1. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Chúng ta đã dùng phần lớn cuộc đời mình để gầy dựng một nhân sinh quan giới hạn về cuộc đời.



    Trong quan điểm nhìn đó, có một cái “Tôi” độc lập và những thứ khác xoay quanh — hoặc là làm hài lòng “Tôi” hay ngược lại làm tổn hại “Tôi”.



    Chúng ta luôn luôn có chiều hướng sống theo nếp sống nhìn vào mỗi sự, mỗi việc chung quanh ta với một cái nhìn đầy phán đoán:


    cái này “tôi” thích; cái kia không thuận mắt “tôi” tí nào cả; cái nọ làm cho “tôi” bực mình; v.v..


    (sưu tầm )
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng hai 2009
  2. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Và cứ thế, chúng ta cứ bỏ cả đời đi tìm cái “Tôi thích” càng nhiều càng tốt và đẩy ra xa hoặc cho người khác những cái “Tôi không thích”.



    Từ sáng đến tối, chúng ta không hề mệt mõi phân tích, đắn đo, suy tư, kế hoạch cũng chỉ xoay quanh cái: “Tôi”, “thích”, “không thích”.



    Nếu chúng ta tinh tế một chút, chúng ta có thể nhận thấy rằng, dưới khuôn mặt thân thiện giả tạo bên ngoài kia, đều có đầy vẫy những nét lo âu, đau khổ, bất ổn..


    Chúng ta có hàng ngàn phương thức che đậy những nổi ưu tư này: chúng ta ăn quá độ, uống (chất say) quá mức, làm quá giờ, xem quá nhiều TV.


    Chúng ta luôn tìm làm một cái gì đó để khõa lấp cái tâm trạng bất ổn của mình. Phần lớn con người có lối sống như thế mãi cho tới cuối cuộc đời
     
  3. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Giác ngộ không phải là một điều gì mà ta có thể đạt được, mà nó là một trạng thái thiếu vắng một thứ gì khác.


    Cả giai đoạn cuộc đời đã qua, bạn luôn luôn tìm cầu, đeo đuổi những mục đích.


    Giác ngộ thì buông xả những thứ đó, nhưng chỉ nói cũng không mang lại kết quả gì cả.


    Tu tập là việc làm của cá nhân không thể nào làm dùm được.


    Chúng ta có thể đọc cho đến ngàn năm, nó cũng không đưa chúng ta đến đâu cả.


    Chúng ta phải tu tập, và phải nổ lực cho đến cuối cuộc đời mình.



    Cần phải có nhiều nghị lực mới có thể tọa thiền tốt được
     
  4. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Nhưng tọa thiền không phải là việc làm mà ta chỉ cần dụng công trong một hoặc hai năm, để rồi cho chúng ta thuần thục rồi thôi, mà nó là lối tu tập chúng ta sẽ thực hành mãi cho suốt cuộc đời còn lại của mình.



    Sự nhận thức chân lý cuộc đời là vô cùng tận, không đoạn cuối, nó là khám phá vượt không gian và thời gian.


    Và sự công phu này sẽ đưa ta hòa nhập vào nó và sống với nó, nhận diện cái thực chất của nó.


    Từ đó nó chuyển hóa nhân sinh quan của chúng ta, lề lối sống của chúng ta.


    Chúng ta sẽ sống, làm việc, xử thế khác đi.


    Thiền là một phương thức sống, là đời sống, chứ không phải là ngồi vào tọa cụ ba-mươi hay bốn-mươi phút trong một ngày.


    Cả cuộc sống của chúng ta là công phu, là tu tập, là thực hành, hai-mươi-bốn giờ trong một ngày và mỗi ngày.
     
  5. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Tôi không nghĩ là, chúng ta cần phải buông xả bất cứ gì cả.


    Theo tôi, điều chúng ta làm là nhàm chán các Pháp.


    Nếu chúng ta ép buộc tâm mình làm một điều gì đó, thì khi ấy chúng ta lại trở về với cái tâm phân biệt — thích hay không thích

    đó là tình trạng mà chính chúng ta đang cố gắng siêu thoát.


    Phương cách hữu hiệu nhất để buông xả là, quán sát các tư tưởng khi phát sinh và ghi nhận chúng. “À! Tôi lại thất niệm nữa rồi.” — và không cần phê phán, chỉ đơn giản trở về với hiện trạng của mình trong phút giây này
     
  6. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Tôi không ám chỉ rằng, chúng ta không được để tâm mình rối loạn hay giận dữ.


    Cái mà tôi nói là: khi tâm chúng ta rối loạn, chúng ta đừng vướng mắc vào nó.



    Nếu chúng ta đang giận dữ, thì chúng ta cứ giận đi trong giây phút và biết thế; đó là sự khác biệt giữa người có và không có tu tập.


    Chỉ biết mà không vướng mắc vào cơn giận thì làm sao tâm ta mất thăng bằng


    Tôi muốn nói về sự khó khăn căn bản của tọa thiền.


    Dù cho bạn mới bắt đầu hay là đã ngồi suốt nhiều năm, những trở ngại đều cũng như nhau.
     
  7. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Bạn phải đối diện với sự mơ hồ, nghi ngờ, khó khăn; và nếu bạn không thực tập đủ lâu thì bạn sẽ không nhận chân được lợi ích chân thật của nó.


    Khó khăn thì tất nhiên phải có, nhưng nó cũng có cái tốt của nó.


    Trong khi ngồi, tâm của bạn trực diện với những khó khăn này, có khi như mơ hồ, có lúc xem như vô lý, nhưng bạn đang học thật nhiều về con người mình; và điều bạn học chỉ có giá trị cho riêng bạn mà thôi
     
  8. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Là con người, chúng ta có cái tâm để suy nghĩ.


    Chúng ta luôn nhớ những đớn đau.


    Chúng ta luôn luôn ước vọng về tương lai, những điều tốt đẹp ta sẽ có hay sẽ xảy đến cho chúng ta.


    Chúng ta gạt bỏ những gì không làm ta hài lòng trong hiện tại: “Tôi không thích cái đó. Tôi không phải nghe điều đó. Tôi có thể quên nó ngay và mơ về những gì sẽ xảy ra.”


    Chúng ta sẳn sàng bỏ rơi hiện tại, để thả hồn mơ mộng về những viễn ảnh sẽ xảy ra trong tương lai.


    Chuyện này luôn quyện lấy chúng ta, tạo nên một lối sống mà chúng ta cho là bảo đảm, an toàn, vì vậy mà chúng ta cảm thấy tốt đẹp.



    Nhưng khi chúng ta sống như thế, chúng ta vô tình đánh mất cuộc đời hiện tại của mình.
     
  9. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Vấn đề nan giải của tọa thiền là: tất cả chúng ta phải liên tục và duy trì đem tâm lang thang về với “phút giây hiện tại.”


    Thế thôi. Đó là phương pháp tu tập của chúng ta


    Cái quí giá mà chúng ta học được trong lúc ngồi im lặng với bao nhiêu bức xúc, thậm chí đau đớn là: khi đau đớn tâm ta thường hay bấn loạn (trôi dạt) và phản kháng (bao nhiêu đủ rồi, thay đổi một chút đâu có sao!)


    Chúng ta sẽ thấy đường lối vận hành của tâm ta ra sao. Chỉ có khi đau đớn tâm mới phản kháng và ta mới có cơ hội đọc nó dễ hơn so với tâm mê đắm
     
  10. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Hãy nhìn vào quá trình tọa thiền.

    Những gì chúng ta cần phải làm là: hòa nhập vào những gì đang xảy ra.


    Bạn không cần phải tin tưởng tôi mà hãy tự thử nghiệm lấy.


    Khi tâm tôi bị trôi dạt khỏi hiện tại, tôi sẽ nghe tiếng xe chạy; tôi cố gắng không bỏ qua tiếng động nào, và không phê bình, tôi chỉ thật sự lắng nghe; làm thế cũng không khác gì tôi đang tham công án, bởi vì đây là những gì đang xảy ra.


    Vậy điều tối quan trọng mà thiền sinh phải làm là: rời bỏ cơn mộng để trở về với cái thực tại bao la này. Có thế thôi!
     
  11. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Phật tánh không là gì cả mà là chính chúng ta, lúc này, ở đây: nghe tiếng ồn, đau đớn hai chân, nghe tiếng nói chuyện; đó chính là Tánh giác.


    Bạn không thể bắt lấy nó, vì khi bạn cố bắt lấy nó, nó biến đổi.


    Khi bạn ngồi thiền, đừng bao giờ mong mình sẽ trở thành thánh.

    Nếu chúng ta bỏ được cái tâm quay cuồng trong giây phút, chỉ ngồi với thực tại, lúc đó chúng ta như một tấm pha lê trong suốt; chúng ta thấy tất cả: những tham vọng thầm kín hay thô thiễn, tự cao tự đại, nông nỗi, bất an.. cái mà được gọi là tâm linh.
     
  12. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Tôi không muốn làm cho bạn nãn lòng.


    Bạn có thể nghĩ là bạn không còn đủ thời gian trong quãng đời còn lại để đạt đến kết quả rốt ráo.


    Nhưng đó vốn không phải là vấn đề chính yếu.


    Trên con đường tu tập, mỗi một bước đi đã có sự trọn vẹn của chân lý trong đó rồi
     
  13. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Lời cuối của đức Thế tôn trước khi đại Niết bàn là, “mỗi người hãy tự là ngọn đèn cho chính mình.”

    Ngài đã không có nói, “Hãy tìm đạo sư này hay thiền sư kia, hoặc đến trung tâm Thiền kia hay thiền đường nọ.”


    Không phải là như vậy, mà một lần nữa là, “Tự là ngọn đèn cho chính mình.” Hay là, “Hãy tự thắp đuốc (ngọn đuốc kia chính là Chánh pháp) lên mà đi.”


    Trước hơn hết, chúng ta luôn luôn muốn tự bảo vệ mình đối với những bất trắc thường hay xảy ra.
     
  14. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Đầu tiên, tu tập thì không phải để tạo ra sự thay đổi về tâm lý


    Thay đổi tâm lý là sản phẩm phụ sẽ xảy ra trên con đường đi đến mục đích đó. Nó không là cứu cánh.


    Tu tập thì không phải để hiểu biết về bản chất vật lý của thiên nhiên một cách tri thức, nguồn gốc cấu tạo và vận hành của vũ trụ.



    Nếu tu tập nghiêm chỉnh, chúng ta có chiều hướng sở đạt phần nào đó trong lãnh vực này. Nhưng nó không phải là mục đích của tu tập.


    Tu tập thì không phải để đạt được trạng thái tĩnh lặng, hạnh phúc, thấy viễn ảnh, màu sắc (xanh, đỏ, trắng, hồng..).

    Tất cả những trạng thái này có thể và sẽ xảy ra nếu chúng ta tọa thiền đúng và đủ tiến bộ. Nhưng đây cũng không phải là mục đích cơ bản.




    Tu tập thì không phải để vun bồi cho có được công năng đặt biệt.

    Có nhiều loại công năng và mỗi người dù ít hay nhiều đều có nó một cách tự nhiên


    Tu tập thì không phải để rèn luyện Định lực cá nhân — sức mạnh do rèn luyện trong tọa thiền nhiều năm.

    Định lực cũng chỉ là sản phẩm phụ trong Tọa thiền chứ không phải là cứu cánh.


    Tu tập thì không phải để có được những cảm giác sung sướng, vui vẽ. Hoặc là để cho mình có cảm giác thánh thiện, đạo đức.

    Lý do hay sản phẩm hay mục đích của tu tập không phải là để luôn luôn được trầm tĩnh hay tập trung.

    Một lần nữa, nếu chúng ta công phu nổ lực, thì những điểm này sẽ xuất hiện nhưng nó không phải là điều trọng yếu.




    Tu tập thì không phải để luyện cho cơ thể tránh được bệnh hoạn, hay ít đau đớn trong lúc có bệnh tật.

    Tư thế ngồi có lợi cho một số người có được sức khỏe tốt hơn, nhưng đôi khi có kết quả trái ngược.

    Nếu muốn tìm cách để có được sức khỏe tốt hơn, thì tu tập Thiền không phải là cách; mặc dù sau nhiều năm tu tập có nhiều ảnh hưởng tốt cho sức khỏe của một số người, nhưng không có gì làm bảo đãm cả.



    Tu tập thì không phải để đạt đến lãnh vực thông thái của một người biết mọi chuyện, hay một người có khả năng chinh phục con người và các vấn đề của thế gian.


    Thiền sinh có thể hiểu rõ ràng hơn trong một số vấn đề, nhưng người thông minh thông thường lại là người nói và làm những chuyện ngớ ngẩn, đần độn.

    Quán triệt thông thái vẫn không phải là đối tượng cả tu tập.


    Thường thường trong thiền định chúng ta không nhắm mắt lại.
     
  15. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Tư tưởng sẽ tạo ra cảm giác và cảm giác sẽ làm cho chúng ta càng bị dao động hơn.


    Tất cả những cơn dao động cảm quan đều do tâm tạo.


    Và nếu chúng ta cứ để tiến trình này xảy ra trong khoảng thời gian dài, chúng ta sẽ bị bệnh tật về thân thể và suy nhược về thần kinh.
     
  16. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Nếu bạn là người mới bắt đầu tu tập thiền, điều rất quan trọng cần nên hiểu rằng, chỉ đơn giản ngồi vào tọa cụ trong mười-lăm phút là một sự chiến thắng to lớn cho chính mình rồi.


    Chỉ ngồi với tư thế hoa sen, và có mặt trong hiện tại ở đây là sự bắt đầu tốt lắm rồi
     
  17. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Tu tập ở bất cứ trình độ nào cũng là hiện hữu với mình trong phút giây này, mà không có nét phán xét tốt xấu, giỏi hay kém


    Chúng ta không thể nào dựa vào bất cứ một điều gì cả trong tương lai ở trong phút giây hiện tại.


    Đời sống thì luôn luôn thay đổi theo chiều hướng riêng của nó.
     
  18. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Tin tưởng vào dòng sống cuộc đời (nó xảy ra theo chiều hướng của nó) là một bí quyết sinh tồn, cũng là để đạt được sự bình thản nội tâm.


    Nhưng chúng ta không muốn nghe như thế.



    Tôi tuyệt đối tin tưởng rằng cuộc đời tôi ở năm tới sẽ thay đổi, sẽ khác hơn, nhưng theo chiều hướng của nó (có thể tốt hơn hay xấu hơn).


    Nếu ngày mai tôi bị vỡ mạch tim, tôi có thể chấp nhận nó, bởi vì nếu tôi bị thì tôi bị vậy thôi!


    Tôi có thể bình thản trôi theo dòng đời như-nó-là.
     
  19. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Những gì chúng ta đang làm, không phải sửa lại bản năng của chúng ta, mà là giải phóng chúng ta ra khỏi vòng kềm tỏa của bản năng tự ngã, bằng cách thấy được rằng, tự ngã là không thật có.


    Nếu sửa lại nó, thì chỉ là tiến trình thay đổi bằng cách nhảy từ căn tù này sang qua căn tù khác, rồi lế lối phản ứng và cách hành xử vẫn như cũ


    Tu tập Thiền thì không bao giờ đơn giản như là nói về nó
     
  20. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Chúng ta không thể tháo gỡ Nghiệp trong quá khứ ngoại trừ sống trong giây phút hiện tại


    Chúng ta muốn suy nghĩ, suy đoán, mơ mộng, giải quyết vấn đề, biết được bí mật vũ trụ.


    Khi chúng ta ở trong trạng thái đó, cũng giống như ngọn lửa đang bị tấn một lớp than bùn thiếu không khí.


    Rồi chúng ta ngạc nhiên tại sao chúng ta bị bệnh, tinh thần lẫn thể xác
     

Chia sẻ trang này