Tất cả mọi trạng thái ý thức – suy nghĩ; tiềm thức… đều có thuộc tính vật chất (vận động tương tác) => tính thấy là cái nhận thức được tất cả những cái đó. Vấn đề còn lại là phương tiện nhận biết (khả năng tư duy hay phương tiện tự tạo hoặc sẵn có như giác quan..)
    2)Tính thấy => Phi vật chất; nhưng là một thực tại có từ vô thuỷ đến vô chung; không sanh diệt; không không gian; không thời gian (Không ở trong ông Anan và cũng không ở trong Đức Thích Ca …. => Chúng sinh đều có Phật tính. (Đoạn sau Đức Phật chỉ rõ hơn về điều này). Tính thấy là một thực tại vì có khả năng phân biệt => ”.. Như thế cho đến cái phân biệt đều không; chẳng phải sắc; chẳng phải không; mà bọn Câu Xá Lỵ…lầm cho là Minh Đế. NẾU RỜI CÁC PHÁP TRẦN CŨNG KHÔNG CÓ TÁNH PHÂN BIỆT THÌ TÂM TÍNH CỦA ÔNG ĐỀU CÓ CHỖ TRẢ VỀ; vậy lấy cái gì làm chủ?”. Tính phân biệt Đức Phật nói ở đây là khả năng của tính thấy; chứ không phảI là sự phân biệt trong tính thấy =>Tính thấy là một thực tại không có phân biệt =>Không Âm không Dương; tự nhiên như nhiên có từ vô thuỷ => Trước Bigbang.

    Tiết 3.- CHỈ RÕ VẬT VÀ TA KHÔNG LẪN LỘN.
    Đức Phật nói: ” Lại như cái thấy là vật thì đương khi ông thấy vật đó, ông đã thấy được vật, thì vật cũng thấy được ông. Thế thì thể tánh xen lộn, ông và tôi cùng các thế gian không thành lập được.
    “Anan, nếu khi ông thấy thì chính ông chứ chẳng phải tôi, tánh thấy trùm khắp đó chẳng phải ông chứ là ai ?
    Tại sao tự nghi Chân Tánh của ông. Tánh của ông mà ông chẳng tự nhận lấy, lại cầu tôi chỉ dùm cho ông ?”.
    * Đến đấy cho thấy – Đức Phật đã chỉ ra rằng =>Tất cả sự hiện hữu có thể tính (vật chất: nhỏ như hạt quak hoặc nhỏ hơn mà nhân loại có thể tìm ra trong tương lai) và mọi thuộc tính của nó =>đều là đối tượng của tính thấy và không phải tính thấy. Tính thấy phi vật chất nhưng là một thực tại. Nếu tính thấy có vật thì sẽ phải có cái thấy được nó. Bởi vậy; Đức Như Lai nói:”Thể tính xen lộn; ông và tôi cùng các thế gian không thành lập được”.=> Tính bất họp lý của sự suy nghiệm => không thể tự chứng được bản ngã (Nếu bạn tu tập); hoặc không thể có một lý thuyết khoa học nào có thể tồn tai trên tính phi lý => Nếu bạn là nhà nghiên cứu khoa học. Nhưng khi chứng tỏ rằng: tính hợp lý là điều kiện nhận biết thì chúng ta đã thừa nhận tính quy luật của tất cả mọi sự kiện => kể cả trong lĩnh vực tiên tri. Đây là yếu tố tạo thành ý niệm Định mệnh. Câu minh giảng của Đức Như Lai:”.. Ông và tôi cùng các thế gian không thành lập đươc” còn cho chúng ta thấy => Đức Phật không cho rằng Ngài là người sáng tạo vũ trụ; mà chỉ là một ngườI sinh ra trong sự vận động của vũ trụ nhưng giác ngộ được “Vô thượng chánh đằng giác”. Điều này khác hẳn quan niệm của Hegen khi cho rằng: Vũ trụ này được tạo ra bởi “ý niệm tuyệt đối” hoặc của Jean Guitton cho rằng:”Chính Thượng Đế đã tạo ra vũ trụ ở giây 0 trước Bigbang và những qui luật vũ trụ hiện nay là ý muốn của ngài” – Trong cuốn “Thượng Đế và khoa học”.
    Đây cũng là điểm rất căn bản và đáng chú ý trong minh triết và huyền thoại Đông phương => Thượng Đế thuộc thần thoại Đông phương là người cai quản vũ trụ; nhưng không sáng tạo ra vũ trụ.
     
  17. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    CHƯƠNG 4.-
    NGHI CÁI THẤY CÓ LỚN NHỎ ĐỨT NỐI.

    Ông Anan bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu tính thấy này nhất định là con chẳng phải vật khác thì khi con cùng Đức Như Lai xem kho tàng Bảo điện thù thắng của Tứ Thiên Vương; ở cùng mặt trờI mặt trăng; cái thấy này trùm khắp cõi Ta Bà. Nhưng khi lui về tịnh xá chỉ thấy vườn chùa; khi thanh tâm nơi phòng chái thì chỉ thấy một chái nhà. Bạch Thế tôn! Cái thấy này như thế; thể nó xưa nay giáp một cõi; nay ở trong nhà chỉ thấy nội trong nhà. Vậy cái thấy này rút lớn nhỏ hay bị tường vách ép lại khiến cho đứt đoạn. Con thật chẳng biết nghĩa này thế nào? Cúi mong Đức Thế Tôn mở rộng lòng từ vì con diễn nói rõ”.

    Tiết 5 - CHỈ TIỀN TRẦN LÀM NGĂN NGẠI
    A) Dụ đồ vật và hư không.
    Phật bảo Anan: “Tất cả các thứ trong ngoài lớn nhỏ ở thế gian đều thuộc về tiền trần; chẳng phải tính thấy co dãn.
    Tỷ như món đồ vuông; trong ấy thấy hư không vuông. Nay tôi lại hỏi ông: Trong món đồ vuông này; nhìn thấy hư không vuông là nhất định vuông hay không nhất định vuông? Nếu nhất định vuông thì khi ở trong món đồ tròn; hư không đáng lẽ chẳng tròn. Nếu không nhất định; thì khi ở trong món đồ vuông; đáng lẽ hư không chẳng vuông. Ông nói nghĩa tính này thế nào. Nghĩa tính là như thế sao còn hỏi là thế nào?”

    B) Bỏ đồ vật vuông tròn
    Anan! Nếu muốn nhận được tính không vuông tròn của hư không thì chỉ cần trừ bỏ cái vuông tròn của đồ vật; sẽ biết thể của hư không vốn không vuông tròn. Không nên hiểu là phảI bỏ cái tướng vuông tròn của hư không.
    * Đức Phật lấy hư không làm hình tượng thí dụ cho thấy thể tính tiền trần là nguyên nhân ngăn ngại của phương tiện nhận biết - thờI xưa thì là các giác quan hoặc kinh nghiêm (Mây đen thì mưa chẳng hạn..) và khả năng tư duy vốn có thuộc tính vật chất như đã tường ỏ trên - chứ tính thấy không có ngăn ngại. Hư không trong trường hợp này chỉ là thí dụ cho tính thấy => không phải tính thấy(Đã tường ở trên: Nếu tính thấy là cái không so với cái có thì khi cái có không còn; cái không cũng không tồn tại => phi lý. Tính thấy là một thực tại).


    Đức Phật nói:”Nếu như ông hỏi:Khi vào nhà cái thấy rút nhỏ lại. Vậy khi ngước xem mặt trời; há ông kéo cái thấy dãn ra ngang vớI mặt trời? Nếu bị tường vách ngăn ép thì tánh thấy phải đứt đoạn; vậy khi soi một lỗ nhỏ sao không thấy dấu nốI? Nghĩa ấy không đúng!
    Tất cả chúng sinh từ vô thuỷ đến nay; mê mình là vật; bỏ mất bản tâm (Chân tâm sẵn có => Tính thấy); bị vật xoay chuyển; nên ở trong ấy lại xem có lớn nhỏ. Nếu chuyển được vật tức đồng Như Lai. Thân tâm tròn sáng chẳng rời nơi đạo tràng. TRÊN ĐẦU MỘT MẢY LÔNG CÓ THỂ CHỨA ĐỰNG CẢ MƯỜI PHƯƠNG CÕI NƯỚC.”
    * Câu “Trên đầu một mảy lông có thể chứa đựng cả mười phương cõi nước” là một câu nói nổi tiếng của Đức Như Lại. Tính thấy vô lượng; vô biên; không không gian; không thờI gian; không lượng số => Chính là Thái Cực => Chính là Đạo:”Đón không thấy đầu; theo không thấy đuôi; ở trên không sáng ở dưới không tối”(Đạo Đức Kinh) => là sự khởi nguyên của vũ trụ vớI giá trị =|0|. So với cái vô cùng (|0|) mọi cái hữu hạn – ”mười phương cõi nước” – đều nhỏ bé. Thái cực là một khái niệm giải thích sự khởI nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành => giây |O| trước bigbang chính là chiếc bánh Dầy của văn minh Lạc Việt; chính là “Mẹ tròn” trong câu tục ngữ nổi tiếng”Mẹ tròn con vuông” của ngườI Việt Nam. Nhưng Thái Cực là gì - tất nhiên không phải “Vô Cực” như Chu Hy nói. Bởi vì; nếu có một sự tồn tại gọi là Vô Cực đối đãi với Thái Cực thì chính sự đối đãi này đã phân Âm Dương => Cần gì phải nói ”Thái Cực sinh lưỡng nghi” (Âm Dương) nữa. Đó chính là lý do mà Giáo sư Nguyễn Hữu Lượng cho rằng:” Hiền tài như Chu Tử mà cũng chẳng tránh khỏi quanh co khúc thuyết…”(Kinh Dịch vớI vũ trụ quan Đông phương).
    Chúng ta tiếp tục quán ngộ lời minh giảng của Đức Như Lai về tính thấy để rõ thêm về điều này.

    MỤC III: NÊU TÁNH THẤY RA NGOÀI NGHĨA PHẢI VÀ CHẲNG PHẢI
    ĐOẠN I: NGHI CÁI THẤY HIỆN Ở TRƯỚC MẮT
    Ông Anan bạch Phật rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn, nếu tánh thấy nầy nhất định là tánh nhiệm mầu của con, thì diệu tánh đó phải hiện ở trước mặt con, cái thấy đó hẳn thật là con, vậy thân tâm con hiện nay là vật gì ?
    Nhưng hiện nay thân tâm con thật có phân biệt, còn cái thấy kia không phân biệt được thân con. Nếu thật là tâm con, khiến cho con hiện nay có thấy, vậy tánh thấy ấy thật là con, còn thân nầy không phảI con, thì khác nào trước kia Đức Như Lai gạn hỏI: “ Vật hay thấy được con”. Cúi mong Đấng Đại Từ chỉ bày cho chỗ chưa ngộ”.
    * Ông Anan cho rằng: Cái thấy ở bên ngoài thân tâm (Vì nhìn thấy vật thể bên ngoài thân tâm: Trời; trăng; mây; nước…). Sự sai lầm trong nhận thức này khiến ông thắc mắc: Cái thấy trong tâm ông và cái thấy - mà ông cho rằng ở bên ngoài – cái nào là thật tính?
    Khái niệm thân tâm mà ngài Anan dùng ở đây có thể hiểu là tâm ở trong thân; đối đãi vớI Tính thấy mà ngài cho ở ngoài thân. Ngài Anan đã nhầm lẫn giữa phương tiện nhận biết => có thuộc tính vật chất: tương tác vận động =>tư duy; khả năng nhận thức…được cấu tạo và vận động tương tác trong thân thể con người và sinh vật với tính nhận biết = tính thấy. Bởi vậy; khi ngài cho rằng: Tính thấy – tính nhận biết ở bên ngoài thì phải nhận biết thân tâm của ngài. Thực ra tính thấy hằng có thường tồn; bao trùm tất cả; không ở trong không ở ngoài. Nhưng trong cơ thể sinh vật nó hiển thị qua phương tiện nhận biết có trong cấu trúc cơ thể => Riêng ở con người thì phương tiện nhận biết còn do tự tạo.

    ĐOẠN II:CHỈ RA “KHÔNG CÓ CÁI GÌ TỨC LÀ CÁI THẤY”(*)
    * Chú thích:Tựa trên cho đoạn II là sự sao chép nguyên văn trong cuốn:”Kinh Thủ Lăng Nghiêm trực chỉ” do Hoà thượng Thích Thiện Hào dịch từ bộ ”Lăng Nghiêm Trực chỉ “ của ngài Hàm Thị sớ giải (Thành hộI Phật giáo T/p HCM ấn hành 1994). Tựa trên – và tất cả các tựa trong các đoạn trích dẫn – là do ngài Hàm Thị đặt hoặc do dịch giả thêm vào => không phải chính kinh văn của Đức Thích Ca. Tôi cho rằng lời dịch hoặc lời tựa trong nguyên văn này sai vớI ý chỉ của Đức Phật => Tính thấy (Cái thấy) không phải là “không có cái gì”. Vì cái không là sự đối đãi với cái có. Cái có là do nhân duyên giả hợp => nhân duyên hết; cái có không còn => cái không cũng không còn =>Cái không – không phải là tính thấy. Điều này Đức Thích Ca đã minh giảng ở trên. Nhưng vì sự trích dẫn nên tôn trong nguyên văn. Những đoạn minh giảng của Đức Thích Ca trích dẫn sau đây không hề có nộI dung:”Không có cái gì tức là cái thấy”. Những tựa trong đoạn trích dẫn sau này => Nếu có sự hiệu chỉnh, tôi sẽ để trong ngoặc đơn; chữ thường nghiêng và kèm tên người viết bên cạnh. Thí dụ: Tựa trên cần đổI là(Tính thấy không phải vật – Người viết)

    TIẾT 1.- NÊU TƯỚNG ĐỂ GẠN HỎI CÁI THẤY.
    Phật bảo A Nan : “ Nay ông nói cái thấy ở trước mặt ông, nghĩa ấy không đúng! Nếu thật ở trước mặt ông và ông thật thấy, thì tánh thấy nầy đã có chỗ nơi đều chỉ ra được. Vậy nay tôi cùng ông ngồi trong rừng Kỳ Đà xem khắp rừng suối , nhà cửa, phía trên đến mặt trời mặt trăng, phía trước là sông Hằng, nay ông ở trước tòa sư tử của tôi, hãy đưa tay chỉ rõ các thứ tướng ấy : chỗ mát là rừng cây, chỗ sáng là mặt trời, chỗ ngăn lại là vách, chỗ thông suốt là hư không, như thế cho đến cỏ cây mảy mún lớn nhỏ tuy có sai khác, nhưng đã có hình tướng đều có thể chỉ ra được. Nếu nhất định cái thấy kia hiện trườc mắt ông, ông nên lấy tay chỉ rõ cho chính xác cái nào là cái thấy? A Nan, ông nên biết, nếu như hư không là cái thấy, đã thành cái thấy rồi, cái gì là hư không? Nếu vật là cái thấy, đã là cái thấy thì cái gì là vật? Ông nên chín chắn phân tích trong muôn vật lựa ra tánh thấy sẵn có sáng suốt thanh tịnh nhiệm mầu để chỉ rõ cho tôi, cùng các vật kia một cách rõ ràng không lầm lẫn”.

    TIẾT 2.- ĐÁP KHÔNG PHẢI CÁI THẤY
    A Nan thưa : “Nay con ở trong giảng đường này, nhìn xa thấy sông Hằng, trên thấy mặt trời mặt trăng, đưa tay chỉ ra, dẫu dùng mắt nhìn xem chỗ chỉ ra được đều là vật không phải là cái thấy.
    Bạch Thế Tôn, đúng như lời Phật vừa dạy, chẳng những hàng Thanh Văn sơ học hữu lậu chúng con, cho đến Bồ Tát cũng không thể đối trước hiện tượng của muôn vật vạch ra được cái thấy, rời tất cả vật riêng có Tự tánh”.
    Phật nói : “Đúng thế ! Đúng thế !”.
    *Qua đoạn trên cho thấy Đức Phật chỉ ra rằng: Cái thấy không phải vật (Tất cả dạng tồn tại của vật chất từ siêu hạt đến thiên hà khổng lồ; mà nhân loại đã tìm ra hoặc sẽ tìm ra trong tương lai; cùng với những thuộc tính của nó => Không phải tính thấy). Tính thấy là một thực tại => Riêng có tự tính.
     
  18. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    ĐOẠN III
    CHỈ RA KHÔNG CÓ CÁI GÌ NGOÀI CÁI THẤY

    (Vạn vật trong cái thấy –Người viết)

    TIẾT 1: NÓI CÁI KHÔNG PHẢI ĐỂ ĐỔI LẠI GẠN HỎI CÁI GÌ CHẲNG PHẢI CÁI THẤY
    Phật lại bảo A Nan : “Như ông đã nói, không có cái thấy rời tất cả vật riêng có Tự Tánh, thì trong tất cả vật ông đã chỉ ra được, chỉ là vật chứ không phải là cái thấy. Nay tôi lại hỏi ông, ông cùng Như Lai ngồi trong Kỳ Đà lại xem vườn rừng, cho đến mặt trời mặt trăng, các thứ hình tương sai khác, nhất định không có cái thấy mà ông có thể chỉ ra được. Ông hãy phát minh trong các vật này cái gì chẳng phải là cái thấy ?”.

    TIẾT 2.- ĐÁP KHÔNG CÁI GÌ CHẲNG PHẢI CÁI THẤY.
    A Nan thưa : “Con thật xem khắp trong rừng Kỳ Đà này chẳng biết trong ấy cái gì chẳng phải là cái thấy. Vì sao ? Nếu cây chẳng phải cái thấy thì làm sao thấy được cây? Nếu cây là cái thấy thì sao gọi là cây? Như thế cho đến nếu hư không chẳng phải là cái thấy thì làm sao thấy được hư không? Nếu hư không là cái thấy thì sao gọi là hư không? Con lại suy nghĩ, trong muôn vật đây chín chắn phát minh không có cái gì chẳng phải là cái thấy”.
    Phật nói: “Đúng thế! Đúng thế!”.
    * Đoạn trước; ngài Anan chấp cái thấy – tính thấy ở ngoài thân thể ngài; Đức Phật đã phản bác. Nay Đức Phật lại hỏi có cái gì không có tính thấy trong muôn vật ở trước mặt. Ngài Anan ngộ ra rằng:Cái thấy – Tính thấy có trong muôn vật => kể cả hư không. Bởi vì Tính thấy phải bao trùm vạn vật => có trong vạn vật => nhỏ như vi trần; lớn như thiên hà thì các phương tiện mới thấy được (Phương tiện bao gồm cả ánh sáng…). Nếu tính thấy không bao trùm tất cả thì mọi sự tương tác có thuộc tính vật chất đều vô nghĩa. Đây cũng là điều đã được nhắc tới trong Kinh Dịch:”Dịch lớn thay! Rộng thay! Ở xa thì đến tận cùng vũ trụ. Ở gần thì tĩnh mà chính. Trong khoảng trời đất thì bao trùm tất cả”.

    ĐOẠN IV
    NGÀI VĂN THÙ THỈNH PHẬT PHÁT MINH HAI NGHĨA.
    TIẾT 1.- ĐẠI CHÚNG LO SỢ.
    Khi ấy trong đại chúng những vị chưa chứng quả vô học nghe Phật nói lời này đều mờ mịt chẳng biết nghĩa ấy trước sau thế nào, nên đều lo sợ mất chỗ bình thường.
    * Sở dĩ mọI ngườI sợ hãi chính vì chưa chứng quả vô học. Nói theo ngôn ngữ hiện đại tức là không có tinh thần khoa học thực sự. Chưa thực sự ngộ ra rằng những điều ta biết rất nhỏ bé trong biển trí mênh mông => Cho nên gặp một cái khác thường vớI tư duy cố hữu thì hoang mang sợ hãi. Điều này giống như người phát minh ra trái đất tròn thì bị phản đối. Bởi vì trái đất vuông đã trở thành tư duy cố hữu => Nó cân đối với tri thức hạn hẹp nhưng phổ biến thời bấy giờ. Nay trái đất tròn thì người ở phía dưới rơi đi mất thì sao? Nhưng thực tại trái đất tròn – trong điều kiện kiến thức thời trái đất vuông – có cái hợp lý với chính nó => lực hút của trái đất và lực hấp dẫn của các thiên thể….=> mà người thời đó không nhận ra được. Cái không nhận ra được những tính chất hợp lý liên quan mà chỉ thấy hiện tượng khác biệt vớI tư duy cố hữu => Chính là quả vô học.
    Đức Như Lai đã day:”Những điều ta nói chỉ như nắm lá trên bàn tay của ta. Nhưng tri kiến như lá cây trong rừng”.

    TIẾT 2.- PHẬT NÓI LỜI THẬT ĐỂ AN ỦI
    Đức Như Lai biết đại chúng lo sợ, nên sinh lòng thương xót, liền an ủi ông A Nan và cả đại chúng rằng: “Các Thiện nam tử! Đấng Vô Thượng Pháp Vương nói lời chơn thật, như tánh Chơn Như mà nói, đều chẳng hư dối, chẳng phải như bọn Mạt Già Lê dùng bốn thứ luận nghị “kiểu loạn bất tử”. Ông nên chín chắn suy nghĩ, chớ phụ lòng thương mến của tôi !”.

    TIẾT 3.- NGÀI VĂN THÙ THỈNH PHẬT PHÁT MINH
    Khi ấy, Ngài Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử thương xót bốn chúng, ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chơn Phật chấp tay cung kính bạch Phật rằng : “Bạch Đức Thế Tôn! Đại chúng đây không nhận được chỗ Đức Như Lai phát minh hai nghĩa “phải và chẳng phải”, (thị phi thị) nơi hai thứ “cái thấy” và “sắc không”.
    Bạch Thế Tôn! Các hiện tượng sắc không v.v… nơi tiền cảnh, nếu là cái thấy thì đáng lẽ có chổ chỉ ra được; nếu chẳng phải là cái thấy thì đáng lẽ không thể thấy. Mà nay chẳng biết nghĩa này về đâu nên mới có lo sợ, chứ chẳng phải vì trước đây căn lành mỏng ít. Cúi mong Đức Như Lai mở lòng đại từ chỉ rõ các vật hiện tượng này và cái thấy nguyên là vật gì mà trong ấy không có cái “phải” và “chẳng phải”.


    ĐOẠN V
    CHÍNH CHỈ CÁI THẤY KHÔNG CÓ CÁI “PHẢI” VÀ “CHẲNG PHẢI”.

    TIẾT 1.- HỘI CHUNG KIẾN VÀ TƯƠNG NGUYÊN LÀ BỒ ĐỀ.
    Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi và cả đại chúng: “Mười phương Như Lai và Đại Bồ Tát khi tự trụ trong chánh điện kia, cái thấy và cảnh bị thấy cùng với các tướng tưởng đều như hoa đốm giữa hư không vốn không thật có. Cái thấy và cảnh bị thấy này (duyên), nguyên là thể giác ngộ nhiệm mầu thanh tịnh sáng suốt. Cớ sao trong ấy lại có cái nghĩa “phải” và “chẳng phải”.

    TIẾT 2.- PHẬT DẠY NGÀI VĂN THÙ ĐỂ TIÊU BIỂU KHÔNG HAI TƯỚNG.
    Đức Phật hỏi “Này Văn Thù nay tôi hỏi ông! Như ông là Văn Thù, lại có Văn Thù phải là Văn Thù hay không phải Văn Thù ?”.
    “Đúng như thế, bạch Thế Tôn! Con nay thật là Văn Thù, không có phải là Văn Thù. Vì sao? Vì nếu có phảI là Văn Thù thì có hai Văn Thù. Song con hiện nay chẳng phảI là không Văn Thù, trong ấy thật không có hai tướng “phải” hay “chẳng phải”.
    * Qua đoạn trên; Ngài Văn Thù Sư Lợi đã chỉ ra tính biểu kiến/ qui ước của thế nhân quán xét tiền trần - thực tại đang hiện hữu – trong nhận thức của con người => Ngài Văn Thù không phải là Văn Thù thì còn ai vào đây? Cũng như tôi thì đúng là tôi không thể là ông hàng xóm. Nhưng đấy chỉ là tính qui ước/ biểu kiến trong quán xét của thế nhân => Cái “tôi” đích thực vớI tất cả sự minh triết của nó không thể chỉ ra được; mà chỉ là sự tổng hợp những cái của tôi do nhân duyên giả hợp tác thành (Kể cả tư duy...). Bởi vậy; nếu khẳng định “Văn Thù là Văn Thù” thì chỉ mang tính qui ước/ biểu kiến cho một thực tế hiện hữu. Chính ngài Văn Thù quy ước/ biểu kiến trên một thực tại xác thân đó với tính thấy trong ngài sẽ nhận ra ngài => Bởi vậy; xét về ý nghĩa minh triết => Nếu khẳng định Văn Thù thì sẽ có hai Văn Thù: Một Văn Thù thân xác qui ước/ biểu kiến và một Văn Thù (tính thấy thông qua phương tiện nhận biết trong cấu trúc thân xác của ngài Văn Thù) nhận ra Văn Thù kia. Nếu bảo |KHÔNG PHẢI| Văn Thù thì không đúng – so với tính qui ước / biểu kiến thành thói quen của thế nhân với một thực tại đang hiện hữu. Nhưng nếu bảo |PHẢI| thì sẽ không đúng với tính minh triết của nhận thức và tính phát triển của nó.
    Đó là lý do thứ nhất có tính khách quan – từ một sự quán xét bên ngoài – mà đối tác của sự quán xét đó chính là ngài Văn Thù. Từ đó; ngài Văn Thù nói: “Trong ấy; thật không có hai tướng phải hay chẳng phải”
    Lý do thứ hai - mang tính chủ quan – khi ngài Văn Thù tự quán xét mình thì không thể trả lời ta chính là ta hay không phải ta => Ngài Văn Thù lúc này là duy nhất đốI với chính ngài Văn Thù.
    BởI vậy; khi TÍNH THẤY là duy nhất và bao trùm tất cả không gian; thời gian => một thực tại riêng có tự tính => là cái nhận biết tất cả mọi sự vận động và tương tác của vật chất => từ những siêu hạt nhỏ nhất mà loài ngườI đã và sẽ tìm ra; từ vô cơ đến hữu cơ; từ sinh vật bậc thấp đến bậc cao cho đến những thiên hà khổng lồ và cả sự vận động của vũ trụ bao la => thì ở trong đó => không thể chỉ ra cái |PHẢI| hay |KHÔNG PHẢI| chính nó. Tương tự như ngài Văn Thù không tự chỉ ra |Phải| hay |Không phải| Văn Thù.
     
  19. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    TIẾT 3.- CHÍNH PHÁT MINH TÁNH THẤY ĐỂ CHỈ RA NGHĨA “PHẢI” HAY “CHẲNG PHẢI”.
    Phật dạy : “Tánh thấy nhiệm mầu sáng suốt này, cùng vớI hư không và tiền trần cũng lại như vậy.Vốn là chơn tâm giác ngộ vô thượng thanh tịnh tròn sáng nhiệm mầu, mà vọng làm ra sắc, không và thấy nghe; Ví như (ngườI dụI mắt thấy) mặt trăng thứ hai thì cái nào phảI mặt trăng, cái nào không phải mặt trăng? Nầy Văn Thù, chỉ có một mặt trăng thật, trong ấy không có phải mặt trăng hay không phải mặt trăng.
    Thế nên hiện nay ông xem cái thấy và trần cảnh, các thứ phát minh đều gọI là vọng tưỡng, KHÔNG THỂ Ở TRONG ẤY CHỈ RA NGHĨA |PHẢI| VÀ |CHẲNG PHẢI|.
    Tánh Giác sáng suốt nhiệm mầu ấy, hay khiến cho ông ra ngoài nghĩa “chỉ ra được hay chẳng chỉ ra được”.
    * Đoạn trích dẫn trên cho thấy: Khi cái CÓ ra đời thì mới có sự đối đãi với cái KHÔNG. Nhưng trước cái CÓ thì không thể bảo là KHÔNG. Nếu trước cái CÓ là cái KHÔNG thì làm sao CÓ. Đó chính là lý “Thái Cực sinh lưỡng nghi” =>Âm Dương trong Dịch vậy. Khi Thái Cực => Cái tuyệt đốI (|O|) chưa phân Âm Dương (Giây O trước Bigbang) thì không thể lấy cái CÓ /KHÔNG để phân biệt => “không thể ở trong ấy chỉ ra nghĩa phải và chẳng phải”. Đây chính là ý nghĩa “Mẹ tròn/ Con vuông” trong Minh Triết Lạc Việt => biểu tượng trong chiếc BÁNH CHƯNG BÁNH DẦY. Mẹ tròn => cái có trước nên gọi là MẸ => thuộc Dương khi phân Âm Dương => sinh CON vuông thuộc Âm cái có sau. Do đó; trong nguyên lý Âm Dương thì Âm phảI Đông và Dương phảI tịnh =>khác hẳn các quan niệm cố hữu từ hàng ngàn năm nay cho rằng Dương đông/ Âm tịnh. Thế giới/ vũ trụ chúng ta đang sống là cái có sau kể từ khới nguyên vũ trụ (Thái cực => cái có trước) => nó đang vận động => chính là một minh chứng cho Âm Động. Nếu từ nguyên lý Âm tịnh trong cổ thư chữ Hán thì thế giới không hình thành theo thuyết:”Thái Cực sinh lưỡng nghi”. Linh diệu thay! Đây chính là sự minh triết của chiếc Bánh Chưng Bánh Dầy với “Mẹ tròn con vuông” thuộc về nền văn minh Lạc Việt => Nguyên lý của một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà những nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước.

    MỤC IV :
    BÁC THUYẾT NHƠN DUYÊN, TỰ NHIÊN
    ĐỂ HIỂN BÀY NHẬN THẤY THẬT TƯỚNG CỦA TÁNH THẤY

    ĐOẠN I
    NGHI TÁNH GIÁC ĐỒNG VỚI TỰ NHIÊN NHƯ THẦN NGÃ
    Ông A Nan bạch Phật rằng : “Bạch Đức Thế Tôn, thật như Đấng Pháp Vương đã nói, tánh Giác duyên khắp mười phương cõi nước vắng lặng thường trụ, tánh Giác ấy chẳng sanh chẳng diệt.
    (Điều ấy) so với thuyết của Phạm Chí Ta Tỳ Ca La ngày xưa nói về Minh Đế, hay các thuyết ngoại đạo như Đầu hôi v.v… nói có chơn ngã đầy khắp cả mười phương, có gì sai khác ?
    Ở núi Lăng Già, Thế Tôn cũng từng vì ngài Đai Huệ v.v… giảng rộng nghĩa nầy: bọn ngoại đạo kia thường nói tự nhiên, còn tôi (Phật) nói nhân duyên chẳng phải cảnh giới của ngoại đạo kia.
    Nay con xét kỹ tánh giác này tự nhiên, chẳng sanh, chẳng diệt, xa lìa tất cả hư vong, điên đảo, in tuồng chẳng phải nhân duyên mà cùng với thuyết tự nhiên của ngoại đạo kia. Xin Thế Tôn chỉ dạy thế nào để chúng con khỏi rơi vào các tà kiến, được Tâm Tánh Chơn Thật Giác Ngộ trong sạch nhiệm mầu sáng suốt”.

    ĐOẠN II
    CHỈ RA CHẲNG PHẢI TỰ NHIÊN
    Phật bảo A Nan : “Nay tôi dùng phương tiện chỉ dạy như thế, chơn thật bảo ông mà ông còn chưa ngộ, là cho là tự nhiên. A Nan, nếu nhất định là tự nhiên, thì ông phải tự xét rõ cái thể tự nhiên.
    (A Nan) Ông hãy xét trong tánh thấy sáng suốt nhiệm mầu nầy, lấy cái gì làm tự thể, hay lấy tôi làm tự thể? Lấy hư không làm tự thể, hay lấy ngăn bít làm tự thể? A Nan, nếu lấy sáng làm tự thể thì đáng lẽ (khi tối đến) chẳng thấy tối. Nếu lại lấy hư không làm tự thể, thì đáng lẽ chẳng thấy ngăn bít. Như thế cho đến lấy các tướng tối v.v… làm tự thể, thì khi sáng Tánh thấy phải diệt mất, làm sao thấy sáng?”.
    * Khi Thái Cực (Tính Thấy/Tính nhận biết = Mẹ tròn = Bánh Dầy => Cái có trước) => Vì Tuyệt đối nên sinh cái tương đốI (So vớI nó) =>Vì chí tịnh nên Động. Tịnh /Đông phân biệt nên Thái Cực = tính thấy = Mẹ tròn/Cái tuyệt đốI/ cái có trước =>đốI đãi vớI cái tương đốI thành Âm/ Dương. Thái Cực vốn KHÔNG PHẢI KHÔNG/ KHÔNG PHẢI CÓ => KHÔNG ĐÔNG/TỊNH => trở thành Dương khi cái CÓ đốI đãi vớI nó => Động Âm ra đờI => Con vuông = bánh Chưng. Khi Đông/Tịnh = Âm Dương phân biệt tương tác/đốI đãi thành vũ trụ như hiện nay. BởI vậy; tất cả những cái gì chúng ta đã thấy hoặc sẽ thấy đều chỉ nằm trong thế giớI tự nhiên đốI đãi/tương đốI này. Do đó; nếu chúng ta lấy bất cứ một thực thể nào làm tự thể (Cái thấy/Tính thấy) => sẽ là sự phủ định cái đối đãi với nó.

    ĐOẠN III
    NGHI NHƠN DUYÊN.
    Ông A Nan thưa: “Tánh thấy nhiệm mầu này chắc chẳng phải là tự nhiên. Nay con xét thấy là nhân duyên sinh, nhưng tâm vẫn còn chưa rõ. Xin hỏi Đức Như Lai nghĩa ấy thế nào cho hợp với tánh nhân duyên?”

    ĐOẠN IV
    CHỈ RA TÁNH THẤY KHÔNG PHẢI NHÂN DUYÊN VÀ KẾT LUẬN TÁNH THẤY RỜI DANH TƯỚNG.
    Phật bảo: “Ông nói nhân duyên tôi lại hỏi ông: Nay ông nhơn thấy, Tánh thấy hiện tiền. Vậy cái thấy này nhơn nơi sáng mà có thấy, hay nhơn nơi tối mà có thấy, nhơn nơi hư không mà có thấy, hay nhơn nơi bít lấp mà có thấy? Này Anan, nếu nhơn nơi sáng mà có, thì đáng lẽ chẳng thấy được tối. Như nhơn nơi tối mà có, đáng lẽ chẳng thấy được sáng. Như thế cho đến nhơn nơi hư không, nhơn nơi ngăn bít cũng đồng như sáng và tối.
    Lại nữa Anan! Cái thấy này lại duyên nơi sáng mà có thấy, hay duyên nơi tối mà có thấy? Duyên nơi hư không mà có thấy, hay duyên nơi bít lấp mà có thấy? Anan! nếu duyên nơi hư không mà có, đáng lẽ chẳng thấy chỗ bít lấp. Nếu duyên chỗ bít lấp mà có, đáng lẽ chẳng thấy hư không. Như thế, cho đến duyên nơi sáng, duyên nơi tối cũng đồng như hư không và bít lấp. Phải biết tánh thấy nhiệm mầu sáng suốt này chẳng phải nhơn, chẳng phải duyên, cũng chẳng phải tự nhiên, chẳng phải chẳng tự nhiên, không có cái chẳng phải (phi) và chẳng chẳng phảI (bất phi, không có cái phảI (thị) và không phảI (phi thị), rời tất cả tướng, tức tất cả pháp (sự vật). Nay ông làm sao ở trong ấy lầm đem các danh tướng hý luận thế gian mà dùng tâm phân biệt được? Như lấy tay chụp bắt hư không chỉ thêm tự nhọc, hư không làm sao để cho ông nắm bắt!”.

    ĐOẠN V
    LẠI NGHI NHƠN DUYÊN
    Ông A Nan bạch Phật rằng : “Bạch Đức Thế Tôn, Tánh Giác nhiệm mầu này nhất định chẳng phải nhơn, chẳng phải duyên. Tại sao Đức Thế Tôn thường chỉ dạy các thầy Kỳ Kheo: Tánh thấy có đủ bốn thứ nhơn duyên, nghĩa là nhơn hư không, nhơn ánh sáng, nhơn tâm, nhơn mắt. Nghĩa ấy thế nào?

    ĐOẠN VI
    PHẬT LẠI BÁC NHÂN DUYÊN TỰ NHIÊN
    ĐỂ NÊU RA TÁNH THẤY RỜI CẢ BỐN TƯỚNG.
    Phật bảo: “A Nan! Tôi nói các tướng nhơn duyên trong thế gian, chứ chẳng phải nghĩa đệ nhất.
    A Nan! Nay tôi lại hỏi ông, các người trong thế gian nói “Tôi hay thấy”, thế nào gọi là thấy? Thế nào là chẳng thấy?”.
    A Nan thưa : “Bạch Đức Thế Tôn! Người trong thế gian nhơn có ánh sáng mặt trời, mặt trăng và đèn mà thấy các tướng; gọi là thấy. Nếu lại không có ba thứ ánh sáng này thì không thể thấy”.
    “Này A Nan! Nếu khi không có ánh sáng gọi là không thấy, thì đáng lẽ không thấy tối. Nếu thấy tối thì chỉ là không có ánh sáng, sao gọi là không thấy? A Nan, nếu khi tối vì không thấy sáng mà gọi là không thấy, vậy nay trong lúc sáng không thấy tướng tối, lại cũng phải gọi là không thấy. Như thế thì hai tướng sáng tối đều gọi là không thấy. Nếu hai tướng sáng tối tự lấn át nhau, thì tánh thấy của ông ở trong ấy không phải tạm không. Như thế, ắt biết cả hai đều gọi là thấy, tại sao nói là không thấy?
    - Thế nên! Anan! Nay ông phảI biết: Khi thấy cái sáng (thì) cái thấy không phảI là sáng; khi thấy tốI (thì)cái thấy không phảI là tốI; khi thấy hư không cái thấy không phảI hư không; khi thấy bít lấp cái thấy không phảI bít lấp.

    ĐOAN III
    THẬT TƯỚNG CỦA TÍNH THẤY
    Bốn nghĩa đó thành tựu; ông lại nên biết khi nhận thấy tánh thấy thì tánh thấy chẳng phải là cái thấy. Tánh thấy còn rời cái thấy và cái thấy còn không đến nơi cái thấy đươc.
    Đoạn kinh văn trên lờI dịch hơi trúc trắc thành khó hiểu. Có thể diễn đạt nội dung trên theo một lẽ khác như sau:
    Bốn nghĩa đó (Hư không; ánh sáng; tâm; mắt) kết hợp thì tạo nên sự nhận biết. Nhưng Tính Thấy không phảI sự nhận biết (= Cái Thấy). Từ sự nhận biết đến chứng ngộ được Tính Thấy còn là một khoảng cách lớn lao –(Người viết).
    Làm sao ông còn nói nhân duyên tự nhiên và tướng hoà hợp. Các ông là hàng Thanh Văn hẹp hòi không biết; chẳng thể nào thông đạt được tướng thanh tịnh. Nay tôi dạy bảo; ông phải khéo suy nghĩ; không nên trễ nải trên đường giác ngộ nhiệm màu.
    * Đoạn kinh văn này Đức Phât giảng rõ hơn những yếu tố tương thích tác hợp (Nhân Duyên) để dẫn tới sự nhân thức (Cái Thấy) và TÍNH THẤY.
    Nhân duyên để có sự nhận biết gồm: Phương tiện nhận biết => các giác quan và điều kiện nhận biết tương thích vớI phương tiện nhận biết mà Đức Phật biểu tượng bằng bốn tướng phổ biến trong cuộc sống của gần 3000 năm trước là: Hư không => để có sự phân biệt; ánh sáng => điều kiện nhận biết; tâm => khả năng tư duy và nhận thức; mắt (giác quan) => phương tiện nhận biết (Thời hiện đại phương tiện nhận biết còn là ĐTDĐ; Ti Vi; ông nhòm…). Tất cả những yếu tó này có thuộc tính vật chất và là đối tượng của tính nhận biết (Tính Thấy). Bởi vậy; Đức Phật khẳng định không phải tính thấy.
    Tính Thấy: Là một thực tại có tự tính từ vô thuỷ đến vô chung; không không gian không thờI gian; không phải CÓ; không phảI KHÔNG; là sự tính tuyệt đối|O| => Tất cả mọi sự vận động tương tác trong vũ trụ có thể tính đều là đối tượng của Tính Thấy và không phải Tính Thấy.
    Nếu có một người bay lên tận Cung Quảng Hàn; nghe thấy tiếng từ vạn dặm; nhìn thấu xuyên không gian thì có thể gọi là Thần; Nhưng không: Đấy chỉ là một phi công vũ trụ với phương tiện nhận biết khác ngườI mà thôi.
    Trong cổ học Đông phương; cụ thể là trong Kinh Dịch cũng nói đến hiện tượng khỏi nguyên của vũ trụ là Thái Cực. Hoặc trong Đạo Đức Kinh nói đến sự khởI nguyên của vũ trụ là Đạo. Tất cả chỉ là những danh từ khác nhau chỉ một thực tại mà Đức Thích Ca đã minh giảng => Tính Thấy. Đây chính là sự diễn đạt sự khởI nguyên của một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ.
    Vi diệu thay một hình tượng tuyệt vời của trí tuệ Lạc Việt trong “truyện cây Nêu”:
    Cây Nêu là một biểu tượng độc đáo của nền văn hiến Lạc Việt (Tất cả các nền văn hoá cận Lạc Việt về không/ thờI gian lịch sử đều không có Cây Nêu). Hình tượng cây nêu phủ áo cà sa của Đức Phật che bóng khắp thế gian => Hình ảnh của lòng nhân ái và trí tuệ
     
  20. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ

    Những tiêu chí của một lý thuyết thống nhất
    Nếu không có một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT thì sẽ không thể nào giải đáp được câu hỏi từ muôn kiếp: ”ĐỊNH MỆNH CÓ THẬT HAY KHÔNG?”. Đức Thích Ca đã chỉ ra rằng: Con ngườI sẽ thoát khỏi vòng luân hồi nhân quả nếu ngộ được “Vô thượng chánh đẳng giác”. Vòng luân hồi; nhân quả diễn đat theo ngôn ngữ hiện đại chính là những qui luật vận động và tương tác có thuộc tính vật chất trong vũ trụ. Đức Thích Ca đã chỉ rằng: “Không có định mệnh!”. Đây chính là lời kết luận cuối cùng cho câu hỏi: “Định mệnh có thật hay không?” và chưa phải là sự kết thúc cho đề tài này. Bởi vì; sự kết luận của Đức Thích Ca và sự phủ nhận định mệnh của thế nhân khác rất xa về khoảng cách trí huệ. Đức Thích Ca phủ nhận định mệnh vì ngài ngộ được cái tuyệt đối (Thoát khỏi luân hồi/nhân quả => qui luật vận đông/tương tác). Còn thế nhận phủ nhận định mệnh chỉ vì họ biết họ đang nghĩ gì và chẳng bao giờ tự hỏi rằng: tại sao con người lại biết được sự suy nghĩ của chính mình! Điều căn bản khác nhau nữa – giữa sự kết luận giống nhau này – chính là: Những lời minh giảng của Đức Thích Ca đã chỉ ra điều kiện cần và đủ là phải có trí huệ và tự chứng ngộ. Không có được sự chứng ngộ này thì con người vẫn đang sống trong thế giới của những qui luật tương tác và vận đông của vũ trụ => nguyên nhân hình thành khái niệm Định mệnh. Thế giới ấy trong nhận thức của con ngườI sẽ là:”Có hay không một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT?”. Nếu không tồn tại lý thuyết này trên thực tế thì sẽ không thể có những lời tiên tri và v/đề đặt ra: “Định mệnh có thật hay không” sẽ hoàn toàn vô nghĩa; hay diễn đạt theo ngôn ngữ của Đức Thích Ca =>”Chuyện lông rùa; sừng thỏ”. Có thể nói rằng: Cho đến những thập kỷ cuối của thế kỷ XX ý niệm về một lý thuyết thống nhất mới được đặt ra. Các nhà khoa học hiện đại đang mơ ước
    ”Tạo ra một lý thuyết thống nhất các định luật vũ trụ! Một siêu công thức bao trùm mọI định luật của thiên nhiên;hoàn toàn có thể giải thích được mọi sự kiện bao quanh con ngườI; từ những hạt vật chất cực nhỏ cho đến những thiên hà khổng lồ”.
    Nhưng liệu một lý thuyết như thế có tồn tại trên thực tế? (Còn việc tìm ra nó hay không lại là chuyện khác). Trong cuốn “Lược sử thờI gian”; phần: Lý thuyết thống nhất của vật lý học;S W. Hawking – nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế giới – đã viết như sau:
    “ Mặt khác có thực tồn tại một lý thuyết như thế hay không? (Lý thuyết thống nhất –Người viết) Hay chúng ta dang chỉ săn đuổI một ảo ảnh? Có thể có ba khả năng:
    1) Quả thực tồn tại một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh mà chúng ta một ngày nào đó sẽ phát minh ra nếu chúng ta có đủ tài năng.
    2) Không tồn tại một lý thuyết tối hâu của vũ trụ; chỉ tồn tại một chuỗi vô cùng các lý thuyết mô tả vũ trụ ngày càng chính xác.
    3) Không tồn tại một lý thuyết nào về vũ trụ; các sự cố không thể tiên đoán vượt quá một giới hạn nào đó; chúng xảy ra một cách ngẫu nhiên; tuỳ tiện.
    Với sự ra đời của cơ học lượng tử, chúng ta phải thừa nhận rằng các sự cố không thể được tiên đoán với độ chíng xác hoàn toàn mà luôn tồn tại một độ bất định. Nếu muốn, người ta có thể gán sự ngẩu nhiên đó cho sự can thiệp của Chúa, song đấy quả là một sự can thiệp kỳ lạ: không có một chứng cứ gì cho thấy can thiệp đó được định hướng đến bất kỳ một mục đích nào. Thực vậy, nếu có một mục đích, thì không còn là ngẫu nhiên nữa. Trong thời đại hiện nay, chúng ta đã loại bỏ hữu hiệu khả năng thứ ba bằng cách định nghĩa lại mục đích của khoa học: mục tiêu của khoa học là xây dựng một bộ định luật có khả năng cho phép chúng ta tiên đoán các sự cố chỉ trong giới hạn xác định bởi nguyên lý bất định.
    Khả năng thứ hai, khả năng tồn tại một chuỗi vô cùng những lý thuyết ngày càng tinh tế, rất phù hợp với kinh nghiệm của chúng ta. Nhiều lần chúng ta đã tăng độ nhạy các phép đo và thực hiện nhiều loại thí nghiệm mới chỉ với mục đích phát hiện những hiện tượng mới không tiên đoán được bởi lý thuyết hiện có và để mô tả những hiện tượng đó chúng ta phải phát triển một lý thuyết tiên tiến hơn. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên nếu thế hệ hiện tại các lý thuyết thống nhất phạm sai lầm khi khẳng định rằng không có điều gì căn bản mới xảy ra giữa năng lượng cỡ 100GeV của lý thuyết thống nhất yếu điện từ và năng lượng cả ngàn triệu triệu GeV của lý thuyết thống nhất lớn. Đáng lý chúng ta phải hy vọng tìm ra nhiều tầng cấu trúc mới cơ bản hơn quark và êlectrôn hiện nay được xem như là những hạt “cơ bản”.
    Song dường như hấp dẫn có thể cung cấp một giới hạn cho chuỗi các “hộp trong hộp” đó. Nếu ta có một hạt với năng lượng lớn hơn cái gọi là năng lượng Planck, mười triệu triệu triệu GeV (1 theo sau là 19 số không), thì khối lượng của nó có mật độ tập trung đến mức mà nó tự cô lập tách khỏi phần vũ trụ còn lại và biến thành một lỗ đen nhỏ. Như vậy dường như chuỗi các lý thuyết ngày càng tinh tế phải có một giới hạn khi chúng ta tiếp cận với những năng lượng ngày càng cao, và ắt phải có một lý thuyết tối hậu về vũ trụ. Lẽ dĩ nhiên, năng lượng Planck là một quãng đường dài kể từ những năng lượng cỡ nghìn GeV mà hiện nay là năng lượng lớn nhất chúng ta có khả năng tạo ra trong phòng thí nghiệm. Chúng ta chưa vượt qua được hố ngăn cách đó trong một tương lai gần nhờ những máy gia tốc! Nhưng những giai đoạn sơ sinh của vủ trụ đã từng chứng kiến những năng lượng như vậy. Tôi nghĩ rằng có nhiều xác suất may mắn là sự nghiên cứu những giai đoạn sớm của vũ trụ kết hợp với những đòi hỏi chặt chẽ của toán học sẽ dẫn chúng ta đến một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh trong giới hạn cuộc đời của nhiều người chúng ta.
    Nếu chúng ta thực sự tìm ra được một lý thuyết tối hậu về vũ trụ, thì điều đó có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn hoàn toàn rằng quả chúng ta đã tìm ra được một lý thuyết hoàn chỉnh. Song nếu lý thuyết chặt chẽ về mặt toán học và luôn đưa ra được những tiên đoán phù hợp với quan sát, thì chúng ta có thể tin một cách hợp lý rằng đó là một lý thuyết đúng đắn. Nó sẽ kết thúc một chương dài và vinh quang trong lịch sử đấu tranh trí tuệ của con ngườI để tìm hiểu vũ trụ. Đồng thời nó cũng cách mạng hóa sự hiểu biết các định luật vũ trụ của con người bình thường. Thời Newton một người có giáo dục rất có thể nắm được toàn bộ kiến thức của nhân loại, ít nhất là trong những nét cơ bản. Song sau đó nhịp độ phát triển của khoa học làm cho khả năng trên không còn nữa. Vì rằng các lý thuyết này luôn thay đổi để phù hợp với những quan sát mới, chúng không thể đơn giản hóa được để một người bình thường có thể hiểu thấu. Bạn phải là một chuyên gia, và dẫu là một chuyên gia bạn cũng chỉ hy vọng nắm bắt được một phần các lý thuyết khoa học. Ngoài ra, khoa học tiến nhanh tới mức mà những kiến thức thu nhận được ở học đường cũng luôn bất cập với thời đại. Chỉ một số ít người theo kịp được ranh giới tiên tiêu của kiến thức và số ngườI đó cũng phảI dùng toàn bộ số thờI gian để làm việc và chuyên sâu vào một lĩnh vực nhỏ. Số đông còn lại ít có khái niệm về những thành tựu tiên tiến của khoa học và những vấn đề lý thú nảy sinh từ đó. Bảy mươi năm về trước – nếu tin lời Eddington – thì chỉ có hai người hiểu được lý thuyết tương đối rộng. Ngày nay hàng vạn sinh viên đại học hiểu được lý thuyết đó và hàng triệu người ít nhất đã làm quen vớI lý thuyết tương đối rộng. Nếu một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh được phát minh, thì chỉ còn là vấn đề thời gian để cho lý thuyết đó được thấu triệt rồi đơn giản hóa và giảng dạy trong nhà trường ít nhất là những nét cơ bản. Và mọi người chúng ta sẽ đủ khả năng có được một kiến thức nhất định về những định luật trị vì vũ trụ và điều hành cuộc sống của chúng ta.
    Ngay nếu chúng ta tìm được một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh, điều đó cũng không có nghĩa rằng chúng ta có khả năng tiên đoán mọi sự cố nói chung, vì hai lẽ. Thứ nhất do giới hạn mà nguyên lý bất định của cơ học lượng tử áp đặt lên mọi quyền lực tiên đoán của chúng ta. Chúng ta không thể làm gì được để vượt giới hạn đó. Song trong thực tiễn giới hạn thứ nhất đó còn ít ràng buột hơn giới hạn sau đây. Vấn đề là ở chỗ chúng ta không thể giải được các phương trình của lý thuyết một cách tuyệt đối chính xác, trừ vài trường hợp rất đơn giản. (Chúng ta không thể giải chính xác ngay cả chuyển động ba vật trong lý thuyết hấp dẫn của Newton, và khó khăn sẽ tăng lên với số vật tham gia chuyển động và mức độ phức tạp của lý thuyết). Chúng ta đã biết nhiều định luật điều hành vật chất dưới mọi điều kiện cực đoan nhất. Nói riêng, chúng ta đã biết những định luật cơ bản điều khiển mọi đối tượng của hóa học và sinh học. Nhưng chắc chắn chúng ta không quy các đối tượng đó về thực trạng của những bài toán giải được; đến nay chúng ta đạt được quá ít tiến bộ trong việc tiên đoán cách xử sự của con ngườI từ những phương trình toán học!
    Đến đây; tôi xin phép được nhắt ngang đoạn trích dẫn sẽ còn tiếp tục. Ông SW. Hawking đã sai lầm => ít nhất khi viết rằng: ”…điều đó cũng không có nghĩa rằng chúng ta có khả năng tiên đoán mọi sự cố nói chung” và ”..đến nay chúng ta đạt được quá ít tiến bộ trong việc tiên đoán cách xử sự của con người từ những phương trình toán học!…”. Những phương pháp tiên tri của văn hoá cổ Đông phương vớI sự tồn tạI hàng ngàn năm, không những tiên tri những sự cố nói chung, mà còn cả nói riêng. Đã thế còn còn tiên đoán cả cách sử sụ của con ngườI từ những phương trình toán học / Nếu có thể coi những quẻ Dịch thuộc về những phương trình toán học. Nhưng đoạn trích dẫn tiếp theo đây rất đáng chú ý:

    ”Ví vậy ngay lúc chúng ta tìm ra được một bộ hoàn chỉnh các định luật cơ bản, cũng cần nhiều năm trong tương lai để thách đố trí tuệ con người tìm ra những phương pháp xấp xỉ hữu hiệu hơn để có thể đưa ra những tiên đoán có ích về những hệ quả khả dĩ trong những tình huống thực tiễn và phức tạp. Một lý thuyết thống nhất chặt chẽ và hoàn chỉnh, chỉ mới là bước đầu: mục tiêu của chúng ta là một sự hiểu biết hoàn chỉnh về mọi sự cố chung quanh và về bản thân sự tồn tại của chúng ta.”
    * Qua đoan này, các bạn cũng thấy: Nếu nhân loại có được “Lý thuyết thống nhất” thì mục đích tiếp theo của nó sẽ là: ” ..tìm ra những phương pháp xấp xỉ hữu hiệu hơn để có thể đưa ra những tiên đoán có ích về những hệ quả khả dĩ trong những tình huống thực tiễn và phức tạp..”. Hay nói một cách khác: Một lý thuyết thống nhất sẽ giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi v/d liên quan đến con người và có khả năng tiên tri =>Đây chính là điều kiện đang có của thuyết Âm Dương Ngũ hành.
     

Chia sẻ trang này