1. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    Tiên Thiên Và Hậu Thiên Luận​


    Đoán quẻ về Hậu Thiên, tốt hay xấu chỉ luận về quái (quẻ) mà thôi, không cần dùng đến Hào từ của Dịch; còn Hậu Thiên lại dùng Hào từ gồm luôn cả Quái từ mà đoán, tại sao thế?

    Vì Tiên Thiên trước được số chưa được quái (quẻ), như vậy là chưa có Dịch Thư(2) mà đã có dịch lý trước rồi, cho nên không cần dùng đến Dịch thư nữa, mà chỉ chuyên lấy quái (quẻ) mà đoán thôi.

    Còn Hậu Thiên trước tiên được quái (quẻ) rồi dùng quái mà vạch ra Từ sau Dịch vậy, cho nên dùng Hào từ gồm luôn cả Quái từ mà đoán.

    Và cách bố quái (khí quái hay dàn quái) Tiên thiên không giống Hậu Thiên, như cách bố quái của Hậu Thiên mà số cũng bất đồng nhất (khác nhau), Nay nhiều người tính: Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Trung cung 5, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Ly 9; lấy những số ấy dùng để tính quẻ.

    Vì Thánh nhân làm Dịch vạch ra quái (quẻ) đầu tiên lấy Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái thêm vào một bội số thì tự thành ra Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8; vậy chiêm bốc, bố quái hợp với những số ấy mà dùng.

    Vả nay nhiều người bố quái Hậu Thiên phần nhiều không gia thời, lập được một quẻ chỉ lấy một Hào động, mà lại không dùng đến đạo biến thông. Vậy lập quẻ Hậu Thiên tất phải gia thời mới được.

    Lại như quái Tiên Thiên định thời ứng kỳ, thì lấy Quái khí:

    - Như Càn Đoài ứng vào Canh Tân và năm, ngày thuộc Kim, hoặc Càn tức ngày, giờ Tuất Hợi; Đoài tức ngày, giờ Dậu.

    - Như Chấn, Tốn phải ứng vào Giáp Ất và năm, ngày thuộc Mộc, hoặc Chấn tức Mẹo, Tốn tức Thìn.

    Hậu Thiên: Lấy số quẻ gia thêm số giờ (thời) tổng cộng để phân định ứng kỳ của sự việc, và phân ra bằng đi, ngồi, đứng, làm mau, chậm. Số quẻ gia thời đó, ứng được việc gần, mà chẳng có thể xét định việc xa hơn, nên phải hợp số cả Tiên Thiên và Hậu Thiên lại quyết đoán ứng kỳ vậy.

    Vả lại phàm toán quẻ để đoán cát hung, mà thấy rõ sự lý, thì chỉ thấy được toàn quái, Thể dụng sinh khắc, với tham khảo luôn cả Dịch từ, vậy mới linh thông.

    Ngày này theo quái Hậu Thiên không dùng tới Lục Thập Hoa Giáp, mà chỉ dùng giờ, phương, tốt xấu, bại, vong để trợ đoán mà thôi, và Lịch tượng tuyển thời (coi chọn ngày giờ) thì Chu Dịch lại càng không thích ứng, nên không dùng đến nữa.
     
  2. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    Truyền Lại Lời Đoán Các Quẻ​


    Phàm toán quẻ phải lấy Thể làm chủ, song le đôi khi không luận đến Thể. Thí dụ:

    - Toán bức hoành phi của chùa Tây Lâm Tự, được quẻ Sơn Địa Bác, Thể Dụng, Hổ Biến đều thầy tỵ hòa thời biết là tốt rồi, nhưng lại cho là quẻ không tốt, là sao vậy?

    Xét theo lý: chỗ chùa chiền là chỗ riêng biệt của phái dương (nam phái) ở, nay quẻ Hổ Biến ra lại thấy thuần âm (toàn âm hay toàn nữ); như vậy thấy rõ quần âm bác dương (phái âm chia rẽ phái dương, lộn xộn), đó là lý tự nhiên. Vậy nên không cần xét đến Tể Dụng thì ta đã biết rồi.

    - Lại toán quẻ có người hỏi: "Kim nhật động tịnh như hà?" (Hôm nay động tịnh ra sau?)

    Toán được quẻ Địa Phong Thăng, sơ hào động, Dụng khắc Thể quái, nên không có sự ăn uống thịnh soạn mà cũng sẽ có người đến mời, dầu sự ăn uống sơ sài, mà cũng có mời, vì sao vậy?

    Vì người ấy (người hỏi) đang lúc ấy, nó ứng với triệu ngày, vả chăng xét đến hai chữ: "như hà" 如 何, có hai chữ Khẩu (口) là miệng nó trùng với chữ Đoài (兌) cũng có chữ Khẩu (口).

    - Lại có quẻ Dụng không sinh quẻ Thể, nhưng Hổ và Biến quái lại sinh Thể nên tốt. Ví như quẻ "Chàng thiếu niên có vẻ mặt vui được quẻ Bí vậy.

    - Lại nữa quẻ Dụng không sinh quẻ Thể, mà Hổ và Biến quái lại khắc quẻ Thể ấy là xấu. Ví như quẻ "Con bò rống tiếng bi thảm" toán được quẻ Địa Thủy Sư.

    Người thiếu niên kia đã sẳn có vẻ mặt vui vẻ mà quẻ Dịch lại bảo: "Thúc bạch tiển tiển chi triệu" (Cái triệu bó lụa hoa). Như vậy đã thấy hai triệu chứng tốt rồi, quẻ Hổ biến ra lại thấy tướng sinh lại càng tốt thêm lên nữa. Tuy là Dụng không sinh Thể nhưng cũng vô hại.

    Còn như toán "Con bò rống kêu thê thảm" kia đã biết trước triệu xấu rồi, mà quẻ Dịch lại bảo rằng: "Dư thi chi hung" (tức là xe chở thây) là xấu.

    Hổ Biến quẻ ra lại thấy tương khắc lại càng thêm xấu hơn lên. Tuy hào Dụng không khắc Thể cũng chẳng yểm được sự xấu. Như thế mới biết đoán quẻ Dịch, tức phải dùng đến lý mới xét được linh nghiệm, không nên chấp một vài sự nhỏ nhặt mà đoán.

    Ghi chú: (1) Điền: ruộng, đất đai.
    (2) Dịch Thư: Chu Dịch.
     
  3. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    Bát Quái Tâm Dịch Thể Dụng Lệ Luật​


    Pháp thuật của Tâm dịch là do nơi Thể và Dụng rất thiết yếu.

    Ta lúc trẻ đọc sách Chu Dịch thường tham khảo Số học để hiểu được Tâm dịch là quái số, trước tiên học khởi quái để biết được cát hung, cũng như dùng gáo để đong lường mước biển, không biết đến chỗ cùng. Sau được Trí nhân truyền trao cho lệ luật Thể Dụng Tâm dịch mới đoán được linh thông. Nhờ sự công hiệu có thể chứng được. Như người Do Cơ bắn tên trăm phát trăm trúng. Được vậy, nên căn cứ vào Thể Dụng xét lý về Ngũ hành sinh khắc, tỵ hòa để giải bày sự cát hung, cùng biến, nguy nan, ấy là pháp thuật kỳ diệu của Dịch số. Đời mà có người có chí kiên thành nắm được cái thâm bí đó ít có lắm vậy.

    Thể Dụng Tổng Quyết


    Như Dịch quái là phơi bày đạo chiêm bốc, thì lấy Dịch quái làm thể, lấy sự chiêm bốc làm Dụng để ngụ ý cho Động và Tịnh quái để phân chia chủ và khách ấy là cái chuẩn tắc của sự chiêm bốc.

    Đại để cái thuyết Thể và Dụng là:

    Thể quái làm chủ, Dụng quái làm sự việc, Hổ quái là trung gian của Sự và Thể, khắc ứng và Biến quái là kết quả của sự việc. Quái khí của Ứng thể thì phải khí thịnh, chớ không được khí suy.

    Khí thịnh như:
    - Xuân thì Chấn, Tốn.
    - Hạ thì Ly.
    - Thu thì Càn, Đoài.
    - Đông thì Khảm.
    - Bốn tháng tứ quý (tháng 5, 6, 9 và 12) thì Khôn, Cấn.

    Khí suy như:
    - Xuân thì Khôn, Cấn.
    - Hạ thì Càn, Đoài.
    - Thu thì Chấn, Tốn.
    - Đông thì Ly.
    - Bốn tháng tứ quý thì Khảm đều gọi là khí suy.
     
  4. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    Tha Quái​


    Thể quái chịu nhận Tha quái sinh, không nên Tha quái khắc Thể.

    Tha quái là Dụng quái, Hổ Quái và Biến quái.

    - Sinh như: Càn, Đoài thuộc Kim là Thể, gặp Khôn, Cấn thuộc Thổ là sinh.

    Khôn, Cấn thuộc Thổ là Thể gặp Ly thuộc Hỏa là sinh.

    Ly thuộc Hỏa là Thể mà gặp Chấn, Tốn thuộc Mộc là sinh.

    - Khắc như: Thể Kim gặp Hỏa là khắc, Thể Hỏa gặp Thủy là khắc v.v...

    Cái thuyết Thể và Dụng tức là Động với Tịnh làm chủ và khách trong Bát Quái Ngũ Hành sinh khắc.

    Thể tức là chính mình. Dụng là ứng vào nguyên nhân sự việc.

    Vậy nên, Dụng phải sinh ra Thể và Thể phải khắc Dụng mới tốt. Thể mà thịnh thì tốt, Thể suy thì xấu.

    Dụng khắc Thể không nên, Thể sinh Dụng cũng bất lợi. Thể có nhiều đảng là Thể thịnh, còn dụng có nhiều đảng tất Thể phải suy.

    Tỷ như Thể là Kim, mà Hổ Biến ra đều là quẻ thuộc Kim tức là Thể có nhiều đảng hơn.

    Còn như Dụng là Kim, mà Hổ Biến ra đều là quẻ thuộc Kim, tức là Dụng có nhiều đảng hơn.

    Thể mà sinh Dụng gọi là Tiết khí (khí lộ ra ngoài như mùa Hạ là Hỏa mà gặp quẻ Thổ nghĩa là Thể là Hỏa mà sinh Dụng là Thổ).

    Giữa Thể và Dụng mà tỵ hòa là tốt. Hổ quái là trung gian của biến ứng và thuộc về thời kỳ sau cuối cho nên Dụng trước tốt mà biến ra thấy xấu ấy là triệu trước tốt sau xấu. Còn Dụng trước xấu khi biến ra thấy tốt, ấy là triệu trước xấu sau tốt.

    Thể khắc Dụng trăm việc đều hay; Dụng khắc Thể mọi việc đều hỏng; Thể sinh Dụng tất phải hao tài; Dụng sinh Thể tăng phần tươi sáng, Thể và Dụng tỵ hòa trăm việc đều thuận lợi.
     
  5. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    Xem Trong Toàn Quái Mà Có Quẻ Sinh Thể
    (thì tốt xấu thế nào?)​


    Quẻ Càn: Sinh Thể thì các việc công môn có sự vui mừng; hoặc công danh hiển đạt, hoặc làm quan có tài, hoặc việc thưa kiện thắng lý. Hoặc có lợi về kim báu, hoặc có người già tuổi tiến tiền của, hoặc có quý nhân tôn trưởng gia ân, hoặc có việc mừng về quan sự.

    Quẻ Khôn: Sinh Thể chủ sự vui mừng về ruộng đất, hoặc do điền thổ mà có tài, hoặc có người ở cùng làng đem đến sự lợi ích, hoặc có đàn bà làm lợi cho mình, hoặc có lợi về hoa quả mùa màng, hoặc có lợi về vải lụa.

    Quẻ Chấn: Sinh Thể chủ lợi về sơn lâm sản, hoặc do sơn lâm mà phát tài, hoặc có sự vui mừng trong sư hoạt động, hoặc có tài về hướng Đông, hoặc buôn bán về loại mộc có lợi, hoặc có người họ, tên mang bộ thảo mộc làm lợi cho mình.

    Quẻ Tốn: Sinh Thể chủ lợi về sơn lâm sản, hoặc do sơn lâm mà có tài, hoặc có tài lợi về hướng Đông Nam, hoặc nhân có người có họ, tên mang bộ thảo mộc làm lợi cho mình, hoặc lợi về quả, trà, hoặc có người biếu tặng trà, quả, rau ráng. Nói tóm lại là tất cả có lợi về loài Thảo Mộc.

    >Quẻ Khảm: Sinh Thể có sự vui mừng về phương Bắc đem tới, hợac có tài về hướng Bắc, hoặc có người ở gần sông nước đem tới, hoặc buôn bán về nghề cá, muối, rượu, văn thơ giao dịch mà có lợi, hoặc có người cho rượu, cá, muối. Nói tóm lại là tất cả có lợi về loài bộ Thủy.

    Quẻ Ly: Sinh thể chủ có tài về hướng Nam, hoặc có người ở hướng Nam làm tài lợi cho mình, hoặc có sự vui mừng về văn thơ, hoặc có lợi về các xưởng đúc, các lò đúc đồ sắt, hoặc có người mang tên bộ Hỏa làm lợi cho mình. Nói tóm lại tất cả có lợi về loại thuộc Hỏa.

    Quẻ Cấn: Sinh Thể chủ có tài về hướng Đông Bắc, hoặc có người ở hướng Đông Bắc đem tài lợi, hoặc có tài về sơn lâm điền thổ, hoặc có người có họ tên mang bộ Thổ hay người mang tiếng cung(1) (tức là tiếng cung trong ngũ âm) đem tài lời cho mình, mọi sự đều yên ổn, mọi sự đều có thủy có chung.

    Quẻ Đoài: Sinh Thể chủ có tài lợi về hướng Tây, hoặc do người ở hướng Tây đem tài lợi đến, hoặc có sự vui tươi, hoặc được ăn uống, hoặc được lợi về buôn bán vàng ngọc, hoặc có người tên họ mang bộ Khẩu làm lợi cho mình, hoặc chủ khách có việc vui mừng, bè bạn kết tập mua vui, hoặc có người có tiếng thương(2) (tức là tiếng thương trong ngũ âm) làm lợi cho mình.

    Ghi chú:
    (1) Tiếng Cung, như ta nói người nói giọng Thổ.
    (2) Tiếng Thương, như ta nói người nói giọng Kim
     
  6. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    Những Quẻ Khắc Thể
    (thì tốt xấu thế nào?)​


    Quẻ Càn: Khắc Thể, là triệu có sự lo lắng về công môn, hoặc có sự lo buồn trong gia trạch, hoặc mất của, hoặc hao tổn về ngũ cốc, hoặc oán giận cùng tôn trưởng hoặc bị tội với cấp trên.

    Quẻ Khôn: Khắc Thể, chủ có sự lo lắng về điền thổ, hoặc vì điền thổ mà tổn hại, hoặc bị tiểu nhân làm hại, hoặc bị đàn bà lấn hiếp, hoặc bị mất của về vải sợi, hoặc thất chí lổ lả về ngũ cốc.

    Quẻ Chấn: Khắc Thể, chủ bị sợ hãi rối loạn thường thường nơm nớp hoặc trong lòng chẳng được yên, hoặc trong gia trạch có tai biến, hoặc có người họ tên mang bộ Thảo mộc xâm lăng, hoặc bị thất thoát về sơn lâm.

    Quẻ Tốn: Khắc Thể, chủ sự lo lắng, hoặc mưu sự gì về sơn lâm, mưu sự thất bại, hoặc có người tên họ mang bộ Thảo mộc làm hại, hoặc người ở Đông Nam mưu sự, kỵ giao tranh, sinh sự với đàn bà.

    Quẻ Khảm: Khắc Thể, chủ có sự hiểm họa, hoặc bị cướp bóc hoặc có oán thù với người ở ven nước, hoặc bị tai nạn sau khi rượu chè, hoặc bị hãm hại trong lúc ăn uống, hoặc cùng với người phương Bắc gây họa.

    Quẻ Ly: Khắc Thể, chủ bị văn thư quấy rối, hoặc kinh sợ về hỏa hoạn, hoặc có nhiều âu lo từ phương Nam tới, hoặc có người mang tên họ bộ Hỏa gây rối loạn.

    Quẻ Cấn: Khắc Thể, mọi việc liên lụy, trăm việc trở ngại, hoặc bị hao tổn về sơn lâm, hoặc có người tên họ mang bộ Thổ gây loạn, đề phòng họa do phương Đông Bắc tới, hoặc ưu lo về mộ phần bất yên.

    Quẻ Đoài:
    Khắc Thể, chẳng lợi về hướng Tây, chủ khẩu thiệt nhiều sự rối ren, hoặc có người mang tên họ bộ Khẩu gây rối loạn, hoặc bị thương què gãy, hoặc do ăn uống mà sinh ưu sầu.

    Nếu không có quẻ sinh Thể hay khắc Thể thì tùy theo bổn quẻ mà đoán.
     
  7. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    I.- Chiêm Về Thời Tiết


    Phàm chiêm về thời tiết chẳng cần phân Thể Dụng, chỉ xem toàn quái lấy ngũ hành hợp lại mà suy như: nhiều Ly thì trời tạnh; nhiều Khảm thì trời mưa; nhiều Khôn thì trời âm u. Càn chủ tạnh ráo; nhiều Chấn ở vào mùa Xuân, Hạ thì có tiếng vang; nhiều Tốn thì gió dữ; nhiều Cấn thì mưa lâu rồi sẽ tạnh; nhiều Đoài trời chẳng âm u cũng thì có mưa.

    Mùa Hạ mà chiêm được nhiều quẻ Ly mà không có Khảm thì trời nắng hạn chang chang; mùa Đông mà thấy nhiều Khảm mà không có Ly thì trời vần vũ tuyết ủ ê.

    Xem toàn quái nên gồm cả Hổ quái, Biến quái, còn ngũ hành là: Ly thuộc Hỏa chủ trời tạnh; Khảm thuộc Thủy chủ trời mưa; Khôn thuộc Thổ là khí đất chủ u ám; Càn là trời chủ tạnh ráo; Chấn là sấm; Tốn là gió.

    Mùa thu và mùa Đông có nhiều Chấn tuy không phải thời tiết, nhưng cũng có sấm lạ thường; nếu có Tốn giúp thêm thì gió lớn làm chấn động kinh hồn. Cấn là khí của sơn vân, nên mưa lâu mà gặp Cấn thì trời tạnh. Cấn là thôi (dứt) lại có nghĩa là Thổ khắc Thủy vậy. Đoài tượng trưng cho cái hồ, cái đầm, nên nếu không mưa thì trời cũng u ám.

    Ôi! Biệt luật của Tạo hóa rất khó giải; Lý số cũng phải dựa vào cái lý cho thật kỳ diệu; Càn tượng trưng cho Trời, bốn mùa tạnh ráo; Khôn tượng trưng cho đất, là một khí tiết bi đát. Càn Khôn lưỡng đồng, tạnh mưa biến đổi; Khôn Cấn gồm đôi, nhâm tối bất thường.

    Quái số có âm có dương, Tượng số(1) có chẳn có lẽ. Âm thời mưa, Dương thời tạnh, chẳn lẽ chồng chất bí ẩn (kín ngầm) huyền vi. Khôn là ngôi lão mẫu, tạnh lâu ắt phải mưa, âm khí nặng nề, mưa lâu ắt phải tạnh. Nếu gặp Trùng Khảm (hai quẻ Khảm), Trung Ly (hai quẻ Ly) khi mưa khi tạnh.

    Khảm là Thủy thì phải mưa; Ly là Hỏa thì phải tạnh. Càn Đoài là Kim, về mùa Thu thì tạnh ráo; mùa Đông tuyết sa lạnh buốt; Khôn cấn thuộc Thổ, về mùa Xuân thì mưa thấm nhuần, mùa Hạ lại nắng gắt.

    Dịch viết:

    Vân tòng long, Phong tòng Hổ và,
    Cấn vi vân, Tốn vi Phong.

    Cấn Tốn trùng phùng thì gió mây giao hiệp, cát bay đá dậy khuất che mặt trời, tối tăm rừng núi, bất chấp thời tiết cả hai chẳng nài.

    Khảm trên Cấn dưới (quẻ Khảm nằm trên quẻ Cấn) bủa giăng mây mù; nếu Khảm nằm trên Đoài, sương động thành tuyết; Càn Đoài là tuyết sa, mưa đá; Ly là Hỏa biểu hiệu chớp, cầu vồng; Ly là điện, Tốn là Lôi cả hai giao hợp thì sấm chớp vang rền.

    Khảm là vũ, Tốn là phong bỗng nhiên tương ngộ, thì gió mưa nổi trận lôi đình; Quẻ Chần mà trùng phùng thì sấm vang ngàn dậm; hai Khảm chồng nhau thì mưa nhuận thấm muôn trùng.

    Ấy là cái nguyên nhân của quái thể trùng phùng, nay lại suy tường Hậu tượng mà quyết đoán.

    Thiên Địa Thái, Thủy Thiên Nhu là tượng mưa dây dưa, hôn ám.

    Thiên Địa Bỉ, Thủy Dịa Tỷ là hình dáng tối tăm mịt mù. Nếu Thuần Ly (hai quẻ Ly), về mùa Hạ thì hạn hán; tứ quý đến tạnh ráo

    Thuần Khảm (hai quẻ Khảm), về mùa Đông thì rét lạnh, mưa dầm dề, khó bề tạnh ráo; gặp Cấn thì mưa dứt ngay, nắng luôn luôn trương nhựt, cơ ấy là như vậy.

    Lại như Thủy Hỏa Ký Tế, Thủy Hỏa Vị tế, thì phong vân biến cố bất thần; Phong Trạch Trung Phu, Trạch Phong Đại quá, ba tháng mùa Đông mưa sa tuyết rụng; Thủy Sơn Kiển, Sơn Thủy Mông, đi đâu phải lo sấm lấy dù; Địa phong Thăng, Phong Địa Quan, không nên đi thuyền đề phòng tai biến.

    Ly nằm trên Cấn: sáng mưa chiều tạnh; Ly Hổ thành Cấn: sáng tạnh chiều mưa. Tốn Khảm Hổ Ly tất thấy ráng, cầu vồng; Tốn Ly Hổ Khảm cũng chung một cuộc.

    Cần nên dò xét kỹ càng, không chấp nê một lý. Chấn Ly có chớp, sấm, ứng vào mùa Hạ. Càn Đoài có sương tuyết, thiết nghiệm với mùa Đông.

    Tạo Hóa chi lý, rộng vậy thay, Số Lý chi diệu, rất sâu, rất kín, hiểu thấu đạo thánh hiền xưa truyền để lại, ta đáng cung, đáng kính mà thọ báu truyền.
     
  8. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    II.- Chiêm Nhân Sự ​


    Chiêm nhân sự cần xét Thể, Dụng. Thể quái là chủ, Dụng quái là khách.

    Dụng khắc Thể chẳng nên, Thể khắc Dụng lại tốt.

    Dụng sinh Thể có sự vui mừng. Thể sinh Dụng thường xảy ra tổn thất.


    Thể Dụng hòa đồng (tỵ hòa) mưu sự có lợi.

    Cần xét thêm Hổ quái và Biến quái để đoán cát hung, nghiên cứu thịnh suy để tường tai hại.

    Chiêm về nhân sự thì dùng toàn chương Thể Dụng Tổng Quyết, để định cát hung. Nếu có quái sinh Thể quái, nên xem chương Bát Quái ở trước Quái sinh Thể có những gì tốt, khắc Thể có những gì xấu. Nếu không thấy có sinh Thể, khắc Thể thì lấy bổn quái mà suy.
     
  9. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    III.- Chiêm Gia Trạch ​


    Phàm chiêm gia trạch lấy Thể làm chủ Dụng làm gia trạch.

    Thể khắc Dụng thì gia trạch vững vàng.

    Dụng khắc Thể thì gia trạch bất an.

    Thể sinh Dụng: nhiều việc tổn hao, ly tán phòng đạo tặc.

    Dụng sinh Thể được nhiều lợi ích, hoặc được của người dâng biếu.

    Thể Dụng tỵ hòa: gia trạch yên ninh.

    Nếu có Quái sinh Thể thì xem lại chương chiêm Nhân sự mà đoán.
     
  10. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    IV.- Chiêm Ốc Xá ​


    Chiêm vụ này phải dùng thời gian sáng tạo. Phàm chiêm ốc xá, lấy thể làm chủ, Dụng làm ốc xá.

    Thể khắc Dụng: chỗ ở vừa ý.

    Dụng khắc Thể: thì gia trạch bất ân.

    Thể sinh Dụng: chủ tư tài suy thối.

    Dụng sinh Thể: gia môn hưng thịnh.

    Thể Dụng tỵ hòa: tự nhiên yên ổn.
     
  11. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    V.- Chiêm Hôn nhân ​

    Xen hôn nhân lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự hôn nhân.

    Dụng sinh Thể: việc hôn nhân thành, hoặc nhân sự hôn nhân có lợi. Thế sinh Dụng: việc hôn nhân không thành, hoặc vì hôn nhân mà có hại.

    Thể khắc Dụng: hôn nhân thành nhưng phải chậm trễ.

    Dụng khắc Thể: bất thành, nếu thành cũng có hại.

    Thể Dụng tỵ hòa rất tốt.

    Phàm xem hôn nhân lấy Thể làm mình, làm chủ, mà Dụng tượng trưng cho nhà thông gia.

    Thể quái mà vượng thì nhà mình được gia môn ưu thắng.

    Dụng quái mà vượng nhà thông gia có địa vị thuận lợi.

    Dụng sinh Thể có tài lợi về sự hôn nhân, hoặc nhà thông gia chiều chuộng theo ý ta. Thể sinh Dụng thì không hộp bỏ quả hoặc mình phải thối sự cầu hôn. Nếu Thể Dụng tỵ hòa: hai bên tương tụ, lương phối nhàn du.

    Càn thì đoan chính mà giỏi, mạnh bạo.

    Khảm là dâm, háo sắc, hay ghen quá độ.

    Cấn sắc hoàng, đa xảo (khéo giỏi).

    Chấn dáng mặt đẹp mà rắn rỏi.

    Tốn tóc ít mà thưa hình xấu, tâm tham.

    Ly đoản, xích sắc, tính khí bất thường, thấp lùn.

    Khôn thì xấu bụng to mà vàng.

    Đoài cao và giỏi, nói năng vui vẻ, sắc trắng
     
  12. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    VI.- Chiêm Sinh Sản ​


    Chiêm sinh sản lấy Thể là mẹ, Dụng là sự sinh.

    Thể Dụng cả hai nên thừa vượng, chẳng nên thừa suy, nên tương sinh, không nên tương khắc.

    Thể khắc Dụng không lợi cho con.

    Dụng khắc Thể chẳng lợi cho mẹ.

    Thể khắc Dụng mà Dụng quái lại suy, chắc con chẳng toàn.

    Dụng khắc Thể mà Thể quái lại suy, ắt nguy cho mẹ.

    Dụng sinh Thể thì lợi cho mẹ. Thể sinh Dụng thì mẹ dễ sinh.

    Thể Dụng tỵ hòa thì mẹ tròn con vuông.

    Nếu muốn biết sinh nam hay nữ, nên dùng Bát quái trước đây mà suy. Dương quái mà dương hào nhiều hơn: sinh nam; Âm quái mà âm hào nhiều hơn: sinh nữ.

    Âm Dương quái hào tương đồng((2) thì xem số người có mặt lúc chiêm, số chẳn lẽ, đó là lý ngẫu nhiên chứng nghiệm.

    Như muốn biết ứng kỳ ngày giờ, thì lấy Khí quái số của quẻ Dụng là quẻ gì, rồi tra nơi mục Thời tự của Bát Quái Vạn Vật trước đây mà đoán.

    Ghi chú:
    (1) Tượng số là hình vẽ Bát quái, có hào 2 vạch là chẳn, có hào 1 vạch là lẽ.
    (2) Âm Dương quái hào tương đồng là đều nhau, bằng nhau.
     
  13. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    VII.- Chiêm Ẩm Thực​


    Phàm chiêm ăn uống lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự ăn uống.

    Dụng sinh Thể, ăn uống no say.
    Thể sinh Dụng bụng không, trống rỗng.
    Thể khắc Dụng tuy có ăn mà gặp sự đình trệ.
    Dụng khắc Thể thì thật toàn vô.
    Thể Dụng tỳ hòa, ăn uống phong túc.

    Trong quái có Khảm thì nhiều rượu, có Đoài thì nhiều mỹ vị; không Khảm không Đoài cả hai đều không.

    Đoài Khảm sinh Thể, rượu thịt ê hề, say sưa lướt thướt.

    Muốn biết ăn uống thức gì, dùng mục ẩm thực mà suy.

    Muốn biết ai là thực khách, dùng Hổ quái mục nhân sự mà luận. Cả hai đều có mục riêng ở Bát quái Vạn vật thuộc loại ở phần I.
     
  14. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    VIII.- Chiêm Cầu Mưu​


    Cầu mưu lấy Thể làm chủ. Dụng làm mưu sự.

    Thể khắc Dụng, mưu tất thành nhưng chậm.
    Dụng khắc Thể, mưu bất thành nếu thành cũng có hại.
    Dụng sinh Thể, mưu sự thành đạt mà có lợi.
    Thể sinh Dụng, mưu sự khó thành chẳng được vừa ý.
    Thể Dụng tỵ hòa, mưu sự xứng tâm.
     
  15. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    IX.- Chiêm Cầu Danh​


    Cầu danh lấy Thể làm chủ, Dụng làm danh.

    Thể khắc Dụng, danh khả thành nhưng phải chậm.
    Dụng khắc Thể danh bất khả thành.
    Thể sinh Dụng, danh bất khả tựu, hoặc nhân danh mà thất chí.
    Dụng sinh Thể, công danh thành toại hoặc nhân danh mà có lợi.
    Thể Dụng tỵ hòa, công danh vừa ý.

    Muốn biết ngày nào thành danh dùng Khí quái của quẻ sinh Thể mà suy.

    Muốn biết chức nhiệm phương sở dùng Biếnquái mà quyết đoán.

    Nếu không có quẻ khắc Thể, thì danh dễ thành, muốn biết nhạt kỳ, thì xem nơi mục Thời tự mà định ngày giờ.

    Bằng như kẻ chiêm quẻ còn tại chức, đìeu kjy nhất thấy quẻ khắc Thể, thấynó tức là thấy họa, nhẹ thì bị khiển trách, nặng thì phải cách chức thôi quan, mà nhật kỳ cũng ứng vào Khí quái khắc Thể, ở mục Bát quái Vạn Vật ở phần I, mục Thời tự mà suy.
     
  16. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    X.- Chiêm Cầu Tài​


    Xem cầu tài lấy Thể làm chủ, Dụng làm tài.

    Thể khắc Dụng có tài, dụng khắc Thể vô tri.
    Thể sinh Dụng ắt tài hao tổn, Dụng sinh Thể, tài càng phát đạt.
    Thể Dụng tỵ hòa, tài lợi khoái tâm.

    Muốn biết ngày có tài, dùng khí quái của quẻ sinh Thể mà suy.

    Muốn biết ngày phá tài, lấy khí quái của quẻ khắc Thể mà đoán.

    Nếu trong chánh quái, thấy có quẻ Thể khắc Dụng, hoặc có quẻ Dụng sinh Thể, tất là có tài, xem khí quái của chánh quái, thì biết ngay nhật kỳ.

    Trái lại, nếu thấy Dụng khắc Thể, hay Thể sinh Dụng, ấy là quẻ phá tài, xem khí quái, biết ngay thời kỳ phá sản.
     
  17. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    XI.- Chiêm Giao Dịch​


    Xem giao dịch lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự giao dịch

    Thể khắc Dụng, giao dịch thành mà chậm.
    Dụng khắc Thể bất thành.
    Thể sinh Dụng nan thành, hoặc nhân sự giao dịch mà hóa ra có hại.
    Dụng sinh Thể tất thành, thành mà có lợi lớn.
    Thể Dụng tỵ hòa giao dịch thành toại.
     
  18. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    XII.- Chiêm Xuất Hành​


    Xem quẻ xuất hành, lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự xuất hành.

    Thể khắc Dụng, xuất hành tốt được nhiều lợi lớn.
    Dụng khắc Thể, đi ắt có họa.
    Thể sinh Dụng ra đi ắt phá tài.
    Dụng sinh Thể, ngoại tài vô lượng.
    Thể Dụng tỵ hòa xuất hành tiện lợi.

    Phàm xuất hành Thể nên thừa vượng và chư quái cần phải sinh Thể mới tốt.

    Quái Thể mà Chấn Càn thì chủ đa động, Khôn Cấn chủ bất động.

    Tốn nên đi bằng thuyền, Ly nên đi bộ hành, Khảm phòng thất thoát, Đoài chủ phân tranh (lộn xộn, khẩu thiệt)
     
  19. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    XIII.- Chiêm Hành Nhân​


    Chiêm hành nhân lấy Thể làm chủ, Dụng làm hành nhân.

    Thể khắc Dụng, hành nhân về mà trễ.
    Dụng khắc Thể, hành nhân không về.
    Thể sinh Dụng, hành nhân chưa về.
    Dụng sinh Thể, hành nhân sẽ tới.
    Thể Dụng tỵ hòa, ngày về sắp tới.

    Lại xem quẻ Dụng mà vượng lại phùng sinh thì hành nhân ở ngoài rất phong túc. Nếu phùng suy mà lại gặp khắc, ắt tại ngoại thọ tai.

    Quẻ Chấn phần nhiều chẳng được an ninh, Cấn thì bị trở ngại, Khảm gặp nhiều hiểm họa, Đoài thì càng lộn xộn phân tranh.
     
  20. vhvd

    vhvd Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    26 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    199
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Mai Hoa Dịch Số

    XVI.- Chiêm Yết Kiến​


    Chiêm yết kiến lấy Thể làm chủ chính mình, Dụng làm người mình muốn gặp.

    Thể khắc Dụng hì gặp; Dụng khắc Thể không gặp.
    Thể sinh Dụng, có gặp cũng khó khăn lắm mà có gặp chăng thì cũng chẳng có lợi gì. Dụng sinh Thể đối diện tương phùng, hòa đàm tương đắc.
    Thể Dụng tỵ hòa, hoan nhiên tương kiến.
     

Chia sẻ trang này