Định mệnh có thật hay không

Thảo luận trong 'Đoán Thiên cơ và Mệnh Tứ trụ - Theo Dụng thần Cải mệnh giúp tăng Ngũ phúc' bắt đầu bởi dcba, 7 Tháng ba 2007.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    Nhưng việc có hay không một lý thuyết thống nhất đã đưa đến câu hỏi: Liệu phương pháp của khoa học ngày nay có thể kiểm nghiệm được sự có hay không một một lý thuyết thống nhất? Làm sao để kiểm nghiệm một lý thuyết thống nhất bằng phương tiện khi chính phương tiện tự nó đã định giới hạn cho sự tương đối?
    Cần phải nói răng: Đúng là các phương pháp (Đúng hơn là những phương tiện) của khoa học hiện nay khó kiểm nghiệm được tính thực tiễn của một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT. Nhưng khi v/d đã được đặt ra thì nó đã có những tiêu chí của nó => và nó phảI được giải thích ít nhất mang tính lý thuyết một cách hợp lý.
    Bởi vậy nên mới có cái tựa đầu tiên là:
    Những tiêu chí của một lý thuyết thống nhất
    Từ lâu con người đã cố gắng giải thích vũ trụ và mọi v/d liên quan đến con người => tìm một lý thuyết thống nhất. Lý thuyết thống nhất xưa nhất của nhân loại có lẽ là lý thuyết cho rằng: Sự sáng tạo vũ trụ là do Thượng Đế và mọi vấn đề liên quan đến vũ trụ/xã hội và con người đều do Thượng Đế quyết định.Lý thuyết này đã ngự trị rất lâu trong lịch sử nhân loại và nó đã bị khoa học phản bác => Tuy nhiên, khoa học lại đang bế tắc khi giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ. Nhưng ở văn minh Đông phương đã tồn tại một lý thuyết khác giải thích vũ trụ => Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều cần làm sáng tỏ ở đây là: Thuyết Âm Dương& Ngũ hành đang ở trang thái huyền bí và đó có phải là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh không? Nó có đáp ứng được những tiêu chí khoa học của một lý thuyết thống nhất không? Bản chất nó là cái gì trong sự huyễn ảo của văn minh Đông phương thì chính là việc cần đề cập tới trong những phần tiếp theo.
    Như vậy; những tiêu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết khoa học và những điều kiện cần thiết của một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT sẽ là:
    Giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi sự vận động của những thiên hà đến những hạt vật chất cực nhỏ và những sự kiện bao quanh con người với khả năng tiên tri. Bây giờ; chúng ta xét đến thuyết Âm Dương Ngũ hành - với một giả thuyết sẽ được chứng minh sau – là:
    Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán ngay từ giai đoạn hình thành của nó.
    Với giả thuyết trên về thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chúng thoả mãn tất cả mọi yếu tố cần cho một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT đã đặt ra ở trên như sau:
    1) Giải thích sự hình thành vũ trụ => Thái Cực sinh lưỡng nghi – Thiên nhất sinh Thuỷ…v.v..
    2) Giải thích sự vận động của các thiên hà => Những chu kỳ của các hiệu ứng vũ trụ trong Thái Ất
    3) Giải thích sự vận động của các hạt vật chất nhỏ nhất => KHÍ - trạng thái tồn tại trên thực tế của vật chất trên siêu nhỏ => Đã được khoa học hiện đại thừa nhận gián tiếp khi phát hiện ra các đường Kinh Lạc – là đường vận động của Khí – có trong con người; miêu tả trong các sách y học Đông phương.
    4) Mọi hiện tượng liên quan đến con người => Các phương pháp bói toán cổ Đông phương có tính hệ thống; tính qui luật và tính khách quan (Là những yếu tố của tiêu chí khoa học hiện đại về sự thẩm định một phương pháp được coi là khoa học)
    5) Tính tiên tri => về điều này thì có lẽ tôi không cần phải chứng minh=>Khi những hiện tượng bói toán có cơ sở từ thuyết Âm Dương Ngũ hành đã tồn tại hàng ngàn năm nay.
    Như vậy; có thể khẳng định rằng: Hoàn toàn có cơ sở khi cho rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một lý thuyết thống nhất. Nhưng v/d là bản thân thuyết Âm Dương Ngũ hành lại mới chỉ được đặt giả thuyết về tính hoàn chỉnh và nhất quán của nó. Chỉ khi sự minh chứng này hoàn chỉnh thì v/d mới có thể tiếp tục. Nhưng ngay cả khi sự chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh thì v/d còn lại cũng không thể kiểm chứng được trên thực tế về sự tồn tại của trạng thái khởi nguyên của vũ trụ => mà chỉ có thể là sự lý giải hợp lý cho những hiện tượng và v/d liên quan. Đến đây một v/d được đặt ra:
    Có một lý thuyết thống nhất hay không đưa đến câu hỏi: Liệu phương pháp của khoa học ngày nay có thể kiểm nghiệm được sự có hay không một một lý thuyết thống nhất?Hay nói rõ hơn: Nếu có một lý thuyết thống nhất thì =>
    Làm sao để kiểm nghiệm một lý thuyết thống nhất bằng phương tiện khi chính phương tiện tự nó chỉ nằm trong giới hạn của sự tương đối?
    Câu trả lời sẽ là: Đúng là sẽ không thể có một phương tiện nào chứng minh được điều đó. Chúng ta giả thiết rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất thì =>Thái Cực là sự khởI nguyên của vũ trụ. Thái Cực sẽ có nội dung chính là TÍNH THẤY mà Đưc Thích Ca đã minh giảng =>Không thể có cái thấy này thấy được cái thấy kia => khi Tính thấy/Thái Cực là sự tuyệt đối => sẽ không có một phương tiện nào thấy được nó cả. Nhưng nếu thuyết Âm Dương Ngũ hành quả thực là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh trên thực tế đã tồn tại của nó – là điều sẽ phải chứng minh – thì chúng ta đã tiếp cận rất gần vớI một LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT. Vấn đề còn lại chỉ là sự phục hồi và so sánh với những lý thuyết khoa học hiện đại và chứng nghiệm qua những hệ quả của nó.

    Như vậy; bắt đầu từ một giả thuyết cho rằng:
    Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán trên thực tế đã tồn tại của học thuyết này. Sự thăng trầm của lịch sử đã khiến nó bị thất truyền và trở thành rời rạc huyền bí. Những phương pháp bói toán Đông phượng – có phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trên thực tế ứng dụng– chính là hệ quả trực tiếp tất yếu của học thuyết này. Tất cả đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử cổ đạI của nhân loại.
    Trên cơ sở giả thuyết đã nêu – xin được chứng minh sau – so sánh với những tiêu chí khoa học về một lý thuyết thống nhất thì chúng có sự trùng khớp hoàn toàn. Nhưng chúng ta cũng nhận thấy ngay sự rời rạc và không có sự liên hệ chặt chẽ trong nội dung của học thuyết này giữa các hiện tượng đã nêu. Cụ thể là: Từ sự khởi nguyên của vũ trụ (Thái Cực sinh lưỡng nghi; sinh tứ tượng & Thiên nhất sinh thuỷ…) =>cho đến các phương pháp trong Thái Ất rõ ràng là một khoảng cách rất lớn. Những phương pháp tiên tri như Tử Vi; Bói Dịch; Tứ trụ ..cứ như từ trên trời rơi xuống => người ứng dụng chỉ là thực hiện một phương pháp có sẵn và chẳng ai hiểu được chúng đã được lập ra bởi nguyên tắc nào từ nội dung của học thuyết này? Nhưng khả năng tiên tri trên thực tế hàng ngàn năm nay thì vượt xa tất cả mọi sự mơ ước của bất cứ một lý thuyết khoa học hiện đại nào. Khả năng tiên tri là một tiêu chí bắt buộc của một lý thuyết khoa học. Nó là hệ quả cuối cùng và chứng tỏ tính thuyết phục của một học thuyết khi đã hoàn chỉnh. Nếu khả năng tiên tri của những lý thuyết khoa học hiện đạI chỉ giới hạn trong những hiện tượng đơn điệu trong phạm vi của nó; thì khả năng tiên tri - là hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành - lại chứng tỏ tính siêu việt đến kỳ diệu => khi tiên tri một hiện tượng vốn là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố tương tác => Đó chính là hành vi của con người! Điều này đã chứng tỏ thuyết Âm Dương ngũ hành phải được hình thành/ phát triển & hoàn chỉnh trong một xã hội có một nền văn minh cao cấp ổn định và là một học thuyết chính thống được bảo trợ bằng quyền lực trong xã hội đó.
    Nhưng tại sao: Sự hoàn chỉnh và nhất quán của thuyết Âm Dương ngũ hành chỉ là một giả thuyết/ Khi mà chính chúng ta đang ứng dụng phương pháp luận của nó vớI tư cách là hệ quả một học thuyết nhất quán?
    Đây là câu hỏi; đồng thời cũng là một phần của câu trả lời: Điều mà chúng ta ứng dụng chỉ là phương pháp luận trong các phương pháp tiên tri => hệ quả cuốI cùng của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bản thân nội dung của thuyết này rất mơ hồ. Có thể nói rằng: Hầu hết những nhà nghiên cứu với cái nhìn từ nhiều phía đều cho rằng: Thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ hành là hai học thuyết xuất hiện độc lập =>hoặc là chúng hoà nhập vớI nhau ỏ giai đoạn đầu của thiên niên kỷ thứ I; hoặc là chúng là sự bổ sung cho nhau một cách khiên cưỡng. Bởi vậy; đây là vấn đề cần phải chứng minh về mặt lý thuyết. Thật là sự huyền bí khi hệ quả => khả năng tiên tri và những phương pháp của nó lại ra đời trước một học thuyết là cơ sở phương pháp luận của nó. Nếu cho rằng: Những phương pháp tiên tri đó là do trực giác tâm linh của các bậc kỳ nhân đạo sĩ tạo ra thì lại không cần đến sự ứng dung của một học thuyết (Như trường hợp của bà Vanga ở Bungary). Do đó; tính khoa học của học thuyết này chỉ được chứng tỏ nếu chúng ta phục chế được những nét căn bản hoàn chỉnh và hợp lý về học thuyết này. Điều này sẽ lại khiến chúng ta quay trở về quá khứ
    .
     
  2. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
    MỘT HỌC THUYẾT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH

    LỊCH SỬ THUYẾT ÂM DƯƠNG
    VÀ THUYẾT NGŨ HÀNH
    TRONG CỔ THƯ CHỮ HÁN


    Tất cả những sách liên quan đến các môn cổ học Đông phương dính dáng đến thuyết Âm Dương và Ngũ hành lưu truyền từ trước đến nay - mà con người hiện đại biết được - đều qua những bản văn chữ Hán. Bởi vậy, chúng ta phải bắt đầu xem lại từ những bản văn này.
    Tất cả những ai có tìm hiểu về Kinh Dịch và các phương pháp bói toán Đông phương đều biết rằng => Cổ thư chữ Hán ghi nhận:
    Căn nguyên của Bát quái do vua Phục Hy tìm ra khoảng 3500 trước CN là Hà Đồ . Hà đồ được nhắc tới từ rất sớm trong những cổ thư và được coi là vào thời Xuân thu Chiến quốc. Trong kinh Dịch sự tồn tại của Hà đồ được căn cứ vào câu "Hà xuất đồ Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi", nhưng đồ hình Hà đồ chỉ được công bố chính thức vào đời Tống. Điều kỳ lạ là lúc này - (Hơn 4000 năm sau khi Hà Đồ được coi là của vua Phục Hy phát hiện) - Ngũ hành tương sinh lại là nội dung chính của Hà Đồ? Đây là điều mà trong kinh văn của kinh Dịch từ hơn 2000 năm trước (Tính từ thời Chu) lại không hề có đoạn nào nhắc tới Ngũ hành. Lịch sử thuyết Âm dương & Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán là một vấn đề quan trọng; liên quan đến giả thuyết được trình bày. Bởi vậy, không thể không giới thiệu với các bạn lịch sử của thuyết Âm dương & Ngũ hành theo cổ thư chữ Hán và cái nhìn của các nhà nghiên cứu hiện đại về học thuyết này.

    NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ .
    CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH
    Khi nghiên cứu về thuyết Âm dương Ngũ hành, hầu hết các nhà lý học hiện đại đều cho rằng: Âm dương và Ngũ hành là hai học thuyết riêng biệt không liên quan với nhau được phát hiện ở hai thời kỳ khác nhau. Sở dĩ có hiện tượng này bởi những cổ thư chữ Hán chưa hề có một bản văn nào được coi là xuất hiện ở trước thời Tần Hán, thể hiện một cách hoàn chỉnh phương pháp ứng dụng của thuyết Âm dương Ngũ hành, mà chỉ là sự phát hiện rời rạc từng mảng của học thuyết đó, ngoại trừ cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn mà nội dung của nó ghi nhận có xuất xứ từ thời Hoàng Đế (khoảng 3000 năm trước CN).
    Quan niệm về lịch sử hình thành thuyết Âm dương & Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán cũng được các học giả nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, quan niệm phổ biến cho rằng: thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành là hai học thuyết riêng biệt, được chứng tỏ trong đoạn trích dẫn sau đây trong sách Chu Dịch Vũ trụ quan (Giáo sư Lê Văn Quán, Nxb Giáo dục Hà Nội 1995):
    "Ngũ hành là chỉ năm loại vật chất: mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. Theo hệ thống phân loại sắp xếp của vũ trụ quan truyền thống, thì đây là năm nguyên tố cơ bản cấu tạo thành muôn vật. Nhưng vận dụng quan niệm về Ngũ hành lại đặt chúng ở mối quan hệ giữa năm nguyên tố. Đó là mối quan hệ tương sinh tương thắng (khắc). Vì vậy, người xưa lấy mối quan hệ này làm cơ sở giải thích những hiện tượng biến đổi trong vũ trụ: tự nhiên, nhân sinh, xã hội, chính trị v.v
    Qua các tài liệu "Tả truyện", "Quốc ngữ", ở thời đại Xuân Thu, Ngũ hành chỉ năm loại vật chất không thể thiếu trong sinh hoạt. Tư tưởng Ngũ hành đầu tiên lưu hành ở hai nơi Yên, Tề miền biển phía đông Trung Quốc, thời đại nảy sinh sớm nhất không trước Trâu Diễn một thế kỷ, vào thế kỷ thứ V trước CN. Thời đại sinh thời của Trâu Diễn khoảng 350 đến 270 trước CN. Nếu ông ta không phải là người duy nhất khai sáng ra thuyết Ngũ hành, thì ít nhất cũng là người hệ thống hoá và cố định thêm những tư tưởng có liên quan đến loại này.
    Trong sách Thượng Thư, thiên Hồng Phạm cũng đề cập đến Ngũ hành, nhưng không thể ra đời sớm hơn thời đại Trâu Diễn. Sách "Thượng Thư, thiên Hồng Phạm" viết:
    "Ngũ hành: nhất viết hoả, nhị viết thuỷ, tam viết mộc, tứ viết kim, ngũ viết thổ. Thuỷ viết nhuận hạ, hoả viết viêm thượng, mộc viết khúc trực, kim viết tòng cách, thổ viên giá sắc. Nhuận hạ tắc hàm, viêm thượng tác khổ, khúc trực tác toan, tòng cách tác tân, giá sắc tác cam".
    (Ngũ hành: một là nước, hai là lửa, ba là gỗ, bốn là kim loại, năm là đất. (Nói về tính) nước thấm xuống dưới, lửa bốc lên trên, gỗ có cong có thẳng, đồ kim khí tuỳ tay người thợ mà đổi hình, đất để cấy lúa và gặt lúa. Nước thấm xuống dưới làm vị mặn; lửa bốc lên trên là vị đắng; gỗ cong hay thẳng là vị chua; đồ kim khí tuỳ tay người thợ đổi hình, vị cay; lúa cấy gặt vị ngọt".
    Quan niệm về Ngũ hành mà sách Hồng Phạm đề cập không thuần tuý dừng lại ở năm loại vất chất cơ bản. Nó đặc biệt chú ý đến mối quan hệ và các thuộc tính của Ngũ hành. Xuất phát từ quan điểm đó, người xưa phân chia Ngũ hành thành năm loại, đó là lý luận nguyên thủy về Ngũ hành. Ngay ở thiên "Hồng Phạm" cũng đã phản ánh thuộc tính có liên quan với Ngũ hành: "Thuỷ, nhuận hạ tác hàm; hoả, viêm thượng tác khổ; mộc, khúc trực tác toàn; kim, tòng cách tân; thổ, giá sắc tác cam".
    (Nước thấm xuống dưới, vị mặn; lửa bốc lên trên, vị đắng; gỗ cong hay thẳng, vị chua; đồ kim khí tuỳ tay người thợ đổi hình, vị cay; đất, lúa cấy gặt, vị ngọt)
    THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH DUNG HÒA
    Thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành phát triển đến thời Tần Hán đã có sự phân biệt khá rõ rệt: Thuyết Âm dương thiên về nguyên lý sinh thành vũ trụ. Thuyết Ngũ hành thiên về phân loại hiện tượng sự vật trong vũ trụ và hệ thống quan hệ giữa những thuộc tính. Hai cái đó hoà vào nhau và trở thành hệ thống giải thích hiện tượng sinh thành vũ trụ, cuối cùng hoàn thành từng bước ở đời Hán.
    Thuyết Âm dương Ngũ hành ở thời lưỡng Hán kế thừa tư tưởng thời Tiên Tần, dung hoà và phát triển rộng tạo thành hệ thống giải thích vũ trụ hoàn chỉnh. Các trước tác viết về tư tưởng này có rất nhiều, lưu lại đến ngày nay tương đối đầy đủ và có giá trị, như: Lễ Ký, Hoài Nam Tử, Xuân Thu phồn lộ .v..v.."

    Qua đoạn trích dẫn trên, xin các bạn lưu ý: thiên Hồng phạm trong sách Thượng thư được giáo sư Lê Văn Quán nhắc tới ở trên, chính là nói đến Hồng phạm cửu trù mà Khổng An Quốc nói tới. Xin độc giả tiếp tục xem đoạn trích dẫn dưới đây từ trong sách Đại cương triết học sử Trung Quốc (Phùng Hữu Lan - Nhà nghiên cứu triết học /lịch sử hiện đại nổi tiếng của Trung Quốc - Nxb Thanh Niên 1999, người dịch Nguyễn Văn Dương):

    "Tại Trung quốc xưa có hai luồng tư tưởng đã cố giải thích cấu tạo và nguồn gốc vũ trụ. Một luồng tư tưởng dựa trên những trứ tác của Âm dương gia, và luồng tư tưởng kia dựa trên vài phần trong "Dịch truyện" do các nhà nho khuyết danh đưa phụ vào bản kinh Dịch nguyên thủy. Hình như hai luồng tư tưởng ấy đã tiến triển độc lập, không liên quan với nhau. Trong thiên "Hồng phạm" và thiên "Nguyệt lệnh" mà ta sẽ xét, Ngũ hành được đề cập mà thấy không nói tới Âm dương; trong "Dịch truyện",trái lại,chỉ thấy nói tới Âm dương mà không nói tới Ngũ hành. Nhưng về sau, hai luồng tư tưởng ấy hợp làm một. Sự hợp nhất ấy đã thấy vào thời Tư Mã Đàm (chết năm 110 tr.C.N.), khiến cho ông đã gom lại trong bộ Sử ký, dưới tên Âm dương gia.

    ÂM DƯƠNG GIA VÀ VŨ TRỤ LUẬN
    NGUYÊN THỦY TẠI TRUNG QUỐC
    Trong chương III sách này, tôi có nói rằng Âm dương gia vốn gốc ở những nhà thuật số. Những thuật số gia này ngày xưa được biết đến dưới tên "phương sĩ". Trong phần "Nghệ văn chí" (quyển 30) của sách Tiền Hán thư, được lập theo bộ Thất lược của Lưu Hâm, những ngành thuật số ấy được gom vào 6 loại.

    SÁU NGÀNH THUẬT SỐ
    Ngành thứ nhất là thiên văn. "Thiên văn, theo "Hán thư nghệ văn chí", là sắp thứ tự hai mươi tám sao, ghi chép sự vận chuyển của năm hành tinh, của mặt trời mặt trăng để ghi những biến tượng lành dữ."
    Ngành thứ hai là lịch phổ. "Lịch phổ, theo thiên ấy, là xếp đặt vị trí bốn mùa, chia đúng các tiết, hiểu giờ của mặt trời mặt trăng của năm hành tinh, để khảo sát lạnh nóng, sống chết... Nhờ luật này. Điều lo về tai ách, điều vui vẻ tốt lành đều biết được rõ rang."
    Ngành thứ ba là về Ngũ hành. "Phép đó, theo "Nghệ văn chí", cũng bắt đầu từ sự vận chuyển của ngũ đức (năm nguyên tố), suy cho cùng cực thì không có gì là không thấu."
    Ngành thứ tư là bói bằng cỏ thi, và bằng mai rùa, xương bò. Đó là những phép bói chính ở Trung Quốc xưa. Về cách bói sau, thì những thầy bói đục lỗ ở trong vỏ rùa hay trong miếng xương phẳng, rồi đem hơ vào lửa nóng, trên chiếc đũa bằng kim loại, để làm thành những đường nứt phát ra chung quanh lỗ. Thầy bói giải thích những đường nứt ấy theo hình trạng chúng, để trả lời câu hỏi nêu ra. Theo phép thứ nhất, thì thầy bói trộn các nhánh cỏ thi làm thành những tổ hợp về số để có thể giải thích theo Kinh Dịch. Mục đích chính của phần kinh nguyên thủy của sách này là để giải thích như vừa nói.
    Ngành thứ năm là ngành tạp chiêm và ngành thứ sáu là hình pháp. Ngành sau này gồm ngành xem tướng và ngành mà về sau người ta gọi là "phong thuỷ". Phong thuỷ được căn cứ vào khái niệm con người là sản vật của vũ trụ. Do đó, nhà cửa hay mồ mả phải được bài trí theo cách nào cho hợp với những lực thiên nhiên, nghĩa là với "gió nước".

    NGŨ HÀNH THEO THIÊN HỒNG PHẠM
    Từ ngữ "Ngũ hành" thường được dịch là: năm yếu tố. Nhưng ta không nên coi chúng là những yếu tố tĩnh, mà nên coi là năm thế lực động có ảnh hưởng trên nhau. Từ "hành", hoạt động"; cho nên từ ngữ Ngũ hành theo nghĩa đen, có nghĩa là năm hoạt động hay năm tác nhân. Người ta cũng gọi là "ngũ đức", có nghĩa là năm thế lực.
    Từ ngữ Ngũ hành đã có trong một bản văn theo truyền thuyết được viết vào thế kỷ thứ XX tr.C.N (xem kinh Thư phần III, quyển II, thiên I, 3.) Ta không thể chứng minh sự chân thực của bản văn ấy, nhưng dầu có thật, ta cũng không thể chắc chắn rằng từ ngữ Ngũ hành trong ấy có cùng nghĩa với trong các bản văn khác, mà thời đại được định rõ hơn. Sự đề cập đầu tiên thật chính xác về Ngũ hành được thấy trong đoạn khác của kinh Thư (phần V, quyển IV), dưới tên "Hồng phạm", nghĩa là "khuôn lớn". Truyền thuyết cho biết rằng thiên "Hồng phạm" thuật lại lời Cơ tử cáo với vua Vũ nhà Chu; Cơ tử là một vương hầu nhà Thương bị vua Vũ lật đổ vào cuối thế kỷ thứ XII tr. C.N. Trong bài cáo, Cơ tử cho những ý của mình là của vua Vũ, người sáng lập nhà Hạ, theo truyền thuyết sống vào thế kỷ thứ XXII tr.C.N. Chúng tôi nêu truyền thuyết này là coi như ví dụ về thể thức theo đó tác giả Kinh Thư đã thử mang lại sự trọng yếu của thuyết Ngũ hành. Về thời đại thật của thiên "Hồng phạm", thì khoa học hiện đại có ý đặt vào thế kỷ thứ IV hay III.
    Trong thiên "Hồng phạm", ta thấy bản "Cửu trù", "Thứ nhất trong Cửu trù là Ngũ hành. Thứ nhất trong Ngũ hành là thuỷ, nhì là hỏa; ba là mộc; tư là kim; năm là thổ. (Tính) thuỷ là ướt và xuống; hỏa là cháy và lên; mộc là cong và thẳng; kim là theo và đổi; thổ là để gieo mạ làm mùaナ.
    Trong thiên "Hồng phạm, ta thấy ý niệm Ngũ hành còn ở trong giai đoạn chưa hoàn thành. Tác giả đang còn tư tưởng bằng từ ngữ vật thể có thật như nước, lửa...v.v, thay vì tư tưởng bằng từ ngữ những lực trừu tượng mang các tên ấy như Ngũ hành được quan niệm về sau. Tác giả cũng cho ta biết rằng nhân gian và tạo vật có liên hệ với nhau; cách cai trị sai lầm của ông vua sẽ tạo ra những hiện tượng bất thường trong trời đất. Lý thuyết này được triển khai đầy đủ về sau bởi Âm dương gia: người ta gọi là thuyết "thiên nhân tương dữ".
    Hai lý thuyết được đưa ra để giải thích lý do của sự hỗ tương ảnh hưởng nói trên. Thuyết thứ nhất thuộc về mục đích luận. Theo thuyết này, thì cách cư xử sai lầm của ông vua làm cho Trời nổi giận. Sự giận của Trời gây ra những hiện tượng bất thường trong tự nhiên, tức là Trời báo trước cho vua biết. Thuyết thứ hai thuộc về thuyết cơ giới. Theo thuyết này, thì cách cư xử sai lầm của vua sẽ tự nhiên gây rối loạn trong trời đất và do đó những hiện tượng bất thường cũng xảy ra một cách máy móc. Toàn thể vũ trụ là một cơ giới. Khi một phần cơ giới ra khỏi trật tự, thì những phần khác cũng bị tổn thương. Thuyết này biểu thị cho tinh thần khoa học của Âm dương gia, còn thuyết thứ nhất phản ánh những nguồn gốc huyền bí.

    NGUYỆT LỆNH
    Sau thiên " Hồng phạm", tài liệu trọng yếu nhất của Âm dương gia là thiên "nguyệt lệnh". Thiên này trước hết được thấy chép trong sách Lã thị xuân thu, tác phẩm vào cuối thế kỷ thứ III tr.C.N. Về sau, thiên ấy được đưa vào sách Lễ ký. "Nguyệt lệnh" có tên ấy, vì vốn là quyển sách lịch nhỏ trình bày cho vua và mọi người nói chung, những bổn phận phải làm hàng tháng, để hợp với thời trời. Cách cấu tạo vũ trụ trong thiên này được diễn tả bằng từ ngữ của Âm dương gia. Cách cấu tạo này có tính chất vũ trụ, nghĩa là liên quan tới thời gian và không gian. Người Trung quốc xưa ở về bắc bán cầu, tất phải coi phương nam là phương của sức nóng và phương Bắc là phương của khí lạnh. Vì lý do ấy, Âm dương gia đưa ra sự tương quan giữa bốn mùa và bốn phương. Mùa hè có tương quan với phương nam; mùa đông, phương bắc; mùa xuân, phương đông; mùa thu phương Tây, vì mặt trời ở phương Tây. Phái này cũng coi sự thay đổi của ngày đêm như biểu thị sự thay đổi của bốn mùa trong năm, vào một tỉ lệ nhỏ. Cho nên buổi sáng là tượng trưng cho mùa xuân; buổi trưa mùa hè; buổi chiều mùa thu; buổi tối mùa đông.
    Phương Nam và mùa hè thì nóng, vì phương Nam là phương và mùa hè là lúc mà hành hoả mạnh hơn cả. Phương Bắc và mùa đông thì lạnh, vì phương Bắc là phương và mùa đông là lúc mà hành thuỷ mạnh hơn cả; nước lại liên quan tới nước đá và tuyết là vật lạnh. Cũng vậy, mộc là hành mạnh ở phương Đông và mùa xuân, bởi vì mùa xuân là mùa mà cỏ bắt đầu mọc, và vì phương Đông có liên quan tới mùa xuân. Hành kim mạnh ở phương Tây và mùa thu, bởi vì kim khí được coi là cứng và thô, vì mùa thu là gió, cây cỏ hết mùa, và vì phương Tây có liên quan tới mùa thu. Như vậy, bốn trong năm hành đã được cắt nghĩa. Chỉ còn hành thổ là chưa có vị trí mùa. Nhưng theo thiên "Nguyệt lệnh", thổ là hành chính của Ngũ hành, vì vậy nó được vị trí trung ương của bốn mùa. Lúc mà thổ mạnh là vào một khoảng ngắn giữa mùa hè và mùa thu.
    Do lý thuyết vũ trụ ấy, Âm dương gia đã cố giải thích những hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ vừa thời gian vừa không gian, và còn chủ trương rằng những hiện tượng ấy còn liên quan tới tâm tính con người. Vì vậy, như đã nói ở trên, thiên "nguyệt lệnh" đưa ra những điều qui định mà ông vua phải theo từng tháng, do đó mà có tên "Nguyệt lệnh".
    Vì vậy, người ta nói: "Tháng giêng mùa xuân, gió xuân thổi tan hơi lạnh. Sinh vật nằm im trong mùa đông bắt đầu vùng dậy... Đó là mùa khí trời toả xuống, khí đất dâng lên. Trời đất hoà hợp nhau, cây cỏ đâm chồi nảy lộc." (Lễ ký, thiên 4)
    Bởi vì cách cư xử của người phải hoà hợp với đạo trời trong tháng đó, cho nên "(vua) sai công khanh đại phu ban bố đạo đức, điều hoà mệnh lệnh để làm điều vui, thi ơn cho triều dân... Cấm chặt cây, không được lật tổ... Trong tháng đó, không thể dấy binh; dấy binh ắt bị hoạ Trời. Không dấy binh nghĩa là ta không khởi sự trước."
    Nếu, trong một tháng, ông vua không làm theo khuôn phép tháng đó, mà lại theo quy tắc cư xử hợp cho tháng khác, thì những hiện tượng bất thường ngoài tự nhiên sẽ xảy ra. "Tháng mạnh xuân mà thi hành mệnh lệnh mùa hè, thì mưa không hợp thời, cây cỏ khô héo, quốc gia luôn có điều sợ. Nếu thi hành lệnh mùa thu, thì dân có bệnh dịch lớn. Gió dữ mưa mạnh sẽ tới... Nếu thi hành lệnh mùa đông, thì nước lụt sẽ làm hại, tuyết sương rơi nhiều."

    TRÂU DIỄN
    Trâu Diễn là một nhân vật trọng yếu của Âm dương gia vào thế kỷ thứ III tr.C.N. Theo bộ Sử ký của Tư Mã Thiên, thì Trâu Diễn là người nước Tề, ở vùng giữa tỉnh Sơn Đông bây giờ. "Viết sách trên mười vạn lời." Thảy đều thất tán. Nhưng trong bộ Sử ký, Tư Mã Thiên thuật lại khá kỹ lý thuyết của Trâu Diễn.
    Theo sách ấy (quyển 74), thì phương pháp của Trâu Diễn là "trước hết thì nghiệm các vật nhỏ mà suy rộng ra cho tới vô hạn". Hình như chủ điểm của ông là địa lý và sử ký.
    Về địa lý, Tư mã Thiên viết: "Trước hết sắp đặt danh sơn của Trung quốc, sông lớn, thung lũng liền nhau; cầm thú, sản vật của sông bãi, món quý của vật loại; từ đó mà suy ra cho đến hải ngoại, ít người thấy được... Bảo rằng nho giả gọi là Trung quốc thì chiếm một phần trong tám mươi một phần của thiên hạ. Gọi Trung quốc là Xích huyện Thần châu... Ngoài Trung quốc, như Xích huyện Thần châu thì có chín châu... Mỗi châu có biển hẹp bao bọc bên ngoài, nhân dân cầm thú không thể qua lại với nhau. Những châu ấy họp lại thành khu. Quanh chín châu, có biển lớn bọc ngoài, tức là nơi trời đất giáp nhau."
    Về quan niệm của Trâu Diễn đối với sử ký, Tư mã Thiên viết: "Trước hết kể việc nay trở lên tới Hoàng Đế, học giả ai cũng thuật. Cùng theo thịnh suy của đời, mà chép điềm tốt xấu, chế độ, suy xa hơn, cho tới khi trời đất chưa sinh, tới chỗ tối tăm mờ mịt chưa có thể khảo tới gốc được... Cho đến khi trời đất phân, thì nói sự vận chuyển biến hoá của Ngũ hành, (những lề lối khác nhau của) chính trị, mọi điềm ứng với mỗi hành."
     
  3. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    Đoạn trích dẫn tiếp theo đây, bạn đọc tham khảo về nguồn gốc của thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành qua tài liệu và nhận xét của ông Thiệu Vĩ Hoa trong cuốn “Dự đoán theo Tứ trụ” :

    1) Khởi nguồn của học thuyết Âm dương:
    Sự ra đời của học thuyết Âm dương, từ đời Hạ xa xưa đã hình thành. Điều đó có thể được chứng thực bằng sự xuất hiện hào Dương, hào Âm trong Bát quái của Kinh Dịch. Hào Âm - và hào Dương - trong Bát quái xuất hiện trong sách cổ "Liên sơn" của đời nhà Hạ Trung Quốc, cho nên trong "Sơn hải kinh" có câu: "Phục Hy được Hà đồ, người Hạ nhân đó nói là "Liên sơn"; Hoàng đế được Hà đồ nên người Chu gọi là "Chu dịch". Tức là nói ở đời Hạ đã có quyển sách về Bát quái liên sơn này, còn Bát quái lại do hai hào cơ bản nhất: Âm và dương cấu thành. Cho nên học thuyết Âm dương bắt nguồn từ nhà Hạ là điều tin được.
    Nhân đây muốn nói thêm rằng: giới học thuật ngày nay đối với mối quan hệ của học thuyết Âm dương, Ngũ hành và Bát quái, cũng như sự khởi nguồn và quá trình sự diễn biến của nó, vẫn có những kiến giải khác nhau. Nhà sử học Bàng Phác trong bài "Nghiên cứu về nguồn gốc Âm dương Ngũ hành" (đăng ở mục "bàn về lịch sử văn hoá cổ đại Trung Quốc", do tạp chí Đại học Bắc kinh xuất bản năm 1986) có nêu: Nguồn gốc của quan niệm Ngũ hành là ở quy bốc của dân tộc Khương, nguồn gốc quan niệm Âm dương là mai bốc là của dân tộc Ngô Việt ở phương nam (tức ở trong "Sở từ" gọi là "Diên bạc"). Bát quái thì bắt nguồn ở Phệ chiêm của dân tộc Chu, tức là trong sách cổ có ghi là lục nhâm mà về sau phát triển thành sáu hào). Do đó ngài Bàng Phác đã căn cứ vào tích Thù Ty Mã ở trong sách cổ mà suy đoán, cho rằng các dân tộc ở phương Bắc và phương Nam thời kỳ cổ đại của Trung Quốc (chủ yếu là nhà Thương, nhà Chu và Việt Sở) do sự thâm nhập văn hoá mà thành, đến thời Chiến quốc do các nhà nho như Khổng tử, Trâu Diễn đã hoà trộn ba nền văn hoá lớn lại với nhau. Đến đời Đổng Trọng Thư nhà Hán mới tập hợp thành học thuyết Âm dương Ngũ hành và cùng với thuật số Bát quái của Chu dịch kết hợp thành học thuyết âm dương Ngũ hành và thành một công trình vĩ đại. Các bài viết của ngài Bàng Phác cách chứng minh chặt chẽ, có giá trị là tác phẩm diễn giải độc đáo. Nhưng giới khảo cổ ngày nay và giới sử học đối với văn hoá cổ đại của đời nhà Hạ, với Liên sơn, Quy tàng vẫn chưa có ý kiến nhất trí trong kết quả nghiên cứu của mình. Các tài liệu và chứng vật cũng không đầy đủ, do đó ở quyển sách này cũng chỉ có thể dựa theo cách nói truyền thống để xác định khởi nguồn của thuyết Âm dương vào thời kỳ nhà Hạ. Nếu sau này phát hiện được những chứng cứ mới đủ để bác bỏ cách nói truyền thống này, cho rằng khởi nguồn của học thuyết Âm dương ở thời đại về sau hơn thì chúng tôi cũng sẽ tuân theo chân lý mà không sửa đổi những luận điểm trong sách này"

    Đoạn trích dẫn dưới đây trong sách Chu Dịch với dự đoán học (sách đã dẫn, trang 94). Bạn đọc tham khảo những ý kiến khác nhau về xuất xứ của thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành.

    KHỞI NGUỒN CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
    Sự ra đời của học thuyết Ngũ hành, trong giới học thuật vẫn còn là một vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Ba loại ý kiến rất đối lập nhau như sau:
    Giới Dịch học cho rằng sự ra đời của học thuyết Ngũ hành rất có khả năng đồng thời với học thuyết Âm dương. Nhưng giới sử học lại cho rằng người đầu tiên sáng lập ra học thuyết Ngũ hành là Mạnh tử. Trong cuốn "Trung Quốc thông sử giản biên" của Phạm Văn Lan đã nói: "Mạnh tử là người đầu tiên sáng lập ra học thuyết Ngũ hành, Mạnh tử nói năm trăm năm tất có vương giả hưng, từ Nghiêu Thuấn đến Vu Thang là hơn năm trăm năm... Từ Văn Vương đến Khổng tử lại hơn năm trăm năm... Hầu như đã có cách nói tính toán về Ngũ hành. Sau Mạnh tử một ít, Trâu Diễn đã mở rộng thuyết Ngũ hành trở thành nhà Âm dương Ngũ hành". Nói học thuyết Ngũ hành do Mạnh tử phát minh là không có chứng cứ xác thực. Điều này chính Phạm Văn Lan đã tự phủ định mình. Trong cùng một chương của cuốn sách trên ông đã nói: "Mặc (*) tử không tin Ngũ hành, bác bỏ thuật chiêm bốc dùng ngũ sắc thanh long để định cát hung, điều đó đủ thấy thời Đông Chu thuyết Ngũ hành đã thông dụng rồi, đến Trâu Diễn đặc biệt phát huy". Mạnh tử là người nuớc Lỗ thời Chiến Quốc mà thòi Đông Chu đã có Ngũ hành rồi, rõ ràng không phải là Mạnh tử phát minh ra Ngũ hành. Có những sách sử nói, học thuyết Âm dương Ngũ hành là Đổng Trọng Thư đời Hán sáng lập ra, điều đó càng không đúng.
    Giới triết học như Vu Bạch Huệ, Vương Dung thì cho rằng: "Bản văn công khai của Ngũ hành có thể thấy trong sách "Thượng thư" của Hồng Phạm (tương truyền văn tự những năm đầu thời Tây Chu, theo những khảo chứng của người cận đại có thể là thời chiến quốc). Ngũ hành, một thuỷ, hai hoả, ba mộc, bốn kim, năm thổ; thuỷ nhuận dưới, hoả nóng trên, mộc cong thẳng, kim là cắt đứt, thổ là nông gia trồng trọt" (xem "Ảnh hưởng của học thuyết Âm dương Ngũ hành với khoa học truyền thống Trung Quốc"). Qua đó có thấy vấn đề nguồn gốc học thuyết Ngũ hành vẫn là điều chưa sáng tỏ.

    Qua những đoạn trích dẫn ở trên, chắc các bạn cũng nhận thấy những hiện tượng sau đây:
    1) Ngay những nhà nghiên cứu Trung Hoa có tên tuổi và hầu hết nhưng nhà nghiên cứu trên thế giới ở các ngành học thuật khác nhau =>lịch sử; văn hoá; xã hội; thậm chí ngay trong thuật chiêm bốc cũng cho rằng: Âm Dương và Ngũ hành là hai học thuyết riêng biệt.
    2) Giữa thời điểm xuất xứ được ghi nhận trong cổ thư chữ Hán với nhận xét của các nhà nghiên cứu có khoảng chênh lệch đáng kể. Khoảng chênh lệch này không phải vài chục, vài trăm năm, mà là vài thiên niên kỷ?
    3) Một hiện tượng cần ghi nhận liên quan đến học thuyết Âm dương & Ngũ hành, nhưng ít được các nhà nghiên cứu nhắc tới giữa thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ hành. Đó là cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn”. Sự tương quan về nội dung bản văn, không - thời gian lịch sử của cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” với giả thuyết được trình bày với quí vị ở trên có môt vị trí quan trọng. Bởi vậy, phần tiếp theo đây xin được trình bày với bạn đọc nội dung cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” và những vấn đề liên quan.
     
  4. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN
    VÀ LỊCH SỬ THUYẾT ÂM DƯƠNG & NGŨ HÀNH

    Về cổ thư liên quan đến thuyết Âm dương và Ngũ hành còn được nói tới trong một cuốn sách Đông y nổi tiếng, đó là cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn. Nội dung cuốn sách này diễn tả những cuộc đối thoại giữa Hoàng Đế (*) với Kỳ Bá - là đại thần của ngài - cho thấy một sự ứng dụng thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành vào việc phòng bệnh, chữa bệnh ở thời thượng cổ. Về giá trị của cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn được những nhà nghiên cứu Trung Hoa ca ngợi như sau:

    "Trên thực tế, Hoàng Đế Nội Kinh trong lịch sử Trung Quốc đối với văn hóa Hán Học có ảnh hưởng sâu sắc không thể mất đi, nó cấu thành một truyền thống văn hóa Trung Hoa. Nếu như truyền thống văn hóa thiếu khuyết phần này, chúng ta không thể tưởng tượng tình cảnh của nó vô lý đến mức nào.Thậm chí ở Trung Quốc cổ đại, người ta còn đem Hoàng Đế Nội Kinh với Đạo Đức kinh của Lão tử, Nam Hoa kinh của Trang tử, Chu Dịch ra so sánh với nhau, mọi người không chỉ xem nó là một cuốn sách y học bình thường.Người xưa xem Hoàng Đế Nội Kinh là: "Thượng cùng ở Trời, hạ cực ở Đất, xa xét vạn vật, gần nắm bản thân, biến đổi khó lường". Cơ hồ như mọi việc trời đất không gì là không bao lấy".
    Trong cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” hoàn toàn sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương - Ngũ hành. Điều này được chứng tỏ qua đoạn sau đây trong phần Lục Nguyên chính kỷ đại luận:
    "Trước lập năm ấy, lấy tỏ khí ấy,số của vận hành của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ hóa của lạnh, nóng, khô, ẩm, gió, hỏa đến ngự, thì đạo trời có thể thấy, dân khí có thể điều, Âm Dương co duỗi, gần mà không cảm, có thể đếm số ấy."
    Bạn đọc có thể tìm thấy dấu ấn của thuyết Âm dương và Ngũ hành và phương pháp luận của nó trong khắp cuốn sách, tự thân nội dung của nó đã chứng tỏ thuyết Âm dương - Ngũ hành đã được ứng dụng từ thời Hoàng đế (khoảng 3000 năm trước CN). Nhưng những nhà nghiên cứu hiện đại lại cho rằng cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn ra đời vào thời Xuân thu Chiến quốc (?!). Đoạn sau đây được trích trong cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh với suy đoán vận khí “(sách đã dẫn).

    "Hoàng Đế Nội Kinh được viết thành sách vào khoảng thời kỳ Xuân thu Chiến quốc, nên trong sách tư tưởng chỉ là chủ nghĩa duy vật cổ đại, xuất phát từ quan niệm chỉnh thể và tổng kết của người xưa qua kinh nghiệm phong phú đấu tranh với bệnh tật, xây dựng nên cơ sở lý luận của y học Trung Quốc".

    Như vậy, qua các đoạn trích dẫn trên bạn đọc cũng nhận thấy rằng: nội dung của cuốn “Hoàng đế nội kinh tố vấn” là sự ứng dụng của thuyết Âm dương - Ngũ hành đã có từ thời Hoàng đế; tức là trước thời vua Đại Vũ phát hiện ra Lạc thư trên lưng rùa ghi dấu ấn của Ngũ hành hơn 1000 năm. Các nhà nghiên cứu đã đặt thời điểm xuất hiện của cuốn sách này vào thời Xuân thu Chiến quốc, tức là sau đó hơn 2000 năm so với thời điểm nội dung của nó (?). Và v/d cũng không dừng lại ở đây.

    HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN
    HÀ ĐỒ & NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

    Tính bất hợp lý về thời điểm xuất hiện cuốn Hoàng Đế Nội Kinh
    Như trong phần trên đã trình bày: thời điểm xuất hiện của cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” khó có thể đặt vào một giai đoạn nào trong lịch sử văn minh Hoa Hạ, để có sự tương quan hợp lý với những vấn đề của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nội dung của cuốn sách này thể hiện phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong Đông y với điều kỳ lạ là trong đó có dấu ấn của Hà đồ. Ý nghĩa trực tiếp trong nội dung của nó xác định thời điểm xuất hiện thuộc về thời Hoàng Đế. Nhưng những nhà nghiên cứu đã đặt vào giai đoạn lịch sử thời Xuân Thu Chiến quốc (đã trích dẫn ở phần trên).
    Qua những đoạn trích dẫn ở trên; chúng ta có thể tìm thấy sự ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương - Ngũ hành trong toàn bộ cuốn sách nói trên (kể cả sự ứng dụng Âm dương lịch, mà ở đó đã có sự phối hợp can chi). Như vậy, thuyết Âm dương - Ngũ hành đã hoàn chỉnh, nhất quán và được ứng dụng trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn => Từ thời Hoàng Đế/ trước cả Lạc thư do vua Đại vũ phát hiện cả ngàn năm (niên đại của Hoàng Đế ước tính khoảng 3000 năm tr.Cn - vua Đại vũ khoảng 2205 năm tr.Cn). Rõ ràng đây là một điều cực vô lý.
    Nếu như chúng ta tin vào tính chính xác của cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn thì sẽ phủ nhận toàn bộ những tác giả Trung Hoa được coi là sáng lập ra thuyết Âm dương và Ngũ hành sau đó. Vậy thì trước Hoàng Đế ai là người sáng tạo thuyết Âm dương - Ngũ hành, khi chính cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn chỉ thể hiện sự ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương - Ngũ hành, chứ không phải thể hiện nội dung của học thuyết đó?
    Có lẽ nhận thấy được điều phi lý này - trên quan niệm thuyết Âm dương Ngũ hành thuộc về văn minh Hoa Hạ - nên các nhà nghiên cứu hiện đại đã có sự cố gắng tìm một thời điểm lịch sử hợp lý cho sự ra đời của cuốn sách Hoàng Đế nội kinh tố vấn.
    @ Nhận định đầu tiên cho rằng:
    Cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn được viết vào thời Xuân thu Chiến quốc?! (Đã trích dẫn).
    * Nếu nhận định của các nhà lý học hiện đại đúng, thì đây là sự phủ nhận tác giả của cuốn sách là Hoàng Đế và Kỳ Bá. Như vậy tại sao lại có sự gán ghép này và ai là tác giả đích thực của nó? trong khi sách Đông y cũng như sách bói không phải đối tượng phá hủy vào thời Tần Thủy Hoàng. Hơn nữa y học là một nhu cầu cần thiết và phổ biến trong đời sống xã hội; trên từ vua chúa, dưới đến thứ dân. Tại sao một cuốn y lý căn bản sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương - Ngũ hành, lại không hề được nhắc đến trong bất cứ một cuốn cổ thư nào của các học giả nổi tiếng trước thời Hán?
    Thời Xuân Thu Chiến quốc là một thời đại xuất hiện rất nhiều nhà tư tưởng lớn như Khổng tử, Mạnh tử, Tuân tử, Hàn Phi tử… Họ để lại rất nhiều trước tác. Nếu hệ thống vũ trụ quan Âm dương - Ngũ hành với giá trị tuyệt vời của nó – được thể hiện trong sự ứng dụng ở ngay trong một nhu cầu không thể thiếu và phổ biến là y học => tại sao lại không được các học giả lưu danh hàng thiên niên kỷ quan tâm đến như: Khổng tử thời Xuân thu; Mạnh tử, Trang tử thời Chiến quốc..? Một điều đáng lưu ý nữa là: Sau các học giả nổi tiếng thời Xuân thu - Chiến quốc hàng nửa thiên niên kỷ => trong Sử ký của Tư Mã Thiên cũng không hề một lần nhắc đến cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn; mặc dù ông lại nói đến Trâu Diễn (350 - 270 tr.Cn), như là một người nếu không phải là sáng lập thì cũng là người đầu tiên tổng hợp thuyết Âm dương - ngũ hành trở thành một học thuyết thống nhất. Đây thật sự là một điều vô lý!
    @ Giả thuyết thứ hai cho rằng:
    Hoàng Đế nội kinh tố vấn là do các phương sĩ kiết tập, tổng hợp vào đời Hán.
    * Giả thuyết này giải thích được sự vô lý đã phân tích ở trên. Nhưng ngay cả trong trường hợp như vậy cũng không thể thực hiện được. Bởi vì: để viết cuốn sách này thì cần phải có một kiến thức hoàn chỉnh về thuyết Âm dương - ngũ hành. Nhưng học thuyết này - theo các nhà nghiên cứu hiện đại - vào thời Hán mới đang từng bước hoàn chỉnh. Do đó, không có cơ sở nào để có một sự ứng dụng một học thuyết - cho đến ngày hôm nay - vẫn chưa hoàn chỉnh (Ít nhất về mặt lý thuyết) để có một sự ứng dụng hoàn chỉnh cho nó. Huống chi, trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn còn có rất nhiều vấn đề bí ẩn và phức tạp hơn cả Kinh Dịch và vẫn chưa có sự lý giải => Người ta không thể kiết tập những cái mà người ta không hiểu gì cả. Cho rằng đây là sự kiết tập, thì mặc nhiên thừa nhận: những nội dung của cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn dã có trước Hán; tức là thuyết Âm dương - Ngũ hành đã hoàn chỉnh trước đó và vấn đề tiếp tục lặp lại như giả thuyết trên.
    @ Giả thuyết thứ ba cho rằng:
    Cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn được kiết tập vào đời Minh (?!).
    * Giả thuyết này chỉ có sự hợp lý hình thức, mặc dù nó lý giải được dấu ấn của Hà đồ (chỉ thực sự xuất hiện vào đời Tống - trước Minh). Nhưng với giả thuyết này thì - ngoài những mâu thuẫn chung với các giả thuyết trên - nó lại gặp những mâu thuẫn không lý giải được sau đây:
    * Sự liên hệ giữa lịch sử thời Minh (thế kỷ XIV) với thời Hoàng Đế gần 3000 năm tr.Cn, thể hiện trong nội dung cuốn sách.
    * Vào thế kỷ 14 sau Cn, là lúc sự ứng dụng của thuyết Âm dương Ngũ hành đã rất phổ biến. Do đó, càng không thể có sự kiết tập những cái mà cho đến tận bây giờ ngưới ta vẫn không thể lý giải.
    * Vào thời Minh, lịch sử cũng đã rõ ràng. không thể có một cuốn sách vào hàng kỳ thư và được ứng dụng trong một nhu cầu phổ biến, mà người ta không thể chỉ ra chính xác thời điểm ra đời hoặc tác giả của nó. Một vấn đề được đặt ra là cấu trúc ngôn ngữ trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn hoàn toàn không phải là cấu trúc ngôn ngữ của thời nhà Minh. Chỉ còn một cách duy nhất là viết lại cuốn sách này. Điều này rõ ràng không thể thực hiện được, khi cho đến tận bây giờ, thuyết Âm dương Ngũ hành và những vấn đề liên quan đến nó vẫn còn là sự bí ẩn.
    trong ba giả thuyết trên, thì giả thuyết thứ hai và thứ ba là do tham khảo ý kiến bạn đọc gần gũi, không có tài liệu công bố chính thức.
    @ Mâu thuẫn lớn nhất cần phải lý giải là: Hoàng Đế nội kinh tố vấn là cuốn sách lý luận căn bản của Đông y, được phát triển từ một hệ thống lý luận căn bản là học thuyết Âm dương Ngũ hành. Do đó, nó chỉ có thể được thực hiện khi người ta đã có một kiến thức hoàn chỉnh về học thuyết này. Nhưng cho đến ngày hôm nay, thuyết Âm dương Ngũ hành vẫn chỉ để lại những dấu ấn mơ hồ. Thật là phi lý, khi người ta lại có thể sáng tác ra một cuốn sách lý luận, dựa trên một lý thuyết căn bản mà người ta hoàn toàn mơ hồ về nó. Hiện tượng này có thể ví như một học sinh không cần học thuộc bài, nhưng vẫn giải được toán. Cho dù có khiên cưỡng ứng dụng phương pháp luận siêu hình để phản bác, cho là học sinh đó kiếp trước vốn là nhà thông thái; thì ít nhất kiếp trước nó đã học bài.

    Bởi vậy, ngoài những mâu thuẫn với những hiện tượng liên quan đến nó, thì đây chính là điều căn bản để cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn khó có thể đặt vào một thời điểm lịch sử nào đó của nền văn minh Hoa Hạ.
    Về mặt thời gian lịch sử; tôi đã chứng minh với các bạn quan tâm => cuốn Hoàng Đế nội kinh không thể thuộc về văn minh Hoa Hạ. Nếu như từ trước đến nay nó được coi là thuộc về văn minh Hoa Hạ thì chỉ vì cuốn sách cổ nhất mà người ta tìm thấy viết bằng tiếng Hán mà thôi. Đương nhiên cuốn sách đó không thể từ trên trời rơi xuống.
     
  5. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    Dấu ấn Hà Dồ trong "Hoàng Đế nội kinh tố vấn"

    Trong cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn đã ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương - Ngũ hành để lý giải các hiện tượng của sự vận động vũ trụ và ảnh hưởng của nó đến trái đất với đời sống con người. Nhưng nội dung của nó lại góp phần tạo nên sự bí ẩn của lịch sử thuyết Âm dương - Ngũ hành và cũng là đề tài tranh luận qua nhiều thế hệ. Trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn cũng để lại rất nhiều những khái niệm bí ẩn khác, mà cho đến tận ngày nay đã không biết bao nhiêu học giả tốn rất nhiều công sức vẫn chưa lý giải được. Thí dụ như những khái niệm về lục khí, ngũ vận ứng dụng trong y lý. Nhưng một hiện tượng đặc biệt rất đáng lưu ý là: trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn, một cuốn sách được các nhà nghiên cứu cho là xuất hiện vào thời Xuân thu Chiến quốc - tức là tiên Tần - lại ghi nhận dấu ấn của Hà đồ, khi lý giải những vấn đề cơ sở lý luận ứng dụng trong Đông y. Đoạn sau đây được trích trong Hoàng Đế nội kinh tố vấn toàn tập*** (Nhà thuốc Hồng khê/ Hanoi. Xuất bản 1954 - dịch giả Nguyễn Tử Siêu) được trích dẫn trong phần "Kim quỷ chân ngôn luận":
    (***Chú thích của người viết: Cuốn sách này được dịch từ cuốn”Hoàng Đế nội kinh tố vấn hợp chú” của Trương Ẩn Am và Mã Nguyên Đài. Đây là cuốn sách dịch được coi là ưu tú nhất trong các bản dịch “Nội Kinh” từ trước đó đến nay. Nhưng nội dung của nó còn thiếu hai phần là: Thích Pháp luận & Bản Bệnh luận.)

    Hoàng Đế hỏi:
    - Năm tàng ứng với bốn mùa, vậy có sự thâu thu gí không?
    Kỳ Bá thưa:
    1)- Đông phương sắc xanh, thông vào can, khai khiếu lên mắt, tàng tinh ở can. phát ra bệnh thành chứng kinh sợ. Về vị là chua, thuộc về loài Thảo Mộc, thuộc về lục súc là gà, thuộc về ngũ cốc là lúa mạch, thuộc về bốn mùa trên ứng với Tuế tinh; xuân khí thuộc về bộ phận đầu; thuộc về âm là tiếng Giác; thuộc về số là số 8; thuộc về mùi là mùi hôi. do đó, biết là thường phát sinh bệnh ở gân.

    2)- Nam phương sắc đỏ, thông vào với tâm khai khiếu lên tai, tàng tinh ở tâm. bệnh phát sinh ở cả năm tàng, về vị là đắng và thuộc về Hỏa; thuộc về lục súc là dê; thuộc về ngũ cốc là thử; thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Huỳnh Hoặc; thuộc về âm là tiếng Chủy; thuộc về số là số 7; thuộc về mùi là mùi hắc; do đó biết là thường sinh bệnh ở mạch.

    3)- Trung ương sắc vàng, thông vào với tỳ, khai khiếu lên miệng. tàng tinh ở tỳ. bệnh phát sinh ở cuống lưỡi, về vị là ngọt, và thuộc về Thổ; thuộc về lục súc là bò; thuộc về ngũ cốc là tắc; thuộc về bốn mùa trên ứng với sao Chấn; thuộc về âm là cung, thuộc về số là số 5; thuộc về mùi là mùi thơm; do đó, biết là thường sinh bệnh tại thịt.

    4)- Tây phương sắc trắng, thông vào với phế, khai khiếu ở mũi, tàng tinh ở phế; bệnh phát sinh ở vai; về vị là cay và thuộc về Kim; thuộc về lục súc là ngựa; thuộc về ngũ cốc là đạo; thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Thái Bạch; thuộc về âm là Thương; thuộc về số là số 9; do đó biết là thường sinh bệnh tại bì mao.

    5)- Bắc phương sắc đen, thông vào với thận, thông khiếu ở nhị âm; tàng tinh ở thận; bệnh phát sinh ở khê; về vị là mặn và thuộc về Thủy; thuộc về lục súc là lợn; thuộc về ngũ cốc là đậu, thuộc về bốn mùa trên ứng với sao thần, thuộc về âm là Vũ, thuộc về số là số 6, thuộc về mùi là mùi húc mục, do đó biết là thường sinh bệnh ở xương.

    Qua phần trích dẫn trên, chúng ta quán xét độ số và hành ở các phương vị sẽ thấy là:
    1) Phương Đông thuộc Mộc/ Sắc xanh => Độ số 8
    2) Phương Nam thuộc Hoả/ Sắc Đỏ => Độ số 7
    3) Trung ương thuộc Thổ/ Sắc Vàng => Độ số 5
    4) Tây phương thuộc Kim/ Sắc Trắng => Độ số 9
    5) Bắc Phương thuộc Thuỷ/Sắc Đen => Độ số 6
    So sánh phương vị/hành và độ số nói trên với Hà Đồ, chúng hoàn toàn có sự trùng khớp. Hà đồ vốn được coi là căn nguyên của nền lý học Đông phương. Do đó, sự trùng khớp nói trên không thể coi là hiện tượng ngẫu nhiên. Điều này chứng tỏ rằng: khi hình thành cuốn sách này, tác giả của nó đã biết đến Hà đồ và những nguyên lý ứng dụng của nó ảnh hưởng đến đờI sống Trái Đất và con người. Xin xem hình vẽ sau:

    HÌNH MINH HOA
    Sự ứng dụng phương vị Ngũ Hành của Hà Đồ trong Hoàng Đế nội kinh


    Qua đồ hình trên, quí vị cũng nhận thấy sự liên hệ trùng khớp độ số và phương vị Ngũ hành trong Hoàng Đế nội kinh với Hà đồ. Sự liên hệ này cho thấy: Hà đồ là một thực tế đã tồn tại và đã được ứng dụng trước thời điểm hình thành cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn. Vậy tại sao đến đời Tống; những học giả Hoa Hạ mớI biết đến Hà Đồ? Tại sao Khổng Tử viết thập Dực đã nói đến “Hà xúât Đồ/ Lạc xuất thư” lại không miêu tả lạI Hà Đồ cho các đệ tử? Nếu Khổng tử đã biết đến Hà Đồ thì tại sao Kinh Dịch lại không hề có một chữ nói đến Ngũ hành khiến ”Thuyết Âm Dương Ngũ hành từng bước hoà nhập vào đờI Hán”?
    Và v/d cũng không dừng lại ở đây!
    Qua phần chứng minh ở trên; chúng ta cũng thấy rằng: Hà Đồ đã được ứng dụng trong Hoàng Đế nộI kinh tố vấn. Điều này cho thấy thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh => đã có từ rất lâu trong cổ học Đông phương và thể hiện sự nhất quán và hoàn chỉnh qua phương pháp luận của nó trong nội dung cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn.
    Như vậy; cho dù cuốn sách này “xuất hiện vào thời Xuân Thu Chiến quốc” – như các nhà nghiên cứu quốc tế giả định thì =>nền văn minh Hoa Hạ không thể là chủ nhân sáng tạo của thuyết Âm Dương Ngũ Hành => Điều rất đơn giản là: Không hề có tính kế thừa học thuyết này trong lịch sử sáng tạo/ phát triển của nó vốn được coi là thuộc về văn minh Hoa Hạ. Đến đây; tôi xin được một lần nữa lưu ý các bạn quan tâm là: Trên thực tế cuốn Hoàng Đế nộI kinh tố vấn không thể có chỗ đứng trong thờI gian lịch sử của văn minh Hoa Hạ => Nó không thuộc về nền văn minh này. Nếu cho rằng sự sai lệch này là do thất truyền thì đó chỉ là một lý do khiên cưỡng và không hợp lý. BởI vì; Hoàng Đế nội kinh không phảI là bằng chứng duy nhất chứng minh cho giả thuyết trên. Dấu ấn cho sự hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Hà Đồ còn nằm trong một số sách mà chính các nhà nghiên cứu cho rằng:” Thời tiên Tần có Hà Đồ/ Lạc Thư hay không vẫn còn là một câu hỏi?”. Để chứng minh điều này; xin quí vị quan tâm xem đoạn trích dẫn sau đầy:
     
  6. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    Lã Thị Xuân Thu và dấu ấn của Hà Đồ

    Trong các cổ thư chữ Hán được coi là trước Tần, ngoài Hoàng Đế nội kinh tố vấn, dấu ấn của Hà đồ còn được ghi nhận ở Lã Thị Xuân thu, một tác phẩm được coi là của Lã Bất Vi viết vào thời kỳ đầu của đế chế Tần. Lời giới thiệu trong sách Lã Thị Xuân thu do Phan Văn Các dịch - Nxb Văn Học & Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây xuất bản 1999, viết:

    "Lã Bất Vi bèn sai các thực khách của mình viết ra những điều nghe biết, tập hợp lại làm thành "bát lãm" và "lục luận", "thập nhị kỷ" cộng hơn hai mươi vạn chữ, coi là có đủ "thiên địa vạn vật cổ kim chi sự", đặt tên là Lã Thị Xuân Thu, và "đặt ở cổng chợ Hàm Dương, treo ngàn lạng vàng trên đó, mời du sĩ tân khách chư hầu ai thêm bớt được một chữ thì thưởng ngàn lạng vàng"
    "Hán thư nghệ văn chí” đã coi đó là tác phẩm tiêu biểu của "tạp gia", đánh giá rằng về học thuật, sách ấy "kiêm Nho Mặc, hợp Danh Pháp (gồm cả Nho gia lẫn Mặc gia, ghép cả Danh gia với Pháp gia)
    Ở thời hiện đại, Hầu Ngoại Lư cho đó là khởi nguồn của Tạp gia, là sự nhào trộn "kiệm thính tạp học" không có tinh thần tinh thần sáng tạo. nhiều học giả chỉ thừa nhận giá trị sử liệu của nó mà thôi.
    Nhưng nhà sử học Phùng Hữu Lan cho rằng: "Sách này không đặt tên Lã tử, mà đặt tên Lã Thị Xuân thu, hẳn là Văn Tín Hầu vốn đã coi sách của mình là sử. Sử Ký nói rằng: Lã Bất Vi coi sách của mình chứa đủ muôn vật trong trời đất cùng mọi việc xưa nay, đặt tên là Lã Thị Xuân thu cũng đã coi đó là sử. Tựa niên biểu mười hai chư hầu trong Sử ký đặt ngang hàng Lã Thị Xuân thu với Tả Thị Xuân thu và Ngu Thị Xuân thu, chứng tỏ Sử công cũng coi sách đó là sử rồi"

    Trong nội dung của sách Lã Thị Xuân thu có nói đến sự vận hành có tính qui luật của thời tiết từng tháng trong năm và sự ứng sử của các bậc đế vương thuận theo tự nhiên để điều hành đất nước. Phần này được chia làm 12 kỷ. Đoạn trích dẫn dướI đây chứng tỏ điều này:

    Mười hai kỷ sắp xếp theo trình tự bốn mùa, mỗi mùa có ba kỷ: Mạnh, Trọng, Quý. Kỷ thủ là nguyệt lệnh của tháng. Xuân chủ sinh, Hạ chủ trưởng, Thu chủ thu, Đông chủ tàng (*).
    * Chú thích trong sách đã dẫn: Thập nhị kỷ chính là thiên nguyệt lệnh trong sách Lễ ký, mười hai tháng sắp xếp làm mười hai thiên, sau mỗi thiên đều chen thêm bốn thiên khác. Bốn kỷ xuân hạ thu đông, xuân nói về sinh, hạ nói về trưởng, thu nói về thu (hoạch), đông nói về cất giấu. Bốn thiên phụ vào mỗi kỷ cũng đều phối hợp theo trình tự xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng mà trình bày các quan điểm về phép tồn sinh, thể thích mà tăng trưởng, vạn vật thu gom, chết đích đáng; chết có giá trị. bản mẫu của thiên đầu mỗi kỷ trong thập nhị kỷ và hạ tiểu chinh đều là sách nông lưu hành trong dân gian. Mạnh xuân là tháng đầu trong lịch nhà Hạ, tức tháng giêng. Đây là thiên Mạnh xuân, không phải Kỷ, các "Kỷ" ở sau đều như vậy.

    Trong cuốn Lã Thị Xuân Thu, dấu ấn mang nội dung của Hà đồ thể hiện trong các đoạn tiêu biểu được trích dẫn sau đây:

    Mạnh Xuân Kỷ
    Thiên thứ nhất nói rằng:
    Tháng đầu xuân: mặt trời ở vị trí sao Doanh Thất. Buổi chiều hôm, sao Sâm ở phương chính Nam, sáng sớm sao Vĩ ở phương chính Nam. Mặt trời tháng này ở phương Giáp Ất (phương Đông). Vị đế vương tương ứng với tháng này là Thái Cao thị (dựa vào Mộc đức mà xưng vương). Vị thần đối ứng tháng này là Mộc thần Câu Mang, động vật tiêu biểu của tháng này là loài có vảy; thanh âm tháng này lấy âm Giốc (một trong ngũ âm) làm tiêu biểu, âm luật tháng này phù hợp với Thái Thốc (một trong lục luật). con số đối ứng với tháng này là số 8 (số của Thiếu Dương), vị đối ứng của tháng này là vị chua; mùi đối ứng với tháng này là mùi tanh.

    Mạnh Hạ Kỷ
    Thiên thứ nhất nói rằng:
    Tháng đầu mùa hạ: mặt trời ở vị trí của sao Tất. Buổi chiều hôm sao Dực ở phương chính Nam, sáng sớm sao Vụ Nữ ở phương Bính Đinh (phương Nam). Vị đế vương tương ứng tháng này là Viêm Đế (dựa vào Hỏa đức mà xưng vương). Vị thần đối ứng tháng này là Hỏa thần Chúc Dung. Động vật tiêu biểu tháng này là loài chim có lông vũ. Thanh âm tháng này lấy âm Chủy (một trong ngũ âm) làm tiêu biểu. Âm luật tháng này hợp với Trọng Lữ. Con số đối ứng tháng này là số 7. Đặc điểm của tháng này là lễ tiết. Sự việc tháng này là xem.

    Mạnh Thu Kỷ
    Thiên thứ nhất nói rằng:
    Tháng đầu mùa thu: mặt trời ở vị trí của sao Dực. buổi chiều hôm sao Đẩu ở phương chính Nam. Mặt trời tháng này ở phương Canh Tân ( phương Tây). Vị đế vương ứng với tháng này là họ Thiếu Hạo (lấy đức Kim mà xưng vương thiên hạ). Vị thần ứng với tháng này là Kim thần nhục thu (tên là Cai). Động vật tiêu biểu tháng này là loài thú có lông mao. Thanh âm tháng này lấy Thương làm tiêu biểu. Âm luật tháng này hợp với Di Tắc (một trong lục luật). Con số đối ứng tháng này là số 9 (số của Thiếu Âm). Vị tương ứng tháng này là vị cay. mùi tương ứng tháng này là mùi tanh. tế tự tháng này ở cửa.

    Mạnh Đông Kỷ
    Thiên thứ nhất nói rằng:
    Tháng đầu mùa đông: mặt trời ở vị trí của sao Vĩ. Buổi chiều hôm sao Nguy ở phương chính Nam, buổi sáng sớm Thất tinh ở phương chính Nam. Mặt trời tháng này ở phương Nhâm Quý (phương Bắc). Vị đế vương ứng với tháng này là Chuyên Húc (lấy đức Thủy mà xưng vương thiên hạ). Vị thần ứng với tháng này là Huyền Minh (thủy thần). Động vật tiêu biểu tháng này là loài giáp giới (đại biểu là rùa). Thanh âm tháng này là Vũ (một trong ngũ âm). Âm luật tháng này hợp với Ứng chung (một trong lục lã). Con số của tháng này là số 6. Vị tương ứng tháng này là vị mặn. Mùi tương ứng tháng này là mùi mục. Tháng này tế tự đất trong cửa. Lúc tế tự, trước phải dâng thận. Tháng này, nước bắt đầu đóng băng, đất bắt đầu đông giá. Gà rừng xuống nước biến thành con sò. Cầu vồng ẩn náu không xuất hiện. Tháng này thiên tử ở trong phòng đầu tây của nhà hướng Bắc, ngồi xe đen, thắng xe bằng ngựa đen, trên xe có cờ đen, mặc áo đen, đeo ngọc đen làm đồ trang sức. ăn kê nếp và thịt lợn. Đồ tế khí to mà chúm miệng.

    Qua đoạn trích dẫn trên quí vị quan tâm cũng nhận thấy rằng: Nếu chúng ta lấy độ số và hành của của 4 mùa Xuân/ Hạ /Thu/ Đông và liên hệ vớI Hà Đồ thì một lần nữa nó lạI trùng khớp. Như vậy; không chỉ Hoàng Đế mà ngay cả Lã Bất Vi (?) cũng đã sử dụng độ số của Hà Đồ??? Chưa hết! Thập nhị kỷ trong Lã Thị Xuân thu chính là thiên Nguyệt Lệnh trong sách Lễ Ký => Cũng vốn được coi là của Khổng tử viết => tất yếu cũng có dấu ấn Hà Đồ. Tất cả những sách này đều thuộc về Tiên Tấn. Nhưng cho đến ngày hôm nay: Các học gỉa tầm cỡ quốc tế (Kể cả của ngay chính Trung Hoa) vẫn không thấy dấu ấn Hà Đồ trong cổ thư trước Tần??? Và chính Kinh Dịch - vốn được coi là của Khổng tử - lại là cuốn sách cổ nhất nói đến Hà Đồ (Hà xuất đồ/ Lạc xuất Thư)????
    Nếu như trong sách Thượng Thư - thiên Cổ Mệnh chỉ nhắc đến Hà đồ được vẽ ở vách cung điện nhà Chu một cách mơ hồ, thì Hoàng Đế nội kinh & Lã Thị Xuân thu ghi lại những dấu ấn liên quan đến nội dung của nó.
    Phần chứng minh trên đây đã chứng tỏ với quí vị rằng: Học thuyết quái khí ứng với 4 mùa được coi là của Kinh Phòng, Mạnh Hỉ phát minh vào đời Hán, thực chất chỉ là sự lặp lại và diễn đạt dưới một hình thức khác những phát kiến đã có từ trước đó. Như vậy, cũng chứng tỏ Hà đồ đã được phát hiện từ rất lâu trong nền văn minh cổ Đông phương và đã được ứng dụng trên thực tế. Nếu cuốn Hoàng Đế nội kinh vấn có một xuất xứ mơ hồ, người ta có thể dựa vào cớ thất truyền để giải thích sự vắng mặt của Hà Đồ trải hàng ngàn năm=> kể từ đời Hán đến Tống. nhưng với Lã Thị Xuân thu là một tác phẩm được coi là của chính vị tể tướng đời Tần- mà khoảng cách thời gian không quá 14 năm cho sự bắt đầu của đời Hán - thì thật là một sự vô lý không thể lý giải nổi bằng tính thất truyền. Tính thất truyền đó chỉ có thể lý giải từ văn minh Lạc Việt vớI hơn 1000 Hán hoá.
    Như vậy, cả ba cuốn sách Hoàng đế nội kinh,Lã thị xuân thu & Lễ Ký đều mang dấu ấn của Hà đồ lưu truyền từ thời Hán cho đến Tống - là thời điểm Hà đồ được công bố. Nhưng trong cả ba cuốn sách nói trên không hề có sự liên hệ lý giải tính ứng dụng của nó và cho đến ngày hôm nay => Hà đồ vẫn còn là điều bí ẩn: Từ lưng con Long Mã trên sông Hoàng Hà (?). Điều này đã chứng tỏ rằng: Không hề có tính kế thừa là một điều kiện cần thiết để chứng tỏ tính phát triển liên tục của một nền văn minh. Nó cũng chứng tỏ tính công bố và phát hiện của các học giả thời Tống về đồ hình Hà Đồ, khi dấu ấn sự ứng dụng của Hà Đồ đã có ở những cổ thư trước Tần.
    Trên đây là yếu tố thứ nhất – nhưng không phảI là duy nhất - để chứng tỏ rằng: Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán ngay từ trạng thái khởI nguyên của nó. Vấn đề vẫn chưa kết thúc.

    Như vậy; phần trên tôi đã minh chứng tính nhất quán và hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành qua cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn => Thông qua sự ứng dụng của Hà đồ/ một hình tượng liên quan đến Kinh Dịch. Có lẽ hầu hết chúng ta đều biết đến Kinh Dịch là cuốn sách đầu tiên nói đến Hà đồ/ Lạc thư như một nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương. Và cũng chính cuốn Kinh Dịch – với vị trí kỳ vĩ của nó trong văn hoá Đông phương – chỉ nói tớI Âm Dương mà không nói tớI Ngũ Hành=> là một trong những nguyên nhân quan trọng để các nhà nghiên cứu tách thuyết Âm Dương ra khỏI Ngũ hành. Nhưng đấy chỉ là một cái nhìn rất máy móc và là một sai lầm. Thực tế đã chứng tỏ rằng: Tất cả các phương pháp ứng dụng phổ biến (Phong thuỷ/Đông y/ Tử Vi/ Tứ trụ…)đều sử dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính ông Thiệu Vĩ Hoa đã đặt v/d này(Đã trích dẫn). Nhưng họ không thể chứng minh được vì tính thiếu nhất quán/ hoàn chỉnh/ sự sai lệch và không hợp lý về nộI dung cũng như sự đảo ngược trình tự thời gian xuất hiện trong nộI dung của các bản văn chữ Hán => Đấy chính là yếu tố quan trọng để chứng tỏ một sự phát triển liên tục và nhất quán của một học thuyết (Ở đây là thuyết Âm Dương Ngũ hành). Nhưng nếu không chứng minh được sự liên hệ giữa các ký hiệu của Chu Dịch vớI Ngũ Hành thì v/d đặt ra cho sự nhất quán của thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn chưa hoàn chỉnh.
    Thực ra thì điều này, đã có ngay trong các bản văn dù rất - rất mơ hồ - đó chính là câu:” Hà xuất đồ/Lạc xuất thư =>Thánh nhân tắc chi” đã nói đến nguyên lý căn bản của các ký hiệu Dịch (Bát quái) liên quan đến Đồ /Thư. Hay nói một cách khác => bát quái có cơ sở là Ngũ hành vì Đồ /Thư mang nội dung Ngũ hành (Cho dù là Đồ hay Thư). Nhưng chính sự sai lệch trong các nhà trứ tác Hán nho thuộc văn minh Hoa Hạ trải hàng thiên niên kỷ đã khiến ngườI ta không thể nào tìm thấy sự liên hệ này khi cho rằng: “Tiên thiên bát quái liên hệ vớI Hà Đồ “ và ”Hậu thiên bát quái lên hệ với Lạc thư” (Xin lưu ý các bạn là: Những ý tưởng này không có trong chính văn Kinh Dịch => mà do đời sau thêm vào để giải thích. Cũng như thuyết Vô Cực là do Chu Hy thêm vào từ đờI Tống). BởI vậy; phần tiếp theo đây sẽ lý giải điều này.
     
  7. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    HÀ ĐỒ VÀ CHU DỊCH

    Trong Chu Dịch => Hà đồ chỉ xuất hiện một cách rất mơ hồ; có vẻ như thoáng qua trong một câu của Hệ từ: “Hà xuất đồ; Lạc xuất thư; thánh nhân tắc chi”. Từ khi Nho học trở thành phổ biến trong văn minh Hoa Hạ thì – trong các bản văn chữ Hán - Hà đồ cũng chẳng liên quan gì đến Chu Dịch => Hàng ngàn năm nay theo sách cổ chữ Hán thì Hà Đồ liên quan đến Hy Dịch. "Phục Hy tắc Hà đồ hoạch quái”. Còn Chu Dịch (Vốn được hiểu theo nghĩa Dịch của nhà Chu) thì liên quan đến Lạc Thư=> tất cả chúng ta đều biết điều này. Nhưng ở đây tôi xin được đặc biêt lưu ý các bạn là: Những ý tưởng trên (Lạc thư/Chu Dich & Hà Đồ /Hy Dịch) đều không có trong chính văn của Kinh Dịch (Soán; Hào từ và thập Dưc). Hà Đồ được các nhà nghiên cứu từ đời Hán trở về sau giải thích chỉ như với tư cách minh hoạ cho lịch sử kinh Dịch từ thời Phục Hy và chẳng ai biết mặt mũi nó ra sao cho đến đời Tống.
    Nhưng như phần trình bày với các bạn ở trên => đã chứng tỏ: Hà Đồ chính là đồ hình biểu kiến cho – nói theo ngôn ngữ hiện đại - những hiệu ứng vũ trụ tương tác với Địa Cầu. Hà Đồ đã được ứng dụng trong Đông y/Hoàng Đế nội kinh; Lý giải sự vận động của 4 mùa/ Lã Thị Xuân thu và…ngay trong chiếc La Kinh của các Phong thuỷ gia =>Các bạn hãy xét kỹ chiếc La kinh: Đó chính là chiều vận động Ngũ hành tương sinh của Hà Đồ. Hay tường theo một lẽ khác :
    Hà đồ chính là đồ hình biểu kiến có tính nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành thể hiện sự tương tác của các hiệu ứng vũ trụ liên quan đến Địa Cầu.
    Phần kế tiếp sau đây là sự minh chứng liên hệ giữa Hà đồ và Chu Dịch => Một cuốn sách mà từ hàng ngàn năm vẫn được coi là tiêu biểu cho thuyết Âm Dương không liên quan đến ngũ hành trong bản văn chữ Hán.
    Bây giờ chúng ta hãy cùng quán xét đồ hình Hà Đồ được thể hiện bằng hình vành khăn và chia làm 8 cung tương ứng vớI Kim/ Thuỷ/ Môc/ Hoả và Trung cung Hà đồ được thay bằng biểu tượng của Địa cầu như sau:

    Đồ hình miêu tả sự liên quan giữa Địa Cầu và Hà Đồ



    Từ đồ hình trên, các bạn quan tâm cũng thấy rằng:
    1)Truc Địa cầu =Bắc/Nạm chính là đường phân giác biểu kiến của hai phương Bắc/Nam(45 độ /2 = 22 độ 5 => Độ nghiêng của trục Địa cầu là 21 độ 5).

    2) Mặt phẳng Hoàng Đạo biểu kiến của trái Đất chia Hà Đồ thành hai phần: Trên/dưới.
    * Phần trên của Địa cầu là Dương (theo nguyên Lý Dương /trên; Âm/ DướI)=> Phần Âm về Lý (Trong Dương có Âm: Thực tế Dương/Lý thuộc Âm)=> Bởi vậy cổ nhân dùng độ số Âm (6/8 cho hai hành thuộc Âm là Thuỷ/ Mộc => đã trích dẫn ở trên “Dấu ấn Hà đồ trong Hoàng đế nội kinh tố vấn”). Hai ô màu đen /Âm cho hình minh hoạ ở trên.
    * Phần dưới là Âm => phần Dương về Lý => Bởi vậy cổ nhân dùng độ số Dưong cho hai hành Kim/ Hoả. Hai ô màu đỏ/Dương cho hình minh hoạ ở trên.

    Như vậy; đồ hình trên chính là sự liên quan hợp lý về phương vị; hành và các v/đề liên quan trong thuyết Âm Dương Ngũ hành qua Hà đồ với Địa cầu.
    Bây giờ, chúng ta đặt Hậu thiên bát quái liên hệ với 8 cung của Hà Đồ/Địa Cầu ở trên thì chúng hoàn toàn trùng khớp về phương vị và quái khí liên quan đến phương vị Hà đồ/ Địa cầu. Xin xem hình dưới đây:

    Sự liên hệ Hà Đồ với Hậu thiên bát quái

    hình

    Chính sự hợp lý cho tất cả những vấn đề liên quan thuộc về thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch đã trích dẫn cho thấy: Những ký hiệu của Kinh Dịch (Tiên thiên và Hậu thiên bát quái) một thời bí ẩn kỳ vĩ từ hàng ngàn năm qua=> Chính là ký hiệu siêu công thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành và chúng là một học thuyết hoàn chỉnh & nhất quán. Sự phân cách của Âm Dương trong Dịch kinh và Ngũ hành trong Hồng Phạm chỉ chứng tỏ tính thất truyền trong sự tiếp thu của văn minh Hán từ văn minh Lạc Việt/ Khi nước Văn Lang sụp đổ.

    Qua những v/d chứng minh ở trên cho chúng ta cơ sở hợp lý của môt giả thuyết đáp ứng đầy đủ những tiêu chí khoa học hiện đại là:

    Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh; Tiên thiên và Hậu thiên bát quái chính là ký hiệu siêu công thức của học thuyết này. Thuyết Âm Dương Ngũ hành có đầy đủ những tiêu chí của một lý thuyết khoa học và của một lý thuyết thống nhất vũ trụ.

    Nhưng ngay cả việc giả thuyết trên đã trình bày với các bạn quan tâm được cho là đúng vì sự hợp lý và phù hợp với những tiêu chí cho một lý thuyêt khoa học thì =>
    Đây cũng mới chỉ là sự khởi đầu cho những công trình nghiên cứu tiếp nối sẽ vô cùng đồ sộ => tiến tới sự hoàn chỉnh như trên thực tế nó đã chứng tỏ qua phương pháp ứng dụng tiên tri của nó. Đó chính là khả năng lý giải một cách hoàn hảo có tính tiên tri cho mọi hành vi của con người và những vấn đề liên quan. Chưa một lý thuyết khoa học nào được coi là tiên tiến nhất của nền khoa học hiện đại có khả năng đáp ứng được điều này. Để chia sẻ ý niệm này; chúng ta cùng quán xét v/d sau đây:
    Kể từ khi Galile phát hiện ra trái Đất quay – là nguyên lý đầu tiên của nền khoa học hiện đại - cho đến khi chúng ta sài được những điện thoại di động bởi những vệ tinh địa tĩnh bay quanh trái Đất => gần nửa thiên niên kỷ đã trôi qua với sự phát triển phốI hợp của nhiều ngành khoa học. Thực tế này sẽ cho chúng ta thấy rằng: Từ một siêu công thức Hậu thiên bát quái/ Hà đồ cho đến việc giải thích một quẻ bói ứng dụng tìm việc làm; hoặc tình duyên cho một con người thì còn cần một hệ luận bổ sung lớn như thế nào!
    Đến đây – qua phần minh chứng ở trên về sự hoàn chỉnh và nhất quán của thuyết Âm Dương Ngũ hành ; chúng ta mới có cơ sở để bàn tiếp về một lý thuyết thống nhất => Sự khởi nguyên của vũ trụ không như thuyết Bigbang miêu tả => tất cả những hiện tượng đã được kiểm chứng bằng khoa học thưc nghiêm cho sự khởi nguyên của vũ trụ sẽ được lý giải theo một nguyên lý khác: Thuyết Âm Dương Ngũ hành.
     
  8. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    SỰ KHỞI NGUYÊN CỦA VŨ TRỤ

    Sự khởi nguyên của vũ trụ cho đến ngày nay, đối với khoa học hiện đại mới chỉ là những giả thuyết khoa học chưa hoàn chỉnh. Kể cả thuyết Bigbang - một giả thuyết về sự hình thành vũ trụ được coi là có khả năng lý giải khá nhiều hiện tượng vũ trụ hiện nay - các nhà khoa học hàng đầu cũng phải thừa nhận những lỗ hổng mà thuyết Bigbang không thể lý giải được. Mặc dù người ta đã chứng minh được sự tồn tại của những bức xạ hóa thạch, như là một sự biện minh cho tính thực tiễn của học thuyết này (Nhưng, hiện tượng này vẫn có thể được giải thích bằng một lý thuyết khác về sự hình thành vũ trụ). Một thí dụ cho sự khiếm khuyết của thuyết này là: "Giây 0 trước Bigbang" vũ trụ đã tồn tại như thế nào? Vũ trụ đang giãn nở hay co rút?
    Trong cuốn "Trò truyện với Trịnh Xuân Thuận" (Hay "Cuộc trò truyện của Trịnh Xuân Thuận với nhà báo Jacques Vauthier"). Phạm Văn Thiều dịch. Tạp chí Tia Sáng& Nxb Trẻ 7/2001. Ông Trịnh Xuân Thuận thừa nhận:

    "Nhưng cần phải thấy rằng: Vật lý học mà chúng ta đã biết không thể lần ngược theo thời gian tới tận điểm zêzô. Nó không còn dùng được nữa ở 10 luỹ thừa -43 giây, một thời gian ngắn không thể tưởng tượng nổi (số khác không đầu tiên đứng ở vị trí thứ 43 sau dấu thập phân) và xác định bức tường "tăm tối" mà tôi đã nói ở trên. Sau bức tường đó, vũ trụ có thể có tới 10, thậm chí 26 chiều thay cho 3 chiều không gian và một chiều thời gian của vũ trụ hôm nay. Người ta thậm chí không thể nói về ngọn sóng thời gian nữa. Quá khứ, hiện tại, tương lai hoàn toàn mất ý nghĩa".(*)
    * Chú thích: Sách đã dẫn. Trang 168.

    Sự khiếm khuyết của thuyết Bigbang còn được chứng tỏ trong đoạn trích dẫn sau đây từ cuốn "Lược sử thời gian".

    "Nhưng vào năm 1929, Edwin Hubble đã thực hiện một quan sát có tính chất là một cột mốc, cho thấy dù bạn nhìn ở đâu thì những thiên hà xa xôi cũng đang chuyển động rất nhanh ra xa chúng ta. Nói một cách khác, vũ trụ đang giãn nở ra. Điều này có nghĩa là ở những thời gian trước kia các vật gần nhau hơn. Thực tế, dường như có một thời, mười hoặc hai mươi ngàn triệu năm về trước, tất cả chúng đều chính xác ở cùng một chỗ và do đó mật độ vũ trụ khi đó là vô hạn. Phát minh này cuối cùng đã đưa câu hỏi về sự bắt đầu của vũ trụ vào địa hạt khoa học.
    Nhưng quan sát của Hubble gợi ý rằng có một thời điểm, được gọi là vụ nổ lớn, tại đó vũ trụ vô cùng nhỏ và vô cùng đặc (mật độ vô hạn). Dưới những điều kiện như vậy, tất cả các định luật khoa học và do đó mọi khả năng tiên đoán về tương lai đều không dùng được.
    Nếu có những sự kiện ở trước thời điểm đó thì chúng không thể ảnh hưởng tới những cái đang xảy ra ở hiện tại. Do đó sự tồn tại của chúng có thể bỏ qua, bởi vì nó không có những hậu quả quan sát được. Người ta có thể nói rằng thời gian có điểm bắt đầu ở vụ nổ lớn, theo nghĩa là những thời điểm trước đó không xác định được.Cũng cần nhấn mạnh rằng sự bắt đầu này của thời gian rất khác với những sự bắt đầu đã được xem xét trước đó. Trong vũ trụ tĩnh không thay đổi, sự bắt đầu của thời gian là cái gì đó được áp đặt bởi một Đấng ở ngoài vũ trụ, chứ không có một yếu tố vật lý nào cho sự bắt đầu đó cả. Người ta có thể tưởng tượng Chúa tạo ra thế giới ở bất kỳ một thời điểm nào trong quá khứ. Trái lại, nếu vũ trụ giãn nở thì có những nguyên nhân vật lý để cần phải có sự bắt đầu. Người ta vẫn còn có thể tưởng tượng ra Chúa đã tạo ra thế giới ở đúng thời điểm vụ nổ lớn, nhưng sẽ là vô nghĩa nếu vũ trụ được tạo ra trước vụ nổ lớn. Một vũ trụ giãn nở không loại trừ Đấng Sáng tạo, nhưng nó đặt ra những hạn chế khi Người cần thực hiện công việc của mình"(*).
    * Chú thích: Sách đã dẫn. Trang 27 - 28

    Như vậy, qua đoạn trích dẫn trên thì với giả thiết về Bigbang (Vụ nổ lớn), mặc dù hạn chế được phần nào quyền năng của Thượng Đế, nhưng vẫn không phủ nhận được sự hiện hữu của Ngài. Do đó, định mệnh vẫn phải bắt đầu từ Thượng Đế. Vậy, phải chăng những lời tiên tri dù theo phương pháp nào, cũng là sự đoán trước ý muốn của Thượng Đế? Nếu đây được coi là điều vô lý thì chỉ có thể giải thích:

    1) Hoặc là: Bằng sự chưa hoàn chỉnh của thuyết Bigbang. Như vậy, tất cả những hiện tượng quan sát được liên quan đến thuyết Bigbang phải được giải thích bằng một nguyên nhân khác.

    2) Hoặc là: Tất cả các phương pháp tiên tri của chúng ta có xuất xứ từ văn minh Đông phương thuộc về đặc ân của Thượng Đế phương Tây (Hi!) Mặc dù ngay cả trong chuyện cổ tích của nền văn minh Đông phương này, cũng không hề nói đến sự sáng tạo vũ trụ là do Thương Đế. Khả năng này loại trừ và đã chứng minh ở các phần trên.

    Đây cũng là nguyên nhân để tôi phải đề cập tới sự khởi nguyên của vũ trụ khi lý giải vấn đề "Định mệnh có thật hay không?" Như vậy, chủ đề vẫn có thể tiếp tục nếu điều kiện thứ nhất được thực hiện:

    “Sự chưa hoàn chỉnh của thuyết Bicbang.Tất cả những hiện tượng quan sát được liên quan đến thuyết Bicbang phải được giải thích bằng một nguyên nhân khác”.
    Chúng ta bắt đầu quán xét những v/d liên quan đến học thuyết này:

    THUYẾT BIGBANG & VŨ TRỤ GiÃN NỞ/ NHẬN THỨC VÀ HIỆN TƯỢNG

    Qua đoạn trích dẫn ở trên cho thấy => Thuyết Bigbang đã bắt đầu từ nhận thức hiện tượng:

    "Cho dù bạn nhìn ở đâu thì những thiên hà xa xôi cũng đang chuyển động rất nhanh ra xa chúng ta".

    Nhưng từ nhận thức hiện tượng liên hệ đến một nghiệm lý được diễn đạt:
    "Nói một cách khác, vũ trụ đang dãn nở ra. Điều này có nghĩa là ở những thời gian trước kia, các vật ở gần nhau hơn"

    => thì đã xuất hiện yếu tố suy luận chủ quan. Từ sự chủ quan này cuối cùng đã dẫn đến sự hình thành thuyết Bicbang. Thực chất học thuyết này là sự lý giải cho một hệ quả suy luận:

    "Tất cả chúng đều chính xác ở cùng một chỗ và do đó mật độ vũ trụ khi đó là vô hạn".
    Kết quả của sự suy luận chủ quan này - về mặt lý thuyết - đã dẫn đến sự lý giải mâu thuẫn ngay trong nguyên lý của nó:
    Không thể có cái vô hạn trong cái hữu hạn. Chỉ có thể có cái hữu hạn trong cái vô hạn.

    Sự hữu hạn này chính là ở khái niệm vật chất cô đặc trước Bigbang => Nhưng ở đấy lại là sự cô đặc của vật chất vô hạn/ trong đó không có không/thời gian. Hay nói theo cách khác: Đó là sự vô hạn trong cái hữu hạn. Với một sự hữu hạn ban đầu thì kết quả tất nhiên phải là một sự hữu hạn trong không gian dãn nở của vũ trụ. Tính hợp lý tất yếu - của hệ quả phi lý này - chính là thuyết vũ trụ phải co lại. Bởi vì sự hữu hạn của vật chất cô đặc hay của một cái có sự bắt đầu thì không thể phóng ra mãi trong một không gian vô hạn. Nhưng đây chỉ là tính hợp lý hình thức như; với sự tồn tại một Thiên đường thì tất yếu phải có Địa ngục; mặc dù cả hai đều không có thật.
    Nhưng học thuyết này đã lý giải một số hiện tượng liên quan, mà đặc biệt là sự phát hiện những tàn dư của bức xạ vũ trụ được tạo ra sau Bigbang, nên nó đã được hầu hết các nhà khoa học trên thế giới công nhận. Nhưng chính vì bắt đầu từ tính chủ quan của nhận thức hiện tượng, nên cuối cùng nó đã là một trong những nguyên nhân quan trọng để dẫn đến sự bế tắc của khoa học hiện đại. Sự xuất hiện tác phẩm "Thượng Đế và Khoa học" là một hiện tượng chứng tỏ điều này. Lý thuyết về vụ nổ lớn sẽ không thể giải thích được một số những hiện tượng được trình bày sau đây:

    * Với một sự tưởng tượng phong phú nhất, người ta sẽ không thể giải thích được chuyển động cong của các vật thể từ vi mô đến vĩ mô trong vũ trụ bằng thuyết Bigbang?

    * Thuyết Bigbang thừa nhận sự tồn tại của những hạt cơ bản trong giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ là một thực tế. Nhưng người ta không thể giải thích được - từ một tâm điểm duy nhất bùng nổ trong một không gian đa chiều - làm thế nào vật chất lại có thể kết hợp với nhau để vũ trụ có một cấu trúc như hiện nay. Hay nói một cách khác: Người ta sẽ không thể cân đối được một năng luợng khổng lồ - tạo ra một nội lực làm vật chất bùng vỡ đến mức độ tan vụn thành dạng hạt và sự tương tác kết hợp các hạt đó với nhau để tạo thành các sao; hành tinh và các Thiên Hà?

    * Với sự bắt đầu từ một tâm duy nhất bùng nổ - khiến vật chất bắn vào không gian và tạo nên vũ trụ tiếp tục chuyển động ra xa nhau như hiện nay - thì về lý thuyết sẽ không thể có sự nhận thức quá khứ - khi tất cả mọi sự vận đông của vật chất từ vi mô đến vĩ mô đều chỉ vận động về phía trước; trong khi đây là một thực tế đang hiện hữu mà chúng ta quen gọi là kỷ niệm; trí nhớ…

    * Khi đã có sự hiện hữu của vật chất ở giai đoạn trước Bigbang (vật chất cô đặc) thì khoảng không vũ trụ do cái gì tạo ra và có hay không có giới hạn ở khoảng không này? ..vv

    Do đó, với một lý thuyết thống nhất tất cả các định luật vũ trụ thì về nguyên tắc nó phải giải thích được tất cả những hiện tượng đã quan sát được và lý giải được một cách hợp lý những hiện tượng liên quan đến nó. Tất nhiên nó phải có khả năng tiên tri cũng như giải thích được tính nhận thức quá khứ là một thực tế đang hiện hữu. Nếu thuyết Bigbang chưa phải là một học thuyết hoàn chỉnh, nhưng phản ánh đúng thực tế thì nó phải chứng tỏ được sự tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển trong những vấn đề liên quan để chứng tỏ tính khách quan của nó. Đằng này nó lại dẫn tới sự bế tắc trong việc giải thích những hiện tượng rất cơ bản của vũ trụ. Bởi vậy; hoàn toàn có cơ sở khi đặt vấn đề về sự sai lầm của học thuyết này trong việc giải thích vũ trụ.

    Như vậy, cũng với tất cả những hiện tượng quan sát được (các Thiên Hà ngày càng chạy xa nhau với tốc độ ngày càng lớn), hoặc chứng nghiệm được (thí dụ như hiện tượng bức xạ hoá thạch chẳng hạn), cũng như những vấn đề đã đặt ra cần phải được giải thích bằng một nguyên nhân khác. Hay nói một cách khác: nó phải được giải thích bằng một lý thuyết vũ trụ khác.
    Sai lầm của thuyết Bigbang còn thể hiện ỏ chỗ:
    S.W Hawking đã viết:
    ”Nếu có những sự kiện ở trước thời điểm đó thì chúng không thể ảnh hưởng tới những cái đang xảy ra ở hiện tại”.
    Đúng như vậy! Nhưng chỉ đúng với thuyết Bigbang => Cái vô hạn trong cái hữu hạn. Bởi vậy, mặc dù vẫn cảm thấy có một cái gì đó chưa ổn; nhưng cuối cùng thì họ vẫn phải ngậm ngùi nhìn Thương Đế còn ngự trị ở giây O trước Bigbang. Và đây chính là hệ quả của sự sai lầm trong lý thuyết khoa học cuốI thiên niên kỷ thứ II => Cuốn “Thương Đế và Khoa học” có nội dung chứng minh rằng:
    Chính Thượng Đế đã tạo ra Sự khởi nguyên của vũ trụ và các định luật khoa học là ý muốn của Ngài.
    Như tôi đã trình bày: Chính vì thuyết Bigbang đã sai lầm về mặt lý thuyết khi cho rằng: Một cái hữu hạn (Vật chất cô đặc trước Bicbang) là nguyên nhân của cái vô hạn (Vũ trụ hiện nay) nên họ đã lúng túng không thể giải thích được những hiện tượng liên quan. Bởi vậy, Thương Đế (Tính tuyệt đối) phải xuất hiện như một cứu cánh. Những ngườI đặt v/d này là những nhà khoa học tên tuổi =>Jean Guiton/Viện sĩ viện hàn lâm khoa học Pháp; Grichka Bogdanop & Igor Bogdanov/ Tiến sĩ vật lý thiên văn và vật lý lý thuyết. May mắn thay! Lập luận của họ khiên cưỡng và không đủ sức thuyết phục. Nếu không “Định mệnh sẽ thuộc về quyền năng của Thượng Đế”.
    Bởi vây; phần tiếp theo đây, chúng ta quán xét sự giải thích khởI nguyên của vũ trụ và sự vai trò của Thương Đế, trước khi thuyết Âm Dương Ngũ hành nhập cuộc.
     
  9. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    "Toàn bộ vũ trụ được chứa trong một hạt cát.Bởi vì sự giải thích những sự kiện dù đơn giản nhất cũng phải viện đến toàn bộ lịch sử vũ trụ.."
    Giáo sư Trịnh Xuân Thuận


    THƯỢNG ĐẾ VÀ KHOA HỌC(*)
    Sự sai lầm trong lý giải hiện tượng

    * Chú thích: Sách đã dẫn. Nxb Grasset. Paris. Tác giả Jean Guitton viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Grichka Bognov. Igor Bogdanov Tiến sĩ Vật lý thiên văn &Vật lý lý thuyết. Bản dịch của Lê Diên. Nxb Đà Nẵng 2/ 2002.


    Ngay từ lời giới thiệu của cuốn sách - được viết rất xuất sắc về mặt văn chương - đã tóm lược và nêu bật chủ đề cũng như nội dung của cuốn sách trong một trang rất ngắn. Bạn đọc có thể xem toàn bộ lời giới thiệu của nhà xuất bản Grasset được trích dẫn sau đây:

    "Vào cuối thế kỷ XX này, người ta có quyền nghĩ tới cả Thượng Đế lẫn khoa học không? Có quyền vượt qua cuộc xung đột cũ kỹ giữa người mang đức tin - mà đối với anh ta, Thương Đế không thể chứng minh, cũng không thể tính toán được - và nhà bác học mà đối với anh ta Thượng Đế thậm chí cũng không phải là một giả thuyết nghiên cứu? Nói cho cùng, đó chính là mục tiêu giải quyết của cuốn sách này. Cuốn sách bàn tới một điều hiển nhiên: Ngày nay khoa học đặt ra những câu hỏi mà cho tới tận gần đây chỉ thuộc về thần học và siêu hình học. Vũ trụ từ đâu tới? Cái hiện thực là gì? Quan hệ giữa ý thức và vật chất là thế nào? Tại sao có một cái gì đó còn hơn không có gì hết? Mọi cái đang diễn ra như thể tính phi vật chất của siêu việt trở thành đối tượng có thể có của vật lý. Như thể những điều huyền bí của tự nhiên cũng thuộc về đức tin.
    Jean Guitton, Igo và Grichka Bogdanov muốn biến cuộc xung đột cũ giữa người mang đức tin và nhà bác học thành một cuộc tranh luận chủ yếu. Qua sự trao đổi những luận cứ, những câu hỏi và trả lời giữa họ với nhau, chính là vấn đề con người và vị trí của nó trong vũ trụ được đặt ra ở đây.
    Jean Guitton, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, học trò của Bergson và là người thừa kế cuối cùng tư tưởng của Bergson, là một trong những nhà triết học Cơ Đốc giáo xuất xắc nhất hiện nay.
    Igor và Grichka Bogdanov, cả hai đều là tiến sĩ vật lý thiên văn và vật lý lý thuyết, là những học trò cũ của Roladn Barthes ở Ecol Pratique des Hautes Etudes (Trường Cao Đẳng thực hành)".
    Toàn bộ cuốn sách - đúng như lời giới thiệu đã viết - những luận cứ của nó dẫn đến sự hiện hữu của Thượng Đế trong việc tạo ra vũ trụ và những định luật khoa học hoặc những hiện tượng vật lý dường như là vận động theo ý muốn của Ngài. Nhưng những lập luận - nhằm chứng tỏ sự hiện hữu của Thượng Đế trong vai trò của Ngài ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ - không phải là một hệ luận hợp lý trong việc lý giải các hiện tượng và vấn đề liên quan giữa Thượng Đế và khoa học. Nói cho đúng hơn, cuốn sách này chỉ chứng tỏ sự bất lực của nền khoa học hiện đại trong việc giải thích trạng thái khởi nguyên của vũ trụ. Vì lẽ đó, nên Thượng Đế đã tiếp quản cái khoảng trống của tri thứo con người. Nếu những lập luận trong cuốn "Thương đế và khoa học" chặt chẽ và hợp lý - trong sự liên hệ giữa quyền năng của Thượng Đế và khoa học - thì sự khẳng định cho tính phi Định mệnh đã có thể bắt đầu và nhân danh Thượng Đế. Đương nhiên trong trường hợp này (Sự hoà nhập giữa Thượng Đế và khoa học) thì mọi phương pháp bói toán hoặc sẽ là đều không thể có cơ sở khoa học và là mê tín dị đoan; hoặc đó là sự lý giải những ý muốn của Thượng Đế. Tệ hơn nữa, tất cả các định luật khoa học và cái gọi là "tinh thần khoa học" sẽ chỉ có nghĩa là không sợ ma vì tin vào Thượng Đế.
    Nhưng vấn đề lại không đơn giản như vậy. Với chủ đề của chính cuốn sách và cũng là mục tiêu của các tác giả vẫn không thành công, khi tìm sự hoà nhập giữa Thượng Đế và Khoa học. Chính từ sự không hoà nhập đó, kết luận của cuốn sách phải là: Có còn hơn không - Thượng Đế hay là sự bế tắc của tri thức khoa học. Bạn đọc có thể nhận thấy nội dung của cuốn sách nói về sự liên hệ giữa những học thuyết khoa học hiện đại và sự lý giải sự hình thành vũ trụ nhân danh Thượng Đế qua những đoạn trích dẫn sau đây:

    GB (Grichka Bogdanov/ Người viết): Lần này, chúng ta phải đi ngược lên càng xa càng hay, cho đến khi chính bản thân vũ trụ được sáng tạo ra. Chúng ta đi ngược lên quá khứ tới 15 tỷ năm. Cái gì đã xảy ra hồi đó? Vật lý hiện đại nói với chúng ta rằng: Vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ khổng lồ, nó gây ra sự nở rộng của vật chất còn thấy được ngày nay. Chẳng hạn với các Thiên hà - những đám mây gồm hàng trăm tỷ ngôi sao - rời xa nhau dưới sức đẩy của vụ nổ đầu tiên ấy.
    JG:(Jean Guitton/ Người viết) Chỉ cần đo tốc độ rời xa nhau của những Thiên hà này cũng suy ra được thời điểm ban đầu trong đó chúng được tập hợp thành một điểm nào đó. Phần nào giống như chúng ta xem một bộ phim quay ngược.Bằng cách quay ngược cuốn phim vũ trụ vĩ đại ấy - từng hình ảnh một - cuối cùng chúng ta sẽ thấy ra đúng cái thời điểm mà toàn thể vũ trụ chỉ lớn bằng đầu cái kim.Theo tôi, chúng ta phải lấy khoảng khắc ấy làm những bước mở đầu của chúng ta".(*)
    * Chú thích: "Thượng Đế và khoa học". Sách đã dẫn .Trang 41 - 42.

    Đoạn trích dẫn tiếp theo đây là một trong những luận cứ tiêu biểu của cuốn sách nhằm chứng minh sự có mặt của Thượng Đế trong sự sáng tạo ra vũ trụ:

    JG: Nhưng thế thì năng lượng khổng lồ dẫn tới Bigbang từ đâu tới? Tôi linh cảm rằng cái ẩn dấu đằng sau "bức tường Planck" là một dạng năng lượng đầu tiên, một sức mạnh vô hạn. Tôi tin rằng trước Sáng tạo có một thời gian dài vô tận ngự trị. Một tổng thời gian (temps Total) vô tận chưa được mở ra, chưa phân chia thành quá khứ, hiện tại và tương lai.Hồi đó thời gian này chưa được phân chia theo một trật tự đối xúng, trong đó hiện tại chỉ là một tấm gương hai mặt, thời gian tuyệt đối chưa đi qua đó, phù hợp với thứ năng lượng chung vô tận ấy.Đại dương năng lượng vô tận đó là Đấng Sáng Tạo. Nếu như chúng ta không thể đi tới hiểu được cái gì nằm sau "Bức tường"thì đó là vì tất cả các định luật vật lý không đứng vững được trước sự huyền bí tuyệt đối của Thượng Đế và của "Sáng Tạo".(*)
    * Chú thích: Sách đã dẫn. Trang 52 – 53

    Qua đoạn trích dẫn ở trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: chính giả thuyết khoa học hiện đại về một vụ nổ lớn (Bigbang) cho nguyên nhân hình thành vũ trụ lại là bước mở đầu cho sự ngự trị của Thượng Đế. Nhưng các bạn cũng nhận thấy rằng: Lập luận của ông Jean Guitton mang tính giải thích áp đặt hơn là một sự minh chứng cho sự tồn tại của Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ. Do đó, đoạn trích dẫn sau đây sẽ tiếp tục trình bày với bạn đọc về nguyên nhân sự hình thành giả thuyết khoa học này.

    "Nhưng vào năm 1929, Edwin Hubble đã thực hiện một quan sát có tính chất là cột mốc cho thấy dù bạn nhìn ở đâu thì những Thiên hà xa xôi cũng đang chuyển động rất nhanh ra xa chúng ta.Nói một cách khác: vũ trụ đang giãn nở ra.Điều này có nghĩa là ở những thời gian trước các vật ở gần nhau hơn. Thực tế, dường như có một thời, mười hoặc hai mươi ngàn triệu năm về trước, tất cả chúng ta đều chính xác ở cùng một chỗ và do đó mật độ của vũ trụ khi đó là vô hạn. Phát minh này cuối cùng đã đưa câu hỏi về sự bắt đầu của vũ trụ vào địa hạt khoa học.
    Những quan sát của Hubble đã gợi ý rằng có một thời điểm, được gọi là vụ nổ lớn, tại đó vũ trụ vô cùng nhỏ và vô cùng đặc (mật độ vô hạn). Dưới những điều kiện như vậy, tất cả các định luật khoa học và do đó mọi khả năng tiên đoán tương lai đều không dùng được".(*)
    * Chú thích: "Lược sử thời gian".Sách đã dẫn. Trang 27.

    Qua đoạn trích dẫn trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Bắt đầu từ sự quan sát phát hiện của ông Hubble thấy các Thiên hà ngày càng chạy xa nhau là một hiện tượng tồn tại thực tế; từ hiện tượng này đã dẫn đến suy diễn vũ trụ phải qui tụ tại một điểm trong quá khứ; từ đó hình thành giả thuyết về vụ nổ lớn. Giả thuyết này được chứng minh bởi những hiện tượng liên quan. Nhưng, cùng một hiện tượng vẫn có thể giải thích bằng một nguyên nhân khác. Do đó, mặc dù thuyết "Vụ nổ lớn" được công nhận vì sự chứng minh cho một số khả năng tiên tri hạn hẹp của nó - như trường hợp sự tồn tại những bức xạ hoá thạch chẳng hạn - thì với tất cả những hiện tượng liên quan đến nó vẫn có thể giải thích bằng một nguyên nhân khác. Đây chính là trường hợp của thuyết Âm Dương Ngũ hành sẽ được lý giải ở phần sau. Bởi vậy, khi đặt Thượng Đế vào khoảng trống của tri thức khoa học hiện đại thì có thể nói rằng: Đây chỉ có thể coi là một luận điểm mang tính nhân bản và đạo đức học, nó có giá trị lịch sử khi con người còn chưa hiểu được chính mình, chứ không phải là một thực tế. Và chính cuốn sách “Thượng Đế và khoa học” – cuối cùng - ở phần kết luận của nó – cũng là phần mở đầu/ đã viết:

    LỜI CUỐI SÁCH
    Tại sao có một cái gì đó còn hơn là không có gì hết?
    Niềm tin chắc nào? Nguồn hy vọng nào? Hiểu biết nào? Từ tiểu luận triết học này, chúng tôi phải giữ lại cái gì cho thật rõ ràng đây?
    Trước hết đi tìm ý nghĩa trong cái vô nghĩa; tìm “dự án” trong cái ngẫu nhiên nhỏ bé nhất; tìm sự kiện trong cái tinh tế của các sự vật: Lá cây; tiếng chim hót; giọt nước chảy; gió trong khoảng trống…
    Tất cả những sinh vật ấy cùng mưu đồ trong cái vô hình để tạo thành cái hiện thực; hội tụ ở chính bên trong chúng ta cho đến khi làm nảy sinh ở đó một nhu cầu không thể đè nén được: Ham muốn tính hiện thực.
    Chính lòng ham muốn ấy thúc đẩy chúng tôi; trong tiến trính đối thoạI tìm kiếm thực thể.
    Nhưng chúng tôi đã nhìn thấy thực thể ấy như thế nào? Trước hết là chiều dày của nó; là tính mù mịt của nó; đồng thời cũng là tính tinh tế đa dạng về những hình thức của nó. Cuộc đối thoạI cả chúng tôi do đó đã tìm thấy được ranh giới tự nhiên; điểm dừng cao nhất của nó. Với ý tưởng này: Chúng ta không thể hiểu được tính hiện thực độc lập, cái hiện thực bị che đậy và mãi mãi không thể nhận thức được. (Sự bế tắc/Người viết)
    ”Đó có lẽ cũng là lần đầu tiên chúng tôi nhận thức rõ rằng niềm hạnh phúc của một tư tưởng hiện đại; ở nơi giao nhau của vật lý mớI và triết học là đã mô tả được điều bí ẩn của vũ trụ; vớI việc thay thế nó bằng một bí ẩn còn sâu hơn; khó hơn; bí ẩn của chính bản thân tinh thần.
    Thế còn lại câu hỏi cuốI cùng; câu hỏi đáng ngại nhất. Câu hỏi đã mở đầu và phải khép lại cuộc đối thoại này: Ý nghĩa của vũ trụ là gì? Tất cả những điều đó dẫn chúng ta đến đâu?Tại sao có một cái gì đó còn hơn không có gì hết?”

    Đoạn trích dẫn trên cho thấy một sự bế tắc trong cuộc hôn phối của Thượng Đế và khoa học => Sự mở đầu cũng như kết thúc. Cuối cùng sự chấp nhận Thượng Đế trong tính lý giải khởi nguyên của vũ trụ chỉ là “Có/ còn hơn/Không” => Một giải pháp mang tính Đạo lý và nhân bản hơn là mang tính thực tế.
    Thà làm hạt mưa/ Rớt trên tượng đá….
    Quí vị xem tiếp đoạn trích dẫn sau đây, sẽ tìm thấy nguyên nhân cuối cùng nữa cho sự bế tắc của tri thức khoa học hiện đại.

    ”Nói cho cùng; trạng thái hỗn loạn tối đa; đặc trưng cho vũ trụ vào thời điểm biến mất của nó; có thể được lý giải như là dấu hiệu tồn tại của một số lượng thông tin tối đa ở bên kia vũ trụ vật chất.
    Cứu cánh của vũ trụ ở đây trùng hợp vớI sự tận cùng của nó: tạo ra và giải thoát khỏi nhận thức. vào giai đoạn sau cùng ấy; toàn bộ lịch sử vũ trụ, sự tiến hoá hàng trăm tỷ năm sẽ qui thành một tính toàn bộ của nhận thức thuần tuý.”

    Qua đoạn trích dẫn trên, quí vị cũng nhận thấy hai mệnh đề mâu thuẫn là:
    1) Tạo ra và giải thoát khỏi nhận thức
    2) Qui thành tính toàn bộ của nhận thức thuần tuý
    Nếu đã ”giải thoát khỏi nhận thức” thì không thể “qui thành tính toàn bộ của nhận thức thuần tuý”. Chính vì chưa lý giải được thực chất của nhận thức => là một nguyên nhân bế tắc của nền khoa học hiện đại. Nhưng vi diệu thay! Đức Thích Ca đã lý giải một cách hoàn mỹ cho tri thức nhân loạI trong tương lai => Khi Ngài minh giảng về TÍNH THẤY. => Đây mới chính là nguyên nhân đầu tiên và là sự kết thúc của vũ trụ.
    Để tiếp tục và cũng là sự chuẩn bị cho việc minh chứng cho chủ đề - "Định mệnh có thật hay không?" - bạn đọc xem tiếp đoạn trích dẫn sau đây, như là một mệnh đề quan trọng cho sự minh chứng này.

    "Bây giờ, nếu bạn đã tin rằng vũ trụ không phải là tuỳ tiện mà được điều khiển bởi qui luật xác định thì điều tối hậu là cần phải kết hợp những lý thuyết riêng phần thành một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh có khả năng mô tả được mọi điều trong vũ trụ. Nhưng trong quá trình tìm kiếm một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh như vậy, lại vấp phải một nghịch lý rất cơ bản. Những ý niệm về các lý thuyết khoa học được phác ra ở trên xem rằng chúng ta là những sinh vật có lý trí tự do quan sát vũ trụ theo ý chúng ta và rút ra những suy diễn logic từ những cái mà chúng ta nhìn thấy. Trong một sơ đồ như thế, sẽ là hợp lý nếu cho rằng chúng ta ngày càng tiến gần tới các qui luật điều khiển vũ trụ. Nhưng nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh, thì nó cũng sẽ có thể quyết định những hành động của chúng ta. Và như vậy tự bản thân lý thuyết đó sẽ quyết định kết quả việc tìm kiếm lý thuyết ấy của chúng ta! Hơn nữa, tại sao nó sẽ quyết định rằng chúng ta sẽ đi tới những quyết định đúng từ những điều quan sát được?Hay là tai sao nó không thể quyết định để chúng ta rút ra những quyết định sai? Hay là không có kết luận nào hết"(*).
    * Chú thích: "Lược sử thời gian".Sách đã dẫn

    Qua đoạn trích dẫn trên, quí vị cũng nhận thấy rằng chính những khái niệm về NHẬN THỨC’ là một trong những yếu tố quan trọng cản trở con ngưòi trong việc tiếp tục khám phá những bí ẩn của vũ trụ. Chúng ta hãy xem lai và quán xét những yếu tố quan trọng trong đoạn trích dẫn ở trên sẽ chứng tỏ điều này:

    ” Những ý niệm về các lý thuyết khoa học được phác ra ở trên xem rằng chúng ta là những sinh vật có lý trí tự do quan sát vũ trụ theo ý chúng ta và rút ra những suy diễn logic từ những cái mà chúng ta nhìn thấy. Trong một sơ đồ như thế, sẽ là hợp lý nếu cho rằng chúng ta ngày càng tiến gần tới các qui luật điều khiển vũ trụ.”

    Qua đoạn trích dẫn này cho chúng ta thấy rằng: Cho đến bây giờ con ngưởi vẫn chủ quan cho rằng: Sự nhận thức là một sự tồn tại phi vật chất =>” Sinh vật có lý trí tự do quan sát vũ trụ” tất nhiên sẽ không chịu những hiệu ứng vũ trụ tương tác chi phối. Nhưng với một quan niệm như vậy về “Nhận thức/Lý trí/Tư duy/Tinh thần…”sẽ mâu thuẫn với những điều kiện cần có của một lý thuyết thống nhất =>”Nhưng nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh thì nó cũng sẽ quyết định việc tìm kiếm lý thuyết của chúng ta”; hay nói theo một lẽ khác => con ngườI không tự do quan sát vũ trụ; mà những hoạt động của tư duy lệ thuộc và chịu ảnh hưởng của những sự tương tác /vận động trong vũ trụ. Về điều này thì những lời minh giảng của Đức Thích Ca đã chỉ rõ – mà tôi đã tường ở phần trên:Tư duy thực chất là sự vận động có thuộc tính vật chất và chịu sự tương tác của vũ trụ – TÍNH THẤY là sự nhận biết tất cả sự vận động mang thuộc tính vật chất của tư duy. Và như sự nhận xét của ông S.W Hawking “ tự bản thân lý thuyết đó sẽ quyết định kết quả việc tìm kiếm lý thuyết ấy của chúng ta”. Quán xét từ tư duy khoa học/ theo tiêu chí cho một lý thuyết khoa học/ thì lý thuyết ấy khi hoàn chỉnh phải có khả năng tiên tri. Đây là điều mà tất cả chúng ta đều biết từ lâu về những phương pháp bói toán Đông phương=> Sự tiên tri với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Như vây, chính khả năng tiên tri là một điều kiện hợp lý và thuyết phục theo tiêu chí của một lý thuyết khoa học => chứng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm.
    Bây giờ chúng ta quán xét một tiêu chí nữa mà S.W. Hawking đưa ra cho một lý thuyết thống nhất:

    ”Một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh có khả năng mô tả được mọi điều trong vũ trụ”.

    Khi phát biểu luận điểm trên, ông Stephen W.Hawking không hề có ý định ám chỉ hoặc nói tới thuyết Âm Dương ngũ hành. Nhưng đây lại chính là những điều kiện đang có của thuyết Âm Dương Ngũ hành : Một lý thuyết vũ trụ quan thống nhất và hoàn chỉnh giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi v/d liên quan đến con người => Thái Cực sinh lưỡng nghi…. Cho đến sự hạnh phúc hay nỗi bất hạnh trong đời một con người….
    Chính sự phát triển của nền khoa học hiện đại/ đặc biệt là khoa học lý thuyết đã và sẽ tiếp tục chứng minh cho tính khoa học kỳ vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành - một học thuyết vũ trụ quan cho rằng vũ trụ là tự nó và do nó, không nhân danh Đấng Chí Tôn. Hay nói một cách hình ảnh qua truyện Trê & Cóc: Chính sự phát triển tất yếu có qui luật của tự nhiên, cuộc sống và xã hội thì bầy nòng nọc sẽ trở thành Cóc và trở về với cội nguồn của nó là nền văn minh Khoa đẩu thuộc về người Lạc Việt với lịch sử gần 5000 văn hiến.
     
  10. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
    LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT VŨ TRỤ


    "Một lý thuyết khoa học được coi là đúng; phải có tính hệ thống, tính khách quan , tính qui luật đồng thời phải có khả năng giải thích hầu hết những vấn đề liên quan đến nó và có khả năng tiên tri".
    Tiêu chí khoa học
    ”Một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh có khả năng mô tả được mọi điều trong vũ trụ”.
    S.W Hawking


    Trên cơ sở những tiêu chí khoa học đã nêu ở trên/ Trên cơ sở những giả thuyết đã chứng minh ở trên về thuộc tính vật chất của ý thức/ sự thống nhất và hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành => chúng ta xét về mặt định tính đang có của thuyết Âm Dương Ngũ hành:

    1) Tính hệ thống:
    Là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh /Bát quái là những ký hiệu siêu công thức của học thuyết này.
    2)Tính khách quan:
    Vũ trụ tự nó và do nó không lệ thuộc vào ý chí của Thượng Đế (Ý thức có thuộc tính vật chất/Đã chứng minh)
    3)Tính qui luật
    Mọi sự vận động tương tác đều tuân thủ theo qui luật sinh khắc của Âm Dương Ngũ hành.
    4)Khả năng giải thích những vấn đề liên quan và tiên tri
    Đây là một thực tế đã trái hàng ngàn năm lưu truyền trong dân gian và văn hoá cổ Đông Phương.
    Một yếu tố rất quan trọng/rất cần thiết/ không thể thiếu được/ cần xác định trước khi đặt v/d khả năng phục hồi học thuyết này là:
    Cội nguồn của học thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về văn minh Hoa Hạ => Căn cứ vào những luận điểm đã chứng minh ở trên; xin tóm lược như sau:
    1) Về nội dung
    * Những sai lệch bất hợp lý có tính nguyên lý của thuyết Âm Dương và Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán => Không thể có khả năng hoàn chỉnh và lý giảI những vấn đề liên quan ngay trong nộI dung của nó và các phương pháp ứng dụng.
    * Sự rời rạc trong cấu trúc về nội dung liên quan tới thời điểm xuất hiện riêng phần; đã không thể chứng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh trong cổ thư chữ Hán.
    2)Về không /thời gian lịch sử
    * Không chứng tỏ tính kết thừa và phát triển liên tục của học thuyết này. Những mâu thuẫn về thời điểm lịch sử xuất hiện những hiện tượng liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành mang tính phủ định lẫn nhau.
    * Không hề có một triều đại nào trong lịch sử văn minh Hoa Hạ coi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết chính thống => Mặc dù ở phương pháp ứng dụng nó lại chứng tỏ là hệ quả của một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh và thực tế đã chứng minh những yếu tố chứng tố là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh bị thất truyền. Không thể coi sự tôn vinh Nho Giáo để chứng tỏ tính chính thống của thuyết Âm dương Ngũ hành trong các triều đại phong kiến. Bởi vì; kinh điển Nho Giáo chỉ nói đến Âm Dương và không nói đến Ngũ hành. Thực chất Nho giáo chỉ là tính dụng chưa hoàn chỉnh của học thuyết này trên thực tế /trong việc thiết lập những chuần mưc đạo lý trong quan hệ xã hội.
    Về tính thiếu hợp lý trong trật tự thờI gian về thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thu chữ Hán; đã được ông cha ta thể hiện bằng hình tượng xuất sắc sau đây:

    Sinh con(Bát quái/Phục Hy–4000 trc CN)rồi mới sinh cha(Âm Dương/Thập dực – Khổng tử 500 trc CN).
    Sinh cháu(Ngũ Hành/Đại Vũ 2000 Trc CN) giữ nhà rồI mớI sinh ông (Thái Cực/Thập Dực – Khổng tử 500 trc CN).

    Chính vì sự thất truyền và sự tiếp thu không hoàn chỉnh của nền văn minh Hoa Hạ với học thuyết này (thuyết Âm Dương Ngũ hành) nên những phương pháp ứng dụng /vốn là hệ quả của nó/ như Tử vi.. cứ như từ trên trời rơi xuống!
    Các bạn hãy quán xét sự liên hệ những hiện tượng liên quan đến thuyết Âm Dương và Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán với bài đồng dao trong trò chơi “Rồng rắn lên mây” đã đi qua trong thời thơ ấu của chúng ta và bao thế hệ Lạc Việt:
    *Những nguyên lý khởi nguyên thì chỉ có những nét chính và thiếu nội dung:
    - Thái Cực sinh lưỡng nghi/Thiên Nhất sinh Thuỷ =>Khúc đầu: Những xương cùng xẩu.
    * Không hề tìm thấy một hệ luận hoàn chỉnh liên hệ với phương pháp luận trong ứng dụng và sự hỗn loạn trong trật tự thời gian xuất hiện những v/d liên quan:
    - Khúc giữa: Những máu cùng me.
    * Những phương pháp ứng dụng có hiệu quả/ kể cả trong Đông y cứ như từ trên trời rơi xuống:
    - Khúc đuôi => tha hồ thày đuổi.
    Riêng “khúc đuôi”; tôi xin tường một thí dụ sinh đông: Ở Đài Loan; vốn được coi là cái nôi cũa Tử Vi hiện nay/ đang xuất hiện nhiều trường phái mâu thuẫn nhau và phái nào cũng…đúng cả => Bởi vậy; nếu không phục hồi từ nguyên lý thì chúng ta khó có một hiệu quả cao hơn trong ứng dụng.
    Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về văn minh Hoa Hạ, tất nó cũng không thể từ trên trờI rơi xuống. Và chính những di sản văn hoá phi vật thể (*) còn sót lại của nền văn minh Lạc Việt sẽ góp phần cùng vớI những tri kiến khoa học hiện đại và cả trong tương lại để phục hồi hoàn chỉnh lý thuyết này.
    * Chú thích: Năm 2002 cơ quan văn hoá Liên hợp quốc (Unesco) thừa nhận văn hoá phi vật thể được coi là những bằng chứng khoa học.
    Như vậy; so sánh những tiêu chí khoa học về một lý thuyết thống nhất với những yếu tố có tính chất định tính/ nhưng chưa thể gọi là hoàn hào /của thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ rằng:

    Thuyết Âm Dương Ngũ hành có đầy đủ những yếu tố định tính cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ

    Từ luận điểm này giả thuyết được tiếp tục phát triển minh chứng giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành =>Điều mà thuyết Bigbang đã bế tắc.
    Giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ lý giải theo thuyết này ghi nhận trong Kinh Dịch và Hông Pham chỉ là:
    “Thái cực sinh lưỡng nghi/Lưỡng nghi sinh tứ tượng”(Kinh Dịch) và ”Thiên nhất sinh Thuỷ…”(Hồng phạm)
    Ngoài những tiêu chí cho mọi lý thuyết khoa học thì tiêu chí đặc thù cho giai đoạn này theo thiển ý của tôi là:
    * Chỉ có thể xảy ra vào trong khoảng 10 luỹ thừa – 43 giây sau giây O của vũ trụ.
    * Phải giải thích được chuyển động quay và ngày càng xa nhau của các Thiên hà và bức xạ tàn dư (bức xạ hoá thạch) với tất cả các hiện tượng và giả thuyết khoa học khác đã kiểm chứng trên thực tế trong hiện tại/cả trong tương lai một cách có hệ thống/nhất quán=> Không phải giải thích những giả thuyết khoa học chưa được kiểm chứng.
    Có thể còn những tiêu chí gì nữa cho việc thẩm định một lý thuyết, hy vọng sẽ được các bạn chỉ giáo/ bổ sung.

    Để giải thích giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ/ trên cơ sở những giả thuyết đã trình bày => tôi xin được tường lại như sau:
    * Giai đoạn khởi nguyên (Thái Cực) là tính tuyết đối với vận tốc = |O|/Không không/thời gian => Tự nó /Do nó =>không có cái Có/Không => Không Tĩnh/Động Đây là giây O trước khi tất cả những thực tại đang hiễn hữu mà tri thức con người đã nhận thấy và sẽ nhận thấy/ hoặc có thể nhận thấy => Chính là tính nhận biết/Tính Thấy cho tất cả mọi sự vận động mang thuộc tính vật chất. Thái Cực là một thực tại=> Như Đức Thích Ca đã minh giảng/ Ý nghĩa của nó có thể liên hệ với khái niệm Đạo trong Đạo Đức kinh.
    => Chính vì tính tuyệt đốI khó diễn đạt đó nên mở đầu Đạo Đức Kinh/ Lão Tử viết:
    “ Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải Đạo vĩnh cửu bất biến.(Tính tuyệt đối/Người viết).
    Tên (Danh từ/ Người viết) mà có thể đặt ra được để gọi nó(Đạo) thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến” Nhưng vì là một thực tại nên có thể diễn đạt như một Tính từ trong một điều kiện liên hệ với thực tế nào đó => Tính thấy/ tính nhận thức/ Trường thông tin/trạng thái năng lượng tĩnh(So với cái Động hiện hữu) ….
    Tính thực tại/tuyệt đối này cũng được diễn tả trong Đạo Đức Kinh như sau:
    Đạo là cái gì chỉ mập mờ thấp thoáng. Thấp thoáng mập mờ nhưng bên trong có hình tượng. Mập mờ thấp thoáng mà bên trong có vạn vật. Nó thâm viễn tối tăm "- (Theo tôi => khái niệm “tối tăm” vì tính khó nhận thức; chứ không phải vì bản thể ĐẠO là tối/ Điều này Lão Tử đã xác định ở phần sau: ”Ở trên không sáng/Ở dưới không tối”/ Người viết) – mà bên trong có cái tinh tuý. Tinh tuý đó rất xác thưc và đáng tin!”
    Trong văn minh Lạc Việt thể bản nguyên của vũ trụ còn được hình tượng bằng chiếc BÁNH DẦY. Chiếc bánh Dấy bằng nếp giã: màu trằng tinh khiết;không mùi vị thể hiện sự thuần khiết không Có/không Không; hình tròn tượng cho sự viên mãn và tính tuyệt đối. Tính dẻo thể hiện sự thông biến => chính là Mẹ tròn là cái có trước/là sự khởi nguyên của vũ trụ/ Là Thái Cực/là Đạo => “Vạn vật có nguồn gốc; Nguồn gốc đó là Mẹ của vạn vật” (Đạo Đức kinh). Là Dương khi có cái Động/ Âm ra đời (Con vuông/Bánh Chưng).
    Như vậy, với thuyết Âm Dương Ngũ hành thì THÁI CỰC/ sự khởi nguyên của vũ trụ là một trạng thái tuyệt đối/ tự nó và do nó/ là một thực tại. Đây cũng là điều mà nền minh triết cổ Đông Phương – dù xuất hiện ở không/ thời gian khác nhau đã thống nhất xác định tính của nó=> Phật Pháp/Đạo Đức Kinh/Văn minh Lạc Việt. Đây là sự khác biệt hoàn toàn với luận điểm của BígBang khi cho rằng: Khởi nguyên của vũ trụ là trạng thái cô đặc tuyệt đối của vật chất.
    Nhưng vũ trụ đã hình thành như thế nào từ trạng thái tuyệt đối đó?
     
  11. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Định mệnh có thật hay không

    THÁI CỰC SINH LƯỠNG NGHI.

    Trạng thái tuyệt đối – Thái Cực – mà tôi trình bày với cac bạn ở trên tồn tại bao lâu thì không thể tính được =>vì không không/thời gian. Nhưng sự hiện hữu của chúng ta và tất cả vũ trụ hiện nay đã chứng tỏ cái Động đã xuất hiện với tốc độ ban đầu có giá trị tuyệt đối =|O|. Nói một cách khác/ nếu có một vật thể chuyển động ở hai đầu của vũ trụ thì giá trị của vận tốc là tức thì. Động /Tĩnh phân biệt =>Thái Cực sinh Lưỡng Nghi

    1)*Thiên Nhất sinh Thuỷ:
    Sự vận động khởi nguyên trong trạng thái một không gian không có bắt đầu và không có kết thúc, sẽ phải là một chuyển động cong(*) và hỗn loạn trong một không gian nhiều chiều. Trạng thái tương tác bắt đầu xuất hiện.
    *Chú thích:Bới vì nếu là chuyển động thẳng thì có bắt đầu và kết thúc/Người viết

    2)*Thiên nhị sinh Hoả:
    Sự va chạm của các quỹ đạo cong trong không gian nhiều chiều với vận tốc vô cùng lớn trong vũ trụ, đã bùng nổ một trạng thái năng lượng động vô cùng lớn. Đây cũng chính là trạng thái hỗn độn mà trong các cổ thư Đông phương nói đến về sự khởi nguyên của vũ trụ. Sự bùng nổ này mang tính đều khắp và tràn ngập.

    3)* Thiên tam sinh Mộc:
    Trạng thái hỗn độn ban đầu dần tự ổn định, dẫn đến sự vận động theo một chiều quay định hướng (Nếu không tự ổn định thì sự bùng nổ vẫn tiếp tục do va chạm vớI tốc độ cực lớn) => tức là chiều quay của các thiên hà trong vũ trụ hiện nay - theo tính hợp lý của nó phải hình thành một trung tâm vũ trụ không ổn định.

    4)*Thiên tứ sinh Kim
    Từ tâm vũ trụ này, hình thành hướng chuyển động vòng xoáy ly tâm cực nhanh đẳng hướng.

    5)*Thiên Ngũ sinh Thổ
    Khối năng lượng động tích tụ dần hình thành dạng vật chất đầu tiên của vũ trụ.
    Cùng một lúc với sự xuất hiện của các trạng thái trên là sự tương tác của Âm Dương/Ngũ Hành:

    ”Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng”
    Đó chính là:Tương sinh/Tương khắc/Tương thừa/Tương vũ. Đó cũng là cơ sở của “Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng” => tượng=>Hình thức bên ngoài/ sự thể hiện bên ngoài tính chất của sự vật hoặc sự việc.
    Với luận điểm này thì Tứ tượng là sự tương tác của Thể Tính (Âm Dương Ngũ hành) chứ không phải Thể Tính. Điều này khác hẳn với cách giải thích của các nhà Lý học từ thời Hán về sau cho rằng: Tứ tượng là Thái âm; Thái Dương; Thiếu Âm; Thiếu Dương. Với khái niệm của các nhà Lý học Hán thì Tứ tượng có thể tính và là sự phát triển hoặc suy giảm của thể tính đó (Âm&Dương) => không thể lý giải được sự tương tác về mặt lý thuyết ngay từ sự khởi nguyên của vũ trụ cho dù lý thuyết đó trong cổ thư chữ Hán gọi là cái gì (Thuyết Âm Dương hoặc Ngũ hành; hoặc cả hai). Chính sự hiểu sai - trải hàng ngàn năm – này đã thể hiện không hề có tính kế thừa trong lịch sử văn minh Hán. Đó cũng chính là sự cản trở việc tìm hiểu giá trị đích thực của thuyết Âm Dương ngũ hành từ hàng ngàn năm qua =>Góp phần quan trọng trong việc đẩy nền văn minh Đông phương vào sự huyền bí. Trong các bản văn cổ chữ Hán còn lưu truyền; chúng ta có thể thấy khái niệm Thiếu Âm; Thiếu Dương; Thái Âm; Thái Dương trong Hoàng Đế Nội Kinh tố vấn nhưng luôn đi kèm vớI Ngũ Hành; như: Thiếu Dương tướng Hoả; Thái dương hàn Thuỷ.vv….Đây cũng là một bằng chứng sắc sảo nữa cho thấy: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh ngay từ những khái niệm khởi nguyên của nó.
    Về sự tương tác có ngay từ giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì khoa học hiện đại cũng chứng tỏ rằng:
    Tương tác là nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân cuốI cùng của vạn vật. Nguồn gốc và bản thể của thế giới được nghiên cứu nhận thức theo nguyên lý tương tác. Hình thức tương tác như thế nào thì bản chất của sự việc như thế đó.
    Chính vì thế nên Dịch kinh mới viết về sự quán xét Tượng khi đoán quẻ => tức là quán xét sự tương tác. Và chính các nhà lý số khi đoán quẻ cân nhắc ngũ hành sinh khắc =>thực chất là quán xét sự tương tác giữa các thể tính trên thực tế =>quán xét diễn biến hiện tượng mà quẻ tìm được.
    Tất cả mọi hiện tượng trên chỉ xảy ra trong khoảng thời gian cực ngắn =>do xuất phát điểm là một trạng thái tuyệt đối. So vớI cái tuyệt đốI /10 luỹ thừa – 43 giây là một thời gian quá dài. Tốc độ khởI nguyên của vũ trụ =|O| cũng chính là tốc độ giới hạn của vũ trụ.
    các bạn thể so sánh hình ảnh sự vận động của vũ trụ hiện nay trong hình dưới đây với ba đỉnh của tam giác biểu tượng cho vị trí quan sát trong vũ trụ:

    hình

    Như vậy; với cách giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành; chúng ta có thể so sánh với những hiện tượng vật lý vũ trụ mà khoa học hiện đại đã phát hiện để chứng tỏ tính hợp lý của nó:
    * Với hình trên; dù quan sát ở bất kỳ vị trí nào trong vũ trụ chúng ta cũng thấy các Thiên Hà đang chạy xa nhau. Nhưng nguyên nhân của nó được giải thích theo một cách khác => Sự bùng nổ từ một trạng thái tuyệt đối =>Thái Cực/khác với/ Sự bùng nổ từ trạng thái hữu hạn:Bigbang =>Không lý giải được trạng thái khởi nguyên và những hạn chế từ khái niệm ý thức =>dẫn đến sự ngự trị của Thương Đế.
    * Hiện tượng bức xạ tàn dư tồn tại trong vũ trụ => Được giảI thích như nhau sau sự bùng nổ. Nhưng theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì bức xạ này chỉ hình thành khi vũ trụ đã xuất hiện những chuyển động cong định hướng.
    Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành - với quan niệm của nó còn giải thích được nhiều hiện tượng khác mà thuyết Bigbang không thể giải thích đươc:
    * Sự chuyển động cong của tất cả mọi thể tính trong vũ trụ từ các hạt vật chất nhỏ nhất đến các Thiên Hà khổng lồ => Không thể có chuyển động thẳng trong trạng thái tuyệt đối =>không có bắt đầu và kết thúc.
    * Các nhà khoa học hiện đại với các phát minh mớI nhất của họ đã chứng tỏ trên thực tế một tốc độ vũ trụ lớn hơn tốc độ ánh sáng và trên lý thuyết =>Gấp 310 lần tốc độ ánh sáng (Lý thuyết này chưa được công nhận) => Thuyết Âm Dương Ngũ hành vớI khái niệm Thái Cực, chứng tỏ tốc độ giới hạn của vũ trụ là tuyệt đối =|O|. Đây là một thực tại chỉ có tính lý thuyết và không thể kiểm chứng. Cái tương đối không thể kiểm chứng được cái tuyệt đối. Nhưng hy vọng sự kiểm chứng của khoa học trong tương lai có khả năng tiệm cận với các tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng sẽ chứng minh điều này. Đoạn trích dẫn sau đây, chứng minh sự tiếp cận của khoa học hiện đại vớI những tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng:

    Thông tin có thể truyền nhanh hơn ánh sáng?
    Vài năm gần đây, nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy ánh sáng truyền trong các môi trường khí siêu lạnh có vận tốc lớn hơn vận tốc truyền trong chân không. Trong khi đó lý thuyết tương đối của Einstein lại khẳng định "không có vật nào có thể chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không". Liệu các kết quả thực nghiệm ở trên có đáng tin cậy hay lý thuyết tương đối của Einstein đang bộc lộ các mặt hạn chế của nó?... Để giải đáp cho các câu hỏi trên, nhiều giả thuyết vật lý đã được đưa ra. Nếu các kết quả thực nghiệm trên là đáng tin cậy, thì điều này đồng nghĩa với một thực tế là "kết quả" có thể có trước "nguyên nhân", trái với quy luật "nhân - quả" thông thường mà chúng ta đã biết. Một thí dụ đơn giản, bạn có thể đọc được tất cả những gì tôi đang viết trước khi tôi viết xong... Nó cũng có nghĩa là thông tin có thể truyền nhanh hơn ánh sáng. Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu thông tin truyền nhanh hơn vận tốc ánh sáng? Khi đó, bất kỳ thiết bị sử dụng nào (thiết bị thu - phát tín hiệu) cũng có thể bị phá hủy dễ dàng bởi một xung ánh sáng tới (do vận tốc quá lớn), gây ra sự chồng chéo và hiện tượng quá tải về thông tin… đó thực sự là một thảm hoạ đối với nhân loại! Trên thực tế, chúng ta coi ánh sáng là một chùm các hạt proton chuyển động với tốc độ thay đổi. Và chúng ta hoàn toàn có thể gán cho chuyển động của toàn bộ chùm hạt với một vận tốc nhóm. Tuy nhiên, một giả thiết có thể đặt ra là thậm chí nếu một số photon ở đầu xung chuyển động với vận tốc lớn hơn vật tốc ánh sáng (giả sử như vận tốc nhóm lớn hơn vận tốc ánh sáng), thì xung vẫn không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc truyền thông tin, nó sẽ chỉ truyền thông tin trong trường hợp tất cả các photon đều đã đến nơi. Nhưng một câu hỏi đặt ra là: Tốc độ của thông tin trong một xung là bao nhiêu? Một số nhà vật lí cho rằng tốc độ thông tin có lẽ là vận tốc nhóm, trong khi đó số khác cho rằng trong tất cả các trường hợp tốc độ truyền thông tin luôn nhỏ hơn, hoặc cùng lắm là bằng vận tốc ánh sáng. Tuy nhiên, trong thực tế phần lớn các nhà vật lí đều thừa nhận có sự khác nhau giữa vận tốc nhóm và tốc độ lan truyền thông tin. Daniel Gauthier và các cộng sự thuộc trường Đại học Duke ở Durham, North Carolina, Mỹ gần đây đã tìm ra câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Thông qua nghiên cứu của mình, họ đã quan sát được tốc độ truyền thông tin trong môi trường, nơi mà một số photon chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng. Điều quan trọng mà các tác giả đã chỉ ra là việc truyền thông tin không đơn thuần chỉ là vấn đề gửi tín hiệu đi. Thông tin cần phải được mã hoá và giải mã trong quá trình truyền và nhận tin. Đơn giản như ánh sáng có thể trở nên sáng hơn (khuyếch đại cường độ) trước khi truyền, để tránh sự tổn hao năng lượng trong quá trình truyền tin. Các tác giả cũng cho rằng tốc độ truyền tin cực đại tương ứng với thời điểm sớm nhất mà chúng ta ghi nhận được thông tin đến. Quá trình ghi nhận thông tin diễn ra trong một thời gian xác định, nó phụ thuộc vào dạng của xung và lượng nhiễu nền có mặt. Trong khi đó các máy thu cần phân biệt được đâu là sự thay đổi của thông tin, của nhiễu... Thông tin thực sự mà chúng ta ghi nhận được đã phải trải qua các quá trình mã hoá, giải mã và loại nhiễu nền và vì vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian truyền tin. Mọi giả thiết vật lý đều chỉ được thừa nhận khi chúng được kiểm chứng thông qua các quan sát thực nghiệm. Thành công mà Daniel Gauthier và các cộng sự gặt hái được là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ: "Thông tin sau khi được mã hoá ở dạng xung và truyền trong môi trường khí các nguyên tử Kali là chậm hơn so với thông tin ở dạng xung - truyền trong chân không với vận tốc ánh sáng". Thậm chí khi vận tốc nhóm của xung vượt xa vận tốc ánh sáng, vận tốc truyền thông tin vẫn sẽ không thể vượt qua được vận tốc ánh sáng. Điều đó có nghĩa là "thông tin thực sự không thể truyền nhanh hơn ánh sáng" Trich VnExpress/2/11/2003
    Qua đoạn trích dẫn trên; các bạn cũng thấy một thực tế là: Tốc độ vũ trụ có thể lớn hơn tốc độ ánh sáng và hai v/d được đặ ra:
    1) Thông tin không thể truyền nhanh hơn ánh sáng.
    2) Nếu thông tin truyền nhanh hơn ánh sáng thì sẽ là một thảm học thông tin.
    Có thể nói cả hai v/d đặt ra đều đúng; nhưng chỉ đúng với phương tiện hiện có.
    Tôi hy vọng rằng: VớI tốc độ khác nhau thì cấu trúc và dạng tồn tại của vật chất sẽ khác nhau. Do đó; vớI tốc độ =|O| thì chính là dạng tồn tại của sự tuyệt đối.

    * Chính tính tuyệt đối này giải thích tính nhận biết (Tính thấy) của các trạng thái vận động của vật chất trong quá trình hình thành và tiến hoá trong vũ trụ=> thông qua các phương tiện nhận biết có thuộc tính vật chất trong những cá thể =>do ĐỘNG/TĨNH phân biệt. Đây cũng là điều mà Đức Thích Ca minh giảng=>”Tất cả chúng sinh đều có Phật tính và bình đẳng trước Phật”…. Đây cũng chính là cơ sở của nền văn hiến Lạc Việt => Tình yêu thương con ngườI và sự hoà nhập với thiên nhiên.
    * Tất cả vũ trụ đang vận động có qui luật; sau khi sự bùng nổ trở lại trạng thái ổn định. Chính tính qui luật được nhận thức này thể hiện trong thuyết Âm Dương Ngũ hành đã làm nên khả năng tiên tri của nó. Với nhận thức của khoa học thì không có tính qui luật sẽ không có khả năng tiên tri. Về vấn đề này/ cho dù có thể xuất phát từ những cái nhìn khác nhau về khả năng lý giải hiện tượng tiên tri =>thì tinh chân lý/hợp lý của một lý thuyết thống nhất buộc nó phải giảI thích được theo những tiêu chí khoa học và phải lý giải cả những hiện tượng tiên tri mà không ít quí vị cho rằng 04.gifo trực giác tâm linh. Tôi cho rằng: Tính tiên tri là hệ quả của một lý thuyết => có sau lý thuyết. Thực tế hiện hữu của những lý thuyết khoa học hiện nay chứng minh điều này =>Do đó; những phương pháp luận lý giải khả năng tiên tri của học thuyết này chỉ xuất hiện sau khi lý thuyết đã hoàn chỉnh.
    Chính sự phát triển của khoa học hiện đại - đặc biết là các lý thuyết khoa học hiện đạI => Đã hé mở cho chúng ta cánh cửa huyền bí của nền văn minh Đông phương/ Mà cho đến nay; một số nhà khoa học hàng đầu đã có sự liên hệ về mặt hiện tượng (Đạo của vật lý/ đã trích dẫn). Điều này cũng chứng tỏ sự tiên tri kỳ vĩ của nền văn minh Lạc Việt qua truyện Trê Cóc. Tôi tin rằng: Với những di sản văn hoá phi vật thể của nền văn minh Lạc Việt kết hợp vớI những thành tựu mà khoa học hiện đại trong hiện hữu và trong tương lai => sẽ dẫn đến sự hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành /Một lý thuýết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước.
    Như vậy; với sự lý giải sự khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành là một bằng chứng nữa chứng tỏ giả thuyết đã chứng minh qua cổ thư còn lại: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất và hoàn chỉnh trên thực tế trong quá khứ đã tồn tại của nó. Ngũ hành là những khái niệm diễn tả thực tại vận động có thuộc tính vật chất ngay từ giai đoạn đầu hình thành vũ trụ mang tính biểu kiến. Bởi vây; ngũ hành =>Kim, Mộc ,Thuỷ, Hoả, Thổ không phải là những khái niệm cụ thể thô sơ trực quan khi con người nhận thức thực tế môi trường trái Đất: Thuỷ là nước; Mộc là Cây… =>Tất cả chỉ là hình tượng của Ngũ hành.
    Nhưng vấn đề chắc chắn chưa thể dừng lại ở đây. Vì chúng ta đều thấy rằng: Từ khi con người – trong chuỗi thời gian lịch sử hiện nay đã nhận thức đươc - nhận thấy trái đất quay cho đến khi làm ra một phương tiện mà cách đây hơn 100 năm có thể coi là thần thánh => Chiếc DT cầm tay => thời gian đã là gần 500 năm với sự phát triển đếu khắp của các mặt trong quan hệ xã hội. Vậy từ sự khởI nguyên vũ trụ theo cách giải thích của một học thuyết cho đến => để có một tri kiến tiên tri đến chi tiết đòi hỏI hàng ngàn năm đã trôi qua. Nên sự phục hồi hoàn chỉnh một học thuyết đã thất truyền không thể đơn giản. Có lẽ nó cần đến một sự cộng tác của nhiều ngành khoa học và có tính quốc tế. Hoặc chí ít cũng là sự cộng tác của nhiều nhà nghiên cứu thực sự có nhiệt tình và khả năng. Nhưng; nếu quả thực thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất mà nhân loạI đang mơ ước => Tức là nó vượt xa trí thức của nhân loại hiện đại =>Vấn đề sẽ được đặt ra=> Nó thuộc về nến văn minh nào trong quá khứ của nhân loại?
     
  12. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Năm mới chúc cả nhà mạnh khỏe, Hạnh phúc, Thành công!

    ''Định mệnh Có hay Không'' câu hỏi này năm mới chúng ta vẫn phải tiếp tục cùng nhay làm sáng tỏ, tuy rằng theo bài viết, nó đã được lý giải hàng ngàn năm rồi.
     

Chia sẻ trang này