1. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Khi tất cả sự vướng mắc và lòng tham dục bị phân hóa, Trí tuệ và lòng bi mẫn phát sinh.

    Đây là trạng thái giác ngộ.


    Theo tôi, không có người nào hoàn toàn sống trong trạng thái này; hoặc có vài người đạt được lãnh vực này trong lịch sử nhân loại.


    Nhưng chúng ta lầm lẫn giữa người có công năng đặt dị và người chứng quả giác ngộ


    Thứ mà tôi đòi hỏi nơi bạn là sự kiên nhẫn.
     
  2. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Trong khi sự tu tập của chúng ta tiến dần, thì cũng chính là lúc những ảo tưởng đang bị tấn công.


    Từ từ chúng ta bắt đầu cảm nhận (khủng khiếp!) được rằng, chúng ta phải trả một cái giá cho sự giải thoát; mà bản thân ta phải trả cái giá đó, không ai có thể thay thế.
     
  3. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Trong quá trình, ta khám phá ra rằng, nổi đau của ta và của người khác vốn không khác biệt (nếu không nói là một).



    Sự tu tập của ta và của họ cũng không riêng biệt, bởi vì khi ta thật sự rộng mở đời mình, là ta mở rộng cửa đối với mọi đời người (tất cả).


    Sự cách biệt do ảo tưởng (mê mờ) đã thu nhỏ đời sống ta;


    Ta không thể giới hạn sự tu tập của mình võn vẹn trong thời gian tọa thiền, đúng là thời gian trong khi tọa thiền thì rất ư quan trọng.


    Nhưng tu tập phải là tiến trình của mọi thời, hai-mươi-bốn giờ trong một ngày (cái giá đầy đủ không thể bớt).
     
  4. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Vô ngã không có nghĩa là hoàn toàn biến mất khỏi hành tinh này hay là không hiện hữu.


    Nó cũng không phải là vị kỷ, mà cũng không không-vị-kỷ, mà chỉ là một thể.


    Đời sống vô ngã không trụ vào bất cứ một cái gì, mà là “trụ mà không trụ” vào tất cả — nghĩa là hiện hữu mà không vướng mắc — cho nên không có chỗ cho một cái Ngã tồn tại


    Vì thế, vô ngã thì tự tại.

    Không những thế, vô ngã không có điều tương phản cho nên có lợi cho tất cả.
     
  5. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Ở vào tuổi chín-mươi-năm, thiền sư Genpo, một đại thiền sư thời hiện đại, đã nói về cái cửa “Vô môn”, và ngài chỉ ra rằng, không có cái cửa nào thật sự mà chúng ta cần phải đi qua để nhận thấy được cuộc đời của mình ra sao.



    Tuy nhiên, ngài nói, từ quan điểm của tu tập, ta phải đi qua một cái cửa, cái cửa của lòng tự trọng (tự mãn, tự cao) của chính ta.


    Mỗi người chúng ta, từ sáng cho đến tối đều luôn đối diện với lòng tự trọng của mình.


    Ta phải tự vượt ngang qua cái cửa “Tự trọng” này, thì mới có cơ hội đi xa hơn.



    Lòng tự trọng thì hay bực tức.


    Bực tức đây tôi muốn chỉ là đủ loại chán nản, bao gồm khó chịu, phẫn uất, ganh tị.


    Tôi nói nhiều về bực tức để tìm hiểu nó và học cách làm sao đối trị nó trong tu tập để có thể đến gần cửa “Vô môn”.
     
  6. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Nếu tôi có thể quán sát thân và tâm của tôi trong cơn giận dữ, vậy ai là người đang quán sát (và ai đang lên cơn giận)?


    Từ đó cho thấy, tôi khác với cơn giận của tôi và tôi lớn hơn nó (vì tôi thấy nó mà nó không chuyển tôi.)
     
  7. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Câu chuyện thần thoại đầu tiên mà tôi nghĩ đến là chuyện về nàng công chúa và hạt đậu:


    xa xưa có sự thử thách cho nàng công chúa là, nếu nàng ngũ trên một cái giường lót bằng ba-mươi tấm nệm chất lên nhau, cô ta có thể nào cảm giác được nếu có một hạt đậu nằm dưới tấm nệm dưới cùng.


    Bây giờ nếu bạn nghĩ là, tu thiền sẽ chuyển hóa ta thành những công nương, hoàng tử.

    Không, ta sẽ trở nên dễ thông cảm và nhạy bén hơn;


    chúng ta sẽ biết nhiều điều về ta và người khác mà ta không biết trước kia.


    Chúng ta trở nên truyền cảm hơn nhưng đồng thời đôi khi dễ cáu kỉnh, hay bực bội nữa.
     
  8. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Ta không lý gì ngồi bất động ra đó trong nửa giờ mà không học được điều gì.


    Ngày lại ngày qua, ba-mươi phút mỗi ngày, ta học và học không cần biết ta có thích hay không.



    chúng ta cần phải tu tập vào những thời điểm mà ta đang phản ứng lại môi trường, đó mới là chính yếu.



    Tu tập thì không dễ tí nào cả.
    Nó sẽ chuyển biến đời sống của ta.


    Nhưng nếu ta có một ý tưởng khờ dại là sự chuyển đổi có thể hoàn thành mà không phải trả một cái giá (không tốn công sức), thì rõ là ta đang tự lừa dối chính mình
     
  9. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Tôi không bao giờ thích giảng pháp, bởi vì ngôn từ không thể nào diễn đạt hết sự thật:


    tôi luôn có chiều hướng đi xa trọng tâm của vấn đề, hoặc dùng không đúng từ, làm người khác lẫn lộn…


    Nhưng một lần nữa, đây cũng là một phần của tu học.


    Pháp thoại không nhất thiết phải được hiểu; nếu nó làm cho bạn phản ứng và lờ mờ, đôi khi đó lại là điều tốt.
     
  10. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Người ta thường hỏi rằng, “Bạn học (có) được gì từ sự tu tập?” Cái thay đổi là gì? Cái chuyển hóa là gì?

    Tu thiền là việc làm gian khổ, giới hạn và khó khăn.

    Ta đã được dạy là phải ngồi mỗi ngày.


    Ta sẽ được gì từ những thứ này?

    Người ta thường nghĩ, “Tôi sẽ tiến bộ. Tôi sẽ tốt hơn. Nếu tôi dễ mất bình tỉnh, có lẽ sau thời gian tọa thiền tôi sẽ không dễ dàng mất bình tỉnh.” Hoặc là, “Thành thật, tôi không là thiện nhân, có lẽ sau thời gian tu tập, tôi sẽ thành người tử tế.”



    Tất cả những ý tưởng này không hoàn toàn đúng
     
  11. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Thỉnh thoãng khi tôi đọc về thiền, dường như là ta chỉ là một khán giả.

    Không! Chắc chắn không phải là một khán giả. Bản thân của Thiền là hành động.


    Tôi đã không có nói là có.


    Nhưng kinh nghiệm giác ngộ — thình lình thấy Chân lý như-nó-là — chỉ có nghĩa là, trong giây phút đó cái tư tưởng tương đối về cuộc đời đang vắng mặt.


    Và trong phút giây đó người ấy nhận diện được Chân lý.
     
  12. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Còn nhớ không hai bài kệ từ thời Ngũ tổ — một nói về không ngừng lau chùi cái gương, bài kia nói về cái gương vốn không có thật thì cần gì phải lau chùi.



    Nhiều người lý luận rằng, nếu bài kệ sau đúng thì bài kia sẽ không có ích lợi gì.



    Nhưng thật ra không phải thế, sự tu tập của chúng ta trước tiên là nghịch lý.


    Lau chùi tấm gương. Cái điểm giới hạn là nơi lau chùi tấm gương. Cho nên đó là điều cần thiết.


    Bởi vì khi làm việc này (tọa thiền) ta sẽ thấy được nét hoàn mỹ của sự vật như-nó-là.


    Ta không thể nào thấy được ngoại trừ khi ta trãi qua sự tu luyện khắc khe, khó chịu.
     
  13. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Trong đời sống hàng ngày

    Bất cứ ai ngồi qua một thời gian đều có thể thấy rằng, quá khứ và tương lai không hiện hữu ngoại trừ cái tâm của ta.


    Không có gì cả, chỉ có cái Ngã luôn hiện diện trong lúc này.

    Nó không trốn tránh đâu cả



    Ta hao phí gần cả đời mình để cố gắng xây dựng cuộc sống theo lề lối sẽ thành sự thật như mình mong ước



    Nếu có một cảm tưởng đi vào đời mình mà ta không nhận được, thì ta đã chết đi một phút giây đó rồi
     

Chia sẻ trang này